Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Mục tiêu hàng đầu của giáo dục chính là đào tạo con người phát triển <br />
toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản để các em tiếp tục học <br />
lên trung học cơ sở, các cấp học khác và áp dụng những kiến thức đã học vào <br />
thực tiễn cuộc sống lao động nhằm đáp ứng với thời đại công nghiệp hóa, <br />
hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo luôn được <br />
nhà nước và cả xã hội quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu. Tiểu học là bậc <br />
học nền tảng, việc dạy chữ có tầm quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc <br />
chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào <br />
tương lai.<br />
Tiếng Việt là tiếng phổ thông đóng vai trò quan trọng góp phần hình <br />
thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học và giao <br />
tiếp trong các môi trường hoạt động của trẻ. Nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt <br />
là công cụ để học học tập các môn học. Có nghe được mới nói được, có đọc <br />
được mới viết được. Chính vì thế nên Tiếng Việt là môn học đóng vai trò <br />
quan trọng trong suốt quá trình học tập và trong cuộc sống của con người.<br />
Thực tế cho thấy học sinh dân tộc thiểu số gặp không ít khó khăn vì <br />
hầu hết các em luôn có thói quen nói tiếng mẹ đẻ và phát triển khả năng tư <br />
duy của các em cũng bằng chính ngôn ngữ đó; điều kiện sử dụng giao tiếp <br />
bằng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày còn hạn chế; bản thân các em và <br />
cha mẹ các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm vững <br />
tiếng Việt. Với một trường có trên 97% học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận <br />
thấy rằng khả năng nhận diện và ghi nhớ con chữ chậm dẫn đến khả năng <br />
đọc, viết chậm. Việc đọc liền mạch từ, câu gặp nhiều khó khăn, chưa có khả <br />
năng đọc biểu cảm. Hầu hết các em còn hạn chế về ngôn ngữ nói, như nói <br />
chưa chuẩn, nói chưa đúng mà chủ yếu là nói câu chưa đầy đủ, nói thừa, nói <br />
thiếu dấu thanh và lẫn lộn giữa dấu thanh nặng với dấu thanh sắc, … Rất ít <br />
em biết tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông tin.<br />
Trong công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức <br />
dạy học, việc dạy tăng cường tiếng Việt đã được vận dụng linh hoạt trong <br />
các tiết học nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát huy tính tích <br />
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tăng cường tiếng Việt giúp các em học <br />
sinh có <br />
cơ hội được thực hành nghe, đọc, nói, viết thành thạo, mạnh dạn tự tin trong <br />
giao tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế việc dạy tăng cường tiếng Việt vẫn chưa <br />
được sử dụng đúng mực và chưa phát huy hết hiệu quả. Vì vậy các em còn <br />
chưa hứng thú với môn học. <br />
Đổi mới phương pháp dạy học mà đặc biệt là tìm ra các giải pháp để <br />
tăng cường tiếng Việt giúp giáo viên và học sinh giảm bớt đi những khó khăn, <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
1<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
rào cản về ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Khi các em có <br />
được vốn tiếng Việt đủ để nghe, hiểu thì việc giao tiếp hàng ngày đặc biệt là <br />
quá trình tiếp thu bài của các em trở nên dễ dàng hơn. Sau nhiều năm nghiên <br />
cứu và áp dụng một số giải pháp cụ thể về tăng cường tiếng Việt cho học <br />
sinh dân tộc thiểu số tôi thấy chất lượng giáo dục ở trường đã được dần dần <br />
nâng lên. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho <br />
học sinh dân tộc thiểu số thiểu số nói chung và học sinh dân tộc trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu nói riêng chính là lí do tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp <br />
dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu: Thực hiện đề tài này với mục đích nâng cao kỹ năng đọc, <br />
viết, hiểu nghĩa của tiếng Việt, kỹ năng giao tiếp và tìm ra biện pháp khắc <br />
phục những yếu kém mà học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số thường mắc phải. <br />
Thức đẩy tinh thần tự học và tìm kiếm tri thức; mạnh dạn, tự tin trong giao <br />
tiếp. Qua đó góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân, nâng cao <br />
chất lượng giáo dục, kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, đáp <br />
ứng yêu cầu giáo dục ngày một đi lên. <br />
Nhiệm vụ của đề tài: Thống kê, tổng hợp những thuận lợi, khó khăn <br />
về học tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số. Tìm ra biện pháp để <br />
khắc phục những nhược điểm và đề xuất một số giải pháp tăng cường, nâng <br />
cao tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình giảng dạy và hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Một vài biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc <br />
thiểu số.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Học sinh khối 1, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Ea Bông, huyện <br />
Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk năm học 2016 – 2017, năm học 2017 – 2018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
b. Phương pháp ngiên cứu thực tế<br />
Tổng hợp số liệu về thực trạng tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu <br />
số ở trường tiểu học Võ Thị Sáu.<br />
C. Phương pháp phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước <br />
khi chưa thực hiện giái pháp và sau khi áp dụng những giải pháp.<br />
Phỏng vấn giáo viên, học sinh về những thuận lợi, khó khăn, hiệu quả <br />
đạt được, những hạn chế khi thực hiện những giải pháp hỗ trợ, tăng cường <br />
tiếng Việt.<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
2<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Tiếng Việt có vị trí hàng đầu ở trường phổ thông, đặc biệt là ở cấp <br />
Tiểu học. Tiếng Việt vừa là một môn học độc lập, lại vừa là một thứ công <br />
cụ hỗ trợ cho khả năng diễn đạt và tư duy tất cả các môn học khác. Tiếng <br />
Việt thể hiện tính liên quan dạy học với các môn học khác. Mục tiêu của <br />
chương trình “hình thành và phát triển” ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng <br />
Việt đó là: Nghe, nói, đọc, viết. Học sinh học Tiếng Việt bằng tư duy trực <br />
tiếp, thông qua sự tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên từ việc sử dụng ngôn ngữ hàng <br />
ngày một cách tự phát đến việc nắm ngôn ngữ một cách hệ thống qua các bài <br />
học. Từ đó học sinh có tâm lý tự tin trong học tập. Bằng hiểu biết qua nghe, <br />
nói khi học đọc và viết học sinh có thể dễ dàng nhận ra mối liên hệ giữa âm <br />
thanh và chữ viết, giữa âm thanh và ngữ nghĩa, ngữ pháp qua đó các em có thể <br />
học đọc, học viết dễ dàng. Nghị quyết 40/2002/NQ QH của quốc Hội khóa <br />
IX về đổi mới giáo dục phổ thông đã khẳng định: Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ <br />
thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống quốc dân. Tiếng Việt <br />
trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là môn học vừa là công cụ giao <br />
tiếp, học tập của học sinh. <br />
Thực tế cho thấy vốn tiếng Việt của học sinh còn hạn chế đặc biệt là <br />
học sinh lớp Một. Việc nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng giao tiếp của các em <br />
học sinh dân tộc thiểu số lại càng khó khăn. Một mặt do điều kiện kinh tế, <br />
điều kiện học tập, trình độ nhận thức trong đó sự thiếu hụt về vốn sống, vốn <br />
ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng trên.<br />
Học tốt môn Tiếng Việt trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học các <br />
môn học khác. Do đó, ngay từ khi bước vào ngưỡng cửa của lớp Một, việc <br />
hình thành nên một tư duy ngôn ngữ cho các em là hết sức cần thiết. Tiếng <br />
Việt là tiền đề cho quá trình học tập của các em sau này.<br />
Tập nói tiếng Việt là nhiệm vụ đầu tiên với các em. Học sinh dân tộc <br />
cần có vốn tiếng Việt trước để học chữ. Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ <br />
đạo như công văn 9832/ BGD&ĐT GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006; công <br />
văn 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn <br />
nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; công <br />
văn số 8114/ BGD&ĐT GDTH V/v nâng cao chất lượng dạy học cho học <br />
sinh dân tộc thiểu số ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009; công văn <br />
5842/BGD&ĐT VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chính nội <br />
dung dạy học. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức <br />
hội nghị "Triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt (lớp 1) cho học <br />
sinh dân tộc thiểu số ". Tại hội nghị, xuất phát từ những quan điểm, lý luận <br />
giáo dục và cách tiếp cận gắn với đặc điểm học sinh dân tộc các vùng miền, <br />
năm phương án về chủ đề này đã được trình bày, và trao đổi ý kiến rộng rãi. <br />
Đó là: 1) Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường (Vụ <br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
3<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
GD Mầm non). 2) Dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong chương trình <br />
song ngữ Ê đê Việt (Vụ GD Dân tộc). 3) Nghiên cứu thử nghiệm giáo dục <br />
song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (Trung tâm Nghiên cứu GD dân tộc). 4) Dạy <br />
học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1(Nhóm tăng <br />
cường năng lực dạy và học Dự án PEDC). 5) Dạy học lớp 1 cho học sinh dân <br />
tộc chưa biết nói tiếng Việt (Trung tâm Công nghệ GD). <br />
<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu là một trường thuộc vùng khó khăn. Toàn <br />
trường có 542 học sinh, trong đó có 515 em dân tộc thiểu số chủ yếu là dân <br />
tộc Ê – đê chiếm trên 95%. Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người <br />
dân còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên trong tổ chưa đồng đều, số <br />
giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm 31,1% kinh nghiệm giảng dạy còn <br />
hạn chế. Chất lượng giáo dục hàng năm còn thấp, tỉ lệ học sinh thành thạo <br />
bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết chưa cao. <br />
Năm học 2017 – 2018, khối 1 có 110 em, trong đó học sinh dân tộc <br />
thiểu số là 104 em chiếm 94,5%, số em người Kinh cũng gặp không ít khó <br />
khăn. Mặc dù hằng năm đã được nghiệm thu lớp Mẫu giáo 5 tuổi, nhưng <br />
trong thực tế có một số em đến ngày nghiệm thu mới ra lớp vì vậy vốn tiếng <br />
Việt của các em còn nghèo nàn nên việc giao tiếp của các em gặp nhiều khó <br />
khăn. Mặt khác qua 3 tháng nghỉ hè các em không có cơ hội giao tiếp bằng <br />
tiếng phổ thông. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất cho giáo viên dạy <br />
lớp Một. Những em này hầu như chưa biết tiếng Việt và chưa biết giao tiếp <br />
bằng tiếng Việt. Tỉ lệ học sinh có thể hỏi, trả lời và hiểu được yêu cầu của <br />
giáo viên chỉ chiếm tỉ lệ một phần nhỏ. Các em chỉ nghe và hiểu được những <br />
câu lệnh đơn giản như “trật tự”, “ra chơi”, “vào lớp”, “ra về”. <br />
Khi bước vào lớp Một, kiến thức về tiếng Việt của các em như một <br />
trang giấy trắng. Giáo viên rất vất vả trong quá trình truyền thụ kiến thức cho <br />
các em vì người giáo viên vừa phải dạy tiếng kết hợp dạy chữ, dạy kỹ năng <br />
sống. Qua thực tế giảng dạy, tôi luôn trăn trở tìm nhiều giải pháp để nâng cao <br />
chất lượng giáo dục như đổi mới phương pháp dạy học, tăng thời lượng môn <br />
tiếng Việt theo chương trình 300 tiết lên 500 tiết, tăng cường phụ đạo học <br />
sinh còn khó khăn trong học tập, tổ chức các hình thức học tập theo nhóm, đôi <br />
bạn cùng tiến, nhiều tiết học kéo dài 60 – 65 phút song chất lượng vẫn chưa <br />
được như mong muốn. Có khi một câu hỏi giáo viên đưa ra đến ba lần nhưng <br />
các em vẫn không hiểu, không trả lời được. Cũng có khi các em chỉ trả lời <br />
trống không, không có đầu câu và cuối câu. Một vài em sau khi lên lớp mới <br />
chỉ biết đánh vần, chưa có khả năng đọc thông viết thạo, một số em không <br />
thích đi học vì không tiếp thu được bài. Xảy ra tình trạng này không phải là <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
4<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
do giáo viên cho học sinh lên lớp khi chưa đủ điều kiện lên lớp mà do các em <br />
còn ít vốn tiếng Việt nên các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động rất dễ <br />
quên. Lại thêm 3 tháng nghỉ hè các em đã quên khá nhiều kiến thức trong đó <br />
đặc biệt quan trọng là quên việc đọc, viết là làm toán dẫn đến tình trạng <br />
nhiều học sinh ngồi nhầm lớp.<br />
Việc tạo thói quen và bồi dưỡng tiếng Việt của các em ở gia đình và <br />
cộng đồng cũng gặp khó khăn vì người dân thường sống theo buôn làng, ít <br />
giao tiếp với người Kinh, không có điều kiện giao tiếp bằng tiếng phổ thông. <br />
Nhiều người trong gia đình không nói được tiếng Việt hoặc ít sử dụng tiếng <br />
Việt nên việc sinh hoạt giao tiếp trong gia đình hầu như bằng tiếng mẹ đẻ. <br />
Vì vậy, khi trẻ ra lớp thường chưa nói và hiểu được tiếng Việt.<br />
Bên cạnh đó, trình độ dân trí vẫn còn thấp, các gia đình chưa thật sự <br />
quan tâm đến việc học tập của con em. Nhiều em học sinh vì hoàn cảnh khó <br />
khăn của gia đình nên thường xuyên phải nghỉ học. Nhiều gia đình không có <br />
bàn ghế, không có góc học tập để các em học ở nhà. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc <br />
thiếu số nhằm tăng cường tiếng Việt một cách hiệu quả góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh lớp Một, giúp các em tự tin mạnh dạn trong giao tiếp, tiếp <br />
thu các môn học có hiệu quả là cơ sở để các em học tốt ở các lớp trên.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp<br />
Biện pháp thứ nhất: Phối hợp và đổi mới phương pháp dạy học <br />
phù hợp với tình hình thực tế của lớp học <br />
Đổi mới phướng pháp dạy học và đánh giá đóng vai trò rất quan trọng <br />
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là việc làm thường xuyên, <br />
liên tục của người giáo viên nhằm đem đến cho người học sự hứng thú trong <br />
học tập và hiệu quả cao nhất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá <br />
nhằm giúp học sinh chủ động trong việc học, chống lại thói quen học tập thụ <br />
động. Rèn luyện cho học sinh cách học theo nhóm, phát huy tính sáng tạo, <br />
năng động, cách trình bày một vấn đề, cách thuyết trình trước đám đông, cách <br />
trả lời câu hỏi nhanh và đúng. Loại bỏ dần thói quen thu nhận thông tin một <br />
cách thụ động của người học để hoạt động học thực sự là một quá trình kiến <br />
tạo. <br />
Một tiết học thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những <br />
yếu tố không thể thiếu đó là sự phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, <br />
và đối tượng học sinh. Mỗi phương pháp có một ưu thế riêng không có <br />
phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy, người giáo viên phải biết vận dụng, <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
5<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh vừa <br />
truyền đạt kiến thức của bài học đồng thời tăng cường tiếng Việt bằng <br />
những phương pháp như sau:<br />
Phương pháp 1: Phương pháp quan sát, động viên, khen thưởng học <br />
sinh. Trong mỗi tiết dạy, người giáo viên thường quan sát, nắm bắt kịp thời <br />
từng đối tượng học sinh. Đối với những em năng khiếu thường khích lệ, khen <br />
ngợi để các em phấn khởi hơn. Còn với học sinh khó khăn trong học tập phải <br />
nhẹ nhàng an ủi động viên: “ Em đã có tiến bộ, nếu em đọc không sai dấu <br />
thanh sắc thì em đọc hay hơn”. Chỉ bằng những lời động viên, khích lệ nhỏ <br />
cũng tạo cho các em có sự hứng thú học tập. Không chỉ động viên khen khen <br />
ngợi mà còn giành nhiều thời gian để giúp đỡ các em. Trong giờ ra chơi giáo <br />
viên nên trò chuyện, chỉ bảo cho các em những chỗ các em chưa biết. Với <br />
phần quà nhỏ như cuốn vở, viên phấn, cây bút... cũng làm cho các em phấn <br />
khởi và cố gắng hơn. . <br />
Ví dụ: Em H’Sê Na Bkrông lúc đầu em đọc rất yếu lại đọc sai dấu <br />
thanh sắc với dấu thanh nặng. Thấy vậy, tôi thường xuyên gọi em đọc bài. <br />
Tôi phân tích lại cấu tạo của tiếng em đọc sai gồm có âm, vần, dấu thanh sau <br />
đó hướng dẫn cách phát âm thật kĩ lưỡng. Đối với tiếng có dấu thanh sắc khi <br />
phát âm chú ý cao độ tức là phải đọc lên giọng, còn tiếng có thanh nặng cao <br />
độ thấp nên đọc xuống giọng. Sau đó phát âm mẫu rồi yêu cầu em phát âm <br />
lại. Mặc dù em phát âm chưa chuẩn nhưng vẫn động viên và khen ngợi. Vì <br />
thế dần dần em mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia hoạt động học và một thời <br />
gian sau em đã phát âm đúng.<br />
Phương pháp 2: Phương pháp hỏi đáp<br />
Đây là phương pháp mà giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả <br />
lời nhằm phát hiện sự hiểu biết của các em hoặc để gợi mở giúp các em phát <br />
hiện những cái mới từ đó tự chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài 8: l – h, sau khi cho học sinh tìm ghép trên bảng gài <br />
âm mới, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi hướng các em suy nghĩ trả lời phát <br />
hiện cái mới như sau:<br />
Đây là âm gì? <br />
Tiếng lê gồm có mấy âm tạo thành?<br />
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ <br />
nghe, dễ hiểu tránh những câu hỏi dài dòng, câu hỏi có hoặc không. Lời nói <br />
của giáo viên khi đưa ra câu hỏi phải nhẹ nhàng, tuyệt đối không la mắng khi <br />
học sinh trả lời sai.<br />
Phương pháp 3: Phương pháp tổ chức học nhóm<br />
Học tập theo nhóm là một hình thức tổ chức dạy học mà trong đó học <br />
sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ. Là phương pháp có sự <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
6<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
tham gia tích cực của học sinh. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi <br />
có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen <br />
sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan <br />
điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.. <br />
Kết quả làm việc của nhóm được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. <br />
Phương pháp dạy học theo nhóm được đánh giá là một phương pháp tích cực, <br />
hướng vào học sinh, phát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ học tập lẫn <br />
nhau. Vì vậy trong mỗi tiết dạy giáo viên thường chia nhóm cho các em học <br />
tập đảm bảo nhóm nào cũng có em năng khiếu, em còn khó khăn trong học <br />
tập. Qua hoạt động tổ chức học theo nhóm các em được học tập lẫn nhau, từ <br />
đó các em sẽ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy vậy giáo viên không <br />
nên lạm dụng phương pháp dạy học theo nhóm quá nhiều.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài 17: U, Ư, sau khi cho các em nhận biết âm u và âm <br />
ư, tôi tổ chức cho các em tìm tiếng, từ có chứa âm vừa học. Giáo viên chia lớp <br />
thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 em trong đó một em làm nhóm trưởng. Sau đó <br />
giao việc và thời gian cho các em thảo luận tìm ra những tiếng từ có chứa vần <br />
vừa học. Trong quá trình thảo luận, các em trao đổi tìm ghép vào bảng gài <br />
những tiếng từ theo yêu cầu. Hết thời gian, các em tự phân công nhau báo cáo <br />
kết quả làm việc của nhóm mình. Các bạn khác nghe để bổ sung ý kiến nếu <br />
thấy còn thiếu. Qua hình thức tổ chức này giúp các em mạnh dạn, tính thi đua, <br />
học hỏi lẫn nhau, được nói một cách tự nhiên dù kết quả thảo luận chưa cao.<br />
Khi dạy phần luyện nói bài tập đọc Bàn tay mẹ sách giáo khoa Tiếng <br />
Việt lớp 1, tập 2 trang 56, giáo viên chia nhóm, giao việc, quy định thời gian <br />
cho các em thảo luận sau đó tổ chức cho các em thực hành hỏi đáp theo nhóm <br />
đôi, một em hỏi một em trả lời. <br />
Ai nấu cơm cho bạn ăn? Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.<br />
Ai chăm sóc khi bạn ốm? Mẹ tôi chăm sóc khi tôi ốm.<br />
Ai mua quần áo mới cho bạn? Mẹ tôi mua quần áo mới cho tôi.<br />
Ai vui khi bạn học tốt? Mẹ vui khi tôi học tốt.<br />
Khi học sinh thực hành hỏi đáp, giáo viên theo dõi, sửa chữa kịp thời <br />
nếu các em nói câu ngược hoặc nói câu thiếu thành phần. <br />
Với những kết quả đạt được trong quá trình sử dụng phương pháp thảo <br />
luận nhóm đã giúp học sinh trở nên mạnh dạn, tự tin, vốn tiếng Việt của các <br />
em đã được cải thiện rất đáng mừng. Các em đã có khả năng tự đặt ra những <br />
câu hỏi, biết diễn đạt bằng lời những ý kiến của mình trước tập thế. Việc <br />
giao tiếp của các em cũng tốt hơn. Không khí lớp học sôi động, hấp dẫn, các <br />
em tiếp thu bài cũng dễ dàng hơn, đặc biệt tạo điều kiện để các em bổ sung <br />
vốn tiếng Việt một cách hiệu quả.<br />
Phương pháp 4: Phương pháp tổ chức các trò chơi<br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
7<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi ''Học mà chơi, <br />
chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả <br />
năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải <br />
trí, củng cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu <br />
kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ <br />
thể. Trò chơi giúp các em phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Tạo môi <br />
trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh giúp <br />
các em có tính mạnh dạn, tính hợp tác, tính thi đua, tính kỉ luật khi thể hiện <br />
mình trước tập thể. Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong <br />
mỗi tiết học, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động và hiệu quả <br />
hơn. Vì vậy cần xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi, tuân thủ các nguyên <br />
tắc và thay đổi các hình thức tổ chức cho học sinh chơi. Có thể tổ chức trò <br />
chơi khi thì vào bài, có khi để dẫn dắt các em chiếm lĩnh kiến thức mới cần <br />
đạt, có lúc để củng cố, hệ thống hoá kiến thức trong một bài hay trong một <br />
chương. Khi tổ chức trò chơi, cần phổ biến tên trò chơi, nội dung chơi, vật <br />
dụng phục vụ cho trò chơi, luật chơi và trước khi tổ chức chơi cho các em <br />
chơi thử để các em tự tin hơn. <br />
Một trong những trò chơi phát huy tính tích cực thể hiện kĩ năng nói, kĩ <br />
năng giao tiếp là phương pháp đóng vai. <br />
Đóng vai là một trong những phương pháp gây được hứng thú trong học <br />
tập cho học sinh học mà chơi, chơi mà học, rèn tính tự tin, tinh thần đoàn kết <br />
đặc biệt đây là điều kiện tốt để tăng cường tiếng Việt cho học sinh song để <br />
mang lại hiệu quả, giáo viên và học sinh phải đầu tư nhiều thời gian.<br />
Ví dụ khi dạy bài tập đọc Vẽ ngựa, sau khi hướng dẫn đọc và tìm hiểu <br />
bài, giáo viên cho các em xác định bài có mấy nhân vật? Đó là nhân vật nào? <br />
Cho các em phân vai và đọc theo vai nhân vật mình yêu thích. Đến phần luyện <br />
nói, các em hỏi đáp. Một bạn vai người hỏi, một bạn vai người trả lời. <br />
Bạn có thích vẽ không? <br />
Tôi rất thích vẽ.<br />
Bạn thường vẽ vào lúc nào? Ở đâu?<br />
Tôi thường vẽ vào giờ học Mĩ thuật. Tôi vẽ trong vở tập vẽ.<br />
Đối với hình thức tổ chức dạy học này, các em hào hứng tham gia, <br />
mạnh dạn, tự tin trình bày những suy nghĩ, việc làm của bản thân. Tiết học <br />
trở nên sôi động và hấp dẫn, hiệu quả của tiết dạỵ khá thành công. Qua đó <br />
vốn tiếng Việt của các em cũng được cải thiện đáng kể. Bước đầu các em có <br />
kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi có đủ thành phần. <br />
Phương pháp 5: Phương pháp kiểm tra, đánh giá<br />
Thực hiện thông tư 22/2016/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về <br />
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
8<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT BGD ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 <br />
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Kiểm tra, đánh giá phải được thực <br />
hiện thường xuyên trong mỗi tiết dạy, theo định kì. Kiểm tra, đánh giá là một <br />
việc làm nhằm động viên khuyến khích và chỉ ra những thiếu sót của học sinh <br />
giúp học sinh có hướng khắc phục. Từ đó giúp giáo viên và học sinh có kế <br />
hoạch dạy – học phù hợp. <br />
Qua kết quả kiểm tra sẽ đánh giá hiệu quả của việc nghiên cứu phối <br />
hợp một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao kĩ năng nghe, nói, đọc, viết <br />
và sự tự tin trong giao tiếp từ đó nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh <br />
dân tộc thiểu số.<br />
Biện pháp thứ hai: Bồi dưỡng những học sinh thành thạo tiếng <br />
Việt để làm trợ giảng cho giáo viên<br />
Những năm trước đây, dự án PEDC đã hỗ trợ kinh phí để hợp đồng mỗi <br />
điểm trường một nhân viên là người dân tộc thiểu số để hỗ trợ, giúp đỡ giáo <br />
viên trong việc “ phiên dịch ” hướng dẫn, làm quen với giáo viên. Giúp cho <br />
học sinh hiểu được những yêu cầu của giáo viên và ngược lại nhằm nâng cao <br />
chất lượng trong quá trình giảng dạy. Song việc thực hiện gặp nhiều khó <br />
khăn nên hiệu quả mang lại không được như mong muốn. <br />
Từ năm 2010, dự án PEDC kết thúc, giáo viên người Kinh không biết <br />
tiếng dân tộc nên gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy nhất là đối với học <br />
sinh lớp Một. Vì vậy nhiều giáo viên vào đầu năm học đã nhờ vài em có vốn <br />
tiếng Việt nổi trội trong lớp làm “ phiên dịch” trong quá trình tổ chức lớp học. <br />
Sau đó, giáo viên bồi dưỡng, hướng dẫn những em học sinh này giống như <br />
một “ trợ giảng” đắc lực cho giáo viên nhằm thực hiện phương pháp hỏi đáp <br />
trong quá trình dạy học. Biện pháp này rất gần gũi và nhẹ nhàng giúp giáo <br />
viên và học sinh cảm thấy thoải mái, không còn sự ngăn cách mà không tốn <br />
nhiều thời gian. <br />
Không nhất thiết trong suốt tiết học chỉ có giáo viên hỏi học sinh trả <br />
lời. Để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, giáo viên định hướng <br />
cho học sinh kĩ năng hỏi, đáp thông qua người học với người học. Trong mỗi <br />
tiết học, giáo viên thường xuyên phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu để <br />
các em có thêm kĩ năng đặt câu hỏi. Những em năng khiếu trong lớp “thay <br />
mặt” giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để bạn mình suy nghĩ và trả lời. Cũng <br />
có lúc nhiều bạn chưa hiểu nên phải hỏi thêm bằng tiếng dân tộc. Hình thức <br />
này nhằm khuyến khích học sinh mạnh dạn và hình thành kỹ năng đặt câu <br />
hỏi, trả lời trước đám đông, giúp các em có động lực tìm tòi, học hỏi để tự <br />
nâng cao vốn tiếng Việt của mình khi được thầy cô tin tưởng giao nhiệm vụ. <br />
Những em học sinh khác cũng có động lực cố gắng có được vốn tiếng Việt <br />
để trả lời được những câu hỏi do chính bạn mình đặt ra bằng tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
9<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
Qua thời gian thực hiện giải pháp này, cho ta thấy kết quả đem lại rất <br />
khả quan. Tiết học nhẹ nhàng, các em rất hứng thú vì được tham gia vào các <br />
hoạt động học tập chủ động. Nhiều em học sinh được giáo viên bồi dưỡng <br />
đã trở thành những học sinh năng khiếu có kỹ năng điều hành hoạt động học <br />
trong lớp, có kĩ năng nghe và diễn đạt tiếng Việt rất tốt. <br />
Biện pháp thứ ba: Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh thông qua <br />
dạy Môn Tiếng Việt <br />
Dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số quả là khó <br />
khăn bởi đây là ngôn ngữ thứ hai các em. Vào lớp Một, các em bắt đầu tiếp <br />
cận với vốn tiếng Việt không chỉ học chữ mà còn học nói. Tồn tại khó sửa <br />
nhất đối với các em học sinh dân tộc thiểu số là nói, viết thừa hoặc thiếu dấu <br />
thanh, nói câu thừa hoặc nói câu thiếu thành phần, nói ngược. Điều đó ảnh <br />
hưởng rất lớn đến việc học tập, giao tiếp. Nó có thể làm ta hiểu sai nghĩa <br />
của từ, của nội dung câu nói. Vì thế việc dạy tăng cường tiếng Việt trong <br />
môn Tiếng việt có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môn học. <br />
Do vậy, khi giảng từ, giải nghĩa từ, hướng dẫn phát âm giáo viên hướng dẫn <br />
kỹ, phát âm mẫu nhiều lần, sửa sai cụ thể cho các em. Thực hiện việc tăng <br />
thời lượng môn tiếng Việt theo chương trình 300 tiết lên 500 tiết cũng là một <br />
thuận lợi, học sinh có nhiều thời gian để luyện tập. <br />
Trên thực tế việc thực hiện tăng thời lượng môn Tiếng Việt từ 2 tiết <br />
thành 3 tiết nên thời gian các em thực hành đọc, nói nhiều hơn. Tạo cơ hội <br />
cho các em phát huy tính tự tin, mạnh dạn trong hoạt động học. Vậy để nâng <br />
cao có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, mạnh dạn trong giao tiếp, việc đầu tiên <br />
giáo viên phải giúp các em biết đọc, biết viết. Có đọc được mới viết được, có <br />
nghe được mới nói được. Đọc đúng mới viết đúng. Vì vậy để các em phát âm <br />
đúng, khi dạy phát âm giáo viên cần phát âm mẫu vài ba lần một từ nào đó rồi <br />
yêu cầu các em quan sát khẩu hình và lắng nghe cô phát âm sau đó yêu cầu <br />
học sinh nhắc lại (cá nhân, đồng thanh). Làm sao em nào cũng được đọc. Giáo <br />
viên theo dõi và sửa lỗi phát âm cho học sinh. Với những âm, tiếng khó khi <br />
phát âm giáo viên có thể mô tả bằng cách nêu rõ vị trí của cách đặt lưỡi, vị trí <br />
của lưỡi với răng, độ mở của môi... Giáo viên lưu ý cần sử dụng các từ ngữ <br />
mô tả dễ hiểu kết hợp với việc cho học sinh quan sát giáo viên phát âm. Việc <br />
phát âm được tiến hành với các mức độ khác nhau: âm, vần, tiếng chứa vần <br />
và dấu thanh, từ, câu, bài. Từ đó học sinh phát âm một cách chính xác hơn. <br />
Để thay đổi không khí và thu hút học sinh học tập trong tiết học giáo viên có <br />
thể thay đổi hình thức dạy học bằng cách tổ chức các trò chơi học tập. <br />
Ví dụ : Dạy bài 94: oang, oăng trang 24 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp <br />
1, tập 2. Để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, cần khuyến khích <br />
học sinh năng khiếu đọc mẫu, sau đó gọi nhiều em đọc lại. Nhưng với bài <br />
này các em thường nhầm lẫn giữa oang/ oan, oăng/ oăn; từ ngữ ứng dụng có <br />
dấu thanh sắc. Nên giáo viên hướng dẫn thật kĩ lưỡng độ mở của môi rồi <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
10<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
thực hiện mẫu cho các em quan sát. Nếu thấy học sinh chưa phát âm đúng, <br />
giáo viên phát âm cả hai vần oang và oan để các em phân biệt độ mở môi vần <br />
oan – oang. Khi đọc thành thạo vần, tiếp tục cho các em đọc tiếng, từ rồi so <br />
sánh hai vần vừa học rút ra điểm giống nhau và khác nhau của hai vần. Cuối <br />
tiết học, tổ chức cho các em thi nhận biết vần trong tiếng, từ và đọc lại bằng <br />
cách thi tìm tiếng, từ có chứa vần vừa học. Sang phần luyện tập đọc đoạn <br />
ứng dụng lắng nghe các em thường hay đọc sai tiếng nào thì dừng lại phân <br />
tích, hướng dẫn cách đọc ngay như tiếng nắng – năng; thoảng – thoãng; tập <br />
tấp tấc;....Rõ ràng khi được quan sát thực tế và thực hành đọc nhiều lần các <br />
em đọc đúng, rõ ràng hơn. <br />
Nghe và nói tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau. Có nghe được <br />
mới nói được, nghe đúng mới nói đúng. Do vậy, giáo viên phải nói rõ ràng, nói <br />
đúng, đồng thời phải nói chậm rãi để học sinh dễ tiếp thu và hướng dẫn cách <br />
phát âm, cách nói để học sinh nói theo. Khả năng nói tiếng Việt của học sinh <br />
được xác định là khả năng phát âm chuẩn, khả năng sử dụng tiếng từ đúng và <br />
phong phú trong khi nói, khi tham gia giao tiếp với người khác. Khả năng nói <br />
tiếng Việt là nền tảng ban đầu quan trọng nhất để hình thành các kỹ năng <br />
khác của môn Tiếng Việt. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc Ê đê các em nói <br />
thế nào viết thế ấy thì việc tập cho các em nói đúng lại càng có ý nghĩa vô <br />
cùng quan trọng. Thực tế trong giảng dạy cho thấy khả năng nói tiếng Việt <br />
của các em là rất yếu, nói lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Đó là do <br />
vốn từ về tiếng Việt của các em còn quá ít, các em không diễn đạt được khi <br />
nói khi giao tiếp, còn rụt rè trong giao tiếp... <br />
Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc mỗi giáo viên cần quan <br />
tâm đến kỹ năng dạy phát triển lời nói trong các bài học âm vần cũng như kỹ <br />
năng nghe, nói trong tiếng Việt. Để thực hiện tốt được nội dung này giáo viên <br />
cần dùng tranh ảnh vật thật, điệu bộ, cử chỉ.. và lời nói tiếng Việt để hướng <br />
dẫn, gợi ý trao đổi trực tiếp với học sinh trong quá trình lên lớp. Giáo viên <br />
cần tổ chức cho học sinh thực hành nhiều lần theo mẫu( hỏi trả lời) hoặc <br />
giao tiếp trực tiếp tại lớp bằng các hình thức như: cá nhân nói trước lớp, nói <br />
theo cặp, trò chơi học tập. Qua các hoạt động đó tạo điều kiện cho học sinh <br />
tập nói tiếng Việt một cách hứng thú, tự giác. <br />
Ví dụ dạy phần luyện nói bài 13: N, M<br />
Giáo viên tổ chức cho các em luyện nói theo hình thức hỏi trả lời như <br />
sau:<br />
Lần lượt đưa ra các câu hỏi, nhiệm vụ của các em quan sát bức tranh <br />
trang 29 nói lại những hiểu biết của mình. <br />
Chủ đề luyện nói là gì? Thưa cô chủ đề luyện nói hôm nay là ba má, <br />
bố mẹ.<br />
<br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
11<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
Quê em gọi người sinh ra mình là gì ? Quê em gọi người sinh ra em là <br />
bố mẹ, ma mí, ba má. <br />
Mỗi địa phương có cách gọi khác nhau. Giáo viên chú ý giảng cho học <br />
sinh hiểu rõ cách gọi của từng địa phương cụ thể: Có nơi gọi là bố mẹ, có <br />
nơi gọi là ba má. Còn đối với các em đồng bào thường gọi là ma, mí. Tất các <br />
các cách gọi trên đều chỉ người sinh ra chúng ta. <br />
Nhà em có mấy anh em, em là con thứ mấy? <br />
Có nhiều câu trả lời khác nhau<br />
Nhà em có 2 anh em, em và em của em. Nhà em có 3 anh em: chị em, em <br />
và em của em. Nhà em có 2 chị em: em và em của em. <br />
Em thường làm gì để bố mẹ luôn vui lòng? Để bố mẹ vui lòng em <br />
phải ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, chăm học, giúp mẹ những việc vừa sức <br />
mình, không nghịch, không đánh nhau,...<br />
Căn cứ vào khả năng nói của học sinh giáo viên sửa chữa, uốn nắn kịp <br />
thời cách nói, nói phải đủ câu, không nói câu cụt thiếu thành phần, không nói <br />
câu ngược. Đồng thời giáo dục các em biết yêu quý bố mẹ người sinh thành <br />
ra mình, biết tuyên truyền với mọi người cần thực hiện kế hoạch hóa gia <br />
đình tức là không nên sinh nhiều con. Có như vậy mới nuôi con khỏe dạy con <br />
ngoan. <br />
Cũng có thể tổ chức cho các em luyện nói theo cặp một em hỏi, một em <br />
trả lời. Như vậy sẽ tạo tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho các em.<br />
Trong giờ dạy, giáo viên chú ý tạo điều kiện cho tất cả các em đều <br />
được tham gia trả lời, giao tiếp tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng. <br />
Và dành nhiều thời gian tập và hướng dẫn thật kĩ nên hiệu quả nâng cao. Mặt <br />
khác, việc tập nói tiếng Việt cho học sinh phải được thực hiện dưới nhiều <br />
hình thức và phương pháp dạy học khác nhau như: dạy trong tiết dạy tăng <br />
cường tập nói tiếng Việt, thông qua trò chơi, nói chuyện.....với các phương <br />
pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập theo mẫu, phương pháp <br />
giao tiếp, phương pháp đàm thoại. Việc phối hợp hệ thống các phương pháp <br />
dạy tập nói tiếng Việt giúp các em dễ hiểu dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua <br />
các hình ảnh trực quan, nói đúng cấu trúc câu theo mẫu, hạn chế cách nói <br />
ngược theo tiếng địa phương. Tập cho học sinh khả năng diễn đạt theo tình <br />
huống, tự tin trong học tập, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằng tiếng <br />
Việt. Tuy vậy, cần phải có sự linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn máy móc, <br />
mà phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung và <br />
phương pháp cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả theo các việc như lựa <br />
chọn tiếng, từ để tập nói cho phù hợp. Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có <br />
chứa tiếng, từ mới cung cấp cho học sinh. Tạo tình huống cho học sinh đối <br />
thoại được giao tiếp trong đó chú ý tạo môi trường giao tiếp học sinh với học <br />
sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. <br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
12<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
Bên cạnh đó việc sửa lỗi phát âm cho học sinh không kém phần quan <br />
trọng. Học sinh phát âm chưa chuẩn thường do nguyên nhân sinh lý, do những <br />
khiếm khuyết nào đó trong bộ máy phát âm. Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ <br />
nên các em học sinh dân tộc thiểu số thường mắc phải đó là phát âm không <br />
chuẩn ở dấu thanh, tiếng có dấu thanh thì phát âm không có dấu thanh, tiếng <br />
không dấu thanh lại phát âm có dấu thanh, tiếng có thanh nặng thành tiếng có <br />
thanh sắc. Bên cạnh đó do cách phát âm của một bộ phận nhỏ giáo viên phát <br />
âm chưa chuẩn vẫn còn mang bản sắc của địa phương, phát âm còn lẫn ở <br />
một số phụ âm: l/n; ch/tr; s/x; chưa phát âm rung r/s. Chính vì vậy để sửa <br />
chữa được lỗi phát âm cho học sinh giáo viên cần phải có ý thức rèn luyện <br />
cho mình cách phát âm chuẩn vì có phát âm chuẩn thì giáo viên mới có thể <br />
nhận ra được lỗi phát âm sai của học sinh. Giáo viên chỉ ra chỗ sai trong phát <br />
âm của học sinh có thể so sánh với phát âm đúng. Giáo viên phát âm mẫu thật <br />
chuẩn xác, chậm, rõ ràng để học sinh theo dõi. Phát âm chuẩn không để tiếng <br />
địa phương ảnh hưởng tới phát âm mẫu của mình. Hướng dẫn học sinh phát <br />
âm. Cho học sinh phát âm nhiều lần. Để thay đổi hình thức học tập giáo viên <br />
có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập để rèn cách phát âm cho các <br />
em. <br />
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc bài Bàn tay mẹ sách giáo khoa <br />
Tiếng Việt lớp 1, tập 2, trang 55. Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe bạn <br />
đọc, nêu lỗi bạn mắc phải khi đọc. Cụ thể các em thường đọc sai các từ yêu <br />
nhất yếu nhât, nấu cơm – nâu cớm, rám nắng – ram nặng, tã lót tả lọt. Lỗi <br />
sai chủ yếu là tiếng có dấu thanh đọc không có dấu thanh, tiếng không dấu <br />
thanh đọc có dấu thanh, tiếng có thanh huyền thành tiếng có dấu thanh sắc, <br />
tiếng có thanh nặng thành tiếng có thanh sắc. Lúc này giáo viên gợi mở <br />
hướng dẫn các em phân tích lại cấu tạo từ, tiếng, hướng dẫn cách mở môi, <br />
cao độ của từng dấu thanh rồi phát âm mẫu hoặc cho học sinh năng khiếu <br />
phát âm sau đó yêu cầu học sinh phát âm lại. Qua hoạt động này học sinh vừa <br />
được luyện phát âm vừa được mở rộng thêm vốn từ qua các từ ngữ mà các <br />
bạn tìm và giới thiệu trong nhóm vừa chủ động tự tin, mạnh dạn. Việc sửa <br />
lỗi phát âm không chỉ thực hiện trong giờ Tiếng Việt mà còn ở tất cả các môn <br />
học khác. Đối với những học sinh thường xuyên phát âm sai giáo viên quan <br />
tâm và sửa chữa kịp thời. Việc luyện tập thường xuyên sẽ tạo kỹ năng bền <br />
vững cho học sinh. Mặt khác giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh <br />
tự sửa chữa lỗi cho nhau bằng hoạt động thi đua như đôi bạn cùng tiến... <br />
( thực hiện thông tư 22/2016/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về Sửa <br />
đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành <br />
kèm theo Thông tư số 30/2014/TT BGD ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của <br />
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
Biện pháp thứ tư: Tăng cường Tiếng Việt trong các môn học khác<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
13<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
Tiếng Việt là tiếng phổ thông nên tất cả mọi người đến trường đều <br />
phải học. Đây là ngôn ngữ bắt buộc trong giảng dạy nên để cung cấp kiến <br />
thức các môn học khác tất yếu cần dùng Tiếng Việt. Vậy tăng cường tiếng <br />
Việt trong các môn học khác như thế nào có hiệu quả để các em nắm được <br />
các thuật ngữ đặc trưng của bộ môn, các câu lệnh, giáo viên cần chú ý: Lời <br />
giới thiệu hay mô tả, hướng dẫn cần diễn giải chậm rãi, nhấn giọng vào các <br />
từ khó, từ ngữ chính, vừa diễn giải vừa sử dụng các động tác, tranh mih họa, <br />
vật thật để các em có thể hiểu được lời nói của thầy cô. Gặp các từ trìu <br />
tượng, khó hiểu thì phải vận dụng phương pháp giải nghĩa từ trong Tiếng <br />
Việt. <br />
Dạy tăng cường Tiếng Việt trong môn Tự nhiên – Xã hội<br />
Khi tìm hiểu nội dung một bài học đòi hỏi phải có sự tương tác giữa <br />
người dạy và người học, giữa người học với người học. Từ đó sẽ chiếm lĩnh <br />
kiến thức một cách chủ động. sự tương tác đó chính là lời đối thoại, hỏi đáp <br />
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Trong các tình huống <br />
dạy học trong môn Tự nhiên – Xã hội, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận <br />
dụng các từ ngữ, mẫu câu đã học và hội thoại, hỏi – đáp hoặc trình bày <br />
những hiểu biết, suy nghĩ của mình về vấn đề đang tìm hiểu. Giáo viên chủ <br />
động nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi để học sinh thảo luận, trao đổi và <br />
trình bày hiểu biết của mình bằng lời. Luyện nói qua trao đổi, thảo luận <br />
nhóm. Giáo viên nêu nhiệm vụ cho từng nhóm, gợi ý các nhóm nêu vấn đề, <br />
thắc mắc và thảo luận giải quyết. Luyện nói trong trò chơi học tập. Khi tổ <br />
chức các trò chơi học tập giáo viên cần thiết kế trò chơi phù hợp với khả <br />
năng, trình độ tiếng Việt và đối tượng học sinh của lớp mình, động viên, <br />
khuyến khích mọi học sinh cùng tham gia. <br />
Ví dụ: Dạy bài Gia đình – sách giáo khoa Tự nhiên – Xã hội lớp 1 <br />
trang .. Chia nhóm và giao cho các nhóm quan sát bức tranh thứ nhất, nói <br />
cho nhau nghe về nội dung của bức tranh theo hệ thống câu hỏi như sau:<br />
Bức tranh vẽ gì?<br />
Gia đình bạn Lan có mấy người? Gồm những ai ?<br />
Mọi người trong gia đình Lan đang làm gì?<br />
Sau thời gian thảo luận, từng nhóm báo cáo kết quả nhóm mình thảo <br />
luận theo mẫu câu mà giáo viên đã yêu cầu như: <br />
Bức tranh vẽ gia đình bạn Lan. Gia đình bạn Lan có 3 người: Bố, mẹ <br />
và Lan. Gia đình Lan đang đi dạo chơi. <br />
Nếu em nào nói chưa đủ câu hoặc nói câu ngược, giáo viên uốn nắn kịp <br />
thời và cho nói lại ngay. <br />
Sau khi tìm hiểu nội dung các bức tranh rút ra nội dung cần ghi nhớ, <br />
tiếp tục cho các em giới thiệu cho nhau nghe về gia đình mình theo cặp đôi. <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
14<br />
Một vài biện pháp dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
Gia đình bạn có mấy người? Gia đình tôi có 5 người đó là ông nội, bố, <br />
mẹ, anh tôi và tôi. <br />
Ông nội bạn tên là gì? Làm ở đâu? Ông nội tôi tên là Y Hiêu Adrơng, <br />
ông làm việc ở ủy ban nhân dân xã Ea Bông. <br />
Bố bạn tên gì? Bố bạn làm nghề gì? Bố tôi tên là Y Đan Bkrông, bố <br />
làm giáo viên.<br />
Thế còn mẹ bạn? Mẹ tôi tên là H’ My Lan Hmõk, mẹ tôi làm nông. <br />
Anh bạn thì sao? Anh tôi tên là Y Yô Ên Hmõk, học sinh lớp 8 trường <br />
Trung học cơ sở Tô Hiệu.<br />
Còn tôi tên là H’ Roen Hmõk đang học lớp 1A trường Tiểu học Võ Thị <br />
Sáu.<br />
Vì thông thường các em chỉ nói nửa vời phần đầu câu hoặc phần cuối <br />
câu nên giáo viên chú ý sửa chữa cách nói cho các em ngay. Có như vậy mới <br />
tạo thói quen khi giao tiếp cho các em. <br />
Dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Toán <br />
Khi dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Toán phải rèn khả năng nghe <br />
nhìn, nhận biết. Để giúp học sinh nghe, hiểu, giáo viêni dùng mẫu câu đơn <br />
giản, dễ hiểu thông qua việc hướng dẫn bằng tiếng Việt có thể kết hợp với <br />
tiếng mẹ đẻ( đối với những em chưa biết tiếng Việt). Việc đầu tiên phải <br />
hướng dẫn các em quan sát bằng đồ dùng trực quan kết hợp mô tả bằng động <br />
tác, hình ảnh. Trong quá trình quan sát hướng dẫn các em tự phát hiện và giải <br />
quyết vấn đề. Sau đó rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ Toán bằng <br />
Tiếng Việt. Tạo điều kiện cho học sinh nói thành tiếng những điều nghe <br />
thấy, nhìn thấy. Gợi ý cho các em nêu thắc mắc hoặc phát hiện vấn đề bằng <br />
tiếng Việt, giúp học sinh nói được tên bài học, dùng lời trao đổi với bạn bè và <br />
giáo viên. Trong tiết Toán cần tổ chức cho học sinh thực hành như: Đọc thành <br />
tiếng các số, q