Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Thực hiện lộ trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo <br />
Việt Nam theo quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 29/NQTW ngày 04 <br />
tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương <br />
Đảng khóa XI, Bộ giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và thực hiện đề án đổi <br />
mới công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và giáo dục. Trong đó <br />
có Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28 tháng 08 năm 2014 và Thông tư <br />
số 22/2016/TTBGDĐT ngày 22 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ giáo <br />
dục và Đào tạo, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá <br />
học sinh Tiểu học ban hành kèm Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28 <br />
tháng 08 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
<br />
Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học thể hiện rất rõ <br />
mục đích, yêu cầu và vai trò tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh nhằm đạt <br />
tính trung thực, khách quan đồng thời nhằm phát triển năng lực phù hợp cho <br />
từng cá nhân học sinh.<br />
<br />
Tuy nhiên, khi Thông tư đánh giá học sinh được ban hành, rất nhiều cha <br />
mẹ học sinh của trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng và các bậc cha <br />
mẹ học sinh tiểu học khác nói chung đều không đồng thuận. Thực trạng đó <br />
mâu thuẫn với yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh mà Đảng <br />
và Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề ra. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã tìm <br />
biện pháp tuyên truyền đến cha mẹ học sinh hiểu để thực hiện đúng vai trò <br />
đánh giá của mình, qua mỗi lần rút kinh nghiệm thấy có hiệu quả, đồng thời <br />
qua thu thập rà soát thông tin, tôi thấy chưa có ai nghiên cứu, trao đổi về vấn <br />
đề này nên tôi mạnh dạn lựa chọn, nghiên cứu và xây dựng thành đề tài “Biện <br />
pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh <br />
tiểu học”.<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 1<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu:<br />
Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh của trường Tiểu học Lê Hồng Phong <br />
hiểu được mục đích, yêu cầu và cách đánh giá học sinh để từ đó đồng thuận <br />
và thực hiện tốt vai trò của mình nhằm giúp cho việc đánh giá học sinh được <br />
khách quan hơn, thông qua đánh giá nhằm phát triển năng lực phù hợp cho <br />
từng cá nhân học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Nhiệm vụ:<br />
Điều tra mức độ hiểu biết của cha mẹ học sinh về mục đích đánh giá <br />
học sinh.<br />
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền về vai trò đánh giá học sinh của <br />
cha mẹ học sinh.<br />
Trao đổi thông tin đánh giá về quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, <br />
quá trình hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu về ý thức, thái độ và nhận thức của cha mẹ học sinh đối với <br />
việc đánh giá học sinh theo quy định mới.<br />
Nghiên cứu về kết quả đánh giá và phản hồi thông tin đánh giá của cha <br />
mẹ học sinh đến giáo viên.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Đề tài nghiên cứu lĩnh vực đánh giá học sinh với các vấn đề: Ý thức, <br />
nhận thức về cách đánh giá học sinh và thái độ tham gia đánh giá học sinh. Áp <br />
dụng đối với cha mẹ học sinh khối 3 của năm học 2014 2015; Khối 4 năm <br />
học 2015 2016; Khối 5 học kì I năm học 2016 2017 tại trường Tiểu học Lê <br />
Hồng Phong.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 2<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận thức độc lập<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
Phương pháp thống kê toán học.<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 20112020, <br />
Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, trong đó có việc đổi <br />
mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Cụ thể, trong Nghị quyết số 29/NQ <br />
TW ngày 04/ 11/ 2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương <br />
Đảng Khóa XI nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm <br />
tra đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo đảm bảo tính trung thực, khách quan. <br />
Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo cần từng bước <br />
theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy <br />
và công nhận”.<br />
Chấp hành đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, Bộ Giáo dục <br />
và Đào tạo đã thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu <br />
học bằng cách ban hành Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/08/2014 và <br />
Thông tư số 22/2016/TTBGDĐT ngày 22/09/2016 sửa đổi, bổ sung một số <br />
điều của Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số <br />
30/2014/TTBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. <br />
Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học thể hiện rõ các <br />
tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy, công <br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 3<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
nhận mà Đảng đã chỉ đạo qua Nghị quyết số 29/NQTW như là: Đánh giá vì <br />
sự tiến bộ của học sinh, không gây áp lực cho học sinh; Kiểm tra, đánh giá <br />
học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với từng cá nhân học <br />
sinh; Đánh giá phải khách quan, trung thực. <br />
Làm sao ta có thể đánh giá thực sự khách quan, làm sao ta có được thông <br />
tin đánh giá nhằm phát triển năng lực phù hợp từng cá nhân học sinh? Để đạt <br />
được điều đó, cần có sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh và điều đó <br />
được Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học nêu rõ:<br />
Khoản 3 Điều 3:<br />
“Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình <br />
và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, <br />
phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt <br />
động giáo dục học sinh ”.<br />
Điểm c Khoản 2 Điều 6 sửa đổi bổ sung: “Khuyến khích cha mẹ học <br />
sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình <br />
thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên giúp đỡ học sinh học tập, <br />
rèn luyện.”<br />
Điểm c Khoản 3 Điều 6:<br />
“Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động <br />
viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.”<br />
Như vậy, việc tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh không chỉ giúp đạt <br />
được mục đích, yêu cầu của việc đổi mới cách đánh giá học sinh mà còn là <br />
nội dung quan trọng hướng tới nền giáo dục cộng đồng mà chiến lược phát <br />
triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 20112020 của Đảng đề cập tới.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Tuy vấn đề mâu thuẫn giữa chủ trương của Đảng, Quy định của Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo về đổi mới cách đánh giá học sinh với ý thức, thái độ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 4<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
của cha mẹ học sinh là nghiêm trọng nhưng thực trạng vẫn có những thuận <br />
lợi cơ bản, cụ thể:<br />
Phần lớn cha mẹ học sinh quan tâm đến hoạt động dạy và học của nhà <br />
trường. Quan tâm đến chất lượng giáo dục và kết quả học tập sau mỗi buổi <br />
học của con em họ.<br />
Nhà trường và các cấp quả lý giáo dục tổ chức tập huấn kỹ lưỡng về <br />
cách đánh giá theo quy định mới.<br />
Hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên trên lớp được tăng <br />
cường.<br />
Các tiết dạy có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện nhiều.<br />
Tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt về chuyên đề đánh giá học sinh.<br />
Được sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin để liên lạc với cha mẹ <br />
học sinh và có các phần mềm đánh giá học sinh.<br />
Tuy có những thuận lợi trên nhưng vẫn tồn tại những hạn chế gây mâu <br />
thuẫn vấn đề mà ta cần giải quyết:<br />
Cha mẹ học sinh lúng túng, thắc mắc, thậm chí có những phản ứng bất <br />
đồng quan điểm đã xảy ra.<br />
Chẳng hạn:<br />
Thứ hai ngày 27/ 10 /2014 có một phụ huynh trực tiếp phản ánh với tôi <br />
rằng: “Bài của con tôi sai hết, tại sao thầy không chấm điểm 1 hoặc 2 mà <br />
thầy lại phê Em đã thực hiện đủ các phép tính nhưng kết quả chưa đúng, em <br />
cần xem lại cách thực hiện cách tính cộng có nhớ! Tôi chả hiểu ra làm sao <br />
cả.”<br />
Thứ tư ngày 19/10/ 2016 có một phụ huynh cũng trực tiếp nói với tôi: <br />
“Bữa ni Thông tư 22 đã khai tử Thông tư 30 nên chấm bài đỡ rắc rối thầy hì.”<br />
Việc chủ động trao đổi hoặc phản hồi thông tin đánh giá học sinh theo <br />
quy định mới của cha mẹ học sinh đến giáo viên bị ngưng lại.<br />
Cha mẹ học sinh chưa hiểu rõ ý nghĩa của lời nhận xét mà giáo viên phê <br />
trong vở, sản phẩm học tập của học sinh.<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 5<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
Cha mẹ học sinh chưa biết cách đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập, rèn <br />
luyện theo hướng phát triển năng lực. Họ không tham gia đánh giá học sinh, <br />
hoặc nếu có thì vẫn còn đánh giá một cách mặc định theo hai tiêu chí đúng <br />
hoặc sai.<br />
Biện pháp tư vấn, giúp đỡ khi đánh giá học sinh chưa được cha mẹ học <br />
sinh thực hiện.<br />
Các vấn đề hạn chế trên do một số nguyên nhân, yếu tố tác động, cụ <br />
thể:<br />
Mới tiếp cận cách đánh giá mới nên còn nhiều bỡ ngỡ trong khi cách <br />
đánh giá truyền thống vẫn in đậm trong tâm thức của cha mẹ học sinh.<br />
Cha mẹ học sinh không nắm được chuẩn kiến thức, kỹ năng mà học sinh <br />
cần phải đạt và mạch kiến thức mà học sinh cần phải học nên khó đưa ra <br />
được lời nhận xét và biện pháp tư vấn, giúp đỡ học sinh.<br />
Chưa có sự tuyên truyền sâu và rộng để làm công tác tư tưởng về đổi <br />
mới đánh giá học sinh cho cha mẹ học sinh nhằm đưa lý luận vào thực tiễn.<br />
Cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa hiện tại vẫn chưa phù <br />
hợp với yêu cầu đánh giá mới.<br />
Quỹ thời gian cho giáo viên đi thực tế liên lạc với gia đình học sinh hạn <br />
hẹp.<br />
Một số phương tiện thông tin, trang mạng xã hội đã đưa ra những thông <br />
tin trái chiều cũng tác động không nhỏ đến ý thức của cha mẹ học sinh.<br />
Thực trạng trên bộc lộ rõ các vấn đề buộc phải tìm ra biện pháp khắc <br />
phục, cụ thể:<br />
Một là: Vấn đề về ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh đối với quy định <br />
đánh giá mới.<br />
Bản chất việc đánh giá theo quy định mới là khách quan, nhân văn, được <br />
cộng đồng giáo dục thế giới công nhận và đúng đường hướng, lộ trình của <br />
cách giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, khi Thông tư ban <br />
hành và có hiệu lực thì ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh là không đồng <br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 6<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
thuận, cá biệt có trường hợp phản ứng trái chiều. Điều này do một số nguyên <br />
nhân, yếu tố tác động; hậu quả của vấn đề là hoạt động kiểm tra, đánh giá <br />
học sinh chưa đạt mục đích, yêu cầu, cách đánh giá chưa góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục. Vì vậy, ta phải làm thay đổi ý thức, thái độ, tình cảm <br />
của cha mẹ học sinh đối với Quy định đánh giá mới.<br />
Hai là: Vấn đề kiến thức, kĩ năng của cha mẹ học sinh về cách đánh giá <br />
mới.<br />
Trong Quy định đánh giá mới, nội dung và cách đánh giá được quy định <br />
rất rõ, tất cả đều thể hiện các tiêu chí tiên tiến, đáp ứng mục tiêu giáo dục <br />
cho thời đại mới. Tuy nhiên, đa số cha mẹ học sinh không nắm được, mặt <br />
khác cha mẹ học sinh cũng không nắm được nội dung chương trình, chuẩn <br />
kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt; mạch kiến thức mà học sinh cần học. <br />
Vì vậy khi đánh giá, cha mẹ học sinh chưa có kĩ năng nhận xét được mức độ <br />
mà học sinh đạt được, chỗ học sinh còn bị hạn chế và biện pháp tư vấn, giúp <br />
đỡ cho học sinh tiến bộ. Không làm được điều này dẫn đến hậu quả là việc <br />
đánh giá học sinh không thể hiện được tính nhân văn, không giúp học sinh <br />
điều chỉnh được hành vi học tập, định hướng phát triển năng lực phù hợp. Do <br />
đó, ta phải bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kĩ năng đánh giá học sinh cho cha <br />
mẹ học sinh.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của biện pháp<br />
Biện pháp thứ nhất:<br />
Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về mục đích, yêu cầu đánh giá học <br />
sinh theo quy định mới và vai trò tham gia đánh giá học sinh của mình.<br />
Biện pháp thứ hai:<br />
Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh về cách đánh giá theo quy định mới.<br />
a. Mục tiêu của biện pháp<br />
Biện pháp thứ nhất:<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 7<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
Giúp cha mẹ học sinh hiểu mục đích, yêu cầu và vai trò tham gia đánh <br />
giá của mình đối với học sinh, từ đó thay đổi ý thức, thái độ, đồng thuận và <br />
tham gia đánh giá học sinh theo đúng vai trò của mình. <br />
Biện pháp thứ hai:<br />
Giúp cha mẹ học sinh hiểu cách đánh giá, có kĩ năng đánh giá học sinh <br />
đúng quy định, biết cách động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện để <br />
học sinh có động lực học tập và được phát triển năng lực phù hợp với bản <br />
thân, đồng thời giúp giáo viên có nhiều kênh thông tin đánh giá để việc đánh <br />
giá được hiệu quả hơn, góp phần đạt mục đích yêu cầu đổi mới cách đánh <br />
giá đã đề ra.<br />
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp<br />
Biện pháp thứ nhất:<br />
Làm cho cha mẹ học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu đánh giá theo quy <br />
định, hiểu được vai trò tham gia đánh giá của mình.<br />
Cách thực hiện biện pháp này là thường xuyên tuyên truyền về chủ <br />
trương, đường lối về đổi mới giáo dục của Đảng; Thông tư quy định đánh giá <br />
học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho cha mẹ học sinh trong <br />
các tình huống, hoàn cảnh cụ thể như: <br />
* Tuyên truyền thông qua thông qua lúc gặp mặt, trao đổi trực tiếp giữa <br />
giáo viên với cha mẹ học sinh. <br />
Chẳng hạn: <br />
Như tình huống thứ nhất (đã trích dẫn ở phần thực trạng) : Tôi phân <br />
tích cho cha mẹ học sinh thấy được với cách đánh giá cũ thông tin đánh giá chỉ <br />
là ký hiệu Đúng / Sai và điểm số. Nếu điểm yếu thì học sinh sẽ không chỉ bị <br />
áp lực mà còn không biết cách khắc phục tồn tại. Với cách đánh giá mới, học <br />
sinh vừa biết ưu điểm đạt được, tồn tại còn mắc phải vừa được tư vấn cách <br />
khắc phục tồn tại hoặc cách phát huy ưu điểm. <br />
Với tình huống thứ hai(đã trích dẫn ở phần thực trạng): Tôi giải thích <br />
cho cha mẹ học sinh hiểu biết được họ đã nhìn nhận sai về mục đích đánh giá <br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 8<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
đồng thời tôi phân tích cho họ hiểu được quy định đánh giá mới có nhiều ưu <br />
điểm phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Còn Thông <br />
tư số 22/ 2016 là kế thừa của Thông tư 30/ 2014 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung <br />
một số điều. <br />
* Tuyên truyền, kết hợp thông tin đánh giá qua sổ liên lạc; phần mềm <br />
Vnedu; qua điện thoại;…<br />
*Tuyên truyền qua các buồi họp cha mẹ học sinh với nhà trường. Trong <br />
trường hợp này, ta có các điều kiện thuận lợi như: Tập trung được số đông <br />
phụ huynh, chủ động được thời gian, …Vì vậy, cần tuyên truyền nội dung <br />
rộng, phân tích sâu trọng tâm và đưa ví dụ thật cụ thể.<br />
* Tuyên truyền vào trong các cuộc họp, sinh hoạt của địa phương <br />
(thường là các buổi tối cuối tuần ) bằng cách tham gia trực tiếp hoặc tuyên <br />
truyền qua tài liệu với nội dung tập trung vào trọng tâm vấn đề, lời lẽ ngắn <br />
gọn, có phân tích ví dụ để minh họa.<br />
<br />
<br />
Một số khẩu hiệu cũng cần tuyên truyền như là:<br />
Học để biết<br />
Học để làm<br />
Học để thể hiện mình<br />
Học để cùng chung sống<br />
Giải quyết được công tác tư tưởng, ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh <br />
về việc đổi mới đánh giá thì đó chính là điều kiện tiên quyết cho việc cha mẹ <br />
học sinh thực hành đánh giá học sinh và tham gia các hoạt động giáo dục khác.<br />
Biện pháp thứ hai:<br />
Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh hiểu về cách đánh giá, kĩ năng nhận xét, <br />
đánh giá, cách giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.<br />
Các cách thực hiện biện pháp:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 9<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
Một là: Hướng dẫn thông qua các buổi tuyên truyền đã thực hiện cho <br />
biện pháp thứ nhất. Trong trường hợp này giáo viên nên tư vấn cho cha mẹ <br />
học sinh một số nội dung như:<br />
* Để kiểm tra kết quả học tập trên lớp:<br />
Bỏ cách dùng câu hỏi “Hôm nay con được mấy điểm?” Mà nên dùng câu <br />
“Hôm nay con học được điều gì?” <br />
* Để động viên, khuyến khích học sinh học tập:<br />
Nên dùng các câu như “Bố (mẹ) tin là con làm được, hãy cố gắng.” <br />
Không nên giúp bằng cách “Con hãy nhờ anh/ chị giải cho.”<br />
* Để phát triển phẩm chất trung thực: <br />
Có thể dùng tình huống như “Bố buồn vì con mắc lỗi…nhưng bố vui vì <br />
con đã tự nhận lỗi.”<br />
* Để nâng cao năng lực tự phục vụ:<br />
Có thể dùng tình huống như “Mẹ thấy con chọn cái áo rất hợp, nếu con <br />
biết giữ gìn nó sẽ đẹp được rất lâu.”<br />
Hai là: Sử dụng phiếu bài tập hoạt động trải nghiệm ở cộng đồng cho <br />
học sinh có sự đánh giá, nhận xét của cha mẹ học sinh. Trong đó phần nhận <br />
xét của cha mẹ học sinh có gợi ý bằng cách dẫn lời đánh giá hoặc cho lời <br />
nhận xét để lựa chọn chẳng hạn:<br />
<br />
<br />
Phiếu bài tập trải nghiệm:<br />
Học sinh:…………………………….Thời gian thực hiện:……………<br />
Em hãy chia sẻ kiến thức đã học ở lớp và trao đổi, tìm hiểu thêm với cha <br />
mẹ về kĩ thuật chăn nuôi gà.<br />
Nhận xét đánh giá của cha (mẹ ) sau khi thực hiện hoạt động:<br />
Con đã nắm được………….và biết cách……………………..<br />
Con còn cần tìm hiểu thêm về………………………………..<br />
Con hãy giúp cha mẹ chăm sóc đàn gà cho tốt.<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 10<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
Ba là: Tăng cường tổ chức các tiết dạy, các hoạt động giáo dục ngoài <br />
giờ lên lớp có sự tham gia của cộng đồng. Trong trường hợp này ta trực tiếp <br />
thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả học sinh. Đồng thời cũng nhờ cộng <br />
đồng tham gia đánh giá ở một số nội dung.<br />
Bốn là: Phát cho cha mẹ học sinh tài liệu về chuẩn kiến thức, kĩ năng <br />
của một số mạch kiến thức trọng tâm trong chương trình để cha mẹ học sinh <br />
tìm hiểu, có cơ sở để nhận xét học sinh.<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp<br />
Hai biện pháp mà đề tài đưa ra có quan hệ cả về ngoại diện lẫn nội <br />
hàm, cần phải thực hiện tốt. Trong đó, biện pháp thứ nhất như là biện pháp <br />
tiền đề ta cần phải thực hiện trước để làm thay đổi về mặt tư tưởng, thái độ <br />
của cha mẹ học sinh sau đó thực hiện biện pháp thứ hai là biện pháp quan <br />
trọng, then chốt quyết định hiệu quả đánh giá học sinh của cha mẹ học sinh <br />
mà đề tài cần đạt trong khảo nghiệm cũng như trong thực tế.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
* Kết quả khảo sát ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh sau khi được <br />
tuyên truyền về quy định đánh giá mới.<br />
Lần 1<br />
Thời điểm khảo sát : Cuối học kì I năm học 2014 2015.<br />
Đối tượng khảo sát: 136 cha mẹ học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Lê <br />
Hồng Phong.<br />
Kết quả:<br />
Có ý thức, thái độ đồng thuận: 128= 94,2 %.<br />
Không đồng thuận với quy định mới: 0= 0 %<br />
Không thể hiện rõ thái độ: 8= 5,8 %.<br />
Lần 2<br />
Thời điểm khảo sát: Tháng 1 năm 2017 <br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 11<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
Đối tượng khảo sát: 135 cha mẹ học sinh khối lớp 5, trường Tiểu học <br />
Lê Hồng Phong.<br />
Kết quả:<br />
Thái độ đồng thuận: 133 = 98,5 %.<br />
Không đồng thuận: 0= 0 %<br />
Không thể hiện rõ thái độ: 2= 1,5 %.<br />
* Kết quả khảo sát về kiến thức và kĩ năng thực hiện nhận xét đánh giá <br />
học sinh sau khi đã được hướng dẫn, tư vấn.<br />
Lần 1<br />
Thời điểm khảo sát: Học kì I năm 2015 2016.<br />
Đối tượng khảo sát: 136 cha mẹ học sinh Khối lớp 4 trường TH Lê <br />
Hồng Phong.<br />
Kết quả khảo sát theo các tiêu chí:<br />
Thường xuyên nhận xét kết quả học sinh ( ≥ 3 lượt/ tuần) : 68= 50 %)<br />
Ít tham gia nhận xét học sinh: 37= 27,2 %<br />
Không tham gia nhận xét học sinh: 31= 22,8 %<br />
Trong số cha mẹ thường xuyên tham gia nhận xét học sinh có: <br />
Số nhận xét đúng cách: 41/ 68= 60,2 %<br />
Số nhận xét chưa đúng cách, chỉ mặc định đúng hoặc sai, chưa có biện <br />
pháp tư vấn: 27/ 68= 39,8 %.<br />
Lần 2<br />
Thời điểm khảo sát : Tháng 1 năm 2017<br />
Đối tượng 135 cha mẹ học sinh khối lớp 5.<br />
Kết quả:<br />
Thường xuyên tham gia nhận xét: 101= 74,8 %<br />
Ít tham gia: 27 = 20 %<br />
Không tham gia: 7= 5,2 %.<br />
* Trong số cha mẹ thường xuyên tham gia nhận xét học sinh có:<br />
Nhận xét đúng cách: 83/ 101= 82,2 %<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 12<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
Nhận xét chưa đúng cách: 18/101= 17,8 %.<br />
Bảng tổng hợp, so sánh hiệu quả ứng dụng:<br />
Tiêu chí so sánh Kết quả trước khi áp Kết quả khi áp dụng biện pháp<br />
dụng biện pháp<br />
Ý thức, thái độ với Hầu hết là 100% đồng thuận và biết rõ vai <br />
quy định mới không đồng thuận trò tham gia đánh giá học sinh.<br />
Nhận thức về mục Không nắm được Hiều được cách đánh giá <br />
đích, yêu cầu, cách kiến thức nhằm phát triển năng lực.<br />
đánh giá<br />
Kĩ năng đánh giá Chỉ đánh giá kiểu 82,2 % biết thực hiện <br />
đúng cách mặc định Đúng hay Sai nhận xét đúng cách<br />
<br />
Kết quả qua khảo nghiệm trên cho thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra <br />
có hiệu quả, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn phù <br />
hợp; Xác định các điều kiện thực hiện đúng đắn, mâu thuẫn của vấn đề được <br />
giải quyết theo hướng triệt để, đã làm thay đổi ý thức, thái độ, nhận thức của <br />
cha mẹ học sinh với việc đổi mới đánh giá học sinh. Biết cách đánh giá theo <br />
hướng phát triển năng lực phù hợp cá nhân học sinh, góp phần thành công của <br />
việc đổi mới đánh giá học sinh, tạo động lực để tiếp tục đổi mới các thành tố <br />
khác. Như vậy, vấn đề được nghiên cứu có giá trị khoa học Khoa học giáo <br />
dục.<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Tiếp cận với Thông tư quy định đánh giá mới, bản thân tôi đã phát hiện <br />
vấn đề mâu thuẫn giữa tư tưởng, thái độ, nhận thức của cha mẹ học sinh với <br />
mục đích yêu cầu và cách đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định <br />
theo quan điểm chỉ đạo của Đảng. Qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc, đề <br />
tài đã đưa ra được biện pháp hiệu quả giải quyết được mâu thuẫn, góp phần <br />
nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá học sinh.<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 13<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
Thực trạng cho thấy, mâu thuẫn của vấn đề là phổ biến, việc áp dụng <br />
các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cho cha mẹ học sinh tham gia đánh giá <br />
học sinh là vô cùng cần thiết và phù hợp với điều kiện của giáo viên. Nhằm <br />
đạt được thành công của việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh <br />
yếu tố căn bản trong giáo dục. Để tiến tới thực hiện đổi mới toàn diện giáo <br />
dục và đào tạo thành công, đề tài lại mở ra hướng phát triển là nghiên cứu <br />
mối quan hệ cộng hưởng giữa công tác kiểm tra đánh giá với các thành tố <br />
khác trong quá trình dạy học.<br />
Trong quá trình áp dụng biện pháp, bản thân cũng đã rút ra được những <br />
bài học kinh nghiệm quý:<br />
Một là: Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, quy định của Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạo; xác định lập trường tư tưởng vững vàng.<br />
Hai là: Học tập làm theo Tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, <br />
tận tụy trong công việc, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân làm theo <br />
đường lối của Đảng.<br />
2. Kiến nghị<br />
Với trường, cụm chuyên môn: <br />
Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về nội dung đánh giá <br />
học sinh để cùng chia sẻ kinh nghiệm.<br />
Với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp quản lý chuyên môn Giáo dục <br />
Tiểu học:<br />
Tổ chức tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng công tác kiểm tra đánh giá <br />
học sinh cho giáo viên, đồng thời qua các phương tiện thông tin, qua các cuộc <br />
họp giao ban liên ngành có bài tuyên truyền sâu rộng hơn về việc đổi mới <br />
đánh giá học sinh.<br />
Ea Na, ngày 20 tháng 2 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 14<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Văn Quản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 15<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: <br />
Nghị quyết số 29/NQTW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ VIII <br />
Ban chấp hành Trung ương khóa XI.<br />
2. Chính phủ nước CHXHCNVN Việt Nam: <br />
Quyết định số 711/QĐTTg của Thủ thướng Chính phủ về chiến lược <br />
phát triển giáo dục giai đoạn 2011 2020, ngày 13 tháng 06 năm 2012.<br />
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo:<br />
Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ <br />
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;<br />
Thông tư số 22/2016/TTBGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ <br />
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 16<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
I. Phần mở đầu 2<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài 2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
Phần II: Phần nội dung 4<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận 4<br />
2. Thực trạng 5<br />
3. Nội dung và hình thức của biện pháp 7<br />
a. Mục tiêu của biện pháp 7<br />
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp 8<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp 10<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 10<br />
cứu<br />
III. Kết Luận, kiến nghị 12<br />
<br />
1. Kết luận 12<br />
2. Kiến nghị 13<br />
Tài liệu tham khảo 14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 17<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 18<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN HUYỆN <br />
<br />
<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 19<br />
Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA<br />
<br />
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN SÁNG KIẾN: <br />
BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN CHA MẸ HỌC SINH<br />
THAM GIA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC<br />
<br />
Thuộc lĩnh vực: Đánh giá học sinh <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả : Phan Văn Quản<br />
Chức danh : Giáo viên<br />
Trình độ chuyên môn cao nhất : Đại học Sư phạm<br />
Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Phan Văn Quản Trang 20<br />