intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp Năm

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên tiểu học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp Năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp Năm

  1. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5 PHẦN 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Năm học 2017­2018, tôi được phân công phụ trách lớp Năm với 31 học  sinh. Hầu hết học sinh của lớp tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài   Tập làm văn. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi nhận   thấy học sinh lớp Bốn đã được học văn miêu tả  về  đồ  vật, cây cối, con  vật, nhưng qua khảo sát chất lượng đầu năm của môn Tiếng Việt với 31  bài tập làm văn kết quả như sau: TS  Bài chưa hoàn  Bài hoàn thành tốt Bài hoàn thành HS thành SL TL SL TL SL TL 31 3 9,67% 21 67,75% 7 22,58% Từ  kết quả  trên cho thấy, bài hoàn thành tốt có nhưng tỉ  lệ  chưa cao,  bài hoàn thành khá nhiều, bài chưa hoàn thành cũng có. Điều này cho thấy  các em chưa nắm chắc kiến thức kĩ năng làm văn. Đa số bài chưa đạt yêu   cầu là do: ­ Bài văn sơ sài, sử dụng vốn từ còn nghèo nàn. ­ Lời văn lủng củng, ý rời rạc chưa nêu bật trọng tâm đề bài. ­ Chưa thể hiện tình cảm bản thân khi miêu tả. ­ Khi làm văn, các em chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề  bài. ̣ ́ ­ Môt sô em lam theo văn mâu hoăc ch ̀ ̃ ̣ ỉ  viết theo dàn bài mà giáo viên   ̃ ướng dân lâp.  đa h ̃ ̣   Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập  làm văn trở  thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên tiểu   học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và  khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy   lớp Năm. Từ lí do trên tôi đã chọn đề tài:  “ Một vài biện pháp giúp học   sinh học tốt văn miêu tả lớp Năm” để nghiên cứu. PHẦN 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Từ  thực trạng của lớp, tôi nghĩ cần phải đưa ra những giải pháp để  giúp các em học tốt hơn về  văn miêu tả. Qua tìm hiểu sách báo, những  sáng kiến các đồng nghiệp thực hiện năm qua, tôi áp dụng vào việc giảng  dạy cho các em nhằm từng bước nâng cao chất lượng làm văn. Những  nội dung đó là: ­ Hướng dẫn học sinh lưu ý khi làm từng kiểu bài văn miêu tả. Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 1
  2. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5          ­ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả. ­ Củng cố kiến thức và rèn kĩ năng viết văn cho học sinh.     ­ Bộc lộ cảm xúc trong bài văn. PHẦN 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT      I. Hướng dẫn học sinh lưu ý khi làm từng kiểu bài văn miêu tả:    1. Đối với kiểu bài tả người:      Tả người cần lưu ý tả được hai mặt: tả ngoại hình (hình dáng bên   ngoài), tả tính tình (đời sống nội tâm). Khi tả, phải biết tập trung vào tả  những đường nét ngoại hình tiêu biểu, những cá tính riêng biệt mà ít thấy  hoặc   không   thấy   được   ở   người   khác.   Nếu   miêu   tả   ngoại   hình   (dáng   người, làn da, mái tóc, đi đứng...) mà không miêu tả  nội tâm (thái độ, tư  tưởng, suy nghĩ,...) và hành động của người được miêu tả  thì con người  hiện lên trong bài văn sẽ  trở  nên đơn điệu, vô hồn, cứng nhắc. Vì vậy  cần đan xen giữa tả  ngoại hình và tính tình để  làm nổi rõ cuộc sống nội  tâm, cuộc sống hoạt động của người được tả.       Ví dụ:  Trong bài “Bà Tôi”­ Tiếng Việt 5­ Tập I có đoạn:           “ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả  hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và  ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ  tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như  tiếng chuông. Nó khắc sâu  vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy  nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở  ra long lanh, dịu   hiền khó tả,...”     Tác giả đã quan sát tả khi bà cười với  ánh mắt dịu hiền (tả tính tình). 2. Đối với kiểu bài tả cảnh sinh hoạt:       Trọng tâm của bài văn tả  cảnh sinh hoạt là nói tới hoạt động của   con người, hoạt động của con người luôn gắn liền với thời gian và không  gian. Vì vậy khi tả  cảnh sinh hoạt của con người cần tả trong thời gian   và không gian cụ  thể; có như  vậy bài văn mới phản ánh đúng đắn cảnh   thực và mối quan hệ  giữa người với người, giữa người với cảnh trong   cuộc sống thường ngày.      Ví dụ: Đoạn văn tả trình tự không gian:  Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 2
  3. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5         “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền,  những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu  sắc bay dập dờn như  đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ  vàng  Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”       Ví dụ: Đoạn văn trong bài “Mùa thảo quả” Tiếng Việt 5­ Tập I lại tả  theo trình tự thời gian: “Thảo quả  trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ  quả  nào   hương thơm lại ngây ngất kì lạ  đến như  thế. Mới đầu xuân năm kia,   những hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng  người. Một năm sau nữa, từ  một thân lẻ, thảo quả  đâm thêm hai nhánh  mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”      Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh   kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,...) để  quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.     Ví dụ: Phân tích bài “Mưa rào” Tiếng Việt 5­ Tập I ta thấy tác giả đã  quan sát bằng các giác quan như sau:         ­ Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa   rơi.         ­ Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.                ­ Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ  man mác của   những trận mưa đầu mùa.           ­ Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm,  tiếng hót của chào mào.    II. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả:       Ở lớp năm, học sinh được học Tập làm văn miêu tả theo những đề  bài cho trước với những yêu cầu nhất định. Tìm hiểu đề  là kĩ năng đầu  tiên mà học sinh phải tiến hành trong quá trình làm bài.  Ở  đây giáo viên   cần giúp học sinh biết cách xác định yêu cầu của đề, tránh được sự  lúng   túng trong quá trình triển khai bài viết, dẫn đến viết xa đề, lạc đề.         Để giúp học sinh thực sự thuần thục kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu   tả, cần chú ý hướng dẫn các em một số thao tác sau đây khi tìm hiểu đề.    Ví dụ:  Đề bài ở tuần 4 lớp Năm như sau: Tả  cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay  trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).  Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau: Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 3
  4. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5      ­ Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).      ­ Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện  ở  cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.      ­ Yêu cầu về  trọng tâm là:  Ở  trong một vườn cây (hay trong công  viên….). Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như  đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề  bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự  xác định thêm yêu cầu về  trọng  tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi  học”...           Việc thực hiện các thao tác trên trong quá trình tìm hiểu đề  sẽ  giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ  về  đề  văn miêu tả, từ  đó có hứng thú  hơn khi viết bài văn và phát huy cao nhất khả năng sáng tạo trong bài văn. III. Củng cố kiến thức và rèn kĩ năng viết văn cho học sinh.    1. Về kiến thức     Muốn bài văn hoàn chỉnh, đúng yêu cầu đề  bài, trước hết chúng ta  trang bị cho học sinh những kiến thức ở mức độ đơn giản về cấu tạo của   hai kiểu bài văn miêu tả: tả  người và tả  cảnh. Đây là kiến thức rất cần  thiết với học sinh, đó chính là chỗ dựa, là điểm tựa giúp các em có cơ sở  làm đúng, làm tốt bài văn miêu tả. Ngoài ra, để làm tốt bài văn miêu tả, học sinh cần phải huy động vốn  hiểu biết về sự vật, con người và bằng ngôn ngữ miêu tả của riêng mình   để dựng lại sự vật con người đó. Vì vậy giáo viên cần phải xây dựng hệ  thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn các em hoạt động nhằm chiếm lĩnh  kiến thức cơ  bản về  văn miêu tả. Có như  thế, các em sẽ  hiểu bài một  cách tự nhiên dễ dàng và tự rút ra những điểm cần ghi nhớ cho bản thân.  Ví dụ: Khi dạy bài:“ Cấu tạo của bài văn tả cảnh” tôi cho học sinh ghi   nhớ  lại bài “ Cấu tạo bài văn miêu tả  cây cối” đã học  ở  lớp 4 (tuần 22  TV4­ tập 2), vì cách tả  ở  hai bài này có những điểm gần gũi. Sau đó, tôi  yêu cầu các em nhắc lại kiến thức  ở phần ghi nhớ bài “Cấu tạo bài văn  tả cây cối”. Nội dung ghi nhớ này chính là cơ sở để các em thuận lợi học   kiến thức mới. Tôi hướng dẫn các em thực hiện từng bài tập. Ở bài tập, sau khi phân đoạn bài văn “Hoàng hôn trên sông Hương” và   xác định nội dung của từng đoạn, có thể  yêu cầu các em thực hiện thêm   hai nhiệm vụ để chuẩn bị cho bài tập 2:  Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 4
  5. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5 + Dựa vào cấu tạo bài văn miêu tả  cây cối để  xác định ba phần: mở  bài, thân bài, kết bài và tìm nội dung chính từng phần của bài văn tả cảnh  “Hoàng hôn trên sông Hương”( TV5­ tập 1). + Xác định cách tả, thứ tự tả ở phần thân bài. Với bài tập 2 tôi dẫn dắt học sinh nhớ  lại cách tả, trình tự  tả  bài   “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (tả màu vàng của các sự  vật, con vật,  màu đỏ của mấy quả ớt…, tả con người thời tiết trong những ngày mùa,  tả lần lượt từng sự vật đối tượng). Từ kết quả của bài tập 1 và bài tập 2, từ ghi nhớ về cấu tạo bài văn tả  cây cối đã học được nhắc lại, học sinh rút ra được cấu tạo bài văn tả  cảnh. Sau đó tôi cho các em so sánh cấu tạo của bài văn tả  cảnh với bài  văn tả  cây cối để  nắm vững bài và thấy được sự  gần gũi về  cấu tạo,   cách tả ở thân bài của hai bài văn này.    2. Về kĩ năng: Trong phân môn tập làm văn, kĩ năng viết văn miêu tả  có thể  chia  thành các nhóm sau: ­ Nhóm kĩ năng giúp học sinh tiếp cận, chuẩn bị cho việc sản sinh ra   văn bản gồm có kĩ năng phân tích đề  bài, kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý, kĩ  năng xây dựng dàn ý trong bài văn miêu tả. ­ Nhóm kĩ năng viết văn miêu tả gồm các kĩ năng: dùng từ đặt câu, viết  đoạn, liên kết đoạn văn thành bài văn. ­ Nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả (được dùng trong giai đoạn kiểm tra  kết quả bài làm của học sinh) gồm các kĩ năng sau: kĩ năng phát hiện lỗi,  từ lỗi về cách dùng từ, lỗi chính tả, lỗi đặt câu đến lỗi viết văn bản, lỗi  về nội dung, cảm xúc… được thể hiện rõ nét trong bài làm của học sinh. Thông qua việc luyện tập các nội dung này, học sinh biết cách tạo lập  một văn bản miêu tả  hoàn chỉnh theo từng công  đoạn một cách chắc  chắn. Trong đó giáo viên tập trung rèn luyện kĩ năng viết đoạn miêu tả  cho học sinh như  đoạn mở  bài, đoạn kết bài, các đoạn trong phần thân  bài.     a. Hướng dẫn học sinh viết phần mở bài: Mở bài là một phần trong bố cục của bài văn miêu tả. Phần mở bài có   nhiệm vụ giới thiệu nội dung sẽ nói đến yêu cầu của đề bài, hướng vào  đề văn, cần giới thiệu ngắn gọn, cụ thể về đối tượng được miêu tả. Nếu   một bài văn có phần mở bài hay sẽ gây ấn tượng rất lớn cho người đọc.  Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 5
  6. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5           Có nhiều cách mở  bài khác nhau nhưng tùy theo đối tượng và  cảm hứng của mỗi người. Sau đây là một số cách mở bài  thường gặp.        + Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay người hay sự vật định tả một  cách cụ thể rõ ràng. Với cách mở bài này giáo viên nên khuyến khích học  sinh có khả năng học văn ở mức hoàn thành vận dụng để viết. Ví dụ: Em có rất nhiều anh chị em nhưng người mà em yêu quý nhất   là bé Lan, năm nay mới hai tuổi.         + Mở bài theo kiểu gián tiếp: là nói chuyện khác có liên quan rồi   mới tìm ra cái cớ để dẫn vào chuyện hay đối tượng định tả một cách sinh   động và hấp dẫn. Ví dụ: Hằng ngày em được tiếp xúc với rất nhiều người, mỗi người  đều mang một hình dáng và tính cách khác nhau. Ai cũng để lại trong em   những  ấn tượng khác nhau khi giao tiếp. Nhưng đó là những người em  không thân thiết lắm nên không thể  vỗ  về, động viên và chăm sóc em   hằng ngày được. Chỉ có mẹ là người vĩ đại nhất, mẹ luôn yêu quý em.          Với cách mở bài này giáo viên nên khuyến khích học sinh có năng   khiếu vận dụng để viết bài, giúp các em nâng dần khả năng viết văn, phát  triển tâm hồn văn.         + Mở bài theo cách bộc lộ cảm xúc: là nêu cảm xúc nổi bật; bộc  lộ  tình cảm chân thành, yêu mến... hoặc ngược lại của bản thân người  viết về đối tượng được miêu tả. Ví dụ: Đường  ơi! Đường có nhận ra em không? Em là “ Tí con” đây  mà. Hôm nay, sau mấy tháng hè về thăm ngoại, em lại được đặt đôi bàn  chân nhỏ lên mặt đường mát rượi, thân thương.   b. Hướng dẫn học sinh viết phần thân bài:                  Thân bài là phần chính của bài văn nên phần này gồm nhiều  đoạn văn và chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng nhất. Phần thân bài tập  trung miêu tả  những nét nổi bật, riêng biệt nhất của đối tượng. Các ý  phải được sắp xếp theo trình tự  hợp lí để  đối tượng được miêu tả  hiện   lên rõ nét, sinh động và biểu cảm.          Điều quan trọng ở phần thân bài là  phải biết diễn tả liền mạch   suy nghĩ, cảm xúc của người viết, trong sáng trong tình cảm, sắp xếp các   ý thành những đoạn văn mạch lạc. Mỗi đoạn văn nên tập trung nêu bật,   làm rõ một dụng ý miêu tả. Có thể  đó là một ý về  không gian, thời gian  hoặc một ý về đặc điểm của đối tượng được tách riêng ra để  miêu tả...   Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 6
  7. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5 Không nên sáp nhập tất cả các ý trong phần thân bài thành một hoặc hai  đoạn văn. Do vậy, trong văn miêu tả, học sinh thường được hướng dẫn   quan sát, miêu tả những trình tự hợp lí như sau:          ­ Miêu tả  theo trình tự  thời gian: Là cách quan sát sự  vật, hiện  tượng theo diễn tiến của thời gian từ  lúc bắt đầu đến khi kết thúc, từ  mùa này sang mùa khác, từ  tháng này sang tháng khác,...Cái  gì  xảy ra  trước (có trước) thì miêu tả  trước, cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả  sau. Trình tự này thường được vận dụng trong bài văn miêu tả cảnh vật,  hiện tượng tự nhiên (tả cảnh) hay tả cảnh sinh hoạt của con người.          ­ Miêu tả  theo trình tự  không gian: Là từ  quan sát toàn bộ  (cái   chung) đến quan sát từng bộ  phận (cái riêng) hoặc ngược lại. Tả  từ  xa   đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái sang phải,... hoặc  ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả loài vật, cảnh   vật, đồ vật, cây cối nói chung.         ­ Miêu tả từng đặc điểm của đối tượng: Mỗi sự vật, hiện tượng  thường chứa đựng những đặc điểm riêng biệt, vì thế  khi miêu tả  thấy  đặc điểm gì nổi bật nhất, thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản  thân thì tập trung quan sát trước, tả trước; các bộ phận khác quan sát sau,  tả  sau. Nhưng cũng không nhất thiết phải miêu tả  tất cả  các đặc điểm  của đối tượng. Trình tự này thường được vận dụng khi tả người.          Trong phần thân bài những ý tưởng viết ra cần phải chân thật,   đúng với những điều mình thấy và cảm nhận được từ  đối tượng. Điều  quan trọng là các em phải biết chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc  để  đưa vào đó thì bài văn mới nổi bật được trọng tâm, thoát khỏi bệnh  khuôn sao, máy móc. Tránh viết một cách mông lung, dễ lạc đề. Ví dụ: Khi tả hình dáng cô giáo thì trọng tâm là những nét đặc sắc về  hình dáng của cô, không nên chăm chú tả kĩ những đồ dùng cô mang như:   giỏ sách, đôi dép,...           Giáo viên nên giúp các em chọn lọc những chi tiết đặc sắc để  đưa vào bài văn.  Ví dụ:            + Tả bố đang đọc báo thì chọn chi tiết: tư thế ngồi (nằm) mắt   chăm chú vào tờ báo… Hoặc: + Tả một cơn mưa thì tả cảnh nổi bật: bầu trời trước khi mưa,  trong mưa: âm thanh những hạt mưa. Sau mưa: cảnh vật được giội rửa… Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 7
  8. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5           + Tả một dòng sông quê em vào buổi sáng: mặt sông đón những  tia nắng ấm áp, các phương tiện trên sông, cảnh hai bên bờ sông…           + Tả đường làng vào buổi chiều: hoàng hôn buông xuống, không  khí dễ chịu, trên đường làng các bác nông dân đi làm đồng về…  Sau khi tìm được các ý, giáo viên hướng dẫn các em sắp xếp các ý để  viết thành bài văn tránh liệt kê chi tiết khi tả  và hạn chế  tả  mà như  kể  bằng cách giúp các em diễn đạt có sử  dụng biện pháp nghệ  thuật để  bài  văn trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc. Ví dụ: Khi tả  về cô gồm các chi tiết: ngoài ba mươi tuổi, dong dỏng   cao, mặt tròn, trắng, tóc đen, dài, giản dị, hiền lành. ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh phát triển các ý thành câu văn: “Cô em   ngoài ba mươi tuổi. Người dong dỏng cao. Mặt cô tròn và trắng. Tóc cô  đen và dài. Tính cô rất giản dị và hiền lành. ­ Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sửa câu văn cho hay kết hợp sử  dụng biện pháp nghệ thuật để phát triển thành đoạn văn logic, sinh động  hơn: “Cô em ngoài ba mươi tuổi. Người dong dỏng cao, mặt cô hơi tròn  và trắng nên trông rất phúc hậu. Chính cái làn da ấy càng tôn thêm vẻ đẹp   mái tóc dài thướt tha và đen nhánh của cô. Hàng ngày đến lớp cô chỉ mặc   chiếc áo dài trắng. Ít khi thấy cô nổi giận với chúng em. Mỗi khi chúng  em làm bài sai, cô thường mỉm cười tha thứ  và chỉ  dẫn cặn kẽ  từng li,   từng tí."    c. Hướng dẫn học sinh viết phần kết bài:      Kết bài là nhiệm vụ  khép lại nội dung miêu tả  và phát biểu cảm  nghĩ của người viết. Tùy theo đối tượng được miêu tả, tùy theo nội dung   đã triển khai, đã viết trong phần thân bài mà phần kết bài có thể viết theo  kiểu đánh giá lợi ích của đối tượng được miêu tả  hoặc theo kiểu phát  biểu những suy nghĩ hay bộc lộ những tình cảm của bản thân đối với đối   tượng được miêu tả.      Khi hướng dẫn học sinh viết kết bài nên lưu ý học sinh cần viết   ngắn gọn, nêu cảm nghĩ sát đề  một cách tự  nhiên, cố  gắng để  lại  ấn   tượng trong lòng người đọc.     Có nhiều kiểu kết bài, nhưng thông thường ta hay sử  dụng một số  kết bài sau:      + Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục, không bình luận thêm. Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 8
  9. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5 Ví dụ: Tuy bà đã đi xa nhưng hình ảnh bà vẫn luôn đọng mãi trong tâm  trí em.      + Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm,   suy rộng ra các vấn đề khác. Ví dụ: Em rất yêu quê em, dù đi đâu và làm gì em cũng không bao giờ  quên hình bóng quê nhà. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để thành tài  sau này trở về xây dựng quê hương thật giàu đẹp.      + Kết bài theo kiểu phát biểu cảm nghĩ về  đối tượng: căn cứ  vào   yêu cầu của đề  bài và đối tượng được miêu tả  để  bộc lộ  cảm xúc chân  thành, lòng yêu thương tha thiết, biết  ơn, mến phục, hoặc ngược lại về  đối tượng được miêu tả. Ví dụ: Mẹ ơi! Con yêu mẹ lắm! Khi lớn lên nhất định con sẽ đi nhiều  nơi và gặp gỡ nhiều người nhưng con không bao giờ quên được hình ảnh   mẹ tần tảo nắng mưa, thức khuya dậy sớm để lo cho chúng con. Nhờ mẹ  mà con đã có được như  ngày hôm nay và trở  thành một con ngoan, trò  giỏi.  VI. Bộc lộ cảm xúc trong bài văn: Bài văn hay không thể  thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc   không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn cần thể hiện trong từng câu từng  đoạn của bài văn. Vì vậy, giáo viên nên gợi ý cho học sinh một cách cụ  thể trong từng bài.     Ví dụ: Sống với bà, em cảm thấy như  thế  nào? (Bà gần gũi, chăm   sóc em chu đáo như một bà tiên hiền hậu; muốn mình làm điều gì đó cho   bà đỡ vất vả). ­ Được bà chăm sóc hằng ngày, em nghĩ gì? (Tình cảm gần gũi thương   yêu của bà như chắp cánh cho tôi vững bước trong cuộc đời). ­ Dọn dẹp lớp xong, em có cảm giác gì?( Lớp học sạch sẽ, thật mát   mẻ). ­ Giờ  ra chơi kết thúc, trên khuôn mặt của mọi người thể  hiện điều  gì? ( Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ  vẻ  luyến   tiếc).     Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm  xúc, nhận xét trước một sự  vật hay hiện tượng bất kì. Bài văn của học  Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 9
  10. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5 sinh hạn chế được nhược điểm khô khan, liệt kê sự việc, mà thấm đượm   cảm xúc của người viết. PHẦN 4. KẾT QUẢ  Sau khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc giảng dạy phân môn  Tập làm văn,  đến cuối học kì I các em đã nắm được một số  vốn kiến  thức nhất định để  học có hiệu quả  phân môn Tập làm văn. Cả  lớp đều  ham thích môn học, không sợ  sệt khi đến tiết Tập làm văn như  đầu năm  học nữa. Bài làm của các em đa số đã có tiến bộ, học sinh nắm được cách  sắp xếp ý, bố  cục chặt chẽ, dùng từ  chính xác, viết câu văn trôi chảy,  mạch lạc, bước đầu có hình ảnh, cảm xúc, hiểu và vận dụng khá tốt các   biện pháp tu từ  trong các bài Tập làm văn của mình. Các em cảm thụ  được bài văn, đọc bài trôi chảy, hiểu đúng nội dung bài, nhất là rất tự tin   khi đến tiết học Tập làm văn. Với kết quả  trên, thế  là chẳng phụ  lòng, đến nay kết quả  làm bài đã   đạt được như  điều tôi mong muốn: không còn bài chưa hoàn thành. Cụ  thể: TS  Bài chưa hoàn  Bài hoàn thành tốt Bài hoàn thành HS thành SL TL SL TL SL TL 31 6 19,35% 25 80,65% 0 0 Từ  những kết quả  đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học phân môn  Tập làm văn ở lớp Năm không những chỉ giúp cho học sinh biết vận dụng  các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, mà còn giúp các em phát  triển tư duy, có khả năng sáng tạo trong viết câu, viết đoạn văn hoặc viết  bài Tập làm văn hay đạt kết quả. Diễn biến chất lượng phân môn Tập  làm văn sau khi áp dụng đề  tài này thật đáng phấn khởi, đây là kết quả  của một quá trình phấn đấu của cô và trò. Chất lượng phân môn Tập làm  văn đi lên rõ rệt đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng   môn Tiếng Việt của lớp và của tổ chuyên môn. PHẦN 5. KẾT LUẬN       1. Tóm lược giải pháp        Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết   các phần mở  bài, thân bài, kết bài, học sinh được mở  rộng hiểu biết về  cuộc sống theo các chủ  điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý,   chia đoạn trong bài văn miêu tả, quan sát đối tượng… góp phần phát triển   Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 10
  11. Ñeà taøi saùng kieán kinh nghieäm Lôùp 5 kĩ năng phân tích tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư  duy hình tượng   của trẻ  được rèn luyện nhờ  vận dụng các biện pháp nghệ  thuật khi tả  cảnh và tả người. Học văn miêu tả, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận   với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn miêu tả  điển hình. Khi phân tích đề văn miêu tả, học sinh lại có dịp hướng tới cái   chân, cái thiện, cái mỹ  được định hướng trong các đề  bài. Khi quan sát   đối tượng miêu tả  học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong  quan hệ gần gũi giữa con người với thiên nhiên. Những cơ hội đó làm cho  tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, con người và sự  vật xung  quanh của trẻ  nảy nở, tâm hồn tình cảm của trẻ  thêm phong phú. Đó là   những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ  nói chung và các bài văn miêu tả  nói riêng. Ngoài ra Tập làm văn còn là  phân môn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Cho nên mỗi bài văn của  từng học sinh là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta phải tôn  trọng nó, giúp đỡ để mỗi ngày có được nhiều học sinh giỏi văn.          Như vậy, muốn trang bị cho học sinh những ki ến th ức và kĩ năng   về tiếng mẹ đẻ, tạo cho các em nắm được công cụ giao tiếp và tư duy thì   bản thân mỗi giáo viên phải chú ý thực hiện đúng những yêu cầu đề  ra   của môn Tiếng Việt nói chung, đặc biệt là phân môn Tập làm văn nhằm   trau   dồi   những   kiến   thức   cảm   thụ   và   làm   văn   hay.   Đồng   thời   không  ngừng phát huy, tìm tòi, vận dụng phương pháp giảng dạy sao cho đạt  hiệu quả cao nhất.       2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Đây là những vấn đề mà bản thân đã đúc kết trong quá trình giảng dạy  phân môn Tập làm văn. Trên thực tế trong quá trình giảng dạy người giáo  viên nào cũng có những kinh nghiệm, bí quyết nghề  nghiệp riêng, nhằm   mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi mong rằng  đây cũng là cơ  sở  để  giáo viên nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn nữa,  không riêng gì ở lớp Năm mà có thể áp dụng cho bậc Tiểu học. Bản thân  đã vận dụng các biện pháp này với các đối tượng đang giảng dạy tại lớp  của mình chủ nhiệm, kết quả đã tạo sự  chuyển biến rõ nét của học sinh  trong năm học. Ngöôøi thöïc hieän: Luïc Thò AÙ Muùi Trang 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2