I. KKPHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt <br />
báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là <br />
vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm <br />
trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng <br />
thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi <br />
trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi <br />
trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô <br />
nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.<br />
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. <br />
Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại <br />
môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm <br />
của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc <br />
môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi <br />
trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ <br />
ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường <br />
của các thế hệ trẻ về sau.<br />
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu <br />
gom của nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi nilông,... tuy <br />
nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại <br />
trong các lôcốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay <br />
thủy triều lên.<br />
Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp <br />
luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các <br />
hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong <br />
sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu <br />
đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban <br />
hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu <br />
quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong <br />
việc bảo vệ môi trường.<br />
Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối <br />
với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm <br />
trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, <br />
giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế.<br />
Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, <br />
tại các trường học, tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến <br />
cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh <br />
vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất <br />
nhiều tấm biển, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên <br />
xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Do các em <br />
không có ý thức bảo vệ môi trường nên khi ra chơi thay vì ngồi đọc sách trong <br />
thư viện, chơi các trò chơi phù hợp với trẻ thì các em lại mua quà vặt ăn và vứt <br />
rác bừa bãi trong khuôn viên trường. Điều này cũng là một phần trách nhiệm của <br />
cha mẹ học sinh cho các em tiền để tự mua đồ ăn, bên cạnh đó giáo viên nhắc <br />
nhở các em chưa thường xuyên. Hiểu rõ được tầm quan trọng của môi trường <br />
đối với cuộc sống xung quanh, các môn học trong trường tiểu học đều có dạy <br />
lồng ghép để giáo dục các em học sinh như Mỹ Thuật, Tự Nhiên Xã Hội, Địa <br />
Lý, Tiếng Anh, Tiếng Việt…... Mỹ thuật là một môn quan trọng trong việc giáo <br />
dục học sinh về bảo vệ môi trường. Thông qua môn Mỹ Thuật các em có cái <br />
nhìn sinh động và nhận thức cao hơn trong việc giữ gìn môi trường sống xung <br />
quanh được xanh, sạch, đẹp.<br />
Tình trạng ô nhiễm môi trường của huyện Krông Ana cũng đang trong vấn <br />
đề được các cấp và nhân dân quan tâm. Trong đó, vấn đề ý thức của người dân <br />
trong việc bảo vệ môi trường luôn được quan tâm và tuyên truyền. Giải pháp <br />
khắc phục người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi <br />
quy định, không xả rác bừa bãi. Đồng thời nâng cao nhận thức cho các thế hệ <br />
học sinh về bảo vệ môi trường không những ở trường học mà còn ở nơi các em <br />
ở. Trong việc giáo dục học sinh nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi <br />
trường lãnh đạo trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai luôn nhắc nhở giáo <br />
viên và học sinh luôn giữ khuôn viên trường luôn xạch, đẹp… Chỉ đạo giáo viên <br />
luôn thay đổi phương pháp dạy lồng ghép môi trường trong các môn học, tổ <br />
chức các buổi học và lao động ngoại khóa cho học sinh. <br />
Từ tính cấp thiết và thực trạng trên trong trường tiểu học tôi đã mạnh <br />
dạnchọn đề tài “Một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong <br />
phân môn vẽ tranh Mỹ thuật lớp 5” để nghiên cứu nhằm góp một phần nhỏ bé <br />
trong việc nâng cao ý thức cho các em học sinh tiểu học.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Giúp học sinh biết được một số kiến thức cơ bản về môi trường, biết <br />
quan sát và thưởng thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh.<br />
Bước đầu hiểu mối quan hệ của môi trường đối với cuộc sống con <br />
người.<br />
Các em biết yêu quý và biết giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, thiên nhiên và <br />
môi trường xung quanh.<br />
Biết phản hồi các hành động gây hại cho môi trường, có ý thức giữ gìn <br />
và bảo vệ môi trường.<br />
Học sinh vẽ, nặn và xé dán được các bức tranh về đề tài môi trường, <br />
bảo vệ môi truờng và các tranh có nội dung liên quan.<br />
Học sinh thích tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.<br />
Thuyết phục được bạn bè, người thân cùng tham gia các hoạt động bảo <br />
vệ môi trường.<br />
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết <br />
phải bảo vệ môi trường, hình thành ở các em thói quen, hành vì ứng xử văn <br />
minh, lịch sự và thân thiện với môi trường.<br />
Bồi dưỡng ở các em tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái <br />
thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.<br />
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường <br />
trong trường tiểu học, con đường tốt nhất là tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo <br />
vệ môi trường vào các môn học ở cấp tiểu học, trong đó có môn Mĩ Thuật.<br />
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về đề tài môi trường.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đề tài này nghiên cứu về một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi <br />
trường trong phân môn vẽ tranh Mỹ thuật lớp 5.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Thời gian thực hiện đề tài từ năm học 20162017.<br />
Nghiên cứu về một vài biện pháp dạy lồng ghép giáo dục môi trường trong <br />
phân môn vẽ tranh Mỹ thuật lớp 5 tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, xã Ea <br />
Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đaklak. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Nhom ph<br />
́ ương phap nghiên c<br />
́ ứu ly lu<br />
́ ận: <br />
Phương pháp phân tíchtổng hợp tài liệu: nghiên cứu các khái niệm công <br />
cụ, tình hình dạy học Mỹ thuật, các văn bản, tài liệu, sách, báo….<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: tìm hiểu thực trạng <br />
học Mỹ thuật của huyện và trường TH Nguyễn Thị Minh Khai huyện Krông <br />
Ana.<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương phap nghiên c<br />
́ ứu thực tiên:<br />
̃ <br />
Phương pháp tổ chức học ngoại khóa và lao động công ích.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, rút ra từ thực tế và công tác giảng <br />
dạy để tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp, giải pháp hiệu quả.<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thực nghiệm, quan sát học sinh khi thực hành <br />
và nâng cao nhận thức của học sinh.<br />
c) Phương phap thông kê toan hoc<br />
́ ́ ́ ̣ :<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Như chúng ta đã biết, môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm <br />
các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên…mà ở đó cá thể, quần thể, loài …<br />
có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình. Môi <br />
trường theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh <br />
sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, <br />
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Môi trường theo nghĩa hẹp bao gồm các <br />
nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con <br />
người. <br />
Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống <br />
chung của chúng ta ngày hôm nay. Theo ghi nhận của Sở Thông Tin Môi Trường <br />
năm 2017 thì môi trường học đường lâu nay sự “ô nhiễm” là có thực nhưng mọi <br />
người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất <br />
kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, <br />
tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ <br />
lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. <br />
Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, <br />
sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác <br />
vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành <br />
lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý <br />
thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu <br />
không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của <br />
chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu <br />
học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý <br />
thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối <br />
sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, <br />
những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì <br />
việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu <br />
trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Mặt khác, do thói quen có từ lâu, khó <br />
sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp <br />
phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch <br />
đẹp. Đây cũng là thực trạng chung của các trường trong huyện Krông Ana nói <br />
chung và trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nói riêng. Tôi hy vọng thông <br />
qua đề tài này mỗi người trong chúng ta, không chỉ học sinh mà giáo viên và cha <br />
mẹ học sinh có nhận thức sâu sắc về môi trường sống xung quanh từ đó có <br />
những biện pháp chung tay giáo dục thế hệ trẻ cùng nhau giữ gìn trái đất của <br />
chúng ta càng ngày càng xanh, sạch và đẹp từ đây và mãi mãi về sau.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Thuận lợi: <br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện <br />
Krông Ana, của Ban giám hiệu nhà trường trong việc bồi dưỡng chuyên môn và <br />
tham gia tập huấn về dạy các phương pháp dạy học mới về môn Mỹ Thuật.<br />
Giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, có trình <br />
độ trên chuẩn. Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm tòi <br />
các cách thức mới phù hợp trong quá trình dạy học... <br />
Đa số các em học sinh thích môn học Mỹ Thuật, thích khám phá, ham tìm <br />
hiểu và tích cực học môn Mỹ Thuật. Các em tích cực tham gia các hoạt động <br />
ngoại khóa và tham gia lao động công ích của trường. Các em học sinh luôn sáng <br />
tạo trong học tập, các em luôn có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ <br />
sinh trong và ngoài lớp học.<br />
Cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện mua đồ dùng học Mỹ thuật cho con em <br />
mình có năng khiếu. Khuyến khích con em mình có trách nhiệm vệ sinh thân thể, <br />
vệ sinh nhà ở và vệ sinh lớp học.<br />
Khó khăn:<br />
Tuy nhiên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục <br />
hiện nay. Chưa có phòng học Mỹ Thuật riêng phù hợp với học sinh để học sinh <br />
có thể phát huy khả năng sáng tạo. Sách giáo khoa thường xuyên thay đổi, học <br />
sinh phải làm quen với các phương pháp mới và cách thức học mới. Tranh ảnh <br />
dùng cho bộ sách cũng như tranh vẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và <br />
giảng dạy của học sinh và giáo viên. Bên cạnh đó, đồ dùng dạy Mỹ Thuật chưa <br />
thực sự được đầu tư nhiều từ nhà trường.<br />
Đa số học sinh thiếu đồ dùng học tập về môn Mỹ Thuật như: màu vẽ, giấy <br />
vẽ… đặc biệt các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn các em thiếu đồ dùng học <br />
tập rất nhiều.<br />
Các em chưa có ý thức giữ môi trường chung ở trường lớp. Thời gian học <br />
ngoại khóa còn khá ít ỏi nên các em chưa thực sự yêu thích vẽ và môn học Mỹ <br />
Thuật.<br />
Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em <br />
mình, còn xem môn Mỹ Thuật là môn phụ, nên chưa chú trọng cho con em mình <br />
học môn Mỹ Thuật. Vì vậy, họ không trang bị đầy đủ đồ dùng học tập liên quan <br />
đến môn học. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Giáo viên nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc dạy lồng ghép <br />
giáo dục Môi trường thông qua môn Mỹ Thuật để từ đó có những biện pháp và <br />
phương thức giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, tâm huyết hơn với <br />
nghề dạy học.<br />
Thông qua việc dạy lồng ghép giáo dục môi trường sẽ giúp các em phát <br />
<br />
triển nhận thức thẩm mỹ, biết cảm nhận và rung động trước cái đẹp trong nghệ <br />
thuật, cuộc sống và thiên nhiên. Ngoài ra, mỹ thuật còn giúp các em thêm tự tin, <br />
biết tìm tòi, khám phá, phát huy bộc lộ cá tính bản thân, phát triển khả năng tư <br />
duy về hình ảnh, trí tưởng tượng và sáng tạo. Sau cùng, quan trọng hơn cả là <br />
giúp các em có thêm cảm hứng, niềm tin, tình yêu đối với cuộc sống, con người <br />
và nghệ thuật, hướng tâm hồn, tình cảm cua các em đ<br />
̉ ến với những điều tốt <br />
đẹp, nhân bản, nhân văn. Từ đó các em yêu thích môn Mỹ thuật.<br />
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải <br />
bảo vệ môi trường, hình thành ở các em thói quen, hành vì ứng xử văn minh, lịch <br />
sự và thân thiện với môi trường.<br />
Bồi dưỡng ở các em tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện <br />
và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.<br />
Các bài học với nhiều hình ảnh và hoạt động mang tính sư phạm cao giúp <br />
tiết học trở nên sinh động không gây nhàm chán cho học sinh, giờ học đạt hiệu <br />
quả cao.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
* Biện pháp 1: Giáo dục Môi trường cho học sinh thông qua việc sử dụng <br />
đồ dùng trực quan trong dạy vẽ tranh.<br />
Khái niệm về đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học là những hình ảnh, <br />
dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc dạy và học mà học sinh có thể nhìn thấy <br />
được đặc biệt là được sử dụng trong công tác giảng dạy.<br />
Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu, so sánh, nhận xét, phỏng đoán và ghi nhận <br />
sự vật dễ dàng hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc <br />
một cách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn. Giúp học sinh nâng cao ý thức trách <br />
nhiệm của bản thân trong việc giữ vệ sinh chung nơi công cộng, trường học và <br />
nơi ở.<br />
Đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học có nhiều loại như tranh phiên bản của <br />
họa sĩ trong nước và thế giới, tranh vẽ của họa sĩ và học sinh, mẫu vật thực, <br />
máy chiếu đa năng, máy tính...<br />
Cách thức thực hiện:<br />
+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị tranh về Môi trường<br />
+ Bước 2: Học sinh quan sát tranh<br />
+ Bước 3: Học sinh nêu nội dung và ý nghĩa của các bức tranh<br />
+ Bước 4: Học sinh nêu biện pháp khắc phục nội dung của các tranh<br />
+ Bước 5: Học sinh vẽ tranh theo đề tài Môi trường<br />
Ví dụ: Khi dạy bài Vẽ tranh đề tài Môi trường tôi chuẩn bị vẽ tranh có <br />
nội dung khác nhau ( quét sân, tưới cây, lao động ).<br />
Để học sinh dễ phân tích và quan sát khơi dậy hứng thú cho các em.<br />
Ngoài đồ dùng giáo viên phải sưu tầm thêm tranh vẽ của học sinh. Giúp <br />
các em học tập kinh nghiệm của các bạn và biến nó thành kinh nghiệm của bản <br />
thân. Khi vẽ tranh các em sẽ phát huy được những mặt tối đa và hạn chế những <br />
mặt chưa tốt trong cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắc trong bài.<br />
Một số hình thức trực quan hết sức cần thiết khác chính là cuộc sống <br />
hàng ngày đang diễn ra xung quanh các em.<br />
VD: Trường em, nhà em, cánh đồng lúa, đường làng.<br />
Tôi chuẩn bị 1 số hình ảnh về ô nhiễm môi trường để học sinh quan sát.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số hình ảnh về ô nhiễm Môi trường<br />
Yêu cầu học sinh quan sát tranh , nêu nội dung, ý nghĩa và các biện pháp <br />
khắc phục qua các câu hỏi gợi mở để các em trả lời.<br />
Em hãy cho biết những nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm ? <br />
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà <br />
trường em có suy nghĩ gì để góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ môi trường?<br />
Hoặc giáo viên dùng sơ đồ, sử dụng câu hỏi gợi mở để phân tích, tổng <br />
hợp và rút ra được những kiến thức chính ở trong sơ đồ.<br />
Ngoài ra GV có thể sử dụng tranh ảnh, băng hình, video clips.... làm <br />
phương tiện trực quan, để minh hoạ cho HS những hiện tượng tàn phá môi <br />
trường, ô nhiễm môi trường như đốt phá rừng, nước thải, chất thải công nghiệp <br />
ở các thành phố…, hoặc những hậu quả do tàn phá môi trường gây ra như lũ lụt, <br />
hạn hán, bệnh tật… và cả những hành động bảo vệ môi trường như các khu <br />
rừng cấm, các công viên thiên nhiên, các công nghệ xử lí chất thải…Tất cả <br />
những hình ảnh trực quan đó đều gây ấn tượng sâu sắc đối với HS, sẽ giúp các <br />
em nhận thức dễ dàng hơn vấn đề và đặc biệt nó tạo nên độ tin cậy cao trong <br />
giáo dục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giờ thực hành vẽ tranh tại lớp 5A<br />
Trưng bày và đánh giá sản phẩm<br />
Sản phẩm của học sinh<br />
Biện pháp 2: Giáo dục Môi trường cho học sinh thông qua học vẽ <br />
tranh ngoại khóa <br />
Mục đích: Sinh hoạt ngoại khóa với môn học mỹ thuật là một trong những <br />
hoạt động cung cấp, củng cố kiến thức cho học sinh, tạo cho các em niềm hứng <br />
thú, say mê với môn học hay các vấn đề xã hội. Hoạt động ngoại khoá không chỉ <br />
góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong <br />
học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của <br />
người học<br />
Giúp học sinh hiểu biết thêm về thế giới xung quanh, quan sát và tìm hiểu <br />
mọi mặt của cuộc sống để có thể cung cấp cho học sinh những thông tin cần <br />
thiết, giúp các em hiểu biết thêm và làm cho tranh vẽ của các em phong phú về <br />
nội dung, đa dạng về cách diễn tả.<br />
Các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú khác nhau, diễn ra <br />
ở nhiều địa điểm khác nhau, đòi hỏi các cách thức hoạt động khác nhau sẽ rèn <br />
luyện học sinh đức tính thích nghi, chủ động, năng động và qua đó rèn luyện kỹ <br />
năng Mĩ Thuật (kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp...).<br />
Hoạt động ngoại khóa đồng thời rèn luyện học sinh kỹ năng sống (kỹ năng <br />
tìm kiếm và xử lí thông tin; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng làm việc theo <br />
nhóm; kỹ năng làm chủ bản thân...)<br />
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các bộ môn để lồng ghép các trò chơi <br />
hoặc các hoạt động liên quan đến vẽ tranh Bảo vệ Môi trường<br />
Từ đó, các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, <br />
có suy nghĩ đúng đắn trước những sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được <br />
trách nhiệm của chính mình, mặc dù đó có thể là những hành động chưa lớn <br />
nhưng cũng sẽ hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi trường <br />
đang bị đe dọa. <br />
Thời gian học ngoại khóa: Tổ chức trong giờ học môn Mỹ Thuật; kết <br />
hợp với giáo viên chủ nhiệm và các bộ môn lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp....<br />
Ở biện pháp này tôi áp dụng ở bài 3 lớp 5: Vẽ tranh đề tài Trường em và tôi <br />
thực hiện như sau: Cùng học sinh ra sân trường quan sát khuôn viên trường, sau <br />
đó yêu cầu các em thực hành vẽ tranh đề tài trường em. Các em có thể vẽ khung <br />
cảnh trường tại thời điểm các em đang vẽ hoặc các em có thể nhớ lại cảnh <br />
trường em lúc sáng sớm, trong giờ ra chơi hoặc lúc ra về. Hoặc cảnh nhặt rác, <br />
trồng cây, dọn vệ sinh trường lớp. Thông qua các tiết sinh hoạt cuối giờ đầu <br />
tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động của Đội, các hội thi hiểu biết về <br />
giáo dục môi trường được tổ chức hết sức đa dạng với các nội dung và hình <br />
thức rất phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Cũng có thể tổ <br />
chức cho học sinh biểu diễn thời trang có nội dung bảo vệ môi trường. Thời <br />
trang được làm từ các sản phẩm tái chế, qua đó giáo dục học sinh thấy được <br />
trách nhiệm của mình với biện pháp bảo vệ Môi trường. Phối hợp với Tổng <br />
phụ trách Đội để lồng ghép nội dung giáo dục Môi trường vào các tiết sinh hoạt <br />
chào cờ đầu tuần cũng rất hiệu quả. Đây là một cách giúp các em nắm kiến <br />
thức về môi trường một cách nhẹ nhàng, không khô khan mà lại có hiệu quả <br />
cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số hình ảnh học sinh trong giờ ngoại khóa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sản phẩm của học sinh<br />
Biện pháp 3: Giáo dục Môi trường cho học sinh thông qua việc tạo <br />
tình huống, đóng vai.<br />
Tạo tình huống, đóng vai là một trong những phương pháp dạy học phát <br />
huy tính tích cực của học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học. Đối với <br />
việc giảng dạy môn mỹ thuật càng yêu cầu vận dụng phương pháp này một <br />
cách hợp lý nhằm phát huy tính sáng tạo của các em, tránh sự nhàm chán trong <br />
tiết học.<br />
Môn mỹ thuật là một môn học nghệ thuật, vì vậy giáo viên phải tổ chức <br />
sao cho giờ học nhẹ nhàng thoải mái mang tính nghệ thuật và có thể tổ chức <br />
bằng nhiều hình thức như lồng ghép tình huống thực tế, đóng vai…. không chỉ <br />
kích thích các em hoạt động mà còn giúp các em nâng cao ý thức, trách nhiệm <br />
trong giữ gìn môi trường xung quanh xanh, sạch và đẹp. Đặc biệt tại trường <br />
học, lớp học và nơi ở của các em hơn nữa các em biết giữ vệ sinh cá nhân sạch <br />
sẽ trước khi đến trường.<br />
Trong các tiết học giáo viên sẽ tạo các tình huống khác nhau về giáo dục <br />
môi trường xung quanh em để các em đóng vai. Hãy xem một vài ví dụ bên dưới <br />
mà tôi đã áp dụng trong khi dạy.<br />
Ví dụ 1: Tình huống 1: “ Bỏ rác đúng nơi quy định”<br />
Địa điểm: Trường học<br />
Thời gian: buổi sáng<br />
Nhân vật: Mai, Hoa và Nam<br />
“Mai, Hoa và Nam đang trên đường đến trường, các bạn đang ăn sáng, <br />
Nam thì uống sữa, Mai ăn bánh mì, còn Hoa thì ăn xôi.. các bạn vừa ăn vừa nói <br />
chuyện… đến cổng trường khi nào các bạn không biết. Mai hỏi Hoa “Cậu ăn <br />
xong chưa?” Hoa trả lời “ Tớ ăn xong rồi, Mai ơi mình bỏ rác ở đâu?” Mai trả <br />
lời “Thùng rác ở đằng kia chúng mình cùng ra bỏ rác đi”; Hoa: “Ừ chúng mình <br />
cùng đi nào”.. Vừa bỏ rác vào thùng thì tiếng trống vang lên “ Tùng, tùng, <br />
tùng…”<br />
Trong lúc đó Nam đang uống vội hộp sữa Nam nói “Đợi tớ với tớ chưa <br />
uống xong mà”; Mai và Hoa đáp “ Nhanh lên, không muộn giờ rồi”. Nam vội vứt <br />
ngay hộp sữa ra cổng trường…<br />
Mai hỏi “ sao Nam lại bỏ rác không đúng nơi quy định vậy?”<br />
Hoa: “Nam, cậu đã làm cho cổng trường mình không còn sạch đẹp nữa”<br />
Nam gãi đầu và ấp úng trả lời “Ơ ơ… tớ..tớ…..”<br />
Mai: “Hôm qua trong giờ Mỹ Thuật cô đã dạy chúng ta như thế nào cậu <br />
không nhớ à?”<br />
Nam ấp úng: “ Tớ nhớ chứ…. Nhưng mà vào lớp rồi…tớ ..tớ …vội quá <br />
nên vứt ở đây luôn”.<br />
Hoa: “Cậu nhặt lại hộp sữa bỏ vào thùng rác đi như vậy mới đúng”<br />
Nam: “Cảm ơn hai bạn đã nhắc nhở tớ, giờ tớ đi nhặt đây rồi chúng mình <br />
cùng vào lớp nhé”.<br />
Thông qua tình huống này, học sinh được giáo dục là không nên vứt rác <br />
bừa bãi trong trường học và nơi công cộng.<br />
Ví dụ 2: Tình huống 2 “ Chăm sóc cây xanh trong sân trường”<br />
Thời gian: giờ ra chơi<br />
Địa điểm: sân trường<br />
Nhân vật: các bạn học sinh lớp 5C “Duyên, Nhung, Huệ và Nhi”<br />
Tình huống: “ Giờ ra chơi các bạn lớp 5C đang chơi vui vẻ ở sân trường.. <br />
Các bạn chơi trò “Trốn tìm”. <br />
Duyên và Nhung không biết trốn ở đâu, hai bạn đã chui vào bụi cây hoa <br />
mà lớp mình đã chăm sóc. Trong lúc đó Huệ và Nhi nhìn thấy.<br />
Huệ: “Hai bạn đừng trốn ở đó, các bạn sẽ làm gãy và dập hoa đấy”<br />
Nhung: “Kệ đi, tớ thấy trốn ở đây là không dễ tìm ra đâu”<br />
Duyên: “Huệ nói đúng đấy, đây là bồn hoa lớp mình chăm sóc từ đầu năm <br />
đến giờ, hoa rất đẹp, cây cũng xanh tươi… nếu chúng ta trốn ở đây chắc hoa sẽ <br />
dập hết”<br />
Nhung đã đứng lên cây và hoa lúc nào cũng không biết. Nhung cảm thấy <br />
có lỗi với công trình măng non của lớp mình.<br />
Nhi: “Thôi chúng mình cùng đi xách nước tưới cho hoa và cây đi”<br />
Huệ “Thôi một số cây Hoa đã gãy rồi, chúng mình về nhà sưu tầm một số <br />
cây hoa khác để thay thế nhé”<br />
Duyên “Tớ đồng ý! Chúng mình cùng đi tưới cây thôi”…….<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Các giải pháp và biện pháp nêu trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong <br />
tiến trình giáo dục ý thức của học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh trong việc <br />
bảo vệ môi trường. Đặc biệt là môi trường giáo dục bậc tiểu học, thông qua <br />
việc lồng ghép giáo dục môi trường trong tiết học Mỹ Thuật các em có cái nhìn <br />
thẩm mỹ với môi trường xung quanh. <br />
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại <br />
hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn học thì cần giáo <br />
dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất như trồng và <br />
chăm sóc cây xanh; vệ sinh trường lớp; tổ chức các buổi học ngoại khóa về môi <br />
trường để học sinh tham gia một cách dân chủ; giáo dục học sinh có ý thức tiết <br />
kiệm năng lượng như điện và nước, khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng <br />
tạo tái chế rác.<br />
Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài <br />
giảng, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, <br />
khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc <br />
nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường. <br />
Nhà trường cũng cần ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ cảnh <br />
quan môi trường lớp học, nhà trường, đường phố, nơi cư trú... đưa ý thức bảo <br />
vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh.<br />
d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả úng dụng.<br />
1. Trong nhà trường:<br />
Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm <br />
quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của các tác phẩm Mĩ Thuật, các em <br />
biết cảm nhận và tạo ra cái đẹp, qua đó học sinh biết vận dụng những hiểu biết <br />
về cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày.<br />
Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, sáng tạo, hình thành các kĩ <br />
năng sống cho học sinh.<br />
Cung cấp cho các em một lượng kiến thức cơ bản nhất định, giúp các em <br />
hiểu được cái đẹp của đường nét, mảng hình, đậm nhạt, màu sắc, bố cục,…<br />
đồng thời hoàn thành được các bài tập lí thuyết và thực hành.<br />
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các hoạt động giáo <br />
dục thẩm mĩ, qua tìm hiểu cảnh đẹp thiên nhiên qua các bức tranh, cảnh đẹp <br />
thiên nhiên xung quanh mình và thể hiện cái đẹp đó bằng sự hiểu biết, bằng <br />
cảm xúc trên các bức tranh của mình.<br />
Thông qua việc vẽ tranh, xem tranh để tìm hiểu cái đẹp, cảm nhận cái <br />
đẹp mà hình thành cho học sinh thái độ, hành vì thân thiện với môi trường và có <br />
ý thức bảo vệ môi trường nơi mình đang học.<br />
Học sinh thêm yêu quý ngôi trường của mình, có ý thức giữ gìn những cơ <br />
sở vật chất trong nhà trường.<br />
Thường xuyên lao động dọn vệ sinh làm cho cảnh quan trường lớp thêm <br />
sạch đẹp. Không viết bậy, vẽ bậy lên tường, bàn ghế, không bẻ cây, có ý thức <br />
giữ gìn vệ sinh. Giáo dục các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, tạo một môi <br />
trường sống lành mạnh.<br />
2. Trong gia đình: <br />
Giáo dục các em biết yêu quý, giữ gìn vệ sinh ngôi nhà của các em đang <br />
sinh sống, các em biết thường xuyên quét dọn nhà cửa, không vứt rác bừa bãi, <br />
thu gom và đổ rác đúng nơi quy định, có ý thức giữ gìn vệ sinh. Có tinh thần tự <br />
giác cao trong việc giữ gìn vệ sinh nơi ở.<br />
Có ý thức sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng và giữ gìn các dụng cụ sinh hoạt <br />
trong gia đình. Các em có ý thức tiết kiệm điện, nước. Giúp các em có thể phòng <br />
được các căn bệnh như: Sốt rét, tiêu chảy, đau mắt, ngộ độc thực phẩm,…<br />
Các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, tạo một môi trường sống lành <br />
mạnh.<br />
3. Ngoài xã hội: <br />
<br />
Giúp Học sinh: Quan tâm tới môi trường ở địa phương, hình thành và phát <br />
triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường. Hăng hái tham gia các hoạt <br />
động bảo vệ môi trường ở địa phương như: Quét dọn, dọn vệ sinh nơi ở, <br />
đường phố các hoạt động trồng cây, tạo một môi trường có cảnh quan thiên <br />
nhiên đẹp.<br />
Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Biết yêu quý vẻ đẹp của hoa, trái, cỏ <br />
cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên nơi mình sinh sống. Yêu mến cảnh <br />
đẹp thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường. Biết phê phán những hành động <br />
phá hoại thiên nhiên. Biết sống hoà hợp, gần gũi và thân thiện với môi trường tự <br />
nhiên. Sống tiết kiệm, không lãng phí, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, <br />
ngăn nắp. Luôn luôn quan tâm tới môi trường xung quanh. Có ý thức tuyên <br />
truyền với mọi người xung quanh trong công tác bảo vệ môi trường.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Môn Mĩ Thuật ở trường Tiểu học nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, <br />
tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp của thiên <br />
nhiên, của các tác phẩm mĩ thuật; biết cảm nhận và tập sáng tạo ra cái đẹp, qua <br />
đó vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt và học tập <br />
hàng ngày.<br />
Học môn Mĩ Thuật giúp cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ <br />
bản nhất định, giúp các em hiểu được cái đẹp của đường nét, mảng hình, đậm <br />
nhạt, màu sắc, bố cục,…đồng thời giúp các em hoàn thành được các bài lí <br />
thuyết và thực hành.<br />
Giúp phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy sáng tạo, hình thành <br />
các kĩ năng sống cho học sinh.<br />
Góp phần phát hiện học sinh có năng khiếu mĩ thuật, tạo điều kiện cho <br />
các em phát triển tài năng của mình.<br />
Đặc trưng của môn Mĩ Thuật là giáo dục thẩm mĩ – giáo dục hiểu biết, <br />
cảm nhận và sáng tạo cái đẹp nên môn Mĩ Thuật ở tiểu học có nhiều lợi thế <br />
trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.<br />
Muốn Học sinh học tốt và biết ứng dụng nó vào việc bảo vệ môi trường <br />
thì người thầy phải có cách dạy tốt, kích thích được sự hưng phấn của học sinh, <br />
qua đó hướng dẫn và giải thích cho các em hiêu môi trường đóng mộit vai trò <br />
quan trọng như thế nào. Từ đó giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường <br />
2. Kiến nghị <br />
Đối với các cấp: Đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi <br />
trường ở địa phương, tổ chức các phong trào giáo dục môi trường đến với <br />
người dân để mọi người đều có ý thức chung trong việc bảo vệ môi trường.<br />
Đối với Nhà trường:<br />
Nhà trường cần quan tâm trang bị, đầu tư các thiết bị dạy học có chất <br />
lượng, phù hợp với môn học, để giờ học Mĩ Thuật đạt kết quả tốt hơn.<br />
Tổ chức nhiều các cuộc thi về môi trường, qua đó giúp các em hiểu rõ <br />
hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống.<br />
Đối với Giáo viên:<br />
Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, luôn luôn gần gũi, yêu thương <br />
Học sinh.<br />
Nắm được nội dung và dùng những phương pháp dạy học phù hợp với <br />
tình hình, đặc điểm của Học sinh như: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, vấn đáp, <br />
tích hợp, trò chơi,…để tạo ở các em sự hứng thú học tập, giúp các em có ý thức <br />
yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước, quan tâm tới môi <br />
trường xung quanh.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Ngọc Lan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
....................................................................................................................................... …<br />
.......................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................... …<br />
.......................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................... …<br />
.......................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................... …<br />
.......................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................... …<br />
.......................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
<br />
....................................................................................................................................... …<br />
.......................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................... …<br />
.......................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................... …<br />
.......................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................... …<br />
.......................................................................................................................................<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Sách giáo khoa mĩ thuật lớp 5 NXB giáo dục Việt Nam<br />
2 Sách giáo viên mĩ thuật lớp 5 NXB giáo dục Việt Nam<br />
3 Báo mới<br />
4 Tranh, ảnh lấy từ mạng<br />
5 Nguồn mạng internet<br />