I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọ đề tài<br />
<br />
Công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục <br />
toàn diện cho học sinh, công tac nay góp ph<br />
́ ̀ ần chủ đạo không chỉ trong việc giúp <br />
các em tiếp cận, lĩnh hội tri thức văn minh của nhân loại mà còn trong quá trình dần <br />
̉ ́ ́ ạo đức trong sang, co l<br />
hình thành nhân cách đê cac em co đ ́ ́ ối sống, tác phong, cách <br />
ứng xử với gia đinh, th<br />
̀ ầy cô, ban be va nh<br />
̣ ̀ ̀ ững người khác môt cach đung m<br />
̣ ́ ́ ực.<br />
<br />
Trong công tác chủ nhiệm thì giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp đong vai trò<br />
́ <br />
quan trọng nhất, quyết định nhất va chinh cac th<br />
̀ ́ ́ ầy cô chủ nhiệm sẽ là người quyết <br />
định đến phong trào của lớp, đên ch<br />
́ ất lượng giáo dục, đên kêt qua phân đâu c<br />
́ ́ ̉ ́ ́ ủa <br />
học sinh trong một năm học. GVCN lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi <br />
quyết định quản lí của Hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN <br />
lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế <br />
hoạch, theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh (HS).<br />
<br />
Do đó, GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, quản lí học sinh <br />
trong lớp học tập, lao động và các hoạt động khác. Giáo viên chủ nhiệm cũng là <br />
người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường, hội CMHS, để làm tốt công <br />
tác dạy học giáo dục HS trong lớp phụ trách.<br />
<br />
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày <br />
công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội, bởi tình hình cuộc <br />
sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia <br />
đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. <br />
<br />
Vì thế, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất <br />
lượng học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS Tô Hiệu, <br />
huyện Krông Ana ”. Hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp <br />
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học, giáo dục học <br />
sinh, giup cac em tu d<br />
́ ́ ương, ren luyên ban thân đê tr<br />
̃ ̀ ̣ ̉ ̉ ở thanh con ngoan, tro gioi, đôi<br />
̀ ̀ ̉ ̣ <br />
<br />
1<br />
́ ́ ̀ ̀ ở thanh con ng<br />
viên tôt, chau ngoan Bac Hô va tr<br />
́ ̀ ươi co ich cho gia đinh va xa hôi<br />
̀ ́́ ̀ ̀ ̃ ̣ <br />
ngay tư khi cac em đang con ngôi trên ghê nha tr<br />
̀ ́ ̀ ̀ ́ ̀ ường.<br />
<br />
<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
a. Mục tiêu<br />
<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN trong công tác <br />
giáo dục đạo đức học sinh, để đưa những biện pháp, giải pháp hợp lý nhằm nâng <br />
cao chất lượng học tập, giáo dục đạo đức cho học sinh và góp phần hoàn thiện <br />
nhân cách học sinh tại trường THCS.<br />
<br />
b. Nhiệm vụ<br />
<br />
Nghiên cứu lý luận về vai trò của GVCN lớp trong công tác nâng cao chất <br />
lượng học tập, giáo dục đạo đức cho học sinh.<br />
Đưa ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể nhằm nâng cao chất lượng học <br />
tập, giáo dục đạo đức học sinh ở khối lớp 9, khối lớp 7.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập và giáo dục đạo đức cho học <br />
sinh tại trường THCS.<br />
4. Giới hạn vạm vi nghiên cứu<br />
Sáng kiến đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập, giáo <br />
dục đạo đức học sinh, duy trì tốt mọi hoạt động nề nếp ở học sinh. <br />
<br />
Đối tượng áp dụng: là các em học sinh lớp 9A2 năm học 20162017, lớp <br />
7A1 năm học 20172018 trường THCS Tô Hiệu.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Thu thập những thông tin lý <br />
luận của vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các <br />
tạp chí giáo dục, các bài tham luận trên Internet, Luật giáo dục,...<br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: Quan sát hoạt động học <br />
và sinh hoạt tập thể của HS.<br />
<br />
b. Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha <br />
mẹ học sinh (CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tham khảo những bản báo <br />
cáo tổng kết hàng năm của nhà trường, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên <br />
trường bạn, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong <br />
trường.<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Áp dụng các giải pháp, biện pháp <br />
nhằm nâng cao chất lượng học tập, giáo dục đạo đức học sinh học sinh lớp 9A2 <br />
năm học 20162017, lớp 7A1 năm học 20172018 trường THCS Tô Hiệu.<br />
<br />
c. Phương pháp thống kê toán học: xử lý số liệu trên phần mềm Excel <br />
2010.<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Để trở thành giáo viên chủ nhiệm tốt đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất <br />
đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ <br />
nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp <br />
về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ <br />
môn, tổ chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. <br />
Công tác giáo dục học sinh, nhất là các em học sinh cá biệt và giúp đỡ học <br />
sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặt biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả <br />
đồi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý <br />
<br />
3<br />
giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm <br />
vụ khác. <br />
Mặt khác, GVCN phải có phẩm chất tâm lý của người làm cha, làm mẹ, là <br />
người bạn lớn của học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho các <br />
em một cách có hiệu quả.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Hiện nay, xã hội đang xuất hiện và nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội đang len lỏi <br />
vào học đường. Những tệ nạn đó ảnh hưởng lớn đến nền tảng đạo đức và thuần <br />
phong mĩ tục của dân tộc. Trong khi đó học sinh của chúng ta là đối tượng rất dễ <br />
bắt chước, rất dễ bị lôi cuốn vào những trò mới lạ đặc biệt là những học sinh cá <br />
biệt. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trò chơi ăn tiền, chơi game, chát... <br />
ngày càng nhiều, đó là những cạm bẫy đối với học sinh mà các cơ quan chức năng, <br />
các tổ chức xã hội vẫn chưa kiểm soát và ngăn chặn được.<br />
<br />
Đứng trước thực tế đó, nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm lại <br />
càng nặng nề hơn bao giờ hết. Làm sao giúp các em hình thành nhân cách? Thu hút <br />
được các em gắn bó được với trường với lớp, gắn bó với bạn bè cùng nhau vui <br />
chơi học tập, rèn luyện để tránh xa cái ác, cái xấu đang ở rất gần các em ? Hơn lúc <br />
nào hết, các em rất cần sự quan tâm giúp đỡ kịp thời để các em là những học sinh <br />
mang trong mình tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò. <br />
<br />
Về đặc điểm tình hình lớp 9A2 năm học 20162017. Tổng số HS: 28 em <br />
(trong đó: HS nữ: 20; HS dân tộc: 09; Nữ dân tộc: 7)<br />
<br />
Học sinh hộ nghèo: 09 em.( H Wil Knul, H’ Yô Niê, Thu Phương, Ngọc <br />
Lâm, Y khích Knul, Huyền, H’ Blon Hđơk, Bích, Kỳ)<br />
<br />
Học sinh cận nghèo: 02 em. ( Tiến, H’Ngân Êban ) <br />
<br />
Học sinh có năng khiếu đặc biệt: 13 em. Trong đó, có 6 em có khả năng hát, <br />
múa; 7 em có năng khiếu Thể dục Thể thao.<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 3 em ( Em H’ Yô Niê bố mất sớm, gia đình <br />
rất khó khăn; H’ Blon Hđơk gia đình rất nghèo, không có đất canh tác, em không có <br />
xe đạp để đi học phải đi nhờ bạn; Đinh Thị Thu Phương gia đình em rất nghèo, bố <br />
mẹ đi làm ăn xa, em phải ở nhà với ông bà,...)<br />
<br />
Học sinh cá biệt: 03 em. ( Võ Duy Khánh : Thường hay nghỉ học không lí <br />
do, học rất yếu, hay nghịch phá trong lớp; Nguyễn Anh Dũng : hay nghỉ học không <br />
lí do, trốn tiết, học rất yếu...; Mai Quốc Thái nghiện game, không thích đi học nên <br />
hay có hành động chống đối giáo viên, hay vi phạm về nề nếp). Nhiều em nhà ở xa <br />
trường như em Y năk Bkrông, Khánh, Tâm, Diễm, H’ Yương Knul, H’ Năng Êban, <br />
H’ Wil Knul. Một số em học còn chậm hơn nhiều so với các bạn trong lớp như em <br />
Y Khích, Dũng, Khánh nên ít nhiều còn ảnh hưởng đến việc học của các em, cũng <br />
như các phong trào chung và nề nếp của lớp, của trường.<br />
<br />
Về đặc điểm tình hình lớp lớp 7A1 năm học 20172018.<br />
<br />
Nhìn chung, các em học sinh rất chăm học, chăm làm, cần cù khiêm tốn, có <br />
tinh thần tập thể, đoàn kết nhất trí, luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và đã xuất <br />
hiện nhiều tấm gương tốt trong đạo đức, học tập. Ngoài ra, bên cạnh đại bộ phận <br />
học sinh tốt vẫn còn những học sinh chưa tốt, vi phạm hành vi đạo đức học sinh. <br />
Đó là vô lễ với thầy cô giáo, không nghe lời cha mẹ, gây gổ đánh nhau, yêu đương <br />
trai gái, đam mê chơi game, chát dẫn đến học yếu, bỏ học,… <br />
<br />
Có nhiều nguyên nhân, một trong nhưng nguyên nhân đó là: Có gia đình, cha <br />
mẹ cưng chiều con thái quá, con đòi gì được nấy đến lúc nhu cầu không được đáp <br />
ứng thì quậy phá. Ngược lại, có những người cha giáo dục con bằng những lời đe <br />
nạt, mạt sát, đòn roi, hoặc cha mẹ bỏ nhau để con bơ vơ bị kẻ xấu rủ rê, mua <br />
chuộc, lợi dụng, xúi dục. Có cha mẹ nói con không nghe đành chịu. Và sự chênh <br />
lệch về học tập nhiều ở một số học sinh, đặc biệt là các em học sinh đồng bào, dù <br />
các em đã hình thành được những nề nếp học tập, cũng như việc thực hiện các nội <br />
quy của trường của lớp nhưng kết quả học tập vẫn chưa thực sự tiến bộ.<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Tuy nhiên, các lớp có áp dụng đề tài đều có sự tiến bộ vượt bậc, phong trào <br />
thi đua giữa các lớp trong khối đã nâng cao đáng kể. Thiết nghĩ các biện pháp, giải <br />
pháp mà sáng kiến đưa ra phần nào đã mang lại hiệu quả.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập khu vực và quốc <br />
tế, tận dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để tiến hành công nghiệp hoá, hiện <br />
đại hoá đất nước thắng lợi, yêu cầu đòi hỏi nhân tài cho đất nước ngày càng cao <br />
hơn, chất lượng hơn. Vì thế, trong nhà trường phải luôn chú trọng cả đức lẫn tài: <br />
Việc dạy chữ phải kết hợp với dạy người nhằm rèn luyện học sinh trở thành con <br />
người phát triển toàn diện để đáp ướng nhu cầu của xã hội. Trước thực tế đó, sáng <br />
kiến đưa những biện pháp, giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng học tập và <br />
giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
Như chúng ta đã biết điều quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là <br />
phải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả. Giáo <br />
viên chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp <br />
thời, công bằng đối với tất cả học sinh không được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân <br />
biệt đối xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ <br />
nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý <br />
thì sẽ đem lại thành công. <br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm <br />
với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự <br />
là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong, <br />
ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày. <br />
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm tôi đưa ra các biện pháp <br />
sau đây:<br />
<br />
<br />
6<br />
* Biện pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những biện pháp giáo <br />
dục phù hợp.<br />
Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, <br />
qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.<br />
Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ <br />
nhiệm, cụ thể:<br />
+ Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.<br />
+ Học sinh khuyết tật.<br />
+ Học sinh các biệt về đạo đức.<br />
+ Học sinh yếu.<br />
+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.<br />
Đối với học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn ( lớp tôi có một số em HS có <br />
hoàn cảnh rất khó khăn : phải đi bốc gạch thuê, bố mẹ ở nhà đi chăn bò thuê, bố <br />
mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà và người thân, bố mẹ ly thân,…): Chúng ta nên <br />
chủ động có các biện pháp hỗ trợ, giải quyết tốt các chế độ cho các em, phối hợp <br />
với nhà trường gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.<br />
Đối với học sinh học sinh khuyết tật: Chúng ta nên giải quyết chính xác các <br />
chế độ cho các em, xem xét thật kĩ lưỡng để có thể gửi các em sang học tai trường <br />
khuyết tất, để có các biện pháp giáo dục phù hợp.<br />
Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: Chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân <br />
qua gia đình, gia đình thường có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan <br />
tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo…Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản <br />
thân gia đình chưa giáo dục được. Chúng ta nên dùng phương pháp tác động tình <br />
cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử <br />
dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở <br />
động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn <br />
với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.<br />
Đối với học sinh học yếu: Chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó <br />
học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời <br />
<br />
7<br />
gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm <br />
thấy chán nản. Giáo viên nên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ <br />
thể như sau:<br />
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời <br />
gian ngoài giờ lên lớp .<br />
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm <br />
tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.<br />
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp.<br />
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh <br />
yếu kém tiến bộ.<br />
+ Tổ chức dò bài lại sau các buổi học chính khóa những môn các em chưa <br />
học bài ngay ngày hôm đó. Giáo viên cùng dò với các em hoặc ban cán sự bộ môn <br />
cùng dò với giáo viên chủ nhiệm.<br />
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến <br />
bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.<br />
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu <br />
hổ trước bạn bè.<br />
Đối với học sinh có những năng lực đặc biệt: chúng ta nên có phương pháp <br />
giáo dục đặc biệt dành cho các em, có các biện pháp phát hiện sơm và kịp thời. <br />
Tham mưu với các cấp lãnh đạo để có thể cho các em tham gia dự thi vào các <br />
trường chuyên, trường năng khiếu.<br />
Tóm lại: dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương <br />
pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để <br />
giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.<br />
* Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra.<br />
Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi là việc rất <br />
quan trọng người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện. <br />
Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc <br />
thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích.<br />
<br />
8<br />
Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải <br />
gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, <br />
đối xử với bạn bè...<br />
Sau đó hàng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm: 1 lớp trưởng, 2 lớp <br />
phó, 4 tổ trưởng, 4 tổ phó sẽ tiến hành công việc của mình như sau:<br />
Đầu giờ ( trước giờ truy bài): Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra những việc sau: <br />
soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng dạy học,có ý thức <br />
xem bài trước, đi học đúng giờ, không mang dép lê...rồi tổ trưởng chấm điểm thi <br />
đua theo qui định như sau: ( vi phạm 1 nội dung trừ: 2 điểm xấu )<br />
Trong giờ học: Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, <br />
phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong học tập thì cộng điểm thưởng như sau: <br />
Đạt điểm 10 một môn thì cộng 5 điểm tốt, phát biểu xây dựng bài cộng 1đ/1lần. <br />
Nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/ 1lần.<br />
Mỗi tổ trưởng sẽ được phát một sổ theo dõi để ghi điểm của các thành viên <br />
trong tổ của mình mỗi tuần, đến thứ sáu trong giờ sinh hoạt lớp lần lượt mỗi tổ sẽ <br />
lên báo các kết quả hoạt động của tổ mình trong tuần vùa qua. (mẫu theo phụ lục <br />
1)<br />
* Biện pháp 3: Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh<br />
* Đối với Ban đại diện CMHS lớp:<br />
Từ đầu năm học. Tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của <br />
lớp với các tiêu chuẩn sau:<br />
Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định.<br />
Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu.<br />
Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục.<br />
Có con em học khá giỏi.<br />
Ban đại diện phụ huynh của lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư <br />
ký.<br />
Nhiệm vụ ban phân hội lớp:<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của <br />
học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp.<br />
Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm <br />
hỏi.<br />
Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo t ừng tu ần, <br />
tháng, theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường.<br />
Tham gia sinh hoạt với lớp 1 tháng 1 lần hoặc khi cần GVCN mời dự đột <br />
xuất bất kỳ lúc nào.<br />
* Đối với từng phụ huynh học sinh:<br />
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng <br />
GVCN rèn nề nếp học sinh như sau:<br />
Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình.<br />
Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.<br />
Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng <br />
ngày.<br />
Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.<br />
Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng <br />
vừa học vừa chơi.<br />
Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại <br />
hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp <br />
cũng như ở nhà.<br />
* Biện pháp 4: Đầu tư các phong trào mũi nhọn do nhà trường tổ chức<br />
Từ đầu năm học GVCN dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể <br />
trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào <br />
chung của nhà trường như: Thi văn nghệ chào mùng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, <br />
thi dân vũ, thi bày mâm cỗ trung thu, TDTT cấp trường,...<br />
Điều quan trọng là GVCN phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở học <br />
sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, khéo tay…<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các <br />
học sinh có năng khiếu nói trên.<br />
Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua <br />
những hội thi, tổ chức các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng, đối mặt trong <br />
các tiết HĐNGLL để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các <br />
hội thi do nhà trường tổ chức.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: học sinh tham giai dự thi Hình 2: học sinh tham giai văn <br />
trưng bày mâm cỗ trung thu. nghệ 20/11.<br />
<br />
Biện pháp 5: Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các câu truyện tấm gương <br />
vượt khó trong học tập, cuộc sống.<br />
<br />
Bác Hồ kính yêu có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức <br />
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đạo đức là sợi chỉ hồng xuyên suốt trong <br />
quá trình suy nghĩ và hành động của một con người. Người có đạo đức tốt ắt hẳn <br />
suy nghĩ và hành động đúng.<br />
<br />
Trong trường học giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếu của <br />
quá trình giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh. Đạo đức được coi là nền tảng <br />
trong phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người.<br />
<br />
11<br />
Luật giáo dục năm 2005 xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp <br />
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản <br />
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và <br />
trách nhiệm công dân…” (Điều 23 Luật giáo dục).<br />
<br />
Do đó, để giáo dục đạo đức cho học sinh trong lớp chủ nhiệm tôi còn lồng <br />
ghép trong các tiết sinh hoạt lớp về kể truyện các tấm gương giàu nghị lực, vượt <br />
khó trong học tập, cuộc sống để đạt đến thành công, góp phần truyền thêm “lửa” <br />
cho các em, giúp các em dần hình thành nhân cách theo chuẩn mực của xã hội, vượt <br />
lên trong học tập và cuộc sống đầy những khó khăn, vất vả. Các câu truyện như: <br />
Tôi đi học, Ngọn nến không bao giờ tắt, Tâm huyết trao đời của thầy giáo Nguyễn <br />
Ngọc Ký, hạt giống tâm hồn,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: giáo dục học sinh Hình 4: khơi dậy đam mê của học <br />
biết yêu quý cây xanh. sinh trong học tập qua chương trình <br />
rung chuông vàng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Biện pháp 6: Biểu dương và khen thưởng kịp thời<br />
<br />
Nắm được tâm lý của học sinh rất thích được khen, thích được động viên <br />
nên trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh <br />
về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập <br />
cũng như các phong trào khác, hình thức khen thưởng như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: trao qua cho học sinh Hình 6: tuyên dương học sinh có <br />
nghèo học giỏi. thành tích cao trong học tập.<br />
<br />
Mỗi tuần tặng 1 cây bút cho mỗi HS đạt số điểm tốt cao nhất tổ.<br />
Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng 5 tờ giấy kiểm tra / 1HS đạt điểm 10 mỗi <br />
môn.<br />
Tặng một phần quà (mua kẹo) cho HS đạt phong trào nhà trường đề ra.<br />
Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ <br />
trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên <br />
trong tổ thông qua bảng điểm. Sau đó bầu chọn một HS tuyên dương trước lớp và <br />
nhận thưởng.<br />
Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần <br />
mới được nhận thưởng lại (nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ).<br />
13<br />
Đặc biệt chú ý đến HS chậm trong học tập nhưng có tiến bộ thì tổ trưởng <br />
các tổ đề nghị ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Để công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao các biện pháp, giải pháp mà sáng <br />
kiến đưa ra đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và phải được áp dụng đồng bộ, <br />
linh hoạt trong tất cả các khâu từ tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học <br />
sinh đến những thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, <br />
lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ <br />
đối với con cái, quan hệ của gia đình láng giềng…<br />
<br />
Ngoài ra, để vận dụng tốt vào công tác chủ nhiệm của mình, GVCN phải <br />
nắm vững mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo <br />
dục, dạy học của học kỳ, năm học. GVCN Phải nắm vững tri thức lý luận giáo <br />
dục, có nghệ thuật sư phạm, xây dựng và phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà <br />
trường và địa phương. Cộng tác chặt chẽ với CMHS, chủ động phối hợp với giáo <br />
viên bộ môn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM, các tổ chức xã hội có liên quan <br />
trong hoạt động giáo dục học sinh.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và hiệu quả ứng dụng<br />
* Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học đối với học sinh lớp 9A2 năm <br />
học 20162017.<br />
* Về kết quả học tập:<br />
Học kỳ I. 15 em học lực khá, 13 em học lực trung bình, không có học sinh <br />
học lực yếu, kém.<br />
Học kỳ II. 22 em học lực khá, 6 em học lực trung bình, không có học sinh <br />
học lực yếu, kém.<br />
* Về hạnh kiểm: 25/28 em có hạnh kiểm tốt.<br />
* Về nề nếp:<br />
Học Kỳ I.<br />
14<br />
Tháng 8 + 9 10 11 12 1<br />
Xếp loại Xếp thứ 6 Xếp thứ 4 Xếp thứ 2 Xếp thứ 1 Xếp thứ 1<br />
Học Kỳ II.<br />
Tháng 2 3 4 5 Cả năm<br />
Xếp loại Xếp thứ 1 Xếp thứ 2 Xếp thứ 2 Xếp thứ 1 Xếp thứ 1<br />
<br />
<br />
* Học sinh giỏi văn hóa: 2 em thi vật lý qua mạng cấp trường.<br />
* Kết quả các phong trào:<br />
Lớp đạt kết quả cao các phong trào do nhà trường tổ chức như: luôn dẫn <br />
đầu của khối 9 về các phong trào: Quyên góp tủ sách thư viện được 26 cuốn, ủng <br />
hộ mua 30 gói tăm, phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn đạt 88,5 kg, văn <br />
nghệ đạt giải nhất, dân vũ đạt giải nhì, TDTT rất nhiều em đạt giải cá nhân và đạt <br />
giải nhì toàn đoàn, …<br />
Nộp tiền heo đất về cho liên đội đợt I : 300.000 đồng. Đợt II : 332.000 <br />
đồng.<br />
Tặng quà tết cho 4 em hs có hoàn cảnh khó khăn trong lớp với số tiền <br />
70.000 đồng/ 1 hs. Trong đó GVCN cho 2 xuất. còn lại tiền heo đất...<br />
* Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học đối với học sinh lớp 7A1 năm <br />
học 20172018.<br />
* Về kết quả học tập:<br />
Học kỳ I. em học lực giỏi, 15 em học lực khá, 13 em học lực trung bình, <br />
không có học sinh học lực yếu, kém.<br />
* Về hạnh kiểm: 25/28 em có hạnh kiểm tốt.<br />
* Về nề nếp:<br />
Học Kỳ I.<br />
Tháng 8 + 9 10 11 12 1<br />
Xếp loại Xếp thứ 6 Xếp thứ 4 Xếp thứ 2 Xếp thứ 1 Xếp thứ 1<br />
* Học sinh giỏi văn hóa: 2 em thi vật lý qua mạng cấp trường.<br />
* Kết quả các phong trào:<br />
Lớp đạt kết quả cao các phong trào do nhà trường tổ chức như: luôn dẫn <br />
đầu của khối 9 về các phong trào: Quyên góp tủ sách thư viện được 26 cuốn, ủng <br />
15<br />
hộ mua 30 gói tăm, phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn đạt 88,5 kg, văn <br />
nghệ đạt giải nhất, dân vũ đạt giải nhì, TDTT rất nhiều em đạt giải cá nhân và đạt <br />
giải nhì toàn đoàn, …<br />
Nộp tiền heo đất về cho liên đội đợt I : 300.000 đồng. Đợt II : 332.000 <br />
đồng.<br />
Tặng quà tết cho 4 em hs có hoàn cảnh khó khăn trong lớp với số tiền <br />
70.000 đồng/ 1 hs. Trong đó GVCN cho 2 xuất. còn lại tiền heo đất...<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Từ kết quả đạt được trong giảng dạy, cũng như làm công tác chủ nhiệm lớp <br />
bản thân tôi tự nhận thấy để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, GVCN phải đảm bảo <br />
các nguyên tắc sau đây:<br />
Người giáo viên phải vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm <br />
khắc, người bạn gần gũi, trọng tài phân minh. Thành công của giáo viên là làm cho <br />
học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, <br />
gắn bó. <br />
Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em. Các em dễ tin, dễ nghe <br />
theo lời dạy bảo của thầy cô.<br />
Nắm bắt được tâm sinh lý của các em và thường xuyên tâm sự riêng với <br />
những học sinh có biểu hiện yêu sớm.<br />
Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp <br />
mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề ra <br />
những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, tôi nghĩ rằng bất cứ giáo <br />
viên nào cũng sẽ sớm trở thành những người bạn của trẻ.<br />
Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là <br />
học sinh có hoàn cảnh đặc biệt) Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, ban <br />
phụ huynh của trường, của lớp, vận động cha mẹ có những hành động thiết thực <br />
hỗ trợ học tập sẽ giúp cho hoạt động của lớp có hiệu quả hơn.<br />
<br />
<br />
16<br />
Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn thiện <br />
nhân cách của mình thì người giáo viên cần phải thu hút học sinh vào các hoạt động <br />
tập thể do trường, lớp tổ chức.<br />
Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, TDTT…) sẽ <br />
tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh.<br />
Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay <br />
phải” của mình. Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định <br />
hướng của giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh.<br />
Để giúp cho các em hoạt động có hiệu quả, tích cực, chính xác, người giáo <br />
viên cần thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù hợp và thường xuyên kiểm tra, <br />
đánh giá để có cách điều chỉnh thích hợp.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
* Về phía nhà trường<br />
<br />
Hiệu trưởng phải nhận thức, xác định giáo dục đạo đức cho học sinh là <br />
nhiệm vụ hàng đầu trong nhà trường, nhất là trường THCS. Thật sự quan tâm, thể <br />
hiện trách nhiệm một cách cụ thể đối với từng học sinh vi phạm đạo đức. Đối xử <br />
với các em nhẹ nhàng, thân mật, gợi mở để học sinh tự nhận ra lỗi vi phạm và định <br />
hướng cho học sinh hướng khắc phục. Theo dõi thấy các em tiến bộ kịp thời biểu <br />
dương động viên. <br />
<br />
Tạo ra sức mạnh tổng hợp, vòng tròn khép kín để giáo dục học sinh. Đó là: <br />
Tập thể lớp, đội ngũ thầy cô giáo nhất là GVCN, Tổng phụ trách Đội, phụ huynh, <br />
chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương.<br />
<br />
Tuyên truyền và vận động phụ huynh không coi việc giáo dục con em là <br />
việc riêng của giáo viên và thường xuyên tuyên dương, nêu gương các cá nhân điển <br />
hình, các tập thể điển hình trước cờ hàng tuần, trong các cuộc giao ban, cuộc họp <br />
của nhà trường. Có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với các giáo <br />
viên làm tốt công tác chủ nhiệm.<br />
<br />
<br />
17<br />
* Về phía ngành <br />
<br />
Cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với những trường vùng sâu, vùng xa, vùng <br />
đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị <br />
dạy và học.<br />
<br />
Thường xuyên tổ chức các hội thảo, các cuộc thi về công tác chủ nhiệm để <br />
giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp <br />
thời.<br />
<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về việc nâng cao chất <br />
lượng học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh, chắc chắn chưa thể mang tính <br />
hoàn thiện cao và đạt hiệu quả như mong muốn. Kính mong sự đóng góp của các <br />
đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả cao hơn trong <br />
thực tiễn.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Ea Bông, ngày 25 tháng 2 năm 2018<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Hiền<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Hà Nội 1996 PTS. Phạm <br />
Viết Vượng.<br />
2. Điều lệ trường trung học Bộ GD & ĐT.<br />
3. Thông tư 58 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh Bộ GD & ĐT.<br />
4. Luật GD 2005 Bộ GD & ĐT.<br />
5. Pháp lệnh cán bộ công chức Bộ GD & ĐT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mụ Tiêu đề các phần Trang<br />
c<br />
1 Tên đề tài 1<br />
2 Đặt vấn đề 1<br />
3 Cơ sở lý luận 12<br />
4 Cơ sở thực tiễn 23<br />
5 Nội dung nghiên cứu 38<br />
6 Kết quả nghiên cứu 810<br />
7 Kết luận 1011<br />
8 Đề nghị 11<br />
9 Tài liệu tham khảo 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />