SKKN: Vài biện pháp giúp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên bộ môn Ngữ Văn bậc trung học phổ thông
lượt xem 19
download
Thanh tra toàn diện trường THPT thực chất là một đợt kiểm tra tổng thể toàn diện để đánh giá và tư vấn thúc đẩy, giúp trường cũng như giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và nhân dân giáo phó. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Vài biện pháp giúp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên bộ môn Ngữ Văn bậc trung học phổ thông”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Vài biện pháp giúp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên bộ môn Ngữ Văn bậc trung học phổ thông
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀI BIỆN PHÁP GIÚP THỰC HIỆN TỐT HƠN NHIỆM VỤ TƯ VẤN THÚC ĐẨY TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- A. Lý do chọn đề tài - “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”( Thân Nhân Trung ). Muốn quốc gia có nguyên khí thịnh phải chú trọng đào tạo nhân tài. Đó là vai trò vô cùng quan trọng của ngành giáo dục nói chung và trường học nói riêng. - Nhà trường là nơi thực hiện việc giáo dục đào tạo, hình thành nhân cách con người cho xã hội với tính hiệu quả và chất lượng cao. Là nơi trang bị cho học sinh những tri thức, kiến thức khoa học hiện đại và hệ thống kỹ năng kỹ xảo tương xứng về một lĩnh vực khoa học, nghề nghiệp. Trang bị cho học sinh phương pháp luận khoa học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự học, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ sáng tạo của học sinh. Hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và những phẩm chất tốt đẹp cho người lao động – Những người có vai trò quyết định vận mệnh của một quốc gia. - Chất lượng giáo dục của một trường học phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ sở vật chất; cơ chế quản lý; môi trường giáo dục và nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, việc xây dựng một đội ngũ giáo viên nhân cách tốt, chuyên môn vững là nhiệm vụ quan trọng của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục và nhà trường. - Lê Nin nói “ lãnh đạo mà không kiểm tra thì không có lãnh đạo”. Việc kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác lãnh đạo của ngành giáo dục. Qua công tác kiểm tra hoạt động sư phạm, lãnh đạo của trường học, phòng, sở giáo dục và đào tạo… sẽ nắm được những ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động sư phạm của giáo viên, kịp thời phát huy những khả năng, tiềm năng cũng như uốn nắn những sai lệch, bổ sung những khiếm khuyết, khắc phục những nhược điểm trong giảng dạy và các công tác khác …cho giáo viên để xây dựng một đội ngũ vững mạnh. Trên cơ sở đó sử dụng hợp tình hợp lý, đúng vị trí từng giáo viên, phát huy tốt nhất khả năng của họ để tạo được sức mạnh tổng hợp từ tất cả mọi thành viên trong nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục. - Từ thực tế công tác của một cộng tác viên kiểm tra nội bộ trường học tại trường THPT Long Khánh, và thanh tra toàn diện các trường THPT trong tỉnh Đồng Nai theo các đoàn Thanh Tra của sở GD& ĐT tỉnh Đồng Nai nhiều năm qua, tôi nhận thấy nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu . B. Thuận lợi và khó khăn: Thanh tra toàn diện trường THPT thực chất là một đợt kiểm tra tổng thể toàn diện để đánh giá và tư vấn thúc đẩy, giúp trường cũng như giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và nhân dân giáo phó . I. Thuận lợi: - Là một thành viên trong ban kiểm tra nội bộ của Trường THPT Long Khánh, cộng tác viên thanh tra chuyên môn của Sở GD & ĐT Đồng Nai, tôi đã được trang bị lý luận qua khóa học về nghiệp vụ công tác thanh tra của bộ GD & ĐT ( 20 ngày tại trường đào tạo cán bộ quản lý của bộ GD & ĐT số 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm TP Hồ Chí Minh) ; qua các đợt tập huấn nghiệp vụ thanh tra kiểm tra của Sở GD & ĐT Đồng Nai; thường xuyên được điều động theo các đoàn thanh tra toàn diện trường học của Sở GD và ĐT Đồng Nai; thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên thuộc tổ Văn trường THPT Long Khánh. - Khi đến các trường bạn trong tỉnh hoặc thực hiện nhiệm vụ trong nội bộ trường THPT Long Khánh tôi luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
- của các cấp lãnh đạo trường và sự hợp tác của các giáo viên được kiểm tra, thanh tra. - Bản thân luôn học hỏi các đồng nghiệp giỏi, có nghiệp vụ và tiếp thu tư vấn về công tác thanh tra kiểm tra của lãnh đạo nhà trường, của thanh tra sở GD& ĐT Đồng Nai. II. Khó khăn: .Thứ nhất : Đối tượng được thanh tra. a. Tâm lý chung Khi đón đoàn thanh tra, kiểm tra, tâm lý chung của các thành viên trong đơn vị được thanh tra thường lo lắng, căng thẳng. Vì vậy, các hoạt động của giáo viên tích cực hơn, trong việc giảng dạy cũng cố gắng chuẩn bị, trình diễn hoàn thiện hơn. Tôn trọng, nhưng cũng có cả tâm lý đối phó… Và, chính điều đó khiến cho việc tư vấn thúc đẩy nhiều khi không thật hiệu quả. b. Bản chất của đối tượng tư vấn thúc đẩy. - Giáo viên là một đội ngũ trí thức, có trí tuệ, có trình độ học vấn, có khả năng lý luận… một đội ngũ mà đời sống vật chất, cũng như tinh thần luôn bộc lộ “cá tính”, luôn có ý thức về “ cái tôi” của sự toàn thiện, toàn mỹ ở mức độ cao. Nhất là giáo viên của bộ môn Ngữ Văn…Đó là đặc trưng ,“ thói quen” nghề nghiệp .“ Làm người thì không nên có cái tôi…Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi” (Viên Mai – Trung Quốc ) - Văn chương lại luôn mang trong mình nó tính đa nghĩa. Bởi đặc trưng của sáng tạo văn chương là hư cấu, tưởng tượng. Tiếp nhận văn chương lại là quá trình “ đồng sáng tạo” với nhà văn. Vì vậy khi đọc “ Truyện Kiều” , thì mỗi người lại có một nàng Kiều của riêng mình…Cho nên, việc thuyết phục đối tượng giáo viên - những người ý thức cá nhân cao - chấp nhận một ý kiến về chuyên môn là cả một vấn đề, nhất là giáo viên môn Ngữ Văn. ( Tâm lý “ Ta là một, là riêng , là thứ nhất” ( Xuân Diệu ) là tâm lý có thật ở giáo viên Văn ). Nó đòi hỏi cả một quá trình. Vì muốn thay đổi một thói quen, một nếp nghĩ, cần phải có thời gian để nghiền ngẫm cái mới, thẩm thấu cái mới thì mới tiếp nhận được, sửa đổi được. Việc thay đổi này phụ thuộc vào sự nghiền ngẫm dài lâu theo thời gian, cũng ví như việc đọc sách : “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng thức trăng trên đài” . .Thứ hai : Thời gian thanh tra, kiểm tra. + Tư vấn thúc đẩy là để giúp giáo viên nhận ra những ưu khuyết điểm về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Từ đó phát huy ưu điểm, bổ sung khuyết điểm, khắc phục nhược điểm để có được hồ sơ giáo án tốt, giờ dạy đạt hiệu quả cao. + Thế nhưng, thời gian thanh tra toàn diện đối với một trường chỉ có hai đến ba ngày là quá ngắn, thời gian thanh tra, kiểm tra lần tiếp theo là năm năm sau thì lại quá dài . Cộng tác viên thanh tra giữa hai lần thường không phải là một, giáo viên được kiểm tra giữa hai lần cũng thay đổi ( Chỉ kiểm tra mỗi tổ chuyên môn tối đa là bốn giáo viên trong một đợt thanh tra ) nên việc kiểm tra sự tiến bộ của giáo viên sau tư vấn của một cộng tác viên thanh tra gặp nhiều khó khăn. Không có tâm huyết với công việc thì không thể biết được công việc tư vấn thúc đẩy của mình có hiệu quả hay không ( Trước đây phân công thanh tra chéo độc lập, mỗi cộng tác viên thanh tra phụ trách kiểm tra hai đến ba trường trong vòng hai năm học liền, thì việc kiểm tra này vẫn thực hiện được - Riêng trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn trong nội bộ
- trường, cộng tác viên thanh tra cũng là một thành viên trong tổ chuyên môn thì có thể kiểm tra lại được hiệu quả công việc của mình ) . Thứ ba: Hạn chế về bằng cấp, học vị của người làm cộng tác viên thanh tra Đội ngũ cộng tác viên thanh tra được thanh tra sở giáo dục lựa chọn, hầu hết lâu năm trong nghề,vững vàng về chuyên môn. Nhưng hầu hết cũng mới chỉ có bằng đại học, hoặc bằng cử nhân - ngang tầm , thậm chí thua tầm với đối tượng được thanh tra, kiểm tra ( Vì có những giáo viên đã là thạc sĩ ), nên nhiều lúc rơi vào trạng thái “không dám hỏi thẳng, nói thật” … Thêm vào đó tâm lý cả nể của cộng tác viên thanh tra, nhất là cộng tác viên thanh tra môn Ngữ Văn với đối tượng được thanh tra, đặc biệt là đối tượng lớn tuổi . C. Thực hiện đề tài : I. Cơ sở lý luận : - Theo E. Taylor : Quản lý là dự kiến, phân công công việc, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra công việc. Henry Fayon nói “ Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp kiểm tra”… Hồ chí Minh cũng nói “ Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định sẽ tiến bộ gấp mười lần”. Vì sao vậy? - Mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, không chỉ nhằm tìm hiểu đánh giá khả năng, chất lượng giảng dạy của giáo viên, mà còn là để tư vấn thúc đẩy, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, khuyết điểm, giúp giáo viên phát huy năng lực, năng khiếu sư phạm trong công việc giảng dạy cả về nội dung kiến thức và phương pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ qui chế chuyên môn; xác định một trong những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý . - Đó là trách nhiệm nặng nề nhưng là nhiệm vụ quan trọng nhất của một cộng tác viên thanh tra chuyên môn. Theo tôi, một công tác viên thanh tra hoàn thành nhiệm vụ phải thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy II. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài : Căn cứ vào các nội dung thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên và đặc trưng của công tác giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, tôi tiến hành công việc theo các bước quy định, nhưng luôn chú ý những biểu hiện cụ thể của từng nhiệm vụ : 1. Nắm những thông tin cần thiết về đối tượng được thanh tra : - Những thông tin liên quan như : + Điều kiện và tình hình giảng dạy của giáo viên + Đặc điểm của đơn vị trường học về cơ sở vật chất như máy vi tính, màn hình, máy chiếu và các đồ dùng dạy học khác như tranh, ảnh, phim, sơ đồ, các loại sách báo ...phục vụ cho việc dạy và học môn Ngữ văn, đội ngũ giáo viên như thế nào, thâm niên, tay nghề, có đoàn kết giúp đỡ nhau trong chuyên môn?.. - Thông tin về giáo viên được thanh tra: Quá trình đào tạo, thâm niên, quá trình công tác, đánh giá của nhà trường, của lần thanh tra trước đó. .... 2.Tiến hành thanh tra : Thời gian hoạt động của đoàn Thanh tra không được phép kéo dài, nên trong mỗi buổi làm việc, ngoài dự giờ giáo viên, tôi tranh thủ kiểm tra hồ sơ cá nhân a. Kiểm tra hồ sơ cá nhân, dự giờ thăm lớp đánh giá đúng năng lực thực sự của giáo viên a1. Yêu cầu đánh giá : Một giáo viên có năng lực thực sự cần phải :
- . Hiểu bản chất của hoạt động dạy và học + Hoạt động dạy theo quan điểm hiện đại là sự tổ chức và điều khiển tối ưu quá trình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học, nhằm mục đích hình thành nhân cách. Nói cách khác, hoạt động dạy nhằm mục đích điều khiển việc học tập của học sinh. Có chức năng kép: Truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học. + Hoạt động học: Là quá trình tự giác, tích cực tự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, kỹ năng, kỹ xảo dưới sự điều khiển của thầy. Bản chất của hoạt động học là lĩnh hội, xử lý thông tin chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ - Nhận thức, chiếm lĩnh khái niệm khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, biến các hiểu biết của nhân loại thành hiểu biết của bản thân. + Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và học là mối qua hệ xen lẫn, thâm nhập vào nhau, qui định lẫn nhau. Hoạt động này tồn tại, không thể thiếu hoạt động kia. Nắm vững mục đích, yêu cầu của bộ môn, nội dung chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng theo đặc trưng từng phân môn( Tiếng Việt, làm văn, đọc văn), của từng bài dạy một cách cụ thể . Nắm được nguyên tắc, bản chất của các phương pháp dạy học tích cực, nhất là các phương pháp dạy học hiện đại, phát huy tích tích cực của hoạt động học. Thiết kế được bài giảng chuẩn mực, khoa học, có nghệ thuật. Có khả năng lựa chọn, vận dụng nhuần nhuyễn, tự nhiên các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài dạy, với từng lớp dạy, tạo được sự hưng phấn học tập cho học sinh Biết ra đề kiểm tra phù hợp, chấm trả, bài kỹ lưỡng, đánh giá đúng khả năng học tập của học sinh. Biết sửa lỗi cho học sinh và giúp cho HS biết tự nhận ra và sữa lỗi trong bài kiểm tra của mình, tự nâng cao khả năng áp dụng kiến thức học được vào làm bài kiểm tra để đạt được hiệu quả cao trong học tập.... Điều đó dược thể hiện rõ trong công tác chuẩn bị hồ sơ giáo án và các phương tiện phục vụ cho công việc giảng dạy và nhất là các giờ giảng trên lớp. a2. Thực hiện công tác kiểm tra : Trong các nội dung thanh tra, kiểm tra, thì kiểm tra giáo án và giờ dạy thực tế trên lớp là quan trọng nhất. Về hồ sơ giáo án. Thứ nhất, cộng tác viên thanh tra chuyên môn, kiểm tra tổng thể các loại hồ sơ của giáo viên, ghi nhận nhanh những ưu, nhược điểm... Thứ hai, kiểm tra kỹ giáo án: Ngoài việc xem xét tính đấy đủ của giáo án - giáo viên có soạn đủ bài, đúng phân phối chương trình; trong giáo án có thể hiện sự đầu tư của giáo viên, có đủ kiến thức, kỹ năng có thể hiện rõ các bước lên lớp, công việc của Thầy và Trò hay không ......? Cộng tác viên thanh tra còn cần chú ý tính khoa học và tính nghệ thuật của giáo án. Nhất là giáo án môn Ngữ Văn - Một môn học không chuẩn bị kỹ giáo án, chỉ dựa sách giáo khoa thì bài giảng không thể đảm bảo được tính mạch lạc, tính khoa học ( Không có nghĩa là phải nhìn giáo án khi dạy. Nhưng phải soạn kỹ giáo án trước khi dạy. Nhất là giáo án phân môn Đọc văn - Ở các môn khoa học tự nhiên, môn Ngoại ngữ...hay ở một số môn khoa học xã hội như Lịch sử, Giáo dục công dân hoặc một số bài văn học sử, bài tiếng Việt... của môn Ngữ Văn ...có thể nhìn vào nội dung bài học trong sách giáo khoa là thực hiện được bài giảng khá logic ) + Một giáo án có tính khoa học phải mạch lạc, chính xác về kiến thức bộ môn....phải rõ các bước, các mục. Các đề mục phải có hệ thống logic. Thể hiện rõ quan điểm lập trường tư tưởng chính trị.
- + Một giáo án có tính nghệ thuật: Trên cơ sở đảm bảo tính mạch lạc, tính hệ thống, trong giáo án phải thể hiện được bản lĩnh sư phạm của giáo viên qua việc - Trình bày, dẫn dắt có tính hệ thống. - Tạo hệ thống câu hỏi đàm thoại, gợi mở - Chọn ra vấn đề có tình huống để tổ chức cho học sinh thảo luận - Đưa ví dụ minh họa, hay sử dụng đồ dùng dạy học ( tranh , ảnh , phim , sơ đồ....), liên hệ mở rộng hợp lý, hấp dẫn, gây được sự chú ý và khơi gợi được sự tò mò, kích thích hứng thú học tập nơi học sinh... Nhất là ở các bài học khó, dễ sa vào sự khô khan như giờ làm văn, trả bài kiểm tra, đọc văn bản nghị luận, đặc biệt những văn bản nghị luận chính trị, tác phẩm kịch...vv... . Soạn thảo bài luyện tập, ôn tập phù hợp với năng lực trí tuệ của từng loại học sinh: Yếu, trung bình, khá, giỏi .... Do đó, khi kiểm tra giáo án của giáo viên, thanh tra không chỉ quan tâm tới việc có thể hiện hoạt động của thầy và trò hay không? Có sử dụng đồ dùng dạy học không? Có tổ chức cho học sinh thảo luận, rèn kỹ năng hoạt động tổ, nhóm không ?.... Mà còn phải kiểm tra kỹ xem giáo viên đã thiết kế giáo án như thế nào? Cách trình bày, dẫn dắt khám phá bài học có mạch lạc không ? Chất lượng của hệ thống câu hỏi ra sao? Sử dụng đồ dùng dạy học thời điểm nào trong bài giảng, có phát huy tối đa hiệu quả? Tổ chức cho học sinh thảo luận, hoạt động tổ nhóm có hợp lý không ? Có thể hiện rõ sự am hiểu về đặc trưng của từng loại văn bản để khai thác kiến thức ? ...vv... Nghĩa là cần nắm rõ bản chất thật sự của việc thiết kế giáo án, lập kế hoạch cụ thể cho mỗi giờ dạy, ý đồ vận dụng các phương tiện, phương pháp dạy học của giáo viên . Nhưng, giáo án mới chỉ là “ thiết kế”, mới chỉ là lý thuyết. Đạt hiệu quả hay không, tất cả lệ thuộc vào giờ dạy trên lớp của giáo viên . . Về giờ dạy. Dự giờ, cộng tác viên thanh tra sẽ được trực tiếp kiểm chứng bản lĩnh sư phạm của giáo viên trong việc thực hiện giáo án đã thiết kế, xử lý tình huống sư phạm xảy ra trong thực tế giảng dạy - Khi dự giờ, cộng tác viên thanh tra chuyên môn cần : + Quan sát kỹ các bước thực hiện giáo án của giáo viên, hoạt động cụ thể của thầy và trò, mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh + Ghi chép nhanh, nhưng phải đầy đủ, chi tiết diễn biến của giờ dạy. + Ghi nhận trung thực những tình huống cụ thể xảy ra trong tiết dạy + Phân tích nhanh những thành công và hạn chế, ưu điểm, nhược điểm trong từng hoạt động cụ thể, ghi chép lại ngay( Để sau giờ dạy của giáo viên, thanh tra có ngay những cơ sở thực tế cụ thể, phân tích giờ dạy của giáo viên nhanh hơn, góp ý cụ thể và chính xác hơn ) - Sau dự giờ, cộng tác viên thanh tra phải đọc kỹ lại những ghi chép, ghi nhận của mình, dành thời gian có thể, suy nghĩ, phân tích thật kỹ về từng điểm cần tư vấn, thúc đẩy cho giáo viên. c. Một số ưu điểm và nhược điểm chung của giáo viên Ngữ văn : Ưu điểm : Hầu hết giáo viên đều : + Nhiệt tình giảng dạy.
- + Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giáo án. Giáo án soạn đủ bài, đủ tiết, đủ các bước lên lớp, đủ kiến thức cơ bản, hình thức đẹp ... + Nắm vững nội dung, kiến thức, chương trình bộ môn + Phong cách sư phạm hầu hết là tự tin, bình tĩnh + Thực hiện các bài giảng Tiếng Việt chủ động, sinh động hơn giờ làm văn và đọc văn. Nhược điểm: Bộc lộ chủ yếu ở phương pháp giảng dạy + Về soạn giảng : Giáo án soạn đủ bài, đủ tiết, đủ các bước lên lớp, đủ kiến thức cơ bản, hình thức đẹp ... nhưng tính trung thực và tính nghệ thuật chưa cao. ( Nhiều giáo viên tiến hành giờ dạy không hợp với thiết kế bài giảng trong giáo án đem lên kiểm tra. Giáo án được thực hiện trên lớp khi có thanh tra là giáo án vừa được chuẩn bị để đối phó cho việc dự giờ... Nhiều bộ giáo án sao chép của nhau, hoặc lấy từ mạng internet có sửa chữa, nhưng không kỹ lưỡng....) + Trong giờ giảng, nhiều giáo viên : - Chưa hiểu đúng về bản chất của từng phương pháp giảng dạy. Nhất là hình thức hướng dẫn học sinh thảo luận, hoạt động tổ nhóm. Hai hình thức này thường được giáo viên đồng nhất làm một. Có giáo viên coi việc chia văn bản thành những phần cụ thể, chia học sinh thành những nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh liệt kê , hệ thống một số câu thơ, câu văn cần thiết phục vụ bài giảng và gọi đó là phương pháp thảo luận. Thực ra hoạt động tổ, nhóm bao hàm phương pháp thảo luận, nhưng cũng có khi chỉ thuần túy là để cùng nhau tìm hiểu bài, hệ thống các kiến thức cần thiết cho một ý nào đó. Còn thảo luận là có tranh luận, có ý kiến khác biệt trước một tình huống có vấn đề... - Hiểu chưa rõ thế nào là hướng dẫn học sinh tự học. Có giáo viên , trong giờ đọc văn, chỉ ghi lên bảng các đề mục của bài giảng, gọi một lúc ba học sinh lên bảng chép lại bài soạn ở nhà . Học sinh chép xong, giáo viên dựa vào đó diễn giảng một cách mơ hồ, rồi cho học sinh nhìn lên bảng ghi chép lại một cách máy móc, không biết đúng , sai thế nào... Và, giáo viên gọi đó là phương pháp “ hướng dẫn học sinh tự học, tự làm việc !” - Chưa ý thức rõ đọc hiểu văn bản văn học là phải bám sát đặc trưng thể loại. Bởi vậy khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu các văn bản kịch, hay nghị luận đều tỏ ra lúng túng , thiếu mạch lạc, thiếu sự sinh động, tạo nên một giờ dạy rời rạc, tẻ nhạt - Vì hàng ngày, ít sử đồ dùng dạy học, ít liên hệ mở rộng, cho nên, khi có thanh tra, giáo viên lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng không hợp lý, hiệu quả không cao, có lúc làm cho giờ giảng trở nên gượng gạo.... - Quan niệm sai lệch về đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều giáo viên không hề dùng phương pháp bình giảng, kể cả trong giờ đọc văn bản văn học... vv... Dựa vào những ưu điểm, khuyết điểm, nhược điểm, thanh tra tiến hành trao đổi, tư vấn, thúc đẩy. 2. Trao đổi, tư vấn thúc đẩy : a. Chuẩn bị : Thanh tra căn cứ vào năng lực thực sự hiện tại của giáo viên vừa được kiểm tra đánh giá trên, qua những ưu điểm , nhược điểm vừa ghi nhận được qua việc kiểm tra hồ sơ, giáo án và dự giờ. - Thứ nhất : Chuẩn bị hệ thống câu hỏi đơn giản dễ hiểu, nhưng dễ dàng cho việc nắm bắt đúng những ưu điểm, nhược điểm , năng lực thực sự của giáo viên.
- - Thứ hai : Dự kiến và chuẩn bị kĩ những câu trả lời để giải thích, thuyết phục một số điểm tư vấn, nhất là về việc khắc phục những nhược điểm mà giáo viên có thể tranh luận. - Thứ ba : Chuẩn bị tư thế, giáo án, các tư liệu cần thiết cụ thể ... nếu cần, thì đứng lớp để thực hành, biểu diễn lại bài giảng theo đúng những gì mình tư vấn thúc đẩy cho giáo viên. Người ta chỉ hành động tích cực theo những chỉ dẫn mà người ta tin là đúng đắn và hiệu quả! (Giáo án, tư liệu, Thanh tra phải chuẩn bị từ khi nhận lệnh điều động làm công tác thanh tra. Dựa vào khoảng chương trình mà chuẩn bị cho phù hợp) - Cuối cùng: Dành thời gian hợp lý, đủ cho việc trao đổi diễn ra thoải mái nhất, hiệu quả nhất. b. Tiến hành trao đổi tư vấn thúc đẩy : - Đầu tiên : Bằng cách xử sự nhẹ nhàng, thân tình, tạo quan hệ gần gũi, thân thiết, thể hiện rõ tinh thần xây dựng, trao đổi, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, Thanh tra yêu cầu giáo viên được thanh tra : + Tự nhận xét, đánh giá công việc soạn giáo án, ra đề kiểm tra, chấm trả bài, mức độ thực hiện giờ giảng so với yêu cầu, kế hoạch và những công việc mình đã làm + Tự xếp loại cho mình. - Tiếp theo: Thực hiện các biện pháp tư vấn thúc đẩy + Thứ nhất: Nêu những ưu điểm nổi bật trong hoạt động sư phạm của giáo viên: Về hồ sơ giáo án, về phong thái giảng dạy... ở tất cả các mặt cần khuyến khích sự phát huy. + Thứ hai: Đưa ra những câu hỏi cụ thể ở những điểm cần tư vấn thúc đẩy để giáo viên nhận thức thật rõ về những khiếm khuyết cần bổ sung, những nhược điểm cần khắc phục. + Thứ ba: Hướng dẫn giáo viên bổ sung, sửa chữa , khắc phục khuyết điểm, nhược điểm. c. Sau đây là một số biện pháp đã giúp tư vấn, thúc đẩy có hiệu quả . c.1. Đối với giáo viên nghèo kiến thức, khả năng khám phá ý tưởng trong bài dạy yếu : Ta đặt câu hỏi ở ngay chỗ giáo viên chưa khai thác được, hoặc khai thác sơ sài, chưa đủ giúp học sinh hiểu bài. c.2. Với giáo viên còn yếu phương pháp giảng dạy : Ta có thể hỏi : Thầy ( Cô ) đã dùng những phương pháp giảng dạy cụ thể nào trong bài giảng? Nếu giáo viên thật sự không nắm rõ phương pháp, mà giảng bài theo cảm nhận cảm tính sẽ không trả lời được. Khi đó thanh tra chỉ rõ từng thời điểm trong tiến trình giảng bài nên vận dụng phương pháp nào thì hiệu quả. Giúp giáo viên hiểu rõ hơn bản chất của từng phương pháp giảng dạy, cách thức phối hợp các phương pháp ( Điều này đòi hỏi bản lĩnh của cộng tác viên thanh tra. Phải nắm vững, và có khả năng thực hiện tốt các phương pháp để có thể thuyết giảng, hoặc trình diễn minh họa ). Nhất là phương pháp nêu tình huống có vấn đề, thảo luận và hoạt động tổ, nhóm. c.3. Với giáo viên không chú ý đặc trưng thể loại văn bản trong giờ đọc văn : thanh tra cần chỉ rõ được đặc trưng của thể loại văn bản, cách khai thác sao cho hợp lý với từng thể loại - Thơ : Cần khai thác mạch cảm xúc, thể thơ, tứ thơ, lời thơ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, nhạc điệu thơ... Nhất là ở những chỗ đặc biệt về hình thức. VD : Ở bài “ Vội vàng” của Xuân Diệu ( Lớp 11): Cần đặc biệt chú ý dòng thơ bất thường, chẳng hạn “ Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Câu thơ diễn tả thật
- xuất sắc sự khựng lại của mạch tâm trạng. Đang đắm đuối si mê, cảm xúc tuôn tràn trước vườn xuân đầy hương sắc, nõn nà, thơm tho, ngập tràn ánh sáng... trái tim chàng trai trẻ đang rộn rực trước “ tuần tháng mật ” của bướm ong, của “ khúc tình si” của “ yến anh ” bỗng khựng lại khi cảm thức thời gian bất chợt ùa về. Trong tâm trí nhà thơ, thời gian là một dòng suy biến. Cuối dòng thời gian là tiễn biệt, phai tàn. Nỗi lo sợ cái đẹp sẽ phai mau, thời gian sẽ cuốn trôi hết thảy những gì đang hiện diện, nên phải vội vàng thôi. Hai nửa câu thơ là hai miền tâm trạng. Một kết thúc, một bắt đầu... Ở bài “ Sóng ” của Xuân Quỳnh ( Lớp 12 ), để diễn tả sâu hơn nỗi nhớ, khổ thơ thứ năm đã được kéo dài ra thành sáu câu. Đây là điểm giáo viên không thể không hướng dẫn học sinh khai thác, cảm nhận. Vì với nó, người đọc sẽ cảm nhận sâu hơn một nỗi nhớ đang tràn lên, trào dâng, mãnh liệt ... - Truyện: Phải khai thác cốt truyện, tình huống, nhân vật, lời kể, hình ảnh biểu tượng, chi tiết nghệ thuật.... VD: Đọc hiểu tác văn bản “ Chí Phèo ” của Nam Cao ( Lớp 11 ) không thể không hướng dẫn học sinh khai thác ý nghĩa hình tượng bát cháo hành của Thị Nở. Một bát cháo đã cảm hóa một con người bị lưu manh hóa, bát cháo có khả năng làm nổi bật bản chất thật của con người lương thiện... thể hiện sâu sắc tấm lòng và ngòi bút truyện ngắn bậc thầy của nhà văn. Đọc hiểu “ Chiếc thuyền ngoài xa ” của Nguyễn Minh Châu ( lớp 12 ) không thể không khai thác sự thay đổi cách xưng hô và thái độ của người đàn bà hàng chài với nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu khi bắt đầu nói về cuộc đời mình ... Không chỉ trong thơ, mà trong cả truyện ngắn, đôi khi từ một từ then chốt, giáo viên cũng có thể khơi dậy cho học sinh cả một miền cảm xúc, đem lại hiệu quả giáo dục, hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ. VD: Miêu tả tâm trạng nhân vật Mị ( Vợ chồng A Phủ ) trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài viết “ Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi ”. Không phải “ bồi hồi ” mà là “ bổi hổi ”. Tâm hồn Mị không chỉ bồi hồi xúc động, mà còn như dần ấm nóng lên. Ngọn lửa khát vọng hạnh phúc tình yêu đang bừng cháy dần lên trong Mị. Mị đang hồi sinh! Miêu tả tâm trạng vui sướng của nhân vật Tràng trên đường đưa người vợ nhặt về nhà, Kim Lân Viết “ Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường” ( Vợ Nhặt ). Không phải “ hớn hở ” mà là “ phớn phở ”. Một từ dùng thật đắt, thật độc đáo trong việc diễn tả niềm hạnh phúc của Tràng. Tràng không chỉ vui mừng mà còn hãnh diện. Quả thật, dám “ đèo bòng ” trong hoàn cảnh ấy cũng là một việc làm đáng được tự hào lắm chứ! Cũng đáng được để người khác nể phục lắm chứ! Tràng đã dám vượt lên trên mình, lên trên hoàn cảnh, cưu mang người đàn bà bơ vơ, để có hạnh phúc... - Kịch : Ngoài cốt truyện, nhân vật, cần phải khai thác xung đột kịch, cách thắt nút mở nút kịch, lời thoại của nhân vật và hành động kịch. Các tiết đọc văn “ Vĩnh biệt Cửu trùng đài” ( Lớp 11) hay “ Hồn Trương Ba da hàng thịt ” ( Lớp 12 ) giáo viên thường khai thác theo kiểu khai thác truyện, không bám sát đặc trưng thể loại kịch... nên bài giảng thiếu sinh khí. Thanh tra chỉ rõ, đọc hiểu văn bản kịch giống và khác đọc hiểu văn bản văn xuôi ở chỗ nào? Hai loại văn bản này giống nhau ở chỗ: Đểu có cốt truyện, nhân vật, nhưng khác ở chỗ, đọc hiểu văn bản truyện thì chú ý khai thác tình huống, nhân vật, nghệ
- thuật miêu tả tâm lý, cách kể chuyện ... Đọc hiểu văn bản kịch phải chú ý khai thác xung đột kịch, cách tạo xung đột, cách thắt nút, mở nút giải quyết xung đột kịch của tác giả, bám vào lời thoại, mới làm rõ được tính cách nhân vật, từ đó mới rõ được thông điệp thẩm mỹ mà nhà viết kịch muốn gửi gắm. - Các giờ đọc văn bản nghị luận, giáo viên không chú ý khai thác hệ thống lập luận, không chú ý đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghị luận, ngoài tính logic,tính khái quát còn có tính hình ảnh, tính cảm xúc khá cao, nên giáo viên thường để bài giảng rơi vảo trạng thái khô khan, thiếu chất văn , nhất là ở các bài nghị luận chính trị- xã hội. Thực ra các văn bản nghị luận thường có bố cục ba phần giống nhau : Giới thiệu vấn đề; phân tích, chứng minh, bình luận để làm rõ bằng các luận điểm, luận cứ, luận chứng mạch lạc; cuối cùng là kết luận về vấn đề. Ở các bài đọc văn nghị luận xã hội, ta có thể bám sát các bước làm bài của kiểu bài nghị luận đời sống, hay nghị luận về một tư tưởng đạo lý để vẽ sơ đồ, làm cho học sinh nắm nội dung đọc hiểu một cách dễ dàng. Các bài đọc văn nghị luận, giáo viên nên sơ đồ hóa bài giảng, hiệu quả giờ giảng sẽ được nâng cao rõ rệt Các bài đọc văn nghị luận như “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia ” ( Lớp 10 ), “ Chiếu cầu hiền ”; “ Xin lập khoa luật ”; “ Về luân lý xã hội ở nước ta”; “ Một thời đại trong thi ca ” ... ( lớp 11); “ Tuyên ngôn độc lập”; “ Mấy ý nghĩ về thơ ”...( lớp 12) , đều có thể giảng dạy theo phương pháp sơ đồ hóa. Dưới đây là một số sơ đồ gợi ý: . Bài “Về luân lý xã hội ở nước ta” của Phan ChâuTrinh ( Lớp 11 ), chỉ cần sơ đồ hóa theo các bước làm bài phần thân bài của bài làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống sẽ có tác dụng vừa giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học dễ dàng, vừa củng cố kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống . Từ đó học sinh cũng nắm được nghệ thuật lập luận của văn bản. Nêu hiện trạng luân lý xã hội của nước ta, khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội Chỉ rõ ba nguyên nhân cơ bản làm cho nước ta tuyệt nhiên không có luân lý xã hội Đưa ra giải pháp: Muốn độc lập, tự do phải gây dựng đoàn thể. Muốn có đoàn thể phải truyền bá xã hội chủ nghĩa. Phân tích tác hại: Tạo nên lối sống chạy theo sức mạnh quyền thế. Sống không có đoàn thể. Mất quyền tự chủ .Bài “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn học dân tộc” của Phạm Văn Đồng ( Lớp 12 ) , ta có thể giảng theo sơ đồ(Phần nội dung đọc – hiểu văn bản) “ Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu ,một nhà thơ lớn của nước ta ,đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc” .
- Cuộc đời NĐC là cuộc đời Truyện Lục Vân Tiên có của nhà thơ yêu nước, một Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu có giá trị hiện tầm ảnh hưởng sâu rộng chiến sĩ trọn đời phấn đấu hy trong nhân dân nhất là ở sinh vì nghĩa lớn của dân tộc; thực , tư tưởng , tình cảm , và giá trị nghệ thuật cao. miền Nam.Có sức sống lâu sáng tác của Nguyễn Đình bền. Chiểu tiến bộ , tích cực “ Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình chiểu là một tấm gương sáng , nêu cao địa vị và tác dụng của văn học , nghệ thuật , nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng” . Từ hệ thống lập luận đã được sơ đồ hóa, giáo viên dễ dàng giúp học sinh hình dung ra tầm vóc lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông trong nền văn học nước nhà, hiểu tại sao ông phải được xem là “ ngôi sao sáng ”. Một nhà văn có cuộc đời chân chính, tâm huyết với văn chương, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, sáng tác văn học có gía trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật cao, tác phẩm có sức sống lâu bền, có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng thì đích thực là một nhà văn lớn. Tất nhiên sức hấp dẫn và hiệu quả giờ dạy còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác trong bản lĩnh nghề nghiệp của giáo viên. c.4. Đối với giáo viên chưa biết sử dụng đồ dùng dạy học, hoặc sử dụng chưa hợp lý - Có giáo viên cho rằng, giờ tập làm văn, giờ trả bài kiểm tra, không cần sử dụng đồ dùng dạy học. Bởi vậy, giờ học lý thuyết tập làm văn, giờ trả bài trở nên đơn điệu. Thanh tra có thể cho giáo viên thấy, đồ dùng dạy học bao giờ cũng giúp giờ học sinh động, thú vị hơn, kể cả giờ trả bài làm văn, đặc biệt ở phần sửa lỗi cho học sinh. Hướng dẫn giáo viên đem bảng phụ cùng bài kiểm tra đã được chấm, cho một số học sinh có bài làm mắc các lỗi tiêu biểu như chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt... chép lại nguyên văn đoạn văn chứa những lỗi đó. Vào giờ trả bài, giáo viên theo các mục sửa lỗi mà treo bảng phụ có những đoạn “ văn mẫu ” đó lên bảng. Dựa vào bảng phụ, giáo viên cùng học sinh trực tiếp khai thác lỗi và sửa lỗi. Giáo viên cũng phải chuẩn bị đoạn văn hoàn chỉnh từ những đoạn văn đó, giúp học sinh nhận thức rõ những sai phạm của mình trong bài viết và biết cách tự sửa lỗi cho bài viết của mình. Ngay ngày hôm sau giáo viên được tư vấn đã báo cáo lại : “Cô ơi, giờ trả bài hôm nay của em, lớp sinh động, năng động lắm” ! - Có giáo viên, chuẩn bị rất kỹ. Kiến thức tốt, có tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho giờ giảng, nhưng sử dụng không đúng chỗ,nên giờ dạy vẫn sa vào không khí nặng nề. Một giáo viên giảng bài “ Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” của Trần Đình Hượu, đã chuẩn bị nhiều tranh ảnh minh họa rất tốt, nhưng giáo viên lại đưa tất cả ra khi giúp học sinh tìm hiểu: Thế nào là văn hóa? Học sinh trầm trồ, thích thú một lúc, sau đó rơi vào trạng thái gượng gạo, trầm lắng vì, đến lúc phân tích nhận định của tác giả về “ Vốn văn hóa dân tộc” là không đồ sộ, không có những đặc sắc nổi bật và những cống hiến lớn lao cho nhân loại, giáo viên lại phân tích suông .... Khi tư vấn, thanh tra chỉ cho giáo viên thấy: Nếu biết lựa chọn những hình ảnh, phương tiện minh họa tiêu biểu phù hợp với từng thời điểm trong bài giảng và biết cách đối chiếu, để nhấn mạnh, bài giảng sẽ sinh động, thú vị hơn. Chẳng hạn, để thấy đặc điểm riêng của văn hóa dân tộc là, không đồ sộ... chỉ cần đối chiếu : . Chùa một cột ( Việt Nam ) và Ăng co Vát ( Căm Pu Chia)
- . Tháp Ép Phen (Pháp) Tháp Rùa ( Việt Nam ) . Trang phục truyền thống của phụ nữ Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam Học sinh sẽ hiểu rõ hơn đặc điểm riêng của văn hóa Việt Nam. Cũng ở bài này, khi nói đến “ tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt dung hòa ’’, giáo viên thường chỉ dừng lại ở việc giải thích khái niệm. Nếu
- giáo viên biết dùng một câu chuyện ứng xử vui theo đặc trưng riêng của các nền văn hóa thế giới, giờ học sẽ sôi nổi sinh động hẳn lên...vv... ( VD : Có ba cô gái một người Mỹ, một người Nhật, một người Việt Nam, mặc váy xòe ngắn, đội ba chiếc mũ rộng vành quý phái đi dạo bờ biển. Bỗng nhiên, một cơn gió mạnh nổi lên ... Dựa vào tinh thần chung của mỗi nền văn hóa dân tộc, thử hình dung phản ứng tự nhiên của mỗi cô ?! ) + Trong giờ đọc văn, khá nhiều giáo viên hiểu nhầm phương pháp dạy học mới, nên quên bình giảng, cộng tác viên thanh tra cần chỉ rõ : không nên quan niệm dạy học theo phương pháp mới chỉ cần giúp học sinh thảo luận, trình bày được kiến thức cơ bản, nắm được những kiến thức cần ghi nhớ là hoàn thành nhiệm vụ bài dạy.. Mục đích chung của môn Ngữ văn, và mục tiêu riêng của giờ đọc văn là hướng tới việc giúp học sinh khả năng nghiện cứu, thẩm định cái đẹp, cái hay để cảm thụ, thưởng thức văn học. Vận dụng các khả năng của văn học, cách sử dụng ngôn từ vào cuộc sống tạo điều kiện cho mọi công việc đạt được kết quả cao nhất. Một bài giảng có hiệu quả là phải khắc sâu, tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh về các kiến thức, những cảm xúc, tình cảm thu nhận được trong giờ học. Vì vậy, trong giờ đọc văn, nhất là các văn bản nghê thuật, lời giảng của giáo viên là yếu tố quan trọng, là sức thu hút sự chú ý của học sinh nhờ nguồn cảm xúc từ sự cảm thụ của giáo viên khi nghiên cứu, phát hiện cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, của các biện pháp thể hiện đặc thù trong tác phẩm văn chương. Nguồn cảm xúc ấy truyền sang được học sinh, sẽ kết hợp sâu sắc với những kiến thức, chân lý mà học sinh đã phát hiện, tiếp thu qua các phương pháp học khác sẽ thăng hoa thành một nguồn cảm xúc mới. Kiến thức văn học lúc này được chuyển tới học sinh không chỉ bằng trí tuệ mà đã bằng cả con đường tuyệt đẹp, phong phú và tinh tế của chiều sâu tâm hồn. Đó là con đường đến với cuộc đời của nghệ thuật, là hiệu quả đích thực của một giờ đọc văn! Một điều cần ghi nhớ là lời thuyết trình, diễn giảng của giáo viên phải chọn lọc, ngắn gọn, truyền cảm, tạo được sự ám ảnh, có tác dụng khắc sâu. Trong mỗi bài giảng, cùng với nhiệm vụ hoàn thành việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức, giáo viên cần chọn cho được ít nhất một chi tiết, một từ ngữ, một hình ảnh nghệ thuật nào đó và bình giảng sao cho học sinh thực sự xúc động, cảm thấy trái tim rung lên và trí óc chợt bừng sáng. Giờ học ấy sẽ đọng lại trong các em. Có một nhà lý luận đã khẳng định: Chỉ một từ thôi, có thể biến bài thơ thành vũ trụ. Chúng ta cũng nên tin rằng: Một lời bình văn có ý nghĩa của giáo viên sẽ biến bài giảng thành một “ tiểu vũ trụ ’’ trong tâm hồn học sinh . d. Cách khắc phục điều kiện thời gian - Trong các đợt thanh tra toàn diện theo đoàn của Sở GD & ĐT và đối với giáo viên tổ Văn trường THPT Long Khánh, trao đổi trực tiếp, hướng dẫn cụ thể, kỹ lưỡng. - Sau thanh tra: Giáo viên có thể đến gặp, hoặc trao đổi, tư vấn qua điện thoại, email... e. Kết quả đạt được: . Các giáo viên được theo dõi sự tiến bộ sau tư vấn : Họ và tên giáo viên Trường T.gian thực hiện
- Dương Trúc Anh THPT Nguyễn Huệ 1 năm Lê Thị Thùy Dương Võ Trường Toản 1 năm Nguyễn Thị Kim Ngân THPT Long Khánh 2 năm Nguyễn. T. Hoài Phương THPT Long Khánh 2 năm Châu Thị Hồng Hoa THPT Long Khánh 2 năm Trần Thị Minh Thu THPT Long Khánh 2 năm Nguyễn Anh Dũng THPT Tr. Quốc Tuấn 2 ngày Nguyễn Đức Phương THPT Thống Nhất A 2 ngày Hoàng Văn Phong THPT Thống Nhất A 2 ngày . Kết quả: - Tất cả các giáo viên đều tiến bộ ở những giờ dạy sau, đều có chung cảm giác nhẹ nhàng hơn trong giờ giảng; đều nhận thấy quan hệ thầy trò tự nhiên, không khí lớp học sinh động, học sinh hiểu bài và vận dụng kỹ năng tốt hơn, chất lượng giảng dạy cao hơn. - Cụ thể các giáo viên ở THPT Long Khánh – Những giáo viên tôi có điều kiện kiểm tra trực tiếp mỗi học kỳ và có thời gian gần gũi, tư vấn kịp thời, chất lượng giảng dạy luôn được nâng cao, kết quả học tập của học sinh thường xuyên đạt trên 90%, kể cả chất lượng thi tốt nghiệp phổ thông trung học. D. Bài học kinh nghiệm: Tiêu chuẩn hàng đầu của một cộng tác viên thanh tra chuyên môn là phải có chuyên môn giỏi, năng động và yêu nghề, vì vậy : - Mỗi cộng tác viên phải luôn luôn tự học hỏi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn về cả nội dung lẫn phương pháp. Phải tự tìm tòi những phương pháp giảng dạy tốt nhất, hiệu quả nhất để giờ dạy của bản thân ở đơn vị đang công tác luôn sinh động, gây được hứng thú cho học sinh. Chất lượng giảng dạy của chính mình phải cao. - Là một cộng tác viên thanh tra, cần không ngừng học hỏi, phấn đấu. Phải rèn kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích, trình bày ... Phải nắm vững, biết vận dụng sáng tạo các loại văn bản pháp quy của nghiệp vụ thanh tra giáo dục Việt Nam. Phải luôn trau dồi nghiệp vụ sư phạm. Nắm vững nội dung yêu cầu trong công tác giảng dạy bộ môn. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên môn, cần có thái độ chân thành, tinh thần làm việc tích cực. Xác định rõ mục đích lớn nhất của thanh tra là tư vấn thúc đẩy giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt hoạt động sư phạm, nhất là hoạt động dạy và học; giúp lãnh đạo quản lý tốt hơn đội ngũ giáo viên, lực lượng nòng cốt của giáo dục. Và tạo mối đoàn kết nhất trí trong công việc dạy và học của trường cũng như của ngành. - Trong quá trình làm nhiệm vụ của một cộng tác viên thanh tra phải luôn có ý thức học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Phải rèn luyện khả năng thuyết phục, không chỉ bằng lý lẽ mà phải bằng cả hành động thực tế. E. Một vài đề xuất : Để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ
- cộng tác viên thanh tra chuyên môn của các trường, của sở GD&ĐT phải thực sự có năng lực sư phạm, chuyên môn phải thật sự vững vàng. Tư vấn thúc đẩy trong hoạt động sư phạm, là tư vấn thúc đẩy cho đồng nghiệp của mình, cùng trình độ học vấn như mình... Đề xuất: - Không chọn thanh tra theo kiểu bình quân, khoanh vùng. Không nhất thiết trường nào cũng phải cử một giáo viên làm cộng tác viên thanh tra của sở. Cần chọn những giáo viên giỏi thực sự, ít nhất phải đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi qua các đợt hội giảng cấp tỉnh ( Tổ trưởng chuyên môn cũng cần như vậy ) . Giáo viên được xem là giỏi nhất trường này, nhiều khi chỉ bằng giáo viên bình thường của trường khác. Lúc trao đổi, bị giáo viên hỏi lại sẽ không đủ khả năng trả lời, lúc đó việc tư vấn thúc đẩy sẽ bị vô hiệu. -Trong khoảng thời hai năm, nên tổ chức hội giảng cho cộng tác viên thanh tra (Không giống thi giáo viên dạy giỏi ). Ở đây, là hội giảng trong nội bộ những người làm cộng tác viên thanh tra bộ môn. Để từ các tình huống cụ thể của giờ giảng, cộng tác viên thanh tra tư vấn thúc đẩy lẫn nhau. Rèn luyện khả năng tư vấn thúc đẩy bằng hành động thực tế. Tôi xin được nhắc lại: Người ta chỉ hành động tích cực theo những chỉ dẫn mà người ta tin là đúng đắn và hiệu quả!. Keát luaän: Tư vấn thúc đẩy trong công tác thanh tra giáo dục là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đây cũng là một công việc đòi hỏi cao về năng lực trí tuệ và tâm huyết của giáo viên làm công tác thanh tra chuyên môn. Vài kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Tôi mong nhận được sự chia sẻ của các đồng nghiệp. Chân thành cám ơn. Long Khánh, tháng 5 năm 2012 Nguyễn Thị Bình. * Tài liệu tham khảo : - ficev – Nghiệp vụ thanh tra giáo dục Việt nam – Văn bản pháp qui - Cẩm nang thanh tra - Lý luận dạy học ( Nguyễn Ngọc Oanh )
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở tiểu học
16 p | 2002 | 272
-
SKKN: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp
10 p | 1741 | 254
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên tại trường
19 p | 530 | 74
-
SKKN: Một số biện pháp XD môi trường văn hóa tại trường mầm non Yên Hòa quận Cầu Giấy
13 p | 1000 | 57
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn