SKKN: Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản
lượt xem 33
download
Sáng kiến “Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản ” nhằm giúp bản thân tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác điều hành và quản lý nhà trường trên lĩnh vực này và đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần đổi mới công tác quản lý, tổ chức, xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học nói riêng, sự nghiệp dổi mới, phát triển giáo dục nói chung. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BAN GIÁM HIỆU QUẢN LÝ, TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
- I. Lý do chọn đề tài : Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và mở cửa hiện nay, sự phát triển của GD – ĐT quyết định sự tiến bộ và phát triển của đất nước. Nghị quyết TW2 – Khoá VIII đã chỉ rõ “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”. Giáo dục là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, vì thế chúng ta cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII về định hướng chiến lược giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số học sinh còn yếu. Khả năng vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống của nhiều học sinh còn hạn chế” mà một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là “ Công tác quản lý giáo dục đào tạo có những yếu kém, bất cập. Cụ thể là phương pháp giáo dục đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học”. Điều này có một phần trách nhiệm của người cán bộ quản lý ở cơ sở trong việc đầu tư, trang bị, quản lý và sử dụng các phương tiện dạy học trong nhà trường nói riêng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảng dạy, giáo dục nói chung. Nhìn chung, hiện nay thiết bị dạy học ở các trường tuy đã được trang bị nhưng còn nghèo nàn so với quy mô trường phổ thông và yêu cầu của chương trình giảng dạy, học tập hiện hành. Tình trạng “dạy chay”vẫn còn khá phổ biến. Việc sử dụng trang thiết bị dạy học không thường xuyên mà chủ yếu mang tính đối phó như chỉ sử dụng trong các tiết thao giảng hoặc có thanh tra chuyên môn dự giờ. Mặt khác, việc đầu tư thiết bị giáo dục trong nhiều năm gần đây chú ý đến số lượng là chính còn chất lượng và hiệu quả sử dụng thì chưa được quan tâm đúng mức. Trong yêu cầu và phương thức giáo dục đào tạo hiện nay, hoạt động thực hành thí nghiệm ở nhà trường phổ thông là những hoạt động tất yếu, nhất là với những bộ môn khoa học tự nhiên như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ … Thế nhưng hoạt động này lại đang rơi vào hoàn cảnh có tính thử thách giữa tâm huyết, nhiệt tình và trình độ nhận thức của giáo viên với những di chứng nặng nề của lối mòn dạy chay, nặng về lý thuyết; khó khăn về trang thiết bị và nhất là khó khăn của giáo viên khi chuẩn bị cho một bài dạy thực hành. Tại trường THPT Võ Trường Toản, từ ngày thành lập (10/2005) đến nay, mặc dù Ban Giám Hiệu và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã có nhiều cố gắng để xây dựng trường phát triển về mọi mặt trong đó có việc phát triển trang thiết bị dạy học nhưng vẫn
- chưa đạt được yêu cầu phục vụ đắc lực cho việc dạy và học của giáo viên cũng như học sinh. Vì trường mới thành lập, cơ sở vật chất còn đi mượn nên vấn đề được quan tâm chủ yếu là phòng ốc, trường sở phục vụ cho việc dạy và học. Do đó, ít nhiều có sự thiên lệch trong việc chăm lo thiết bị phục vụ dạy và học. Là một một cán bộ quản lý, bản than tôi cũng nhận thấy thiết bị dạy học của nhà trường còn quá nghèo nàn, việc sử dụng trang thiết bị chưa hiệu quả. Tôi rất bức xúc trước thực tế này của đơn vị mình. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản ” để nghiên cứu nhằm giúp bản thân tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác điều hành và quản lý nhà trường trên lĩnh vực này và đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần đổi mới công tác quản lý, tổ chức, xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học nói riêng, sự nghiệp dổi mới, phát triển giáo dục nói chung. II. Cơ sở lý luận: 1.Khái niệm quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện mục tiêu “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Khái niệm trên cho thấy vai trò quản lý của các thành viên trong Ban Giám Hiệu (Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng) là vô cùng quan trọng, nó quyết định sự phát triển của nhà trường. 2.Khái niệm về sự chỉ đạo tổ chức xây dựng: - Chỉ đạo đó là việc các thành viên Ban giám hiệu, tuỳ theo nhiệm vụ được phân công, vạch ra đường lối kế hoạch cho những hành động cụ thể. - Theo từ điển Tiếng Việt “Xây dựng là sự kiến tạo những yếu tố mà trí tuệ sắp xếp trên cơ sở thực tiễn, lý luận hay thẩm mỹ thành một thể thống nhất”. Nghĩa là trên cơ sở thực trạng của trường, người quản lý phải vạch được ra kế hoạch cụ thể để đầu tư trang thiết bị nhằm đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy của giáo viên, nhu cầu học tập của học sinh. 3.Vị trí của thiết bị dạy học: - Thiết bị dạy học là một trong những điều kiện vật chất của trường học, có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. - Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khoá VIII) đã khẳng định một trong bốn giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy và học trong thời kì Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học … Tất cả các trường phổ thông đều có các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng “Dạy chay”.
- - Trong thời đại cách mạng Khoa học, công nghệ phát triển mạnh, mục tiêu lâu dài của phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách, đạo đức. Để thực hiện mục tiêu có ý nghĩa to lớn này cần phải xây dựng một nền giáo dục kỹ thuật nhưng không phải biến các trường phổ thông thành trường kỹ thuật, mà phải làm cho học sinh thích thú kỹ thuật, có tư duy kỹ thuật, có chí hướng kỹ thuật. Cụ thể là trong các bài giảng, các chương trình, sách giáo khoa cũng phải thấm đượm tinh thần kỹ thuật sao cho khi bước vào tuổi trưởng thành học sinh có một tay nghề kỹ thuật. Vì vậy phải có đủ thiết bị dạy học. 4.Vai trò của thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông: - Thiết bị dạy học là phương tiện giúp học sinh dễ hiểu, hiểu kỹ và nắm chắc các khái niệm, từ đó nắm vững kiến thức, làm quen với việc hình thành kỹ năng cần thiết và biết cách thực hành, ứng dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống. Trong những năm gần đây, khoa học và kỹ thuật ngày càng kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, và kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sứ mệnh xã hội khoa học đã làm cho cuộc sống và lao động của con người đỡ vất vả, góp phần hoàn thiện xã hội, làm cho nhân cách của con người thêm hài hoà, quyền lực trí tuệ của con người so với quyền lực của tự nhiên tăng lên. Các Mác đã chỉ ra rằng: một quá trình lao động bất kỳ bao giờ cũng phải được đặc trưng bởi ba yếu tố không thể tách rời nhau: đối tượng lao động, công cụ lao động và con người lao động. Vì vậy có thể nói thiết bị dạy học là một trong các công cụ hỗ trợ đắc lực cho lao động sư phạm của người giáo viên và học tập của học sinh. Theo sự phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật, công cụ lao động của người thầy giáo cũng phải được đổi mới tương ứng. Các phương tiện dạy học của nhà trường ngày càng trở nên đa dạng. Sự phát triển của thiết bị dạy học đánh dấu các bước phát triển lao động đơn giản với công cụ chủ yếu là lời nói, bút viết, phấn trắng bảng đen sang lao động sư phạm kỹ thuật với các phương tiện dạy học mới như thiết bị nghe nhìn (đèn chiếu, cassett, video, ti vi, máy vi tính, mạng Internet .v.v.). Đồng thời học sinh có thể tiếp cận thường xuyên với các thiết bị thực hành thí nghiệm tiên tiến để từng bước hình thành kỹ năng kỹ xảo, có tác dụng hiểu sâu các kiến thức khoa học và kích thích sự say mê sáng tạo. Có như thế mới có thể thực hiện việc học đi đôi với hành. - Thiết bị dạy học kích thích hứng thú học tập, óc tò mò và tìm tòi khoa học của học sinh, đồng thời giúp cho việc phát triển nhân cách của các em. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện nay khiến cho việc dạy cho học sinh chỉ biết ghi nhớ, nhắc lại kiến thức như trước đây đã lạc hậu. Việc dạy học phải được đổi mới bằng việc rèn luyện cho học sinh khả năng và phương pháp tư duy độc lập
- sáng tạo, để học sinh có thể tự học, tự vận dụng và tiếp tục tự bồi dưỡng cho bản thân trong quá trình học tập và làm việc sau này. - Thiết bị dạy học dù hiện đại, dù được chế tạo tốt đến đâu cũng chỉ có thể phát huy được tác dụng khi nó được đưa vào sử dụng, thông qua các quá trình sư phạm với hiệu quả cao, nghĩa là tác động tích cực đến việc thu nhận kiến thức của học sinh và giảm nhẹ được cường độ lao động của giáo viên. Nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã khẳng định: một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo một quá trình sư phạm tốt là sử dụng có hiệu quả cao các thiết bị dạy học (sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng phương pháp), nếu không sẽ phản tác dụng. - Bên cạnh các thiết bị dạy học được sản xuất theo quy trình công nghịêp, không được quên các thiết bị dạy học tự làm, là sản phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh có tính nghiệp vụ trong trường, phục cụ kịp thời cho những nhu cầu dạy và học, đây là một hoạt động vừa có ý nghĩa giáo dục vừa có ý nghĩa kinh tế. Theo lí luận dạy học hiên đại, thiết bị dạy học là một trong bốn yếu tố không thể tách rời của một quá trình sư phạm có chất lượng, đó là nội dung chương trình và tài liệu giáo khoa; người giáo viên; phương pháp giảng dạy và thiết bị dạy học. Tính hiện đại của thiết bị dạy học không thể đánh giá bằng tiêu chí nó đắt tiền và có cấu tạo phức tạp mà phải nhằm giải đáp được yêu cầu thực hiện nội dung và phương pháp dạy và học trong nhà trường hiện đại, kích thích được hứng thú học tập, phát triển được tư duy độc lập sáng tạo và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Có nhận thức rõ ràng về vai trò của thiết bị dạy học như thế, người làm công tác quản lý giáo dục mới hình thành một ý thức thường trực đối với việc tìm mọi biện pháp, mọi khả năng để ngày càng có nhiều thiết bị dạy học trong nhà trường, thúc đẩy việc sử dụng chúng có hiệu quả và bảo quản tốt để sử dụng lâu dài. III. Thực trạng và phân tích thực trạng về trang thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản năm học 2008 – 2009. 1.Giới thiệu trường: Trường THPT Võ Trường Toản được thành lập tháng 10 năm 2005. Năm học 2008-2009 toàn trường có: - 63 caùn boä- giaùo vieân – CNV. Ñoäi nguõ giaùo vieân cuûa tröôøng coøn chöa ñoàng boä: thieáu giaùo vieân các bộ moân như: Anh vaên, Sinh học, Tin học, Coâng ngheä… + Ban giám hiệu: 03 (01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng) + Giáo viên: 50 trong đó: Biên chế: 48, hợp đồng: 02 + Công nhân viên: 10 trong đó: Biên chế: 05 Hợp đồng:05 - Tổ chuyên môn: 06
- Bao gồm: Tổ Văn ; Tổ Toán –Tin ; Tổ Lý – Sinh – Công nghệ; Tổ Thể dục – GDCD – GDQP &AN ; Tổ Sử- Địa và Tổ Ngoại ngữ - Hoá. Học sinh: có 30 lớp, gồm 1486 học sinh. Được chia ra: Khối Khối 10 Khối 11 Khối 12 Số lớp 12 9 9 Số học sinh 601 460 425 Ñòa baøn hoïc sinh cuûa tröôøng thuộc 6 xaõ phía ñoâng cuûa huyeän Caåm Myõ, laø nhöõng xaõ thuoäc vuøng saâu, vuøng xa cuûa tænh Ñoàng Nai. Caùc ñaëc ñieåm treân taïo cho tröôøng moät soá thuaän lôïi vaø cuõng khoâng ít khoù khaên. Veà thuaän lôïi: Tröôøng nhận ñöôïc sự quan taâm vaø chæ ñaïo saâu saùt cuûa Sôû GD - ÑT Ñoàng Nai, cuûa Huyeän uyû – UBND Huyeän Caåm Myõ, cuûa caùc caáp chính quyeàn ñòa phöông xung quanh tröôøng . Tröôøng THPT Voõ Tröôøng Toaûn laø tröôøng coâng laäp haïng I vừa troøn 4 naêm hình thaønh vaø phaùt trieån. Ñoäi nguõ caùn boä, giaùo vieân, CNV của trường laø moät taäp theå ñoaøn keát nhaát trí, naêng ñoäng, coù söï phaán ñaáu trong giaûng daïy vaø giaùo duïc hoïc sinh. Tröôøng ñöôïc söï hoã trôï tích cöïc, coù hieäu quaû cuûa Hoäi CMHS, caùc ban, ngaønh, ñoaøn theå cuûa ñòa phöông. Hoïc sinh cuûa tröôøng nhìn chung chaêm ngoan, nhieàu em coù naêng löïc toát trong hoïc taäp vaø coù naêng khieáu veà vaên ngheä- TDTT. Cho ñeán thôøi ñieåm naøy, tröôøng THPT Voõ Tröôøng Toaûn chöa coù bieåu hieän teä naïn xaõ hoäi vaø ma tuùy xaâm nhaäp vaøo tröôøng hoïc. Veà khoù khaên: Do cô sôû cuûa tröôøng coøn ñi möôïn neân trang thieát bò vaø phöông tieän vaät chaát phuïc vuï cho vieäc daïy hoïc coøn thieáu thoán nhö thieáu phoøng hoïc, chöa coù phoøng ña naêng vaø phoøng chöùc naêng phuïc vuï cho vieäc toå chöùc thöïc haønh caùc moân hoïc, saân baõi ñeå hoïc taäp theå duïc vaø giaùo duïc quoác phoøng raát nhoû heïp… Do ñòa baøn cö daân roäng, hoïc sinh ôû xa nhieàu neân vieäc ñi hoïc cuûa caùc em gaëp raát nhieàu khoù khaên. Moät soá hoïc sinh coøn chöa chaêm hoïc. Kinh teá cuûa soá ñoâng cha meï hoïc sinh khoâng oån ñònh cuõng aûnh höôûng khoâng nhoû ñeán vieäc hoïc cuûa con em mình. Baùm saùt nhöõng thuaän lôïi vaø khoù khaên neâu treân chuùng toâi tìm vaø vaän duïng giaûi phaùp sử dụng trang thiết bị dạy học cho phu hợp. 2.Thực trạng trang thiết bị dạy học năm học 2008 – 2009 a/ Về phòng ốc cho các bộ môn có thực hành:
- Về cô sôû vaät chaát cuûa tröôøng THPT Voõ Tröôøng Toaûn : Do möôïn cô sôû cuûa Tröôøng THCS Leâ Quí Ñoân vaø hai tröôøng Tieåu hoïc laân caän neân tröôøng coøn thieáu caùc phoøng chöùc naêng, phoøng ña naêng, phoøng boä moân. Nhà trường chỉ có một phòng máy với 25 máy (01máy chủ và 24 máy con) và một phòng thư viện chưa đạt chuẩn. Vì vậy thiết bị dạy học hầu như không được trưng bày ra mà được để chung với thư viện. Khi có tiết thực hành giáo viên phải sắp xếp thiết bị thực hành lên hội trường để cho học sinh làm thí nghiệm. b/ Thực trạng và phân tích thực trạng các thiết bị dạy học và việc thực hành, thí nghiệm của các bộ môn: Môn Vật lý : - Vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm thực hành là phương pháp dạy học có sức thuyết phục cao, giúp cho học sinh giải thích được những thắc mắc trong bài học. Thế nhưng những năm qua, giáo viên Vật lý trường chúng tôi không có phòng thí nghiệm cho bộ môn Vật lý. Vì vậy các thí nghiệm phức tạp đều không thực hiện được cho học sinh, giáo viên chỉ thực hiện các thí nghiệm đơn giản. - Trường không có những bộ dụng cụ dành riêng cho thí ngiệm chuyên môn của giáo viên trên lớp, thường là nếu có thể được thì giáo viên mang nguyên bộ thí nghiệm thực hành của học sinh lên lớp, khi thực hiện thí nghiệm phải bố trí ngay trên phòng học hoặc trên hội trường nên không thể đáp ứng cho một tiết thực hành thí nghiệm và thường rất mất thời gian của học sinh. - Các bộ thí nghiệm thường không đồng bộ, sử dụng không được hoặc có thì chỉ đủ cho một số học sinh trong lớp dùng nên giáo viên lại ghép các dụng cụ tương trợ để các em có thể tự tạm dùng được, nên dẫn đến sự không đồng bộ thiếu chính xác. - Một vấn đề cũng cần được phải nói tới, đó là thời gian để thực hành thí nghiệm. Thường thì các em không được thực hành thí nghiệm ngay đúng thời gian đang học về lý thuyết của bài ấy mà thường chỉ được xem làm lại sau khi giáo viên đã dạy bài khác nên nhiều khi không gây hứng thú cho các em và hiệu quả của việc thực hành thí nghiệm không cao nhiều khi còn phản tác dụng. - Năm qua môn Vật lý chỉ thực hiện được một số bài theo yêu cầu của chương trình không đạt về số lượng và chất lượng (theo đánh giá thanh tra kiêm nhiệm của Sở giáo dục). Môn Hoá: - Cũng như môn Vật lý môn Hoá cũng không có phòng thí nghiệm, với đặc trưng của bộ môn Hoá là các thí nghiệm phải dùng đến hoá chất đặc biệt có nhiều hoá chất rất độc hại nên việc không có phòng thí nghiệm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh
- - Các giáo viên phụ trách môn Hoá đã cố gắng tận dụng các phương tiện về cơ sở vật chất hiện có của nhà trường để thực hành được đúng theo chương trình của Bộ giáo dục quy định, khó khăn của bộ môn Hoá là ở chỗ hoá chất để thực hành thí nghiệm được công ty thiết bị cấp về rất hạn chế và có khi chất lượng không đảm bảo do đó nhà trường thường phải bỏ thêm kinh phí để đi mua hoá chất tại Thành phố Hồ Chí Minh nên rất mất thời gian và tốn kém. - Trong năm qua môn Hoá là môn thực hành thí nghiệm được nhiều nhất cả về số lượng và chất lượng. Môn Sinh: - Môn Sinh cũng không có phòng bộ môn riêng. Nhưng môn Sinh cũng đã thực hiện được chương trình thực hành thí nghiệm theo kiểu riêng của mình. Có bài làm thí nghiệm tại chỗ, cũng có bài làm thực hành bằng cách đi thực tế (Cho học sinh đi tham quan thực tế tại vườn Quốc gia Nam Cát Tiên và viết thu hoạch). - Những bài quan sát bằng Kính hiển vi thì không làm được. Vì Kính hiển vi được trang bị có độ phóng quá nhỏ không thể nhìn rõ các tiêu bản – Có lẽ công ty sách – thiết bị trường học cũng biết điều đó nên khi cấp Kính hiển vi cần cấp các kính có độ phóng lớn để cho học sinh có thể dễ quan sát trên lớp.. - Để tiện cho việc giảng bài trên lớp, giáo viên tổ Sinh thường phải tự vẽ tranh phóng to theo hình ở sách giáo khoa. Môn Kỹ thuật công nghiệp: - Bộ môn này chủ yếu là thực hành, nhưng trang thiết bị được cấp thiếu, không kịp thời. Do đó nhà trường phải bố trí giáo viên bộ môn giảng dạy phải đi mua các thiết bị thực hành bổ sung để cho giáo viên và học sinh có dụng sụ để học tập. Mặt khác do không có phòng thực hành riêng và dạy ở cơ sở khác cách trường 1km, nên mỗi lần có tiết thực hành, giáo viên dạy bộ môn lại phải cho các em vận chuyển thiết bị và sắp xếp lại phòng thực hành. Do đó mất thời gian và sự chuẩn bị dụng cụ thực hành không đầy đủ cũng làm ảnh hưởng đến tiết thực hành của học sinh chưa đạt hiêu quả cao. - Nhà trường không có một mô hình về môn này cho học sinh quan sát. Giáo viên giảng dạy phải mày mò tìm kiếm đồ thực mang vào lớp cho học sinh xem và quan sát. Các môn Sử - Địa - Đồ dùng dạy học của các môn này thường là tranh , sơ đồ, bản đồ… - Hiện nay có nhiều bản đồ cũ quá mà không mua lại được hoặc có làm đề xuất mua theo danh mục của công ty sách – thiết bị trường học nhưng khi đến thì lại hết hoặc không có. Vì vậy việc giảng dạy môn Sử - Địa nhiều lúc còn phải “dạy chay” hoặc theo những hình vẽ lược đồ ở sách giáo khoa ( thường bị mờ, không có màu). Phòng vi tính:
- Phòng được trang bị 25 máy vi tính do Sở cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng phòng vi tính chủ yếu để dạy nghề tin học cho học sinh. Nhìn chung phòng máy được sử dụng hết công suất và rất có hiệu quả trong công tác quản lý đề thi, điểm số và hồ sơ học sinh. Phòng nghe nhìn: Trường chưa có phòng nghe nhìn song đã được trang bị đủ tivi, đầu máy, loa, đài … Chủ yếu phục vụ cho các môn xã hội, môn Anh văn và công tác ngoại khoá của Đoàn trường với hình thức xem băng là chủ yếu. Phòng LAP: Trường không có phòng Lap. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh đối với môn Anh văn. Nói tóm lại, thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cải tiến của chương trình dạy và học. Những dụng cụ thí nghiệm do cấp trên cung cấp từ khi mới thành lập trường đến nay thường có chất lượng kém và có nhiều dụng cụ không thể sử dụng được do không đáp ứng yêu cầu thí nghiệm của sách giáo khoa. - Tất cả Các môn Lý – Hoá – Sinh không có giáo viên thiết bị chuyên trách mà có một nhân viên hợp đồng làm thiết bị thư viện, vừa đi làm vừa đi học. Vì vậy, không có nhiều thời gian đầu tư cho công tác lau chùi và bảo quản dụng cụ thí nghiệm. Nhiều dụng cụ không biết bảo quản theo nghiệp vụ chuyên môn, chủ yếu là cất khỏi mất mát . Điều đó cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của các dụng cụ thiệt bị - thí nghiệm nghĩa là ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. IV. Ban giám hiệu quản lý, chỉ đạo tổ chức xây dựng và sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản. Trong những năm qua, xác định được tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và sự phát triển của nhà trường nói riêng, nhận thức được thực trạng còn nhiều khó khăn của nhà trường trên lĩnh vực này, Ban giám hiệu trường THPT Võ Trường Toản đã có những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế trường mình để xây dựng và quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường. 1. Huy động kinh phí xây dựng trang thiết bị day học Ban giám hiệu đã cùng bàn bạc với các tổ chức trong trường, phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, để có kinh phí mua sắm thiết bị dạy học phục vụ việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Từ đó hàng năm, nhà trường đã chi cho các tổ chuyên môn một khoản kinh phí là 2.000.000đ dùng để mua sắm dụng cụ thí nghiệm của môn học. Trong công tác xây dựng thiết bị, đồ dùng dạy học, Ban giám hiệu nhà trường đã phát huy có hiệu quả nguồn đồ dùng do giáo viên tự làm bằng nhiều hình thức: cung cấp kinh phí, khen thưởng kịp thời, xem việc làm đồ dùng dạy học là một tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi
- đua cuối năm,... Trong dự kiến, những đồ dùng dạy học có hàm lượng trí tuệ cao, có khả năng ứng dụng rộng rãi sẽ được khuyến khích đem đi dự thi tại các hội thi làm đồ dùng dạy học các cấp,…Trên thực tế chúng tôi đã có được nguồn đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm đáng khích lệ với các số liệu cụ thể như sau: Bộ thí nghiệm biểu diễn tự làm của môn Vật lý lớp 10 nâng cao: trong bài đo áp suất thủy tĩnh, định luật Becnuli; Bộ thí nghiệm biểu diễn của môn toán học: Tạo các mô hình các loại hình chóp, hình nón, các mặt phẳng song song trong chương trình hình học không gian lớp 11; gần 50 bộ tranh ảnh tự vẽ của giáo viên ở các môn: Lý, Sinh, Công nghệ, Địa lý … 2. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực trạng thiết bị dạy học của nhà trường để có giải pháp cụ thể Hàng năm Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ bộ môn tiến hành điều tra, xác định thực trạng sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học, thí nghiệm thực hành, tìm nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ phù hợp của trang thiết bị dạy học so với yêu cầu dạy, học hiện hành. Đồng thời xác định được hiệu quả sử dụng các thiết bị hiện có. Từ đây, Ban giám hiệu có kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học. Cụ thể là: Khi xây dựng kế hoạch đầu năm, Ban giám hiệu thông báo đến các tổ bộ môn về khoản kinh phí các tổ sẽ được chi dùng cho việc mua sắm thiết bị dạy học và các hoạt động của tổ để tổ chủ động trong hoạt động của mình. Đồng thời Ban giám hiệu phân công, bố trí giáo viên làm công tác dạy học và làm công tác phụ trách thiết bị giới thiệu trước toàn thể Hội đồng giáo dục những thiết bị dạy học mới có để giáo viên biết và nghiên cứu sử dụng. 3. Các biện pháp chỉ đạo việc sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học một cách hiệu quả - Vào đầu mỗi học kỳ, Ban giám hiệu nhà trường họp tổ trưởng chuyên môn lại nghe kế hoạch của tổ chuyên môn và xây dựng kế hoạch thống nhất các bài thực hành cho từng bộ môn theo đúng phân phối chương trình của Bộ. Sau đó, chỉ đạo các thành viên trong tổ phải làm thử tất cả các bài thực hành được qui định để rút kinh nghiệm về thao tác sử dụng thiết bị, đối chiếu kết quả thực hành, thí nghiệm so với yêu cầu của Sách giáo khoa,… Đây là việc làm cần thiết để một giờ day, học thực hành, thí nghiệm đạt kết quả mong muốn. - Do trường không có phòng thực hành riêng và không có giáo viên kiêm nhiệm thực hành thí nghiệm từng môn riêng biệt, vì vậy sau khi thống nhất thời gian thực hành thí nghiệm cho các môn. Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch xếp lịch thực hành cho từng môn, từng lớp để tránh trùng lặp (Vì nhà trường chỉ mượn được một hội trường dùng để tổ chức hoạt động ngoại khoá ). - Trước mỗi bài thực hành, Ban giám hiệu chỉ đạo nhân viên trực thiết bị cùng với 1 giáo viên bộ môn do tổ trưởng phân công sắp xếp
- đồ thí nghiệm lên hội trường trước và kiểm tra các thiết bị thí nghiệm xem có đạt yêu cầu hay không. - Riêng những bài thực hành khó thì các tổ chuyên môn thống nhất hướng dẫn thí nghiệm biểu diễn ở trên lớp cho học sinh quan sát. - Việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên được Ban giám hiệu kiểm tra bằng nhiều cách: kiểm tra thông qua sổ theo dõi của cán bộ phụ trách đồ dung, thiết bị dạy học. Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường cũng bố trí thời gian cùng với các Tổ trưởng chuyên môn đi dự giờ thực hành của giáo viên để tận mắt kiểm chứng chất lượng của đồ dùng thí nghiệm, chất lượng của giờ dạy. Vì vậy góp phần giúp đỡ giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong quá trình làm thí nghiệm, làm cho những tiết thực hành ở các lớp sau đạt hiệu quả cao hơn.. - Công tác bảo quản đồ dùng dạy học cũng được Ban giám hiệu quan tâm, máy móc thiết bị trong phòng vi tính được giao cho một giáo viên có trình độ tin học bảo trì thường xuyên khi có hư hỏng. Song các băng từ không có cách bảo quản thường bị ẩm, mốc, gây thiệt hại về tài sản chung. - Cuối học kỳ Ban giám hiệu có sơ kết đánh giá, khen thưởng cho những giáo viên của các tổ thực hiện sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên và có hiệu quả. Từ đó kích thích các giáo viên khác tham gia sử dụng đồ dùng có hiệu quả hơn. Tóm lại, một ngôi trường mới thành lập được 4 năm, tuy chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại về cơ sở vật chất, song do nhận thức được tầm quan trọng của thiết bị dạy học trong sự nghiệp giáo dục, Ban giám hiệu trường THPT Võ Trường Toản đã có nhiều cố gắng trong tổ chức, xây dựng và quản lý thiết bị dạy học. Kết quả là chúng tôi đảm bảo đủ 100% các tiết thực hành, thí nghiệm cho các bộ môn theo quy định của bộ. Việc sử dụng các thiết bị hiện đại vào giờ dạy ngày càng nhiều, càng hiệu quả. Điển hình là việc sử dụng casset cho giờ nghe môn Tiếng Anh, các phần mềm cho việc soạn giảng giáo án điện tử môn toán, vật lý, hoá học,…các đồ dùng truyền thống như bảng biểu, lược đổ, bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ, phim giáo khoa,…cũng được khai thác tốt trong các giờ dạy lịch ssử, đại lý, sinh học, văn học,… Hướng phát triển của trường trong những năm sau là sẽ hiện đại hoá dần các thiết bị dạy học để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục là “Học đi đôi với Hành ”, giúp cho học sinh tiếp cận gần hơn với khoa học kỹ thuật hiện đại. V. Kết luận: 1.Bài học rút ra từ thực tiễn và lí luận: - Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được quá trình dạy học nên nó đã được quy định trong quy chế của một trường học. - Để quản lý và tổ chức xây dựng được thiết bị dạy học trong nhà trường có hiệu quả đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường phải có quan điểm đúng đắn trong tổ chức, quản lý, phải có trình độ chuyên môn
- nghiệp vụ cao để không ngừng đáp ứng với những trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay. - Ban giám hiệu nhà trường, nhất là Hiệu trưởng phải có cách nhìn khái quát và phải làm cho nhà trường (Giáo viên – Công nhân viên - Học sinh) cũng như Phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể khác như Đảng, Chính quyền địa phương thấy được vai trò quan trọng của thiết bị dạy học trong nhà trường. Trên cơ sở đó, các đối tượng trên có thể đóng góp một phần công sức của mình trong việc quản lý tốt và góp phần xây dựng thiết bị dạy học của nhà trường. Mặt khác trong điều kiện kinh tế còn khó khăn hiện nay, khi nhu cầu về trang thiết bị dạy học chưa được đáp ứng được đầy đủ và kịp thời thì việc quản lý và sử dụng tốt thiết bị dạy học hiện có của mỗi nhà trường còn có ý nghĩa thiết thực nhằm tiết kiệm ngân sách cho nhà nước. - Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng trang thiết bị dạy học. Cuối học kỳ, cuối năm học phải sơ kết đánh giá những việc làm được, việc chưa làm được để từ đó khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện tốt việc sử dụng trang thiết bị dạy học có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có những nhắc nhở những giáo viên không thường xuyên sử dụng các trang thiết bị dạy học, để họ rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong các học kỳ, các năm học sau. - Một bài học quan trọng nữa là người cán bộ quản lý cần biết phát huy sự sang tạo và nhiệt tình nghề nghiệp của giáo viên trong việc tự làm đồ dung dạy học. Làm tốt công tác này, nhà trường sẽ có nguồn đồ dung dạy học dồi dào, phù hợp với điều kiện dạy học của trường mình và góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học. 2.Đề xuất: Từ thực trạng sử dựng, quản lý đồ dung, thiết bị dạy học của trường mình, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục hiện hành, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Khi cấp trang bị thiết bị dạy học cho các trường THPT cơ quan có trách nhiệm cần tránh tình trạng cấp cái gì phải nhận cái đó, nếu không nhận thì lần sau không cấp. Nói cách khác là cấp cho có, cấp cho đủ số lượng còn chất lượng của các đồ dùng đó như thế nào thì không quan tâm và các trường có sử dụng được thiết bị được cấp hay không là việc của các trường. Hiện nay một số thiết bị của công ty thiết bị cấp về cho các trường THPT không sử dụng được hoặc có sử dụng thì không chính xác đành phải cho vào kho, gây nên sự lãng phí. - Các bộ môn Lý – Hoá – Sinh cần có phòng học bộ môn riêng biệt, được trang bị hiện đại. - Các phòng thí nghiệm phải có giáo viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách có qua đào tạo về nghịêp vụ chuyên môn. - Các đồ dùng thí nghiệm không đồng bộ, hư hỏng nên được thanh lý để đầu tư trang bị mới với tiêu chuẩn các bộ dụng cụ thực hành – thí nghiệm phải đồng bộ, có chất lượng cao.
- - Ban giám hiệu phải quan tâm hơn nữa đến khâu khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh. - Công ty sách - thiết bị trường học nên tổ chức hướng dẫn về nghiệp vụ và cách sử dụng các bộ đồ dùng dạy học cho giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm một cách thường xuyên (vì những giáo viên này nếu không phải là chuyên trách thì hay bị thay đổi theo từng năm học). Đồng thời công ty cũng nên cử người xuống các trường kiểm tra định kỳ về việc sử dụng đồ dùng dạy học, chứ không nên ngồi chờ các trường báo cáo lên. - Thực hiện công tác đánh giá thi đua trong việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học và đưa vào nội dung đánh giá xếp loại các trường vào cuối năm học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp thúc đẩy việc sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy ở trường THPT Trần Phú
22 p | 210 | 52
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ
37 p | 587 | 49
-
SKKN: Một số giải pháp giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng và trốn học giữa buổi
7 p | 187 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn