intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một vài giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hùng Vương

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

135
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”là một phong trào mang tính toàn diện, bao gồm hầu hết các hoạt động trong nhà trường, đòi hỏi mỗi trường học phải có sự đầu tư lớn về công sức, trí tuệ và vật chất mới có thể thực hiện thành công phong trào, tuy vậy ở mỗi trường học, mỗi địa phương có những điều kiện khác nhau vì vậy chỉ dựa vào nội lực từ nhà trường thì rất khó để thực hiện phong trào này một cách toàn diện. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Một vài giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hùng Vương”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một vài giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hùng Vương

  1. BM 01-Bia SKKN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XUÂN LỘC Trường Tiểu học Hùng Vương Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một vài giải pháp tổ chức thực hiện Phong trào: “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hùng Vương Người thực hiện: Vũ Văn Minh Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học: 2011-2012
  2. BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Vũ Văn Minh 2. Ngày tháng năm sinh: 06 – 01 – 1972 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Ấp Hòa Bình, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại:0613 721 756 (CQ)/ 0616 272766 (NR); ĐTDĐ: 0905353847 6. Fax: E-mail:VuVanMinh@xuanloc.net 7. Chức vụ: Hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hùng Vương, Huyện Xuân Lộc II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Giáo dục Tiểu học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý Số năm có kinh nghiệm: 11 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Vài kinh nghiệm trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục. + Một vài kinh nghiệm về công tác xây dựng Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006 – 2010.
  3. I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm học 2008 - 2009 là năm học được xác định với ba cuộc vận động lớn: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động hai không của bộ trưởng: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động: “Mỗi thầygiáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”và một phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Có thể nói: Với tinh thần thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với chính mình- ba cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí mới cho toàn xã hội và ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thành thiên chức “trồng người”của mình. Có thể nói khái niệm”trường học thân thiện,học sinh tích cực”mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được các trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “Trường ra trường, lớp ra lớp thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học”, “Phương pháp dạy học tích cực”, khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đang được các nhà trường phấn đấu thực hiện.Với 5 yêu cầu và 5 nội dung mà phong trào” xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”đặt ra đã thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiên đại,đổi mới, đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho. Trường tiểu học Hùng Vương là đơn vị được cộng nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn một (1996-2000) năm 2010. Với bề dày thành tích trên nhiều lĩnh vực từ dạy và học đến các hoạt động giáo dục khác. Tổ chức thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc và nhận thấy trách nhiệm lớn lao của người đứng đầu nhà trường. Phong trào này vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để nhà quản lý cùng với tập thể hội đồng sư phạm làm tròn nhiệm vụ của mình. Qua ba năm qua tuy mới khởi đầu nhưng bản thân đã đóng góp được một vài giải pháp để xây dựng thành công phong trào “Trường học thên thiện học sinh tích cực” tại trường Tiểu học Hùng Vương II-TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI A) Cơ sở lý luận Đảng ta khẳng định “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; Chủ trương phát triển nền giáo dục khoa học, đại chúng, hướng đến xây dựng một xã hội học tập thực thụ: “tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời”, đó là sự phát triển mới trong những năm đầu thế kỷ XXI. Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế của đất nước. Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: “Mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn
  4. dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học - công nghệ gắn với phát triển kinh tế xã hội.” Ngày 15 tháng 5 năm 2008 tại trường THCS Vạn Phúc – Hà Đông, Phó thủ tướng chính phủ - Bộ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân lúc bấy giờ đã phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông và mầm non giai đoạn 2008 – 2013. Ngay sau đó vào ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 gồm 5 nội dung được cụ thể thành 72 tiêu chí. Vậy”thân thiện là gì?”“Thân thiện”: là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau; hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý.”Thân thiện”bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử.”Thân thiện”với địa phương với địa bàn hoạt động của nhà trường;”thân thiện”trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người. B) Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Căn cứ vào 5 nội dung của phong trào”xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”mà Bộ Giáo dục Đào tạo phát động. Bản thân tôi nhận thấy cần đầu tư vào các giải pháp cơ bản sau đây: (1) Chủ động tham mưu, tuyên truyền, vận động các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tập thể, cá nhân, nhất là phụ huynh học sinh để mọi người hiểu và có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua thiết thực của ngành đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ về vật chất và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.. (2) Tập trung bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, những kỹ năng cơ bản cho cán bộ, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng”thân thiện, tích cực và hiện đại”. đặt ra những yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu và mốc thời gian cụ thể để từng tập thể, cá nhân hoàn thành công việc theo kế hoạch. (3) Tập trung giáo dục, tuyên truyền, tập cho các em làm quen với những hoạt động cụ thể để xây dựng”Trường học thân thiện – Lớp học thân thiện”, từ đó từng bước chuyển giao quyền chủ động, sáng tạo cho giáo viên - học sinh. (4) Đa dạng hóa các hình thức dạy trong đó chú ý tới các trò chơi học tập như”Học vui – Vui học”, ngoại khó, thông qua đó lồng ghép giáo dục kỹ năng sống một cách có hiệu quả đồng thời để kích thích lòng ham học hỏi, tìm hiểu, khám phá và tránh nhàm chán trong dạy học.
  5. (5) Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động vui chơi giải trí, nên sân khấu hóa các hình thức sinh hoạt tập thể để tránh sự xáo rỗng, hình thức trong sinh hoạt. (6) Thành lập ban chỉ đạo cấp trường, có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, tổ khối và đại diện phụ huynh, phân công trách nhiệm chi tiết, cụ thể cho các thành viên. Định mức kinh phí hợp lý cho từng nhóm nội dung và giao cho từng cá nhân phụ trách. Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường bản thân tôi nhận thấy cần đầu tư vào các nội dung, tiêu chí và lộ trình cụ thể sau đây: 1-Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn: 1.1) Nội dung và các biện pháp thực hiện: a) Đối với nhà trường: - Tiến hành quy hoạch các cụm công trình như: khu học tập; khu hoạt động tập thể, thể dục thể thao, sân chơi giải trí, khu hành chính tổng hợp ngay sau khi được bàn giao cơ sở vật chất mới. Cụ thể: + Khu học tập gồm 18 phòng. Trong đó có 15 phòng học. 03 phòng nghệ thuật (01 phòng Nhạc, 01 Phòng Anh văn, 01 phòng Mỹ thuật). + Khu hoạt động tập thể: Gồm 01 nhà đa năng với diện tích: 2229 m2 + Sân chơi với diện tích 1 500 m2 được trang bị các thiết bị như xích đu đứng, cà kheo, cầu bập bênh, cầu khỉ thăng bằng, xà đơn, các trò chơi dân gian (ô ăn quan, nhảy lò cò, thả đỉa baba…), các trò chơi phát triển thể lực như: cầu lông, bóng rổ, bóng đá … + Khu hành chánh tổng hợp gồm: 10 phòng. Trong đó: Bố trí hợp lý phòng học tin học, phòng Thư viện – thiết bị cho GV và HS tham gia các hoạt động tham khảo sách, báo. Số phòng còn lại bố trí các phòng chức năng khác một cách khoa học, phát huy hết công năng. - Đề xuất Ban quản lý dự án cho giữ lại 03 cây có bóng mát trong sân trường, 02 cây cổ thụ sau cổng trường để tạo bóng mát ban đầu cho học sinh. Năm học 2009 – 2010 tham mưu với chủ đầu tư và Ban quản lý dự án cho trồng các cây có bóng mát trong sân trường theo đặc trưng trường học như: 20 cây viết, 02 cây Ngọc lan, 40 cây bằng lăng. Đề xuất Bên thi công công trình tặng cho trường: 4000 viên đá chẻ để lót cổng trường; Trồng toàn bộ thảm hoa, cây cảnh khuôn viên nhà trường ngay khi chưa bàn giao công trình. Tổng trị giá: 15 000 000 đ bước đầu đã tạo được cảnh quan xanh – sạch – đẹp cho trường. Năm học 2010 – 2011 nhà trường tích cực chăm sóc cảnh quan, cây cảnh đã có đồng thời trồng thêm 50 cây mít Thái, 30 cây trà Ôlong để giáo dục học sinh ý thức chăm sóc và bảo vệ cây ăn trái.
  6. Năm học 2011 – 2012 vận động Mạnh thường quân trên địa bàn và chùa Quan Âm tặng bonsai, cây cảnh như: 02 cặp cây Sanh, 01 cặp cây cau, 01 cặp cây Vạn tuế, 01 cặp bình sâm banh và nhiều chậu cảnh giá trị khác. Hiện trường đang tiến hành vẽ tranh tường các khu Học tập, khu vui chơi. Trên các bức tranh có kèm theo các công thức Toán, từ vựng tiếng Anh, tiếng Việt, các mẫu câu v.v. tạo cho học siinh một không gian học tập thân thiện và vui tươi. Thực sự trường học đã đạt được tiêu chí Xanh – Sạch – Đẹp. b) Đối với lớp học: - Trường tổ chức cho các lớp thi đua thực hiện phong trào xây dựng”Lớp học thân thiện, học sinh tích cực, chủ động”. như: Vẽ tranh tường trong lớp, trang trí tranh ảnh, khẩu hiệu, lắp ti vi, đầu máy, làm rèm chống nắng, trồng cây xanh, cây cảnh trong lớp … - Xây dựng mỗi lớp một tủ sách lưu động cho các em đọc sách ngoài giờ học bổ sung kiến thức. - Phát huy vai trò lãnh đạo của ban cán sự lớp trong công tác dọn và giữ gìn vệ sinh, chăm sóc cây xanh, cây cảnh, bảo quản và sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy – học, quản lý lớp, quản lý chuyển tiết bộ môn v.v - Phát động và thực hiện các tiết học tích cực trong phong trào giảng dạy của giáo viên, vận dụng có hiệu quả các chuyên đề cấp khối, trường, cụm trường, phòng GD-ĐT và một số chuyên đề cấp tỉnh cho GV. Đặc biệt đề ra một số tiêu chí của tiết học tích cực để GV thực hiện như: + Tiết học đó có vui không ? + Mọi học sinh có được hoạt động không ? + Kiến thức có do học sinh sản sinh ra không ? - Làm tốt công tác thi đua trong phong trào chủ nhiệm giỏi để GV phấn đấu. - Hướng dẫn GV thực hiện việc sắp xếp bàn ghế, tạo không gian lớp học theo nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động trong các hoạt động học tập. 1.2) Kết quả đạt được: * Huy động được nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ cho chương trình như: -San lấp mặt bằng sân bãi; xếp đá trên sân trước cổng trường với số tiền 7 000 000 đồng - Đầu tư xây dựng phòng tin học với 15 máy tính kinh phí do phụ huynh đóng góp số tiến 80 000 000 đồng - Trang trí màn cửa chống nắng cho các phòng học kinh phí phụ huynh đóng góp với số tiền 30 000 000 đồng - Trồng cây xanh, vận động cây kiểng kinh phí phụ huynh 25 000 000 đồng
  7. - Làm đồ chơi cho HS 5 xích đu, 1 xà đơn; 3 cái bập bênh, 1 cấu khỉ, 10 cây cà kheo…. 22 000 000 đồng - Vẽ sân chơi gồm 1 số trò chơi cho HS như: Ô ăn quan; cầu lông, chơi canh; bóng rổ - Xây dựng những tủ sách thư viện lưu động bắng cách gắn kệ ở các lớp và mua 100 cuốn sách phục vụ cho các em với số tiền 20 000 000 đồng - Đã tổ chức cho các lớp trang trí phòng học, vẽ tranh tường, mỗi phòng có khẩu hiệu tuyên truyền, ảnh Bác Hồ, cây xanh gây hứng thú học tập cho học sinh với tổng số tiền do phụ huynh các lớp hổ trợ là: 8 000 000 đồng - Đã tham mưu, tuyên truyền, vận động được các lực lượng xã hội, đồng tình hưởng ứng và tham gia nhiệt tình cho phong trào. - Quy hoạch và xây dựng được khuôn viên cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn gồm các hạng mục sau: + San lấp mặt bằng, đổ bê tông bổ sung chosân trên trước cổng trường, làm bãi cho PH đưa đón học sinh + Xây dựng được khu công trình Măng non, công trình thanh niên, hệ thống bồn hoa cây cảnh cây bóng mát hợp lý. + Lắp đặt được 4 phòng học có ti vi trình chiếu với số tiền: 28 000 000 đồng - Tổ chức cho công đoàn trường đang kí thực hiện 1 công trình văn hóa như làm bồn hoa, cây cảnh.Kết quả công đoàn đã trồng và chăm sóc được 100 m2 thảm hoa, thảm cỏ, chăm sóc được 50 cây xanh mới trồng đang phát triển tốt.Trồng thêm được 40 cây mít và 30 cây trà Olong trong các khoảng đất trống của trường để giáo dục học sinh ý thức chăm sóc và bảo vệ các loại cây ăn quả góp phần tạo cảnh quan môi trường giáo dục của nhà trường thêm Xanh –sạch- đẹp. - Đã tổ chức cho chi đoàn đảm nhận một công trình thanh niên làm 1 xích đu cho học sinh vui chơi với số tiền 1 500 00 đ và chăm sóc các bồn hoa cây cảnh trong khuôn viên nhà trường. 2- Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập: 2.1) Nội dung và các biện pháp thực hiện: Đây là nội dung lớn và không dễ thực hiện và hoàn thành trong thời gian ngắn, mà đòi hỏi phải có một lộ trình với những nội dung cụ thể, trong đó cần chọn một số khâu đột phá từ đó để thúc đẩy và duy trì phong trào. Trong diều kiện thực tế của trường, trước mắt cần duy trì tốt các phong trào hiện có như: học sinh giỏi, giáo viên giỏi, và đầu tư mạnh vào chất lượng đại trà, hạn chế học sinh yếu. Tập trung đốt phá ở một số khâu sau: a) Bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên về: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thân thiện, hướng tích cực và hiện đại; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tin học cho giáo viên, đặt ra yêu cầu 100% giáo viên
  8. phải làm sử dụng được máy tính và khai thác được mạng Internet, trong đó có 50% trở lên phải đạt ở mức thành thạo; Yêu cầu đội ngũ đổi mới cách ứng xử với học sinh, Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò ; giữa trò và trò ; giữa GV với cha mẹ học sinh. Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân ái, hợp tác, chia sẻ. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Kết quả có 100 % GV đạt chuẩn nghề nghiệp.Trong đó có 40 % GV đạt chuẩn xuất sắc, 100 % GV tự học và sử dụng được vi tính trong soạn giảng, có 100 % GV đạt chuẩn, 22/26 (đạt 81 %) GV đạt trên chuẩn. Có 16/21 (đạt 76,2%) GV nổ lực tốt trong đổi mới phương pháp giảng dạy b) Tăng cường CSVC trang thiết bị phục vụ cho việc đởi mới phương pháp dạy học theo hướng thân thiện và từng bước hiện đại. Để thực hiện nội dung này trường đã tiến hành các công việc sau: - Tổ chức 01 phòng tin học riêng cho học sinh với 15 máy tính, kết nối internets cho phòng dạy tin học. - Phối hợp với phụ huynh trang bị 07 phòng học có ti vi và đầu máy. - Đề xuất kinh phí cấp trên trang bị 02 phòng máy trình chiếu Powerpoint - Mua sắm ghế nhựa cho học sinh ngồi chào cờ. c) Tổ chức nhiều hình thức dạy học đa dạng, linh hoạt như ngoại khoá, tổ chức các GameShow học vui - vui học, các cuộc thi rung chuông vàng; Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ TDTT đa dạng cho học sinh. b) Giải pháp thực hiện: - Trực tiếp mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung đổi mới phương pháp và kỹ năng tin học, đặc biệt là kỹ năng khai thác và ứng dụng internet, kỹ năng soạn và dạy giáo án điện tử, kỹ năng kết nối và trình chiếu linh hoạt trong bài dạy. - Tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về tài chính của nhà nước, các cá nhân hảo tâm và phụ huynh học sinh để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy học. - Thiết kế, hướng dẫn và hỗ trợ cho giáo viên tổ chức các GameShow, các trò chơi học tập linh hoạt. - Dành nguồn kinh phí thoả đáng cho các hoạt động chuyên môn, hoạt động ngoại khóa. - Hằng năm nhà trường thường xuyên chú trọng việc tổ chức các hoạt động bổ trợ học tập như: Thi rung chuông vàng,; Câu lạc bộ Tiếng Anh có 15 em; câu lạc bộ AEROPIC có 50 em; câu lạc bộ xanh có 30 em; câu lạc bộ toán học có 20,CLB Võ thuật có 20 em ; CLB Hiphop có 16 em tham gia. Tạo điều kiện cho học sinh phát huy tài năng, năng khiếu của mình, thu hút khá đông đảo học sinh tham gia.Tất cả các hoạt động trên đang từng ngày tạo niềm vui cho các em học sinh sau mỗi ngày học, theo đúng phương châm”Mỗi ngày đến trường là một niềm
  9. vui”thực sự để học sinh cảm nhận”Trường học là ngôi nhà thứ hai, gia đình thứ hai của em” 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: a) Nội dung: - Tăng cường rèn luyện khả năng ứng xử, xử lý hợp các tình huống trong cuộc sống, trong học tập và sinh hoạt; Hình thành thói quen và kỹ năng làm việc và sinh hoạt hợp tác theo nhóm. - Rèn luyện kỹ năng phòng chống các tai nạn như: giao thông, đuối nước, và các tai nạn thương tích khác, giáo dục ý thức phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là giáo dục phòng chống HIV; H5N1; Tránh xã các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc… - Giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng xử có văn hóa, tinh thần đoàn kết thân ái, hợp tác và chia sẻ trong cuộc sống. b) Các giải pháp: - Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ trách các chi đội về chương trình và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua chuyên đề giáo dục lồng ghép 5 kĩ năng sống cơ bản: Giao tiếp, xác định giá trị, đặt mục tiêu, quyết định, kiên định vào các hoạt động NGLL, các trò chơi học tập và một số tiết học, môn học cơ bản. - Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền vận động như: Thông tin thường ngày trên chương trình phát thanh măng non của trường, viết các khẩu hiệu, lời nhắc nhở lên các vị trí cần thiết như: “Đi nhẹ - nói khẽ”;”bỏ rác đúng nơi quy định”;”Hãy giữ gìn vệ sinh chung”;”Nhớ tiết kiệm nước, điện”;”Giữ cho trường em xanh, sạch, đẹp”;”Rửa tay bằng xà phòng””Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, Nhớ giữ gìn vệ sinh để giúp đỡ cô lao công. - Gắn các chủ điểm giáo dục vào các phong trào thi đua giữa các lớp các chi đội, hàng tuần, hàng tháng có đánh giá, tổng kết và tuyên dương khen thưởng những tập thể, các nhân xuất sắc, kiểm điểm phê bình những tập thể, cá nhân vị phạm hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ. - Phân công các lớp phụ trách vệ sinh và tôn tạo cảnh quan từng khu vực trong nhà trường. - Thành lập đội cờ đỏ trực ban thi đua hàng ngày để kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành nội qui, kỉ luật và đôn đốc phong trào. - Tổ chức được một số hoạt động từ thiện nhân đạo như ủng hộ học sinh nghèo, khó khăn, hoạn nạn. Mua tăm hội người mù, mua các sản phẩm hội khuyết tật, tàn tật.; vận động quỹ ủng hộ trẻ em khuyết tật được 4 500 000 đ. Hàng năm tổ chức giao lưu với trẻ em khuyết tật của đoàn nghệ thuật tình thương về biểu diễn. Qua đó vận động được trên dưới 7 000 000 triệu / 1 lần để giúp đỡ người bị tàn tật, nhiễm chất độc màu da cam. Trong các tiết sinh hoạt dưới cờ sinh hoạt lớp sinh hoạt đội nhà trường đã chú ý rèn cho các em kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo
  10. nhóm, rèn luyện sức khỏe, kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước và những tai nạn khác - Tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề”Vòng tay yêu thương- Giúp bạn đến trường”nhân ngày nhà giáo Việt Nam trong 3 năm đã vận động được 22 500 000 đồng. Tặng 45 xuất học bổng cho học sinh nghèo trị giá 9 000 000 đồng 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. a) Nội dung: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao theo các phong trào thi đua và vào các ngày lễ lớn nhằm tạo cho các em những sân chơi bổ ích, lành mạnh, đồng thời tạo điều kiện cho được giao lưu, hợp tác, chia sẻ cùng nhau trong tập thể. Khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Đưa các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh. - Chương trình các hoạt động tập thể được thống nhất giưã BGH, BCH Công đoàn, Bí thư chi đoàn và Tổng phụ trách đội. Chương trình được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1 từ đầu năm học và kết thúc vào dịp 20-11. Ở giai đoạn này tập trung chủ yếu cho phong trào thi đua học tập như”Giờ học tốt, buổi học tốt”;”Bông hoa điểm 10”; thi văn nghệ, thi vở sạch chữ đẹp; Về TDTT thi các nội dung về thể thao và điền kinh dự thi cấp Hội Khỏe Phù Đổng cấp huyện, tỉnh. Trong năm 2011 – 2012 trường có 02 huy chương: 01 vàng môn cờ vua, 01 Bạc môn cầu lông cấp Huyện, 01 vàng môn cờ vua cấp Tỉnh. + Giai đoạn 2 từ tháng 12 và kết thúc vào dịp 26-3 Ở giai đoạn này tập trung chủ yếu cho phong trào thi đua như: Sinh hoạt truyền thống về ngày thành lập Quân đội 22/12, ngày thành lập Đảng 3/2; ngày thành lập đoàn 26/3; thi cắm hoa dịp 8/3; tổ chức hội khỏe Phù Đổng vào dịp 26/3 và ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). + Giai đoạn 3 kết thúc vào 19/5. Ở giai đoạn này tập trung chủ yếu cho phong trào thi đua như: Tổ chức các hoạt động truyền thống kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước 30/4; ngày thành lập Đôi TNTP 15/5; ngày sinh nhật Bác 19/5… hình thức chủ yếu là các hoạt động sinh hoạt tập thể, múa hát, và các môn thể thao, trò chơi dân gian. Tham quan dã ngoại, thăm làng nghề truyền thống như: Thăm làng nghề gốm sứ Minh Long, thăm nhà tù Phú Lợi ở Bình Dương. b) Giải pháp: - Xây dựng kế hoạch hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ phù hợp với nội dung chủ điểm hàng tháng, hàng tuần. - Phân công các tổ chức, cá nhân phụ trách từng mảng công việc, từng nội dung, phong trào cụ thể. - Tham mưu xây dựng nguồn kinh phí hợp lý để tổ chức và làm phần thưởng cho các hoạt động.
  11. Kết quả: - Năm 2009-2010:đưa trò chơi dân gian, hát dân ca vào trường học; tổ chứ 1 đêm văn nghệ gây quỹ”Tấm lòng vàng”được 6 500 000 đồng -Năm 2010-2011: Tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ cấp học bổng cho HS nghèo được số tiền 7 000 000 đồng + Tổ chức hội chợ”Ẩm thực”thu hút các em tham gia với các gian hàng buôn bán với số tiền vận động phụ huynh 7 500 000 đồng - Năm 2011-2012 Tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ cấp học bổng cho HS nghèo được số tiền 8 500 000 đồng - Tổ chức các hoạt động vui Tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, tổ chức thu gom sách truyện cũ được 250 quyển ; tổ chức hội chợ ẩm thực với tổng số kinh phí: 7 500 000 đ 5. Học sinh tham gia, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương: a) Nội dung: Đây là nội dung quan trọng nhằm giáo dục học sinh biết trân trọng, chăm sóc và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, từ đó biết tự hào và trân trọng truyền thống vẻ vang của cha ông, của dân tộc theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Nội dung này phụ thuộc vào đặc điểm lịch sử của địa phương. Đối với trường TH Hùng Vương không có các di tích lịch sử, văn hóa vì vậy trường tập trung vào một số hoạt động phù hợp với đặc điểm của nhà trường và địa phương. b) Giải pháp: + Tổ chức ngày Giỗ tổ Hùng Vương (trường mang tên) cho các em sinh hoạt truyền thống. + Tổ chức cho các em viếng, dâng hoa, thắp hương nghĩa trang liệt sĩ vào các dịp lễ, tết tại Thị xã Long Khánh 01 lần / năm vào dịp tết Nguyên Đán. + Tổ chức cho đi tham quan các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh hằng năm. - Thăm hỏi gia đình chính sách của giáo viên trong trường là công viêc thường xuyên của các em đội viên vào các dịp lễ 27/7, Tết. - Tổ chức thi tìm hiểu về Đội TNTPHCM, về Bác Hồ, về Đảng, Đoàn v.v. cho các khối, lớp. III- HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1) Đã giúp cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương hiểu và nhận thức đúng về ý nghĩa và mục đích của phong trào thi đua”xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa và nhiệt tình hưởng ứng cho phong trào.
  12. 2) Trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên đã được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là trình độ, kỹ năng tin học. 3) Chất lượng giáo dục tăng cả về số lượng và chất lượng. 4) Kết quả các hoạt động phong trào được tăng lên cả về số lượng và chất lượng giải. 5) Kỹ năng sống của học sinh được nâng lên; các hành vi ứng xử của học sinh được cải thiện rõ rệt, số vụ tai nạn thương tích không xảy ra. 6) CSVC được tăng cường đáng kể, nhất là mảng cây xanh, thiết bị phục vụ cho dạy và học như máy tính, ti vi… 7) Tổng kinh phí đầu tư phục vụ cho chương trình là gần 300.000.000 đồng, trong đó: - Kinh phí nhà nước đầu tư: 70 000 000 đồng - Các tổ chức: 30 000 000 đồng - Các cá nhân hảo tâm hỗ trợ: 70 000 0000 đồng - Phụ huynh đóng góp gần: 120 000 000 đồng Tuy mới triển khai nhưng do có sự chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới, sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành nên kết quả thu được tương đối khả quan. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Trường tham gia đầy đủ các phong trào thi đua của ngành phát động và có thành tích tốt: Thi giải toán Internet cấp huyện đạt 17 em, cấp tỉnh: 7 em, thi Olympic Tiêng Anh cấp huyện đạt 15 em, cấp tỉnh đạt 4 em, thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện đạt 1 giải Nhất, 2 giải Nhì; Đạt giải Nhì tập thể trường có vở sạch cữ đẹp tốt, thi học sinh giỏi khối 5 cấp huyện (2010-2011)đạt 8 giải. Qua các phong trào đó trường tiểu học Hùng Vương đều góp phần mang thành tích về cho huyện nhà. Đặc biệt năm nay có 3 nội dung; giáo dục kỉ năng sống cho học sinh, tổ chức hoạt động ngoài giờ, chăm sóc cây xanh, tổ chức câu lạc bộ xanh đã tạo nên một sắc thái mới cho các hoạt động giáo dục tại các nhà trường. Với các hình thức sinh động phù hợp tâm lí lứa tuổi nên đã thu hút các em tự giác tích cực tham gia. Có những hoạt động thực sự bổ ích, xúc động, có tác dụng giáo dục cao: “Hoạt động góp sách vở, áo quần tặng bạn nghèo”, “Giao lưu với trẻ em khuyết tật”. Làm vệ sinh hàng tuần tại các vườn cây. Hơn thế nữa qua phòng trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể hội đồng sư phạm. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà trường, phụ huynh, địa phương ngày càng chặt chẽ. IV- ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Với vị trí là người trực tiếp chỉ đạo và thực hiện phong trào tại cơ sở trường học bản thân đã mạnh dạn trải nghiệm và áp dụng một số giải pháp cụ thể. Sáng kiến đã được triển khai và thực hiện từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 12/1011. Đây là một nội dung khá mới mẻ nên quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy sau thực hiện tôi nhận thấy đề tài đã thu được kết quả khả quan, đã
  13. tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức tư tưởng cũng như hành động cho mỗi giáo viên, học sinh và kể cả các bậc phụ huynh. Từ đó đã làm chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Từ thành công của đề tài tôi mạnh dạn giới thiệu và đề xuất cùng các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp với mong muốn được chia sẻ và học hỏi để đề tài này từng bước hoàn thiện góp phần nhỏ bé đưa phong trào của ngành ngày càng được rộng khắp và đem lại hiệu quả thiết thực. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”là một phong trào mang tính toàn diện, bao gồm hầu hết các hoạt động trong nhà trường, đòi hỏi mỗi trường học phải có sự đầu tư lớn về công sức, trí tuệ và vật chất mới có thể thực hiện thành công phong trào, tuy vậy ở mỗi trường học, mỗi địa phương có những điều kiện khác nhau vì vậy chỉ dựa vào nội lực từ nhà trường thì rất khó để thực hiện phong trào này một cách toàn diện. Kiến nghị: (1) Cần gắn phong trào thi đua với cuộc vận động “Xã hội hóa giáo dục” để huy động được sức mạnh tổng hợp từ mọi lực lượng giáo dục. (2) Cần có sự đầu tư của nhà nước để tăng cường CSVC cho trường học, đặc biệt là vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. (3) Cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên có kiến thức và năng lực cơ bản đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển của ngành. (4) Tạo điều kiện về cơ chế cho một số cán bộ giáo viên lớn tuổi, năng lực và sức khỏe hạn chế nghỉ hưu sớm tạo điều kiện cho lớp giáo viên trẻ có năng lực tham gia công tác. Bài học kinh nghiệm: (1) Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, không chỉ riêng của ngành giáo dục mà đòi hỏi phải có sự tham gia lớn của cả hệ thống chính trị. (2) Bản chất của phong trào thi đua “Xây dựng trừơng học thân thiện học sinh tích cực” nhằm mục đích mang lại hạnh phúc,niềm vui đi học cho trẻ. Đến trường các em được học vui chơi, thoải mái, vô tư,là niềm hạnh phúc cho gia đình nhà trường và xã hội. (3) Trường học thân thiện coi học sinh là trung tâm của quá trình học, học sinh được tự học, tự khẳng định, được tích cực tham gia học tập hết mình. (4) Đề cao các mối quan hệ trong nhà trường mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò, bao gồm các phương pháp dạy học và các hoạt động của các em học sinh tại trường. (5) Đóng góp chủ đạo trong cuộc vận động này hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp toàn diện về việc tổ chức, vì vậy mà người cán bộ quản lý phải chỉ đạo toàn thể cán bộ giáo viên phải chung tay với nhà Trường
  14. (6) Ban Giám hiệu phải xây dựng mối đoàn kết thực sự, liên kết một tập thể “Đoàn kết vững mạnh”, không chia phe phái…ngăn chặn kịp thời các hành vi, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, bố trí, thu xếp gọn gàng hàng quán, căn tin trong khu vực trường học. (7) Giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động của họa sinh, công tác quản lý lớp phải làm sao cho học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp, đến lớp phải học tập tích cực, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo …Vì thế mà giáo viên chủ nhiệm phải tạo ra mối”thân thiện”sự tin yêu của chính học sinh và phụ huynh để các em học tập tốt. Giáo viên lên lớp có sử dụng đồ dùng dạy học, soạn giảng kế hoạch bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. (8) Sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương như: Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc,Ủy Ban Nhân dân Xã, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội Khuyến học xã, Ban Đại diện cha mẹ HS, các mạnh thường quân đóng góp tiền bac, tập vở ủng hộ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến lớp. V- TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục & Đào tạo ra về việc phát động phong trào thi đua”xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. - Cẩm nang “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực “NXB-GD - 2009 - Sổ tay “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” NXB-ĐH - 2011 NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Phòng GD-ĐT Xuân Lộc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Xuân Lộc, ngày 17 tháng 01 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..................................................................................................
  15. ............................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .................................................................................................................................. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1 - Phương pháp giáo dục 1 - Lĩnh vực khác: ........................................................ 1 Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới 1 - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 1 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 1 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Xuân Lộc, ngày 17 tháng 01 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..................................................................................................
  16. ............................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .................................................................................................................................. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1 - Phương pháp giáo dục 1 - Lĩnh vực khác: ........................................................ 1 Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1 4. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới 1 - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 1 5. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 1 6. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2