intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một vài biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực trạng học sinh bỏ học trên địa bàn để đưa những biện pháp, giải pháp hợp lí nhằm hạn chế và khắc phục dần tình trạng học sinh bỏ học, đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó góp phần làm giảm thiểu tình trạng thanh thiếu niên hư hỏng, vi phạm pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một vài biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

MỘT VÀI BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ <br /> HỌC Ở ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KINH TẾ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN<br /> I. Phần mở đầu <br /> 1. Lý do chọ đề tài<br /> <br /> Tình trạng học sinh bỏ học  ở tỉnh Đắk Lắk nói chung và trong địa bàn  <br /> huyện Krông Ana nói riêng là vấn đề  nan giải. Trong những năm gần đây <br /> được Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ  đạo sát sao, vậy mà chỉ <br /> tính riêng trường THCS Tô Hiệu thuộc địa bàn xã Ea Bông, trong năm học  <br /> 2015­2016 số học sinh đã bỏ học tới 46 em/668 tổng số học sinh toàn trường. <br /> <br /> Đứng trước những khó khăn, thách thức khi được điều động về  công <br /> tác tại trường THCS Tô Hiệu vào tháng 10 năm 2016, một trường thuộc xã <br /> đặc biệt khó khăn, theo thống kê các năm học gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh <br /> bỏ học hằng năm trong nhà trường ngày càng cao, cao nhất huyện, tình trạng  <br /> này đã gây lo lắng cho toàn xã hội.  Tỷ  lệ  học sinh bỏ  học nhiều như  thế <br /> không những  ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả  đào tạo của nhà trường cũng <br /> như ngành giáo dục của huyện, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến công tác phổ <br /> cập giáo dục THCS.<br /> <br /> Trước tình hình của đơn vị, là một cán bộ quản lý từ  địa bàn thuận lợi  <br /> được điều động đến vùng khó khăn, sau một thời gian nắm bắt tình hình địa <br /> bàn, bản thân tôi quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học là <br /> gì? Làm thế  nào để  duy trì được sĩ số  học sinh? Qua đó tìm ra các biện giải <br /> quyết tình trạng học sinh bỏ học.<br /> <br /> Vì thế, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một vài biện pháp khắc phục  <br /> tình trạng học sinh bỏ  học  ở địa bàn có điều kiện kinh tế  đặc biệt khó  <br /> khăn”. Hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp thầy cô, bạn <br /> bè, đồng nghiệp định hướng và có những biện pháp hạn chế, khắc phục dần  <br /> tình trạng học sinh bỏ học, qua đó nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học, giáo <br /> <br /> <br /> 1<br /> dục học sinh, giup cac em tu d<br /> ́ ́ ương, ren luyên ban thân đê tr<br /> ̃ ̀ ̣ ̉ ̉ ở thanh con ngoan,<br /> ̀  <br /> ̀ ̉ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̀ ở thanh con ng<br /> tro gioi, đôi viên tôt, chau ngoan Bac Hô va tr ̀ ươi co ich cho gia<br /> ̀ ́́  <br /> ̀ ̃ ̣ . <br /> đinh va xa hôi<br /> ̀<br /> <br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> <br /> a. Mục tiêu<br /> <br /> Trên cơ  sở  nghiên cứu lí luận, thực trạng học sinh bỏ học trên địa bàn <br /> để  đưa những biện pháp, giải pháp hợp lí nhằm hạn chế  và khắc phục dần <br /> tình trạng học sinh bỏ  học, đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, <br /> qua đó góp phần làm giảm thiểu tình trạng thanh thiếu niên hư hỏng, vi phạm  <br /> pháp luật.<br /> <br /> b. Nhiệm vụ<br /> <br /> ­ Xác định cơ  sở lí luận, cơ sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch và nội <br /> dung của các biện pháp, giải pháp cụ thể nhằm hạn chế học sinh bỏ học.<br /> <br /> ­ Đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế, khắc phục dần tình  <br /> trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Tô Hiệu, thuộc địa bàn xã Ea Bông.<br /> <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu <br /> <br /> Một vài biện pháp để  làm giảm tình trạng học sinh bỏ  học tại trường <br /> THCS Tô Hiệu thuộc địa bàn xã Ea Bông huyện Krông Ana.<br /> <br /> 4. Giới hạn của đề tài<br /> <br /> ­ Sáng kiến đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục dần  <br /> tình trạng học sinh bỏ  học, đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, <br /> học sinh ở địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.<br /> <br /> ­ Đối tượng áp dụng: là các em học sinh trường THCS Tô Hiệu trong <br /> năm học 2016 ­ 2017 và tiếp tục nghiên cứu trong năm học 2017 ­ 2018.    <br /> <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> <br /> 2<br /> a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br /> <br /> ­ Phương pháp phân tích ­ tổng hợp tài liệu: Thu thập những thông tin lí <br /> luận vai trò của Hiệu trưởng trong trường Phổ thông trên các văn bản chỉ đạo <br /> các cấp, các tạp chí giáo dục, tài liệu quản lí giáo dục, Luật giáo dục,...<br /> <br /> ­ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: Các văn bản chỉ <br /> đạo của Huyện  ủy, của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa <br /> phương xã Ea Bông về việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn <br /> huyện. <br /> <br /> b. Nhom ph<br /> ́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br /> <br /> ­ Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GV, HS, hội cha <br /> mẹ học sinh (CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.<br /> <br /> ­ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm  giáo dục:  Căn cứ  vào tình hình <br /> học sinh bỏ học trong các năm học của nhà trường, điều kiện hoàn cảnh của <br /> học sinh...<br /> <br /> ­ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm:  Áp dụng các giải pháp, biện <br /> pháp là các em học sinh trường THCS Tô Hiệu trong năm học 2016 ­ 2017 và <br /> tiếp tục nghiên cứu trong năm học 2017 ­ 2018.    <br /> <br /> c. Phương pháp thống kê toán học:  xử  lý số  liệu trên phần mềm <br /> Excel 2010.<br /> <br /> II. Phần nội dung<br /> <br /> 1. Cơ sở lý luận<br /> <br /> Căn cứ  vào các văn bản chỉ  đạo của huyện như: Chương trình số  14­<br /> CTr/HU, ngày 18/6/2012 của Ban thường vụ Huyện  ủy về Phổ cập giáo dục <br /> Mầm non cho trẻ  5 tuổi, củng cố  kết quả  PCGD tiểu học và THCS, tăng <br /> cường phân luồng cho học sinh sau THCS và xóa mù chữ  cho người lớn tuổi  <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> trên địa bàn huyện. Quyết định số  4225/QĐ­UBND, ngày 12/12/2014 về việc <br /> kiện toàn ban chỉ đạo “ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013 – 2020”.<br /> <br /> Thông tư  số: 12/2011/TT­BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ  trưởng Bộ <br /> Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ  Trường trung học cơ sở, trường trung <br /> học phổ  thông và trường phổ  thông có nhiều cấp học;   Thông tư  số  28 /<br /> 2009/TT­BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và <br /> Đào tạo ban hành Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.<br /> <br /> Thông tư  số  15/2017­BGDĐT Sửa đổi, bổ  sung một số  điều của Quy <br /> định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, một số văn bản hướng dẫn <br /> khác liên quan giúp người Hiệu trưởng thực thi nhiệm vụ. <br /> <br /> Nhiệm vụ  năm học 2017 ­ 2018 cấp THCS của ngành Giáo dục. Nghị <br /> quyết của Đảng  ủy xã Ea Bông các năm 2016 ­ 2017. Tình hình thực tế  học  <br /> sinh của nhà trường trong các năm học: 2014 ­ 2015; 2015 ­ 2016; 2016 ­ 2017; <br /> 2017 ­ 2018.<br /> <br /> 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br /> <br /> 2.1 Đặc điểm tình hình tại địa phương <br /> <br /> Trường THCS Tô Hiệu có địa bàn rộng, có 13 thôn, buôn trong xã, trong <br /> đó có 9 buôn đồng bào dân tộc thiểu số, có thôn buôn cách trường rất xa trên 7 <br /> km. Học sinh của trường đa số là học sinh người đồng bào DTTS (chiếm hơn <br /> 60%), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28,6%.<br /> <br /> Do điều kiện kinh tế khó khăn các em phải theo gia đình đi làm thuê với <br /> các nghề  (hái cà phê, hái tiêu, bốc gạch...) phụ  giúp kinh tế  cho gia đình. Có <br /> em không có xe đạp, không có tấm áo lành lặn để đến trường. <br /> <br /> Đời sống của đa số  bà con là làm nghề  nông, làm thuê, sinh nhiều con <br /> nên việc chăm sóc cho con em cũng chưa được đến nơi, đến chốn. Nhận thức  <br /> của một bộ phận lớn người đồng bào dân tộc thiểu số còn ỷ lại về các chính <br /> sách hỗ trợ của nhà nước, quan điểm chỉ cần cho con biết cái chữ là được.<br /> <br /> 4<br /> Tình trạng hiểu biết về Luật hôn nhân gia đình ở một số buôn còn hạn <br /> chế, một số bà con muốn con nghỉ học sớm để lập gia đình. Chính sách hỗ trợ <br /> của địa phương đối với học sinh thuộc hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn.<br /> <br /> 2.2 Đặc điểm hình của đơn vị <br /> <br /> Trường có chất lượng đầu vào lớp 6 so với các trường trên địa bàn còn <br /> thấp, số học sinh học khá, giỏi đầu cấp trên địa bàn tuyển sinh đa số chuyển  <br /> đến các trường ở vùng thuận lợi, để có điều kiện học tập tốt hơn.<br /> <br /> Một số  học sinh gia đình có điều kiện kinh tế  tương đối tốt con em  <br /> cũng bỏ  học vì đua đòi ăn chơi theo bạn bè. Bên cạnh đó, một số  giáo viên <br /> của nhà trường chưa thực sự tận tâm với học trò, chỉ chú trọng đến việc dạy <br /> văn hóa.<br /> <br /> Nhà trường chưa tổ  chức nhiều hoạt động phong trào để  thu hút học <br /> sinh, chưa chỉ đạo quyết liệt công tác vận động học sinh ra lớp. Công tác hỗ <br /> trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa được kịp thời.<br /> <br /> Tình trạng sinh viên, học sinh học xong các trường Đại học, Cao đẳng, <br /> Trung cấp chuyên nghiệp ra trường không có việc tại địa phương còn khá phổ <br /> biến, gián tiếp làm cho các em học sinh có tâm lí không muốn đi học, chán <br /> học.<br /> <br /> 3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br /> <br /> 3.1 Mục tiêu của giải pháp <br /> <br /> Mục tiêu của Sáng kiến là đưa ra các biện pháp, giải pháp nhằm hạn  <br /> chế  và khắc phục dần tình trạng học sinh bỏ  học trong đơn vị  trường, đặc <br /> biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh ở  địa bàn có điều kiện <br /> kinh tế đặc biệt khó khăn, góp phần làm giảm thanh thiếu niên hư  hỏng trên <br /> địa bàn, nâng cao trình độ  dân trí và nhận thức của bà con trên địa bàn xã Ea  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> Bông và huyện Krông Ana trong việc tạo điều kiện để  con em được đến  <br /> trường. <br /> <br /> 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br /> <br /> 3.2.1 Biện pháp 1: Quản lý, chỉ đạo chặt chẽ công tác tìm hiểu nguyên <br /> nhân học sinh bỏ học.<br /> <br /> Nhà trường đã tiến hành khảo sát tình hình học sinh bỏ học qua các năm <br /> học và tìm ra các nguyên nhân cụ thể:<br /> <br /> ­ Học sinh bỏ học vì học yếu dẫn đến chán học. Điều kiện kinh tế gia  <br /> đình khó khăn các em phải phụ giúp gia đình. Mức thu nhập của lao động là  <br /> trẻ em cũng tương đối cao khi theo bố mẹ đi làm công.<br /> <br /> ­ Một số đua đòi theo bạn bè ăn chơi lêu lổng. Một số giáo viên chưa có <br /> biện pháp phù hợp để khích lệ học sinh.<br /> <br /> ­ Nhà trường chưa có các hoạt động phong trào phong phú để  khích lệ <br /> các em, chưa chỉ đạo quyết liệt công tác vận động học sinh bỏ học và chưa có <br /> kế hoạch ngăn ngừa học sinh nguy cơ bỏ học.<br /> <br /> ­ Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt, cùng <br /> phối hợp với nhà trường trong việc nắm bắt tình hình học sinh bỏ  học trên <br /> địa bàn.<br /> <br /> ­ Một số em nữ là người đồng bào dân tộc thiểu số sa vào nạn tảo hôn, <br /> một số em thích đi làm thuê ở Bình Dương, lò gạch tại địa phương và một số <br /> nơi khác. <br /> <br /> ­ Chế  độ  chính sách hỗ  trợ  hộ  nghèo được nhà nước chi trả  chưa kịp <br /> thời. Công  tác hướng nghiệp  đối với học sinh  chưa  được  nhà trường trú <br /> trọng.<br /> <br /> Sau  khi  tìm   hiểu   được   nguyên  nhân  dẫn  đến  học  sinh  bỏ   học,  nhà <br /> trường sẽ đưa ra các biện pháp, giải pháp giải quyết phù hợp.<br /> <br /> <br /> 6<br /> 3.2.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo và thành lập Ban phòng chống học sinh bỏ <br /> học.<br /> <br /> ­ Nhà trường chỉ đạo thành lập Ban phòng chống học sinh bỏ học gồm:  <br /> Ban giám hiệu; giáo viên chủ nhiệm; Ban đại diện cha mẹ học sinh; các đoàn <br /> thể; chính quyền địa phương thống nhất quan điểm về công tác huy động học <br /> sinh đến trường và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học là trách nhiệm của cả <br /> hệ thống chính trị và của toàn xã hội. <br /> ­   Đối  với  Lãnh  đạo nhà trường: Phối kết hợp với chính quyền   địa <br /> phương cung cấp danh sách, địa chỉ  học sinh bỏ  học, nguy cơ  bỏ  học  để <br /> UBND xã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng bắt tay vận động và hỗ  trợ học  <br /> sinh.<br /> ­ Đối với Ban đại diện cha mẹ  học sinh: Phối hợp với nhà trường <br /> thường xuyên để ngăn chặn, động viên kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ <br /> học, tham gia vận động học sinh cùng với giáo viên và lãnh đạo nhà trường.<br /> ­ Đối với UBND xã: qua báo cáo của nhà trường, UBND xã thường  <br /> nắm bắt tình hình đi học chuyên cần cũng như công tác duy trì sĩ số trong nhà <br /> trường, phân công cán bộ ủy ban trực tiếp là đồng chí Phó chủ tịch UBND xã  <br /> và cán bộ thôn, buôn đi động viên học sinh bỏ  học cùng với nhà trường. Địa <br /> phương tổ  chức tuyên truyền nạn tảo hôn tới các thôn, buôn và tăng cường <br /> công tác kiểm tra tới các lò gạch. Các tổ  chức đoàn thể  trong xã tự  nguyện  <br /> hưởng ứng phong trào động viên học sinh đi học mỗi khi nhà trường cần giúp <br /> đỡ. Động viên nhắc nhở  kịp thời những gia đình cho con nghỉ  học để  đi làm <br /> và giải quyết chế độ cho học sinh thuộc hộ nghèo kịp thời.<br /> <br /> 3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch quản lí, giám sát việc duy trì sĩ <br /> số học sinh. <br /> ­ Hiệu trưởng, Ban chuyên môn  tăng cường dự  giờ  thăm lớp, thường <br /> xuyên kiểm tra sĩ số  để  nắm bắt những học sinh có nguy cơ  bỏ  học để  có <br /> biện pháp ngăn ngừa. Đặc biệt là việc nắm bắt sĩ số  học sinh ngay đầu năm <br /> học, hàng tháng, vào vụ  mùa hái cà phê, hái tiêu, đầu và sau tết Nguyên đán,  <br /> rèn luyện trong hè...<br /> ­ Lãnh đạo nhà trường tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thấy <br /> được nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo <br /> dục, khắc phục tình trạng học sinh bỏ  học là nhiệm vụ  của mỗi giáo viên.  <br /> <br /> 7<br /> Giáo viên trong trường luôn tìm nhiều biện pháp (nắm hoàn cảnh và đặc điểm <br /> gia đình từng học sinh, thường xuyên gặp gia đình có học sinh bỏ  học, tổ <br /> chức nhiều phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh, quyên  <br /> góp nhiều phần quà tặng cho các em vào các ngày lễ, ngày tết…) để  động <br /> viên các em đi học lại.<br /> ­ Đối với giáo viên bộ môn: giảng dạy tận tình, thân thiện, tạo mọi cơ <br /> hội cho những học sinh có nguy cơ  bỏ  học vì học yếu được tiếp tục đi học, <br /> luôn giúp đỡ các em để các em thực sự muốn đến trường. Động viên giáo viên <br /> tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh yếu kém để các em theo kịp kiến thức  <br /> hạn chế tình trạng bỏ học vì học yếu.<br /> ­ Đối với Giáo viên chủ  nhiệm: làm tốt công tác chủ  nhiệm trong đó <br /> đặc biệt quan tâm công tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu tâm tư <br /> học sinh để  có biện pháp kịp thời khi học sinh có nguy cơ  bỏ  học để  vận <br /> động.<br /> ­ Đoàn thể: xem đây là một hoạt động thi đua của nhà trường, các bộ <br /> phận giúp đỡ, động viên và theo dõi kịp thời. Tổng phụ trách Đội có kế hoạch  <br /> tổ  chức các phong trào hoạt động trong nhà trường nhằm tạo sân chơi cho  <br /> học sinh để các em vui mà học. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào theo chỉ <br /> đạo của Hội đồng đội huyện để  thu hút học sinh cảm nhận được niềm vui <br /> mỗi khi đến trường.<br /> 3.2.4 Biện pháp 4: Lãnh đạo nhà trường quan tâm, động viên kịp thời <br /> đối với lớp có học sinh bỏ học, học sinh hoàn cảnh khó khăn.<br /> ­ Nhà trường phát động phong trào quyên góp tự nguyện từ CCVC trong <br /> trường đóng góp quỹ vận động học sinh bỏ học, huy động các nguồn ủng hộ <br /> từ  thiện để  khen thưởng và tặng các em có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ <br /> bỏ  học bằng các vật dụng như  tặng áo trắng, xe đạp, sách vở… Năm học  <br /> 2016­2017 CCVC trong nhà trường đã quyên góp tự nguyện được số tiền là 8 <br /> triệu 250 nghìn đồng, nhà trường đã mua áo trắng, áo  ấm, xe đạp… để  tặng <br /> học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tiêu biểu trong hoạt động <br /> ủng hộ  từ  thiện có cô Nguyễn Thị  Mỹ  Hòa, cô Nguyễn Hoàng Yến Nhi và <br /> các thầy cô giáo khác.<br /> <br /> <br /> <br /> 8<br />  ­ Ngoài ra, nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào vui chơi có thưởng  <br /> tại trường như: tìm hiểu kỉ  niệm ngày mất của anh hùng, nhà cách mạng Tô <br /> Hiệu 7/3, tìm hiểu ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, ngày  <br /> thành lập Đoàn Thanh Niên CS HCM 26/3… Đối với những trường hợp học <br /> sinh có nguy cơ bỏ học, các bộ phận thường xuyên gặp gia đình và động viên <br /> các em đến trường.<br /> <br /> ­ Lãnh đạo nhà trường quan tâm, động viên kịp thời đối với lớp có học  <br /> sinh bỏ học. Tạo mọi điều kiện hỗ  trợ bằng vật chất, tinh thần để  học sinh <br /> có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Có hình thức khen thưởng kịp thời  <br /> đối với lớp, đối với giáo viên chủ nhiệm không có học sinh bỏ học.<br /> <br /> 3.2.5 Biện pháp 5: Quan tâm mở các lớp Phổ cập giáo dục Trung học <br /> cơ sở và các lớp xóa mù chữ.<br /> <br /> ­ Lãnh đạo nhà trường quan tâm, triển khai kịp thời và thực hiện đúng <br /> các văn bản chỉ  đạo của PGD huyện, UBND huyện về  việc PCGD THCS.  <br /> Quan tâm, chỉ  đạo cán bộ  phụ  trách PCGD trong xã, tham mưu với chính <br /> quyền địa phương trong việc phối kết hợp để  vận động các em học sinh đã <br /> bỏ học đến học PCGD tại trường, học PCGD tại xã hoặc Trung tâm văn hóa <br /> cộng đồng.<br /> <br /> ­ Chỉ đạo Ban chuyên môn nhà trường có kế hoạch bố chỉ giáo viên chủ <br /> nhiệm, giáo viên bộ môn để phụ trách chủ nhiệm và giảng dạy khoa học. Nên  <br /> bố chí giáo viên có năng lực chủ nhiệm lớp tốt, hiểu tâm lí học sinh, biết nói, <br /> hiểu tiếng đồng bào, quản lí hồ sơ lớp chủ nhiệm tốt…<br /> <br /> ­ Nhà trường tích cực tuyên truyền, vận động các gia đình có con em  <br /> theo học các lớp chính khóa nhưng do các em lớn tuổi, có khả  năng tiếp thu  <br /> chậm, chán học, hay nghỉ  học,… Có thể  chuyển qua các lớp PCGD học để <br /> trách việc học sinh bỏ học dẫn đến thất học, mù chữ.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 9<br /> 3.2.6 Biện pháp 6:  Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học <br /> tiếp theo.<br /> <br /> ­ Việc duy trì sĩ số  học sinh phải  được quan tâm một cách thường  <br /> xuyên. Lãnh đạo nhà trường thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên ý thức <br /> trong việc vận động học sinh bỏ học đến trường.<br /> <br /> ­ Có biện pháp ngăn ngừa học sinh có nguy cơ  bỏ  học bằng cách tìm <br /> hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình học sinh, tìm biện pháp kịp thời giúp đỡ <br /> để các em không phải bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn.<br /> <br /> ­ Tổ  chức các hoạt động phong trào Văn hóa văn nghệ, TDTT, hoạt  <br /> động tìm hiểu Lịch sử, Địa lí địa phương,… để  thu hút học sinh đến trường. <br /> Tuyên truyền giáo viên không tạo áp lực cho học sinh dẫn đến chán học.<br /> <br /> ­ Tham mưu với chính quyền địa phương trong việc phối kết hợp để <br /> vận động các em đến trường.<br /> <br /> *Một số hình ảnh nhà trường và Ban đại diện Cha mẹ học sinh tổ <br /> chức tặng quà cho học sinh nghèo và học sinh các lớp nhân dịp tết Trung <br /> thu .<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br /> Nhà trường và chính quyền địa phương phát thưởng cho Học sinh nghèo <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nhà trường và Ban đại diện CMHS khen thưởng Học sinh học kỳ I<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 11<br /> I<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nhà trường phát quà cho Học sinh nhân dịp Tết Trung thu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> Tặng áo trắng cho học sinh nghèo<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br /> <br /> Các bi ệ n pháp trên s ẽ  giúp cho vi ệc qu ản lí t ỉ  l ệ  h ọ c sinh b ỏ  h ọ c  <br /> trong nhà tr ườ ng hi ệu qu ả. Ngoài ra, đ ể hạn chế và khắc phục tình trạng <br /> học sinh bỏ học đạt kết quả cao các biện pháp, giải pháp mà sáng kiến đưa ra <br /> đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và phải được áp dụng đồng bộ, linh <br /> hoạt trong tất cả các khâu từ  tìm hiểu nguyên nhân học sinh bỏ  học, qua đó <br /> xây dựng kế hoạch thành lập Ban vận động học sinh bỏ  học đi học lại, đến <br /> quản lí, giám sát sĩ số  học sinh đi học chuyên cần, xây dựng và phối hợp tốt  <br /> các mối quan hệ  trong nhà trường và địa phương. Cộng tác chặt chẽ  với  <br /> CMHS, chủ  động phối hợp với giáo viên bộ  môn, Đoàn TNCS HCM, Đội  <br /> TNTP HCM, các tổ chức xã hội có liên quan…<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 13<br /> 3.4. Kết quả  khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn  đề  nghiên <br /> cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br /> <br /> Bảng 1: Thống kê tình hình học sinh bỏ học khi chưa áp dụng biệp <br /> pháp, giải pháp.<br /> <br /> Năm học TSHS bỏ học TSHS bỏ học  TSHS của  TSHS lớp xóa <br /> trong huyện trường THCS  lớp PCGD mù trong địa <br /> Tô Hiệu tại trường bàn xã<br /> 2014­2015 164 (2,85%) 55 (7,72%) 0 0<br /> 2015­2016 114 (2,02%) 46 (6,89%) 15 0<br /> Bảng 2: Thống kê tình hình học sinh bỏ học khi đã áp dụng biệp pháp, <br /> giải pháp.<br /> <br /> Năm học TSHS bỏ học TSHS bỏ học  TSHS của  TSHS lớp xóa <br /> trong huyện trường THCS  lớp PCGD mù trong địa <br /> Tô Hiệu tại trường bàn xã<br /> 2016­2017 138 (2,52%) 17 (2,55%) 34 30<br /> 14 (tính đến <br /> 2017­2018 tháng 3/2018) 42 48<br /> (2,1%)<br /> <br /> Từ năm học 2016 ­ 2017, sau khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa học  <br /> sinh bỏ học và huy động học sinh đã bỏ  học đến trường, được sự  chung tay  <br /> của đảng, chính quyền địa phương, sự  chỉ  đạo quyết liệt của lãnh đạo nhà <br /> trường,   nỗ  lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên đã thu được một số  kết quả <br /> đáng ghi nhận.<br /> <br /> Năm học 2016  ­  2017, tỉ  lệ  học sinh tốt nghiệp THCS trên 98%; nhà <br /> trường có 40 giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, 6 giáo <br /> viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Liên đội được Hội đồng đội huyện  <br /> công nhân Liên đội vững mạnh xuất sắc, Chi đoàn đạt vững mạnh, Chi bộ <br /> trường đạt vững mạnh xuất sắc và năm học 2016 ­ 2017 là năm học đầu tiên <br /> trường THCS Tô Hiệu được UBND Huyện Krông Ana công nhận là tập thể <br /> <br /> <br /> 14<br /> Lao động tiên tiến, thành quả  đạt  được thật đáng được ghi nhận và trân <br /> trọng.<br /> <br /> III. Phần kết luận, kiến nghị<br /> <br /> 1. Kết luận<br /> <br /> Sau gần hai năm học áp dụng biện pháp hạn chế và khắc phục dần tình <br /> trạng học sinh bỏ  học trong nhà trường, bản thân tôi nhận thấy để  duy trì  <br /> được sĩ số  học sinh, hạn chế  tối đa tình trạng bỏ  học cần chú trọng một số <br /> yếu tố sau: <br /> <br /> ­ Nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền để  cán bộ, giáo viên  <br /> thấy được trách nhiệm của mình trong việc ngăn ngừa những học sinh có <br /> nguy cơ  bỏ  học và công tác vận động học sinh đã bỏ  học đến trường phải  <br /> song song với nhiệm vụ giảng dạy.<br /> <br /> ­ Giáo viên bộ  môn tạo nhiều cơ  hội để  học sinh học yếu không cảm  <br /> thấy nản khi đến trường, giảng dạy phải vừa đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ <br /> năng, vừa phải phù hợp với tâm lí, khả năng nhận thức của các em.<br /> <br /> ­ Giáo viên chủ  nhiệm nắm bắt sát hoàn cảnh gia đình của từng học  <br /> sinh một cách sát sao để các em không phải nghỉ học vì quá khó khăn. Phải có <br /> biện pháp khắc phục ngay từ khi học sinh bỏ tiết, đó là nguy cơ dẫn đến tình <br /> trạng bỏ học.<br /> <br /> ­ Lãnh đạo nhà trường phối hợp thật chặt chẽ  với chính quyền địa <br /> phương cùng chung tay với nhà trường trong việc tuyên truyền gia đình học  <br /> sinh có ý định muốn con nghỉ học và hỗ trợ kịp thời gia đình có hoàn cảnh khó  <br /> khăn để học sinh được tiếp tục đến trường.<br /> <br /> ­ Lãnh đạo nhà trường có biện pháp đối với cán bộ  giáo viên thờ   ơ <br /> trong công tác vận động học sinh bỏ học. Và tạo ra nhiều các sân chơi bổ ích <br /> để học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. <br /> <br /> <br /> <br /> 15<br /> ­ Nhà trường phải coi trọng công tác duy trì sĩ số là nhiệm vụ trọng tâm <br /> không kém nhiệm vụ  dạy và học. Tạo điều kiện để  học sinh không có khả <br /> năng theo học chính quy được tiếp nhận vào các lớp phổ cập.<br /> <br /> Đối với trường THCS Tô Hiệu sau gần hai năm áp dụng các biện pháp <br /> khắc phục tình trạng học sinh bỏ học nhà trường đã đạt được những kết quả <br /> đáng được ghi nhận. Tình trạng học sinh bỏ học trong nhà trường đã giảm rõ  <br /> rệt. Không có tình trạng học sinh đánh nhau hội đồng trong nhà trường, chất <br /> lượng đại trà và các hoạt động phong trào có tiến bộ rõ rệt.<br /> <br /> 2. Kiến nghị<br /> <br /> * Về phía Phòng GD&ĐT<br /> <br /> ­ Cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với những trường vùng sâu, vùng xa,  <br /> vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục đầu tư  kinh phí, cơ  sở  vật chất, <br /> trang thiết bị dạy và học.<br /> <br /> ­ Thường xuyên tổ  chức các chuyên đề, các buổi hội thảo về công tác <br /> duy trì sĩ số, biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ  học trong trường <br /> học để  giáo viên, cán bộ  quản lí các trường trên địa bàn huyện học hỏi kinh  <br /> nghiệm lẫn nhau. <br /> <br /> ­ Có kế hoạch tham mưu với UBND huyện trong việc thực hiện chế độ <br /> chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ  nghèo tại địa phương để <br /> học sinh có điều kiện tối thiểu đến trường.<br /> <br /> * Về phía UBND xã<br /> <br /> ­ Tổ  chức tuyên truyền để  bà con  ở  các buôn làng nâng cao nhận thức  <br /> trong việc động viên con hoàn thành chương trình Trung học cơ sở.<br /> <br /> ­ Chế độ chính sách đối với hộ nghèo cần được địa phương giải quyết  <br /> kịp thời để  học sinh có điều kiện tối thiểu đến trường. Có biện pháp tuyên <br /> truyền đối với chủ  các lò gạch để  không tiếp nhận học sinh khi chưa đến  <br /> <br /> <br /> 16<br /> tuổi lao động đến làm, qua đó sẽ  làm giảm việc học sinh bỏ  học để  đi làm <br /> phụ giúp gia đình.<br /> <br /> ­ Tuyên truyền Luật hôn nhân gia đình và tư  vấn Pháp luật cho bà con  <br /> trong buôn để  không còn tình trạng tảo hôn  ở  các buôn làm  ảnh hưởng đến  <br /> việc học tập của học sinh cũng như  nhiệm vụ  dạy học, giáo dục của nhà <br /> trường.<br /> <br /> ­ Đầu tư thêm phòng học để nhà trường có phòng tổ chức dạy phụ đạo <br /> cho học sinh yếu kém góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế  tình  <br /> trạng bỏ học.<br /> <br /> * Về phía UBND huyện<br /> <br /> ­ Triển khai kế hoạch, có các văn bản chỉ  đạo kịp thời việc thực hiện  <br /> các chế  độ  chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ  nghèo tại địa <br /> phương để học sinh có điều kiện tối thiểu đến trường.<br /> <br /> ­ Đầu tư xây dựng cho nhà trường lớp học bán trú để học sinh ở xa có <br /> điều kiện  ở lại, qua đó nhà trường có cơ  sở  vật chất, trang thiết bị để  phục  <br /> vụ cho quá trình giảng dạy, giáo dục các em được tốt hơn.<br /> <br /> Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về  việc  khắc phục <br /> tình trạng học sinh bỏ  học tại trường THCS Tô Hiệu trong năm học 2016 ­ <br /> 2017. Tuy tình trạng học sinh bỏ học trong đơn vị chưa được khắc phục triệt <br /> để nhưng đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm học trước, các lớp phổ cập giáo  <br /> dục Trung học cơ  sở  và lớp xóa mù ngày càng có nhiều học viên tham gia. <br /> Thiết nghĩ, các biện pháp, giải pháp của sáng kiến phần nào đã mang lại hiệu <br /> quả. Kính mong lãnh đạo các cấp quan tâm, chỉ  đạo quyết liệt hơn nữa, để <br /> tình trạng học sinh bỏ  học trên địa bàn không còn là nỗi lo của xã hội, góp  <br /> phần làm giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao trình độ dân trí.<br /> <br /> Tôi xin chân thành cảm ơn!<br /> <br /> <br /> <br /> 17<br /> Ea Bông, ngày 31 tháng 3 năm 2018<br /> NGƯỜI VIẾT<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hoàng Thị Lan Anh<br /> <br /> HĐ THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG<br /> PHÓ TRƯỞNG BAN<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  <br /> <br /> <br /> <br /> HỘI ĐỘNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> 1. Điều lệ trường trung học ­ Bộ GD & ĐT.<br /> <br /> 2. Thông tư, công văn của BGD& ĐT về việc xây dựng trường học thân  <br /> thiện, học sinh tích cực.<br /> <br /> 3. Luật GD 2005 ­ Bộ GD & ĐT.<br /> <br /> 4. Pháp lệnh cán bộ công chức ­ Bộ GD & ĐT.<br /> <br /> 5. Cẩm nang quản lí giáo dục ­ Học viện quản lí giáo dục.<br /> <br /> 6. Nhiệm vụ năm học 2017­2018 của ngành Giáo dục <br /> <br /> 7. Nghị quyết của Đảng ủy xã EaBông <br /> <br /> <br /> <br /> 18<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2