Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
TT Nội dung Trang<br />
I PHẦN MỞ ĐẦU 2<br />
1 Lý do chọn đề tài 2<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II PHẦN NỘI DUNG 3<br />
1 Cơ sở lý luận 3 <br />
2 Thực trạng 4<br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn 4 <br />
2.2 Thành công, hạn chế 5<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 5<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 5 <br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt 6 <br />
3 Giải pháp, biện pháp 7<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8 16<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 16<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 16<br />
cứu<br />
4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 17<br />
đề nghiên cứu<br />
III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18<br />
1 Kết luận 18 <br />
2 Kiến nghị 18<br />
Tài liệu tham khảo 20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1. Lý do chọn đề đề tài<br />
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tiểu học: Hình thành cho học sinh những <br />
cơ sở ban đầu và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng <br />
cơ bản để các em tiếp tục học lên Trung học cơ sở, các cấp học khác và áp dụng <br />
những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống lao động. Trong đó môn tiếng <br />
Việt là môn học đóng vai trò quan trọng trong góp phần hình thành và phát triển <br />
ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các <br />
môi trường hoạt động của trẻ. Nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt là công cụ để học <br />
tập các môn học. Nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt tạo ra hứng thú và động cơ học <br />
tập, nó là khả năng không thể thiếu. Vả lại tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của <br />
các em học sinh dân tộc thiểu số. Căn cứ vào thực tế của việc học môn tiếng <br />
Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy <br />
làm thế nào để giúp các em học sinh lớp 1 học tốt môn tiếng Việt nhất là học <br />
sinh dân tộc thiểu số quả là một việc hết sức cần thiết. Đây là vấn đề mà được <br />
nhiều người quan tâm và trăn trở. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên địa <br />
bàn với 98% học sinh là người dân tộc thiểu số, với mong muốn tìm ra các biện <br />
pháp khắc phục để đạt được mục đích giáo dục ở bậc Tiểu học nói chung và ở <br />
môn tiếng Việt nói riêng, đó chính là lí do tôi chọn đề tài “ Một vài kinh <br />
nghiệm giúp học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt môn tiếng Việt”. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Thực hiện đề tài này với mục đích nâng cao khả năng đọc đúng và tìm ra <br />
biện pháp hữu hiệu khắc phục, giải quyết triệt để lỗi phát âm sai tiếng Việt của <br />
học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số. Từ đó góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ <br />
cho bản thân, nâng cao chất lượng đọc của học sinh nhất là đọc hiểu tiếng Việt, <br />
dần dần nâng cao chất lượng môn học tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc <br />
thiểu số, góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn. <br />
Tìm ra được biện pháp sửa sai trong quá trình phát âm tiếng Việt cho học <br />
sinh lớp 1 dân tộc thiểu số để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt. Khắc <br />
phục được những lỗi mà học sinh thường mắc phải để mỗi giáo viên có <br />
hướng rèn luyện, bồi dưỡng hiệu quả việc phát âm tiếng Việt của học sinh <br />
dân tộc thiểu số khi bắt đầu bước vào lớp đầu cấp.<br />
3. Đối tượng nghiên cúu<br />
<br />
<br />
2<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt môn <br />
tiếng Việt.<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu<br />
Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu năm học 2013 – 2014, <br />
2014 – 2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế<br />
Phương pháp quan sát<br />
Phương pháp thống kê, tổng hợp<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Với đặc điểm tâm, sinh lí học sinh Tiểu học, các em đang phát triển cả về <br />
thể lực lẫn thể chất. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, <br />
phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới theo chức <br />
năng của chúng: chức năng phát âm tập đọc. Khả năng nhận thức, tư duy, <br />
tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành. <br />
Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích <br />
hoạt động, thích khám phá, thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú <br />
của mình. Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi <br />
điều trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu <br />
học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy, cô giáo <br />
trong nhà trường. Nghe, nói, đọc, viết là bốn kĩ năng cơ bản của môn Tiếng <br />
Việt, để đạt các yêu cầu so với chuẩn kiến thức kĩ năng theo quyết định số <br />
16/2006/ QĐ BGD& ĐT ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2006. Rèn phát âm <br />
cho học sinh Tiểu học bước đầu đem đến sự vận động khoa học cho não bộ <br />
và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ đem đến những tinh hoa văn hoá, văn học <br />
nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học, rèn <br />
luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển <br />
khả năng học tập các môn học khác là điều kiện phát triển toàn diện cho học <br />
sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Nhân cách học sinh Tiểu học phát <br />
triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy <br />
mà trong đó phương tiện chủ yếu là nghe, nói, đọc, viết có được trong quá <br />
trình học tập. Dạy đọc đặc biệt là chú trọng việc rèn phát âm tiếng Việt cho <br />
<br />
<br />
3<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, đòi hỏi người thầy phải phát âm chuẩn và có <br />
phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu <br />
học. Ngày nay với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, giáo dục cần <br />
đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo <br />
dục đạo đức, nhân cách, rèn kỹ năng sống cho trẻ. <br />
Trường tiểu học Võ Thị Sáu có 97,5% học sinh dân tộc thiểu số. Các em <br />
gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập đó là: thiếu điều kiện <br />
học tập,quá trình học không liên tục, kiến thức nắm không vững chắc, thiếu <br />
động cơ học tập. Biết đọc, biết viết là mục tiêu số một ở học sinh Tiểu học. <br />
Vốn tiếng Việt là rất cần thiết trước khi học chữ. Không biết hoặc biết ít tiếng <br />
Việt là trở ngại lớn nhất cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số. Tập nói tiếng Việt <br />
là nhiệm vụ đầu tiên với các em. Học sinh dân tộc cần có vốn tiếng Việt trước <br />
để học chữ. Bộ giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo như công văn 9832/ <br />
BGD&ĐT GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, công văn 9890/ BGD&ĐT – GDTH <br />
ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục <br />
cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 9 tháng 8 năm 2008, Bộ Giáo dục và <br />
Đào tạo đã tổ chức hội nghị "Triển khai các phương án tăng cường tiếng Việt <br />
(lớp 1) cho học sinh dân tộc thiểu số ". Tại hội nghị, xuất phát từ những quan <br />
điểm, lý luận giáo dục và cách tiếp cận gắn với đặc điểm học sinh dân tộc các <br />
vùng miền, năm phương án về chủ đề này đã được trình bày, và trao đổi ý kiến <br />
rộng rãi. Đó là: Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường <br />
(Vụ GD Mầm non). Dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong chương trình <br />
song ngữ Êđê Việt (Vụ GD Dân tộc). Nghiên cứu thử nghiệm giáo dục song <br />
ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (Trung tâm Nghiên cứu GD dân tộc). Dạy học tăng <br />
cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1(Nhóm tăng cường năng <br />
lực dạy và học Dự án PEDC). Dạy học lớp 1 cho học sinh dân tộc chưa biết <br />
nói tiếng Việt (Trung tâm Công nghệ GD). Công văn số 8114/ BGD&ĐT GDTH <br />
V/v nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số ban hành ngày 15 <br />
tháng 9 năm 2009. <br />
2. Thực trạng <br />
2.1 Thuận lơi, khó khăn<br />
* Thuận lợi<br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo nhà trường nên ngay từ <br />
đầu năm học các em học sinh lớp 1 đã được làm quen với môi trường học tập <br />
mới.<br />
Bản thân nhiều năm liền dạy lớp 1.<br />
<br />
<br />
4<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
Học sinh dân tộc thiểu số được Đảng và nhà nước quan tâm cấp phát đầy <br />
đủ sách vở và đồ dùng học tập.<br />
100% học sinh được học 8 buổi / tuần. <br />
* Khó khăn<br />
Về nhà trường: Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với nhu cầu giảng dạy.<br />
Về giáo viên: Năng lực không đồng đều, số giáo viên là người dân tộc <br />
thiểu số trong khối chiếm 60% năng lực còn hạn chế.<br />
Về học sinh: Lớp chiếm 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều <br />
em chưa biết cách cầm bút, chưa nhớ các chữ cái, không có khả năng ghi <br />
nhớ, thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Do các em không muốn đi học chỉ muốn <br />
ở nhà vui chơi. Các em chưa có ý thức trong học tập.<br />
<br />
<br />
2.2 Thành công, hạn chế<br />
* Thành công<br />
Đội ngũ giáo viên được trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn, đa số giáo <br />
viên có ý thức tự học tự rèn, nắm vững phương pháp dạy học, vốn kiến thức <br />
được nâng cao. Tìm ra được cách giảng dạy mới để giúp các em dễ ghi nhớ, <br />
nhớ lâu và phát âm đúng, đọc được bài ngay tại lớp. Học sinh hứng thú, thích <br />
đọc bài, hiểu được một số từ ngữ đơn giản. <br />
* Hạn chế<br />
Tuy nhiên, vẫn có giáo viên còn hạn chế về kiến thức, về kỹ năng sư <br />
phạm trong việc sử dụng các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, …Một <br />
số học sinh do hay nghỉ học nên chưa tiếp thu bài học một cách liền mạch dẫn <br />
đến khả năng đọc chưa tốt.<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Học sinh thích đọc bài. Giáo viên biết khắc phục những khó khăn trong <br />
việc dạy tiếng Việt cho HSDTTS, nghiên cữu kĩ chương trình môn học.<br />
* Mặt yếu<br />
Một số em còn thụ động khi tiếp thu kiến thức, đọc còn chưa rõ ràng rụt <br />
rè khi được gọi đọc bài, khả năng ghi nhớ chưa cao.<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
<br />
<br />
5<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng <br />
GD&ĐT, sự quan tâm phối hợp của địa phương, sự chỉ đạo linh hoạt của Ban <br />
lãnh đạo nhà trường, sự nỗ lực của các anh chị em giáo viên và sự hợp tác của <br />
cha mẹ học sinh đã tạo nên nguồn động lực lớn thúc đẩy việc dạy và học ngày <br />
càng đi vào khuôn khổ, nề nếp đối với thầy và trò. <br />
Bên cạnh đó việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở một số giáo viên <br />
còn hạn chế, bởi:<br />
Một vài đồng chí giáo viên tuổi cao, một số giáo viên là người dân tộc <br />
thiểu số khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế.<br />
Một số giáo viên chưa biết vận dụng các nguyên tắc dạy học môn Tiếng <br />
Việt trong thực hành giảng dạy. <br />
Việc chuẩn bị bài và lập kế hoạch bài dạy chưa cụ thể, vận dụng phương <br />
pháp dạy học chưa linh hoạt, chưa đảm bảo quy trình và đặc trưng bộ môn.<br />
Việc hướng dẫn học sinh sửa sai chưa kịp thời, chưa tỉ m ỉ, ch ưa quan tâm <br />
đến việc học tập và sử dụng tiếng phổ thông cho các em ở tại gia đình và trong <br />
cộng đồng. <br />
Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong quá trình dạy của thầy và học của trò <br />
chưa hiệu quả.<br />
Một số giáo viên chưa đầu tư về chuyên môn.<br />
Một số giáo viên chưa coi trọng việc đọc mẫu nên phát âm (đọc mẫu) <br />
chưa đúng với chuẩn. Một số giáo viên còn phát âm theo ngôn ngữ địa phương <br />
các vùng miền của mình nên rất khó khăn khi rèn đọc tiếng Việt cho học sinh.<br />
Một số giáo viên chưa chú ý đến việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ <br />
chức dạy học làm thế nào để các đối tượng học sinh nắm được kiến thức biết <br />
đọc biết viết. <br />
Nguyên nhân là do giáo viên phải dạy nhiều môn, một số giáo viên còn <br />
gặp khó khăn trong cuộc sống nên thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi <br />
những phương pháp dạy học đối với học sinh còn hạn chế. Vì thế chưa tạo <br />
hứng thú lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Bên <br />
cạnh đó tiếng Việt lại là ngôn ngữ thứ hai của các em học sinh dân tộc thiểu <br />
số, đây là kiến thức mới mẻ đối với các em.<br />
2.5 Phân tích đánh giá các yếu tô tác động<br />
Năm học 2013 – 2014 đến nay, tôi được phân công dạy lớp 1 và trực tiếp <br />
giảng dạy môn Tiếng Việt. Khả năng học tập của các em chưa đồng đều, cuối <br />
năm học có em đọc viết rất tốt nhưng vẫn có em chỉ biết đánh vần, có em chưa <br />
<br />
6<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
biết đọc. Tuy nhiên với các em học sinh lớp Một dân tộc thiểu số thì tiếng Việt <br />
là môn học mà các em gặp rất nhiều khó khăn. Cho nên, khi dạy môn Tiếng Việt <br />
nhất là trong thời gian đầu năm, các em rất lúng túng khi sử dụng đồ dùng học <br />
tập và tham gia đọc, viết bài. Thực tế cho ta thấy việc giúp học sinh lớp 1 dân <br />
tộc thiểu số học tốt tiếng Việt là việc làm cần thiết. Rèn phát âm tiếng Việt là <br />
nhiệm vụ rất quan trọng đối với giáo viên Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy rèn phát <br />
âm tiếng Việt hiện nay đang được quan tâm, chú trọng. Có nhiều chuyên đề, <br />
phương pháp đặt ra nhằm nâng cao chất lượng phát âm tiếng Việt, chất lượng <br />
đọc cho sinh lớp 1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt không phải là <br />
ngôn ngữ duy nhất để các em tiếp thu kiến thức và nhận biết thế giới xung <br />
quanh, các em đến trường với một ngôn ngữ hoàn toàn khác ngôn ngữ thường sử <br />
dụng tiếng mẹ đẻ, bởi vậy tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng nhiều đến quá trình học <br />
tiếng Việt của trẻ. Một số giáo viên chưa chú ý đến việc rèn phát âm cho học <br />
sinh, chưa thấy được tầm quan trọng của việc đọc đúng, đọc tốt có tác dụng cao <br />
trong quá trình dạy học và chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn học Tiếng <br />
Việt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Một số giáo viên thì đã thực hiện tuy <br />
nhiên việc thực hiện chưa đúng cách, chưa phù hợp với thực tế dẫn đến hiệu <br />
quả đạt được chưa cao. Đa số học sinh mặc dù đã được học qua trường mầm <br />
non nhưng chưa nắm được 29 chữ cái, chưa biết cách cầm bút, chưa nhận biết <br />
được dòng kẻ trên bảng con và vở viết. Một số em gia đình khó khăn cha mẹ đi <br />
làm xa không quan tâm nhắc nhở các em học tập. Một số em bố mẹ mất sớm <br />
phải ở với ông bà nên thiếu sự giúp đỡ, an ủi khi học tập. Một số em hay nghỉ <br />
học theo cha mẹ đi làm nên tiếp thu kiến thức không liền mạnh dẫn đến không <br />
đọc, viết được. Một số em do tuổi lớn, khó khăn về học khả năng tiếp thu bài <br />
hạn chế. Nhận thức được sự cần thiết của việc nghe, nói, đọc viết tiếng Việt <br />
đối với các em học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, tôi đã tìm tòi đổi mới hình thức <br />
tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học môn tiếng <br />
Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số.<br />
Việc học tiếng Việt với học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt là học sinh lớp <br />
1 chủ yếu học qua các hoạt động ở trường. Ở nhà, các em ít được giao tiếp <br />
bằng tiếng Việt bởi lẽ vốn tiếng Việt của bố mẹ, anh, chị và những người sống <br />
xung quanh các em còn hạn chế. Chính vì vậy các em không được tiếp cận vốn <br />
tiếng Việt do người thân mang lại cho nên việc dạy học tiếng Việt đối với học <br />
sinh lớp 1 càng khó khăn đối với các thầy, cô giáo, những người tâm huyết với <br />
nghề dạy trẻ nhất là những người đang trực tiếp tham gia giảng dạy trong vùng <br />
dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó một số gia đình còn cho con em nghỉ học đi <br />
nương đi rẫy trong dịp mùa màng. Một số em ít được cha mẹ quan tâm nhắc nhở <br />
các em đi học, còn đổ lỗi và đẩy trách nhiệm cho giáo viên. Việc đi học không <br />
đều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Lớp học có nhiều đối tượng <br />
<br />
7<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
khác nhau, việc phân chia kiến thức trong một tiết học còn nhiều khó khăn và <br />
hạn chế.<br />
Đặc biệt ở lớp tôi dạy với 100% là học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh <br />
gia đình nhiều em gặp không ít khó khăn do đó các em đi học còn thiếu thốn <br />
nhiều thứ cụ thể có em chưa có bộ quần áo đồng phục, có em đến lớp quên bút, <br />
quên chì, quên bảng con. Thậm chí có em còn không có cặp đựng sách mà chỉ <br />
đựng sách vở bằng chiếc túi ni lông nên việc mất đồ dùng học tập xảy ra <br />
thường xuyên,… Do ảnh hưởng của tiếng mẹ nên đa số các em tiếp thu bài chưa <br />
tốt, khả năng ghi nhớ chậm. Do đó việc dạy học tiếng Việt cho các em lại càng <br />
khó hơn. <br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cấp bách <br />
nhằm giúp các em phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Giúp học sinh củng <br />
cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm <br />
chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Từ đó nâng <br />
cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, <br />
biết sử dụng tiếng phổ thông vào trong cuộc sống hằng ngày, giúp các em hòa <br />
nhập với cộng đồng. Đó cũng là giúp các em có kĩ năng giao tiếp tốt trong cuộc <br />
sống hằng ngày.<br />
<br />
<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
Biện pháp thứ nhất. Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy phù hợp <br />
với từng đối tượng học sinh<br />
* Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng <br />
Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, CV <br />
9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội <br />
dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV <br />
5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chính nội dung <br />
dạy học, thông tư 30/ TT – BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn đánh <br />
giá xếp loại học sinh. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động cho giáo <br />
viên nên ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp được một tuần, tôi tiến hành <br />
kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyện môn <br />
<br />
<br />
8<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
và nhà trường và phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như <br />
sau:<br />
Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc viết, khó khăn <br />
về hoàn cảnh gia đính)<br />
Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn<br />
Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu<br />
Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần <br />
gũi, thân thiện, quan tâm tất cả HS nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em. <br />
Kiểm tra sĩ số hàng ngày và giành thời gian giúp đỡ HS khó khăn. Các giờ ôn của <br />
buổi chiều tôi yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong <br />
cùng một giờ học.<br />
Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi hướng dẫn thật kĩ rồi phát âm mẫu <br />
sau đó gọi các em đọc nhiều lần hơn các em ở nhóm 3. Khi viết tôi chỉ yêu cầu <br />
các em viết 1 dòng. Các dạng bài đọc và viết về vần, các bài luyện tập tổng đều <br />
có thể vận dụng phương pháp này. <br />
Ví dụ; Khi dạy bài 7 âm / ê /, / v / trang 16 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 <br />
Tập 1: Tôi phát âm mẫu, hướng dẫn cách mở miệng để phát âm, tôi cho các em <br />
ở nhóm 3 phát âm lại rồi gọi các em ở nhóm 1 phát âm, lúc này tôi quan sát xem <br />
phát hiện những khó khăn mà các em thường gặp khi phát âm để uốn nắn kịp <br />
thời. tôi cho các em đó phát âm lại 2 đến 3 lần rồi mới chuyển sang em khác. <br />
Trước khi chuyển sang phần viết, tôi lại cho các em ở nhóm 1 phát âm lại sau đó <br />
yêu cầu viết chữ ghi âm ê, v mỗi chữ chỉ một nửa dòng, trong khi đó các em ở <br />
nhóm 2 viết thêm chữ ứng dụng mỗi chữ một nửa dòng còn các em ở nhóm 3 <br />
viết cả chữ ghi âm lẫn chữa ứng dụng nhiều hơn mỗi loại như trên từ 1 dòng. <br />
Sau khi học xong phần âm, tôi hướng dẫn các em ôn tập phát hiện xem âm nào <br />
còn nhiều em chưa phát âm được đưa ra biện pháp giúp đỡ trong các tiết học sau. <br />
Hoặc dạy bài 29 vần /ia/ trang 60 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Tập 1, lúc này <br />
chuyển sang phần vần, tôi hướng thật kĩ cách ghép âm thành vần rồi yêu cầu các <br />
em nhóm 1 đọc đi đọc lại nhiều lần và viết vần mỗi loại một nửa dòng. Các em <br />
nhóm 2 viết thêm từ khóa, còn các em nhóm 3 viết vần, từ khóa mỗi loại 2 dòng. <br />
Trong lúc các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu thì tôi theo dõi quan sát, <br />
nhắc nhở và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn mà nhát là đối với các em chưa <br />
biết cầm bút, tôi hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm bút, điểm đặt bút và bắt tay các em <br />
đưa bút viết. Khi dạy Tập đọc bài Hoa ngọc lan, trang 64 sách giáo khoa Tiếng <br />
Việt 1, tập 2. Tôi đọc mẫu rồi hướng dẫn các em đọc từ khó. Nếu em nào chưa <br />
đọc được thì gợi ý phân tích tiếng sau đó đánh vần, đọc trơn từ rồi giúp các em <br />
<br />
<br />
9<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
dùng bút chì chia câu. Các em khó khăn chỉ cần đọc một câu. Còn các em khác <br />
đọc đoạn, đọc cả bài.<br />
Nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy môn học, vận <br />
dụng phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với học sinh lớp mình <br />
dạy. Giờ học sinh động hấp dẫn, diễn ra thoải mái hơn khi giáo viên biết tổ <br />
chức các hoạt động dạy học phong phú. Vi dụ trong một giờ học vần, tôi đã tổ <br />
chức cho các em hoạt động cá nhân khi ghép, đọc, viết; hoạt động nhóm khi đọc, <br />
… , tổ chức xen lẫn các trò chơi học tập nhằm khắc sâu kiến thức. Như vậy em <br />
nào cũng được hoạt động, không có em nào ngồi chơi.<br />
Thực hiện theo tài liệu hướng dẫn tăng thời lượng dạy môn Tiếng Việt <br />
lớp 1 cho học sinh dân thiểu số. Mỗi bài Học vần dạy tăng từ 2 tiết thành 3 tiết, <br />
mỗi bài Tập đọc dạy tăng từ 2 tiết thành 3 tiết. Với thời lượng như vậy nên <br />
trong mỗi tiết dạy, tôi có thời gian giúp các em luyện tập nhiều hơn. Vì thế, <br />
trong mỗi tiết dạy, tôi theo dõi phát hiện ngay những chỗ các em yếu kém để <br />
luyện tập ngay. Tôi đưa ra các câu hỏi ngắn gọn phù hợp đảm bảo tất cả học <br />
sinh hiểu và làm theo được. Nếu học sinh chưa biết đọc âm vần thì tôi chưa <br />
chuyển sang dạy đọc từ ngữ ứng dụng, đọc câu ứng dụng hoặc luyện nói. Trong <br />
quá trình dạy, tôi luôn luôn theo dõi khen ngợi và có biện pháp hỗ trợ các em <br />
ngay. Có như vậy các em mới nhận thấy mình đã làm được việc gì và việc gì <br />
chua làm được từ đó các em cố gắng hơn. <br />
Ví dụ: dạy bài 58 vần /inh/, /ênh/ trang 118 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 <br />
Tập 1, sau khi đã cho các em nhận biết vần /inh/, tôi yêu cầu tất cả các em trong <br />
lớp đều đọc vần /inh/, theo dõi phát hiện những em chưa đọc được, lúc này tôi <br />
tiếp tục cho các em phân tích lại vần, tiếng rồi cho các em đọc đi đọc lại nhiều <br />
lần đến khi các em đã đọc đúng thì mới chuyển sang dạy vần /ênh/, từ ngữ ứng <br />
dụng,… Trước khi vào học tiết học sau phải kiểm tra các em học sinh khó khăn <br />
hoặc kiểm tra xen lẫn trong tiết học. <br />
Khi dạy phần luyện tập tổng hợp, đây là kết quả của việc dạy phần âm <br />
và vần. Nếu các em phát âm và đọc đúng các phụ âm, nguyên âm và vần thì phần <br />
luyện tập tổng hợp sẽ dễ dàng hơn. Nhưng không phải em nào cũng đọc và phát <br />
âm tốt. Vì vậy, tôi lựa chọn phương pháp hình thức dạy học sao cho tất cả các <br />
em đều đọc được. <br />
Ví dụ dạy bài Trường em: Việc đầu tiên tôi đọc mẫu thật chuẩn, sau đó <br />
hướng dẫn đọc tiếng, từ khó. Trường hợp em nào chưa đọc được, tôi lại dùng <br />
phương pháp phân tích tổng hợp để các em nhớ lại phụ âm, nguyên âm, vần từ <br />
đó ghép thành tiếng và đọc. Khi đã đọc đứng các tiếng từ khó, tôi tiếp tục hướng <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
dẫn xác định câu rồi tổ chức luyện đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc đồng thanh. Em <br />
khó khăn đọc theo em năng khiếu, dần dần đọc đúng và tốt hơn.<br />
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan<br />
Như chúng ta biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp Một nói riêng <br />
và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu tượng còn hạn <br />
chế, các em hay bắt chước và làm theo. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải <br />
dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ <br />
dùng dạy học giúp tôi chuyển tải thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư <br />
cách, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt <br />
động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng <br />
thú cho học sinh học tập. Trong tiết học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì <br />
tiết học đó diễn ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, kết <br />
quả học tập không cao. Vì thế đồ dùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định <br />
hiệu quả trong mỗi giờ học, môn học nhất là đối với các em học sinh khó khăn.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài 55 vần /eng/, / iêng/ trang 112 Sách giáo khoa Tiếng <br />
Việt 1, Tập 1: Để giúp học sinh nhận diện được vần và từ khóa một cách chắc <br />
chắn, tôi yêu cầu các em tìm trong bộ chữ ghép vần eng. Qua việc thực hành trên <br />
đồ dùng các em nhận ra được ngay vần eng gồm hai âm /e/và /ng/, âm /e/ đứng <br />
trước, âm /ng/ đứng sau rồi đánh vần e – ngờ eng. Sau đó nêu câu hỏi gợi mở <br />
giúp các em tìm thêm phụ âm đầu và dấu thanh tiếp tục ghép tiếng xẻng rồi phân <br />
tích tiếng. Trên cơ sở thực tế được thao tác, các em nắm chắc cấu tạo tiếng từ <br />
đó đánh vần đúng hơn. Sau khi đã hình thành được tiếng khóa, lúc này tôi giới <br />
thiệu chiếc lưỡi xẻng thật, các em được quan sát nhận xét nêu ra từ khóa. Sẽ có <br />
nhiều lời nhận xét đưa ra, lúc này tôi giải thích để các em hiểu rõ lưỡi xẻng là <br />
vật dụng trong gia đình làm bằng sắt dùng để xúc, đào. Để khắc sâu kiến thức, <br />
tôi tổ chức cho các em tìm tiếng, từ có vần /eng/ bằng cách phát cho mỗi nhóm <br />
một cái hộp trong đó có các từ ngữ chứa vần vừa học và các từ ngữ đã học ở bài <br />
trước rồi gắn tranh lên bảng, yêu cầu các em nhìn tranh gắn được từ ngữ tương <br />
ứng dưới mỗi tranh. Được thực hành, được quan sát từ những hình ảnh như thế <br />
các em sẽ dễ nhớ và nhớ chính xác hơn các vần và các từ được học bởi các em <br />
có sự liên tưởng từ vật thật đến vần của bài học.<br />
Như vậy dùng tranh, ảnh, vật thật trong các giờ Tiếng Việt giúp học sinh <br />
nhớ vần và từ tốt hơn. Tranh, ảnh, vật thật không chỉ đóng vai trò trong quá trình <br />
hình thành kiến thức mới mà nó còn có vai trò rất lớn trong phần luyện nói ở các <br />
tiết Tập đọc môn Tiếng Việt lớp 1, tập 2.<br />
Ví dụ: Bài Quà của bố – Trang 86 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập 2. Sau <br />
phần luyện đọc, tôi tiến hành cho các em nói câu chứa tiếng có vần /oan/, /oat/. <br />
<br />
11<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
Nếu cứ dạy chay không có tranh thì đối với các em sẽ rất khó nói được một câu <br />
đầy đủ. Tôi lần lượt treo tranh chụp cảnh các bạn đang quay quần bên mâm hoa <br />
quả bánh kẹo cùng một ngọn đuốc. Sau khi quan sát, với sự gợi ý của tôi, các em <br />
khó khăn cũng nói được câu hoàn chỉnh Chúng em vui liên hoan và phát hiện <br />
tiếng hoan chứa vần oan. Còn các em năng khiếu không những nói được câu theo <br />
tranh mà còn nói câu khác cũng có tiếng chứa vần /oan/ mà không cần dựa vào <br />
tranh. <br />
Như vậy rõ ràng trong cùng một giờ học, tôi đã vận dụng khéo léo tranh, <br />
ảnh nên vừa phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh năng khiếu lại <br />
vừa tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh học chậm, khó khăn.<br />
Thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh. Hệ thống kiến thức cơ <br />
bản cho học sinh theo từng chương, từng chủ đề. Học sinh quên chỗ nào, không <br />
rõ chỗ nào tôi bổ sung kịp thời chỗ đó. Cho học sinh thực hành nhiều lần, nhiều <br />
bài để khắc sâu kiến thức. Đối với những bài ôn tập, hệ thống kiến thức cơ <br />
bản, tôi đã sử dụng bảng phụ ghi những nội dung cần ghi nhớ. Ví dụ : Tôi ghi <br />
tất cả các âm, vần đã học vào bảng phụ treo cạnh bảng. Yêu cầu học sinh tự <br />
nhẩm đọc và đọc đồng thanh cả lớp trước khi vào bài mới. Những lúc quên, các <br />
em có thể nhìn vào bảng phụ để nhớ lại.<br />
* Phương pháp trò chơi<br />
Như chúng ta đã biết học sinh lớp Một rất hiếu động hay bắt chước và <br />
học theo. Trò chơi học tập là một loại hoạt động không thể thiếu được trong <br />
mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp các em phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò <br />
chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học <br />
'' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của <br />
các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần <br />
củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập <br />
trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi <br />
khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho <br />
học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của <br />
các em cao hơn. Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã soạn thảo nội dung <br />
trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ <br />
nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp <br />
dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua <br />
giành phần thắng cho các em bên tham gia.<br />
Ví dụ : Dạy bài 64 /im/, /um/ trang 130 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, <br />
tập 1. Tôi tổ chức cho các em trò chơi Tìm chữ bí ẩn. Đầu tiên, tôi giới thiệu tên <br />
trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi, chia nhóm rồi phát cho mỗi <br />
<br />
12<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
nhóm một hộp có đựng các tiếng, từ chứa vần /im/, /um/, quy định thời gian chơi <br />
và tiến hành cho các em chơi. Ngoài những tiếng từ có sẵn trong hộp, tôi khuyến <br />
khích các em học sinh năng khiếu tự tìm ghép tiếng, từ khác. Trong thời gian học <br />
sinh chơi, tôi theo dõi nhắc nhở các em. Sau khi hết thời gian chơi, tôi tiến hành <br />
đánh giá kết quả chơi. Tôi động viên, khen ngợi tinh thần khi tham gia trò chơi <br />
của các em, rồi cho các em đọc lại tiếng, từ vừa tìm được như vậy các em sẽ <br />
nắm chắc kiến thức vừa học. <br />
Hay khi dạy bài 69 /ăt/, /ât/ trang 140 sách giáo Tiếng Việt lớp 1 tập 1, tôi <br />
tổ chức cho các em chơi trò chơi nhìn tranh, vật thật đoán chữ. Tôi lần lượt chỉ <br />
vào đôi mắt mình, bắt tay một em học sinh và đưa ra chai mật ong sau mỗi lần <br />
như vậy gọi các em lên bảng gắn từ tương ứng. Qua trò chơi này giúp các em <br />
nhớ vần mới, phát triển tư duy sáng tạo tìm nhanh các tiếng có vần mới, đọc và <br />
viết các tiếng, từ đó . <br />
Hoặc khi dạy bài 103: Ôn tập, tôi đã tổ chức cho các em trò chơi hái hoa <br />
dân chủ. Tôi chuẩn bị một số bông hoa bằng giấy trên mỗi bông hoa ghi một từ <br />
có âm hoặc vần mới học ở mặt giấy phía trong. Các em lần lượt lên hái rồi đọc <br />
từ ghi ở bông hoa. Đối với các em năng khiếu sau khi đọc xong học sinh phải nói <br />
một cụm từ hoặc một câu trong đó có các từ đã học. Thông qua trò chơi giúp các <br />
em luyện nhẩm đánh vần nhanh để đọc trơn cả tiếng, cả từ, dùng từ đã học để <br />
tạo từ ngữ hoặc câu ngắn.<br />
Với những trò chơi mà tôi đã tổ chức trong các giờ học đã tạo cho các em <br />
sự chú ý, tinh thi đua, khắc sâu kiến thức. Thông qua việc tổ chức các trò chơi <br />
này, tôi nhận thấy để trò chơi có hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị trò chơi thì việc <br />
lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung bài cũng là điều quan trọng.<br />
* Phương pháp làm mẫu<br />
Làm mẫu cũng là việc làm quan trong khi dạy tiếng Việt đối với học sinh <br />
dân tộc thiểu số. Nếu thầy phát âm chuẩn thì trò cũng phát âm chuẩn. Bởi vậy <br />
trong mỗi giờ dạy tiếng Việt, tôi đều chú ý đến khâu phát âm mẫu, khâu rèn kỹ <br />
năng đọc (kỹ năng phát âm) cho học sinh. Chú ý lắng nghe, quan sát và kịp thời <br />
hướng dẫn sửa sai cho các em, vì đọc mẫu và rèn kỹ năng đọc không tốt dẫn <br />
đến học sinh bắt chước đọc sai, đọc ngọng lâu dần thành quen rất khó sửa. Học <br />
sinh các dân tộc khác nhau thì cách phát âm cũng khác nhau. Ví dụ học sinh dân <br />
tộc Ê đê khi phát âm các âm lưỡi đều uốn cong và bật mạnh dẫn đến các âm <br />
phát ra gần như đều có thêm dấu nặng. Vì vậy khi dạy phát âm, tôi chú ý làm <br />
mẫu để học sinh quan sát được các cơ quan phát âm như môi, răng, lưỡi... Ví dụ <br />
khi dạy bài 13: /n/, /m/ trang 28 sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1, sau khi viết <br />
âm /n/ lên bảng tôi phát âm mẫu và hướng dẫn cách phát âm rồi gọi từng em phát <br />
<br />
13<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
âm và sửa sai ngay. Tôi chú ý rèn học sinh bắt đầu từ phần âm tiếng Việt nhất <br />
là các phụ âm tiếng Việt, rèn kỹ việc phát âm khi học ở phần âm như sau: <br />
Đối với các âm học sinh phát âm sai nhiều như âm: b/v, p/ph, t/th ch/ <br />
tr...Thì tôi đã phân loại đưa về nhóm âm có đặc điểm phát âm giống nhau, <br />
sau đó mô tả và dùng các bộ phận cấu âm để phát âm mẫu một cách tỉ mỉ. Ví <br />
dụ phụ âm b là phụ âm tắc hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi <br />
như phụ âm v lại là phụ âm hữu thanh dây thanh rung hay (phụ âm p là phụ <br />
âm sát hơi đi qua kẽ hở miệng, nhưng phụ âm ph lại là phụ âm tắc hơi bị <br />
cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi, dây thanh rung) hoặc (phụ âm t thì <br />
luồng hơi ra đằng mũi còn phụ âm th thì luồng hơi sẽ ra theo miệng), học <br />
sinh quan sát tôi phát âm và thực hành theo. Trong khi học sinh phát âm, tôi <br />
quan sát phát hiện kết hợp sửa sai kịp thời. Phải luyện phát âm thật kỹ nhiều <br />
lần, đúng mới thôi. Chú ý hướng dẫn các em cách lấy hơi, nhấn giọng. <br />
Đối với các vần học sinh hay phát âm sai như vần: ui/iu, eo/oe, ưu/ươu, <br />
eng/anh/em, ua/ươ, êch/êt, it/uyt, ăm/ ăp,…thì tôi cho học sinh phân tích kỹ cấu <br />
tạo, đánh vần, đọc trơn thành thạo từng vần rồi mới so sánh sự giống và khác <br />
nhau giữa các vần đã học, so sánh rồi rút ra cách đọc. Điểm mấu chốt ta có thể <br />
cho học sinh dùng thẻ để tạo từ, dùng đồ dùng trực quan để giải nghĩa từ kết <br />
hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của tiếng mẹ đẻ. Học sinh nắm vững cấu tạo <br />
vần, tiếng, hiểu nghĩa từ kết hợp quan sát khẩu hình, luyện dần sẽ đọc đúng. <br />
Đa số các em đọc còn nhầm lẫn các dấu thanh, tiếng có thanh thì đọc <br />
không thanh, tiếng không có dấu thanh thì đọc có dấu thanh. Ví dụ: bình tĩnh/ <br />
bình tính; nương rẫy / nương rấy, nhà trường/ nhà trương, ý muốn/ ý muộn …<br />
Thì tôi cho các em nắm vững cấu tạo, cách phát âm từng dấu, dùng thẻ tạo từ, <br />
nắm nghĩa của từ qua đồ dùng trực quan hoặc bằng hành động trực tiếp để từ <br />
đó phát âm đúng và tự sửa sai các dấu thanh. <br />
Trong khi học sinh đọc, nói (phát âm) tiếng Việt tôi theo dõi quan sát từng <br />
em, phát hiện chỗ các em đọc sai để kịp thời sửa ngay và hướng dẫn các em đọc <br />
theo tốc độ quy định, không quá chậm hoặc quá nhanh, đọc, nói đủ to cho tất cả <br />
các bạn trong lớp nghe được, rèn tư thế đứng tự tin, thỏa mái khi đọc, nói tiếng <br />
Việt. Đối với những em đọc sai chính âm tiếng Việt, tôi đã rèn luyện để các em <br />
đọc đúng, đọc đủ, không đọc thừa, đọc sót âm, tiếng, từ,…Đọc với tốc độ vừa <br />
phải, giọng đọc phải phù hợp với yêu cầu và nội dung từng bài.<br />
Bên cạnh đó vẫn có những em phát âm bị khuyết âm trong tiếng tiếng <br />
Việt, còn lẫn lộn giữa vần ưng/ ưn, uông/ uôn, iêng/iên. Ví dụ khi dạy đọc từ <br />
ngữ ứng dụng bài 75: ang, anh có em đọc "bánh chưng" thành "bánh chưn". <br />
Nguyên nhân chính là các em chưa biết vị trí các cơ quan phát âm và phối hợp <br />
<br />
<br />
14<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
giữa các cơ quan đó. Vì thế tôi yêu cầu các em quan sát kĩ tôi phát âm mẫu rồi <br />
gọi các em phát âm lại. Nếu phát âm đúng "bánh chưng" hơi sẽ bị chặn lại ở <br />
một vị trí trong khoang miệng, Khi các em làm sai hay chưa làm được, tôi không <br />
la mắng hoặc phê bình các em, mà nhẹ nhàng chỉ bảo cho các em. Trong giờ học, <br />
tôi đi xuống bên học sinh xem em nào đã làm được còn em nào làm chưa làm <br />
được để kịp thời giúp đỡ các em, chỉ cụ thể cho các em. Nhất là với các em khó <br />
khăn về đọc và viết, tôi đọc lại cho các em nghe rồi gợi ý để các em phân tích <br />
nhớ lại cấu tạo của tiếng hay bắt tay các em viết cho đúng. Hướng dẫn chi tiết <br />
cho các em tư thế ngồi học đúng, cách cầm sách khi đọc, cách cầm bút viết, cách <br />
trình bày bài vở, cách học tập ở lớp, ở nhà. Tất cả cần làm mẫu và yêu cầu học <br />
sinh làm theo. Dần dần các em có thói quen, có kĩ năng kĩ xảo trong việc học tập. <br />
Từ đó tạo ra không khí thoải mái, tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động <br />
học. Qua đó, tôi nắm được một phần nào những sở thích, những niềm vui hoặc <br />
những khó khăn của các em trong học tập hay trong sinh hoạt hàng ngày.<br />
Biện pháp thứ hai: Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy <br />
học<br />
Việc vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học sẽ có tác dụng rất <br />
lớn đến hiệu quả giảng dạy. Học sinh được luyện tập kĩ năng đọc, viết theo <br />
nhiều hình thức, chống học vẹt. Giúp các em ghi nhớ bằng nhiều giác quan cách <br />
đọc, cách viết mà không nhàm chán và ghi nhớ bài học tốt hơn. Là cơ hội để các <br />
em đều được luyện đọc, luyện viết, luyện nói, được làm việc tập thể theo <br />
nhóm, học cách hợp tác với bạn bè trong học tập. Nó tạo môi trường thuận lợi <br />
cho việc giao tiếp, cho việc rèn luyện bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, <br />
đọc, viết). <br />
Khi dạy một tiết học vần, tôi đã cho các em đọc thành tiếng trên bảng lớp, <br />
trong sách giáo khoa bằng nhiều hình thức đọc nhẩm, đọc thành tiếng . Thực <br />
hiện song song với việc luyện đọc thì luyện viết cũng không kém phần quan <br />
trọng. Các em được luyện viết vào bảng con, viết trên bảng lớp, viết trong vở <br />
tập viết. Sau khi đọc, viết thành thạo, tôi tổ chức cho các em tập nói câu, nói <br />
theo chủ đề. Khi tổ chức các hình thức học tập, tôi đã kết hợp sử dụng đúng lúc, <br />
đúng chỗ, tận dụng thế mạnh của mỗi hình thức học tập trong quá trình dạy học <br />
như học cá nhân theo nhóm cả lớp thích hợp với các nội dung học tập. Trong <br />
quá trình thực hiện, tôi luôn luôn gần gũi, kịp thời khen ngợi, ghi nhận những <br />
tiến bộ của học sinh, động viên các em tiếp tục phát huy, tạo sự tự tin trong học <br />
tập cho các em. Đối với các em năng khiếu tôi khuyến khích, gợi mở bằng <br />
những câu hỏi khái quát hơn. Với những em học sinh khó khăn tôi đưa ra câu hỏi <br />
nhỏ sát với nội dung cần trả lời. <br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Người thực hiện: Trần Thị Minh – Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
Đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 DTTS học tốt môn Tiếng Việt<br />
Ví dụ khi dạy Tập đọc bài Tặng cháu trang 49 sách giáo khoa Tiếng <br />
Việt 1, tập 2. Tôi hỏi <br />
+ Bác Hồ tặng vở cho ai? <br />
+ Bác mong các cháu làm điều gì? <br />
+ Em đã làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác? <br />
Thông qua các câu hỏi, các em hiểu nội dung bài đọc, biết liên hệ thực tế <br />
và rèn kĩ năng sống. <br />
<br />
<br />
<br />
Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà<br />
Đến trường các em đư