MỤC LỤC <br />
Trang<br />
Phần I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do, mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài……………………………….2<br />
2. Đối tượng, giới hạn, phạm vi, phương pháp nghiên cứu......... ….…3<br />
Phần II. Nội dung đề tài<br />
1. Cơ sở lý luận................... ………………………………………… 3 <br />
2. Thực trạng..........................................................................................4<br />
a. Thuận lợi, khó khăn … …………….…………….………………. 4<br />
b. Thành công, hạn chế………………………………….…………… 4<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu…………………………………………………4<br />
d. Nguyên nhân và các yeus tố tác động ………………………… 5<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra … 5<br />
2. Giải pháp, biện pháp……………………………………………… 6<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp……………………………… 7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp……… 7<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp................................ 12<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp..................................... 13<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu........13<br />
c. Kết quả thu được qua khảo nghiệm .................................................14<br />
Phần III: Kết luận và kiến nghị<br />
1. Kết luận ........................................................................................14 <br />
2. Kiến nghị ......................................................................................... 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong những năm làm công tác quản lý ở trường tiểu học , tôi luôn băn <br />
khoăn trăn trở: làm cách nào để hoạt động dạy học ở trường đạt được mục <br />
tiêu nhiệm vụ mà ngành, chính quyền địa phương và các bậc cha mẹ học sinh <br />
kì vọng. Qua trải nghiệm, tôi nhận thấy rằng: trong sự nghiệp giáo dục, Tiểu <br />
học có vai trò nền tảng, rất quan trọng. Giáo dục tiểu học tạo ra cơ sở ban <br />
đầu cơ bản và bền vững cho trẻ đặc biệt là công tác Đội và Sao nhi đồng.<br />
Tiểu học Võ Thị Sáu là một trường có đông học sinh đồng bào dân tộc <br />
thiểu số, trong những năm qua, số học sinh nghỉ học trong các buổi học chính <br />
khóa diễn ra một cách khá thường xuyên, tình trạng học sinh bỏ học cũng <br />
không ngoại lệ. Bản thân tôi đã từng làm giáo viên Tổng phụ trách, t rong <br />
những năm đó, bản thân đã thấy rõ hiệu quả sự lôi cuốn, niềm vui của các em <br />
khi được tham gia hoạt động Đội và Sao nhi đồng. Đội ngũ phụ trách sao đã <br />
thực sự có nhiều cố gắng và góp phần làm giảm số học sinh bỏ học. Các em <br />
thích đến trường hơn, đi học đúng giờ hơn, tính mạnh dạn, tự tin được cải <br />
thiện rõ rệt qua các hoạt động sao nhi đồng.<br />
Giờ đây, tuy không còn làm tổng phụ trách đội nữa nhưng những năm <br />
tháng đó là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời nhà giáo của tôi. Tôi đã bồi <br />
dưỡng năng lực cho Đội ngũ phụ trách sao, nhiều em đã đạt thành tích cao <br />
trong các hội thi Phụ trách sao giỏi do Hội đồng Đội Huyện và Tỉnh tổ chức. <br />
Hiện nay, ngoài nhiệm vụ chỉ đạo chung, tôi không ngừng chủ động trong <br />
công tác chỉ đạo hoạt động Đội đặc biệt là hoạt động Sao nhi đồng để bản <br />
thân được đem khả năng và nhiệt huyết của mình góp phần nâng cao chất <br />
lượng học tập và cố gắng đưa phong trào Đội ngang tầm với các trường khác <br />
trong huyện nhà. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài ‘‘ Một vài kinh nghiệm trong <br />
công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng trong trường tiểu học Võ Thị Sáu ’’.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Công tác chỉ đạo hoạt động phụ trách Sao nhi đồng giúp giáo viên Tổng <br />
phụ trách đội, đội ngũ phụ trách chi đội (GV chủ nhiệm) và các em đội viên <br />
lớp 4,5 có phương pháp làm việc, biết cách tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt <br />
như thế nào cho phù hợp, hiểu được tâm lý các em nhỏ. Bên cạnh đó các em <br />
còn được học các bài hát nhi đồng, học múa, kể chuyện, biết hướng dẫn trò <br />
chơi … vì vậy các em hứng thú, tạo niềm phấn khởi để tham gia hoạt động <br />
tập thể, giúp các em thích đến trường.<br />
Hoạt động sao nhi đồng đòi hỏi người tổng phụ trách phải có kế hoạch <br />
làm việc cụ thể, có phương pháp bồi dưỡng dễ hiểu, luôn suy nghĩ tìm tòi <br />
<br />
2<br />
sáng tạo mọi hình thức phong phú để đưa các em vào sinh hoạt Sao cũng như <br />
sinh hoạt tập thể toàn trường. Trong quá trình hướng dẫn nhi đồng, bản thân <br />
phụ trách Sao cũng được tu dưỡng, rèn luyện và trưởng thành.<br />
Hoạt động sao nhi đồng giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên, <br />
các em lớp 4,5 hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt sao nhi đồng, <br />
hoạt động này thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần, <br />
giáo dục đạo đức sâu sắc.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các biên pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng.<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu <br />
Đội ngũ thầy cô và học sinh trong trường TH Võ Thị Sáu từ năm 2015 <br />
đến tháng 3/2016.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a. Phương pháp quan sát <br />
b. Phương pháp đàm thoại<br />
c. Phương pháp phỏng vấn<br />
d. Phương pháp luyện tập<br />
e. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn mong ước và gửi trọn niềm tin ở thế hệ <br />
trẻ. Người đã giành một tình yêu đặc biệt ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Mỗi <br />
con người trưởng thành đều xuất phát từ quá trình giáo dục mà nền tảng là <br />
những năm đầu bước chân vào bậc tiểu học. Ở bậc tiểu học, hoạt động Đội <br />
TNTP là con đường giáo dục cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực nhất. <br />
Bởi vì, mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, <br />
năng lực đều phải bằng nhiều con đường như giáo dục thông qua hệ thống <br />
nhà trường hoặc bằng giáo dục gia đình và xã hội. Đối với Đội TNTP, phương <br />
pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện <br />
của Đội viên mà nền tảng là Sao nhi đồng. Chính vì vậy công tác nhi đồng <br />
được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới đáp <br />
ứng nhu cầu thời đại của đất nước.<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
Thuận lợi <br />
<br />
<br />
3<br />
Trường có tới 96,7% học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, tuy điều <br />
kiện hoàn cảnh khó khăn nhưng các em lại rất hăng say trong hoạt động văn <br />
hóa văn nghệ thể thao đặc biệt là hoạt động Sao nhi đồng.<br />
Tổng phụ trách đội trẻ, năng động, nhiệt tình nên thuận lợi cho công <br />
tác chỉ đạo hoạt động Đội.<br />
Đội ngũ giáo viên có tinh thần tập thể, đa số nhiệt tình và nghiêm túc <br />
thực hiện theo kế hoạch mà Tổng phụ trách đội để ra. <br />
Khó khăn <br />
Trường nằm trên địa bàn rộng với 7 buôn, 3 điểm trường do vậy việc <br />
tập trung để tập huấn và sinh hoạt chưa cùng lúc, chưa đồng bộ.<br />
Công tác chỉ đạo công tác Phụ trách Sao nhi đồng phụ thuộc rất nhiều <br />
vào Tổng phụ trách và đội ngũ các chi đội. Khi tổng phụ trách tiến hành bồi <br />
dưỡng cho các em vào buổi chiều và ngày thứ bảy (ngày nghỉ, các em thường <br />
phụ giúp công việc gia đình) nên các em đến không đầy đủ, chính vì vậy công <br />
việc tiến hành bồi dưỡng phụ trách Sao chưa thuận lợi.<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
* Thành công<br />
Công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng đã góp phần cung cấp cho <br />
đội ngũ Phụ trách trong trường có thêm kiến thức, kỹ năng về Sao nhi đồng từ <br />
đó làm tốt công tác bồi dưỡng rèn luyện các em phấn đấu trở thành những đội <br />
viên tốt trong năm học tiếp.<br />
Các lớp nhi đồng được sinh hoạt nề nếp đảm bảo, ý thức, tác phong <br />
vững vàng, các em người đồng bào thiểu số hòa đồng gần gũi với người dân <br />
tộc Kinh, góp phần giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng học tập.<br />
* Hạn chế <br />
Nhìn chung việc chỉ đạo công tác Phụ trách sao nhi đồng ở trường Tiểu <br />
học chưa thực sự được coi trọng. Một số ít giáo viên chưa thực sự đầu tư.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu.<br />
* Mặt mạnh<br />
Tổng phụ trách đội nhiệt tình, có năng lực giúp cho công tác chỉ đạo <br />
hoạt động Đội mang lại hiệu quả thiết thực, kịp thời.<br />
Phụ trách lớp nhi đồng (Giáo viên chủ nhiệm lớp) đa số tâm huyết với <br />
công tác trường lớp, yêu thương học sinh, tham gia tích cực trong các hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp.<br />
Các em rất thích làm phụ trách Sao, rất thích được vui chơi nhảy múa <br />
nhất là học sinh dân tộc thiểu số.<br />
<br />
<br />
4<br />
* Mặt yếu <br />
Đội ngũ giáo viên về kỹ năng hoạt động sao nhi còn nhiều hạn chế, đội <br />
ngũ phụ trách sao (là những em lớp 4, lớp 5) chưa mạnh dạn, thiếu tự tin.<br />
Vì các em cùng cấp học (lớp 4;5 chỉ hơn các em nhi đồng 2 tuổi) các <br />
em còn nhỏ dễ nhớ hay quên còn lúng túng trong sinh hoạt với nhi đồng, chưa <br />
biết cách tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt như thế nào cho phù hợp nên công tác <br />
chỉ đạo hoạt động sao nhi đồng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Công tác chỉ đạo hoạt động sao nhi đồng thực sự đem lại hiệu quả khi <br />
người lãnh đạo phải thực sự tâm huyết với hoạt động Đội. Phải biết lựa chọn <br />
thành phần làm tổng phụ trách có năng lực chuyên môn và giàu lòng nhiệt <br />
huyết.<br />
Để thực hiện thành công đề tài này, bản thân đã làm việc hết mình, suy <br />
nghĩ, tìm tòi, đem hết khả năng trải nghiệm trong công tác làm Tổng phụ trách <br />
trong thời gian đầu và làm công tác chỉ đạo trong thời điểm hiện tại. Sự phối <br />
hợi giúp đỡ của lãnh đạo cũng như đội ngũ giáo viên phụ trách trong trường là <br />
động lực thúc đẩy tôi thực hiện. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, <br />
chính quyền địa phương cúng đã tác động không nhỏ đến hoạt động Đội. Bên <br />
cạnh đó là niềm vui và hiệu quả sinh hoạt của các em đã giúp tôi hoàn thành <br />
đề tài này.<br />
Công tác chỉ đạo gặp khó khăn khi tổng phụ trách chưa thực sự tự tin, <br />
chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức học được và các kĩ năng <br />
vào công tác Đội. Mặt khác, năng lực chuyên môn của đội ngũ phụ trách chưa <br />
đồng đều, sân chơi bãi tập chưa đảm bảo, phòng sinh hoạt truyền thống chưa <br />
có đã ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt sao. <br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra <br />
Tiểu học Võ Thị Sáu là một trường có 529 em học sinh trong đó chỉ có <br />
19 em người Kinh, 3 em dân tộc khác còn lại là dân tộc ê Đê. Là một trường có <br />
đông học sinh dân tộc thiểu số, trước hết trường đã khắc phục khó khăn về <br />
sân chơi bãi tập, tạo góc sân sạch sẽ, có bóng mát. Trồng cây xanh để các em <br />
được sinh hoạt và vui chơi lành mạnh. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tổng <br />
phụ trách thực hiện hoạt động Đội và sao nhi đồng như hỗ trợ về ngày công <br />
và hỗ trợ về vật chất ngoài khoản quỹ đội. Huy động sự phối hợp giữa các <br />
lực lực lượng trong và ngoài nhà trường như Đoàn thanh niên, tổ chức công <br />
đoàn, hội phụ huynh, Đoàn địa phương nhằm hỗ trợ về vật chất và tinh thần, <br />
cả ngày giờ công nhất là trong các hội thi lớn. Tiếp tục thực hiện phong trào <br />
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tạo sự hòa đồng, tương <br />
thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong trường cùng sinh hoạt vui vẻ, lành mạnh. <br />
Các em có cơ hội được giao lưu, học hỏi, hòa nhập.<br />
<br />
<br />
5<br />
Công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng là một công tác trọng tâm và là <br />
động lực thúc đẩy phong trào học tập trong các trường tiểu học. Để phong trào <br />
thiếu nhi và sinh hoạt Sao nhi đồng đạt hiệu quả tốt cần chỉ đạo, bồi dưỡng <br />
cho Tổng phụ trách biết lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch một cách khoa học, <br />
bám sát kế hoạch hoạt động của ngành, của Hội đồng Đội. Sự ủng hộ của các <br />
cấp và các ban ngành. Bên cạnh sự quan tâm và hỗ trợ của các ban ngành liên <br />
quan thì vai trò chủ chốt và yếu tố quyết định thành công là phải có một đội <br />
ngũ Phụ trách sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ <br />
thường xuyên. Chính vì vậy mà hoạt động phụ trách sao hết sức cấp thiết. <br />
Nếu không có lực lượng phụ trách sao thì nhi đồng không thể tự mình hoạt <br />
động được. Trong quá trình thực hiện chỉ đạo hoạt động sao nhi đồng bản thân <br />
tôi tự nhận thấy : lớp nào có phụ trách sao giỏi thì học sinh lớp đó sinh hoạt có <br />
chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ cao.<br />
Chú trọng phát huy vai trò của Tổng phụ trách, của đội ngũ phụ trách chi <br />
đôi, của lực lượng phụ tráh sao. Sức mạnh về sự đoàn kết nhất trí, trên dưới <br />
một lòng của ban lãnh đạo, tổng phụ trách, giáo viên và các em học sinh đã <br />
vượt qua được những khó khăn, hạn chế đem lại thành công trong hoạt động <br />
sao nhi đồng. <br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.<br />
Để công tác chỉ đạo hoạt động sao nhi đồng đem lại hiệu quả, cần lập <br />
kế hoạch, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch phù hợp, sát với tình hình <br />
thực tế của trường. Đưa ra các giải pháp tích cực, các biện pháp cụ thể, nhiệm <br />
vụ của từng chức vụ trong hệ thống phụ trách Đội. <br />
Hoạt động Sao nhi đồng ở trường Tiểu học không phải là một việc làm <br />
dễ. Chính vì vậy công tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả, cần có <br />
sự lựa chọn và phải biết cách bồi dưỡng, sử dụng tốt đội ngũ phụ trách sao, <br />
làm thế nào để có chất lượng tốt là câu hỏi mà Tổng phụ trách là người trăn <br />
trở và cũng là người có vai trò quyết định đến hiệu quả của hoạt động Sao nhi <br />
đồng toàn liên đội. Xuất phát từ mục tiêu đó, cần phải chỉ đạo ngay từ đầu <br />
năm công tác Sao nhi đồng.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Đầu năm, Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổng phụ trách đội phải tham gia tập <br />
huấn kỹ năng do Hội đồng đội tổ chức. Từ những kiến thức tập huấn được và <br />
vốn kiến thức tích lũy của bản thân, tổng phụ trách đội về trường tập huấn <br />
lại cho đội ngũ phụ trách chi đội và lớp nhi đồng (giáo viên) cùng với các em <br />
đội viên lớp 4,5 ( được chọn phụ trách sao lớp 1 và lớp 2). Cần cung cấp cho <br />
đội ngũ phụ trách nhi đồng các nội dung sau:<br />
Hiệu trưởng đạo cho tổng phụ trách thực hiện:<br />
<br />
6<br />
* Ttuyên truyền những hiểu biết về sao nhi đồng trong tháng 10, sau <br />
khi Đại hội liên đội:<br />
Trong trường tiểu học, một lực chủ yếu và làm nồng cốt đó là Đội <br />
viên và nhi đồng trong đó, Đội là lực lượng dự bị của Đoàn. Phương thức và <br />
biện pháp giáo dục của Đội mang bản sắc riêng thể hiện là một lực lượng <br />
giáo dục của một tổ chức trẻ em, kết hợp với sự hướng dẫn của các anh, chị <br />
phụ trách. Vậy để hoạt động Đội được phát triển và đạt kết quả cao ta <br />
phải chú ý đến hoạt động Sao nhi đồng.<br />
Sao nhi đồng là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi để <br />
giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy, hướng dẫn nhi đồng làm quen với <br />
sinh hoạt tập thể, giúp đỡ các em trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, mong <br />
muốn trở thành Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. <br />
Mỗi Sao nhi đồng có một Đội viên TNTP làm phụ trách Sao, giúp đỡ <br />
nhi đồng vui chơi, sinh hoạt. Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội TNTP giúp đỡ <br />
và một cán bộ phụ trách là giáo viên (cô giáo chủ nhiệm).<br />
Đối với các em lớp 1,2, các anh chị phụ trách sao có tầm quan trọng đặc <br />
biệt. Có thể nói, phụ trách sao là “ linh hồn” của sao. Thực tế cho thấy phụ <br />
trách sao giỏi là người giàu lòng nhiệt tình, năng động, có nghiệp vụ công tác <br />
Đội và có và có năng khiếu về một vài lĩnh vực hoạt động như múa hát, kể <br />
chuyện, trò chơi… Ngược lại, nếu phụ trách sao năng lực kém sẽ làm cho <br />
hoạt động của nhi đồng tẻ nhạt, hiệu quả giáo dục không cao. Mặt khác các <br />
phụ trách nhi đồng (giáo viên) không thể sâu sát đến từng em và từng nhóm <br />
nhỏ các em được. Trong khi đó, Phụ trách sao, là người có lứa tuổi gần lứa <br />
tuổi nhi đồng nên dễ gần gũi, dễ gây thiện cảm với các em nhi đồng. Như vậy <br />
để duy trì được hoạt động sao nhi đồng có kết quả tốt phải có đầy đủ các phụ <br />
trách sao và phải bồi dưỡng các em theo một nội dung chương trình nhất <br />
định. <br />
* Lựa chọn các Đội viên làm phụ trách Sao theo các tiêu chuẩn<br />
Nhiệt tình, có hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi.<br />
Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, yêu thích các em nhỏ.<br />
Học lực khá trở lên, mạnh dạn, ham học hỏi và hoạt động tập thể.<br />
Trong quá trình lựa chọn phải có sự đánh giá của cô giáo chủ nhiệm, <br />
bản thân các em và sự tín nhiệm của các bạn trong lớp bầu ra.<br />
* Cách sắp xếp phụ trách Sao:<br />
Cho các em Đội viên lớp 4 phụ trách nhi đồng lớp 2<br />
Đội viên lớp 5 phụ trách nhi đổng lớp 1.<br />
Sao nhi đồng khối 3 sinh hoạt theo hình thức tự quản.<br />
<br />
<br />
7<br />
* Bồi dưỡng Phụ trách sao<br />
Ngay từ đầu năm Hiệu trưởng chỉ đạo cho Tổng phụ trách bồi dưỡng <br />
Phụ trách Sao, tập hợp các em học nội quy khi đi Phụ trách sao, tham gia lớp <br />
tập huấn do Liên đội tổ chức, thời gian tiến hành sau khi đại hội các chi đội và <br />
các lớp nhi đồng, tìm hiểu kỹ hơn về đối tượng mà các em sẽ phụ trách, giúp <br />
các em gắn bó, yêu thương các em nhỏ.<br />
Bước đầu Tổng phụ trách giảng cho các em phụ trách Sao hiểu biết sơ <br />
bộ về đặc điểm tâm lý lứa tuổi nhi đồng:<br />
+ Nhi đồng là những trẻ em hiếu động, ưa hoạt động, sự chú ý không <br />
được lâu. Vì vậy các hình thức hoạt động phải được thay đổi luôn để cuốn hút <br />
sự chú ý của các em.<br />
+ Các em nhỏ tuổi, việc tham gia sinh hoạt tập thể còn khá mới mẻ, <br />
vì vậy tính rụt rè, nhút nhát là không thể tránh khỏi. Mặt khác, các em hay thắc <br />
mắc vê những gì diễn ra xung quanh, vì vậy, phụ trách sao phải tìm hiểu để có <br />
thể giải thích cho các em rõ.<br />
+ Các em hay mách những lỗi ban mắc phải. Đây là hình thức phê bình <br />
của nhi đồng, phụ trách Sao phải phân tích, giải thích rõ ràng sự việc cho các <br />
em hiểu, không nên bỏ qua.<br />
+ Các em thường bắt chước những cử chỉ, hành động, lời nói của anh, <br />
chị phụ trách vì vậy Phụ trách Sao phải là tấm gương tốt cho các em noi theo.<br />
* Hướng dẫn cụ thể nội dung.<br />
Trước hết, nhi đồng cần nắm được Bài hát truyền thống. Cần tập cho <br />
các em học thuộc bài hát truyền thống của Nhi đồng là "Nhanh bước nhanh nhi <br />
đồng" nhạc và lời của nhạc sĩ Phong Nhã .<br />
Bài hát "Nhanh bước nhanh nhi đồng"<br />
Nhạc và lời : Nhạc sĩ Phong Nhã<br />
Nhanh bước nhanh nhi đồng, theo cờ đón sao vàng, kìa lời gió ngàn kìa <br />
lời sông núi, kìa lời gió ngàn, kìa lời sông núi. Nhắc nhở em rằng tuy mình <br />
đang còn thơ ấu. Nhưng chúng em kết đoàn. Chăm học chăm làm cho ngoan, <br />
Tập tành sao thân hình em được nở nang. Trở nên những người lao động vinh <br />
quang. Em kính yêu vâng lời nhớ ơn Bác Hồ. Yêu hòa bình, yêu nước Việt <br />
Nam. <br />
Học lời hứa nhi đồng:<br />
"Vâng lời Bác hồ dạy<br />
Em xin hứa sẵn sàng<br />
Là con ngoan, trò giỏi<br />
Cháu Bác Hồ kính yêu"<br />
<br />
8<br />
Sau khi các em nắm được bài hát truyền thống và lời hứa nhi đồng, cần <br />
phối hợp với giáo viên hát nhạc tập cho các em một số bài hát, bài đồng dao <br />
khác dễ nhớ, dễ thuộc phù hợp với nhi đồng. <br />
* Tiếp theo tổng phụ trách đội cần hướng dẫn các em các bước tiến <br />
hành sinh hoạt Sao theo 8 chủ điểm phù hợp với các chủ đề hàng tháng.<br />
8 chủ điểm theo từng tháng đó là:<br />
+ Con ngoan<br />
+ Trò giỏi<br />
+ Khoẻ mạnh sạch sẽ <br />
+ Lời nói hay Cử chỉ đẹp <br />
+ Yêu Sao yêu Đội <br />
+ Tay xinh Tay khéo<br />
+ Em yêu quê hương<br />
+ Làm theo lời Bác.<br />
Các bước tiến hành sinh hoạt Sao: gồm 5 bước.<br />
Bước 1: Ổn định tổ chức: Hát một bài, ổn định nề nếp<br />
Bước 2: Kiểm tra thi đua: học tập; đạo đức, vệ sinh … (cần nhận xét <br />
để khen, nhắc nhở sau kiểm tra)<br />
Bước 3: Sinh hoạt theo chủ điểm<br />
Giới thiệu chủ điểm<br />
Nội dung chủ điểm. Hátmúakể chuyện, hái hoa dân chủ; chơi trò <br />
chơi… <br />
Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt. Khen những em thực hiện tốt, dành <br />
nhiều thành tích cao, mạnh dạn trong sinh hoạt.<br />
Bước 5: Dặn dò, chuẩn bị tìm hiểu về chủ đề tuần sau<br />
Đó là 5 bước tiến hành một buổi sinh hoạt Sao mà TPT đội hướng dẫn <br />
cho các em phụ trách sao thực hiện. <br />
Ngoài ra cần hướng dẫn cho các em biết một số kiến thức về hát múa <br />
theo chủ điểm, chủ đề như kể chuyện, trò chơi, các nghi thức và kỹ năng cơ <br />
bản.<br />
Đối với các lớp học 8 buổi/ tuần thì có 2 buổi chiều được nghỉ vì vậy <br />
đầu năm, Tổng phụ trách cần tham mưu với Ban giám hiệu trường để bố trí <br />
các lớp được phân công phối hợp phụ trách Sao nhi đồng sinh hoạt cùng buổi <br />
để không làm ảnh hưởng đến thời gian học văn hóa theo chương trình hiện <br />
hành. <br />
<br />
9<br />
Tổng phụ trách đội chia Sao (từ 5 đến 10 em hợp thành một sao), hướng <br />
dẫn đặt tên Sao (tên sao thường mang những loài vật mà các em yêu thích hoặc <br />
mang những nét tính cách dễ thương như Họa Mi, Sơn Ca, Chăm ngoan, Vui <br />
vẻ…) phân cụ thể người phụ trách và nhóm Sao (một em đội viên lớp 4 phụ <br />
trách một sao lớp 2, em đội viên lớp 5 phụ trách một sao lớp 1)<br />
Thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà trường, Tổng phụ trách tiến <br />
hành sinh hoạt Sao như sau:<br />
*Phụ trách sao tiến hành sinh hoạt qua các hình thức sau<br />
Hình thức 1<br />
Sinh hoạt lớp nhi đồng ( cả lớp) . Tổ chức trong phòng học.<br />
Nắm bắt tình hình cho đến thời điểm hiện tại, các em thuộc những bài <br />
hát nào, những bài hát nào cần thiết chưa học thuộc cần tập cho các em. Cụ <br />
thể như các bài hát truyền thống nhi đồng: Nhanh bước nhanh nhi đồng, bài <br />
hát Sao vui của em, Bài Quả, bài Như có Bác trong ngày vui đại thắng, bài Bốn <br />
phương trời…<br />
Có thể phối hợp với giáo viên hát nhạc để hướng dẫn.<br />
+ Biện pháp<br />
Tập cho các em học lời bài hát theo cụm từ hoặc câu ngắn.<br />
Cần cho các em nắm được hát lời bài hát với tốc độ như thế <br />
nào? Nhanh, chậm, hay vừa phải.<br />
Trước khi hát và hát hết một câu thì phải lấy hơi, phải biết giữ hơi khi <br />
lên cao, xuống thấp, khi ngâm câu hát.<br />
Thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát như: buồn, vui, trong sáng .<br />
Tập cho các em biểu diễn các động tác phù hợp lời bài hát. <br />
Giáo dục đạo đức cho các em qua bài hát vừa học.<br />
Hình thức 2 <br />
Sinh hoạt sao (mỗi sao từ 5 đến 10 em)<br />
Tổ chức ngoài trời, tiến hành sinh hoạt theo theo chủ điểm<br />
* Ví dụ một buổi sinh hoạt sao có thể như sau:<br />
Chủ điểm: Làm theo lời Bác<br />
Bước 1 Tập hợp sao thành một vòng tròn. Hát một bài về Bác (Hôm <br />
qua em mơ gặp Bác Hồ, Như có Bác trong ngày vui đại thắng…)<br />
Bước 2 Kiểm tra sĩ số: Tập cho các em điểm số từ 1 đến hết ( mỗi sao <br />
từ 5 đến 10 em ) <br />
<br />
<br />
10<br />
Kiểm tra vệ sinh cá nhân (Khen, nhắc nhở học sinh về đầu tóc, trang <br />
phục, vệ sinh đôi bàn tay…) <br />
Kiểm tra thi đua: Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong tuần qua. <br />
Chỉ ra được những em dành nhiều điểm 10, những em hoàn thành tốt các <br />
nhiệm vụ học tập. ( khen, nhắc nhở cụ thể )<br />
Bước 3. Sinh hoạt theo chủ điểm: Em yêu Bác Hồ.<br />
Giới thiệu chủ điểm: Em yêu Bác Hồ.<br />
Nội dung chủ điểm. : Hát, múa, đọc thơ về Bác Hồ.<br />
Thể lệ: Mỗi nhi đồng tìm bài hát và hát được bài hát. Múa trên nền nhạc <br />
hay lời bài hát về Bác Hồ. Tìm và đọc được bài thơ về Bác Hồ, mỗi bài được <br />
10 điểm.<br />
Bước 4. Nhận xét buổi sinh hoạt, lồng giáo dục đạo đức cho các em <br />
( Khen những em mạnh dạn, tự tin, những em dành nhiều điểm 10, <br />
những em có nhiều cố gắng trong sinh hoạt)<br />
Bước 5. Dặn dò : Nhận xét buổi sinh hoạt. Dặn các em về nhà chuẩn <br />
bị sưu tầm các bài hát hay về thầy cô để chuẩn bị cho chủ đề sau: Nhớ ơn <br />
thầy cô giáo. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Một số hình ảnh sinh hoạt Phụ trách Sao nhi đồng tại liên đội TH Võ Thị <br />
Sáu<br />
Hình thức 3: Hái hoa dân chủ, trò chơi học tập.<br />
+ Biện pháp.<br />
Chuẩn bị cây hoa dân chủ. <br />
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các em phụ trách sao nhi đồng chuẩn <br />
bị các câu hỏi theo chủ đề, ghi vào tờ giấy cho vào quả bóng bay treo lên cây <br />
dân chủ, các thành viên trong sao hái và lần lượt trả lời các yêu cầu ghi trong <br />
đó.<br />
Chú ý câu hỏi vừa sức, kiến thức từ bài học và cuộc sống xung <br />
quanhphù hợp để khuyến khích các em tham gia. <br />
Hình thức 4<br />
Thi Phụ trách sao giỏi; Sao cháu ngoan Bác Hồ ( Có thể tổ chức vào ngày thứ 7 <br />
để có đủ thời gian cho các em tham gia hiệu quả )<br />
+Biện pháp.<br />
Thông qua sinh hoạt tập thể, Tổng phụ trách cần tổ chức các buổi kiểm <br />
tra, đánh giá bằng các cuộc thi : "Sao cháu ngoan Bác Hồ", "phụ trách Sao giỏi”<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Đây là một hoạt động nhằm đánh giá, động viên hay khen thưởng, đồng <br />
thời để nâng cao năng lực cho các em phụ trách Sao. Hội thị phụ trách Sao giỏi <br />
là ngày hội vui của phụ trách Sao và nhi đồng vì mỗi phụ trách Sao dự thi phải <br />
thể hiện bằng việc trực tiếp điều khiển với nhi đồng. Đây cũng là một dịp cho <br />
các em học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tạo ra một không khí thi đua sôi nổi <br />
trong phong trào Đội và nhi đồng của Liên đội, hội thi phụ trách Sao giỏi, cần <br />
tổ chức cho các em vào học kỳ II, thi trong từng khối lớp, thi toàn trường, với <br />
hội thi này cần đề ra những yêu cầu mà mỗi phụ trách Sao giỏi phải đạt được <br />
đó là:<br />
+ Có nhận thức tốt về công tác nhi đồng, hiểu biết về tổ chức nhi đồng; <br />
tâm lý nhi đồng, biết phương pháp sinh hoạt với nhi đồng, biết xử lý tình <br />
huống trong sinh hoạt với nhi đồng.<br />
+ Có kỹ năng tổ chức sinh hoạt sao, biết thiết kế một buổi sinh hoạt <br />
Sao theo chủ điểm và hướng dẫn sinh hoạt Sao theo đúng chủ điểm đó, tạo <br />
được buổi sinh hoạt phong phú, hấp dẫn.<br />
+ Có một năng khiếu nào đó: Hát, múa, kể chuyện trò chơi…<br />
Ngoài hình thức và phương pháp bồi dưỡng Tổng phụ trách cần cung <br />
cấp cho các em : <br />
+ Sách, báo nhi đồng<br />
+ Chương trình rèn luyện Đội viên dự bị<br />
+ Băng, nhạc để tập hát, múa …<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Để làm tốt công tác chỉ đạo phụ trách sao, cần lưu ý đến cơ sở vật chất. <br />
Cần xây dựng phòng sinh hoạt truyền thống để các em tham gia sinh hoạt. <br />
Nếu chưa có phòng chức năng thì phải có được sân sạch sẽ, cho bóng mát, <br />
chọn vị trí sinh hoạt đủ rộng, thoáng, mát để tránh nắng và mưa gió khi điều <br />
kiện thời tiết không thuận lợi.<br />
Để hoạt động sinh hoạt Sao đạt kết quả tốt và thường xuyên, cần <br />
thành lập lực lượng bồi dưỡng phụ trách Sao và có sự phối nhịp nhàng giữa:<br />
+ Tổng phụ trách Đội.<br />
+ Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy học, giáo viên hát nhạc.<br />
+ Ban chỉ huy liên, chi Đội.<br />
Trong quá trình bồi dưỡng cho các em cần được sự hỗ trợ của Tổng phụ <br />
trách đội, các cô giáo chủ nhiệm cũng như Ban giám hiệu nhà trường tạo điều <br />
kiện, thúc đầy cùng làm tốt phong trào công tác Đội để công tác Phụ trách sao <br />
đạt hiệu quả tốt.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
13<br />
Trong công tác chỉ đạo hoạt động Sao nhi đồng các biện pháp và giải <br />
pháp đưa ra cần cụ thể, rõ ràng. Là một trường có đông học sinh và giáo viên <br />
người đồng bào dân tộc thiểu số, Trước hoàn cảnh thực tế của trường tiểu <br />
học Võ Thị Sáu thì các giải pháp và biện pháp đã đưa ra nhằm giải quyết được <br />
những tình thế khó khăn về công tác Phụ trách sao nhi đồng đặt ra. Chúng có <br />
mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau để làm nên thành công của đề <br />
tài.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
* Kết quả khảo nghiệm <br />
Qua công tác chỉ đạo hoạt động Phụ trách sao nhi đồng, tôi đã trực tiếp <br />
phỏng vấn Tổng phụ trách đội, giáo viên phụ trách lớp nhi đồng và các em học <br />
sinh, kết quả như sau :<br />
95 % nhi đồng mạnh dạn, cởi mở hơn sau các buổi sinh hoạt<br />
100% phụ trách sao nắm được quy trình và nội dung một buổi sinh <br />
hoạt sao.<br />
100% nhi đồng được giáo dục đạo đức trong các buổi sinh hoạt sao.<br />
100% nhi đồng đạt kết quả học tập tốt hơn sau khi được sinh hoạt.<br />
Tỉ lệ học sinh nghỉ học giảm hẳn.<br />
Số liệu cụ thể khảo nghiệm như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học Tổng số PTSG SNĐCN NĐ Hiểu biết NĐ bỏ <br />
nhi đồng mạnh về SNĐ học<br />
dạn,tự <br />
tin<br />
<br />
20142015 226 14/25 185 168 185 2<br />
56% 82% 74% 82% 0,9%<br />
<br />
<br />
20152016 226 20/25 226 214 226 0<br />
(tháng2/2016) 80% 100% 95% 100%<br />
<br />
14<br />
( Chú thích: PTSG: Phụ trách sao giỏi; SNĐCN: Sao nhi đồng chăm ngoan)<br />
<br />
<br />
* Giá trị khoa học <br />
Công tác nhi đồng thực sự đã được nhà trường quan tâm tạo điều kiện <br />
để các em có cơ hội thể hiện những khả năng của mình, tạo ra một lớp người <br />
mới năng động, sáng tạo và là chủ nhân tương lai của đất nước.<br />
<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
cần nghiên cứu.<br />
Công tác chỉ đạo hoạt động sao nhi đồng đã đóng góp không nhỏ cho <br />
chất lượng dạy học. Trong những năm làm quản lý, bản thân rất chú trọng về <br />
công tác Đội và sinh hoạt sao nhi đồng, đội ngũ giáo viên và phụ trách sao nhi <br />
đồng đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tổng Phụ trách Đội Nguyễn Hữu Thọ đạt <br />
TPT Đội giỏi cấp huyện. Phong trào hoạt động sao nhi đồng hoạt động tích <br />
cực và có chiều sâu; Năm học 20152016 (tháng 2) liên đội tổ chức hội thi, 20 <br />
em đạt phụ trách sao giỏi cấp trường, 2 em xuất sắc đó là em Nguyễn Trần <br />
Mỹ Uyên (5A) và em HTrang Niê (4A); 226/226 em sao nhi đồng lớp 1,2 đạt <br />
Nhi đồng chăm ngoan. Đội ngũ phụ trách nhi đồng được tập huấn và nắm <br />
chắc về kỹ năng sinh hoạt sao nhi đồng. Tình trạng học sinh nghỉ học giảm <br />
dần. Số học sinh nhút nhát được cải thiện rõ rệt, học sinh đồng bào dân tộc <br />
thiểu số hòa đồng hơn, các em đã tự tin sinh hoạt trong tập thể, bước đầu các <br />
em biết giao tiếp, các em đã bộc bạch những suy nghĩ của mình với các anh chị <br />
phụ trách, với thầy cô giáo.<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Qua những năm làm công tác quản lý chỉ đạo hoạt động Đội và sao nhi <br />
đồng, tôi đã rút ra kết luận sau:<br />
Một trường được đánh giá là mạnh khi công tác phong trào mạnh và <br />
hiệu quả. Để có phong trào mạnh không thể không nói đến hoạt động Đội và <br />
Sao nhi đồng mà Sao nhi đồng là nền tảng. Vậy để Sao nhi đồng hoạt động <br />
tốt, phải có một đội ngũ Phụ trách sao giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn <br />
luyện nghiệp vụ thường xuyên. <br />
Hoạt động phụ trách sao là một công tác khoa học là vấn đề sư phạm <br />
cần phải được thực hiện nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư theo <br />
hệ thống của các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của các <br />
<br />
<br />
15<br />
em nhi đồng và của xã hội. Phải xác định phụ trách Sao thực chất là một cán <br />
bộ giáo dục, một tiểu giáo viên của Đội.<br />
Công tác Sao nhi đồng là phương thức giáo dục và tự giáo dục đối với <br />
các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết cách tổ chức quản lý với một <br />
hoạt động tập thể, biết tôn trọng công việc mình làm và đem lai những hiểu <br />
biết cũng như kinh nghiệm trong giao tiếp, phát huy được tính chủ động sáng <br />
tạo, hình thành các kĩ năng tự giao tiếp, tự phục vụ.<br />
Giúp cho đội ngũ tổng phụ trách, đội ngũ giáo viên nhận thức tốt vấn <br />
đề phụ trách Sao, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhi đồng sinh hoạt, đến <br />
với các em bằng tình thương và trách nhiệm, luôn động viên uốn nắm kịp thời <br />
bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc chắn hiệu quả công tác tốt hơn, góp <br />
phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và củng cố nền nếp nhà trường. <br />
Giúp các em học tập hiệu quả hơn từ đó chất lượng giáo dục toàn diên được <br />
nâng cao.<br />
2. Kiến nghị <br />
* Đối với giáo viên : <br />
Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác sinh hoạt sao nhi đồng, coi đó <br />
là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục không thể tách rời với <br />
hoạt động học tập.<br />
* Đối với các cấp có thẩm quyền :<br />
Phụ trách sao thường sinh hoạt ngoài trời do vậy sân chơi bãi tập đảm <br />
bảo cho các em sinh hoạt chỉ có ở các trường chuẩn quốc gia, số còn lại chỉ là <br />
tạm bợ, không phù hợp đề nghị nhà trường và các cấp có thẩm quyền như <br />
UBND xã và PGD huyện KrôngAna hỗ trợ kinh phí xây dựng sân chơi bãi tập <br />
phù hợp, sạch sẽ cho các em sinh hoạt ở cả các phân hiệu ; xây một phòng Đội <br />
riêng biệt để xây dựng phòng truyền thống Đội.<br />
Ea Bông, ngày 28 tháng 2 năm 2016<br />
Người viết đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
...................................................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
……………………………………………………………………………………...<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
TÁC GIẢ<br />
STT TÊN TÀI LIỆU<br />
( CƠ QUAN PHÁT HÀNH)<br />
<br />
<br />
<br />
1 Người phụ trách thiếu nhi cần biết Nhà xuất bản Thanh <br />
niên Hà Nội 2001<br />
<br />
<br />
<br />
2 Sổ tay phụ trách Đội Hội đồng đội Trung <br />
ương<br />
<br />
<br />
<br />
3 Sổ tay nhi đồng Hội đồng đội Trung <br />
ương<br />
<br />
<br />
<br />
4 Tạp chí Người phụ trách TW Đoàn TNCS Hồ Chí <br />
Minh<br />
<br />
<br />
<br />
5 Tài liệu tập huấn các năm làm TPT Đội HĐĐ huyện, Tỉnh Đoàn, <br />
TW Đoàn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />