MỤC LỤC<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................2<br />
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .............................................................3<br />
a. Mục tiêu ....................................................................................................3<br />
b. Nhiệm vụ...................................................................................................3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................4<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................5<br />
II. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................5<br />
1.Cơ sở lý luận .............................................................................................6<br />
2. Thực trạng ...............................................................................................6<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn..............................................................................6<br />
Thuận lợi .....................................................................................................7<br />
Khó khăn.......................................................................................................8<br />
2.2 Thành công, hạn chế..............................................................................8<br />
* Thành công..................................................................................................8<br />
* Hạn chế ....................................................................................................9<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.............................................................................9<br />
* Mặt mạnh...................................................................................................9<br />
*Mặt yếu. ....................................................................................................9<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động ..............................................9<br />
* Nguyên nhân của thành công....................................................................9<br />
* Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém .....................................................10<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra......10<br />
3. Giải pháp, biện pháp...............................................................................11<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ....................................................11<br />
* Mục tiêu của giải pháp ............................................................................11<br />
* Mục tiêu của biện pháp...........................................................................11<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. .................11<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp ..................................25<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp......................................25<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. .25<br />
Kết quả khảo nghiệm...............................................................................25<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu......................................................................................................26<br />
1<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.....................................................................27<br />
1.Kết luận:....................................................................................................27<br />
2.Kiến nghị: ..................................................................................................27<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
Năm học 2014 2015 ngành Giáo dục và Đào tạo có nhiều giải pháp học <br />
tập, quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, nội dung đổi mới <br />
được thực hiện từ Bộ GDĐT cho tới mỗi cơ sở giáo dục; từ đổi mới công tác <br />
quản lý, dạy học, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, hình thức sinh hoạt <br />
chuyên môn và đặc biệt là đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá, nhận xét <br />
học sinh. Đối với bậc Tiểu học, việc đổi mới cách đánh giá học sinh được <br />
thể hiện theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT BGDĐT ngày 28/8/2014 của <br />
Bộ trưởng. Đây cũng là nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo người <br />
dân, báo chí cũng như ngành Giáo dục và Đào tạo.<br />
<br />
Việc đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT BGDĐT đòi hỏi người giáo <br />
viên phải điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy <br />
học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình dạy học và kết thúc mỗi giai <br />
đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học <br />
sinh để động viên khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua <br />
của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra nhận định phản ánh đúng những <br />
ưu điểm nổi bật, những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời <br />
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện năng lực, <br />
phẩm chất của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.<br />
<br />
Công cuộc đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới về phương pháp <br />
dạy học, việc đổi mới cách quản lý, chỉ đạo, đổi mới về cách đánh giá học <br />
sinh. Việc đổi mới cách đánh giá học sinh sát với tình hình thực tế đối tượng <br />
học sinh và thực hiện có hiệu quả cũng luôn đồng hành với nhu cầu giáo dục <br />
hiện nay. <br />
<br />
Bản thân là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và là người trực tiếp <br />
quản lý nhiều mặt hoạt động của giáo viên và học sinh các khối lớp. Là <br />
những người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và kết quả giảng dạy của <br />
giáo viên, kết quả học tập của học sinh.<br />
<br />
Tuy vậy trong thực tiễn quản lý chuyên môn ở trường Tiểu học Lê Hồng <br />
Phong, việc chỉ đạo giáo viên và các tổ trưởng tổ chuyên môn thực hiện <br />
<br />
3<br />
việc đổi mới trong việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT <br />
BGDĐT vẫn còn nhiều chỗ chưa tốt, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều <br />
khó khăn.<br />
<br />
Mặc dù thực tế của nhà trường cho thấy việc thực hiện đánh giá học <br />
sinh theo Thông tư 30/2014/TT BGDĐTcủa giáo viên ở các tổ chuyên môn có <br />
sự chênh lệch, việc bồi dưỡng giáo viên, sự quan tâm tổ trưởng, lãnh đạo <br />
nhà trường còn có những mặt hạn chế, tiềm năng của một số giáo viên chưa <br />
cao. Song tôi nghĩ rằng nếu biết phát huy những thuận lợi, tháo gỡ khó khăn <br />
để hiểu rõ việc đánh giá học sinh có hiệu quả, nghiên cứu kỹ nội dung <br />
Thông tư 30/2014/TT BGDĐT, tìm ra những giải pháp phù hợp để có sự <br />
đồng nhất ở tất cả các tổ khối trong công tác đánh giá thì kết quả đạt được <br />
sẽ khả quan hơn. <br />
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một vài kinh nghiệm chỉ đạo đổi mới <br />
trong việc thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/BGDĐT <br />
ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
a. Mục tiêu <br />
Nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao năng lực sư phạm <br />
cho giáo viên, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy và thực <br />
hiện nhiệm vụ.<br />
Giúp cho giáo viên hiểu sâu hơn về việc đổi mới phương pháp dạy học, <br />
đổi mới cách đánh giá học sinh toàn diện. Từng bước đổi mới trong giáo dục, <br />
đổi mới sư phạm một cách vững chắc đáp ứng yêu cầu với việc dạy học <br />
hiện nay. <br />
Hiểu rõ mục đích của việc đánh giá học sinh mới là từng bước xây dựng <br />
văn hóa trong nhà trường và ngoài cộng đồng xã hội.<br />
Nhằm giải quyết những vấn đề mới và khó, những tình huống sư phạm, <br />
thực hiện tốt chương trình và đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học.<br />
Tăng cường tính hợp tác của giáo viên, học sinh, phụ huynh, phát huy <br />
tinh thần giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau tháo gỡ <br />
những khó khăn trong quá trình thực hiện. <br />
<br />
<br />
4<br />
Giúp giáo viên nhận ra những hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp <br />
thời. Tạo mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh và gia đình phụ huynh trở nên <br />
gần gũi, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau. <br />
b. Nhiệm vụ<br />
Điều tra thực trạng việc thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số <br />
30/2014/TT BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục <br />
– Đào tạo trong nhà trường.<br />
Tìm ra một số biện pháp đổi mới phù hợp để chỉ đạo đội ngũ giáo viên <br />
thực hiện đạt hiệu quả. <br />
Thiết lập và xây dựng được quy trình để từng bước xây dựng cách thức <br />
đánh giá học sinh theo cách mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và sự phát <br />
triển về năng lực, phẩm chất, chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học. Tạo sự <br />
bền vững về giáo dục trong nhà trường.<br />
Thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được <br />
mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận, <br />
những biện pháp khả thi.<br />
Nghiên cứu đề tài nhằm giải quyết những khó khăn tồn tại trong công <br />
tác đánh giá, tạo động lực thúc đẩy chất lượng dạy và học. Đây chính là mục <br />
tiêu, nhiệm vụ mà tôi trình bày.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ giáo viên đổi mới trong <br />
việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/ TT BGDĐT. Tìm ra <br />
phương pháp đổi mới đánh giá phù hợp có hiệu quả để nâng cao chất lượng <br />
dạy và học trong nhà trường.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn đội <br />
ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên, thực hiện việc đánh giá học <br />
sinh theo Thông tư số 30/2014/ TT BGDĐT. của trường Tiểu học Lê Hồng <br />
Phong – Xã Eana Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk. Năm học 2014 – 2015<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Phương pháp điều tra, phóng vấn: Điều tra, phóng vấn thu thập thông <br />
tin về số liệu, chất lượng học của học sinh và dạy của giáo viên trong <br />
những năm trước.<br />
Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng, thực tế về công tác chỉ đạo, <br />
quá trình thực hiện việc đánh giá học sinh thường xuyên và định kỳ của giáo <br />
viên và học sinh.<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá. <br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu sách báo, tài liệu có liên quan <br />
đến công tác đánh giá học sinh. Cụ thể Thông tư số 30/2014/TT BGDĐT<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
Năm học 2014 2015 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 29<br />
NQ/TW của BCH TW Đảng (Khóa XI) về “ Đổi mới căn bản, toàn diện <br />
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong <br />
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc <br />
tế”, trong đó phát triển phẩm chất, năng lực của người học là một trong <br />
những nhiệm vụ mà Nghị quyết đề ra. Và thực tế cho thấy, sản phẩm cuối <br />
cùng của giáo dục đào tạo chính là chất lượng người học có đáp ứng được <br />
yêu cầu nhân lực cho xã hội hay không. <br />
<br />
Theo quan niệm hiện nay, mục đích chính của đánh giá hoạt động học <br />
sinh là nhằm góp phần bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy cần <br />
có các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học <br />
tập, rèn luyện của học sinh, tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh học tập, <br />
rèn luyện để hình thành phát triển phẩm chất, năng lực.<br />
<br />
Như vậy khái niệm nội dung “ đánh giá” hiện nay đã phát triển hơn so <br />
với trước đây. Thông tư 32/2009 BGDĐT về việc ban hành Quy định đánh <br />
giá và xếp loại học sinh tiểu học còn rất hạn chế về tác dụng giúp đỡ học <br />
sinh vì chỉ quy định đánh giá kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được trong <br />
6<br />
từng giai đoạn. Do vậy Thông tư 32/2009 BGDĐT đã không còn phù hợp <br />
trong việc chỉ đạo dạy và học theo định hướng đổi mới. Vậy nên việc thực <br />
hiện Thông tư 30/2014 BGDĐT để phù hợp với xu thế phát triển và đường <br />
lối chỉ đạo trong giai đoạn mới.<br />
<br />
Đổi mới việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT BGDĐT <br />
là nhằm kịp thời tháo gỡ những áp lực cho học sinh trong học tập và có giải <br />
pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường, địa <br />
phương. Đây là một trong các hình thức rèn luyện năng lực, phẩm chất, tính <br />
mạnh dạn, tự tin cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng học tập và kỹ năng <br />
sống cho các em, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học. <br />
Đây là một trong các hình thức bồi dưỡng giáo viên. Tạo mối quan hệ chia sẻ, <br />
học tập, giúp đỡ nhau giữa cán bộ quán lý và giáo viên, giữa giáo viên và học <br />
sinh, phụ huynh và cộng đồng. Đồng thời tạo cơ hội để mỗi cán bộ giáo viên <br />
được phát huy khả năng, sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao <br />
chất lượng giáo dục, phát huy tình yêu thương, quan tâm sát sao học sinh, tâm <br />
huyết với nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo <br />
dục tiểu học. Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc ban hành Thông tư <br />
30/2014/TTBGDĐT nhằm điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ <br />
chức hoạt động dạy học trên lớp, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình <br />
và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó kịp thời phát hiện <br />
những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên kích lệ và phát hiện những <br />
hạn chế của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình học tập, rèn <br />
luyện của học sinh, giảm áp lực đối với học sinh tiểu học, góp phần đổi mới <br />
nền giáo dục nước ta hiện nay.<br />
<br />
Vậy làm thế nào để qua mỗi tiết dạy, mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn <br />
cấp tổ, cấp trường, cấp cụm, từng giáo viên sẽ học tập được một điều gì <br />
hữu ích cho chuyên môn nghiệp vụ của mình trong việc thực hiện đánh giá <br />
học sinh theo cách mới này. <br />
<br />
7<br />
Với vấn đề này trường Tiểu học Lê Hồng Phong, đã triển khai việc <br />
đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/ TT BGDĐT trong năm <br />
2014 – 2015 đạt hiệu quả.<br />
<br />
2. Thực trạng <br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi <br />
Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục – Đào tạo huyện Krông <br />
Ana trong hai năm gần đây trường đã thực hiện đánh giá thường xuyên qua <br />
các hình thức ghi điểm kết hợp với đánh giá bằng nhận xét, đánh giá thường <br />
xuyện bằng nhận xét.<br />
Trường tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam <br />
(VNEN) đối với các khối lớp 2,3,4,5. Thực hiện theo công văn số <br />
5737/BGDĐT GDTH V/v Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô <br />
hình trường học mới Việt Nam. Ngày 21/8/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo dục <br />
Đào tạo, không cho điểm mà chỉ ghi nhận xét đối với các học sinh trong lớp, <br />
quá trình đó giúp học sinh tiếp cận TT30/2014 –TT/BGDĐT một cách tương <br />
đối dễ dàng.<br />
Những học sinh có học lực yếu hơn không bị áp lực, tự ti, một mặt nào <br />
đó các em được khích lệ và động viên giúp các em có hướng phấn đấu vươn <br />
lên trong học tập.<br />
Giáo viên và phụ huynh quan tâm đến học sinh nhiều hơn. Học sinh <br />
được phát triển một cách toàn diện, tăng sự gắn kết giữa gia đình với nhà <br />
trường trong đánh giá, không có sự phân biệt giữa học sinh khá, giỏi, trung <br />
bình, yếu. Học sinh không bị mặc cảm, áp lực về điểm số, giáo viên kịp thời <br />
phát hiện tiến bộ của học sinh để động viên khích lệ và phát hiện những hạn <br />
chế hướng dẫn giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập đánh giá theo <br />
TT30/2014TT/BGDĐT thực sự mang tính nhân văn, đánh giá vì sự tiến bộ <br />
của học sinh.<br />
<br />
8<br />
Đánh giá bằng nhận xét sẽ công nhận kết quả và chỉ ra cho học sinh <br />
chỗ nào học sinh làm đúng, chỗ nào học sinh làm còn thiếu, chưa đúng để học <br />
sinh còn có hướng khắc phục và cố gắng, giáo viên có biện pháp hỗ trợ để bù <br />
đắp chỗ trống chứ không phủ định hoàn toàn kết quả bài làm của học sinh <br />
như chỉ đánh giá chỉ bằng điểm số.<br />
* Khó khăn<br />
Nhiều giáo viên chưa biết cách nhận xét nên mất nhiều thời gian ghi lời <br />
nhận xét thường xuyên vào sổ học sinh vào sổ theo dõi chất lượng, những lời <br />
nhận xét rất dễ trùng lặp. Nhiều giáo viên phải tranh thủ nhận xét trong giờ <br />
giải lao, ngày nghỉ trong tuần và cả ở nhà. Mặt khác, thời gian ghi nhận xét <br />
học sinh làm ảnh hưởng đến thời gian dành cho việc nghiên cứu bài, làm đồ <br />
dùng dạy học và nhất là thời gian phụ đạo cho đối tượng học sinh yếu, từ đó <br />
làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học sinh.<br />
<br />
Khi triển khai TT30/2014TTBGDĐT tại thời điểm học kì một về <br />
phần giáo viên còn lúng túng khi phải chọn câu từ, lời lẽ để nhận xét phù <br />
hợp với học lực từng em. Việc thay đổi cách đánh giá học sinh chiếm nhiều <br />
thời gian của giáo viên.<br />
<br />
Tâm lý của phụ huynh học sinh không thích là cách nhận xét vì không <br />
biết con mình ở mức độ nào nên chưa quan tâm nhiều đến việc nhân xét, chưa <br />
khuyến khích được cha mẹ học sinh tham gia đánh giá như yêu cầu của <br />
TT30/2014 BGDĐT.<br />
<br />
2.2 Thành công, hạn chế<br />
<br />
* Thành công<br />
<br />
Giáo viên biết điều chỉnh, đổi mới phương pháp hình thức tổ chức hoạt <br />
động dạy học. hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi <br />
giai đoạn dạy học, giáo dục, kịp thời phát hiện những cố gắng tiến bộ của <br />
học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những điểm khá của học sinh <br />
<br />
9<br />
để hướng dẫn, giúp đỡ đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và <br />
những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất <br />
lượng hiệu quả hoạt động học tập rèn luyện của học sinh, góp phần thực <br />
hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.<br />
<br />
Học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá, tự học, tự điều <br />
chỉnh cách học, giáo tiếp hợp tác, có kiến thúc học tập và rèn luyện để tiến <br />
bộ.<br />
<br />
Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và <br />
kết quả học tập rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm <br />
chất của con em mình, tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động <br />
giáo dục học sinh.<br />
<br />
Cán bộ quản lý kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương <br />
pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả.<br />
<br />
* Hạn chế <br />
<br />
Sự hợp tác của đội ngũ giáo viên trong quá trình nghiên cứu đề tài chưa <br />
cao. Nhiều giáo viên (GV) trực tiếp đứng lớp cho rằng, việc thực hiện <br />
TT30/2014TT/BGDĐT còn gây áp lực cho GV, không phát huy được động <br />
lực của học sinh.<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Chỉ đạo kịp thời việc đổi mới trong đánh giá học sinh của toàn trường.<br />
Mạnh dạn tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề về cách đánh giá ở <br />
trường, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm, cấp <br />
huyện…<br />
Đội ngũ tổ khổi trưởng và giáo viên côt cán nhiệt tình, năng động, hiểu <br />
rõ tầm quan trọng của việc đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư <br />
30/2014/TT BGDĐT.<br />
<br />
10<br />
Mặt yếu. <br />
Điều 7: TT30/2014/TT BGDĐT nêu rõ về nội dung và cách thức đánh <br />
giá học sinh tiểu học “Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ <br />
và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động <br />
giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.<br />
Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá <br />
và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham <br />
gia đánh giá của cha mẹ học sinh.<br />
<br />
Nhưng thực tế ở vùng dân cư nơi trường đóng phần lớn là dân làm <br />
nông, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 1/3 dân số. Vì vậy giáo viên <br />
thực sự khó khăn trong việc kết hợp với phụ huynh để đánh giá học sinh theo <br />
tinh thần TT30/2014TT/BGDĐT phần lớn phụ huynh đứng ngoài cuộc.<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
* Nguyên nhân của thành công<br />
Bản thân tôi thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng phân công một <br />
cách nghiêm túc, thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính <br />
năng động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo thực hiện.<br />
Giáo viên tư duy để ghi lời nhận xét phù hợp với từng đối tượng hoc <br />
<br />
sinh, chứa đựng cả ưu điểm, hạn chế và biện pháp hỗ trợ đối với từng học <br />
sinh ở từng môn học trong từng ngày, từng tuần, từng tháng. <br />
Sử dụng tối đa các phương pháp nghiên cứu đề tài, nhận được sự hợp <br />
tác của đội ngũ khối trưởng và một số giáo viên có kinh nghiệm trong công <br />
tác đánh giá.<br />
* Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém <br />
Phần đa giáo viên chưa quen với cách nhận xét bằng lời mà không ghi <br />
điểm.<br />
Một số giáo viên đang còn nghèo nàn về vốn từ để nhận xét cho phù <br />
hợp với đối tượng học sinh.<br />
<br />
11<br />
Một số giáo viên khác chưa nhiệt tình, tâm huyết với học sinh và cách <br />
đánh giá mới này.<br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Xét trong phạm vi thực trạng thì trong quá trình thực hiện đã có những <br />
mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế, với những mặt hạn chế trên là <br />
cơ sở để tôi tìm ra những biện pháp để khắc phục những mặt khó khăn, yếu <br />
kém mà đề tài đang đề cập đến. <br />
<br />
Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá học <br />
sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT BGDĐT bước đầu hình thành các <br />
năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh như: năng lực tự học, giao tiếp, <br />
hợp tác, tự trọng, tự tin, tính kỉ luật...Tuy nhiên, khi thực hiện đánh giá theo <br />
Thông tư 30/2014/TT BGDĐT, nhất là ở hai nội dung năng lực và phẩm chất, <br />
giáo viên nhà trường thường gặp những khó khăn như: khó khăn trong các <br />
bước thực hiện; khó khăn trong việc xác định các biểu hiện chính giúp cho <br />
việc nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh tiểu học; khó khăn <br />
trong việc đưa ra nhận định; cách ghi nhật ký đánh giá của giáo viên và nhật <br />
ký tự đánh giá đối với học sinh; cách phối hợp với gia đình và cộng đồng, huy <br />
động cả xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh... đặc biệt là <br />
làm thế nào để phát huy việc đánh giá của học sinh và đánh giá của phụ <br />
huynh học sinh, cộng đồng. Nghĩa là giáo viên chưa biết cách ghi nhận xét <br />
như thế nào, đánh giá vào thời điểm nào cho phù hợp; chưa xác định rõ được <br />
các nhóm năng lực để có nhận xét phù hợp hay là chưa xác định rõ cách ghi <br />
mức độ đạt được về kiến thức của học sinh. Một số giáo viên còn chưa linh <br />
hoạt, sáng tạo trong đánh giá. Điều đặc biệt quan trọng là giáo viên chưa biết <br />
việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động như thế <br />
nào để tạo cơ hội cho học sinh hình thành phát triển năng lực phẩm chất.<br />
<br />
Khi thực hiện Thông tư số 30/2014/TT BGDĐT, giáo viên chưa thay <br />
đổi kịp thói quen từ đánh giá bằng điểm sang đánh giá bằng nhận xét; chưa <br />
12<br />
được làm quen với kỹ thuật đánh giá mới nên còn nhiều lúng túng. Qua kiểm <br />
tra hồ sơ, có thể dễ nhận thấy cách ghi nhận xét của một số giáo viên còn <br />
chung chung, chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu về năng lực, <br />
phẩm chất để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.<br />
Nội dung đánh giá năng lực, phẩm chất đối với giáo viên từ trước tới <br />
nay chưa được quan tâm đúng mức. Trong giảng dạy, một bộ phận giáo viên <br />
vẫn chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức lí thuyết, không tạo cơ hội <br />
cho học sinh được học tập thực sự.<br />
Một số giáo viên chưa nắm chắc yêu cầu kỹ năng về sự hình thành và <br />
phát triển về phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học ở từng độ tuổi, từ đó <br />
không đưa ra được nhận định đúng hoặc lời khuyên về cá nhân một học sinh <br />
tiểu học.<br />
Việc đánh giá năng lực, phẩm chất đồng thời cũng đặt ra yêu cầu, <br />
nhiệm vụ cao hơn đối với mỗi giáo viên là phải tổ chức những hoạt động <br />
dạy học và giáo dục phù hợp để hình thành năng lực phẩm chất theo mục tiêu <br />
đề ra,trong khi trình độ năng lực của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn <br />
hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm <br />
huyết với nghề.<br />
<br />
Trong dự giờ đồng nghiệp giáo viên thường chỉ chú ý quan sát việc <br />
dạy của giáo viên, xem giáo viên đó dạy có đủ, đúng kiến thức hay không, <br />
giáo viên dạy như thế nào? Ngôn ngữ ra sao? Có đảm bảo các khâu lên lớp <br />
hay không, phân phối thời gian có hợp ý không. Họ không quan tâm đến việc <br />
thực hiện đánh giá học sinh về cả lời đánh giá trực tiếp với học sinh và ghi <br />
lời nhận xét vào vở của học sinh trong tiết học.<br />
<br />
Điều dễ nhận thấy là giáo viên chưa chú ý rèn học sinh các nền nếp <br />
như: sắp xếp sách vở đồ dùng, cách ăn mặc, chưa quan tâm và tạo cơ hội cho <br />
học sinh được trình bày ý kiến; còn làm thay, làm hộ học sinh nhiều việc. Các <br />
hoạt động trải nghiệm các em mới chỉ tham gia vào khâu thực hiện với một <br />
<br />
13<br />
số lượng nhỏ học sinh trong lớp mà chưa được tham gia từ khâu chuẩn bị, dự <br />
đoán các tình huống nảy sinh và chưa có kết luận đánh giá về hoạt động đó.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
* Mục tiêu của giải pháp <br />
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo cho giáo viên được trao <br />
đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. <br />
<br />
Tác động thực tế đến từng giáo viên và làm thay đổi thực tế việc đổi <br />
mới việc đánh giá học sinh tiểu học.<br />
<br />
Giáo viên hiểu rõ các nội dung cơ bản của đổi mới cách đánh giá để <br />
giáo viên nắm được ưu điểm của việc đổi mới đánh giá theo Thông tư <br />
30/2014/TT BGDĐT; đồng thời, nhận thức rõ đổi mới đánh giá học sinh là <br />
quốc sách quan trọng nhằm thay đổi trong dạy học, tạo ra sự chuyển biến <br />
nhanh hơn, rõ hơn chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục.<br />
* Mục tiêu của biện pháp<br />
Hạn chế thấp nhất những khó khăn mà giáo viên và học sinh đang <br />
gặp phải, tạo động lực thúc đẩy trong công tác giảng dạy, công tác đánh giá <br />
học sinh. <br />
Giúp giáo viên luôn hướng tới trọng tâm công việc, nắm được tác <br />
dụng và phù hợp của việc đổi mới đánh giá học sinh trong nhà trường. <br />
Giáo viên được bồi dưỡng qua các lĩnh vực: Hoạt động giáo dục và <br />
hoạt động dạy học, đánh giá kết quả giáo dục, kết quả dạy và học.<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. <br />
Trong quá trình dạy và học, để nâng cao chất lượng toàn diện cho học <br />
sinh thì việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT BGDĐT ở <br />
trường có rất nhiều nội dung phải đề cập đến. Bản thân tôi trình bày một số <br />
giải pháp sau:<br />
<br />
14<br />
1. Thay đổi nhận thức trong giáo viên và phụ huynh học sinh <br />
<br />
Trước hết “Mỗi giáo viên tiếp tục phải nghiên cứu kỹ Thông tư <br />
30/2014/TT BGDĐT, bằng sự trải nghiệm thực tế của mình, hãy phân tích, <br />
so sánh giữa cách đánh giá cho điểm trước đây, với đánh giá kết hợp cho điểm <br />
định kỳ với đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, để hiểu sâu sắc ý nghĩa, <br />
tính ưu việt của sự thay đổi. Đặc biệt, lý giải cho được vì sao phải đổi mới <br />
đánh giá, nội dung cốt lõi của đánh giá mới là gì và điều quan trọng là nó <br />
mang lại lợi ích gì cho học trò? Bởi việc gì có lợi cho học trò, sẽ được sự ủng <br />
hộ của phụ huynh học sinh và xã hội. Ban đầu triển khai không tránh khỏi <br />
khó khăn, nhưng khó khăn mà giúp học sinh tiến bộ, có hứng thú học tập, học <br />
tốt hơn, thì khó mấy cũng quyết tâm làm. <br />
Hướng dẫn cho giáo viên hiểu rõ ba nội dung đánh giá học sinh Tiểu <br />
học của Thông tư 30/2014 BGDĐT gồm kết quả các môn học và hoạt động <br />
giáo dục, mức độ hình thành năng lực và phát triển phẩm chất . Theo từ điển <br />
Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học nhà xuất bản. Từ điển bách khoa 2007 do <br />
nhóm Ngọc Xuân Quỳnh biên soạn, các từ “ năng lực” và “phẩm chất” được <br />
hiểu như sau.<br />
Năng lực là sức làm ra, phát ra của con người, sự vật, máy móc…<br />
Phẩm chất là tính chất riêng, tốt, xấu của người, sự vật…<br />
Vậy “ năng lực” và “ phẩm chất” vừa riêng lẻ lại vừa bao hàm nhau. Theo <br />
giải nghĩa của từ điển thì năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con <br />
người có khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao <br />
và phẩm chất là cải tạo nên gíá trị con người. Năng lực và phẩm chất là yếu <br />
tố quan trọng tạo nên yếu tố con người. Để giáo viên hiểu rõ vấn đề này tôi <br />
cần phải làm tốt các việc sau:<br />
Tổ chức triển khai nội dung Thông tư 30/2014 BGDĐT đến tận từng <br />
giáo viên trong các cuộc họp chuyên môn thường kỳ và đột xuất. <br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Tổ chức chuyên đề trong khối, toàn trường và tham gia chuyên đề các <br />
cấp một cách tích cực, để giải thích rõ cho đội ngũ giáo viên hiểu rõ và nhận <br />
thức sâu hơn về Thông tư 30/2014 BGDĐT có những ưu điểm như:<br />
Không chấm điểm giảm sức ép đè lên các em hằng ngày.<br />
Nhiều năm gần đây có những bà mẹ quy định với con: “ Chỉ được phép <br />
đạt điểm 9, 10, nếu đạt điểm 5,6 là bị mẹ phạt”. Nhiều phụ huynh quát mắng <br />
con sau các cuộc thi ngay tại trường. Vì vậy người quản lý cần làm cho mỗi <br />
giáo viên phải nắm được rằng: Bỏ chấm điểm thường xuyên để giảm sức ép <br />
HS nhưng TT 30/2014 BGDĐT quy định vẫn chấm điểm bài kiểm tra cuối <br />
học kì.<br />
Không so sánh học sinh này với học sinh khác giúp các em đều vui<br />
Trước đây sau mỗi kỳ, mỗi năm học, giáo viên phải công bố các nhóm <br />
học sinh xếp loại giáo dục: Giỏi; Khá; TB; Yếu, sau đó lại công bố học sinh <br />
Giỏi, học sinh Tiên tiến. Đây là cách phân loại học sinh chung cho tất cả các <br />
cấp học, việc này không đúng với học sinh các cấp học có lứa tuổi khác nhau.<br />
Nay thực hiện Thông tư 30/2014 BGDĐT tất cả học sinh đều vui bởi <br />
lẽ. Các em đã cố gắng hết mình rồi, nhất là những học sinh tiếp thu chậm <br />
thầy cô vừa rèn, bản thân các em rất cố gắng dù chỉ được 2 chữ “ Hoàn <br />
thành” nhưng kết quả đó của các em vẫn được trân trọng. Cuối năm học các <br />
em vẫn có thể được khen thưởng vì sự cố gắng và tiến bộ vượt bậc.<br />
Học sinh tiểu học thoát được 2 chữ “ Hạnh kiểm”<br />
Theo Từ điển tiếng Việt của NXB Từ điển bách khoa 2007, hạnh <br />
kiểm có nghĩa là phẩm chất đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối <br />
xử với mọi người. Đã nói hạnh kiểm thì lại có hạnh kiểm tốt và hạnh kiểm <br />
không tốt. <br />
Vậy mà bao năm nay chúng ta cứ đánh giá hạnh kiểm, tức là đánh giá <br />
đạo đức của các em.<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Nay nhờ Thông tư 30/2014 học sinh Tiểu học Việt Nam không còn bị <br />
người lớn đánh giá phẩm chất, đạo đức nữa.<br />
Từ đó mỗi giáo viên có cơ sở trong việc giải thích và tuyên truyền rộng <br />
rãi cho phụ huynh học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiết học có sự đánh giá theo Thông tư 30/2014<br />
2. Làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với cha mẹ <br />
học sinh <br />
Để thực hiện tốt công tác này tôi hướng dẫn giáo viên thực hiện như <br />
sau:<br />
+ Thông qua các cuộc họp, hội nghị<br />
Tổ chức các cuộc họp phụ huynh vào đầu năm thành lập hội cha mẹ <br />
học sinh gồm có đại diện phụ huynh trường của các lớp thông qua nội dung, <br />
yêu cầu hội cha mẹ học sinh cùng thực hiện. <br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Căn cứ vào kế hoạch năm học, ké hoạch từng tháng đã được nhà <br />
trường xây dựng thông qua hội cha mẹ học sinh và xin ý kiến.<br />
Nhà trường thông báo và thống nhất với các bậc cha mẹ về nội quy, <br />
quy định của nhà trường để phối hợp thực hiện.<br />
Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với cha mẹ học sinh theo dõi quá tình <br />
học tập của con em, sơ kết rút kinh ngiệm thường xuyên và có biên bản nhật <br />
ký ghi lại những tồn tại để có hướng khắc phục.<br />
Kết hợp tuyên truyền ở các cuộc họp phụ nữ, họp thôn, buôn tận dụng <br />
khoảng thời gian thuận lợi lựa chọn nội dung, trình bày kiến thức đánh giá <br />
học sinh, sử dụng những kinh nghiệm của bản thân để giới thiệu với các bậc <br />
phụ huynh một số mẹo nhỏ trong việc hình thành thói quen, kỹ năng cho học <br />
sinh. Trong quá trình trò chuyện, trao đổi lựa chọn những mẫu chuyện, những <br />
tình huống có thực trong cộng đồng để điều chỉnh những nhận thức lệch lạc <br />
của các bậc cha mẹ trong chăm sóc giáo dục con em.<br />
Ví dụ: Học sinh tham gia tưới cây, chơi với cát, nước, bố mẹ quát <br />
mắng không cho chơi, hoặc học sinh chơi trò chơi sáng tạo có sử dụng các <br />
vật như pin tiểu, mô tơ, bóng điện nhỏ, cánh quạt nhựa nhỏ . . . để tạo ra gió, <br />
ánh sáng vvv thì bố mẹ không cho chơi còn quát tháo con.<br />
Khi trò chuyện với các bậc cha mẹ cần phải tạo không khí cởi mở, <br />
chân tình và tự nhiên, giải thích những gì họ còn băn khoăn, chưa rõ. Giáo viên <br />
phải hết sức tôn trọng việc nuôi dạy con của các bậc cha mẹ dù là nhỏ, cần <br />
có cử chỉ thân mật đúng mực tạo cho khoảng cách giữa cô giáo và cha mẹ <br />
gần gũi hơn. Luôn tỏ ra thông cảm, không được ra lệnh, lời khuyên phải cụ <br />
thể. Khuyến khích các bậc cha mẹ có nhiều kinh ngiệm nuôi dạy con, cùng <br />
trình bày ý kiến của mình để phá đi các thói quen, tập quán, lạc hậu của một <br />
số người chăm sóc giáo dục con.<br />
Cần tăng cường làm rõ ba nội dung đánh học sinh Tiểu học trong phụ <br />
huynh, cộng đồng về ý nghĩa, tính nhân văn của cách đánh giá mới. Giúp cha <br />
mẹ học sinh thay đổi thói quen mỗi khi trẻ đi học về hỏi: “Hôm nay con được <br />
18<br />
điểm mấy?” sang cách quan tâm khác “Ở trường hôm nay có gì vui không?”; <br />
“Hôm nay con tham gia học tập, hoạt động nào?”; “Con giúp đỡ bạn được <br />
những việc gì?”; “Ở trường con tự làm được những nhiệm vụ gì?”...<br />
Việc phối hợp với cha mẹ học sinh không chỉ giúp giáo viên có thêm <br />
nguồn thông tin bổ ích khi đánh giá các năng lực, phẩm chất mà còn gắn kết <br />
trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình.<br />
Thay đổi thói quen từ cách đánh giá từ chấm điểm sang nhận xét là việc <br />
khó, do vậy nhà trường cần có những buổi sinh hoạt chuyên đề để giáo viên <br />
có thời gian trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh tuyên truyền việc đánh giá học sinh theo Thông tư <br />
30/2014 BGDĐT đến cha mẹ học sinh và cộng đồng<br />
Ngoài việc tổ chức các buổi họp phụ huynh thì giáo viên có thể trao đổi <br />
thường xuyên với phụ huynh qua điện thoại, hoặc tranh thủ găp mặt phụ <br />
huynh những lúc họ đi đón con em, hoặc trên đường họ đi làm về.<br />
Phối kết hợp với địa phương thôn, buôn lồng ghép việc triển khai nội <br />
dung đổi mới đánh giá học sinh trong buổi họp thôn, buôn. Hiện nay cũng có <br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
rất nhiều phụ huynh sử dụng Zalo nên giáo viên có thể tranh thủ thời gian <br />
buổi tối lên Zalo cùng trao đổi với họ. <br />
Căn cứ nội dung bài học giáo viên thông báo với các bậc phụ huynh để <br />
kết hợp.<br />
Yêu cầu bố mẹ cùng hỗ trợ một số đồ dùng có nội dung về bài học<br />
<br />
Tổ chức một số tiết dạy yêu cầu có sự tham gia của phụ huynh học <br />
sinh, để phụ huynh nắm được cách dạy, cách học, cách đánh giá nhận xét của <br />
giáo viên và học sinh trong tiết học. Từ đó các phụ huynh cùng có sự chia sẻ <br />
cùng học sinh và giáo viên.<br />
Ví dụ: Dạy về chủ điểm nghề nghiệp<br />
<br />
Yêu cầu bố mẹ cung cấp cho học sinh những thông tin về nghề nghiệp <br />
của bố mẹ và người thân trong gia đình.<br />
<br />
Trò chuyện với con em những sản phẩm, công cụ đặc trưng của một <br />
số nghề.<br />
<br />
Cho trẻ xem phim, xem ti vi giải thích cho trẻ về các nghề qua đó giáo <br />
dục cho các em biết tôn trọng và yêu quý sản phẩm và các nghề đã tạo ra.<br />
<br />
Yêu cầu bố mẹ đóng góp tranh ảnh, sách báo, băng đĩa, giới thiệu các <br />
ngành nghề trong xã hội. <br />
Phối kết hợp với bố mẹ kiểm tra đánh giá học sinh qua các chủ điểm. <br />
trước khi kết thúc một chủ điểm lựa chọ thời điểm thích hợp tổ chức mời bố <br />
mẹ cùng tham gia<br />
<br />
3. Cách thức đánh giá có sự phối kết hợp<br />
<br />
Để có được bộ hồ sơ là minh chứng của sự tiến bộ trong quá trình và <br />
kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, đồng thời là phương tiện liên lạc <br />
giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và gia đình học sinh, giáo viên cần thu <br />
thập, xử lý rất nhiều <br />
<br />
nguồn thông tin. Do đó cần phối hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh <br />
giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh cũng như của cha mẹ các em. Tác dụng <br />
giáo dục và phát triển cũng như mục đích điều chỉnh quá trình dạy học nhằm <br />
<br />
20<br />
nâng cao chất lượng dạy học sẽ trở nên vô nghĩa nếu tiến trình này không <br />
được thực hiện chặt chẽ. Để giảm bớt hồ sơ,thủ tục hành chính, giảm bớt <br />
lời nhận xét. Nhận xét tập trung hơn đối với những học sinh chậm tiến bộ, <br />
những học sinh có năng lực đặc biệt. <br />
<br />
Tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn để thảo luận, nâng cao các câu <br />
nhận xét, biện pháp hỗ trợ học sinh. Việc này đa số thầy cô viết câu nhận <br />
xét vào vở học sinh. Ví dụ: Lời nhận xét một cách cụ thể, dễ hiểu để học <br />
sinh và cha mẹ các em có thể hiểu được và thấy những bài tập chưa đạt, cần <br />
khắc phục. Chẳng hạn:<br />
Em đọc chưa kỹ đề bài nên làm bài 3 chưa đúng.<br />
<br />
Em quên cách tính chu vi hình vuông nên giải bài toán 3a chưa đúng. <br />
Em nên sử dụng nhân hóa, so sánh khi tả ngoại hình thì bài văn sẽ hay <br />
hơn.<br />
Em nên viết thêm 1 2 câu kết bài thì bài văn sẽ hoàn hảo hơn.<br />
<br />
Em viết bài văn đã đủ ý, cô rất hài lòng. <br />
Cô rất hài lòng về kỹ năng viết văn tả người của em.<br />
<br />
Khi cha me, các em học sinh đọc những lời nhận xét sẽ nhận ra cô giáo <br />
nhận xét bằng cả cái tâm, lòng tâm huyết với học trò. Vì vậy những lời nhận <br />
xét trên giúp học sinh vui hơn, cố gắng hơn và thể hiện tính nhân văn cả.<br />
Tuy nhiên vẫn có những lời nhận xét trên trang vở cho thấy nhưng giáo <br />
viên chưa có tâm huyết hoặc còn non yếu về câu từ. <br />
Ví dụ: Bài viết tốt, diễn đạt chưa tốt, nên tính toán nhiều, dung từ <br />
chưa đúng hoặc “ Trình bày chưa khoa học”. Đọc cụm từ này cả cha mẹ và <br />
học sinh đều <br />
<br />
không hiểu cái gì chưa khoa học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Các tiết học có sự tham gia của cộng đồng<br />
4. Sinh hoạt chuyên môn về nội dung đánh giá học sinh<br />
<br />
Sinh hoạt chuyên môn về đổi mới đánh giá học sinh có thể tổ chức dưới hình <br />
thức chuyên đề đối với cấp tổ, cấp trường. Đối với những nội dung cụ thể <br />
về đánh giá định kỳ nên thông qua nghiên cứu đề kiểm tra, nội dung dạy học, <br />
kết quả làm bài của học sinh.<br />
1. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị <br />
Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào nội dung cụ thể mà giáo viên, <br />
cán bộ quản lý cần quan tâm, gặp vướng mắc, khó khăn cần được chia sẻ, hỗ <br />
trợ trong đánh giá học sinh. Cần nghiên cứu kỹ các công văn, hướng dẫn đánh <br />
giá học sinh và dựa trên thực tiễn đánh giá học sinh, ở lớp, ở trường để xây <br />
dựng kế hoạch trong sinh hoạt chuyên môn. Đối với nội dung về đánh giá <br />
thường xuyên trong kế hoạch cần nêu rõ bài dạy minh họa, người dạy minh <br />
họa, thời gian và địa điểm dạy…đối với nội dung về đánh giá định kỳ và các <br />
nội dung khác, cần nêu rõ người chuẩn bị nội dung, đề kiểm tra, bài kiểm <br />
tra… khuyến khích giáo viên tự nguyện, chủ động đăng ký nội dung về đánh <br />
<br />
23<br />
giá học sinh để chuẩn bị sinh hoạt chuyên môn, căn cứ vào mục đích cụ thể <br />
của buổi sinh hoạt chuyên môn.<br />
Có thể lựa chọn nội dung về đánh giá học sinh để xây dựng kế hoạch <br />
sinh hoạt chuyên môn như sau:<br />
Cách đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo <br />
dục: cách quan sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá kết quả học tập của từng học <br />
sinh và từng nhóm học sinh qua mỗi hoạt động học, các kỹ thuật đánh giá trên <br />
lớp: cách quan sát, nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực <br />
của từng học sinh: cách hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau: <br />
cách phối hợp với phụ huynh tham gia hoặc quan sát, đánh giá học sinh, cách <br />
viết vào sổ ghi chép đánh giá thường xuyên về từng học sinh.<br />
Cách đánh giá để bồi dưỡng giúp đỡ học sinh nhằm phát huy khả năng <br />
của các em và giúp đỡ các em tiến bộ trong học tập.<br />
Cách ra đề kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập, cách chấm bài <br />
kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho học sinh. <br />
<br />
Cách ghi sổ theo dõi chất lượng hàng tháng<br />
<br />
Cách ghi học bạ tổng hợp cuối kỳ I và cuối năm<br />
<br />
Cách hướng dẫn học sinh bình bầu khen thưởng vào cuối kỳ, cuối năm <br />
học.<br />
<br />
Giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy hoặc chuẩn bị nội dung( về <br />
đánh giá định kỳ, khen thưởng, tổng hợp kết quả đánh giá…) sẽ trình bày tại <br />
buổi chuyên đề<br />
<br />
Phân công giáo viên, tổ chuyên môn hỗ trợ giáo viên dạy minh họa hoặc <br />
chuẩn bị nội dung chuyên đề.<br />
<br />
2. Tổ chức triển khai sinh hoạt chuyên môn về đánh giá học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
Tổ chức dạy minh họa và dự giờ. Việc dự giờ tập trung vào đánh giá <br />
thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục của giáo viên và <br />
học sinh theo nội dung sau: <br />
<br />
Giáo viên giám sát,hỗ trợ, đánh giá hoạt động học của từng nhóm, tùng <br />
học sinh.<br />
<br />
Việc giáo viên động viên, khích lệ học sinh, hoặc hướng dẫn, hỗ trợ <br />
học sinh vượt qua khó khăn học tập.<br />
<br />
Giáo viên sử dụng các kỹ thuật đánh giá nào?<br />
<br />
Học sinh có biết tự đánh giá và đánh giá bạn không?<br />
<br />
Giáo viên ghi chép sổ cá nhân về nhận xét, đánh giá thường xuyên trong <br />
giờ dạy như thế nào?<br />
<br />
Việc điều chỉnh hoạt động dạy học có phù hợp không? <br />
<br />
Tổ chức trao đổi về các nội dung khác về đánh giá học sinh như: Cách <br />
ra đề kiểm tra định kỳ, cách đánh giá cho điểm và nhận xét của giáo viên, hồ <br />
sơ đánh giá từng học sinh.<br />
<br />
3. Thảo luận <br />
<br />
Sau khi dự giờ cần tập trung thảo luận về cách đánh giá thường xuyên <br />
học sinh trong giờ học, các kỹ thuật đánh giá học sinh trên lớp. Trên cơ sở đó <br />
làm rõ những điều đã học tập được, chia sẻ những băn khoăn, những đề xuất <br />
nhằm giúp học sinh học tốt hơn thông qua đánh giá.<br />
<br />
Đối với các nội dung về đánh giá định kỳ, khen thưởng, tổng hợp đánh <br />
giá, trước khi thảo luận, giáo viên phân công thuyết minh về nội dung đã <br />
chuẩn bị kết hợp với thực tiễn đánh giá (Thông qua các sản phẩm như đề <br />
kiểm tra, các bài kiểm tra đã được chấm và nhân xét, sữa lỗi; phiếu tổng hợp <br />
đã đánh giá được ghi đầy đủ, nêu rõ cách làm. Trên cơ sở đó, căn cứ vào thực <br />
tiễn của lớp, trường mình, các giáo viên khác cùng trao đổi, chia sẻ những <br />
<br />
25<br />
kinh nghiệm hay, những khó khăn, vướng mắc và cùng tìm ra biện pháp tháo <br />
gỡ khó khăn.<br />
<br />
Cuối buổi thảo luận, người chủ trì có thể tổng kết các vấn đề nổi bật <br />
qua thảo luận và gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm về đánh giá học sinh nhằm <br />
giúp cho học sinh có thể học tập có hứng thú và tiến bộ hơn. Những người <br />
tham gia có thể tự suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho công việc đánh <br />
giá học sinh lớp mình, trường mình.<br />
<br />
4. Áp dụng vào đánh giá học sinh<br />
<br />
Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được <br />
qua dự giờ, hoặc nghiên cứu cách đánh giá bài định kỳ các giáo viên (đối với <br />
sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, các tổ chuyên môn cấp trường) nêu rõ phương <br />
hướng áp dụng để đổi mới cách đánh giá học sinh vào thực tiền dạy học ở <br />
lớp, trường mình. <br />
<br />
Ví dụ: Trong buổi sinh hoạt có thể đưa ra những lời nhận xét khác <br />
nhau của mỗi giáo viên để có hướng tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên về <br />
cách sử dụng ngôn ngữ. Câu nào là nhận xét cụ thể và có biện pháp hỗ trợ, <br />
câu nào là nhận xét chung chung chưa có biện pháp hỗ trợ cho học sinh. <br />
<br />
Phân tích cách nhận xét tuần, tháng, cuối kỳ và rút ra kết luận chính <br />
xác để giáo viên hiểu rõ và đưa ra lời nhận xét phù hợp đối với từng đối <br />
tượng học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
<br />
Các buổi sinh hoạt chuyên môn chỉ đạo việc đánh giá học sinh theo TT30<br />
<br />