Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu: <br />
1. Lý do chọn đề tài. <br />
Trong đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định khi mà tiềm năng trí tuệ <br />
là động lực chính của sự tăng tốc phát triển thì giáo dục được coi là nhân tố <br />
quyết định sự thành bại của một quốc gia trong cạnh tranh quốc tế và sự <br />
thành đạt của mỗi người trong cuộc sống của mình; đại hội khẳng định đổi <br />
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện <br />
đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ <br />
chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu <br />
then chốt. <br />
Tuy nhiên trong đánh giá tại đại hội cũng chỉ ra đội ngũ nhà giáo và cán <br />
bộ quản lý giáo dục còn có những bất cập về chất lượng, số lượng và cơ <br />
cấu; một bộ phận chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, <br />
thiếu tâm huyết,… Chính vì vậy Đảng, Chính phủ ta đánh giá vai trò của giáo <br />
dục rất quan trọng và đặc biệt quan tâm đến Ngành giáo dục.<br />
Thực tế trong mấy năm qua Ngành giáo dục đã, đang thực hiện đổi mới <br />
toàn diện trong đó có đổi mới công tác quản lý ở tất các các cấp từ trung <br />
ương đến địa phương. Tôi thiết nghĩ đổi mới không phải là chỉ ở người đứng <br />
đầu cơ quan, mà sự đổi mới đó phải được mọi thành viên trong đơn vị thực <br />
hiện một cách tự giác trong mọi việc làm, mọi thời điểm. Đổi mới không <br />
phải đòi hỏi một cái gì đó lớn lao ghê gớm, mà đổi mới từ những những việc <br />
làm bình thường hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ở tất cả mọi người. Đổi <br />
mới công tác quản lý cũng có nghĩa là tất cả những người lãnh đạo trong đơn <br />
vị biết khai thác cái mới của mọi thành viên trong đơn vị, biết khích lệ mọi <br />
người tìm ra cái mới, vận dụng cái mới đó một cách có hiệu quả. Người lãnh <br />
đạo biết quản lý cái mới hay nói một cách khác là biết “quản lý sự đổi <br />
mới”. Có như vậy thì mới thực sự đổi mới và có hiệu quả.<br />
Trong những năm gần đây đội ngũ giáo viên (GV) của toàn quốc nói <br />
chung và của huyện Krông Ana nói riêng đã được đào tạo bài bản, nhiều giáo <br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
1<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
viên đã có trình độ trên chuẩn, có kỹ năng sư phạm tốt dẫn đến chất lượng <br />
giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng mũi nhọn, chất lượng <br />
đại trà được nâng cao; tỷ lệ học sinh (HS) lưu ban giảm đáng kể. Nhưng làm <br />
thế nào để duy trì, đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và nâng cao <br />
chất lượng dạy học một cách bền vững trong nhà trường nói riêng thì cần <br />
phải có sự chung tay của tất cả các cấp, các ban ngành trong giáo dục nói <br />
chung và đặc biệt là từ các cấp cơ sở. Để đạt được mục tiêu giáo dục ngắn <br />
hạn và dài hạn, thì khâu quan trọng nhất vẫn là chất lượng giáo dục phát <br />
triển bền vững. Đó luôn là những câu hỏi thu hút sự quan tâm của Ban giám <br />
hiệu nhà trường, GV các trường nói chung và của cán bộ quản lý, GV trong <br />
trường Nguyễn Viết Xuân nói riêng. Làm thế nào để nọi người đều phát huy <br />
tối đa nội lực bản thân, làm việc hết công suất cho hiệu quả lao động là tốt <br />
nhất; điều đó không phải là dễ. Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên <br />
môn tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học một cách <br />
có chiều sâu đáp ứng với xu thế ngày càng đổi mới hiện nay ? Vậy tôi đã <br />
chọn đề tài “Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm <br />
thiểu học sinh lưu ban trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân” . <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: <br />
Thực hiện đề tài này giúp cho:<br />
Giáo viên có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ chuyên môn của mình; <br />
nâng cao năng lực ý thức trách nhiệm trong công việc.<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục. <br />
Nghiên cứu tìm ra biện pháp chỉ đạo thúc đẩy tinh thần làm việc của <br />
đội ngũ GV làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng đại trà, giàm thiểu HS <br />
lưu ban. <br />
Bồi dưỡng GV cốt cán, đầu tư trong việc bồi dưỡng HS năng khiếu <br />
xây dựng điển hình trong đơn vị.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
2<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp quản lý, chỉ đạo GV trong đơn vị trường <br />
tiểu học Nguyễn Viết Xuân.<br />
Tâm lý giáo viên; tâm lý học sinh; thiết bị dạy học.<br />
Chất lượng học sinh.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: <br />
Một số giải pháp chỉ đạo GV trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao <br />
ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân; năm học 20132014; 20142015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế. <br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, thống kê,...<br />
II. Phần nội dung <br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Trong giáo dục vị trí, vai trò của người thầy rất quan trọng. Muốn nâng <br />
cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Điều này <br />
phụ thuộc rất lớn vào phương pháp quản lí của người lãnh đạo. Một người <br />
lãnh đạo có tâm sáng, tầm cao, cách làm đúng, phải làm thay đổi được chất <br />
lượng đội ngũ, từ đó thúc đẩy chất lượng các mặt giáo dục. Trong nhà <br />
trường chất lượng HS là một trong yếu tố quyết định để đánh giá đội ngũ <br />
GV, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người GV phải có <br />
kiến thức sâu, rộng và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ <br />
thuật sư phạm.<br />
Giáo dục là lĩnh vực mang tính chất học thuật. Do đó yêu cầu người <br />
quản lý phải có tầm nhìn vừa rộng, sâu, xa trên cơ sở khoa học (cơ sở lý luận <br />
và thực tiễn) để đưa ra những quyết sách thích hợp, phải biết khơi nguồn <br />
cảm hứng để GV phát huy tối đa năng suất lao động. Phải nắm bắt nhanh <br />
những thành tựu mới của giáo dục khoa học quản lý giáo dục. Nếu không am <br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
3<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hiểu về giáo dục thì đó là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong công tác <br />
quản lý và tự làm mất uy tín của chính mình.<br />
Mặt khác đối tượng bị quản lý là con người hơn nữa lại là chủ thể tích <br />
cực của giáo dục(người dạy và người học) chịu sự tác động của nhiều mối <br />
quan hệ, có nhiều mục tiêu, có nhiều nhu cầu khác nhau, nhiều hoàn cảnh <br />
khác nhau và luôn luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Do đó phải tùy <br />
theo đối tượng cụ thể mà sử dụng phương pháp quản lý, chỉ đạo thích hợp. <br />
Điều này phụ thuộc vào nghệ thuật quản lý của từng người.<br />
Đối với GV, họ mong muốn được cấp trên đáp ứng các yêu cầu và <br />
nguyện vọng cơ bản về vật chất cũng như tinh thần, tình cảm. Họ mong <br />
muốn được lãnh đạo quan tâm, nhận xét đánh giá đúng khả năng, trình độ, ý <br />
thức và sự cố gắng của mình; được cấp trên cư xử tế nhị, tôn trọng. Họ mong <br />
muốn được sống và làm việc trong bầu không khí vui vẻ, quan tâm và đoàn <br />
kết, giúp đỡ lẫn nhau; mong muốn cấp trên vừa là người có tài, có đức để <br />
lãnh đạo đơn vị đạt kết quả tốt nhất.<br />
Đối với HS các em mong muốn thầy cô của mình là người vừa có trình <br />
độ chuyên môn cao, có đạo đức tốt, là người yêu thương, quan tâm tới tất cả <br />
mọi người. Các em mong muốn được sống và học tập trong tập thể đoàn kết <br />
và yêu thương nhau, mong muốn thầy cô luôn tạo điều kiện thuận lợi để tất <br />
cả các em đều được phát huy khả năng sáng tạo của mình. Các em mong <br />
muốn thầy cô nhận xét, đánh giá đúng khả năng và trình độ của mình trong <br />
thực tế học tập và trong mọi hoạt động giáo dục khác.<br />
Tóm lại: GV, HS họ đều có những nhu cầu, nguyện vọng cơ bản, <br />
mong muốn chính đáng cần được thỏa mãn(cả vật chất lẫn tinh thần). Khi họ <br />
được thỏa mãn sẽ đem lại những tâm trạng và thái độ tích cực và ngược lại <br />
khi không được thỏa mãn những nhu cầu của bản thân sẽ nảy sinh ở họ <br />
những tâm trạng và thái độ tiêu cực. Bởi vậy, ban giám hiệu nhà trường phải <br />
thấu hiểu tâm lý của đối tượng quản lý quan tâm và có kế hoạch bồi dưỡng <br />
nhằm thúc đẩy động cơ làm việc tích cực, sáng tạo, chủ động của GV và HS.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
4<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Như vậy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ <br />
GV trở thành việc làm thường xuyên của ban giám hiệu. Song có một đội ngũ <br />
GV vững vàng về chuyên môn cũng chưa đủ để quyết định chất lượng giáo <br />
dục nói chung. Bởi vì khi sinh ra một người một cá tính, mỗi người một vẻ <br />
khác nhau, đương nhiên không ai giống ai. Chính vì vậy mặc dù có chung một <br />
nơi đào tạo đi chăng nữa thì sản phẩm ắt sẽ hoàn toàn khác nhau. Vấn đề là <br />
ban giám hiệu nắm bắt được khả năng nhận thức, vận dụng kỹ năng sư <br />
phạm của từng GV để rồi khai thác triệt để nội lực bản thân đó chính là vấn <br />
đề tôi trăn trở muốn chia sẻ trong đề tài này. <br />
2.Thực trạng<br />
2.1.Thuận lợi khó khăn<br />
Nhà trường được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa <br />
phương; sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT. Phòng GD&ĐT thường xuyên <br />
tổ chức các chuyên đề nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán <br />
bộ quản lý, giáo viên. <br />
Đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, có tính tự giác, có tinh <br />
thần trách nhiệm. Về cơ bản họ đã chấp hành nghiêm các chỉ thị, Nghị quyết, <br />
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định <br />
của ngành. Đa số giáo viên trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình và yêu <br />
nghề; một số giáo viên có năng lực chuyên môn tương đối vững vàng. Giáo <br />
viên nhà ở gần trường.<br />
Học sinh đại đa số là người Kinh.<br />
Bên cạnh những thuận lợi trên trường còn gặp một số khó khăn:<br />
+ Các biện pháp chỉ đạo theo lối mòn, chưa có sự đột phá, sáng tạo.<br />
+ Giáo viên nhiều năm liền đều dạy một khối lớp nên bị mai một kiến <br />
thức. Trình độ chuyên môn cũng như khả năng nhận thức của giáo viên không <br />
đồng đều.<br />
+ Tỷ lệ học sinh lưu ban còn cao, chất lượng mũi nhọn thấp.<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
5<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Thiết bị và đồ dùng dạy học còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất <br />
lượng dạy học.<br />
2. 2.Thành công hạn chế: <br />
Ban giám hiệu có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉ đạo, quản lý <br />
chất lượng giáo dục.<br />
Đội ngũ GV ý thức được việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên <br />
môn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân nên đa số GV có ý thức tự học tự rèn tốt, <br />
chất lượng giáo dục, kết quả các cuộc thi các cấp tăng dần.<br />
Tỷ lệ HS đạt 5 điểm còn cao (Điểm 5 là điểm cho thấy HS hoàn thành <br />
các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chưa an toàn).<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
Một số GV trẻ có trình độ đại học, được đào tạo chính quy nên việc <br />
cập nhật các vấn đề về chuyên môn, xã hội nhạy bén; GV năng động, hoạt <br />
bát và tiên phong trong mọi hoạt động.<br />
Gắn kết các thành viên trong đơn vị thành một khối đoàn kết cùng <br />
phấn đấu cho mục tiêu chung của tập thể để đạt được kết quả giáo dục <br />
tương đối tốt.<br />
Một số GV bằng lòng với những gì đã làm được, chưa có sự đầu tư <br />
chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn không cao. Một số GV chưa mạnh <br />
dạn đổi mới phương pháp dạy học; có suy nghĩ yên phận thủ thường.<br />
Học sinh có tham gia các phong trào nhưng kết quả rất thấp.<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…<br />
Trong những năm gần đây nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, <br />
sự quan tâm phối hợp của địa phương và sự chỉ đạo linh hoạt của Ban giám <br />
hiệu nhà trường. Tập thể sư phạm đoàn kết. Cán bộ quản lý và giáo viên có <br />
nhiều cơ hội bồi dưỡng trau dồi thêm năng lực quản lý cũng như năng lực <br />
chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt sau <br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
6<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
khi Thông tư 30/2014 được áp dụng thì hiệu quả trong giáo dục được nâng <br />
lên: Việc nhận xét đánh giá HS rất đa dạng phong phú; đặc biệt việc nhận xét <br />
HS bằng lời khiến GV phải suy nghĩ trăn trở tìm những câu từ nhận xét, đánh <br />
giá HS sao cho gần gũi, dễ hiểu, cụ thể nhất nhưng không làm tổn thương <br />
HS, không có sự so sánh giữa các HS với nhau lại khích lệ thế mạnh của HS <br />
để các em phát triển thế mạnh, khắc phục được nhược điểm. Như vậy càng <br />
tăng thêm tình cảm thầy trò, gắn kết giữa các HS với nhau (HS nhận xét đánh <br />
giá HS); việc đánh giá HS trở nên khách quan, đảm bảo tính chân thực cao. <br />
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế sau:<br />
Về giáo viên<br />
+ Do tuổi cao nên khả năng vận dụng phương pháp mới; ứng dụng <br />
công nghệ thông tin hạn chế.<br />
+ Có GV chưa thật sự tâm huyết với nghề vì điều kiện gia đình khó <br />
khăn về kinh tế; nặng về hủ tục sinh con một bề (Năm học 2013 2014 có tới <br />
3 GV sinh con thứ 3); Còn nặng về việc chăm lo cho đời sống vật chất, tinh <br />
thần cho gia đình... <br />
+ Khả năng nhận thức của GV không đồng đều; Ý thức trách nhiệm, tự <br />
giác của một số GV chưa cao, chưa chịu khó rèn luyện và học hỏi kinh <br />
nghiệm, làm việc chưa hết khả năng,…Những GV này tự mặc cảm mình <br />
kém cỏi nên không phấn đấu, họ tự nghĩ nếu có cố gắng thì cũng vẫn thua <br />
các bạn đồng nghiệp và cũng chẳng bao giờ được ai khen…và cứ như vậy họ <br />
càng ngày càng chán nản, xa đà xuống dốc.<br />
Đa số phụ huynh HS của trường đều làm nông nghiệp nên thu nhập <br />
thấp, kinh tế gia đình tạm ổn vả lại thời gian cũng không rảnh nên ít có điều <br />
kiện cho con cái được đi giao lưu học hỏi ở ngoài xã hội. Chính vì thế mà đại <br />
đa các em đều nhút nhát, kĩ năng giao tiếp chậm, điều này có ảnh hưởng một <br />
phần chất lượng giáo dục.<br />
2.5.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Phân tích biện pháp chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với giáo viên<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
7<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồng chí Hiệu trưởng nhà trường là người có bản lĩnh, giàu kinh <br />
nghiệm trong lĩnh vực quản lý giáo dục; đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo tập thể <br />
hội đồng sư phạm đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Trong hai năm <br />
qua nhà trường đều đạt danh hiệu tập thể lao động Tiên tiến. Tuy nhiên trong <br />
công tác chỉ đạo vẫn còn một lỗ hổng nhỏ mà ban giám hiệu làm chưa làm <br />
triệt để dẫn đến hiệu quả công tác quản lý chưa cao đó là: Công tác kiểm tra <br />
lại chưa kỹ; Đôi khi trong giải quyết công việc còn nặng về tình cảm. Động <br />
viên GV có thành tích cao trong hoạt động giáo dục bằng vật chất còn chậm, <br />
hạn chế. <br />
Trình độ chuyên môn, nhận thức của giáo viên <br />
Trường có đủ về số lượng GV và GV bộ môn, 100% GV có trình độ <br />
đạt chuẩn, trong đó GV trên chuẩn đạt 85%. Đội ngũ GV có năng lực chuyên <br />
môn tương đối đồng đều, vững vàng nhiệt tình trong giảng dạy và các hoạt <br />
động khác của nhà trường, có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn <br />
mực, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà <br />
nước hầu hết các đồng chí GV đều nắm rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học, <br />
gương mẫu, nhiệt tình trong các hoạt động giảng dạy.<br />
Trường có 10/22 GV đã tham gia dự thi và đạt giáo viên dạy giỏi cấp <br />
huyện. Bên cạnh đó có 20% GV mới ra trường tuổi nghề còn ít, tuổi đời còn <br />
trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác; một bộ phận GV có <br />
tuổi đời cao, có thâm niên trong nghề nghiệp, tuy nhiệt tình trong công tác <br />
nhưng chưa phát huy hết nội lực bản thân, chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục <br />
hiện nay. <br />
Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn là:<br />
Thứ nhất, một vài GV trong trường, kinh tế gia đình còn khó khăn, <br />
chồng làm nông nghiệp hoặc làm nghề tự do lại phải nuôi nhiều con ăn học <br />
(con riêng của chồng, con riêng của vợ và con chung)…. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
8<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thứ hai, đa số GV nữ, đang trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ, <br />
sinh con một bề nên phải chịu hủ tục lạc hậu có con trai, con gái mới là gia <br />
đình có phúc. GV sinh con một bề đã phải sinh con thứ 3 (3 GV).<br />
Thứ ba, có GV nhiều năm liền chỉ dạy có một khối lớp đó chính là một <br />
trong nguyên nhân dẫn đến sự mai một kiến thức toàn cấp; có GV từ lúc ra <br />
trường cho đến khi về nghỉ hưu cũng chỉ dạy một khối lớp. Vì vậy họ thụ <br />
động trong quá trình phê và tự phê; khi dự giờ đồng nghiệp những giáo viên <br />
này thường không có ý kiến về chuyên môn (vì tôi không bao giờ dạy lớp <br />
đó…). Như vậy càng cực kỳ khó khăn cho việc phân công chuyên môn. <br />
Thực trạng về thiết bị phục vụ cho giảng dạy của trường TH Nguyễn <br />
Viết Xuân<br />
Trường có hai điểm trường, tuy nhiên số HS tại điểm lẻ lại nhiều hơn <br />
trong điểm chính, mà số HS được học Tin học chỉ có điểm chính (phòng máy <br />
đặt tại điểm chính). Trường có 2 máy tính xách tay; Một dành cho kế toán; <br />
một dành cho chuyên môn. Máy dành cho hoạt động chuyên môn do cài đặt <br />
quá nhiều phần mền vả lại sử dụng đã lâu năm nên thường xuyên bị lỗi, hiện <br />
không còn sử dụng được. Mỗi lần chuyên môn đi tập huấn hay thực hiện các <br />
chuyên đề tại trường đều phải đi mượn máy của GV. Mặt khác thiết bị dùng <br />
để nghe phụ vụ cho môn Tiếng Anh cũng không rõ âm thanh nên đã ảnh <br />
hưởng đến chất lượng dạy học.<br />
Chất lượng đại trà thấp, tỷ lệ học sinh lưu ban cao<br />
Do phương pháp dạy học của giáo viên.<br />
Do một phần gia đình quan tâm chưa đúng mức đến con em. Vì một số <br />
em do bố mẹ đi làm ăn xa nên đã gửi con cho ông bà nuôi nên ông bà có tâm lý <br />
chiều cháu thái quá.<br />
Các em ít có điều kiện được đi giao lưu nên rất nhút nhát, không dám <br />
thể hiện mình.<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
9<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn, GV thay đổi ý thức, thái độ, nhận <br />
thức, tình cảm trong công việc.<br />
Biện pháp chỉ đạo làm thay đổi nhận thức của HS để nâng cao tinh <br />
thần học tập góp phần nâng cao chất lượng.<br />
3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Các biện pháp giúp Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng <br />
năng lực GV đạt hiệu quả; GV nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi <br />
dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao ý thức tự học, tự rèn, tự sáng tạo; nâng <br />
cao chất lược giáo dục của đơn vị và tạo uy tín trong nhân dân.<br />
Giúp cho Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch chỉ đạo sát với thực tế <br />
để đạt hiệu quả quản lý cao.<br />
Giúp HS định hướng đúng mục đích học tập, tạo động cơ học tập bên <br />
trong.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Chất lượng giáo dục trong nhà trường có được là kết quả hội tụ của <br />
rất nhiều các yếu tố nhưng trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến một số nội <br />
dung sau:<br />
Phương pháp quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu( Phần cứng là lãnh <br />
đạo, chỉ đạo theo văn bản chỉ đạo của cấp trên; Phần mềm: chỉ đạo thông <br />
qua các kỹ năng của cuộc sống như: sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ,…<br />
Chất lượng đội ngũ giáo viên (Năng lực, phẩm chất đạo đức nhà <br />
giáo, kỹ năng sư phạm trong giảng dạy, phương pháp giảng dạy)<br />
Tác động đến ý thức học tập của học sinh.<br />
* 1. Phương pháp quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu<br />
Việc làm này đòi hỏi Ban giám hiệu luôn đi đầu trong mọi hoạt động <br />
để làm gương cho đội ngũ GV. Xác định đây là việc khó nhưng không thể <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
10<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
không làm, mà coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của hiệu trưởng, phó <br />
hiệu trưởng cùng với sự cộng tác của các thành viên, tổ khối trưởng. <br />
Thành lập một số tổ tư vấn hỗ trợ các hoạt động giáo dục: <br />
Trong nhà trường ngoài các tổ chuyên môn theo quy định, tôi đã tham <br />
mưu với hiệu trưởng thành lập thêm các tổ tư vấn các hoạt động giáo dục <br />
trong đó chuyên môn là nòng cốt và trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo các tổ hoạt <br />
động có hiệu quả. Nhiệm vụ của tổ là tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp cho <br />
tất cả GV có những vấn đề liên quan đến chuyên môn của tổ.<br />
Ví dụ: Tổ toán gồm những thành viên có kinh nghiệm lâu năm trong <br />
giảng dạy và kinh nghiệm ôn thi HS năng khiếu môn toán đạt giải cao như cô <br />
Lê Thị Hồng Gấm, Cô Lê Thị Oanh,…Và tôi trực tiếp làm tổ trưởng. Tổ có <br />
nhiệm vụ tư vấn, giải đáp những thắc mắc về phương pháp giảng dạy các <br />
dạng, bài toán khó hoặc những khúc mắc trong khi dạy môn toán. (Kể cả <br />
những bài toán trên mạng). Tổ tiếng Việt có trách nhiệm tư vấn những vấn <br />
đề liên quan đến phương pháp giảng dạy môn tiếng Việt hoặc những nội <br />
dung về khái niệm,.. hướng giải quyết giữa các phân môn trong tiếng Việt; <br />
Tổ này cũng quy tụ những GV có kinh nghiệm trong giảng dạy và có năng lực <br />
sở trường như thầy Nguyễn Duy Kỳ Diệu làm tổ trưởng và hai cô: Bùi Thị <br />
Luyến và Phạm Thị Việt Hoài (GV tốt nghiệp Đại học ngữ văn) là tổ phó. <br />
Các tổ tư vấn công nghệ thông tin, Tổ thể dục thể thao,…cũng có nhiệm vụ <br />
riêng và hoạt động tương tự như các tổ toán và tổ tiếng Việt. Tổ trưởng lập <br />
kế hoạch hoạt động cho tổ, chia khu vực cho từng thành viên(vì trường có 2 <br />
điểm trường) tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin, phản hồi. Sau mỗi tuần, <br />
tháng đều có những ý kiến trao đổi với chuyên môn thông qua hệ thống hộp <br />
thư điện tử của trường.(thnguyenvietxuan123@gmail.com)<br />
Truyền cảm hứng <br />
Không phải người lãnh đạo phải giỏi toàn diện; giỏi hơn giáo viên mà <br />
nhà quản lý phải giỏi truyền cảm hứng cho GV, thổi vào con người họ những <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
11<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ước mơ, hoài bão tốt đẹp để họ tự cảm thấy đó là trách nhiệm mình phải <br />
làm để xứng đáng với những gì tập thể, nhân dân mong đợi.<br />
Quản lý, lãnh đạo bằng tấm gương của mình để thu phục mọi người. <br />
chính vì vậy Ban giám hiệu luôn chấp hành nghiêm theo quy chế chuyên môn <br />
trong đó kể cả những việc nhỏ nhất như là: trang phục đồng phục hay giờ <br />
giấc làm việc. Bản thân tôi không dung túng, bao che cho bất kỳ một trường <br />
hợp nào vi phạm quy chế chuyên môn; nghiêm khắc xử lý hợp tình, hợp lý. Ví <br />
dụ, nếu thấy một GV đi muộn giờ thì tôi nhắc nhở luôn, nếu GV làm được <br />
việc tốt thì tuyên dương kịp thời. Nếu GV chậm giờ quá 10 phút, trước tiên là <br />
tôi sắp xếp tìm GV khác đứng lớp trong thời gian GV đó chưa đến lớp hoặc <br />
tự mình đứng lớp thay. Sau đó sắp xếp thời gian hợp lý (giờ ra chơi hay cuối <br />
buổi) tôi ân cần hỏi han lý do và tư vấn, khuyên họ chân tình chứ không phải <br />
lập biên bản trước…Tôi phải tìm hiểu rõ các nguyên nhân để khuyên răn <br />
hoặc ngăn chặn nhẹ nhàng bằng nhân tâm của chính mình chứ không nên áp <br />
đặt một chiều. Những việc tương tự như vậy xẩy ra đều được giải quyết <br />
theo cách này chứ không có sự thiên vị một ai. <br />
Trong những việc làm thường xuyên của tôi là luôn luôn giao tiếp trực <br />
tiếp hoặc gián tiếp với đội ngũ GV và HS. Trong quá trình đó tôi đã rút ra cho <br />
mình một số kinh nghiệm trong giao tiếp, chỉ đạo: <br />
+ Luôn giữ lời hứa: Nói là làm; làm thì làm đến nơi. Nếu vô tình hoặc <br />
cố ý quên hay bỏ qua điều mình đã nói (hứa) thì khiến cấp dưới mất đi lòng <br />
tin và rõ ràng, giá trị của người lãnh đạo sẽ giảm đi rất lớn.<br />
+ Luôn công bằng: nếu có sự thiên vị dù cố ý hay vô tình cũng đều có <br />
thể hủy hoại danh tiếng rất nhanh.<br />
+ Luôn tin tưởng: Tin tưởng đội ngũ GV, nhân viên; tin vào đội ngũ tổ <br />
khối trưởng, tổ tư vấn các hoạt động chuyên môn đó chính là những nhân tố <br />
giúp việc tốt là những người bạn, người đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ <br />
chung của đơn vị.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
12<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Trung thực: Luôn trung thực trong công việc, trong cuộc sống . Sự <br />
không thẳng thắn luôn bị phát hiện dù sớm hay muộn và điều tồi tệ hơn là <br />
làm mất đi lòng tin. <br />
Tóm lại: bản thân tôi luôn luôn động viên, khuyến kích sự lao động <br />
sáng tạo của mọi người, luôn tạo một môi trường làm việc thân thiện cho <br />
mọi người; thuyết phục mọi người cam kết hoàn thành công việc đúng thời <br />
hạn và đáp ứng được chất lượng cao công việc đề ra.<br />
* 2. Bồi dưỡng chất lượng cho đội ngũ giáo viên<br />
Tham mưu với hiệu trưởng phân công chuyên môn dựa theo năng lực <br />
sở trường và theo chiều hướng phát triển để có cơ sở bồi dưỡng thành hạt <br />
nhân nòng cốt. Hàng năm, cuối năm học tập thể hội đồng sư phạm đánh giá <br />
xếp loại cán bộ, viên chức trong nhà trường. Bản thân tôi đã dựa vào kết quả <br />
đó để tham mưu với hiệu trưởng trong việc phân công chuyên môn sao cho <br />
vừa đảm bảo tính phát triển của cá nhân và tính hiệu quả trong toàn đơn vị.<br />
+ Mỗi tổ khối chọn ít nhất từ 12 GV có chuyên môn vững vàng của <br />
toàn cấp, chí ít là có chuyên môn vững vàng của khối đó để làm nòng cốt. <br />
Những GV này họ kèm cặp, giúp đỡ những GV trong tổ về chuyên môn cũng <br />
như các hoạt động giáo dục khác. Người có nhiều kinh nghiệm tạo điều kiện <br />
giúp đỡ người có ít kinh nghiệm họ cùng chia sẻ kinh nghiệm trong giảng <br />
dạy cũng như trong các hoạt động giáo dục, nhằm giúp cho mỗi GV có cơ hội <br />
phát triển, học hỏi lẫn nhau. Tạo cơ hội cho GV được khám phá bản thân. Ví <br />
dụ: Những GV chuyên làm công tác chủ nhiệm khối lớp 3, nay được chuyển <br />
sang làm công tác chủ nhiệm khối lớp 4; những GV chuyên dạy thay nay <br />
được giao làm công tác chủ nhiệm lớp,…Tất nhiên lúc đầu họ sẽ gặp một <br />
chút khó khăn song được chuyên môn nhà trường, tổ khối trưởng hỗ trợ, dần <br />
họ cũng đã quen, tự tin và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.<br />
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn<br />
+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều được sinh hoạt luân phiên một <br />
trong 3 tổ chuyên môn của trường. Với mục đích nhằm bồi dưỡng quán triệt <br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
13<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
sâu sắc thêm các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ năm học <br />
của các cấp quản lý giáo dục nhất là nhiệm vụ năm học của cấp Tiểu <br />
học làm cho mỗi một GV nắm được nhiệm vụ trọng tâm của năm học từ đó <br />
nâng cao nhận thức tầm quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, <br />
học tập trong năm học.<br />
Tổ chức tốt bồi dưỡng thường xuyên từng chu kì cho GV theo các <br />
modun đã đăng kí (Tập huấn tập trung, tự học, tự bồi dưỡng…) <br />
Tổ chức đánh giá, bình xét thi đua trong tổ thật khách quan, công bằng <br />
trước khi đưa lên hội đồng thi đua nhà trường đánh giá xếp loại.<br />
+ Bồi dưỡng kĩ năng dạy học trên lớp <br />
Chỉ đạo dự giờ thăm lớp theo hướng cắt lát kết hợp khảo sát HS. Đây <br />
là hoạt động mang tính chất thường xuyên của tất cả GV, HS. Dự giờ thăm <br />
lớp giúp người dự nhận thấy được ưu điểm của đồng nghiệp để học hỏi và <br />
những sai sót để tránh. Dự giờ có chỉ định trước hoặc dự giờ đột xuất, dự hết <br />
tiết hoặc dự một, hai,… hoạt động, sau khi dự giờ xong người dự nhận xét <br />
ưu, khuyết điểm góp ý theo tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy đã quy định và <br />
góp ý cho người dạy để họ phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại. Thông qua <br />
dự giờ của GV mà tổ tư vấn góp ý bồi dưỡng giúp đỡ cho giáo viên về kĩ <br />
năng dạy học trên lớp, đặc biệt sự linh hoạt của giáo viên trong việc sử dụng <br />
các phương pháp dạy học theo đặc trưng từng bộ môn, đồng thời giúp cho <br />
GV biết lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp theo đối tượng HS của lớp <br />
mình.<br />
+ Chỉ đạo các tổ sinh hoạt theo chiều sâu; thực hiện các tiết chuyên đề <br />
mà GV trong khối yêu cầu, những khó khăn trong quá trình giảng dạy cần <br />
được tháo gỡ. <br />
Cách 1: Lợi dụng nhân tài trong khối để cùng Ban giám hiệu chuẩn bị <br />
nội dung và tổ chức chuyên đề. Ví dụ chọn GV dạy giỏi cấp huyện thực hiện <br />
chuyên đề nội dung Phương pháp quan sát, lập dàn ý chi tiết cho tiết tập làm <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
14<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
văn tả cảnh hoặc chuyên đề về dạy thực hành tiết dạy kể chuyện chứng kiến <br />
hoặc tham gia của lớp 5;…<br />
Cách 2: Tổ chức chuyên đề theo cụm. Các trường trong cụm phối hợp <br />
với nhau chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với địa phương, với GV <br />
để thực hiện chuyên đề, cụ thể năm học 2014 2015 trường đã tổ chức một <br />
tiết chuyên đề cấp cụm về việc nhận xét, đánh giá HS theo Thông tư 30/2014, <br />
được Phòng giáo dục huyện đánh giá là khá chi tiết. Bên cạnh đó tập thể sư <br />
phạm nhà trường được dự giờ các trường trong cụm về các kỹ năng soạn <br />
giáo án điện tử, …Ngoài ra trong sinh hoạt tổ còn thường xuyên chia sẻ <br />
những câu chuyện có thật, những tình huống sư phạm mà đồng nghiệp mắc <br />
phải trong giảng dạy, trong làm công tác chủ nhiệm; những câu từ nhận xét <br />
đánh giá HS cụ thể để mọi người ý kiến trao đổi. Cách sinh hoạt này giúp <br />
giáo viên phát huy hơn tính tích cực của bản thân, mạnh dạn hơn, nêu cao tinh <br />
thần học hỏi, tinh thần phê và tự phê.<br />
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá<br />
Kiểm tra đánh giá nhằm giúp giáo viên phát huy ưu điểm, khắc phục <br />
tồn tại. Kiểm tra với nhiều nội dung như: giáo án, dự giờ, xem vở ghi của <br />
HS, khảo sát chất lượng theo từng đối tượng HS…. Hình thức kiểm tra cũng <br />
phải phong phú: kiểm tra thường xuyên theo quy định, kiểm tra đột xuất (đối <br />
với những GV ý thức chưa cao). Trong năm 2014 2015 đã tổ chức kiểm tra <br />
chuyên đề được 239 lượt tăng hơn so với năm học 2013 2014 là 10 lượt …<br />
Không tính số lượt tư vấn chia sẻ ngoài kiểm tra.<br />
Trong quá trình kiểm tra, tổ kiểm tra (nay gọi là ban kiểm tra nội bộ) <br />
đã chỉ ra những ưu điểm, tồn tại của người được kiểm tra; tư vấn những <br />
việc phải làm ngay sau kiểm tra và những công việc sẽ phải làm để đáp ứng <br />
yêu cầu công việc; không nhận xét chung chung, cào bằng làm thủ tiêu ý chí <br />
phấn đấu của những GV có năng lực và ý thức trách nhiệm cao. Đặc biệt đã <br />
chú trọng đến việc kiểm tra lại để thấy được mức độ tiến bộ của người <br />
được kiểm tra. Qua đó có thể khen ngợi sự tiến bộ của họ khi họ đã chấp <br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
15<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hành đúng theo yêu cầu của ban kiểm tra nhằm khích lệ tinh thần phấn đấu <br />
vươn lên trong mỗi GV. <br />
Sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội<br />
Cuối cùng, một yếu tố không thể thiếu được là động viên, khen thưởng <br />
kịp thời và thích đáng với những thành tích của GV dạy giỏi và GV chủ <br />
nhiệm giỏi. Chúng tôi đã mạnh dạn phiên cách đánh giá của HS theo Thông tư <br />
30/2014 sang đánh giá GV; trong tập thể GV, người nào có cố gắng vươn lên <br />
trong quá trình tự học, tự rèn, phấn đấu trở thành GV dạy giỏi, tập thể lớp có <br />
nhiều HS giỏi phải được tuyên dương khích lệ khịp thời, thậm chí có phần <br />
thưởng xứng đáng nhằm nhân rộng điển hình trong đơn vị. Phần thưởng tuy <br />
nhỏ nhưng có tác dụng động viên rất lớn, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy <br />
và học. Để các thầy cô giáo yên tâm, gắn bó hết mình với nghề nghiệp, đem <br />
hết khả năng và trí tuệ phục vụ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng HS học <br />
tập đạt kết quả cao… <br />
Mỗi GV đều có hoàn cảnh gia đình với những thuận lợi và khó khăn <br />
riêng. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình vừa là phó hiệu trưởng <br />
vừa là trưởng ban nữ công công đoàn nhà trường, tôi đặc biệt quan tâm và tạo <br />
điều kiện thuận lợi nhất để động viên, khích lệ GV yên tâm, phấn khởi hoàn <br />
thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra nhà trường còn kết hợp chặt chẽ với ban <br />
đại diện cha mẹ HS để thưởng cho những GV giỏi và HS giỏi nhân dịp cuối <br />
năm. Phần thưởng đối với GV và HS rất có ý nghĩa; nhưng ý nghĩa hơn cả là <br />
khi được Ban giám hiệu sướng tên mình trước tập thể và nêu lên những thành <br />
tích, những mặt ưu điểm… đó chính là niểm tự hào, kiêu hãnh trước HS, <br />
trước phụ huynh, tạo động lực lớn để GV, HS phấn đấu trong công tác dạy<br />
học.<br />
* 3. Tác động đến ý thức học tập của học sinh.<br />
Chỉ đạo bộ phận hoạt động ngoài giờ lên lớp lập kế hoạch chi tiết tổ <br />
chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chủ điểm, lồng ghép một số nội dung giáo <br />
dục như: giáo dục kỹ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục an toàn <br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
16<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thực phẩm; tổ chức các buổi thi dưới dạng rung chuông vàng với gói câu hỏi <br />
về các nội dung kiến thức trong chương trình.<br />
Bản thân luôn tham gia giao lưu với HS thông qua các buổi chào cờ <br />
đầu tuần, Hoạt động tập thể … Thông qua một số câu hỏi giao lưu với HS <br />
phần nào tôi có thể đánh giá được GV nhận xét đánh giá HS hàng ngày, biết <br />
được việc học tập của các em có thực sự thoải mái không ? Mỗi ngày đến <br />
trường có là một ngày vui không ? Qua việc sinh hoạt định kỳ như thế mà HS <br />
toàn trường (cả 2 điểm trường) đều biết và nhớ tên tôi; các em còn đặt cho tôi <br />
cái tên mới đó là “cô vui tính”. <br />
Chỉ đạo GV chủ nhiệm trực tiếp ôn tập cho những HS năng khiếu, <br />
nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất: mở của phòng máy vào cuối 4 <br />
buổi chiều (thứ 4, 5, 6) để phục vụ thầy cô và các em thi giải toán qua mạng. <br />
Tổ tư vấn môn toán sẽ hỗ trợ giảng giải cho các em những dạng toán mới mà <br />
trong chương trình học thường ngày không có. Chính vì vậy mà số lượng HS <br />
của trường tham gia tự luyện giải toán trên mạng năm sau nhiều hơn năm <br />
trước, đạt nhiều giải cao: Năm học 2014 2015 đội giao lưu HS năng khiếu <br />
môn toán của trường đạt: 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải KK … Tổ công nghệ <br />
thông tin có trách nhiệm mỗi tháng một lần trực tiếp hỗ trợ GV trong trường <br />
biết cách xử lý các lỗi trong khi soạn thảo văn bản hay hướng dẫn thầy cô <br />
truy cập mạng internet để tìm kiếm tài liệu, thông tin phục vụ cho giảng dạy. <br />
Tổ Thể dục thể thao ngoài việc hướng dẫn HS luyện tập để các em có thể <br />
lực tốt, tạo nguồn cho việc tham gia Hội khỏe Phù Đổng còn thường xuyên <br />
luyện tập cho các cô tham gia đội bóng chuyền nữ của trường. Tổ Tiếng Việt <br />
đã luyện tập cho đội tuyển HS năng khiếu tham gia dự thi cấp huyện năm <br />
học 2014 2015 đạt nhiều giải cao như: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 2 <br />
giải KK; … ; Tư vấn cho GV ghi câu nhận xét trong vở của HS, tư vấn <br />
phương pháp khai thác tranh trong sách giáo khoa,…<br />
Qua mỗi đợt tham gia hội thi nhà trường tổng kết, rút kinh nghiệm, <br />
tuyên dương GV, HS có thành tích cao, nêu gương điển hình trong từng lĩnh <br />
vực nổi trội, nhằm nhân rộng trong đơn vị.<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
17<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng<br />
Ban giám hiệu nhà trường phải đầu tàu gương mẫu trong việc nâng <br />
cao ý thức tự học, tự rèn; <br />
Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn làm tốt công tác phối kết hợp<br />
Giáo viên thực hiện tốt công tác tự học, tự rèn, tự sáng tạo.<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Nếu như Ban giám hiệu nhà trường không đề cao tính tiền phong <br />
gương mẫu, không công bằng trong xử lý công việc thì GV cũng không nhận <br />
thức đúng vai trò trách nhiệm của mình và như vậy mục tiêu giáo dục ngắn <br />
hạn và dài hạn chắc chắn hiệu quả thấp và việc lập kế hoạch bồi dưỡng, <br />
phân công GV bồi dưỡng,…cũng không đạt hiệu quả. Có bồi dưỡng mà <br />
không kiểm tra đánh giá, không khen thưởng cũng không có động lực thúc đẩy <br />
chất lượng; Nếu như GV không nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình <br />
thì cũng không đem lại hiệu quả cao. Do đó các biện pháp có quan hệ chặt <br />
chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau; và phải cùng song song thực hiện. Nếu thiếu <br />
đi một trong các biện pháp trên thì hiệu quả sẽ không như mong muốn.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
Bảng 1: Tổng hợp so sánh chất lượng học sinh trong 2 năm<br />
<br />
Năm học TSHS Hoàn thành Lưu ban Học sinh giỏi Ghi chú<br />
chương trình <br />
lớp học<br />
<br />
SL % SL % Cấp Cấp <br />
huyện tỉnh<br />
2013 2014 284 281 98,9 3 1,1 37 0 Chưa áp <br />
dụng <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
18<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2014 2015 285 285 100 0 0 67 1 Đã áp dụng<br />
<br />
Qua bảng tổng hợp số 1, ta thấy tỷ lệ HS lưu ban đã giảm, số lượng <br />
HS đạt giải các cấp đã tăng khá cao khi đã áp dụng đề tài.<br />
Bảng 2: Tổng hợp điểm môn Toán cuối năm học trong 2 năm<br />
<br />
Năm học TSHS Học sinh đạt Học sinh đạt Học sinh dưới Ghi chú<br />
điểm 9 10 điểm 5 điểm 5<br />
<br />
SL % SL % SL %<br />
2013 2014 284 108 38,0 65 22,9 3 1,1 Chưa áp <br />
dụng <br />
2014 2015 285 120 42,1 60 21,0 0 0 Đã áp dụng<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 3: Tổng hợp điểm môn Tiếng Việt cuối năm học trong 2 năm<br />
<br />
Năm học TSHS Học sinh đạt Học sinh đạt Học sinh dưới Ghi chú<br />
điểm 9 10 điểm 5 điểm 5<br />
<br />
SL % SL % SL %<br />
2013 2014 284 80 28,2 75 26,4 2 0,7 Chưa áp <br />
dụng <br />
2014 2015 285 86 30,2 72 25,3 0 0 Đã áp dụng<br />
<br />
Qua 2 bảng tổng hợp điểm số của 2 môn Toán và Tiếng Việt trong 2 <br />
năm cho thấy tỷ lệ HS dưới điểm 5; đạt điểm 5 đã giảm, tỷ lệ học sinh đạt <br />
điểm 9 10 đã tăng gần 2%.<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br />
đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
19<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Nguyễn viết xuân đóng trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó <br />
khăn, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên <br />
việc quan tâm đến giáo dục rất hạn chế. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng <br />
kết quả học tập của học sinh ngày một nâng cao: <br />
Về học sinh<br />
+ Tỷ lệ HS vào lớp 1 đúng độ tuổi đạt 100% trong 3 năm liền.<br />
+ Tỷ lệ HS hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% trong 3 năm <br />
liền, trong đó đúng độ tuổi đạt tỷ lệ hơn 90%, duy trì phổ cập đúng độ tuổi <br />
mức độ 2 bền vững; hiệu quả sau 5 năm đào tạo đạt 9697%.<br />
+ Tỷ lệ HS giỏi năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt năm học 2014 <br />
2015 đội tuyển HS năng khiếu nhà trường đã đạt giải nhì toàn đoàn cấp <br />
huyện 27/28 em đạt giải. Hội khỏe Phù Đổng có1 em đạt Huy chương đồng <br />
cấp tỉnh nội dung bật xa (năm 2013); Năm 2016 có 1 em đạt giải Nhất cấp <br />
huyện.<br />
Về giáo viên<br />
+ Tham gia đầy đủ các phong trào do Ngành tổ chức và đều đạt giải: <br />
GV chữ viết đẹp cấp huyện 2/2 đ/c (tỷ lệ 100%); Thi GV dạy giỏi cấp huyện <br />
đạt tỷ lệ 75 80% ; Tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm đạt 7075% cấp <br />
huyện.<br />
Với những kết quả trên, trong những năm gần đây tập thể hội đồng sư <br />
phạm nhà trường đã lấy được lòng tin của cha mẹ học sinh. <br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận: <br />
Về phía giáo viên và học sinh: <br />
Hiện nay, toàn ngành đang tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo <br />
dục phổ thông, vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ nghiệp <br />
vụ chuyên môn cho giáo viên ngày càng trở nên cấp bách. Có thực hiện tốt <br />
<br />
<br />
Người viết : Vũ Thị Chín<br />
20<br />
Đề tài: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
điều này thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Sản phẩm của nhà <br />
trường, kết quả giáo dục của nhà trường thể hiện ở chất lượng dạy và học. <br />
Chính vì vậy mà người giáo viên phải có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, <br />
phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phải nhận thức được đầy đủ đường lối <br />
đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng trong đó có đổi mới giáo dục phổ <br />
thông. Bản thân giáo viên phải tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện. Đồng thời <br />
phải nhận được sự chăm lo, bồi dưỡng của tập thể nhà trường dưới sự chỉ <br />
đạo của hiệu trưởng.<br />
Đối với HS: khi các em được thầy cô trao quyền tự chủ trong việc tự <br />
chiếm lĩnh tri thức nghĩa là các em đã được đề cao trong quá trình học, mỗi ý <br />
kiến của các em được thầy cô và bạn bè tôn trọng, phân tích, đánh giá, nhân <br />
xét, từ đó các em thấu hiểu vấn đề một cách sâu sắc nhất, ghi nhớ lâu nhất có <br />
như vậy mới phát huy năng lực sở trường của từng học sinh giúp các em ngày <br />
tiến bộ.<br />
Về người quản lý<br />
Ngoài năng lực quản lý nhà trường cán bộ quản lý phải có năng lực <br />
chuyên môn thật vững vàng; Phải nắm bắt nhanh những thành tựu đổi mới <br />
của giáo dục và khoa học để ứng dụng trong quản lý giáo dục. Có như vậy, <br />
chúng ta mới đẩy mạnh công tác trí dục – Nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà <br />
trường.<br />
Muốn đạt được hiệu quả trong quản lý giáo dục, người quản lý người <br />
biết lãnh đạo, biết tổ chức công việc một cách khoa học, biết làm việc có <br />
phương pháp; biết giao tiếp lịch thiệp, thân thiện… nắm vững nội dung <br />
nguyên tắc; Phải có tầm nhìn xa và rộng không chỉ hiểu sâu về lý luận mà <br />
còn biết vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa phong trào giáo dục <br />
của đơn vị đạt được thành tích cao.<br />
Mặt kh