Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của <br />
trường mầm non. Việc phát triển thể lực cho trẻ (hay còn gọi là “giáo dục thể <br />
chất”) trong Chương trình Chăm sóc – Giáo dục trẻ được thực hiện thông qua <br />
nhiều nội dung: Chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển vận động…Trong đó, phát <br />
triển vận động, cử động là một nội dung cơ bản.<br />
<br />
Trẻ em từ khi sinh ra đến 6 tuổi luôn thích hoạt động, vận động tích cực. <br />
Vai trò và ý nghĩa của hoạt động đối với trẻ là rất lớn, khi trẻ hoạt động các hệ <br />
cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh sẽ tham gia vào hoạt động <br />
cùng trẻ. Gân, cơ, khớp cùng phối hợp và phát triển. Do đó các hoạt động, vận <br />
động của trẻ có ý nghĩa đối với sự phát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh <br />
của trẻ phát triển.<br />
<br />
Tuy nhiên, trong công tác giảng dạy sự lồng ghép các hoạt động giáo dục <br />
thể chất vẫn chưa đạt được kết quả cao do nhiều nguyên nhân khách quan cũng <br />
như chủ quan. Nguyên nhân khách quan có thể kể đến như môi trường học tập, <br />
thời tiết, cơ sở vật chất…; nguyên nhân chủ quan chính là do khả năng của giáo <br />
viên còn hạn chế trong việc lồng ghép các hoạt động học tập và rèn luyện cho <br />
trẻ. Vậy làm sao để cải thiện thực trạng kể trên và nâng cao chất lượng giáo <br />
dục thể chất cho trẻ 5 tuổi? Việc thay đổi thực trạng này sẽ tác động như thể <br />
nào đến chất lượng phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ hay không? Với những <br />
trăn trở ấy, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệp <br />
với đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 <br />
tuổi”.<br />
<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
1<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
Mục tiêu cơ bản của đề tài nhằm vào việc nâng cao chất lượng giáo dục <br />
thể chất cho trẻ 5 tuổi. Bên cạnh đó tái khẳng định vai trò của việc phát triển <br />
thể lực cho trẻ mầm non, cũng như đưa ra được những kinh nghiệm của bản <br />
thân trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.<br />
<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trẻ 5 – 6 tuổi đang học tại trường <br />
mầm non Hoa Hồng, xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.<br />
<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu.<br />
<br />
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Trường mầm non Hoa Hồng, xã <br />
Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Đối với đề tài này, tôi nghiên cứu <br />
chủ yếu về việc phát triển vận động của trẻ trong việc nâng cao chất lượng <br />
giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi trong năm học 2014 2015<br />
<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp <br />
như:<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu để <br />
nâng cao kiến thức và hiểu biết sau hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài <br />
nghiên cứu. Từ đó có được cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.<br />
<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tiến hành phỏng vấn đối với <br />
từng học sinh và dựa vào phiếu điều tra để chấm điểm, sau đó tổng hợp thông <br />
tin để thu thập số liệu về kiến thức cũng như thái độ rèn luyện thể lực ở trẻ. <br />
Bản thân đã tiến hành nghiên cứu dựa trên số lượng mẫu là 20 em học sinh lớp <br />
Lá 1 của Trường mầm non Hoa Hồng.<br />
<br />
<br />
2<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Thông qua phiếu điều tra, khảo sát thực <br />
tế, bản thân có sự tổng hợp và đánh giá về thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ <br />
5 tuổi<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
II.1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Khái niệm: Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung <br />
chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển các yếu tố có chủ đích <br />
các tố chất vận động của con người <br />
<br />
Đặc điểm: Đối với trẻ từ 5 tuổi đã có khả năng thực hiện tốt tất cả những <br />
vận động cơ bản. Trẻ có ý thức hơn đối với những lời chỉ dẫn của cô, trẻ có <br />
khả năng quan sát tốt hơn và nhớ được nhiều hơn các hoạt động. Trong quá trình <br />
thực hiện vận động, trẻ tự tin và biết cách phối hợp các hoạt động của mình <br />
một cách nhịp nhàng và uyển chuyển hơn. Bên cạnh đó, khi tiến hành các hoạt <br />
động cho trẻ ở độ tuổi này, ta có thể nhận thấy khả năng giữ thăng bằng ở trẻ <br />
tương đối tốt. Khi giáo viên cho trẻ thực hiện các hoạt động vận động có thể <br />
nâng cao độ khó với những yêu cầu cao hơn bởi ở độ tuổi này trẻ đã đáp ứng <br />
được những yêu cầu này.<br />
<br />
Vai trò: Vai trò to lớn đầu tiên của hoạt động giáo dục thể chất – chủ <br />
trọng ở các hoạt động phát triển thể chất – được kể đến ở đây đó là nâng cao <br />
thể lực sức khỏe. Bởi các hoạt động tập luyện ngoài việc giúp trẻ phát triển các <br />
kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài <br />
hòa.1<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Viện chiến lược và chương trình giáo dục, TS. Lê Thu Hương (chủ biên) (2006), Tổ chức hoạt động <br />
phát triển vận động cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp,Tr 10.<br />
3<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
Sơ đồ dưới đây cho thấy lợi ích của các bài tập vận động:<br />
<br />
Tăng cường sức <br />
khỏe, tăng sức đề Tăng khả năng <br />
Tăng lưu lượng của phổi<br />
máu kháng<br />
<br />
<br />
<br />
Tăng mật độ của Hoạt động Giúp ích cho <br />
xương giúp xương thể chất các quá trình <br />
phát triển tốt trao đổi chất<br />
<br />
<br />
Tạo tinh thần sảng khoái, <br />
Sơ đồ: Vai trò của <br />
rèn luyện tính nhạy bén <br />
hoạt động thể chất của các cơ quan thần kinh<br />
<br />
Ngoài những vai trò đã thể hiện trên sơ đồ, hoạt động thể chất còn giúp <br />
trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. Thông qua hoạt động thể chất <br />
trẻ trở nên nhạy bén hơn, giác quan của trẻ tinh nhạy hơn điều này giúp ích rất <br />
tốt cho việc nâng cao nhận thức ở trẻ đối với môi trường sống xung quanh, phát <br />
triển các biểu hiện về mặt tình cảm xã hội và thẩm mỹ khi tham gia các hoạt <br />
động tiếp xúc với môi trường sống và trực tiếp thực hiện các sản phẩm của cá <br />
nhân thông qua những hoạt động nghệ thuật đặc biệt là hoạt động tạo hình, có <br />
thể tự mình tạo ra các sản phẩm như bức tranh, cắt dán, xé dán, nặn đồ chơi…<br />
<br />
Vì vậy với những đặc điểm và vai trò của việc hoạt động thể chất đối <br />
với trẻ Mầm non kể trên, chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục <br />
thể chất cho trẻ, đặc biệt là trẻ 5 tuổi. Có như vậy mới giúp trẻ phát triển toàn <br />
diện hơn, cùng với đó là khẳng định được vị trí của giáo dục thể chất đối với <br />
giáo dục mầm non. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi có rất nhiều <br />
hình thức khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ này. Tuy nhiên phổ biến vẫn là sự <br />
tổng hợp những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích <br />
cực vận động của các em. Việc dựa trên tính tích cực vận động này giúp cho <br />
giáo viên tạo ra được một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát <br />
4<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ em. Chế độ vận động <br />
nhất định đó được thể hiện qua các tiết học thể dục, tổ chức hoạt động ngoài <br />
trời, dạo chơi, tham quan.<br />
<br />
Thể dục buổi sáng thường được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo. <br />
Song, để đạt được hiệu quả tốt thì mỗi độ tuổi có những bài tập và phương <br />
pháp nhất định. Bên cạnh việc rèn thể lực cho trẻ, giáo viên còn chú ý đến việc <br />
giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển các hành vi vận động của trẻ. Những việc <br />
này giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra và từ đó có <br />
ý thức tích cực vượt khó khăn để đạt được kết quả.<br />
<br />
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ cũng có những tác động đến việc <br />
phát triển thể lực bởi qua việc thực hiện các hoạt động trò chơi, trẻ cần vận <br />
động linh hoạt các bộ phận của cơ thể cũng như sử dụng trí tuệ để thực hiện <br />
tốt các nhiệm vụ mà giáo viên đề ra trong trò chơi. Việc tham gia trò chơi này <br />
còn có những tác động tích cực đến hệ thần kinh, hệ cơ, xương, khớp,…<br />
<br />
II.1. Thực trạng <br />
<br />
a. Thuận lợi khó khăn<br />
<br />
Thuận lợi<br />
<br />
Cơ bản khi tôi công tác tại trường là cơ sở vật chất và đồ dùng học tập <br />
dành cho trẻ khá đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu trong giảng dạy của giáo viên <br />
và học tập của trẻ. Đội ngũ giáo viên trong trường trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến <br />
trẻ; luôn kiên trì trong cách hoạt động giảng dạy và học tập nâng cao trình độ.<br />
<br />
Khó khăn <br />
<br />
Có thể kể đến là trình độ giáo viên trong trường còn chưa đồng đều. Các <br />
hoạt động dạy học còn thiếu tính mới mẻ… đặc biệt là một bộ phận phụ huynh <br />
5<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
chưa quan tâm thực sự đến việc giáo dục trẻ ở bậc mầm non nên việc đưa trẻ <br />
đến trường không được đều đặn, việc này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá <br />
trình rèn luyện của trẻ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh khác lại có xu hướng sợ <br />
con em mình bị va chạm, tổn thương khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên <br />
thường hạn chế cho trẻ vận động, chỉ muốn giáo viên cho trẻ ở trong lớp hoặc <br />
để trẻ chơi với các thiết bị điện tử khi ở nhà. Chính những khó khăn này đã tác <br />
động không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.<br />
<br />
b. Thành công hạn chế<br />
<br />
Thành công: <br />
<br />
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài: “Một số biện pháp <br />
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi” đã đạt được một số kết <br />
quả nhất định. Được thể hiện không chỉ qua sự thay đổi về mặt thể chất của trẻ <br />
qua sự thay đổi về chỉ số chiều cao, cân nặng mà còn thể hiện qua một số nội <br />
dung:<br />
<br />
Thứ nhất, đã nâng cao sự hiểu biết của trẻ và sự nhận thức của các phụ <br />
huynh về tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục cho trẻ. Đại đa số phụ <br />
huynh đã quan tâm thực hiện các bài tập thể lực cho trẻ cũng như khuyến khích <br />
trẻ vui chơi, khám phá thế giới xung quanh.<br />
<br />
Thứ hai, trẻ đã có ý thức tự tập các bài tập thể dục buổi sáng khi được cô <br />
giáo ra hiệu lệnh, cùng với đó, trẻ hăng say tham gia các hoạt động vui chơi <br />
được tổ chức ngoài trời cũng như trong lớp học cùng các bạn và cô giáo. Nhờ đó <br />
trẻ có thái độ học tập và vui chơi một cách tích cực. Dần tạo cho trẻ thói quen <br />
và nề nếp học tập vận động chung cùng các bạn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
Thứ ba, đối với bản thân tôi, kết quả nghiên cứu đạt được đã khích lệ tinh <br />
thần nghiên cứu cũng thúc đẩy bản thân sẽ tiếp tục áp dụng kết quả nghiên cứu <br />
vào thực tiễn một cách rộng rãi. <br />
<br />
Hạn chế: <br />
<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi vấp phải một số hạn chế nhất định về <br />
kĩ năng cũng như phương pháp thực hiện nghiên cứu. Một số trường hợp thiếu <br />
sự hợp tác từ phía các bậc phụ huynh, cùng với đó là hạn chế về điều kiện cơ <br />
sở vật chất, trang thiết bị. Một số trang thiết bị đang dần trở nên xuống cấp, đặc <br />
biệt là ở trong các phân hiệu của trường. Những khó khăn trong nghiên cứu phần <br />
nào thể hiện ra những hạn chế mà trường mầm non Hoa Hồng đang gặp phải <br />
khi tiến hành giảng dạy. cùng với cơ sở vật chất là việc rập khuôn các phương <br />
pháp giảng dạy cũ, thiếu tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động khiến trẻ qua <br />
thời gian học tập, vui chơi dần trở nên nhàm chán. Chính những điều này đã <br />
khiến cho chất lượng giáo dục thể chất ở bậc mầm non đạt hiệu quả chưa cao.<br />
<br />
Có một số trẻ chưa thực hiện đúng các thao tác, các bài tập, chưa có thói <br />
quen tự giác rèn luyện và vui chơi, chỉ thích chơi và làm theo ý thích khiến cô <br />
giáo và bố mẹ phải thường xuyên nhắc nhở.<br />
<br />
Một số phụ huynh còn thiếu quan tâm đến việc tập thể dục cho trẻ, vẫn <br />
còn quan niệm “lớn lên trẻ tự biết làm” hoặc ỷ lại hoàn toàn vào giáo viên.<br />
<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu<br />
<br />
Mặt mạnh<br />
<br />
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của chất lượng giáo dục thể chất cùng <br />
với kết quả điều tra tại thực tế tại trường, đề tài đã nêu được những nguyên <br />
nhân về mặt hạn chế trong việc giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất cho trẻ, từ <br />
<br />
7<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
đó xây dựng được những giải pháp khá thiết thực và hiệu quả, cơ bản giải <br />
quyết được vấn đề “nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi”.<br />
<br />
Khi vận dụng đề tài, người giáo viên không cần sử dụng nhiều đến tài liệu <br />
giảng dạy, chỉ cần cho trẻ thực hiện các động tác thể dục và một số dụng cụ <br />
thể dục cơ bản. Cho trẻ tập trên nền nhạc vui nhộn, kích thích tính hiếu động <br />
của trẻ nhiều hơn.<br />
<br />
Trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoài trời, giáo viên không cần <br />
chuẩn bị nhiều đồ dùng mà vẫn có thể tiến hành tiết dạy một cách thuận lợi và <br />
dễ dàng.<br />
<br />
Mặt yếu<br />
<br />
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi đối tượng <br />
nghiên cứu là 20 em của lớp Lá 1 tại trường mầm non Hoa Hồng nên kết quả <br />
nghiên cứu của đề tài này, đặc biệt là các số liệu điều tra, khảo sát để đi đến <br />
kết luận còn mang tính tương đối. Sự so sánh và kiểm chứng ở phạm vi rộng <br />
hơn (giữa các lớp, các trường trong huyện…) sẽ đưa được kết quả chính xác và <br />
toàn diện. Hy vọng đề tài này sẽ đặt mốc cho việc nghiên cứu về sau của không <br />
chỉ cá nhân tôi mà của những ai quan tâm đến đề tài này.<br />
<br />
Kết quả áp dụng của đề tài được thực hiện trong năm học 2014 – 2015 đã <br />
cho thấy sự thay đổi rõ rệt những thói quen tập thể dục cho trẻ và nhận được sự <br />
quan tâm, ủng hộ của các giáo viên trong trường. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế ở <br />
đây là liệu có thể duy trì việc ứng dụng kết quả này trong thời gian dài hay <br />
không? Kết quả lâu dài liệu có đạt được?<br />
<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
<br />
Nguyên nhân thành công<br />
<br />
8<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
Thứ nhất: nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và <br />
đào tạo huyện, sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Ban giáo hiệu Nhà <br />
trường trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non.<br />
<br />
Thứ hai: Bản thân luôn tích cực, chủ động học hỏi, nêu cao tinh thần trách <br />
nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, luôn chú trọng công tác <br />
chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tiếp thu sâu sắc, vận dụng có hiệu quả và linh hoạt <br />
các kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ và áp dụng, lồng ghép vào các <br />
chương trình giáo dục phù hợp với tình hình thực tế.<br />
<br />
Thứ ba: Nhờ kinh tế xã hội nước ta ngày càng phát triển, các bậc cha mẹ <br />
của học sinh có điều kiện hơn nên sự quan tâm dành cho con cái mình được nâng <br />
cao. Họ đã chú ý đến việc phát triển toàn diện cho con trẻ, thường xuyên cập <br />
nhật các thông tin về chăm sóc trẻ nhỏ qua những phương tiện khác nhau: đọc <br />
báo, xem tin tức, các chương trình truyền hình về chăm sóc sức khỏe cho trẻ <br />
em…<br />
<br />
Chính những nguyên nhân trên đã góp phần thành công cho việc nghiên cứu <br />
của đề tài này.<br />
<br />
Nguyên nhân hạn chế:<br />
<br />
Thứ nhất: Trường học không có các chương trình tọa đàm, các cuộc thi tìm <br />
hiểu chuyên sâu về việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm <br />
non.<br />
<br />
Thứ hai: Việc quan tâm đến vấn đề này của bản thân tôi mới chỉ một thời <br />
gian gần đây, mặc dù tôi đã có một quá trình tương đối dài làm việc tại trường.<br />
<br />
Thứ ba: Khả năng tiếp thu của từng học sinh khác nhau. Phụ huynh của trẻ <br />
cũng có sự khác biệt về thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo cho nên có sự khác <br />
<br />
9<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
biệt trong cách sống, sinh hoạt trong gia đình. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ <br />
đến quá trình rèn thể lực cho trẻ. Có những bậc phụ huynh ỷ lại rất nhiều cho <br />
giáo viên.<br />
<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đã đặt ra<br />
<br />
Như đã trình bày ở trên, trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài cá nhân <br />
tôi đã nhận thấy những vấn đề được coi là thực trạng hiện nay của giáo dục thể <br />
chất ở bậc mầm non. Chính những vấn đề ấy đã tác động đến chất lượng của <br />
giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi nói riêng.<br />
<br />
Khi sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên còn chưa <br />
đầy đủ và đúng mức thì chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ sẽ khó có thể cao <br />
được. Bên cạnh đó, điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động giáo <br />
dục thể chất (tập thể dục buổi sáng, hoạt động ngoài giờ lên lớp…) còn thiếu <br />
sẽ khiến cho các hoạt động trở nên ít hơn, các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều <br />
lần gây nhàm chán cho trẻ. Một phần nữa là do trình độ giáo viên trong trường <br />
không đồng đều, dẫn đến tình trạng chênh lệch về trình độ công tác. Điều này <br />
cũng là một khó khăn mà nhà trường đã và đang tiến hành khắc phục. Bởi vì nếu <br />
để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của nhà <br />
trường.<br />
<br />
Các hoạt động dạy và học thiếu tính linh hoạt khiến cho chất lượng dạy <br />
học “dẫm chân tại chỗ” cũng là một vấn đề mà nhà trường cần có biện pháp <br />
thay đổi trong thời gian tới. Có như vậy trẻ mới có thể “mỗi ngày đến trường là <br />
một niềm vui” khi mỗi ngày cô giáo lại truyền đạt cho trẻ những kiến thức mới, <br />
thu hút trẻ, khiến chúng yêu thích việc đi học hằng ngày.<br />
<br />
Các bậc phụ huynh vẫn còn suy nghĩ “bậc học mầm non không quan <br />
trọng” nên đôi lúc nhiều phụ huynh hay chiều ý trẻ và để chúng ở nhà chơi với <br />
10<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
các thiết bị điện tử, xem tivi,… hơn là tới trường. Đây là một trong những biểu <br />
hiện thiếu sự quan tâm cân thiết tới trẻ. Bản thân tôi cùng các giáo viên khác vẫn <br />
luôn nỗ lực thay đổi suy nghĩ của các bậc phụ huynh, tuyên truyền cũng như <br />
phân tích để họ hiểu việc đưa trẻ đi học đều sẽ tốt cho trẻ, khiến chúng ngoan <br />
ngoãn, biết nghe lời hơn; ăn ngủ sẽ có giờ giấc; được học cách làm quen với <br />
cuộc sống xung quanh và các kiến thức cơ bản làm nền tảng khi các em chuẩn bị <br />
lên lớp 1.<br />
<br />
Một vấn đề khiến tôi trăn trở là tính lâu dài của đề tài. Phần lớn các đề tài <br />
nghiên cứu “sáng kiến kinh nghiệm” chỉ có tác dụng “tức thời” (trong một thời <br />
gian ngắn). Tôi thực sự không hy vọng điều này xảy ra. Vậy nên tôi hy vọng đề <br />
tài này sẽ nhận được sự quan tâm đúng mức của các giáo viên, phụ huynh, các <br />
ban, ngành giáo dục.<br />
<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Với thực trạng đặt ra ở trên, tôi có một số biện pháp để giải quyết vấn <br />
đề.<br />
<br />
Biện pháp 1: Nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các kiến thức về rèn luyện <br />
thể lực ở trẻ<br />
<br />
Biện pháp 2: Triển khai các hoạt động giáo dục thể chất bằng hình thức <br />
lồng ghép vào chương trình chính khóa và ngoại khóa của trường<br />
<br />
Biện pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lý của trẻ và tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục thể chất cho trẻ<br />
<br />
Biện pháp 4: Hình thành và duy trì thói quen rèn luyện thể chất cho trẻ.<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
11<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
Biện pháp 1: Nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các kiến thức về rèn luyện <br />
thể lực ở trẻ nhằm mục đích duy trì, củng cố, nắm vững và nâng cao kiến thức <br />
cho giáo viên về vấn đề tăng chất lượng thể lực cho trẻ. Đồng thời, qua đó giáo <br />
viên có thể thuận lợi trao đổi với phụ huynh về vấn đề này của trẻ.<br />
<br />
Biện pháp 2: Triển khai các hoạt động giáo dục thể chất theo chương <br />
trình Giáo dục Mầm non chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của nhà <br />
trường thông qua các hoạt động giáo dục thể chất lồng ghép này, trẻ có cơ hội <br />
tìm hiểu, thực hành các bài tập thường xuyên hơn, khiến trẻ nhớ và hình thành <br />
thói quen tốt cho bản thân.<br />
<br />
Biện pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lý của trẻ và tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục thể chất cho trẻ nhờ đó khắc phục được những trở ngại tâm lý của trẻ <br />
trong việc tập luyện nâng cao thể lực. Hiểu được tâm sinh lý của trẻ giúp ta có <br />
được phương pháp phù hợp khiến trẻ yêu thích việc rèn luyện sức khỏe cho <br />
mình thông qua các hoạt động giáo dục thể chất hằng ngày.<br />
<br />
Biện pháp 4: Hình thành và duy trì thói quen rèn luyện thể chất cho trẻ <br />
nhằm giúp trẻ có ý thức tự giác trong việc rèn luyện thể lực của bản thân, qua <br />
đó tác động đến phụ huynh khiến họ chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho <br />
con cái mình.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Biện pháp 1: Nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các kiến thức về rèn luyện <br />
thể lực ở trẻ<br />
<br />
Nhằm giúp trẻ có được kiến thức cơ bản về rèn luyện thể lực, các phương <br />
pháp giáo dục thể chất phải được giáo viên hướng dẫn rõ ràng và thường xuyên <br />
cho trẻ. Giúp trẻ tập luyện đúng các động tác, giáo viên cần nhận thức rõ tầm <br />
quan trọng của việc rèn luyện thân thể cho trẻ có như vậy mới không ngừng tìm <br />
12<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
tòi, học hỏi, nghiên cứu những kiến thức liên quan bằng nhiều phương thức <br />
khác nhau. Giáo viên có kiến thức mới có thể giúp trẻ biết được:<br />
<br />
Chức năng của rèn luyện thể lực qua các bài tập thể dục buổi sáng, các <br />
hoạt động ngoài trời.<br />
<br />
Vai trò của rèn luyện thể lực qua các bài tập thể dục buổi sáng, các hoạt <br />
động ngoài trời.<br />
<br />
Ý nghĩa của việc rèn luyện thể lực qua các bài tập thể dục buổi sáng, các <br />
hoạt động ngoài trời.<br />
<br />
Các bệnh dễ mắc phải khi trẻ không tham gia hoạt động rèn luyện thể <br />
lực.<br />
<br />
Biện pháp 2: Triển khai các hoạt động giáo dục thể chất theo chương <br />
trình Giáo dục Mầm non chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của nhà <br />
trường <br />
<br />
Giải pháp này đã chỉ rõ cách thực hiện, đó là thực hiện nghiêm túc các <br />
hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình Giáo dục Mầm non chính khóa và <br />
các hoạt động ngoại <br />
khóa của nhà trường. <br />
Tổ chức quán triệt các <br />
nội dung, hình thức <br />
tuyên truyền phù hợp <br />
với mục đích, nội dung <br />
của các hoạt động giáo <br />
dục thể chất nhằm <br />
nâng cao nhận thức, ý Hình 1: Tập thể dục buổi sáng<br />
thức trách nhiệm của <br />
13<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
các bậc phụ huynh như: tham gia các hoạt động dạy chuyên đề, hội thi “Bé <br />
khỏe, bé ngoan”... Để làm tốt điều này, giáo viên cần có tính linh hoạt và nắm <br />
vững các bài học, bài tập để có thể tiến hành hoạt động giáo dục thể chất theo <br />
chương trình giáo dục Mầm non và các hoạt động ngoại khóa một cách phù hợp. <br />
Như vậy cũng khiến cho các tiết học giáo dục thể chất trở nên sinh động và sôi <br />
nổi hơn, khiến trẻ hứng thú hơn trong học tập.<br />
<br />
Để làm được những điều trên tôi đã tiến hành các hoạt động sau:<br />
<br />
Vì hình ảnh là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tốt nhất. Tư duy của trẻ trong <br />
giai đoạn này là tư duy trực quan hình ảnh việc tạo điều kiện cho trẻ quan sát <br />
qua hình ảnh hoặc hoạt động trực tiếp sẽ giúp trẻ nhớ lâu bởi hình ảnh sẽ dễ <br />
dàng được trẻ khắc sâu vào trí nhớ hơn so với lời nói. Bởi vậy, tôi đã tiến hành <br />
sưu tầm tranh, ảnh, một số là tranh tôi tiến hành vẽ liên quan đến việc tập thể <br />
dục buổi sáng giúp trẻ tìm hiểu được như thế nào là tập thể dục? làm sao để tập <br />
thể dục đúng cách… Kết hợp với đó là trang trí, dán các tranh ảnh liên quan đến <br />
tập thể dục ở các góc, ở cửa ra vào để bé có thể nhìn thấy thường xuyên. Hình <br />
ảnh video clip được tôi tiến hành quay hoặc sưu tầm trên mạng internet tôi <br />
thường chiếu vào đầu giờ khi đón trẻ, đôi lúc là cuối giờ học khi tiến hành trả <br />
trẻ.<br />
<br />
Cùng với đó là việc chỉ cho trẻ thấy tác hại của không tập thể dục, những <br />
hình ảnh thể hiện <br />
các bé ngồi một <br />
mình, các bé gầy <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Hình 2: Cho trẻ dạo chơi<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
gò… nguồn của các bức ảnh một phần là được tôi chụp lại hoặc sưu tầm thêm <br />
ở bên ngoài.<br />
<br />
Lồng ghép nội dung giáo dục thể chất với các môn học trong các chủ <br />
điểm khác, giúp trẻ có thể học mọi lúc, mọi nơi.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Với Văn học: Qua các bài thơ: “Bé tập thể dục”……<br />
<br />
Với Âm nhạc: Qua các bài hát: “Tập thể dục sáng”, “Con cào cào”….<br />
<br />
Với tạo hình: Ta có thể cho trẻ tô màu, vẽ tranh liên quan đến các hoạt <br />
động thể chất.<br />
<br />
* Các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học”<br />
<br />
Cho trẻ đóng vai ở <br />
các góc để chơi các trò <br />
chơi thể thao, sử dụng <br />
đến bóng, vòng để lắc… <br />
cho trẻ đóng vai “chăm <br />
sóc bạn sóc nâu bị ốm”, <br />
cô giáo tiến hành hỏi <br />
những câu hỏi kiểu như: <br />
“tại sao bạn sóc nâu bị Hình 3: Cho trẻ chơi <br />
với đồ chơi ngoài trời.<br />
ốm?” – trả lời: <br />
“vì bạn không tập <br />
thể dục chăm <br />
chỉ.”… một số <br />
câu hỏi khác để <br />
15<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Hình 4: Tổ chức các hoạt động <br />
ngoài trời cho trẻ<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
dẫn dắt trẻ vào vấn đề mà mình muốn hướng tới là khiến cho trẻ hứng thú với <br />
việc tập luyện thể lực, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi đúng giờ giấc.<br />
<br />
Cho cả lớp chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Bịt mắt bắt dê”, “Cá sấu lên <br />
bờ”…<br />
<br />
Biện pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lý của trẻ và tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục thể chất cho trẻ<br />
<br />
Việc nắm bắt tâm lý của trẻ rất quan trọng, vì nó sẽ giúp giáo viên biết <br />
được trẻ thích hay không thích hoạt động? tại sao lại thích/không thích? Và làm <br />
như thế nào <br />
<br />
Qua việc hỏi, trao đổi với trẻ cũng như phụ huynh của trẻ, hầu hết các em <br />
đều thích hoạt động, tuy nhiên chủ yếu hoạt động của các em là chạy nhảy và <br />
nô đùa. Các hoạt động này tự phát và tùy hứng, còn các bài tập thể dục cơ bản <br />
thì hầu như các em không thích/không biết để tập. Như vậy có nghĩa là các em <br />
có hoạt động, nhưng hoạt động ấy lại thiếu tính khoa học. Phụ huynh thì một <br />
phần là bận rộn thiếu thời gian chỉ dạy con cái, một phần là qua loa và thiếu sự <br />
quan tâm đến việc luyện thể lực cho trẻ.<br />
<br />
Bởi những đặc điểm ấy mà tôi luôn cố gắng vận động phụ huynh chăm <br />
đưa trẻ đến trường, chú ý đến sinh hoạt cá nhân của trẻ hơn, nhắc nhở con tập <br />
thể dục khi ở nhà vào những ngày nghỉ. Bên cạnh đó, tôi tìm mọi cách như <br />
chuẩn bị nhiều đồ chơi, dụng cụ học tập mới lạ, bắt mắt để thu hút sự chú ý <br />
của trẻ, khiến trẻ thích thú hơn trong tập luyện; mở các bài nhạc vui nhộn cho <br />
các em nhún nhảy theo…<br />
<br />
Biện pháp 4: Hình thành và duy trì thói quen rèn luyện thể chất cho trẻ<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
Giáo dục và rèn luyện thể chất cho trẻ cần biến nó trở thành thói quen và <br />
tính tự giác có hệ thống ở trẻ. Để làm được điều này, bên cạnh sự cố gắng của <br />
giáo viên thì vai trò quyết định là ở các bậc phụ huynh. Trẻ thường hay quên <br />
những bài học, những điều được dạy ở trên lớp của giáo viên. Nên để trẻ nhớ <br />
được lâu cần được giáo viên và phụ huynh thường xuyên nhắc nhở ở cả trên <br />
trường và ở nhà. Thời gian trẻ ở nhà cùng bố mẹ nhiều hơn, đặc biệt là những <br />
ngày nghỉ cuối tuần, nếu nhận được sự nhắc nhở của bố mẹ, trẻ sẽ khó có thể <br />
quên được những bài tập đã được tập trên lớp.<br />
<br />
Để trẻ yêu thích tập luyện, bên cạnh nhắc nhở cần có sự động viên, cổ vũ <br />
từ phía gia đình và trường học thường xuyên, có các phần thưởng nhỏ cho trẻ. <br />
Có như vậy mới khuyến khích trẻ cố gắng hơn nữa.<br />
<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Điều kiện để thực hiện biện pháp là giáo viên phải có kiến thức chuyên <br />
môn sâu rộng, phong phú. Các kiến thức liên quan cần được chuẩn bị tìm hiểu <br />
sâu từ trước, biết nắm bắt tâm lý của trẻ, các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ <br />
em và kiến thức về giáo dục thể chất nói riêng.<br />
<br />
Điều kiện thứ hai là môi trường hoạt động của trẻ phải rộng rãi, thoải <br />
mái, an toàn và đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho việc dạy học.<br />
<br />
Giáo viên phải tâm lý với không chỉ là trẻ mà còn cả với phụ huynh để <br />
thuyết phục họ phối hợp hoạt động cùng với mình.<br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các biện pháp được đề cập trong đề tài này có mối quan hệ chặt chẽ và <br />
có sự hỗ trợ lẫn nhau. Các biện pháp được sắp xếp theo thứ tự, thực hiện tốt <br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
các biện pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là cơ sở cho việc mang lại hiệu <br />
quả cho biện pháp kế tiếp.<br />
<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
STT Họ và tên Trước khi áp Sau khi áp Tăng<br />
dụng sáng dụng sáng <br />
kiến kiến<br />
Cân Chiều Cân Chiều Cân Chiều <br />
nặng cao nặng cao nặng cao <br />
(Kg) (Cm) (Kg) (cm) (Kg) (cm)<br />
1 Bùi Thanh Vi 15.6 100 17 110 1.4 10<br />
2 H Ngân Byă 13 99 16 104 3 5<br />
3 Lê Công Nguyên 15 105 18 112 3 7<br />
4 Trần Minh Long 16 107 19 114 3 7<br />
5 Võ Khánh Ly 14.5 102 15.7 104 1.2 2<br />
6 Hồ Lê Nhân 15.5 104 17.5 112 2 7<br />
7 Mai Minh Tiến 14.5 105 16.5 111 2 6<br />
8 Hà Kiều Trang 15.2 100 16.5 109 1.3 9<br />
9 Đặng Ngọc Trường 15.8 110 18.5 114 2.7 2<br />
10 Trần Quang Dũng 14 98 16 109 2 9<br />
11 Nguyễn Yến Nhi 14.2 101 15.7 110 1.5 9<br />
12 Trần Thị Lan Anh 16 105 17 113 1 8<br />
13 Y Sim Hmok 14 95 16.6 100 2.6 5<br />
14 Y Phia Bkrông 13 98 15.8 102 2.8 5<br />
15 Võ Thị Nhật Lệ 12.6 96 15.7 103 3.1 7<br />
16 Vũ Quang Minh 15 101 18 105.3 3 4.3<br />
17 H Siva Hduê 17 111 20 113 3 2<br />
18 H SiJong Hmok 13.5 100 15.8 109 2.3 9<br />
19 Đặng Đức Phát 18 105 19.5 112 1.5 7<br />
20 Đặng Thị Thảo Vân 14 110 16.8 115 2.8 5<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
<br />
18<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
III.1 Kết luận<br />
<br />
Qua việc triển khai thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất <br />
lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi” đã tạo ra được rất nhiều ý nghĩa có tác <br />
động tích cực đến chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Giúp cho trẻ phát triển <br />
hoài hòa không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tình cảm, trí tuệ. Chính <br />
những ý nghĩa đó đã giúp trẻ có được những bước cơ sở để hoàn thiện nhân cách <br />
con người, chuẩn bị những yếu tố cơ bản để bước vào môi trường tiểu học. <br />
Việc nghiên cứu đề tài góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp, <br />
nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học mầm non. Thực hiện tốt cuộc vận <br />
động “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học <br />
sinh tích cực” của ngành giáo dục.<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu đã được tiến hành thực hiện thành công, với đối tượng <br />
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu rõ ràng. Cùng với kết quả thu được đã trở thành <br />
một trong những đóng góp cho việc giảng dạy của các giáo viên. Đề tài với <br />
phạm vi và đối tượng tương đối hạn hẹp, chính vì vậy, đây là một trong những <br />
thiếu sót cùng như là điểm hạn chế của đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ <br />
trở thành cơ sở cho việc nghiên cứu của những ai quan tâm và muốn mở rộng <br />
hơn vấn đề này.<br />
<br />
III.2 Kiến nghị<br />
<br />
a. Đối với cấp trên<br />
<br />
Cơ sở vật chất trường, lớp học được coi là điều kiện tiên quyết trong phát <br />
triển giáo dục, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các hoạt động dạy và học, <br />
nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, trong việc triển khai thực hiện chương <br />
trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiên cố hoá trường, lớp học, đề nghị cần <br />
chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ <br />
19<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
chơi đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục <br />
trẻ. Đặc biệt, cần quan tâm đầu tư đầu tư cơ sở vật chất, cần bổ sung và mua <br />
mới một số đồ dùng phục vụ cho bộ môn giáo dục thể chất, các loại đồ chơi <br />
ngoài trời.<br />
<br />
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để phát triển <br />
giáo dục mầm non; tăng cường sự phối hợp với các ngành liên quan để xây <br />
dựng những biện pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo sự chuyển biến rõ <br />
rệt trong việc triển khai thực hiện kế hoạch “ Nâng cao chất lượng phát triển <br />
vận động cho trẻ trong trường Mầm non, giai đoạn 2013 – 2016 ”, góp phần <br />
đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy <br />
động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm tạo sự thống <br />
nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển vận <br />
động cho trẻ .<br />
<br />
Bên cạnh đó cần có các biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội <br />
hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để phát triển ngành giáo dục mầm non, <br />
đặc biệt là giáo dục phát triển vận động, giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, <br />
bền, dẻo dai và khéo léo, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trên địa bàn, góp phần nâng <br />
cao tầm vóc và thể lực của trẻ em trong giai đoạn hiện nay. Có như vậy, sự quan <br />
tâm của xã hội với giáo dục thể chất cho trẻ mầm non nói riêng mới được nâng <br />
lên. <br />
<br />
Cùng với việc nâng cao dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo <br />
đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển là công tác giáo dục thể chất cho <br />
trẻ cần có chất lượng hơn nữa, phối hợp cùng giáo viên đưa ra những biện pháp <br />
hiệu quả nâng cao chất lượng sức khỏe cho trẻ. <br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Nguyễn Thị Mến Thương – Trường MN Hoa Hồng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 tuổi<br />
<br />
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ <br />
quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng yê