Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN SÁNG KIẾN<br />
<br />
MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHẰM RÈN KĨ NĂNG NÓI <br />
CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT LUYỆN NÓI MÔN <br />
NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung <br />
Chức danh: Giáo viên<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học <br />
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ Văn<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................2<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................2<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:........................................................................4<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................5<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...........................................................................5<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................6<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................6<br />
<br />
2. Thực trạng.........................................................................................................8<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp...............................................................11<br />
<br />
a) Mục tiêu của biện pháp ...................................................................................11<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp .............................................12<br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp....................................................22<br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu...................22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................25<br />
<br />
1. Kết luận............................................................................................................25<br />
<br />
2. Kiến nghị...........................................................................................................26<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng chủ đạo <br />
của chiến lược dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Hiện nay các nước <br />
trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động giao tiếp là một căn cứ <br />
để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, <br />
nói, đọc, viết cho người học. Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng <br />
của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của <br />
hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong <br />
nhà trường. Nói là hoạt động sử dụng ngôn ngữ cùng các yếu tố kèm theo nhằm <br />
truyền đạt một thông tin nào đó tới người nghe.<br />
<br />
Từ xưa đến nay, ngôn ngữ tiếng nói đã góp phần quan trọng trong giao <br />
tiếp, trao đổi thông tin, biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố <br />
quan trọng trong biểu lộ văn hóa, tính cách con người. Vì thế, giáo dục lời nói <br />
trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng:<br />
<br />
“Lời nói không mất tiền mua<br />
<br />
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”<br />
3<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
Trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn THCS, về kỹ năng, chương trình <br />
môn Ngữ văn nhấn mạnh trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho <br />
học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành <br />
thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, <br />
bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Chính vì thế, SGK Ngữ <br />
văn THCS đã chú trọng hơn tới việc hình thành và phát triển kỹ năng nói. Đây là <br />
một trong những điểm mới về quan điểm dạy học của môn học.<br />
<br />
Từ tình hình thực tế của việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ <br />
dạy Ngữ văn nói chung và trong giờ luyện nói của phân môn Tập làm văn nói <br />
riêng là còn nhiều hạn chế. Nghịch lý của giờ luyện nói vẫn thường xuyên xảy <br />
ra: giờ luyện nói là điều kiện tốt nhất để học sinh bày tỏ quan điểm, tình cảm, <br />
khả năng giao tiếp của mình trước bạn bè nhưng các em lại im phăng phắc, nép <br />
mình chờ nghe giáo viên chỉ định. Dường như tính tự tin, hoạt bát thường ngày <br />
của các em đã biến mất, giờ học thật nặng nề. Đã có học sinh chân thành phát <br />
biểu rằng: “Một điều đáng sợ là phải học giờ luyện nói Tập làm văn!”. Không <br />
có hứng thú trong giờ luyện nói thì làm sao rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh <br />
đây? Thiết nghĩ, đây không chỉ là sự trăn trở của riêng tôi mà là tất cả của giáo <br />
viên dạy Ngữ văn hiện nay. <br />
<br />
Bên cạnh đó, đa số học sinh trường tôi là con em người địa phương có gốc <br />
Quảng Nam nên việc ảnh hưởng tiếng địa phương là điều không thể tránh khỏi. <br />
Do chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ nên các em học sinh ở đây <br />
có một thực tế rất đáng quan tâm đó là các em ngại giao tiếp, giao tiếp kém hoặc <br />
có thì nói năng cộc lốc, không biết cách diễn đạt hết ý của mình. Trong giờ ra <br />
chơi, các em nói chuyện với bạn bè rất lưu loát, tranh luận sôi nổi, có thể tìm <br />
<br />
4<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
được những lý lẽ bảo vệ ý kiến của mình. Nhưng trong giờ học, khi tôi gọi lên <br />
nói các em lúng túng, ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế. Điều đáng nói ở đây, trong <br />
hai năm qua trường đã tổ chức thí điểm đổi mới phương pháp dạy học theo mô <br />
hình Trường học mới nên việc phát triển kĩ năng trong giao tiếp là một nhu cầu <br />
thiết yếu của mô hình này. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực <br />
“thầy chủ đạo học trò chủ động” đã làm cho giờ học sôi nổi hơn, giáo viên thoải <br />
mái hơn so với trước đây: Thầy đọc, trò chép, trò thụ động tiếp thu kiến thức. <br />
Thế nhưng trong thực tế trước kia và cả bây giờ, dù đã đổi mới nhiều nhưng chỉ <br />
chủ yếu ở các phân môn: Văn học và Tiếng Việt còn Tập làm văn, đặc biệt là <br />
các giờ thực hành: Luyện viết đoạn văn, luyện nói trong giờ Tập làm văn hay <br />
tiết trả bài tính chủ động của học sinh vẫn còn ít. Vì vậy, tôi băn khoăn đặt ra <br />
câu hỏi làm thế nào để các em mạnh dạn hơn trong giờ học đặc biệt là kể <br />
chuyện, tập làm văn nói và có hứng thú học tập. Tiếp đó, rèn những kỹ năng, <br />
thói quen dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng <br />
trong dạy phân môn Tập làm văn.<br />
<br />
Xuất phát từ lý do trên tôi nhận thấy mình cần phải suy nghĩ tìm tòi để tìm <br />
ra những phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm thu hút được mọi đối <br />
tượng học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Bởi <br />
vậy tôi xin đưa ra: “Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh <br />
thông qua tiết luyện nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh”. Đến <br />
nay tôi đã tạo được một bước đột phá trong chuyên môn của mình. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
a) Mục tiêu: <br />
<br />
<br />
5<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
Với đề tài này không những giúp học sinh nắm vững, nắm chắc các kiến <br />
thức về các kiểu bài làm văn trong chương trình mà qua đó còn rèn cho học sinh <br />
hình thành bốn kĩ năng cơ bản đó là nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là kĩ năng nói. <br />
Học sinh từ chỗ còn lo lắng, rụt rè, nói còn ngập ngừng vấp váp đến chỗ nói tốt <br />
hơn, lưu loát, ngừng nghỉ đúng chỗ. Hơn nữa nói có kết hợp với ánh mắt cử chỉ, <br />
thái độ, tình cảm. Không những thế, qua tiết luyện nói còn phát hiện được chỗ <br />
yếu của học sinh, giúp học sinh khắc phục được những điểm yếu để viết tốt bài <br />
làm văn... Từ đó có thể rèn luyện cho học sinh khả năng thể hiện, bộc lộ khả <br />
năng giao tiếp của mình trong nhà trường và ngoài xã hội góp phần nâng cao <br />
chất lượng bộ môn cũng như chất lượng chung của toàn trường .<br />
<br />
Vì vậy vấn đề rèn luyện để nâng cao kĩ năng nói cho học sinh là việc làm <br />
hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên. Chính vì lẽ đó tôi muốn đưa ra <br />
một số biện pháp để giúp các em nói tốt hơn, nắm được các qui tắc cơ bản một <br />
cách sâu sắc, đồng thời tạo cho các em có lòng say mê học tập và làm việc có kế <br />
hoạch một cách cụ thể, có ý chí vượt khó vươn lên, tự tin trong học tập và giao <br />
tiếp.<br />
<br />
b) Nhiệm vụ:<br />
<br />
Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình và phương <br />
pháp giảng dạy, là một giáo viên được tiếp cận với những đổi mới đó tôi vừa <br />
dạy vừa nghiên cứu để tìm ra những cái mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên <br />
môn và mong được góp sức giúp cho công tác giáo dục ngày càng phát triển và <br />
đổi mới.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
6<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
Một số giải pháp nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh trong tiết luyện nói <br />
môn Ngữ văn ở trường THCS.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Áp dụng đối với học sinh 6A2 (năm học 2015 – 2016) Trường THCS Lê <br />
Đình Chinh nhằm giúp các em hoàn thiện hơn về kĩ năng nói, phát triển kĩ năng <br />
giao tiếp. Để thực hiện được ý định “rèn kĩ năng nói cho học sinh THCS” của <br />
mình tôi đã vạch ra một số biện pháp cụ thể ngay từ đầu năm học khi bắt đầu <br />
nhận lớp.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đề ra, tôi đã xây dựng <br />
nhóm phương pháp như sau:<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, tư liệu có <br />
liên quan đến đề tài.<br />
<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
<br />
Phương pháp luyện tập thực hành: <br />
<br />
Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn. <br />
Qua luyện tập thực hành thì mới hình thành kĩ năng nói một cách có hiệu quả.<br />
<br />
Phương pháp giao tiếp:<br />
<br />
Phương pháp này giúp học sinh mạnh dạn hơn để phát triển kĩ năng nói.<br />
<br />
Phương pháp phân tích ngôn ngữ : <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
Để sử dụng tốt phương pháp này, giáo viên phải chọn những từ ngữ dễ <br />
lẫn, tùy theo từng địa phương, tùy theo tình hình lớp. Cách phân tích phải dễ <br />
hiểu, không sử dụng thuật ngữ khó hiểu đối với học sinh.<br />
<br />
Phương pháp quan sát :<br />
<br />
Đây là phương pháp mà đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị một số đồ <br />
dùng học tập và một số câu hỏi nhằm giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu <br />
quả.<br />
<br />
Phương pháp điều tra, thống kê kết quả: <br />
<br />
Phương pháp này nhằm kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua <br />
từng giai đoạn.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng rất quan trọng đối với bộ môn Ngữ <br />
văn. Rèn kĩ năng nói cho học sinh không chỉ là công việc ngày một ngày hai, cũng <br />
không phải một thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn rèn luyện là có thể thành công <br />
đối với các em. Mà đó là một quá trình nỗ lực tự bản thân học sinh cố gắng rèn <br />
luyện, có người hướng dẫn là các giáo viên dạy môn Ngữ văn, sự giám sát nhắc <br />
nhở của các thầy cô giáo bộ môn cùng phối hợp với cha mẹ học sinh mới tạo <br />
nên sự thành công ấy. Bởi vậy mà việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh là một <br />
nhiệm vụ không thể thiếu đối với mỗi thầy cô giáo.<br />
<br />
Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ dạy học Tập làm văn là tăng <br />
tính thực hành ứng dụng cho chương trình Ngữ văn đối với học sinh THCS và <br />
<br />
8<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
khắc phục hạn chế quá chú trọng đến việc đọc viết hơn nghe nói của chương <br />
trình và sách giáo khoa mới.<br />
<br />
Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng nói trong chương trình Ngữ văn <br />
THCS là giúp cho học sinh có được kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt <br />
tương đối thành thạo. Đây cũng là sự cụ thể hoá tư tưởng dạy học theo lý thuyết <br />
giao tiếp và thực tiễn dạy học môn phân môn Tập làm văn ở trường phổ thông. <br />
Điểm mới mẻ và cần lưu ý là chú trọng hơn tới cách tổ chức cho học sinh hoạt <br />
động để phát triển kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn. Luyện nói tốt sẽ giúp học <br />
sinh biết bộc lộ tư tưởng, truyền đạt thông tin trong hoàn cảnh giao tiếp khác <br />
nhau.<br />
<br />
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Trong giờ <br />
luyện nói hiệu quả lao động của học sinh được cảm nhận trực tiếp qua ngôn <br />
ngữ. Giờ luyện nói có thế mạnh của một sinh hoạt giao tiếp tập thể, không như <br />
giờ làm văn viết là một hoạt động tĩnh, cá nhân. Không khí giờ làm văn miệng <br />
dễ kích thích hứng thú hoạt động của học sinh hơn, nếu giáo viên ý thức được <br />
vấn đề này. Về tâm lý, con người trong hoạt động tập thể bao giờ cũng năng <br />
động hơn. Có thấy rõ đặc thù của hoạt động luyện nói và đặc điểm tâm lý học <br />
sinh thì giáo viên mới tiến hành có hiệu quả giờ học vốn rất sinh động, hấp dẫn <br />
và hướng dẫn được những học sinh có tâm lý ngại ngùng phát biểu trước tập <br />
thể lớp. Giờ luyện nói là cơ hội tốt nhất để giáo viên hiểu về con người, tư <br />
tưởng tình cảm học sinh qua cách nói năng, diễn đạt...<br />
<br />
Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám <br />
phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc <br />
lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời ngôn bản. Muốn cho <br />
9<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải <br />
mạch lạc, logic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, <br />
nét mặt, âm lượng. Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy <br />
học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học <br />
Ngữ văn. Luyện nói tốt sẽ giúp người học sẽ có được một công cụ giao tiếp <br />
hiệu quả trong cuộc sống xã hội. <br />
<br />
Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn <br />
không chỉ ở học đường mà của toàn xã hội khi tình trạng các em nói chưa lưu <br />
loát, phát âm chưa chuẩn,… dẫn đến sự lệch lạc về lời ăn tiếng nói trong học <br />
tập cũng như trong giao tiếp.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Chúng ta biết rằng: Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành <br />
những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ <br />
các giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống <br />
năng động trong xã hội hiện đại. Quan điểm tích hợp và tích cực luôn chi phối <br />
các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở phần dạy các kĩ năng làm văn. Một <br />
tiết dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả trước hết phải tạo nên không khí hứng thú <br />
cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có được khi người dạy biết đa dạng hóa các <br />
hình thức, biện pháp dạy học. Mặt khác, với tinh thần quan điểm dạy học mới, <br />
SGK Ngữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà còn chú trọng hình thức nhằm <br />
phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Để đạt được những mục tiêu <br />
trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, người dạy cần tổ <br />
chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ <br />
năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan trọng. Nói sao cho <br />
10<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Người nói khi đã <br />
chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông tin đó <br />
chính là “nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, người <br />
dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn trước tập <br />
thể. Nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại không nói ra được và <br />
người thầy sẽ không nhận xét đánh giá đúng về sự tiếp thu, cảm thụ của các em <br />
trong giờ học Ngữ văn. Vậy rèn kĩ năng nói cho học sinh là việc làm thiết thực <br />
vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa hình thành phong <br />
cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp <br />
trong cuộc sống. <br />
<br />
Mặc khác, ngôn ngữ là phương tiện giao tiêp ch<br />
́ ủ yêu c<br />
́ ủa con người. <br />
Không phải ai cũng nói nhiều như nói trong đời sống sinh hoạt xa h<br />
̃ ội, nghề <br />
nghiệp của mình. Trong giờ luyện nói hiệu quả lao động của học sinh được cảm <br />
nhận trực tiêp.<br />
́ Giờ luyện nói có thê m<br />
́ ạnh của một sinh hoạt giao tiêp t<br />
́ ập thể, <br />
không như giờ viêt văn là m<br />
́ ột hoạt động tĩnh, cá nhân. Không khí giờ làm văn <br />
miệng dễ kích thích hứng thu ho<br />
́ ạt động của học sinh hơn, nêu giáo viên ý th<br />
́ ức <br />
được vấn đề này. Về tâm lý, con người trong hoạt động tập thể bao giờ cũng <br />
năng động hơn. Thấy rõ được đặc thù của hoạt động luyện nói và đặc điểm tâm <br />
lý học sinh thì giáo viên mới tiên hành có hi<br />
́ ệu quả giờ dạy học được. Giờ luyện <br />
nói là cơ hội tốt nhất để giáo viên hiểu về con người, tư tưởng tình cảm học <br />
sinh qua cách nói năng, diễn đạt... <br />
<br />
Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh <br />
là mối quan tâm có tầm quan trọng hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động <br />
khác. Trong thực tế, khi giảng dạy tôi đã phát hiện có những học sinh mắc sai <br />
<br />
11<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
lỗi chính tả rất nhiều, có những học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài kiểm tra. <br />
Bên cạnh đó, 100% học sinh đều là con em địa phương gốc Quảng Nam nên thời <br />
lượng các em sử dụng ngôn ngữ địa phương để giao tiếp sẽ chiếm nhiều hơn so <br />
với việc dùng ngôn ngữ phổ thông tại trường, nên việc phát âm ở nhà như thế <br />
nào thì khi đến trường phát âm như thế ấy là điều không thể tránh khỏi. Điều ấy <br />
sẽ ảnh hưởng đên ho<br />
́ ạt động giao tiêp c<br />
́ ủa các em trong cộng đồng xa h<br />
̃ ội sau <br />
này. <br />
<br />
Khi tham gia luyện nói, lời nói của các em không tự nhiên, nói lủng <br />
củng ngập ngừng không rõ ràng, không nói được điều muốn nói, không kêt h<br />
́ ợp <br />
được các yêu t<br />
́ ố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng… Một thực trạng <br />
nữa của giờ luyện nói trên lớp là học sinh thường nói như đọc (học thuộc lòng <br />
bài nói rồi lên lớp đọc lại) làm cho việc nói, trình bày thiêú tự nhiên, thiêu t<br />
́ ư thế <br />
và tác phong của giờ luyện nói. Qua một số tiết học đầu năm, tôi đã thử kiểm tra <br />
và phân loại đối tượng học sinh một lớp theo khả năng nói với kết quả thu được <br />
như sau:<br />
<br />
<br />
Lớp Sĩ Kĩ năng nói tốt Kĩ năng nói chưa tốt<br />
<br />
số Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ<br />
<br />
6A2 36 6 17% 30 83%<br />
<br />
Điều đáng nói ở đây là đối với học sinh lớp 6, là học sinh lớp đầu cấp, <br />
vừa rời cấp tiểu học bước sang cấp Trung học cơ sở nên các em còn nhiều bỡ <br />
ngỡ trong việc tiếp cận các môn học, đặc biệt là môn Ngữ văn. Các em tiếp thu <br />
kiến thức còn thụ động, thiếu tích cực, thiếu chủ động sáng tạo. Ngay cả trong <br />
việc tiếp xúc với giáo viên các em vẫn cảm thấy lo sợ khi phải nói, phải trình <br />
12<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
bày một vấn đề nào đó. Mặt khác, về phía giáo viên đôi khi có tâm lí sợ mất <br />
nhiều thời gian, chú trọng nhiều vào việc dạy các tri thức mà bỏ qua khâu luyện <br />
kĩ năng nói cho học sinh. <br />
<br />
Mặc dù nhiều giáo viên cũng đa c<br />
̃ ố gắng hêt s<br />
́ ức nhưng cũng ít người <br />
thành <br />
́ ạy. Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh chưa <br />
công qua tiêt d<br />
nhiều so với rèn luyện kỹ năng viêt. Th<br />
́ ời gian luyện nói lại có hạn không tạo <br />
được điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Và sách giáo viên cũng chưa <br />
có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Do vậy <br />
mà trong một tiêt luy<br />
́ ện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn <br />
những học sinh chậm tiến thì bị thụ động, không phát huy được khả năng của <br />
mình. Dù có hoạt động thảo luận nhóm thì những em yêu cũng v<br />
́ ẫn ngồi im. Kêt́ <br />
quả yêu v<br />
́ ẫn yêu,<br />
́ lười vẫn lười. <br />
<br />
Nhiều giáo viên có chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh song còn lúng túng <br />
trong khâu soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp. Một phần cũng <br />
do sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể. Khi giáo viên có sự đầu tư cho <br />
tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học <br />
sinh luyện nói trong tiết luyện nói đạt hiệu quả cao. Không khí học tập của học <br />
sinh khác hẳn khi giáo viên thuyết giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, tất cả như <br />
có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên <br />
không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày kết quả, cảm nhận tổng <br />
hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắt lọc rút ra từ chính sự <br />
hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc giáo viên có điều kiện để điều chỉnh và <br />
phấn khích các em học tập, thực tế niềm vui được giáo viên quan tâm sẽ cho các <br />
<br />
13<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
em thêm sự tự tin vào khả năng của mình là phải học tập tốt hơn, cố gắng hơn <br />
để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau. <br />
<br />
Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn <br />
Ngữ văn của các em trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những <br />
biện pháp tối ưu kích thích khả bản năng nói để học sinh nói ra được những <br />
điều mình tư duy, cảm thụ trong giờ học văn cũng như trong tiết luyện nói. Đây <br />
cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy nghĩ cảm <br />
xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trước tập thể. Vừa <br />
là biện pháp có khả năng khắc phục được những khó khăn, thực trạng mà chúng <br />
ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. <br />
<br />
Trước thềm nông thôn mới và đồng thời để xây dựng Trường THCS Lê <br />
Đình Chinh phát triển hơn nữa khi đạt chuẩn quốc gia thì việc rèn kĩ năng nói <br />
cho học sinh cũng là việc làm hết sức cần thiết, có thể lồng ghép vào các tiết bộ <br />
môn sẽ tạo điều kiện để học sinh sửa chữa và rèn luyện về giọng nói một cách <br />
tốt hơn.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp <br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Giáo viên dạy Ngữ văn là người hiểu và nắm rõ vai trò của tiêt luy<br />
́ ện nói <br />
trong môn Ngữ văn, nhằm phát triển đồng bộ bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viêt́ <br />
của học sinh THCS. Qua cách diễn đạt, phong cách, điệu bộ của học sinh trong <br />
giờ luyện nói, giáo viên có cơ hội giáo dục, uốn nắn về mặt ứng xử, đồng thời <br />
bổ sung, điều chỉnh kiên th<br />
́ ức cơ bản về kỹ năng làm văn cho học sinh. Giờ <br />
luyện nói sẽ có ý nghĩa giáo dục toàn diện của nó, tuy trọng tâm vẫn là rèn luyện <br />
<br />
14<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
ngôn ngữ nói, phương pháp tư duy và nghệ thuật giao tiêp.<br />
́ Cùng với sự đổi mới <br />
của cấu truc ch<br />
́ ương trình đa nh<br />
̃ ấn mạnh đên <br />
́ ưu thế của tiêt luy<br />
́ ện nói, đây là cơ <br />
sở để tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả đung<br />
́ <br />
mức của tiêt luy<br />
́ ện nói trong môn Ngữ văn.<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng đối với học sinh lớp 6A2 tại <br />
Trường THCS Lê Đình Chinh năm học 2015 2016, với những cố gắng của tôi <br />
trong việc rèn kĩ năng nói cho học sinh đã có những hiệu quả nhất định. Khi tiến <br />
hành nghiên cứu tôi chia đối tượng học sinh của mình thành 2 nhóm (Nhóm thực <br />
nghiệm là đối tượng học sinh lớp 6A2, và nhóm đối chứng là các em học sinh <br />
lớp 6A1), mỗi nhóm gồm 36 em học sinh có trình độ nhận thức tương đương <br />
nhau. Với lớp 6A2 khi áp dụng kinh nghiệm này thì tình hình khác hẳn so với lớp <br />
6A1 (không áp dụng), các em tham gia phát biểu sôi nổi, có chiều hướng hứng <br />
thú học môn Văn hơn, có tinh thần tập thể cao, có tinh thần tự giác, ý thức được <br />
việc học tập. Với biện pháp thực hiện trên giúp học sinh mạnh dạn hơn khi nói <br />
trước đám đông, có thói quen tốt trong việc học. Và cũng giúp cho những em học <br />
yếu, lười biếng không còn ỷ lại trông chờ vào những em học khá. Từ em khá <br />
đến em yếu đều có thể nói được trước lớp.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
Muốn thực hiện tốt tiết luyện nói này, giáo viên cần nắm vững mục tiêu <br />
bài dạy là luyện nói là chính, còn nội dung bài nói cần xếp loại thứ yếu, sau kĩ <br />
năng nói. Giáo viên luyện từ chỗ học sinh nói còn ngập ngừng vấp váp đến chỗ <br />
nói lưu loát, ngừng nghỉ đúng chỗ, hơn nữa nói có kết hợp với ánh mắt cử chỉ, <br />
thái độ, tình cảm... Đặc biệt, ở mỗi một lớp, mỗi khối học, giáo viên yêu cầu <br />
<br />
<br />
15<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
mức độ nói khác nhau (lớp lớn yêu cầu cao hơn lớp nhỏ) để làm thế nào từ lớp <br />
6 đến lớp 9 kĩ năng nói của các em được dần dần nâng cao hơn. <br />
<br />
Với quan điểm dạy học theo phương pháp mới hiện nay đã nhấn <br />
mạnh : “Thầy chủ đạo, trò chủ động”, “ Học sinh là chủ thể của sáng tạo”. <br />
Để phát huy tính tích cực của học sinh, thì giáo viên phải làm tốt vai trò của <br />
người nhạc trưởng. Cụ thể để dạy thành công được tiêt luy<br />
́ ện nói môn Ngữ văn <br />
đồng thời để thực hiện được ý định “rèn kĩ năng nói cho học sinh THCS trong <br />
giờ luyện nói” của mình tôi đã vạch ra một số biện pháp nhằm giúp các em thay <br />
đổi thói quen khi đọc cũng như khi viết, khi nói cũng như khi giao tiếp, đồng thời <br />
giúp các em hình thành kĩ năng rèn giọng nói, kĩ năng giao tiếp ngay từ đầu năm <br />
học khi bắt đầu nhận lớp. Cụ thể theo từng bước như sau:<br />
<br />
* Bước 1: Chú trọng việc luyện nói của học sinh ngay từ đầu năm học.<br />
<br />
Giáo viên Ngữ văn khó có thể phát triển kỹ năng nói cho học sinh nếu chỉ <br />
trông chờ vào số tiết luyện nói trong chương trình sách giáo khoa. Mặc dù sách <br />
giáo khoa đã đổi mới theo khuynh hướng quan tâm tới việc rèn luyên kỹ năng nói <br />
cho học sinh, phân phối mỗi khối lớp đều có tiết luyện nói ở cả hai học kỳ. Tuy <br />
nhiên với số lượng tiết rất khiêm tốn. Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ đầu <br />
năm học thì chắc chắn giáo viên sẽ gặp không ít trở ngại khi tổ chức các giờ <br />
học. Vậy nên chú trọng việc luyện nói cho học sinh mọi lúc, mọi nơi có thể thực <br />
hiện được vì việc này không quá khó nhất là khi giáo viên Ngữ văn thực sự <br />
muốn đạt hiệu quả trong những giờ luyện nói. Chú trọng đến việc tập nói cho <br />
học sinh có thể thực hiện theo những cách như : <br />
<br />
Tạo cho các em có nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ. Khi tiếp xúc <br />
với các em lần đầu tiên, giáo viên Ngữ văn cần thiết lập tốt mối quan hệ, giúp <br />
16<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
học sinh thấy được sự gần gũi, thân tình nơi giáo viên Ngữ văn, điều này là cơ <br />
sở giúp học sinh dễ dàng bộc lộ với giáo viên hơn trong những giờ học sau. Giáo <br />
viên có thể làm quen với các em bằng cách giới thiệu về mình, cũng là cơ sở để <br />
các em theo đó mà tự giới thiệu bản thân về những điều đơn giản như họ tên, <br />
tuổi, sở thích... Điều này không kém phần quan trọng, vì nếu làm được như vậy <br />
thì giáo viên đã phần nào giúp học sinh bắt đầu tập làm quen với việc phát biểu <br />
miệng. <br />
<br />
Phát huy kỹ năng nói trong các giờ học, kết hợp với việc rèn luyện các <br />
kỹ năng khác: Trong các tiết học, giáo viên nên chú trọng kỹ năng nói cho học <br />
sinh thông qua những lần phát biểu đóng góp xây dựng bài. Đặt những câu hỏi <br />
kích thích óc tư duy và sự phản xạ. Những câu hỏi có ích lợi nhiều nhất là <br />
những câu hỏi mà học sinh không thể trả lời một cách ngắn gọn là “có” hay <br />
“không” được, giáo viên nên dùng 6 loại vấn ngữ : Ai? Tại sao? Như thế nào? <br />
Ở đâu? Lúc nào? Cái gì?. Thực tế, nếu giáo viên đặt những câu hỏi quá khó thì <br />
học sinh khó trình bày ý kiến của mình một cách trọn vẹn. Câu hỏi nên đi từ đơn <br />
giản đến phức tạp để tập cho các em biết suy nghĩ trước khi nói, nói đúng vấn <br />
đề cần trao đổi, khi nói cần bình tĩnh, tự tin... Giáo viên cần khuyến khích, động <br />
viên học sinh phát biểu suy nghĩ trong khi phát biểu và cả trong thảo luận, ngay <br />
cả khi ý kiến đó là sai hoặc chưa hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đánh giá việc <br />
trình bày của học sinh, giáo viên cũng nên lưu ý cho học sinh những lỗi cần tránh <br />
trong nói Tiếng Việt về chính âm và hướng dẫn các em nói diễn cảm, ngắn gọn, <br />
súc tích, hấp dẫn người nghe. Theo kinh nghiệm, hiệu quả của việc luyện nói <br />
cho học sinh cao hơn hẳn khi giáo viên quan tâm và tạo điều kiện cho các em <br />
được tập nói trong các giờ học như trên. <br />
<br />
17<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
Phát huy kỹ năng nói trong sinh hoạt hàng ngày: Ngoài việc chú trọng cho <br />
học sinh tập làm quen với việc trình bày miệng trong những giờ học, theo ý kiến <br />
của bản thân tôi, giáo viên cũng nên tiếp xúc với học sinh trong những lúc ngoài <br />
giờ lên lớp. Đó là những trao đổi để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em, <br />
ngoài ra còn nhằm mục đích khác là tạo cho các em thái độ tự tin, mạnh dạn. <br />
Trên thực tế, khi giáo viên làm được việc đó thì các em vốn rất nhút nhát và <br />
không dám trao đổi với thầy cô trong cuộc sống đã có sự thay đổi, các em dần <br />
dần bớt e ngại, rụt rè và trở nên mạnh dạn hơn, tiếp xúc với giáo viên một cách <br />
tự nhiên hơn. Thiết nghĩ, mục đích của các tiết luyện nói nhằm giúp cho các em <br />
có thể tự tin trình bày ý kiến của mình và chúng ta tập cho học sinh sự tự tin để <br />
các em khỏi ngỡ ngàng khi bắt đầu vào tìm hiểu các giờ luyện nói.<br />
<br />
* Bước 2: Thống kê lỗi khi phát âm<br />
<br />
Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây: <br />
<br />
+ Sai phụ âm đầu: ch/tr, s/x, l/n. <br />
<br />
+ Sai phụ âm cuối: n/ng, t/c.<br />
<br />
+ Sai vần: a /ai, au/ao, ao/ô. <br />
<br />
+ Sai dấu thanh: dấu ngã đọc thành dấu hỏi. Ví dụ : “đã” đọc là “đả”, “ngã <br />
ba” đọc là “ngả ba” ... Để dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ <br />
năng nghe. Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng, giữa nghe và <br />
phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ <br />
rất nhiều cho kĩ năng đọc. <br />
<br />
Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân: <br />
<br />
<br />
18<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
Nguyên nhân chủ quan: như nói lắp, nói ngắn lưỡi khó đọc do tật bẩm <br />
sinh. Ví dụ: s/x: sung / xung , sâu / xâu, ... <br />
<br />
Nguyên nhân khách quan: do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho <br />
các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ. Để chữa lỗi phát âm sai, tôi dùng biện <br />
pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và ý nghĩa từ. Cho học sinh luyện <br />
đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. <br />
<br />
Ví dụ: phát âm s/x: Khi phát âm s (sờ): phải uốn lưỡi, hơi thoát ra chân <br />
răng đầu lưỡi. Khi phát âm x (xờ): hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng; Phát âm tr/ch: <br />
Phát âm tr (trờ): hơi ra qua động tác bật đầu lưỡi với chân răng. Mặt khác là việc <br />
sửa sai qua giải nghĩa từ. Ví dụ: “rộn rã” phân biệt với “rợn rả”, “cũ” phân biệt <br />
với “củ”; ... “xâu / sâu”: “xâu kim” với “sâu trong lòng đất”.<br />
<br />
* Bước 3: Chữa phát âm sai<br />
<br />
Một trong những lỗi do phát âm sai phổ biến nhất là khi phát âm không <br />
phân <br />
biệt được giữa thanh ngã và thanh hỏi. Ví dụ: Nguyễn Hữu Dũng thì các em lại <br />
đọc thành Nguyển Hửu Dủng. Tôi đã chữa cho học sinh, học sinh đã có tiến bộ <br />
hơn, nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn. Để chữa sai nhầm lẫn giữa <br />
dấu hỏi và dấu ngã, tôi cũng hướng dẫn học sinh cách đọc cụ thể và bắt học <br />
sinh đọc. <br />
<br />
Ví dụ: Nặng trĩu, ngày giỗ, lỗ mỏng, cổ lỗ, giục dã, dữ dội, nói mãi lỗi <br />
vẫn lỗi,... Ngoài hiện tượng đã nói trên, thì còn có hiện tượng phát âm không <br />
phân biệt giữa “gi – d”, “s – x”, “tr – ch”... Vì lỗi này chỉ có một số ít nên khi em <br />
nào bị mắc lỗi này thì khi nói làm em đó ngượng ngập còn cả lớp thì quan tâm <br />
<br />
19<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
vào đó hơn là quan tâm bài học. Tôi ghi tên những em học sinh bị mắc lỗi này lại <br />
đưa cho các giáo viên dạy ở lớp đó và nhờ họ khi học sinh nói ngọng, viết lẫn thì <br />
dành thời gian ít phút để chữa giúp. Liên tục bị nhắc nhở như vậy, học sinh đó <br />
phải cố gắng để sửa chữa.<br />
<br />
* Bước 4: Chữa tư thế ngượng nghịu khi nói <br />
<br />
Lỗi này lớp nào cũng có, tôi tìm ra một số lý do cắt nghĩa tại sao các em <br />
lại <br />
hay ngượng nghịu khi nói. Đó là do các em không hiểu bài, không hiểu câu hỏi. <br />
Đó còn là do các em lớn quá, phải đứng trên lớp mãi rất ngượng, hoặc vì các em <br />
không quen nói nên sinh ra nhút nhát đồng thời các em còn nghèo vốn từ vốn từ <br />
để diễn đạt ý kiến của mình. Đối với những em không hiểu bài, không thuộc <br />
bài, tôi ghép vào nhóm những em giỏi văn. Yêu cầu những em giỏi này phải giúp <br />
đỡ bạn bằng mọi cách như: việc chuẩn bị bài, giảng lại những chỗ bạn chưa <br />
hiểu, chưa rõ, nghe bạn đọc thuộc bài trước khi đến lớp. Học sinh giỏi không <br />
phải chỉ được đánh giá ở khả năng đọc nói, viết của mình mà còn được đánh giá <br />
ở chỗ phát huy tác dụng trong lớp. Các em ít hiểu bài, ít thuộc bài được trả lời <br />
những câu hỏi đơn giản mang tính chất gợi ý từng phần và đòi hỏi chỉ nhắc <br />
được bài đã học. Đối với các em lớn tôi phải làm công tác tư tưởng, động viên là <br />
chính, tôi nhắc nhở giáo viên dạy ở lớp đó luôn luôn giữ uy tín cho các em. <br />
Những giáo viên thấp nhỏ, trẻ tuổi khi yêu cầu các em lên bảng trả lời thì càng <br />
phải giữ gìn tư thế đàng hoàng, đúng mực của người giáo viên (Cách ngồi, cử <br />
chỉ lời nói), nếu không sẽ dẫn đến một sự so sánh bất lợi giữa cô và trò làm cho <br />
học sinh lớn đã ngượng lại ngượng thêm và ý thức của học sinh đối với cô sẽ có <br />
thể chỗ lệch lạc. Đối với các em nhút nhát, tôi xếp các em tham gia vào các tổ <br />
<br />
20<br />
==========================================================================================================<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung Tr ường THCS Lê Đình <br />
Chinh<br />
Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện <br />
nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
==========================================================================================================<br />
<br />
chức của lớp, của tập thể, trong hoạt động nội khoá và ngoại khoá. Vì phải luôn <br />
luôn tiếp xúc với công việc, với các thầy, các bạn nên các em mạnh dạn dần. <br />
Tôi quy ước với các em khi nói không được quay lưng lại, không được cúi đầu, <br />
chớp mắt, nghẹo cổ, thè lưỡi, gãi đầu gãi tai, hoặc xoay mắc ngón chân xuống <br />
đất,... Vì đó là những động tác thừa, làm giảm tác dụng của câu nói và thiếu lịch <br />
sự. Còn những em vì nghèo vốn từ nên nói năng lúng túng, tư thế trở nên <br />
ngượng nghịu, tôi đòi hỏi các em phải chịu khó nghe nhiều, xem nhiều, đi vào <br />
thực tế nhiều và phải tập nói nhiều. Phải nắm vững phương pháp tích luỹ vốn <br />
từ lựa chọn vốn từ. Với mô hình trường học mới tiêu chí đánh giá học sinh thì <br />
không qua những thang điểm mà thay vào đó là nhận xét, nên tôi thường động <br />
viên và tuyên dương những em có ý kiến hay, có giọng đọc tốt, có khả năng thể <br />
hiện trong giờ học... để khích lệ tinh thần cho các em.<br />
<br />
* Bước 5: Kiểm tra, phân loại kĩ năng nói<br />
<br />
Để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói và phát triển khả năng diễn đạt ý <br />
phong phú, điều trước tiên tôi phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ <br />
đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói. <br />
Giáo viên gợi ý sao để tất cả học sinh đều được nói, không đi quá xa với chủ đề. <br />
Sau đó, tôi nắm bắt thực tế về khả năng nói của từng em để đưa ra phương <br />
pháp, hình thức dạy luyện nói phù hợp với đối tượng. Dựa vào kết quả phân