`<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
<br />
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn đóng vai trò quan <br />
trọng trong hoạt động dạy học của nhà trường. Công cuộc đổi mới giáo dục, <br />
trong đó có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Việc đổi mới cách quản lý, <br />
chỉ đạo, đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trên mạng Internet có <br />
hiệu quả cũng luôn đồng hành với nhu cầu các phong trào mũi nhọn hiện nay. <br />
Trong những năm gần đây cuộc thi học sinh giỏi giải Toán trên mạng Internet <br />
không phải là mới nữa nhưng vẫn được tổ chức liên tục. <br />
<br />
Tuy vậy trong thực tiễn quản lý ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong, việc <br />
chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi giải Toán trên mạng Internet <br />
là một vấn đề mà bản thân tôi rất chú trọng. Trong quá trình thực hiện vẫn còn <br />
nhiều chỗ chưa tốt, vì vậy hiệu quả phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ở <br />
các khối lớp chưa cao, chưa có sự đồng đều.<br />
<br />
Mặc dù thực tế của nhà trường cho thấy đội ngũ học sinh giỏi môn Toán <br />
ở các khối lớp có sự chênh lệch, việc bồi dưỡng của giáo viên, sự quan tâm của <br />
gia đình học sinh, các đoàn thể còn có những mặt hạn chế, tiềm năng của học <br />
sinh các khối lớp 1,2,3 còn ít. Song tôi nghĩ rằng nếu biết phát huy những thuận <br />
lợi, tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh phong trào, biết tìm ra những giải pháp chỉ <br />
đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng phù hợp và có sự đồng nhất ở tất cả các khối <br />
lớp trong công tác bồi dưỡng thì kết quả đạt được sẽ khả quan hơn. <br />
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một vài kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ <br />
giáo viên bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet”.<br />
2 .Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
a. Mục tiêu <br />
1<br />
Nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát huy tinh thần lao động sáng tạo của <br />
đội ngũ giáo viên.<br />
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong đợn vị.<br />
Tạo cho đội ngũ giáo viên có cơ sở, định hướng cho công tác bồi dưỡng <br />
học sinh.<br />
Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm cho đội <br />
ngũ giáo viên.<br />
Nhằm tạo điều kiện để các em phát huy khả năng vận dụng tư duy sáng <br />
tạo về những vấn đề, những đơn vị kiến thức trong chương trình liên quan đến <br />
kiến thức môn Toán cấp Tiểu học.<br />
Nhằm phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng em về hoàn cảnh, <br />
điều kiện khi các em tham gia học bồi dưỡng.<br />
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đoàn thể, sự phối kết chặt chẽ <br />
giữa các đoàn thể trong nhà trường, giữa phụ huynh học sinh và nhà trường<br />
b. Nhiệm vụ<br />
Điều tra thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên và học sinh trong công tác <br />
bồi dưỡng học sinh giỏi của trường.<br />
Tìm ra một số biện pháp phù hợp để chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng <br />
học sinh giải Toán trên mạng Internet đạt hiệu quả. <br />
Việc nghiên cứu đề tài nhằm giải quyết những khó khăn tồn tại trong công <br />
tác chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng, tạo động lực thúc đẩy chất lượng cuộc thi <br />
học sinh giỏi giải Toán qua mạng. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ mà tôi trình <br />
bày.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình, phương <br />
pháp bồi dưỡng học sinh giải Toán trên mạng Internet đạt hiệu quả.<br />
4. Giới hạn phạm của đề tài<br />
2<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn đội <br />
ngũ giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh giải Toán trên mạng từ lớp 1 đến <br />
lớp 5. <br />
<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu <br />
Phương pháp điều tra<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Ngày nay, ngành giáo dục được ưu tiên, ưu đãi, đặt giáo dục ở vị trí quốc <br />
sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách khuyến khích cho giáo <br />
dục phổ thông và hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, việc tổ chức bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi trên cơ sở phát triển toàn diện nhân cách học sinh là một <br />
nhiệm vụ quan trọng, nhưng cách tổ chức như thế nào không thể không nói đến <br />
công tác quản lí, chỉ đạo của ban giám hiệu trường tiểu học.<br />
<br />
Việc chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát hiện ra học sinh có năng <br />
khiếu để bồi dưỡng. Động viên khích lệ học sinh học tập, khích lệ giáo viên <br />
dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy – học. Bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.<br />
<br />
Trường tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em tham gia vào việc học với tư cách <br />
là hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có <br />
điều kiện bộc lộ năng khiếu, tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và đặc biệt là thầy, <br />
cô giáo cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng mầm mống năng khiếu, kích <br />
3<br />
thích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu ngày càng rõ hơn. Năng <br />
khiếu được bồi dưỡng sẽ phát triển và ngược lại năng khiếu không được phát <br />
hiện, bồi dưỡng thì sẽ mất dần. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường <br />
tiểu học là để phát huy hết “ Khả năng phát triển tiềm tàng” ở trẻ, là tạo nguồn <br />
học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “ Bồi dưỡng <br />
nhân tài” cho đất nước. Mặt khác, kết quả học sinh giỏi là một tiêu chí để đánh <br />
giá sự phát triển của một trường tiểu học. Thành tích học sinh giỏi khẳng định <br />
uy tín của nhà trường. Mỗi học sinh là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô và của <br />
cả cộng đồng.<br />
<br />
Ban giám hiệu trường tiểu học là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc <br />
bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, cả nhận thức đầy đủ cơ sở khoa học của việc <br />
này. ban giám hiệu phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi như: giáo viên giỏi, học sinh giỏi, cha mẹ học sinh, chương trình <br />
và tài liệu …sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi của trường đạt kết quả cao nhất.<br />
<br />
Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý <br />
chỉ đạo chuyên môn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết <br />
quả cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với <br />
đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. <br />
Bằng kinh nghiệm của mình, tôi xin được nêu ra một số giải pháp trong việc <br />
chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ở trường Tiểu học Lê Hồng <br />
Phong.<br />
2. Thực trạng <br />
Trong những năm gần đây, nhà trường luôn tổ chức cho học sinh tham gia <br />
cuộc thi giải Toán trên mạng Internet các cấp. Trong quá trình thực hiện cũng có <br />
những ưu điểm và hạn chế sau:<br />
+ Ưu điểm<br />
4<br />
Một số giáo viên nhiệt tình, có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác <br />
bồi dưỡng. Những giáo viên được chọn bồi dưỡng đều sử dụng máy tính thành <br />
thạo.<br />
Trường phần đa là học sinh người Kinh, học sinh dân tộc thiểu số chỉ <br />
chiếm tỉ lệ 1/3<br />
Nhà trường đã có 02 phòng máy với tổng số 35 máy tính được kết nối <br />
đường truyền mạng đầy đủ.Trường đã tổ chức dạy môn Tin học khối 3,4,5 ở <br />
điểm trường chính.<br />
Một số học sinh được sự quan tâm và tạo điều kiện của các bậc phụ <br />
huynh. <br />
+ Hạn chế<br />
Mặc dù trong quá trình thực hiện của những năm trước đây nhà trường có <br />
phân công cụ thể về đội ngũ giáo viên bồi dưỡng, có thực hiện việc chọn học <br />
sinh có kiến thức môn Toán, có sắp xếp thời gian, có kế hoạch …Nhưng chất <br />
lượng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng chưa cao, dẫn đến chất lượng đội ngũ học <br />
sinh đạt giải các cấp còn thấp. Việc sắp xếp thời gian bồi dưỡng chưa khoa <br />
học, giáo viên thường tận dụng một thời gian ngắn sau mỗi buổi học để bồi <br />
dưỡng. <br />
Trong một thời gian gần đây bản thân tôi theo dõi chất lượng học sinh <br />
giải Toán trên Internet của trường chưa cao vì những nguyên nhân khách quan <br />
và nguyên nhân chủ quan như sau:<br />
+ Nguyên nhân chủ quan<br />
Việc xây dựng kế hoạch chưa đúng quy trình, chưa cụ thể về thời gian, <br />
nội dung…<br />
Việc chọn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng chưa phù hợp vì thường là hay <br />
chọn những người làm khối trưởng bồi dưỡng. Vì vậy mà những giáo viên có <br />
<br />
<br />
5<br />
năng lực chuyên môn, có kỹ năng bồi dưỡng thì không được chọn làm công tác <br />
bồi dưỡng.<br />
Chưa xây dựng được nội dung, chương trình bồi dưỡng, chưa hướng <br />
dẫn, chỉ đạo giáo viên chọn phương pháp bồi dưỡng phù hợp.<br />
Chưa có biện pháp huy động phụ huynh học sinh và cộng đồng tham gia <br />
vào công tác bồi dưỡng.<br />
<br />
Việc sắp xếp thời gian bồi dưỡng còn chồng chéo, chưa khoa học, tranh <br />
thủ, tiết kiệm thời gian quá tối đa.<br />
<br />
+ Nguyên nhân khách quan<br />
<br />
Trong một năm học nhà trường phải tham gia rất nhiều hoạt động, phải <br />
tham gia nhiều sân chơi nên thời gian dành cho công tác bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi Toán trên mạng Internet có nhiều hạn chế.<br />
<br />
Một số học sinh gia đình chưa có máy tính hoặc chưa nối mạng Internet <br />
nên việc huy động phụ huynh quan tâm giúp đỡ con ở nhà gặp khó khăn.<br />
<br />
Xét trong phạm vi thực trạng thì những ưu điểm hiện nay không phù hợp <br />
và hiệu quả chưa cao đối với công tác bồi dưỡng. Nhưng đó cũng là cơ sở để <br />
tôi có thể tìm ra những biện pháp để khắc phục những mặt khó khăn, yếu kém <br />
mà đề tài đang đề cập đến.<br />
<br />
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được nhiều giáo viên chú trọng, <br />
song việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, <br />
việc chọn đối tượng bồi dưỡng, việc xây dựng nội dung bồi dưỡng, việc sắp <br />
xếp thời gian, việc huy động phụ huynh cộng đồng tham gia… thế nào để đạt <br />
hiệu quả cao, đó cũng là một vấn đề mà bản thân tôi vẫn còn trăn trở. Bản <br />
thân tôi cũng khẳng định rằng việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng là việc <br />
mà người quản lý phải làm. Ví dụ việc xây dựng kế hoạch chi tiết là rất cần <br />
thiết và tất yếu, có kế hoạch giúp cho công tác bồi dưỡng tiến hành đầy đủ, <br />
6<br />
kịp thời. Nhưng ở đây điểm còn hạn chế là thực trạng chung của đội ngũ giáo <br />
viên là bản kế hoạch chỉ ban giám hiệu nhận thức được còn tập thể đội ngũ <br />
giáo viên chưa thật sự quan tâm đến. Qua tìm hiểu đội ngũ giáo viên cho thấy <br />
họ đều cho rằng đó là công việc của Ban giám hiệu. Vì vậy việc xây dựng kế <br />
hoạch bồi dưỡng của từng lớp chưa đúng nguyên tắc, dẫn đến quá trình thực <br />
hiện thường thụ động, hiệu quả chưa cao. <br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
* Mục tiêu của giải pháp <br />
Nâng cao và tạo chuyển biến về nhận thức của giáo viên<br />
Tăng cường sự phối kết hợp của các đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh.<br />
Tạo dựng nền móng vững chắc cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở <br />
những năm tiếp theo.<br />
Tiếp tục phát huy sự nổ lực của bản thân, của tổ chuyên môn và giải <br />
quyết những trăn trở của đội ngũ giáo viên.<br />
Hạn chế thấp nhất những khó khăn mà giáo viên và học sinh đang gặp <br />
phải, tạo động lực thúc đẩy trong công tác bồi dưỡng. <br />
Giúp giáo viên luôn hướng tới trọng tâm công việc, nắm được các biện <br />
pháp bồi dưỡng, thực hiện kế hoạch, xác định được mức độ của công việc và <br />
nắm được nhiệm vụ của từng đối tượng.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. <br />
1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng<br />
Người lập kế hoạch phải xác định đúng vị trí tầm quan trọng của việc <br />
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, và phải khẳng định việc xây dựng <br />
kế hoạch là tất cả giáo viên đều phải biết, không những chỉ riêng Ban giám <br />
hiệu. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi là giúp cho hoạt động của nhà <br />
<br />
7<br />
trường tiến hành đầy đủ, kịp thời. Để hoàn thành bản kế hoạch tôi thực hiện <br />
các bước như sau.<br />
Xác định các giai đoạn xây dựng kế hoạch<br />
+ Tiền kế hoạch<br />
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch cần phải tiến hành các <br />
bước sau:<br />
Thiết lập ban xây dựng kế hoạch (Ban này gồm có các tổ khối trưởng và <br />
các đoàn thể trong nhà trường)<br />
Thu thập và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng <br />
kế hoạch.<br />
+ Dự báo, chấn đoán<br />
Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, ở giai đoạn này <br />
gồm các công việc sau:<br />
Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng trong công tác bồi dưỡng học sinh <br />
giải Toán qua mạng Internet của nhà trường để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm <br />
yếu và nguồn lực của nhà trường.<br />
Phân tích tình hình, môi trường xã hội để biết được các cơ hội cần tận <br />
dụng và nguy cơ thách thức cần tránh.<br />
Trên cơ sở đó dự đoán chiều hướng phát triển về các chỉ tiêu cần có <br />
trong kế hoạch.<br />
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sơ bộ<br />
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì đây là tiền đề của bản kế hoạch <br />
chính thức, giai đoạn này gồm các bước sau:<br />
Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu học sinh giỏi Toán qua mạng cần <br />
đạt được của nhà trường trong năm học theo từng thời điểm cụ thể<br />
Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như: nhân lực, phương <br />
tiện, thiết bị, tài chính.<br />
<br />
8<br />
Dự thảo các phương án, đề án của kế hoạch<br />
+ Xây dựng kế hoạch chính thức<br />
Trên cơ sở kế hoạch sơ bộ xây dựng kế hoạch chính thức có thể chọn <br />
một trong các phương án hoặc tổng hợp các phương án đã dự định.<br />
Cho thảo luận tập thể <br />
Lập chương trình hành động bao gồm:<br />
Phân tích thời gian thực hiện<br />
Phân công giáo viên thực hiện<br />
+ Phân tích chế độ cho người thực hiện<br />
+ Lập kế hoạch hỗ trợ và kế hoạch điều hành<br />
Xác định căn cứ: Căn cứ vào kết quả học sinh đạt học sinh giỏi giải Toán <br />
qua mạng của năm học trước. Đặc điểm tình hình của năm học mới, hướng <br />
dẫn nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo của cấp trên.<br />
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Toán qua <br />
mạng trong năm học mới.<br />
Giải pháp thực hiện: Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể để đề ra các giải pháp <br />
xây dựng kế hoạch. Trong tháng 7 và tháng 8 tiến hành thu thập và xử lý thông <br />
tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch của năm học mới. Ví dụ:<br />
Báo cáo chất lượng học sinh giỏi Toán qua mạng của năm học trước <br />
Tình hình địa phương, phụ huynh có ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng<br />
Những biến động về đội ngũ giáo viên, kế hoạch các kỳ thi giải Toán <br />
qua mạng của Ban tổ chức theo các cấp. <br />
+ Tình hình học sinh<br />
Cơ sở vật chất, phòng máy, các thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng<br />
Từ những số liệu trên cần lập kế hoạch sơ bộ. Trong đó xác định mục <br />
tiêu, chỉ tiêu cần đạt được, các điều kiện cần thiết.<br />
<br />
<br />
9<br />
Đến giữa tháng 9 sau khi Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm, đưa ra <br />
những định hướng chung cho công tác bồi dưỡng. Các cá nhân tự xây dựng kế <br />
hoạch bồi dưỡng theo nhiệm vụ được giao, đăng ký chỉ tiêu học sinh giỏi Toán <br />
qua mạng của lớp, tổ khối duyệt và tổng hợp chung. Căn cứ vào kết quả đó <br />
xây dựng thành kế hoạch của trường. Thông qua cuộc họp chuyên môn, trình <br />
Hiệu trưởng xét duyệt. sau đó các tổ triển khai thực hiện.<br />
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng trên <br />
nhiệm vụ chỉ đạo của các cấp, các ngành, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm <br />
riêng của nhà trường, của địa phương, chú trọng chỉ đạo xây dựng trọng điểm <br />
mũi nhọn “Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trên mang Internet”. Riêng hoạt động <br />
này được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, bàn bạc thống nhất với hội đồng nhà trường, <br />
hội phụ huynh học sinh và địa phương để đi đến thống nhất thực hiện.<br />
* Việc xây dựng kế hoạch là cơ sở, là định hướng để chỉ đạo giáo viên <br />
thực hiện theo quy trình, vì vậy trong quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi và <br />
mang lại hiệu quả cao. <br />
2. Phát hiện, lựa chọn đối tượng học sinh <br />
Công tác phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi là một việc làm hết sức <br />
quan trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà <br />
còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. <br />
Trong quá trình dạy học giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh. Định <br />
hướng cho các em biết được vai trò cần thiết của việc học, đồng thời khơi gợi <br />
cho các em có hứng thú học tập. <br />
+ Những căn cứ để lựa chọn<br />
Lựa chọn đối tượng thông qua các giờ học<br />
Những học sinh sáng dạ thường chú ý học tập, mạnh dạn phát biểu trong <br />
nhóm, trước lớp, các ý kiến thường là đúng và có sáng tạo. Ngược lại cũng có <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
những em ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu trình bày thì những em này <br />
trả lời chính xác, có những ý hay, thể hiện sự sáng tạo.<br />
Lựa chọn vào việc đánh giá, nhận xét bài làm<br />
Những em thông minh chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài <br />
đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung <br />
phong chữa bài, hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.<br />
Lựa chọn thông tin qua các vòng kiểm tra<br />
Để việc kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh thì ngoài việc thực <br />
hiện đúng quy chế như sắp chỗ ngồi, giám sát chặt chẽ, quán triệt học sinh <br />
không được nhìn bài bạn…Việc đánh giá bài làm của học sinh phải thật chính <br />
xác, công bằng. Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu <br />
cũng như sự tiến bộ của học sinh cần tổ chức thi kiểm tra và sàng lọc.<br />
Việc phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi Toán cần được tiến hành thông <br />
qua các việc làm sau : <br />
Tổ chức khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm học, sau đó tiếp tục tổ <br />
chức kiểm tra nhiều vòng.<br />
Tổ chức chấm, chữa bài kiểm tra một cách tỉ mỉ, chuẩn xác theo hình <br />
thức chuyên sâu .<br />
Ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm sau mỗi kì <br />
kiểm tra, đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình học sinh .<br />
Phân loại đối tượng học sinh <br />
<br />
Lập danh sách theo dõi từng lớp, từng khối .(Có theo dõi, nhận xét tình <br />
hình học tập qua các lần kiểm tra).<br />
<br />
Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa <br />
chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng đối tượng <br />
không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được sự bỏ sót những em <br />
có năng khiếu hoặc chọn nhầm những em không có tổ chất.<br />
11<br />
Biện pháp phát hiện học sinh giỏi mang lại cho nhà trường lựa chọn <br />
được đội ngũ học sinh có kiến thức thực chất về môn Toán vì vậy trong quá <br />
trình bồi dưỡng giáo viên gặp rất nhiều thuận lợi về trình độ nhận thức của <br />
các em tương đối đều. Từ đó việc bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao.<br />
<br />
3. Phân công, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi<br />
<br />
Căn cứ vào thực tế của đội ngũ, nhà trường tạo điều kiện cho 100% giáo <br />
viên dạy lớp 1 đến lớp 5 đều được tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi, trong đó giáo viên giỏi, tổ khối trưởng làm nòng cốt.<br />
Sau khi thi cấp trường, chọn được đội ngũ học sinh dự thi cấp huyện. <br />
Nhà trường lựa chọn những giáo viên có năng lực, có kiến thức, có kỹ năng bồi <br />
dưỡng tốt để tham gia bồi dưỡng học sinh dự thi cấp huyện, cấp tỉnh…<br />
Đối với mỗi giáo viên khi được nhận nhiệm vụ cần nắm bắt được một <br />
cách cụ thể công việc của mình đồng thời tự đặt ra mục tiêu phấn đấu. Để đạt <br />
được kết quả như mong đợi , mỗi giáo viên cần phải tự bồi dưỡng và tham gia <br />
vào quá trình bồi dưỡng của nhà trường thông qua các hình thức sau : <br />
Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề: Trước hết giáo viên cần phải <br />
xác định rõ việc tự học, tự rèn là yếu tố nội lực quyết định sự thành công. Giáo <br />
viên cần nắm vững chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiển thức kĩ năng môn <br />
học làm cơ sở cho việc phát triển nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi . <br />
Giáo viên có sự đầu tư, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa ngay từ trong <br />
hè để nắm bắt một cách chuẩn xác các kiến thức môn Toán, mối quan hệ giữa <br />
các mạch kiến thức. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên còn <br />
phải nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo trong sách báo, trên mạng Internet <br />
một cách có lựa chọn sau đó ghi vào sổ tư liệu những kiến thức cần thiết. Khi <br />
đã nắm được kiến thức cơ bản một cách vững vàng giáo viên sẽ cảm thấy tự <br />
tin trong mỗi bài học, bài giảng của mình và tích cực tham gia vào việc sinh <br />
hoạt trong tổ chuyên môn.<br />
12<br />
Bồi dưỡng trong sinh hoạt tổ chuyên môn: Các buổi sinh hoạt tổ khối <br />
chuyên môn được tổ chức đều đặn vào các chiều thứ sáu hàng tuần. Trong các <br />
buổi sinh hoạt chuyên môn tổ trưởng cần thông báo cho giáo viên chuẩn bị <br />
trước nội dung thảo luận. Chú ý giải quyết những vấn đề trọng tâm về kiến <br />
thức bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những khó <br />
khăn và tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. <br />
Qua buổi họp, tổ trưởng tổ chuyên môn cùng với giáo viên đưa ra nhận định về <br />
việc giảng dạy trong tuần đồng thời cùng nhau thảo luận bàn bạc xác định kiến <br />
thức trọng tâm của của từng bài ghi chép vào sổ chuyên môn để từ đó đưa ra <br />
phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung bài cũng như đối tượng học <br />
sinh của từng lớp. Trên cở sở những kiến thức được trang bị từ tổ khối chuyên <br />
môn giáo viên sẽ tự đăng kí các tiết dạy chuyên đề môn Toán.<br />
Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Các chuyên đề này đều <br />
do giáo viên tự đăng kí dạy thực nghiệm cho tổ chuyên môn hoặc cả trường tới <br />
dự giờ rút kinh nghiệm. Tiến trình tiết dạy không nhất thiết phải theo một trình <br />
tự <br />
nhất định mà hầu hết đi sâu vào cách thức hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh <br />
kiến thức, phát triển kiến thức nâng cao. Đồng thời chú ý rèn luyện kĩ năng <br />
phân tích tìm hiểu đề và trình bày bài một cách dễ hiểu, khoa học nhất. Sau mỗi <br />
chuyên đề tổ chuyên môn đều tổ chức rút kinh nghiệm thống nhất các giải <br />
pháp chung và yêu cầu giáo viên vận dụng các giải pháp đó vào từng tiết học <br />
cho phù hợp với thực tế lớp dạy. <br />
Từ những hình thức bồi dưỡng trên, giáo viên nắm bắt được một cách <br />
vững vàng các kiến thức cơ bản, biết cách mở rộng phát triển nâng cao kiến <br />
thức phù hợp, vừa sức với thực tế học sinh lớp dạy. Vận dụng linh hoạt các <br />
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho từng bài học. Chủ động, tự tin <br />
<br />
<br />
13<br />
trong từng bài dạy, lớp dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản cũng như bồi <br />
dưỡng học sinh năng khiếu. <br />
Việc phân công đội ngũ giáo viên bồi dưỡng phù hợp, làm tốt công tác tư <br />
tưởng, động viên tinh thần đúng lúc, đúng nơi, hướng dẫn cụ thể công việc nên <br />
biên pháp này mang lại hiệu quả cao. Đội ngũ giáo viên hài lòng, nhiệt tình, <br />
trách nhiệm cao.<br />
4. Tổ chức xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng<br />
<br />
Thành lập ban chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng do hiệu trưởng làm <br />
trưởng ban, giáo viên bồi dưỡng, tổ trưởng chuyên môn làm thành viên.<br />
<br />
Trên cơ sở kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích, yêu cầu bồi dưỡng <br />
kiến thức, kĩ năng phát triển tư duy cho học sinh giỏi.<br />
<br />
Chọn tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình.<br />
<br />
Ban chỉ đạo hoàn thiện chương trình bồi dưỡng, sau mỗi năm lại tổng <br />
kết, rút kinh nghiệm.<br />
<br />
Giáo viên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi theo chương trình đã xây <br />
dựng và tăng thêm bồi dưỡng ngoài giờ học.<br />
<br />
Hiện nay chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ <br />
thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa hầu <br />
hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng như <br />
chương trình chính khóa mà thường đi theo các dạng. Trong khi đó trường <br />
thường tổ chức học sinh vừa học chính khóa vừa phối hợp nâng cao. Vì thế <br />
soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất <br />
khó khăn nếu như chúng ta không có tham khảo, tìm tòi và chọ lọc tốt.<br />
<br />
Điều cần thiết là giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình học, <br />
cần soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương <br />
trình chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao: “ Tức là trước hết phải khắc <br />
14<br />
sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa từ đó vận dụng để nâng cao <br />
dần.<br />
<br />
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy, từ cơ bản đến nâng cao, từ <br />
đơn giản đến phức tạp. Đồng thời phải có ôn tập, củng cố.<br />
<br />
Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần <br />
có 1 tiết luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ôn tập hay luyện <br />
tập chung để củng cố khắc sâu.<br />
<br />
Tuy nhiên việc soạn thảo chương trình còn phụ thuộc vào mức độ tiếp <br />
thu của từng khối lớp làm sao cho các em có thể làm bài tốt. Giáo viên cần phải <br />
đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu.<br />
<br />
5. Sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp dạy bồi dưỡng<br />
<br />
Bồi dưỡng học sinh giỏi vận dụng triệt để các phương pháp dạy học <br />
tích cực để học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải <br />
quyết vấn đề.<br />
<br />
Một giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi có thể tiến hành như sau:<br />
<br />
Bước 1: Học sinh thông báo kết quả làm bài tập về nhà. Học sinh nhắc <br />
lại kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập đó.<br />
<br />
Bước 2: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức lí thuyết.<br />
<br />
Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng.<br />
<br />
Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn.<br />
<br />
Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của <br />
một loại bài tập.<br />
<br />
Bước 6: Củng cố kiến thức được bồi dưỡng.<br />
<br />
Bước 7: Giao bài tập về nhà( Có hướng dẫn).<br />
15<br />
Ngoài ra việc giải Toán giáo viên nên hướng dẫn học sinh học đúng <br />
phương pháp và khắc sâu kiến thức cơ bản. Ví dụ các kiến thức cơ bản của <br />
Toán học như sau:<br />
<br />
* Số các số tự nhiên trong một dãy số tự nhiên từ a đến b ( a