Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
<br />
Lí do khách quan:<br />
Can Juna đã từng nói “Không thể trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng, cũng <br />
như không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình”.<br />
Vâng! Đúng thế. Giáo dục học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước <br />
để các em trở thành những con người “vừa hồng, vừa chuyên” là việc hết sức quan <br />
trọng đòi hỏi người giáo viên không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ mà đó còn là <br />
lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm, lòng nhiệt tình, sự gần gủi cảm thông chia <br />
sẻ của người giáo viên, đặc biệt là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm.<br />
Bác Hồ đã nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều đầu tiên mà học sinh phải <br />
học là lễ nghĩa, phép tắc đạo đức. Đạo đức tốt thì mới có nền tảng để học văn hóa. <br />
Phải giáo dục cho học sinh quan niệm về cái thiện cái ác, lòng nhân ái, lương tâm, <br />
cách đối nhân xử thế, lời ăn tiếng nói trong nhà trường và xã hội. Đạo đức làm nên <br />
nhân cách của mỗi con người. Vậy phải giáo dục đaọ đức của các em học sinh như <br />
thế nào?<br />
Môi trường giáo dục THCS hiện nay là giáo dục học sinh phát triển toàn <br />
diện về “ Đứctríthểmỹ”. Đổi mới chương trình giáo dục: Coi trọng giáo dục đạo <br />
đức cho học sinh, mở rộng những hoạt động ở trường, chú ý việc hình thành các kĩ <br />
năng cơ bản, coi trọng việc đổi mới cơ sở vật chất tạo điều kiện đổi mới phương <br />
pháp dạy học, quan tâm nhiều hơn điều kiện học tập của trẻ ở nhà trường đưa lại <br />
cho học sinh những gì trẻ chưa hề có và cũng không thể có được trước đó.<br />
Đối với lứa tuổi học sinh THCS tâm lí các em bắt đầu có sự chuyển biến từ <br />
trẻ con sang người lớn. <br />
Ở lứa tuổi này các em dễ bị lôi kéo bởi những tệ nạn xã hội như nghiện <br />
game, facebook sẽ làm các em lơ là việc học. <br />
Những nguyên nhân trên ảnh hưởng ít nhiều đến đạo đức của học sinh. <br />
Lí do chủ quan <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 1<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, công nghệ hiện đại. Con người dễ <br />
dàng kết nối với nhau qua các trang mạng, thì mặt trái của sự phát triển là các tệ <br />
nạn xã hội gia tăng: Thực trạng hiện nay nề nếp, đạo đức lối sống của học sinh <br />
trong trường học đã xuống cấp. Số học sinh vi phạm đạo đức ngày càng gia tăng, <br />
các học sinh bỏ tiết, hút thuốc, đánh nhau, chửi tục nói thề…ngày càng nhiều. Và <br />
đặc biệt các trang mạng xã hội rất được giới trẻ ưa chuộng: game, facebook… Ưa <br />
chuộng quá dẫn đến sa đà quên cả việc học thậm chí là nghiện, ảnh hưởng đến <br />
kết quả học tập và sự phát triển tâm sinh lí cũng như nhận thức của các em, các em <br />
sống trong một thế giới ảo. Tính tự giác học tập của học sinh có chiều hướng <br />
giảm dẫn. Các em ham mê các trò chơi điện tử, facebook, hút thuốc, nghiện ma túy <br />
không có tiền trở nên trộm cắp, bỏ học…Và các tệ nạn trên mỗi ngày diễn ra càng <br />
phức tạp, càng nghiêm trọng, nó mang lại hậu quả khôn lường. Đây chính là nỗi lo <br />
lắng, trăn trở của biết bao giáo viên, phụ huynh và các cấp chính quyền.<br />
Vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay là một vấn đề bức xúc của các <br />
trường học và của toàn xã hội. Càng ngày các tệ nạn xã hội càng phát triển, nó lôi <br />
kéo một số lượng học sinh không nhỏ, đặc biệt với lứa tuổi của các em rất dễ bị <br />
lôi kéo, làm cho tính tự giác học tập của các em có chiều hướng giảm dẫn đến học <br />
yếu và vi phạm đạo đức ngày càng gia tăng. Do xã hội phát triển nhiều loại hình <br />
văn hóa, trò chơi không lành mạnh làm học sinh nghiện khó cai. Chính vì vậy mà <br />
các biện pháp giáo dục đạo đức trước đây không còn phù hợp nữa hoặc các giáo <br />
viên làm công tác chủ nhiệm mà không linh hoạt, không nhiệt tình, chưa biết kết <br />
hợp nhiều biện pháp phù hợp để giáo dục đạo đức học sinh thì hiệu quả chưa <br />
cao… <br />
Qua 16 năm giảng dạy và đầu năm 2014 tôi được tham gia hội nghị về vấn <br />
đề học sinh bỏ học, năm 2015 tôi được tham dự cuộc thi “Giáo viên chủ nhiệm lớp <br />
giỏi” cấp huyện. Qua đó tôi thấy vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay là vấn đề <br />
báo động toàn xã hội cần lưu tâm và làm đau đầu các cấp các nghành. Vì vậy mà <br />
nhiều đêm tôi trằn trọc, tôi trăn trở làm thế nào để khắc phục tình trạng vi phạm <br />
đạo đức của học sinh và giúp một số đồng nghiệp làm tốt công tác chủ nhiệm của <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 2<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
mình. Và tôi cũng muốn chia sẽ những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy nhiều năm <br />
và những kinh nghiệm thu hoạch được sau cuộc thi “Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi” <br />
cấp huyện. Hỡi các giáo viên làm công tác chủ nhiệm hãy hành động hết sức <br />
mình vì một tương lai tươi sáng của con em chúng ta. Đó là lí do tôi chọn đề tài <br />
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THCS THÔNG <br />
QUA CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM” <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Trao đổi kinh nghiệm về vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong <br />
công tác giáo dục học sinh hiện nay.<br />
Nêu lên được thực trạng về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay, nguyên <br />
nhân dẫn đến những thực trạng đó, biện pháp khắc phục.<br />
Đánh giá thực trạng về sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội đối với trường <br />
THCS Nguyễn Trãi và các trường học trên cùng địa bàn.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Tình hình đạo đức hiện nay của học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi.<br />
Các biện pháp giáo dục đạo đức của học sinh.<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
Giáo viên, học sinh trong trường Nguyễn Trãi và học sinh trên địa bàn.<br />
Phụ huynh trên địa bàn.<br />
Thời gian: Bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2014.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Phương pháp lấy ý kiến <br />
chuyên gia. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 3<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
c. Phương pháp thống kê toán học <br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
Đề tài này dựa trên cơ sở lí luận: Quan điểm tư tưởng của Đảng về giáo <br />
dục, Tâm lí giáo dục học sinh THCS, tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề dạy học.<br />
Theo TT 30/2009/TT BGDĐT ngày 22 tháng 10 về quy định chuẩn nghề <br />
nghiệp giáo viên THCS.<br />
Theo TT số 12/2011/TT BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của BGDĐT về <br />
điều lệ trường THCS.<br />
Theo TT số 28/ 2009/ TT BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của bộ <br />
trưởng bộ giáo dục và đào tạo. <br />
Nhiệm vụ năm học 2017 2018 của Phòng GD&ĐT.<br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện những nhiệm vụ:<br />
Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ <br />
chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và <br />
của cả lớp.<br />
Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo <br />
viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong <br />
Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động <br />
giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.<br />
Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm, đề nghị khen <br />
thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học <br />
sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở <br />
lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.<br />
Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện <br />
học sinh do nhà trường tổ chức.<br />
Báo cáo thường kì và đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 4<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Vì vậy giáo viên chủ nhiệm là người giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách <br />
toàn vẹn cho học sinh, là một nhà quản lí tài ba với nhiều vai trò: vừa lãnh đạo vừa <br />
điều khiển vừa tổ chức và vừa là người cha người mẹ với học sinh cả lớp.<br />
Ngoài nhiệm vụ lên lớp như những đồng nghiệp khác, giáo viên chủ nhiệm <br />
phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác của người giáo viên chủ nhiệm. Và đặc biệt <br />
việc giáo dục đạo đức của học sinh là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. <br />
Giáo viên chủ nhiệm phải có vai trò giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo <br />
dục hoạt động trải nghiệm cho học sinh là rất cần thiết. Vậy mỗi giáo viên chủ <br />
nhiệm chúng ta cần chung tay đưa ra những biện pháp tích cực phù hợp nhất để <br />
nâng cao ý thức đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khi mới bước vào cấp 2.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
a. Ưu điểm của vấn đề đang nghiên cứu<br />
Trường được sự quan tâm của Đảng ủy – HĐND – UBND – địa phương, sự <br />
chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana, của Ban giám hiêụ nhà <br />
trường và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan ban ngành đoàn thể và toàn xã hội nên <br />
việc rèn luyện đạo đức học sinh tương đối tốt.<br />
Được sự kết hợp của công an giao thông, công an xã và sự nhiệt tình của đội <br />
ngũ cán bộ trường. Trường THCS Nguyễn Trãi không ngừng phấn đấu thực hiện <br />
nhiệm vụ và những chỉ tiêu đề ra, nhất là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và kĩ năng <br />
sống cho học sinh.<br />
Lớp được sự quan tâm của phụ huynh, nhà trường và liên đội, các giáo viên <br />
bộ môn, đa số học sinh trong lớp có ý thức đạo đức tốt, có ý chí vươn lên trong học <br />
tập và rèn luyện đạo đức, có ý thức xây dựng tập thể, tham gia tốt phong trào do <br />
đội – trường phát động. <br />
Các giáo viên làm công tác chủ nhiệm được nhà trường lựa chọn và phân <br />
công tương đối phù hợp. Và các đồng chí đều có tâm huyết sự nhiệt tình trong công <br />
tác chủ nhiệm.<br />
b. Những hạn chế<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 5<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Trước đây giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là áp dụng các phương pháp chung <br />
cho học sinh phạm lỗi như sau:<br />
Lần 1: Dọn vệ sinh. Lần 2: Dọn vệ sinh + Bản kiểm điểm.<br />
Lần 3: Dọn vệ sinh + Bản kiểm điểm + Mời phụ huynh.<br />
Mặc dù công tác chủ nhiệm đem lại nhiều thành công, tuy nhiên vẫn còn <br />
nhiều hạn chế vì những phương pháp đó không còn phù hợp với đối tượng học <br />
sinh hiện nay. Phương pháp trên có ưu điểm là có thể áp dụng với tất cả học sinh <br />
trong lớp, vì đạo đức của học sinh ở thời điểm trước đây vẫn tương đối tốt. Các <br />
em ngoan ngoãn, chăm học. Các quán nét chưa phát triễn nhiều, các trang mạng xã <br />
hội chưa nhân rộng, các tệ nạn xã hội chưa xâm nhập vào trường học nhiều…<br />
Tuy nhiên hiện nay tình trạng học sinh ngày càng lười học, tham gia tệ nạn <br />
xã hội ngày càng nhiều: hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, nghiện game, nghiện <br />
facebook. Các em ham mê các trò chơi điện tử, facebook, hút thuốc, nghiện ma túy <br />
không có tiền trở nên trộm cắp, bỏ học…Và các tệ nạn trên mỗi ngày diễn ra càng <br />
phức tạp, càng nghiêm trọng, nó mang lại hậu quả khôn lường. Đây chính là nỗi lo <br />
lắng trăn trở của biết bao giáo viên, phụ huynh và các cấp chính quyền.<br />
Nhiều trường học đều tập trung vào việc dạy chữ chứ ít quan tâm đến việc <br />
dạy người, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Chưa tổ chức nhiều tiết <br />
HĐNGLL về chủ đề giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.<br />
Trường THCS Nguyễn Trãi nằm trên địa bàn xã Eana, xã có diện tích tương <br />
đối rộng, tình hình an ninh trật tự tương đối phức tạp. Nên số học sinh nằm rải rác <br />
khắp nơi, nhà xa khó khăn cho học sinh trong việc tới trường. <br />
Dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông, một số buôn đồng bào dân tộc <br />
thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn nên phụ huynh chỉ biết lo cho cuộc sống mà <br />
không chăm lo đến việc học tập cũng như giáo dục đạo đức của các em. <br />
Thôn Quỳnh Ngọc khu gần bến cát dân cư tập trung đa dạng, nhiều người ở <br />
Bắc Cạng Lạng Sơn vào cư trú, chủ yếu là dân trộm cấp và nghiện hút. Thôn <br />
Eatung có số lượng thanh niên lang thang hư hỏng nhiều, nên có một số thanh niên <br />
lôi kéo các em học sinh trong trường tham gia vào các tệ nạn xã hội.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 6<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Một số gia đình có điều kiện thì chiều con, để rồi những học sinh đó trở nên <br />
đua đòi hư hỏng nghiện game, facebook…đạo đức suy giảm.<br />
Cuộc sống gia đình vất vả, khó khăn, bố mẹ đi làm xa, ở nhà không có ai <br />
quản lí, thiếu sự quan tâm uốn nắn của gia đình, không có thời gian giáo dục con <br />
cái.<br />
Một số giáo viên còn tham gia nhiều hoạt động, nhiều cuộc thi nên còn dành <br />
ít thời gian đầu tư cho công tác chủ nhiệm.<br />
Chất lượng 2 mặt giáo dục lớp 6A2 năm 2013 – 2014:<br />
Tổng số Giỏi (T) Khá Trung bình Yếu Kém<br />
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL<br />
HS: 36<br />
Học lực 2 5,6 17 47,2 16 44,4 1 2,8 0<br />
Hạnh 29 80,6 4 11,1 2 8,3 0 0<br />
kiểm<br />
Tuy nhiên việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho hoc sinh là <br />
một vấn đề nan giải, cần nhiều thời gian. Và đòi hỏi các cấp các nghành cần vào <br />
cuộc, chung tay vì tương lai con em chúng ta và giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò <br />
nồng cốt, cần phải có nhiệt huyết mới tìm ra biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất với <br />
từng đối tượng học sinh theo các nguyên nhân khác nhau.<br />
c. Kết quả vận dụng các phương pháp<br />
Khi sử dụng các biện pháp này tôi thấy số lượng học sinh vi phạm đạo đức <br />
của lớp và trường tôi giảm hẳn.<br />
Từ sự nhiệt tình và năng lực quản lí giáo viên chủ nhiệm đã có những biện <br />
pháp uốn nắn kịp thời, tình hình vi phạm đạo đức của học sinh đã giảm sút, hạn <br />
chế bớt những tệ nạn xã hội. Giáo viên đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm <br />
cho bản thân. Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. <br />
Tạo môi trường học tập thân thiện và tích cực.<br />
Nhưng để đạt được kết quả cao đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải hết sức <br />
nhiệt tình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và là cầu nối không thể thiếu <br />
giữa nhà trường, gia đình và xã hội. <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 7<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
d. Các nguyên nhân chủ quan và khách quan<br />
Một số giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chưa thực sự quan tâm đến <br />
việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, nên trong lớp vẫn <br />
còn học sinh vi phạm đạo đức, bỏ học. Thậm chí chỗ ngồi của một số lớp giáo <br />
viên cũng không sắp xếp, em nào thích ngồi ở đâu thì ngồi.<br />
Sự liên hệ giữa nhà trường và gia đình chưa thật tốt.<br />
Một số gia đình chưa quan tâm lắm đến việc học tập của các em, họ nhận <br />
thức về học tập của con cái mình chưa cao, đi học về không cần kiểm tra sách vở <br />
của con, thậm chí họ không biết hôm nay con mình có đến lớp không, dẫn đến các <br />
em học yếu. <br />
Còn có gia đình cho rằng việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống <br />
cho học sinh của con mình là không quan trọng, học cũng được mà không học cũng <br />
được.<br />
Các cấp chưa làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, chưa có biện pháp tốt để <br />
ngăn ngừa học sinh vi phạm đạo đức và tệ nạn xã hội.<br />
Cuộc sống gia đình vất vả, khó khăn, bố mẹ đi làm ở bên sông, ở nhà không <br />
có ai quản lí, không có thời gian giáo dục con cái. Đi họp phụ huynh lúc nào phụ <br />
huynh cũng nói “Trăm sự nhờ thầy”. Nên có một số học sinh bỏ học kiếm tiền phụ <br />
giúp gia đình tối đến mệt không học bài làm bài nên mất kiến thức cơ bản, không <br />
theo kịp bạn bè, chán nản không muốn học đâm ra quậy phá và lôi kéo các bạn <br />
khác.<br />
Mốt số gia đình giàu có cho con cái tiền mà không quản lí được, để các em <br />
vào quán chát chơi game, hút thuốc…<br />
Một số ít học sinh chưa ý thức được giữa cái xấu và cái tốt, có ý thức đạo <br />
đức chưa cao.<br />
Do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhà trường xử lý học sinh vi <br />
phạm đạo đức chưa nghiêm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 8<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Do việc đánh giá xếp loại học sinh chưa thực nghiêm túc nên tình trạng học <br />
sinh ngồi nhầm lớp vẫn còn, các em tiếp thu kiến thức không kịp nên chán học.<br />
Chương trình thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp một số nội dung <br />
còn quá tải, tạo áp lực học tập cho học sinh, các em học yếu lại càng yếu nên chán <br />
học và không muốn đi học, bị bạn bè lôi kéo rồi nghiện game lúc nào không biết.<br />
Do tâm lí lứa tuổi học sinh THCS rất hiếu động, thích làm người lớn, thích <br />
thể hiện mình.<br />
Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến việc việc giáo dục đạo đức và <br />
rèn luyện kĩ năng sống cho hoc sinh.<br />
Do bố mẹ li dị, thiếu hụt về mặt tình cảm.<br />
Do một số giáo viên còn hạn chế về năng lực phương pháp giảng dạy, học <br />
sinh chưa hiểu. Hay một số không nhỏ giáo viên có đời sống kinh tế khó khăn, phải <br />
bươn chải với những công việc làm thêm để nuôi gia đình nên không có thời gian <br />
nhiều đầu tư cho bài dạy, nên học sinh không hiểu bài chán học, nghịch trong giờ <br />
học.<br />
Do thái độ của một số giáo viên đối xử với học sinh chưa thân thiện, một số <br />
giáo viên chưa nắm bắt kịp thời diễn biến tâm lí lứa tuổi của học sinh để có biện <br />
pháp động viên, ngăn ngừa kịp thời.<br />
Các nguyên nhân trên ít nhiều ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức và rèn <br />
luyện kĩ năng sống cho hoc sinh, học sinh chán học và bỏ học ngày càng gia tăng.<br />
Công tác giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà <br />
nước quan tâm và xem là quốc sách hàng đầu.<br />
Nhưng càng ngày các tệ nạn xã hội càng phát triển, nó lôi kéo một số lượng <br />
học sinh không nhỏ, đặc biệt với lứa tuổi của các em rất dể bị lôi kéo, làm cho tính <br />
tự giác học tập của các em có chiều hướng giảm dẫn đến học yếu và vi phạm đạo <br />
đức ngày càng gia tăng.<br />
Eana là một xã có điều kiện kinh tế tương đối khó khăn, đa số nhân dân ở <br />
đây làm nghề nông là chính. Dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lại nhiều.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 9<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Những yếu tố trên đều có ảnh hưởng nhiều đến công tác giáo dục đạo đức, <br />
rèn luyện kĩ năng sống cho hoc sinh và duy trì sỉ số ở các trường THCS.<br />
<br />
<br />
3. Một số giải pháp, biện pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp:<br />
Để khắc phục tình trạng học sinh vi phạm đạo đức và tham gia các tệ nạn <br />
xã hội.<br />
Giáo dục đạo đức và tăng cường kĩ năng sống cho học sinh.<br />
Giúp giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm để giải quyết tình huống sư phạm, <br />
giáo dục đạo đức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, để giúp các em trở thành <br />
những con người vừa hồng vừa chuyên. Và từ đó học sinh nhận ra những khuyết <br />
điểm của mình, có biện pháp tự rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:<br />
Như chúng ta đã biết kết quả giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống <br />
cho học sinh do ba môi trường quyết định đó là: Nhà trường, gia đình và xã hội. Vì <br />
vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể sau:<br />
Để việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh <br />
<br />
đạt hiệu quả cao thì nhà trường phải thực hiện các giải pháp sau:<br />
* Đối với lãnh đạo: <br />
Đưa chỉ tiêu thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua vào tiêu chí <br />
xếp loại đối với cán bộ viên chức và học sinh.<br />
Trường đã tổ chức cho học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp tuyên truyền an <br />
toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.<br />
Tổ chức cho học sinh các trò chơi dân gian, các lễ hội để học sinh tham gia <br />
vào các trò chơi lành mạnh.<br />
Lên kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học.<br />
Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 10<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, đoàn đội để nắm rõ tình <br />
hình đạo đức của học sinh trong trường, để có biện pháp xử lí kịp thời.<br />
Biết lựa chọn đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình chủ nhiệm các <br />
lớp đặc biệt.<br />
Ngay đầu năm phải trao đổi với giáo viên để nắm được tình hình đạo đức, <br />
lực học của các lớp. Để giao nhiệm vụ cho các giáo viên giảng dạy phù hợp.<br />
Mỗi tháng họp giáo viên chủ nhiệm nhằm nắm bắt tình hình suy thoái đạo <br />
đức của học sinh, đặc biệt là cuối kì, cuối năm. Khi các học sinh đã thi xong, các <br />
em có biểu hiện đánh nhau, phá cơ sở vật chất, để kịp thời giáo dục, uốn nắn và <br />
kiểm điểm.<br />
Phân công bí thư Đoàn, tổng phụ trách Đội, trưởng ban nề nếp trực vào 15 <br />
phút đầu giờ để xử lí các học sinh vi phạm.<br />
Tổ chức các phong trào thi đua, các buổi hội diễn có khen thưởng động viên <br />
kịp thời các chi đội có thành tích.<br />
Phát động phong trào “áo trắng tặng bạn”, giúp đỡ bạn khó khăn, nuôi heo <br />
đất để ủng hộ bạn nghèo đến lớp.<br />
Tổ chức cho giáo viên dự giờ chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về biện pháp <br />
giáo dục đạo đức học sinh nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện.<br />
Chỉ đạo giáo viên theo dõi sát sao sĩ số lớp.<br />
Phụ đạo kịp thời học sinh yếu kém để giảm số lượng học sinh chán học.<br />
Nhà trường là nơi cung cấp cho các em một hệ thống tri thức đạo đức (đó là <br />
chuẩn mực đạo đức) trên cơ sở đó hình thành cho cá em động cơ và tình cảm đạo <br />
đức.<br />
Nhà trường phải tổ chức các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để các em <br />
thực hiện những hành vi đạo đức trên cơ sở đó hình thành hành vi đạo đức trong <br />
sinh hoạt tập thể, lao động công ích.<br />
Tận dụng tác dụng của nhóm, tập thể trong việc giáo dục đạo đức cho các <br />
em. Giáo dục thông qua tập thể là nguyên tắc quan trọng. Thông qua tập thể các em <br />
có thể đối chiếu mình với bạn, để điều chỉnh mình.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 11<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Xây dựng tập thể vững mạnh: Trường lớp nhóm bạn thân có tác dụng <br />
hướng học sinh tới những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp.<br />
* Đối với giáo viên:<br />
Phải áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, nhiệt tình sử dụng đồ dùng, <br />
đầu tư soạn giảng, liên hệ thực tế để học sinh dễ hiểu bài thì học sinh sẽ ham học.<br />
Giáo viên là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Cần gần gủi trò chuyện <br />
với học sinh, coi học sinh như con em như người bạn của mình. Sẵn sàng lắng <br />
nghe học sinh tâm sự.<br />
Phải yêu thương tôn trọng và đặc biệt là tin tưởng học sinh.<br />
Giáo viên phải nắm rõ thông tin, số điện thọai liên lạc của gia đình học sinh. <br />
Biết được hoàn cảnh sống của từng em. Như vậy mới làm tốt công tác giáo dục <br />
đạo đức của học sinh.<br />
Phải giúp các em biết tự tu dưỡng và rèn luyện hành vi đạo đức đây là yếu <br />
tố quyết định trực tiếp đến việc rèn luyện đạo đức của các em.<br />
Lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp dưới nhiều hình thức, phải uốn nắn <br />
hành vi sai trái của học sinh, biết đánh giá phẩm chất nhân cách học sinh.<br />
Vận dụng tri thức sư phạm để hiểu học sinh, giao tiếp với học sinh, có lòng <br />
yêu học sinh và hiểu biết về chuẩn mực đạo đức.<br />
Tìm hiểu nắm vững tâm sinh lí của từng học sinh. Phối hợp với giáo viên bộ <br />
môn, đoàn đội nề nếp đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học <br />
sinh.<br />
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và đi thực tế gia đình học sinh.<br />
Giáo viên cần quan tâm động viên khuyến khích những học sinh yếu.<br />
Cần phân loại học sinh yếu, cá biệt để kịp thời phụ đạo và uốn nắn cho các <br />
học sinh đó.<br />
Cần kết hợp tốt với giáo viên dạy giáo dục công dân để giáo dục đạo đức <br />
cho học sinh, giáo dục học sinh tránh xa tệ nạn xã hội, giáo dục an toàn giao thông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 12<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh phải hiểu học sinh. Hiểu cái “ tôi” của <br />
trẻ, hiểu để gần gủi và tôn trọng các em.<br />
Không dùng kinh nghiệm của bản thân để áp đặt cho học sinh, đó chính là <br />
rào chắn tâm lí giữa giáo viên và học sinh. <br />
Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên bám sát lớp, nắm rõ mọi tình hình <br />
của lớp, các biểu hiện vi phạm của học sinh. Và đặc biệt là phải dự đoán được các <br />
vấn đề chưa xảy ra nhưng sắp xảy ra ở một số em cá biệt. Phát hiện kịp thời <br />
những học sinh có nguy cơ bỏ học và nguyên nhân. Từ đó mới tìm ra được biện <br />
pháp phù hợp để giáo dục đạo đức học sinh và giáo dục kĩ năng sống cho các em.<br />
Phải kết hợp với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng <br />
của từng học sinh. Phải biết những điểm mạnh của các học sinh này để giúp đỡ, <br />
động viên các em phát huy để tạo niềm vui và niềm tin cho các em.<br />
Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì:<br />
Đầu tiên là: Làm tốt công tác tổ chức lớp học:<br />
Tìm hiểu, nắm vững tình hình lớp: thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt yếu. <br />
Hoàn cảnh và những vấn đề tác động đến từng học sinh lớp để có phương pháp <br />
giáo dục phù hợp. Hiểu đặc điểm từng học sinh về trình độ nhận thức, năng lực <br />
hoạt động, nguyện vọng, quan hệ bạn bè và xã hội… Nắm được kết quả năm học <br />
trước của từng học sinh.<br />
Phân loại đối tượng học sinh, phát hiện ra học sinh cá biệt để có biện pháp <br />
giáo dục phù hợp.<br />
Hình thành đội ngũ cán bộ lớp thông qua bỏ phiếu kín hoặc do các em bình <br />
bầu vào đầu năm học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban <br />
cán sự.<br />
Đề ra nội quy và những hình thức kỉ luật dựa trên nội quy của nhà trường, có <br />
thể điều chỉnh theo từng giai đoạn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 13<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Theo dõi kiểm tra, giám sát thường xuyên: giáo viên chủ nhiệm phải nghiêm <br />
minh đối với những học sinh có khuyết điểm. Trong từng tuần phải có tuyên <br />
dương phê bình kịp thời, cả vật chất và mặt tinh thần.<br />
Phối hợp với các đoàn thể và ban giám hiệu để tiếp nhận thông tin, uốn nắn <br />
kịp thời những vi phạm.<br />
Giáo dục, xử lí công việc không phải chỉ bằng mệnh lệnh mà bằng cả sự <br />
gương mẫu, thuyết phục có phương pháp của giáo viên chủ nhiệm.<br />
Thứ hai là: Cải cách tiết sinh hoạt lớp: <br />
Đầu tiên giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh <br />
không thích tiết sinh hoạt lớp: Vì giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm thường <br />
nặng nề những khuyết điểm, tồn tại và xử phạt mà chưa chú trọng nhiều đến khen <br />
thưởng, khuyến khích, động viên nhất là những cố gắng của học sinh yếu kém. <br />
Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí <br />
của học sinh để hiểu các em. Nội dung khô cứng, lặp đi lặp lại, không thật sự gắn <br />
với nhu cầu của học sinh. Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm <br />
chán, không hứng thú với học sinh. Học sinh không được cùng nhau tổ chức, tham <br />
gia.<br />
Từ đó cải cách tiết sinh hoạt lớp một cách đa dạng phong phú, mỗi giờ sinh <br />
hoạt lớp tổ chức theo một cách khác nhau. Nhưng đặc biệt thay sự phê bình xử <br />
phạt bằng việc khen thưởng, động viên. Giáo viên cần gần gũi, thân thiện với học <br />
sinh như một người bạn như thế học sinh mới dễ dàng bày tỏ những tâm sự thật <br />
lòng của mình. Một số tiết nên để học sinh tự tổ chức, giáo viên chỉ là người tham <br />
dự và cho ý kiến tổng hợp. Tổ chức trao thưởng, tuyên dương hoa điểm 10, học <br />
sinh giỏi các cấp, cho các em nói về ước mơ của mình…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 14<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giờ sinh hoạt lớp của lớp 7A7<br />
Thứ ba là: Làm tốt các bước tổ chức lớp học cụ thể:<br />
Tìm hiểu đối tượng và phân loại học sinh: Khi bắt đầu nhận lớp tôi đã gặp <br />
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các học sinh trong lớp năm trước để tìm <br />
hiểu và điều tra xem những em nào là học sinh yếu, là học sinh cá biệt thường <br />
xuyên vi phạm đạo đức và nguyên nhân tại sao, những học sinh nào hay bỏ học…<br />
Tôi phải nắm rõ ưu điểm của từng em, em nào có năng khiếu gì. Đặc biệt là lí lịch, <br />
hoàn cảnh sống của từng em.<br />
Tìm hiểu mối quan hệ của học sinh trong và ngoài nhà trường.<br />
Phân loại học sinh dựa vào chất lượng hai mặt giáo dục và kết quả tìm hiểu.<br />
Tôi yêu cầu các học sinh cá biệt phải viết bản cam kết ngay buổi đầu tập <br />
trung. Các em phải nêu được những lỗi vi phạm và hướng khắc phục như thế nào.<br />
Đặc biệt cần chú ý đến một số học sinh cá biệt, ương ngạnh, cứng đầu và <br />
một vài học sinh bắt đầu có những rung động đầu đời với bạn bè khác phái.<br />
Ổn định tổ chức – Sắp xếp vị trí chổ ngồi: Tiếp theo là sắp xếp chỗ ngồi. <br />
Phân bố các em cá biệt mỗi em vào một tổ, cho các em đó ngồi tách biệt nhau ra, <br />
mỗi em ngồi một góc. Và trong mỗi tổ số lượng học sinh dân tộc, số lượng học <br />
sinh nam nữ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh yếu là bằng nhau. Bốn ban <br />
cán sự ở bốn tổ. Phân học sinh giỏi nghồi gần học sinh yếu để kèm cặp lẫn nhau.<br />
Những học sinh hay nói chuyện và làm việc riêng nghồi vị trí giáo viên dễ <br />
quan sát và cạnh các bạn ban cán sự lớp để dễ quản lí. Những học sinh hay mắc <br />
nhiều lỗi xếp vào bàn cạnh bàn giáo viên đến khi nào các em tiến bộ thực sự sẽ <br />
chuyển sang chổ khác nhường chổ cho bạn vi phạm kế tiếp.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 15<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Sau đó cho toàn lớp học nội quy trường lớp và thông báo thông tư xếp loại <br />
học lực và hành kiểm đến học sinh, tôi đặc biết lưu ý cho học sinh việc học sinh <br />
được và không được làm.<br />
Tiến hành làm sổ chủ nhiệm và sổ theo dõi cho các tổ: Tổ chức cho ban cán <br />
sự lớp và tổ trưởng tập huấn một buổi. Hôm đó tôi giao nhiệm vụ cụ thể và rõ <br />
ràng cho từng em và thông báo trước lớp. Làm sổ theo dõi cho các tổ và ban cán sự <br />
lớp, cách tính điểm dựa trên nội quy của trường. Đề nghị các em phải làm việc <br />
nghiêm túc, công bằng. Muốn tạo được lòng tin của tập thể thì trước tiên mình <br />
phải là người thật sự gương mẫu.<br />
Bầu ban cán sự Giao nhiệm vụ tới ban cán sự: Ban cán sự lớp có vai trò <br />
quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên quản lý và điều hành lớp, nên phải lựa chọn <br />
những học sinh có năng lực quản lý lớp, có tiếng nói và niềm tin với tập thể.<br />
Nhiệm vụ của bốn tổ trưởng là theo dõi học tập, đạo đức và các hoạt động <br />
khác của từng thành viên trong tổ mình vào sổ thật nghiêm túc, công bằng, tránh bao <br />
che. Nếu tổ trưởng nào không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xử lí. Nhiệm vụ của lớp <br />
trưởng là quản lý chung mọi mặt của lớp. Khi giáo viên chủ nhiệm không đến sinh <br />
hoạt 15 phút đầu giờ thì lớp trưởng lên bục giảng để quản lớp, cho lớp sinh hoạt <br />
theo kế hoạch trong tuần. Lớp phó học tập chịu trách nhiệm về mảng học tập của <br />
lớp, kiểm tra việc học tập và đôn đốc các bạn học, chữa bài tập khó vào 15 phút <br />
đầu giờ. Lớp phó văn thể mỹ cất hát đầu giờ và quan sát xem bạn nào không hát thì <br />
ghi vào sổ, tập bài hát mới cho cả lớp, tập luyện các tiết mục văn nghệ. Lớp phó <br />
lao động quản lí theo dõi về mặt lao động, vệ sinh và bảo vệ cơ sở vật chất của <br />
lớp.<br />
Nếu huấn luyện được một ban cán sự lớp tốt và tổ trưởng tốt, thì công việc <br />
của giáo viên chủ nhiệm rất nhẹ nhàng, mọi công việc phải tập cho các em làm, <br />
các em chịu trách nhiệm, tập và rèn luyện cho các em năng lực quản lí lớp. Như <br />
vậy nề nếp lớp sẽ nhanh chóng đi vào quỹ đạo. <br />
Tổ chức sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp: Khi sinh hoạt 15 phút giáo viên cần <br />
để ý xem học sinh có biểu hiện gì khác thường, đặc biệt qua sổ trực của cờ đỏ sổ <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 16<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
đầu bài giáo viên nắm được tình hình của học sinh và giải quyết dứt điểm ngay <br />
hôm đó chớ đừng đợi đến cuối tuần.<br />
Tôi luôn gương mẫu trong mọi hoạt động. Bởi Tôi giáo dục học sinh qua <br />
những hành động của mình chứ không phải qua lời nói. <br />
Tổ chức cuộc thi ước mơ của em vào sinh hoạt 15 phút hoặc HĐNGLL, để <br />
các em nói lên ước mơ của mình. Định hướng cho học sinh muốn thực hiện được <br />
ước mơ thì ngay từ bây giờ em phải làm gì?<br />
Tôi cho lớp trưởng đánh giá tình hình chung của lớp, sau đó các tổ trưởng <br />
báo cáo tình hình của tổ, đặc biệt chú ý đến các bạn đạt thành tích và các bạn phạm <br />
lỗi. <br />
Điều quan trọng nhất cho các em phạm lỗi đứng lên, tự nhận xét trình bày ý <br />
kiến và nguyện vọng của mình về việc theo dõi của tổ và tự nhận hình thức kĩ <br />
luật. <br />
Đặc biệt các em vi phạm sẽ được gởi một phiếu liên lạc về cho phụ huynh, <br />
để gia đình nắm bắt tình hình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục. <br />
Khi vi phạm nhiều lần, mời phụ huynh đến họp phải có biên bản cụ thể. <br />
Giáo viên nên lưu ý gửi giấy mời cho các bạn gần nhà. Khi có biên bản họp phụ <br />
huynh thì thông báo cho toàn lớp nhằm giáo dục và răng đe các em phạm lỗi. Đặc <br />
biệt giáo viên phải xử lí học sinh bằng cách sai đâu sửa đó.<br />
Nếu học sinh vi phạm lỗi đựơc giáo dục nhiều lần nhưng không tiến bộ thì <br />
giáo viên lập danh sách đưa lên ban nề nếp.<br />
Nếu học sinh vẫn không tiến bộ, thì ba tuần sinh hoạt lớp liên tiếp cho lớp <br />
làm biên bản, đưa lên nhà trường phê bình.<br />
Đối với học sinh cá biệt không phê bình gây gắt trước lớp mà gặp riêng em, <br />
để tránh tạo tâm lí căng thẳng và định kiến của lớp dành cho học sinh đó. Tôi <br />
khuyến khích em nói lên suy nghĩ chủa mình, đưa ra những lời khuyên chân thành <br />
và có cam kết riêng của hai cô trò.<br />
Đối với học sinh hay vi phạm đạo đức, hay bỏ học. Tôi tìm hiểu xem em đó <br />
vi phạm là do nguyên nhân nào: do chán học, do gia đình khó khăn, hay ham chơi <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 17<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
đua đòi theo bạn, do bố mẹ li dị, do được nuông chiều, hay do đời sống khó khăn <br />
bố mẹ không quan tâm đến việc học hành của các em. Tùy từng đối tượng để <br />
mình đưa ra biện pháp giáo dục và xử lí.<br />
Nên tổ chức tiết sinh hoạt lớp đa dạng, mỗi tiết nội dung khác nhau, cần chú <br />
ý biểu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
dương, khen thưởng theo sự tiến bộ của học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lễ tuyên dương học sinh cuối tuần<br />
Giáo viên đưa ra biện pháp trong đại hội chi đội, khi học sinh vi phạm phải <br />
thực thi biện pháp kỷ luật ngay. Đừng nói mà không làm, vì như thế học sinh sẽ <br />
lờn mặt, xem thường . Tuy nhiên đối với những học sinh vi phạm lỗi với nhiều <br />
nguyên nhân khác nhau thì ta phải có biện pháp khéo léo khác nhau để giáo dục. Ví <br />
dụ như học sinh vi phạm lỗi do bố mẹ li dị, thì ta phải khuyên các em cố gắng học <br />
để làm mẹ vui lòng. Còn nếu em có hoàn cảnh khó khăn thì mượn sách thư viện <br />
cho em, vận động học sinh trong lớp ủng hộ để giúp đỡ em đóng các khoản tiền, từ <br />
sự giúp đõ đó em sẽ thấy được niềm vui trong học tập và thấy được có rất nhiều <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 18<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
người quan tâm đến mình, mình phải cố gắng vươn lên để không phụ lòng thầy cô <br />
và các bạn, tránh được học sinh bỏ học.<br />
Giáo viên phải nói đi đôi với làm. Gương mẫu trong tất cả mọi việc dù là <br />
nhỏ nhất. Ví dụ giáo viên cho học sinh đi lao động, thông báo cho các em 7 giờ có <br />
mặt. Thì 6 giờ 50 phút giáo viên phải có mặt ở đó. Nếu em nào đến muộn thì giáo <br />
viên phải nhắc nhở và nếu tái phạm sẽ có hình phạt. Như vậy mới có uy tín với <br />
học sinh. Còn nếu giáo viên đến muộn mặc dù không nói ra, nhưng trong lòng học <br />
sinh không phục, học sinh sẽ nói thầm bà cũng đến muộn mà nói gì mình. Nếu vậy <br />
việc giáo dục đạo đức học sinh sẽ không thành công.<br />
Khi xử lí học sinh cá biệt giáo viên phải phân loại các em thành hai nhóm: <br />
Một là thích nhẹ nhàng, hai là thích nghiêm khắc hình phạt. Nếu học sinh có tính <br />
kỉ luật mà phạm lỗi thì đưa ra các hình phạt như bản kiểm điểm, dọn vệ sinh... <br />
Còn học sinh thích nhẹ nhàng thì giáo viên phải gặp riêng để khuyên bảo, phân tích <br />
cho các em thấy lỗi của mình và cách sửa chữa lỗi đó.<br />
Muốn giáo dục học sinh thì phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học <br />
sinh: Các em biểu lộ tình cảm một cách hồn nhiên, chân thật. Tình cảm chưa bền <br />
vững: thể hiện trong việc thiết lập mối quan hệ với bạn bè, lúc thích cái này lúc <br />
thích cái khác. Không đối xử thiếu tế nhị, coi thường học sinh. <br />
Tham gia hoạt động phong trào và HĐNGLL: Động viên học sinh mạnh dạn <br />
tham gia học sinh giỏi để có cơ hội thử sức mình, giúp học sinh tự tin hơn.<br />
Kết hợp ban cán sự đôn đốc nhắc nhở thường xuyên để lớp tham gia nhiệt <br />
tình các phong trào do nhà trường, liên đội phát động, hoàn thành xuất sắc mọi <br />
nhiệm vụ.<br />
Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: nói không với game online, <br />
kỹ năng phòng chống đuối nước, kỹ năng nói không khi có kẻ mời hút thuốc…Qua <br />
đó để các em bộc lộ quan điểm của mình và giáo viên đưa ra lời khuyên bổ ích để <br />
học sinh nhận thức được cái đúng cái sai và tự mình rút ra bài học kinh nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 19<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Động viên khuyến khích học sinh mạnh dạn tham gia các phong trào thể dục <br />
thể thao, văn nghệ để các em có cơ hội vui chơi và qua đó các em sẽ mạnh dạn <br />
hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tham gia cuộc thi giai điệu tuổi hồng chào mừng 20/11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh trường Nguyễn Trãi tham gia làm lồng đèn trung thu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh trường Nguyễn Trãi tham gia ngày hội đọc sách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 20<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh trường Nguyễn Trãi tham gia trò chơi kéo co<br />
Tùy từng lớp giáo viên có thể đưa thêm các phong trào thi đua khác để đưa <br />
học sinh vào hoạt động tốt như “ Cùng là dũng sĩ” “ Hoa điểm 10” “ Nói lời hay làm <br />
việc tốt” “ Đồng hành cùng bạn đến lớp”…<br />
Qua các phong trào giáo viên có thêm thời gian và cơ hội để gần gũi dễ dàng <br />
nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh trong lớp từ đó hiểu các em nhiều hơn, <br />
rút ngắn khoảng cách giữa cô và trò để có biện pháp giáo dục phù hợp hơn. Đặc <br />
biệt các em có cơ hội hiểu nhau và đoàn kết hơn.<br />
Việc kết hợp giữa giáo viên và gia đình: Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu <br />
tiên giáo viên phải phân chia công việc rạch ròi giữa giáo viên và phụ huynh. Khi <br />
học sinh đến lớp trong các giờ học giáo viên chịu trách nhiệm quản lí, đôn đốc, giáo <br />
dục học sinh. Khi về nhà phụ huynh phải giáo dục, nhắc nhở con em mình thường <br />
xuyên. Đặc biệt là phải kiểm tra việc học tập của học sinh ở nhà. Phụ huynh phải <br />
kiểm tra được buổi học thứ 2,3… có những môn nào, học sinh đã làm đủ bài tập <br />
chưa, đã học thuộc bài chưa. Ví dụ như thứ 2 có môn Toán thầy cho 10 bài tập về <br />
nhà học sinh đã làm chưa… nếu đến lớp học sinh chưa làm bài tập và chưa thuộc <br />
bài thì phụ huynh là người chịu trách nhiệm. Sau đó tôi cho những phụ huynh có <br />
những học sinh hay vi phạm lỗi viết bản cam kết sẽ giáo dục con em mình về đạo <br />
đức cũng như học tập. Làm tư tưởng với phụ huynh về tầm quan trọng của việc <br />
giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.<br />
Thường xuyên đi thực tế gia đình học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt để <br />
nắm bắt hoàn cảnh của từng em, lựa chọn được phương pháp giáo dục phù hợp.<br />
Phối hợp với đoàn đội, gia đình, nhà trường, giáo viên bộ môn nhất là môn <br />
giáo dục công dân để giáo dục các em tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 21<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
Đối với những học sinh học yếu và hay không thuộc bài thì cứ sau mỗi buổi <br />
học sẽ ở lại học và làm bài với sự hướng dẫn và giúp đỡ của ban cán sự và giáo <br />
viên chủ nhiệm.<br />
Xếp loại thi đua, khen thưởng kỉ luật: Cuối mỗi tuần đều xếp loại thi đua. <br />
Phát thưởng học sinh giỏi và hoa điểm mười cuối tháng có mời ban đại diện cha <br />
mẹ học sinh. Để học sinh khắc phục khuyết điểm và phấn đấu.<br />
Qua xếp loại giáo viên nắm bắt kịp thời tình hình học tập cũng như rèn <br />
luyện đạo đức, sự tiến bộ của học sinh để khen chê động viên khích lệ biểu <br />
dương kịp thời, có biện pháp uốn nắn cho phù hợp.<br />
Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì mỗi chúng ta ngoài lòng nhiệt tình, <br />
tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lí, cần cù chịu khó thì phải rèn dũa cho <br />
mình một kỹ năng xử lí tình huống sư phạm nhanh, khéo léo và chính xác. Sau <br />
đây tôi xin đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua các <br />
tình huống sư phạm mà tôi đã áp dụng ở trường Nguyễn Trãi và nó đã đem <br />
lại kết quả tốt: <br />
Nghiện game online – Facebook, chính là hiểm họa – sự khởi đầu của <br />
những tệ nạn xã hội khác:<br />
Nhiều tệ nạn của học sinh hầu như bắt nguồn từ nghiện game – facebook <br />
mà ra. <br />
Theo quan sát của Tôi thì rất nhiều học sinh nam ở trường nghiện game kể <br />
cả các học sinh ở lớp chọn, bởi các em đều có biểu hiện: hay cáu gắt – tức giận, <br />
căng thẳng, buồn chán, mất tập trung mất hứng thú với học tập, bỏ bê học hành, <br />
không học bài, không làm bài tập, lực học sa sút... Các em đến trường với đầu óc <br />
mơ hồ, giống như đang sống trong một thế giới ảo, không hề chú ý gì đến việc <br />
học. Mà từ đó dẫn đến những tệ nạn xã hội khác.<br />
Cụ thể như: học sinh lớp 8A6 năm, vào đầu năm học các em đa số ngoan <br />
hiền, chịu khó học hành. Vậy mà bắt đầu học kì 2 các em có biểu hiện khác hẳn: <br />
nghịch ngợm, quậy phá, đi học không thuộc bài, không chép bài, ngồi học thì cứ mơ <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thanh Trưng Trang 22<br />
Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh THCS thông qua các tình huống sư <br />
phạm.<br />
mơ màng màng. Đặc biệt là các học sinh nam, trong đó có em Minh, Kỳ, Tuấn, <br />
Đông. Những học sinh nghiện game này khi không có tiền chơi trở nên cáu bẩn, dễ <br />
bị kích động rồi đánh n