Mục lục<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................2<br />
2. Mục đích nghiên cứu...................................................... 3 <br />
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 3<br />
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3<br />
5. Phạm vi nghiên cứu.......................................... 3 <br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận................................................................................................... 4<br />
2. Thực trạng vấn đề........................................................................................ 5<br />
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề............................................................... 7<br />
4. Kết quả đạt được........................................................................................14<br />
<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
<br />
1. Kết luận........................................................................................................ 15<br />
2. Kiến nghị, đề xuất...................................................................................... 16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
ĐỀ TÀI<br />
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC <br />
TRÒ CHƠI TRONG MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC<br />
<br />
<br />
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
1.1. Lý do chọn đề tài: <br />
Hiện nay giáo dục đang là “Quốc sách hàng đầu” được Nhà nước chú trọng <br />
đến, giáo dục không chỉ là đưa những kiến thức xã hội, khoa học tự nhiên đến <br />
với học sinh mà nó còn hội tụ đủ các yếu tố “ chân, thiện, mỹ”. Đặc biệt là đối <br />
với sức khỏe.<br />
Giáo dục thể chất cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội <br />
đều quan tâm bởi vì “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” để ngày mai thế <br />
giới có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt, con người có sức khỏe <br />
tốt thì ngay từ bây giờ cũng như về sau chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến <br />
thức, có sức khỏe và có tâm hồn để đáp ứng với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện <br />
đại hóa đất nước. <br />
Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được quan tâm nhưng quan trọng hơn <br />
vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và <br />
trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh, ươm mầm đầu tiên những nhân tài cho <br />
xã hội, những chủ nhân tương lai của đất nước, ở lứa tuổi này tâm lý của các <br />
em rất nhạy cảm, rất dễ xúc động và dễ giáo dục. Chính vì thế học sinh ngày <br />
càng được giáo dục một cách toàn diện ( văn thể mĩ …) khi lớn lên các em là <br />
một công dân vừa có trí tuệ vừa có một thân hình đẹp, vừa có một sức khỏe tốt. <br />
Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ học thể dục ở trường <br />
Tiểu học EaBông thì đa số học sinh hứng thú, ham thích song bên cạnh đó vẫn <br />
còn một bộ phận nhỏ học sinh do điều kiện sống, do sự phát triển tâm sinh lí <br />
của các em chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học, tác phong chậm chạp <br />
<br />
<br />
2<br />
chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức tự giác trong học tập còn hạn chế dẫn <br />
đến tiếp thu bài học còn thụ động. <br />
Là một giáo viên dạy môn thể dục của nhà trường luôn thôi thúc tôi làm thế <br />
nào trong mỗi giờ học các em đều hứng thú học tập, không còn rụt rè tạo sự vui <br />
vẻ, thoải mái và không kém phần chất lượng trong những tiết học thể dục, tiếp <br />
thu bài một cách tốt nhất chính vì vậy với kinh nghiệm đúc kết của bản thân và <br />
học hỏi từ đồng nghiệp đi trước tôi mạnh dạn quyết định lựa chọn đề tài: <br />
“Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi trong môn thể dục ở <br />
trường Tiểu Học”.<br />
1.2. Mục đích nghiên cứu:<br />
Nhằm tìm ra những “Biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn <br />
” để tìm ra hướng giải quyết một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần <br />
lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của <br />
học sinh.<br />
Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, phát triển các tố <br />
chất về thể lực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên luyện tập thể dục, <br />
thể thao.<br />
Trang bị cho học sinh một số hiểu biết những kỹ năng cơ bản về đội hình <br />
đội ngũ, về thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cần thiết <br />
thường gặp trong đời sống hàng ngày như: Đi, chạy, nhảy, ném, mang, vác … <br />
Phù hợp với khả năng, đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi.<br />
Giáo dục và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp luyện tập thể dục thể <br />
thao, có được ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi, lành mạnh, <br />
có tính tự giác, kỷ luật cao trong luyện tập. Giáo dục thể chất trong trường học <br />
còn góp phần bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.<br />
1.3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đối tượng: Học sinh từ “ Lớp 1 đến lớp 5”. Năm học 20132014<br />
Thời gian xây dựng đề cương: Ngày 10 tháng 6 năm 2013<br />
Địa điểm: Trường tiểu học EaBông xã EaBông Krông Ana Đắk Lắk.<br />
1.4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a. Cơ sở lý luận: <br />
Tham khảo sách, báo và thu thập tài liệu có liên quan như 100 trò chơi vận <br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
động cho học sinh tiểu học, phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh...<br />
b. Cơ sở thực tiến: <br />
Phương pháp làm mẫu.<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp rèn luyện thực hành.<br />
Phương pháp đàm thoại: trao đổi với đồng nghiệp, dự giờ thăm lớp.<br />
Phương pháp trò chơi vận động.<br />
1.5. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Ngoài những trò chơi trong chương trình giảng dạy tôi còn áp dụng thêm 1 <br />
số trò chơi dân gian, trò chơi phụ đạo thêm cho học sinh một số kiến thức như: <br />
Toán, Tiếng Việt, Âm Nhạc.<br />
Phần 2: NỘI DUNG<br />
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:<br />
Trên cơ sở đan xen các trò chơi vận động vào trong mỗi tiết học với mục <br />
đích tạo cho các em sự hăng say, nhiệt tình, thích thú với môn học. Vì vậy chúng <br />
ta cần phải biết cách vận dụng một số yêu cầu để giảng dạy đạt hiệu quả cao <br />
trong các trò chơi ở trường tiểu học dựa trên cơ sở quan điểm tích cực hóa các <br />
hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học.<br />
Muốn vận dụng một số yêu cầu để giảng dạy đạt hiệu quả cao trong trò <br />
chơi ở trường tiểu học trước hết phải đổi mới về phương pháp giảng dạy. Mà <br />
đổi mới về phương pháp giảng dạy được đặt ra cho yêu cầu đổi mới mục tiêu <br />
giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục cần phải tiến hành đồng bộ với đổi mới <br />
đánh giá kết quả học tập của học sinh.<br />
Để truyền tải kiến thức một cách tốt nhất cho học sinh thì giáo viên cần <br />
phải nghiên cứu, nắm kỹ nội dung trò chơi, làm mẫu cho học sinh trước khi cho <br />
các em vào thực hành, cần phân tích rõ cách chơi một cách ngắn gọn, súc tích, <br />
dễ hiểu và có thể thêm hình ảnh minh họa cho các em dễ hình dung, tạo sự tập <br />
trung, chú ý cho các em.<br />
Do đặc điểm tâm sinh lí của các em là học sinh tiểu học thường hay hiếu <br />
động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khóa, ảnh hưởng từ các <br />
yếu tố bên ngoài. Vì vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc <br />
nội quy, quy định trong giờ học.<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Chương trình môn thể dục ở trường tiểu học yêu cầu học sinh đạt các mục <br />
tiêu cụ thể sau: <br />
Về kiến thức kỹ năng: <br />
Biết được tên trò chơi.<br />
Nắm vững được cách chơi.<br />
Biết cách chơi và tham gia chơi một cách khéo léo và chủ động.<br />
Biết vận dụng và tự tổ chức được các trò chơi đơn giản đã học vào trong <br />
sinh hoạt hàng ngày ở trường cũng như ở nhà.<br />
Về thái độ hành vi:<br />
Tích cực trong giờ học thể dục và tham gia các hoạt động thể dục thể thao.<br />
Có hành vi đúng với các bạn trong học tập, trong trò chơi vận động.<br />
Có tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật.<br />
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với nhau trong khi chơi.<br />
2.2. Thực trạng vấn đề:<br />
a. Thuận lợi Khó khăn<br />
Thuận lợi: Được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía lãnh đạo nhà trường đã cung <br />
cấp, trang thiết bị đồ dùng dạy học kịp thời từ đó giáo viên giảng dạy cũng như <br />
truyền tải nội dung đến với học sinh một cách dễ hiểu nhất.<br />
Giáo viên được tập huấn thay sách, được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế <br />
bài học theo hướng mới phân chia hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các <br />
phương pháp dạy học theo từng chủ đề.<br />
Học sinh luôn say mê, học hỏi, luôn có nhu cầu được hoạt động do đặc <br />
điểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động.<br />
Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng tồn tại không ít những khó <br />
khăn. Đối với một trường vùng sâu, vùng xa như trường tiểu học Ea Bông gặp <br />
rất nhiều khó khăn cụ thể nào là điều kiện kinh tế gia đình, nào là phong tục tập <br />
quán, nào là thói quen, sở thích chưa phù hợp với thời kì công nghiệp hóa – hiện <br />
đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tỷ lệ học sinh là người dân tộc <br />
thiểu số chiếm 76.2%, số học sinh người Kinh thì cũng do đặc thù ở xa trung <br />
tâm văn hóa nên các em cũng chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin, <br />
không được giao lưu với bạn bè ở địa bàn thuận lợi nên các em còn rụt rè, nhút <br />
nhát, giao tiếp, ứng xử chưa tự tin. Tỷ lệ con em hộ nghèo chiếm 52.9%, đời <br />
sống gia đình thuần nông nên cha mẹ các em chưa có điều kiện quan tâm hoặc <br />
<br />
<br />
5<br />
quan tâm chưa đúng mức đến việc học hành của con cái. Bản thân các em và cha <br />
mẹ còn xem nhẹ môn học, chưa hiểu được tầm quan trọng của môn học. Nhà <br />
trường thì thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu cây xanh bóng mát không có chỗ để cho <br />
các em học tập và rèn luyện, chủ yếu là tận dụng những khoảng đất trống.<br />
Các em còn xem nhẹ trò chơi như chủ yếu là để giải trí còn chưa biết cách <br />
vận dụng các trò chơi vào trong bài học.<br />
Giáo viên hầu hết chưa đa dạng hóa các trò chơi, cách thức tổ chức còn rập <br />
khuôn, chưa đổi mới hình thức tổ chức.<br />
Bài giảng đang mang tính chất lý thuyết nhiều, thiếu hình ảnh minh họa để <br />
các em tập trung hơn.<br />
<br />
<br />
b. Thành công, hạn chế:<br />
Thành công: Qua thực nghiệm nghiên cứu và vận dụng vào chương trình <br />
giảng dạy cho thấy trò chơi vận động đã giúp các em hòa mình hơn, sôi nổi hơn, <br />
hứng thú hơn trong khi tham gia chơi.<br />
Hạn chế: Bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn một số ít học sinh <br />
chưa chủ động, còn rụt rè và chưa thực sự hòa mình vào chơi trò chơi cùng các <br />
bạn.<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu:<br />
Mặt mạnh: + Khi thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự đồng ý, quan <br />
tâm, ủng hộ của lãnh đạo nhà trường và của tập thể giáo viên.<br />
Mặt yếu: + Thời gian thực hiện đề tài ngắn.<br />
+ Tài liệu phục vụ cho đề tài còn hạn chế.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:<br />
* Nguyên nhân thành công<br />
Có kế hoạch chu đáo cho việc thực hiện đề tài.<br />
Có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và sự giúp đỡ của đồng nghiệp.<br />
* Nguyên nhân hạn chế<br />
Bản thân còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực <br />
cho học sinh lĩnh hội kiến thức.<br />
Trang thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Các em đến trường muộn nên có một số em đi học không đúng độ tuổi dẫn <br />
đến tự ti, mặc cảm và xấu hổ nên một số trò chơi không phù hợp với lứa tuổi <br />
các em. <br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra:<br />
<br />
Qua thực nghiệm nghiên cứu và vận dụng vào chương trình giảng dạy, <br />
những thành công và hạn chế khi áp dụng đề tài đã và chưa đạt được trên, tôi <br />
thiết nghĩ làm sao để nền kinh tế ngày một phát triển đi lên, làm sao để dân trí <br />
dân tộc ngày càng cao để những thế hệ con em học sinh học tập ngày càng tốt <br />
hơn đó là một vấn để nan giải mà toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội đang cùng nỗ <br />
lực, cố gắng, trong đó vai trò của ngành giáo dục là vô cùng quan trọng nhằm <br />
giúp các em hoàn thi ệ n mình, không nh ữ ng v ề trí tu ệ mà c ả v ề th ể <br />
ch ấ t, x ứ ng đáng là nh ữ ng ch ủ nhân t ươ ng lai c ủ a đ ấ t n ướ c .<br />
<br />
Để đạt được nh ữ ng v ấ n đ ề đ ặ t ra , trước hết đất nước ta phải có một <br />
cơ chế mở cửa quan tâm đầu tư hơn vào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít <br />
người về kinh tế về văn hóa xã hội để nông thôn thành thị có sự cân bằng hóa.<br />
<br />
Có chính sách tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả đến mọi người dân để <br />
nhân dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà <br />
nước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Ôn luyện và biết tổ chức các trò chơi đơn giản đã học ở các lớp trước, <br />
bước đầu hình thành có kỹ năng tổ chức các trò chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Học mới và nắm vững các trò chơi trong chương trình một cách chủ động, <br />
đúng luật.<br />
Biết vận dụng các trò chơi để vui chơi và tập luyện.<br />
Học sinh nhớ tên các trò chơi đã học các lớp, biết cách chơi.<br />
Học sinh biết tổ chức được các trò chơi đơn giản ở mọi lúc, mọi nơi.<br />
Thông qua đó bước đầu học sinh biết vận dụng được một số điều đã học <br />
vào nề nếp sinh hoạt và học tập ở trường cũng như ở nhà.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Dạy trò chơi cho học sinh là nhằm giúp các em phát triển bốn yếu tố cơ bản <br />
đó là sức nhanh – sức mạnh – sức bền – mềm dẻo và khéo léo giúp các em hứng <br />
thú trong mỗi giờ học, trò chơi đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo, sự mới mẻ, cơ <br />
thể phát triển cân đối hài hòa.<br />
Do đó giáo viên cần thực hiện một số yêu cầu như sau :<br />
Công tác chuẩn bị địa điểm và phương tiện:<br />
Trước khi tổ chức việc giảng dạy trò chơi cho học sinh giáo viên cần phải <br />
nghiên cứu kỹ nội dung trò chơi, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ <br />
phục vụ cho trò chơi (nếu có). Dọn vệ sinh sân chơi, thu nhặt các vật nguy <br />
hiểm để đảm bảo an toàn cho cuộc chơi.<br />
Giới thiệu trò chơi và luật chơi: Khi giới thiệu cách chơi, luật chơi cần <br />
ngắn gọn, dễ hiểu có kèm theo hình vẽ hoặc sơ đồ kết hợp cho học sinh hoặc <br />
nhóm học sinh làm mẫu 12 lần trước khi chơi chính thức, khi giới thiệu trò <br />
chơi có thể liên hệ với những hoạt động thực tế để các em dễ nhớ, dễ chơi. <br />
Đồng thời phải nói rõ mục đích, và yêu cầu của trò chơi, cách chơi và luật chơi <br />
mà mọi người phải nghiêm túc, tự giác thực hiện. Ngoài ra cần nói và thống <br />
nhất với các em cách đánh giá thắng, thua và một số vấn đề khác do đặc thù của <br />
trò chơi quy định.<br />
Tổ chức trò chơi:<br />
Tùy theo tính chất, nội dung trò chơi mà tổ chức đội hình trò chơi khác nhau: <br />
Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hàng ngang, hàng dọc..v..v.. ở mỗi đội làm <br />
sao cho tất cả học sinh đều quan sát được diễn biến trò chơi, đến lượt mình <br />
chơi không bị cản trở, được đảm bảo an toàn. Tập hợp học sinh phân chia các <br />
đội nhóm với số lượng đều nhau, phân công nhiệm vụ cho mỗi học sinh…sao <br />
cho tất cả học sinh đều tham gia vui chơi hợp lý và có hiệu quả tốt.<br />
<br />
<br />
8<br />
Tổ chức trò chơi theo hình thức cùng thi đua với nhau để đạt hiệu quả cao, <br />
những trò chơi sau khi đã chơi nhiều lần có thể tăng thêm yêu cầu như: thay đổi <br />
nhịp, tăng phạm vi hoạt động, khoảng cách, thời gian…làm cho tăng tính hấp <br />
dẫn, kích thích các em hưng phấn.<br />
Điều khiển trò chơi:<br />
Tổ chức cho học sinh chơi cần chu đáo, kiểm soát được lượng vận động, <br />
tránh những hoạt động hoặc bài tập thiếu tính giáo dục, ưu tiên sử dụng những <br />
trò chơi vận động phát huy được kinh nghiệm và hiểu biết của các em.<br />
Giáo viên nên là người điều khiển trò chơi để tạo niềm tin và tâm lý tốt cho <br />
học sinh. Giáo viên như một trọng tài công bằng, tránh thiên lệch. Giáo viên có <br />
thể dùng lời nói, tiếng vỗ tay, tiếng còi hay ký hiệu để tạo cho học sinh có sự <br />
tập trung chú ý. Những trò chơi có sự giám sát của học sinh nên chọn em có uy <br />
tín, trung thực.<br />
Đánh giá và tổng kết trò chơi:<br />
Kết thúc trò chơi căn cứ kết quả thống kê mà giáo viên nắm bắt được, kết <br />
hợp với ý kiến của học sinh để giải thích và công bố kết quả một cách chính <br />
xác song cũng cần phải tế nhị, hấp dẫn, tránh sự chênh lệch làm giảm ý nghĩa <br />
giáo dục của trò chơi. Do đó phải biết động viên khích lệ các em để các em <br />
thắng cuộc không kiêu căng, tự mãn càng phấn khởi và cố gắng hơn, ngược lại <br />
các em thua cuộc vẫn vui vẻ tự rút kinh nghiệm để học tập bạn bè, quyết tâm <br />
phấn đấu giành kết quả trong những trò chơi tiếp theo.<br />
Giới thiệu một số trò chơi điển hình ở các lớp:<br />
<br />
<br />
* Lớp 1:<br />
<br />
<br />
+ Nhảy ô tiếp sức.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
* Lớp 2:<br />
<br />
<br />
+ Bỏ khăn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Bịt mắt bắt dê:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Kết bạn:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
* Lớp 3:<br />
<br />
<br />
+ Thỏ nhảy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Chuyển đồ vật.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Lớp 4:<br />
<br />
<br />
+ Nhảy lướt sóng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
<br />
+ Lăng bóng bằng tay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Lớp 5: <br />
<br />
<br />
+ Chạy tiếp sức theo vòng tròn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Hoàng Anh – Hoàng Yến:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
+ Mèo đuổi chuột:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngoài những trò chơi giảng dạy theo chương trình học thì tôi cũng đã mạnh <br />
dạn áp dụng một số trò chơi cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học Eabông :<br />
Ví dụ 1: Ghép vần:<br />
a. Phạm vi áp dụng: Lớp 1, lớp 2.<br />
b. Mục đích: <br />
Rèn luyện khả năng nghe, suy đoán và ghép vần của học sinh, phân biệt <br />
được chữ cái với từ ngữ. Tạo không khí vui vẻ, nhạy bén thoải mái để học tập, <br />
sinh hoạt.<br />
c. Chuẩn bị: sắp xếp đội hình thành một vòng tròn lớn, người quản trò đứng <br />
ở giữa để giám sát.<br />
d. Cách chơi: Ghép các chữ trước thành những từ có nghĩa<br />
Hướng dẫn: Quản trò chỉ bất cứ bạn nào trong tập thể chơi, bạn đó nói một <br />
chữ cái. Bạn bên cạnh nói một chữ cái (quy định theo vòng ngược hoặc cùng <br />
chiều kim đồng hồ). Bạn tiếp theo nếu thấy hai chữ cái đó có thể ghép lại có <br />
thể ghép thành một từ thì đọc từ đó, nếu không thì tiếp tục đọc một chữ cái <br />
khác bạn bên cạnh nghe và làm như bạn trên. Trò chơi cứ thế diễn ra:<br />
Ví dụ: <br />
Bạn 1 bạn 2 bạn 3 bạn 4 bạn 5 bạn 6<br />
B Ô BỐ X A XA<br />
Bạn 1 bạn 2 bạn 3 bạn 4<br />
A L A LÀ<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
<br />
Lưu ý: <br />
+ Không được nói trùng chữ cái mà người trước đã nói.<br />
+ Khi có chữ ghép được thành từ có nghĩa mà không đọc được là phạm luật. <br />
Nói chậm cũng bị phạm luật chơi.<br />
Ví dụ 2: Trò chơi chạy nhanh theo bảng nhân chia<br />
a. Phạm vi áp dụng: Học sinh lớp 3, 4 và 5.<br />
b. Mục đích: Rèn luyện phản xạ, trí nhớ, kỹ năng chạy phát triển, sức <br />
nhanh, sức mạnh. <br />
c. Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch chuẩn bị và vạch đích cách nhau 2 – 3m, cách vạch <br />
đích 10 – 15m, cắm một cờ nhỏ có đường kính khoảng 0,3 – 0,6 m làm chuẩn. <br />
Chia số học sinh làm thành 3 tổ xếp thành 3 hàng ngang, cho học sinh điểm số <br />
theo tổ từ 1 đến hết. Giáo viên chọn 2 học sinh làm nhiệm vụ xác định người về <br />
trước sau mỗi lần chạy. <br />
d. Cách chơi: Khi giáo viên gọi số nào đó ( ví dụ: 10 : 2 = 5) thì số đó ( Số 5) <br />
của 3 đội nhanh chóng tách khỏi hàng chạy nhanh về trước vòng qua cờ về đích, <br />
ai về trước không phạm quy, người đó thắng đội đó được 1 điểm, trò chơi tiếp <br />
tục như vậy với các phép tính khác nhau, đội nào được nhiều điểm nhất thì đội <br />
đó thắng cuộc.<br />
Ví dụ: khẩu lệnh của giáo viên:<br />
10 : 2 = 5 hoặc 2 x 2 = 4… thì số 5 ( hoặc số 4…) của mỗi đội nhanh chóng tách <br />
khỏi hàng chạy nhanh về trước vòng qua cờ về đích, ai về trước người đó thắng <br />
cuộc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
Xây dựng các biện pháp giải pháp mới.<br />
Nắm rõ tình hình của từng đối tượng từng lớp học và mức độ nhận biết <br />
của học sinh trong mỗi trò chơi.<br />
Áp dụng các biện pháp trực quan sinh động đồ dùng dạy học đầy đủ, đẹp <br />
mắt để lôi cuốn học sinh.<br />
<br />
<br />
14<br />
Sân chơi phải sạch sẽ thoáng mát, an toàn trong khi chơi.<br />
Luôn đổi mới phương pháp tổ chức trò chơi, người thầy vừa là người tổ <br />
chức trò chơi vừa là trọng tài và đóng vai trò là một GV dẫn dắt một cách dí <br />
dỏm tạo được không khí sôi nổi khi chơi.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Các biện pháp giải pháp áp dụng trong quá trình dạy học có mỗi quan hệ <br />
chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau.<br />
Giảng dạy trò chơi mới phải tuân thủ theo nguyên tắc dạy học, phải lôi <br />
cuốn học sinh. Trong khi chơi vừa thoải mái về tinh thần, vừa tiếp thu được bài <br />
tốt vừa được rèn luyện sức khỏe,…..<br />
Ở học sinh tiểu học chơi trò chơi không chỉ là rèn luyện sức khỏe, tạo <br />
được tinh thần thoải mái trong học tập mà còn giúp cho các em có kinh nghiệm <br />
cũng như kĩ năng sống trong cuộc sống thường nhật.<br />
Ví dụ: Trò chơi “Qua đường lôi, Đi vượt chướng ngại vật…” các em được <br />
chơi ở trên lớp được giáo viên giảng giải đã giúp các em có được thêm kĩ năng <br />
mới trong cuộc sống khi gặp phải những hoàn cảnh đó biết cách xử lí các tình <br />
huống trong cuộc sống. <br />
2.4. Kết quả đạt được:<br />
Qua thực tiễn giảng dạy cùng với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp <br />
tổ chức trò chơi trong các giờ học cho học sinh, bản thân tôi đã nhận thấy sự <br />
tiến bộ khá rõ rệt qua các tiết học thể dục cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
Thời gian Toàn <br />
Khối Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5<br />
khảo sát khối<br />
<br />
53 60 243<br />
35 45 50<br />
Tích cực 75,7 90,9% 79,4%<br />
Đầu 77,8% 75% 76,9%<br />
%<br />
tháng <br />
09/2013 15 6 63<br />
Chưa tích 10 15 17<br />
cực 23,1 8,1% 20,6%<br />
22,2% 25% 24,3%<br />
%<br />
<br />
Cuối Tích cực 42 53 60 63 65 283<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
93,3% 88,3% 92,3% 90% 98,5% 92,5%<br />
tháng <br />
Chưa tích 3 7 5 7 1 23<br />
03/2014<br />
cực 6,7% 11,7% 7,7% 10% 1,5% 7,5%<br />
<br />
Học sinh có ý thức tốt, chăm chú, hào hứng sôi nổi và tham gia chơi tự giác, <br />
tích cực trong khi chơi, đặc biệt là những em có thể chất kém, chậm linh hoạt <br />
cũng dần hăng hái tham gia tập luyện và phát triển kỹ năng vận động. Học sinh <br />
có nề nếp, trật tự hình thành thói quen tốt trong khi chơi.<br />
Về xúc cảm, tình cảm: Học sinh luôn hăng hái, thoải mái thông qua các hoạt <br />
động nhóm, tập thể,…<br />
Về vị trí: Học sinh tập trung vào vấn đề và nhận thức tốt về vấn đề.<br />
Học sinh tập trung ý chí khoảng 80% chơi đúng luật 90% mức độ hồn nhiên <br />
90%.<br />
Sau đây là một số kinh nghiệm cũng được coi là một phần quan trọng của <br />
kết quả mà tôi nhận thức được:<br />
* Đối với các trò chơi mới học, thì giáo viên nên thực hiện đúng theo các <br />
bước là:<br />
+ Nêu tên trò chơi. <br />
+ Giải thích, cách chơi, luật chơi.<br />
+ Làm mẫu động tác. <br />
+ Sau đó tổ chức chơi thử rút kinh nghiệm, chơi chính thức.<br />
+ Thưởng phạt.<br />
Đối với lớp 1 giáo viên nên trực tiếp tổ chức trò chơi cho học sinh chơi vì <br />
ở lứa tuổi này học sinh còn nhỏ tính tự giác chưa cao. Sau một vài lần như vậy <br />
để cho cán sự lớp tự tổ chức trò chơi, giáo viên quan sát chung cả lớp.<br />
Đối với từng vùng miền khác nhau ta có thể kết hợp tổ chức các trò chơi <br />
dân gian mà các em thường chơi hằng ngày, vừa dễ chơi vừa quen thuộc đối với <br />
các em.<br />
Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
3.1. Kết luận:<br />
Việc nâng cao chất lượng dạy và học là một yêu cầu thường xuyên và <br />
đồng thời là một đòi hỏi thiết yếu của xã hội.<br />
<br />
<br />
16<br />
Việc nghiên cứu đưa trò chơi vào giảng dạy trong môn thể dục nhằm nâng <br />
cao sức khoẻ, phát triển các tố chất vận động là vô cùng cần thiết. Giảng dạy <br />
phần đội hình đội ngũ cho học sinh lại là một vấn đề cần làm ngay trong các <br />
trường học, nhất là học sinh ở các lớp đầu cấp học.<br />
Từ thực tiễn đó tôi đã nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm một số phương <br />
pháp được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và một số tài liệu <br />
hướng dẫn, sách tham khảo. Tôi thấy đây là một phương pháp phù hợp với yêu <br />
cầu, mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục và yêu cầu đặc trưng của bộ môn.<br />
Học sinh cần được trang bị đầy đủ tất, giày, dụng cụ để các em luyện tập, <br />
vui chơi như vậy kết quả luôn đạt được chất lượng cao.<br />
Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ trước các trò chơi rồi mới hướng dẫn <br />
cho các em một cách nhuần nhuyễn, các động tác khó cần phải có tranh ảnh <br />
minh họa. Luôn theo dõi đánh giá kết quả: tuyên dương hoặc phê bình để rút ra <br />
kinh nghiệm sau mỗi buổi học.<br />
Trong giờ học luôn phải đảm bảo sự an toàn cho các em vui chơi để tạo <br />
được không khí sôi nổi, hưng phấn, động viên kịp thời nhằm phát huy tối đa <br />
năng lực của các em.<br />
Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Một số yếu tố vô cùng <br />
quan trọng đối với bộ môn hoạt động ngoài trời đó là sân bãi, dụng cụ và môi <br />
trường cho luyện tập.<br />
Muốn nâng cao thể lực cho học sinh không những chỉ có sự nỗ lực của các <br />
em, sự nhiệt tình, sáng tạo của thầy cô mà còn phải có sự quan tâm chỉ đạo của <br />
nhà trường, tổ chuyên môn, phụ huynh học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên <br />
quan. <br />
Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình tập luyện <br />
của bản thân và cũng đã có được những kết quả khả quan.Tuy nhiên không có <br />
phương pháp nào là vạn năng vì vậy tôi rất mong muốn được <br />
sự góp ý chân thành<br />
của những đồng nghiệp và các bạn.<br />
3.2. Kiến nghị đề xuất : <br />
Đối với các bậc cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của các <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
con em mình. Mặt khác cũng cần dành cho các em một khoảng thời gian vui <br />
chơi, tập luyện thể dục thể thao giúp các em phát triển được những năng <br />
khiếu tiềm ẩn…<br />
Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho các em có được sân chơi rộng rãi, <br />
an toàn, thường xuyên tổ chức các phong trào thể dục thể thao, cho các em giao <br />
lưu tham gia các hoạt động ngoại khóa giữa các lớp, các khối, các trường với <br />
nhau giúp cho các em tự tin, mạnh dạn hơn.<br />
Đối với lãnh đạo cấp trên cần phải tạo điều kiện mở các lớp tập huấn, bồi <br />
dưỡng cho giáo viên dạy thể dục nhằm nâng cao trình độ, kiến thức chuyên <br />
môn. Có chế độ bồi dưỡng ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa để giáo viên giảng <br />
dạy cho các em được tốt hơn.<br />
Với hoạt động giảng dạy của bộ môn chỉ có 1/1 thành viên chuyên trách. Vì <br />
vậy tôi luôn mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của ban giám hiệu, tổ <br />
chuyên môn, hội đồng giáo dục ..v..v.. giúp đỡ tôi hoàn thành tốt và ngày càng <br />
nâng cao chất lượng bộ môn.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đưa ra còn nhiều hạn chế mong <br />
được các cấp lãnh đạo bổ sung và góp ý. Tôi xin chân thành cảm ơn./.<br />
EaBông, ngày 10 tháng 01 năm 2015<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dương Đình Nguyên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG.<br />
.......................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................<br />
........................................................................................................................................................<br />
Xếp loại :.............................. Điểm:...........................<br />
Chủ tịch Hội đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP HUYỆN.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
.........................................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
........................................................................................................................................................<br />
Xếp loại :.............................. Điểm:...........................<br />
Chủ tịch Hội đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
21<br />