SKKN: Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện tiêu chí thi đua ở trường tiểu học
lượt xem 8
download
Mục đích của việc khen thưởng là để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong công việc. Tuy vậy, công tác khen thưởng hàng năm tại đơn vị trường tiểu học 2 Trần Văn Thời vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế bởi nhiều lí do. Mời các bạn tham khảo bài SKKN về vấn đề này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện tiêu chí thi đua ở trường tiểu học
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ THI ĐUA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 TRẦN VĂN THỜI
- I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Trong những năm qua, công tác thi đua - khen thưởng đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Công tác khen thưởng đã trở thành một công cụ của lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức… trong việc tổ chức, xây dựng và thúc đẩy các phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị. Mục đích của việc khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong công việc được giao; người chưa được khen cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời gian tới để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị đề ra. Tuy vậy, công tác khen thưởng hàng năm tại đơn vị trường tiểu học 2 Trần Văn Thời vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế bởi việc bình bầu khen thưởng chưa bám sát vào các tiêu chí thi đua đã đề ra. Nên dẫn đến tình trạng bình xét, khen thưởng chưa thực sự đúng người, đúng việc, còn nể nang, nhường nhịn hoặc có tính luân phiên. Hạn chế nêu trên bắt nguồn sâu xa từ việc xây dựng và việc thực hiện tiêu chí thi đua tại đơn vị chưa có hiệu quả. Ý thức được điều đó, nhằm tạo sự công bằng, nâng cao tính động viên và hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng, là một hiệu trưởng trường tiểu học, tôi tập trung nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ việc học hỏi đồng nghiệp, tham
- khảo nhiều tài liệu và vận dụng vào thực tiễn, đã thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trường Tiểu học 2 Trần Văn Thời” có hiệu quả khá cao. II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: Đề tài này thực hiện kể từ năm học 2012-2013 trở đi, trong phạm vi Trường tiểu học 2 Trần Văn Thời, áp dụng cho tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Hàng năm được bổ sung, điều chỉnh và triển khai thực hiện, góp phần quyết định vào việc xếp loại viên chức và xét thi đua khen thưởng trong phạm vi nhà trường. Đồng thời, lấy kết quả đó làm cơ sở đề nghị cấp trên khen thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua khác. III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: 1. Thực trạng về việc xây dựng và thực hiện tiêu chí thi đua tại đơn vị: - Việc xây dựng tiêu chí thi đua ở đơn vị đã thực hiện từ nhiều năm qua. Tuy nhiên trong đó thể hiện nhiều bất cập, khó thực hiện. Một số tiêu chí nêu trong đó vừa thừa, vừa thiếu, vừa bất hợp lí, vừa thiếu công bằng giữa các nhóm đối tượng trong đơn vị. Có tiêu chí áp dụng được đối với người này nhưng không thể áp dụng đối với người khác, do tính chất công việc mỗi người khác nhau. Do đó, khi đánh giá xếp loại cho các viên chức hàng
- năm thường xảy ra tình trạng kết quả trái ngược hoặc không phù hợp năng lực, hiệu quả thể hiện thực tế. - Việc ấn định điểm chuẩn cho các tiêu chí còn chưa phù hợp thực tế, có tiêu chí điểm chuẩn cao quá, hoặc thấp quá so giá trị thực của nó, làm cho người thực hiện thiếu niềm tin. Có những tiêu chí quá dễ thực hiện nhưng điểm chuẩn lại cao; có tiêu chí khó thực hiện nhưng điểm chuẩn lại thấp. - Nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí thi đua còn chưa rõ ràng, cụ thể, khó thực hiện, nên người thực hiện có khi nhận định chưa đúng ý nghĩa của các tiêu chí, không biết phải làm gì để đạt đó tiêu chí đó, hoặc phải tránh điều gì để không bị trừ điểm thi đua. - Tính phù hợp giữa tiêu chí thi đua trong nhà trường so với các quy định về xét thi đua khen thưởng của ngành còn chưa đảm bảo, nhiều nội dung còn khập khiểng, tên loại chưa phổ thông, chưa khớp với những quy định chung. Mức điểm để đạt các loại thi đua còn quá cao hoặc thấp, nên phản ánh kết quả xếp loại thi đua không đảm bảo tính khách quan. - Việc triển khai thực hiện tiêu chí thi đua còn chưa thường xuyên, do các cá nhân phụ trách công tác này hay lơ là, bê trễ. Qui định thực hiện đánh giá theo tiêu chí định kì mỗi tháng 1 lần, nhưng có khi để dồn hai ba tháng mới đánh giá một lần. Hoặc khi tổ chức cuộc họp để đánh giá nhưng lại thiếu thành phần, người đánh giá còn nể nang, chưa dám mạnh dạn góp ý, phê bình đồng nghiệp,...
- - Quy trình đánh giá xếp loại theo tiêu chí thi đua còn nhập nhằng, kém khoa học, khó thực hiện, dẫn tới việc thu thập chứng cứ, tổng hợp số liệu còn gặp khó khăn, thiếu tính chính xác và chưa minh bạch. Từ những hạn chế nêu trên, nên việc đánh giá, xếp loại và đề nghị khen thưởng hàng năm thường xảy ra những bất đồng trong nội bộ. Mặc dù không nói ra nhưng một số cán bộ, viên chức thể hiện thái độ chưa hài lòng, còn băn khoăn, tị hiềm và có khi nghi kỵ lẫn nhau, thiếu niềm tin vào công tác thi đua khen thưởng của nhà trường. 2. Những kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua tại đơn vị: 2.1. Xây dựng, điều chỉnh và bổ sung Tiêu chí thi đua: - Công khai, liệt kê các tiêu chí thi đua đã kế thừa từ các năm học trước, yêu cầu các cán bộ, giáo viên, nhân viên xem xét, đề nghị cần thêm hoặc bớt hoặc tăng giảm điểm chuẩn, tăng giảm mức độ cần đạt,... Tránh tình trạng một số tiêu chí vừa thừa, vừa thiếu, vừa bất hợp lí, vừa thiếu công bằng giữa các nhóm đối tượng trong đơn vị. Các tiêu chí áp dụng được đối với tất cả các đối tượng dù tính chất công việc mỗi người khác nhau. Mọi phản ánh trên đều được nhà trường xem xét cân nhắc, lãnh đạo trường và BCH Công đoàn tổ chức họp bàn thống nhất lại, sau đó đưa ra lấy ý kiến tập thể và biểu quyết công khai, kí cam kết thực hiện.
- - Hàng năm, các tiêu chí được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến để bổ sung, điều chỉnh kịp thời, nhằm vừa thể hiện tính dân chủ công khai, vừa góp phần làm cho các tiêu chí đi sâu và có tác động tích cực vào mọi hoạt động, sinh hoạt của viên chức, tạo động lực thúc đẩy mọi người phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2.2. Triển khai thực hiện Tiêu chí thi đua có hiệu quả: - Đảm bảo tính chính xác: Các loại mẫu biểu tiêu chí thi đua được điều chỉnh, kiểm tra cẩn thận chính xác từng câu chữ, nội dung chính luận, không được hiểu theo nhiều nghĩa. In ấn các văn bản hướng dẫn và mẫu chấm điểm thi đua hàng kì phải rõ ràng, đủ số lượng, phát hành kịp thời đến tay người thực hiện. - Đảm bảo tính công khai: Khi đánh giá các tiêu chí hàng tháng phải được tổ chức công khai, cá nhân tự đánh giá trước và nêu toàn bộ nội dung cùng điểm chấm tương ứng các tiêu chí, tập thể tổ chuyên môn nhận xét và quyết định số điểm từng tiêu chí, cộng điểm chung và xếp loại theo thang điểm hướng dẫn chung. Các công việc này phải có biên bản ghi chép, mẫu biểu thống kê, và tập thể cùng kí tên chịu trách nhiệm. - Đảm bảo tính công bằng: Tất cả các viên chức trong đơn vị đều được đánh giá, xếp loại hàng kì như nhau. Kết quả xếp loại được tính làm cơ sở để xếp loại viên chức cuối năm học và làm cơ sở để xét đề nghị khen thưởng, công nhận các danh hiệu cao hơn.
- - Đảm bảo tính kịp thời: Qui định thời gian đánh giá theo tiêu chí thi đua là mỗi tháng 1 lần, thời điểm cuối tháng chuyên môn, được tổng hợp và trình kết quả lên Hiệu trưởng trước 1 ngày để công khai trước tập thể vào ngày họp Hội đồng sư phạm cuối tháng. Các tổ trưởng phải chủ động nhận mẫu biểu và nộp kết quả tại văn phòng theo đúng thời gian qui định. - Đảm bảo tính tổ chức: Mỗi tháng tổ chức họp xét, chấm điểm theo tiêu chí thi đua 1 lần. Cuộc họp ở các tổ do Tổ trưởng chủ trì; tổng hợp chung toàn trường do lãnh đạo trường và Chủ tịch Công đoàn họp trước cuộc họp Hội đồng sư phạm 1 ngày, do Hiệu trưởng chủ trì. - Đảm bảo tính nguyên tắc: Các phiếu chấm điểm của cá nhân, các mẫu tổng hợp kết quả thi đua hàng tháng đều phải ghi chép rõ ràng, không được tẩy xóa, có đủ chữ kí các thành phần theo mẫu. - Đảm bảo tính thực tiễn: Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng và các tổ trưởng quan tâm xem xét mức độ phù hợp thực tiễn của các tiêu chí đối với từng viên chức, để có sự cân nhắc khi quyết định cuối cùng về xếp loại thường kì cho các viên chức. Nhằm tránh tình trạng người có nhiều ưu điểm nhưng lại xếp loại thấp hơn người có ít ưu điểm, người có hiệu quả làm việc cao hơn nhưng lại xếp loại ngang bằng người làm việc hiệu quả trung bình, gây nên sự thiếu công bằng, làm cho viên chức nảy ra sự so bì, đố kỵ nhau.
- 2.3. Phần minh họa Tiêu chí thi đua năm học 2012-2013: * Mẫu Phiếu chấm điểm thi đua hàng tháng: PHÒNG GD&ĐT TRẦN VĂN THỜI PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI ĐUA CÁ NHÂN TRƯỜNG TH 2 TRẦN VĂN THỜI Tháng thứ .... - Họ và tên:......................................... Nhiệm vụ được phân công:........................................................... - Tổng số điểm: Tự chấm ...............; Tập thể chấm ................; Xếp loại .................................................. Tự T.thể TT Nội dung Chuẩn chấm chấm I Chấp hành kỉ luật 28 1 Hội họp: 7
- 1.1 - Vắng có phép (trừ đặc biệt) trừ 1đ/lần 1 1.2 - Vắng không phép trừ 5đ/lần 5 - Đi trễ 5 phút, hoặc không nghiêm túc (nghe-gọi điện thoại, 1.3 1 nói chuyện riêng,...) trừ 1đ/lần 2 Giờ làm việc, giờ lên lớp: 17 2.1 - Đến trễ hoặc về sớm 15 phút trừ 1 đ/lần 5 2.2 - Nghỉ có phép trừ 1đ/lần 1 2.3 - Nghỉ không phép (trừ đặc biệt) trừ 4đ/lần 4 2.4 - Lớp mất trật tự / rời nơi làm việc không báo cáo trừ 2đ/lần 2 - Có học sinh hoặc bản thân có thái độ sai trái (có minh 2.5 5 chứng) trừ 5đ/lần 3 Trang phục: 4 3.1 - Trang phục không đúng quy định trừ 2đ/lần 2 3.2 - Không đeo thẻ công chức trừ 1đ/lần 2 II Thực hiện quy chế chuyên môn 50 1 Hồ sơ sổ sách: 15 1.1 - Không KH làm việc / không có lịch làm việc trừ 2đ/lần 2 1.2 - Duyệt KH trễ so quy định / lên lịch làm việc trễ trừ 1đ/lần 1 - Thiếu một loại hồ sơ sổ sách (kể cả KT không báo trước) 1.3 5 trừ 5đ/lần
- - Không soạn hoặc soạn bài sai ND, PP trừ 5 đ/tiết / Không 1.4 kế hoạch hoặc ND trái KH chung (có minh chứng) trừ 5 5đ/lần 1.5 - Ghi chép sổ sách, hồ sơ không đúng quy định trừ 2đ/lần 2 2 Chuyên môn: 35 2.1 - Dạy sai ND bài soạn / Làm việc không theo KH trừ 5đ/lần 5 2.2 - Lên lớp không có bài soạn / thiếu kế hoạch tuần trừ 5đ/lần 5 - Không trình duyệt k.hoạch (tuần, tháng, HK, năm) đúng 2.3 5 QĐ trừ 5đ/lần -Trình duyệt bài soạn trễ so quy định 1 ngày/ duyệt KH trễ 1 2.4 5 ngày theo qui định trừ 5đ/lần 2.5 - Dự giờ thiếu 1 tiết so quy định trừ 2đ 10 2.6 - Vào điểm, nộp báo cáo trễ, không đúng quy định trừ 5đ/lần 5 - Có tiết dạy XL Chưa đạt, hồ sơ kiểm tra XL chưa đạt - Xếp KC1 x loại D Trách nhiệm: 22 III - Không trung thực trong công tác (có minh chứng) trừ điểm 1 10 theo mức độ 2 - Không thực hiện theo nội quy, quy chế; không thực hiện 12
- nhiệm vụ do lãnh đạo phân công (có minh chứng) trừ 12đ/lần Thiếu tinh thần trách nhiệm, gây mất đoàn kết (có minh KC2 x chứng) - Xếp loại D * Ghi chú: (Nội dung in nghiêng trong các tiêu chí dành cho các viên chức không trực tiếp đứng lớp). - Loại A: 98 điểm trở lên - Loại B: 90 - 97 điểm; - Loại C: 80 - 89 điểm; - Loại D: dưới 80 điểm, hoặc KC1 hoặc KC2. Ngày tháng năm 201.. HIỆU TRƯỞNG CTCĐ TỔ TRƯỞNG NGƯỜI TỰ ĐÁNH GIÁ (hết nội dung Phiếu chấm điểm thi đua cá nhân) * Trích nội dung hướng dẫn tính điểm, xếp loại và điều kiện xét thi đua: Tính điểm: - Điểm tháng = Mục I + Mục II + Mục III. - Điểm học kì = Trung bình cộng điểm các tháng trong học kì.
- - Điểm cả năm = Trung bình cộng của điểm Học kì 1 và Học kì 2. Xếp loại và xét thi đua: - Xếp loại hàng tháng theo hướng dẫn trong "Phiếu chấm điểm thi đua cá nhân". - Xếp loại cả năm: Tính theo số điểm Trung bình cộng của điểm Học kì 1 và Học kì 2. Kèm theo điều kiện: + Loại Xuất sắc: Điều kiện không quá 3 tháng loại B, không quá 1 tháng loại C và không tháng nào loại D + Loại Khá: Điều kiện không quá 3 tháng loại C, không quá 1 tháng loại D. + Loại Trung bình: Điều kiện không quá 3 tháng loại D. + Loại Chưa đạt: Còn lại. - Xét thi đua: + Đề nghị danh hiệu CSTĐ CS trở lên: Điều kiện cả năm loại Xuất sắc. + Đề nghị danh hiệu LĐTT: Điều kiện cả năm loại Khá trở lên. + Đề nghị khen thưởng các cấp dựa trên thành tích nổi bật, theo hướng dẫn cấp trên, được tập thể bầu chọn. - Những trường hợp cá nhân có học sinh đạt thành tích, hoặc bản thân đạt thành tích trong các phong trào thi đua, sẽ được tập thể xem xét ưu tiên trong đề nghị các danh hiệu thi đua hoặc xét khen thưởng. - Những trường hợp không xét thi đua: Bị kỉ luật khiển trách trở lên; cả năm loại Chưa đạt; nghỉ quá thời gian theo qui định hiện hành.
- (hết nội dung minh họa) IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI: Qua thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013, áp dụng các kinh nghiệm như nêu trên, đã góp phần giúp nhà trường thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học. Trong đó, công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường đảm bảo chất lượng tốt nhất, mọi thành viên đều đủ niềm tin và hài lòng với kết quả mà mình đạt được, không có trường hợp nào thắc mắc hoặc tỏ thái độ nghi ngờ, bất mãn. Tập thể và cá nhân đề nghị khen thưởng, công nhận các cấp đều đạt kết quả 100%. Theo kết quả cuối năm học 2012-2013, tôi thấy rằng nhà trường đã giữ vững và phát huy được thành tích của năm học trước, đồng thời kết quả cuối năm vượt trội hơn những năm học vừa qua cụ thể kết quả như sau: 1. Đối với bản thân: Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã thuận lợi hơn nhiều, nhất là trong việc đánh giá xếp loại viên chức, xét đề nghị khen thưởng đối với các cá nhân. Đảm bảo được vai trò trọng tâm của nhà quản lí, tạo được niềm tin của tập thể đối với người đứng đầu nhà trường. Đặc biệt trong thi đua khen thưởng, quyền lợi và uy tín của các thành viên được đảm bảo, giữ được kỉ cương nhà trường và sự đoàn kết, tin cậy lẫn nhau của tập thể.
- 2. Đối với tập thể và cá nhân trong nhà trường: - Tập thể nhà trường được đề nghị công nhận danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc năm học 2012-2013, đồng thời đề nghị tặng Bằng khen của UBND tỉnh. - Cá nhân xếp loại theo tiêu chí thi đua cuối năm học đạt kết quả tốt, số người đạt loại Xuất sắc 24/28, chiếm tỷ lệ 85,7%; số người đạt loại Khá 4/28, chiếm tỷ lệ 14,3%; không có loại Trung bình và Chưa đạt. - Khi xét thi đua cuối năm, vận dụng kết quả nêu trên, tập thể đề nghị danh hiệu Lao động tiên tiến: 14 đ/c, chiếm 50%; danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở: 7 đ/c, chiếm 25%; cá nhân được Bằng khen UBND tỉnh: 1 đ/c, chiếm 3,5%. - Tinh thần đoàn kết trong tập thể được nâng cao, niềm tin vào sự lãnh đạo của nhà trường được củng cố, tạo được động lực to lớn thúc đẩy mọi người công tác tốt hơn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN: Trong những năm học tiếp theo, áp dụng kinh nghiệm này vào trong công tác quản lý một cách nghiêm túc và có cải tiến, tin chắc rằng nhà trường sẽ luôn luôn thực hiện tốt nhiệm
- vụ được giao, đặc biệt trong công tác thi đua khen thưởng hàng năm. Trong quá trình trình bày đề tài kinh nghiệm, không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong hội đồng khoa học các cấp đóng góp để bài viết này được hoàn thiện hơn. VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Tiếp tục thực hiện các giải pháp nêu trong đề tài “Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trường Tiểu học 2 Trần Văn Thời”. Các đồng nghiệp tham khảo nội dung trình bày trên, nếu nhận thấy áp dụng được tại đơn vị mình thì mạnh dạn thực hiện và tiếp tục cải tiến, phát triển tích cực hơn. - Để được nhân rộng trên phạm vi lớn hơn, đề tài này sẽ được tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và cải tiến, và cần có sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để càng hoàn thiện hơn. Đỗ Hữu Hài Hiệu trường tiểu học 2 Trần Văn Thời, Cà Mau
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học phân số ở lớp 4
17 p | 1652 | 495
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc quản lý hồ sơ cán bộ
13 p | 2150 | 317
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng ở trường mầm non
22 p | 1571 | 293
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công việc in ấn, photo văn bản hành chính nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiệp vụ của chuyên viên công tác Văn phòng
11 p | 1408 | 137
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý Tài chính – Tổ chức nhân sự trường học
12 p | 729 | 103
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
18 p | 1232 | 98
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc quản lí và chỉ đạo công tác chuyên môn Trường Tiểu học
14 p | 537 | 95
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn Tin học lớp 3
26 p | 606 | 79
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường THPT số 2 TP Lào Cai
25 p | 1083 | 79
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong quản lí trường học
19 p | 473 | 62
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục
7 p | 448 | 60
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh
45 p | 216 | 57
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 dạng bài “Kể hay nói, viết về một chủ đề” góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt
12 p | 408 | 55
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tài liệu, tổ chức ôn tập môn Sinh học, học kì I, cho học sinh lớp 12 - Ban KHTN ở trường THPT Sông Ray
7 p | 219 | 48
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS
22 p | 256 | 34
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh lớp 11 trung học phổ thông luyện thi IOE
16 p | 155 | 14
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử
17 p | 298 | 14
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS
27 p | 144 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn