Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC<br />
PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH QUYỀN VỚI CÁC ĐOÀN THỂ<br />
TRONG NHÀ TRƯỜNG<br />
I. Phần mở đầu<br />
I.1 Lý do chọn đề tài<br />
Như chúng ta đã biết trong mọi hoạt động của nhà trường để đạt được <br />
hiệu quả cao, cần phải có sự phối hợp tốt giữa Chính quyền với các đoàn thể <br />
trong nhà trường. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường là một lực lượng hết <br />
sức quan trọng để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm chỉ đạo, thực hiện mục tiêu <br />
giáo dục Mầm non đề ra hàng năm trong nhà trường. <br />
Sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể được dựa trên cơ sở bình <br />
đẳng, tôn trọng quyền độc lập của nhau, hỗ trợ cho nhau và tạo điều kiện phối <br />
hợp để cùng thực hiện. Các đoàn thể luôn được nhà trường tạo điều kiện thuận <br />
lợi để hoạt động và những ý kiến tham mưu đề xuất của các tổ chức đoàn thể <br />
đều được chính quyền nghiêm túc xem xét và giải quyết kịp thời và hướng đến <br />
mục tiêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. <br />
“Sự nghiệp đổi mới giáo dục thành công hay không một phần quan trọng <br />
phụ thuộc ở năng lực quản lý, điều hành của người Hiệu trưởng”. Chính vì vậy <br />
ngoài năng lực chuyên môn tốt, người Hiệu trưởng còn có phẩm chất chính trị <br />
tốt, hiểu biết về pháp luật, có tác phong làm việc khoa học, có khả năng quản lý <br />
và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường, cập nhật kịp thời các <br />
văn bản, mọi thông tin mới để áp dụng có hiệu quả vào trong công tác quản lý <br />
chỉ đạo của nhà trường. Qua nhiều năm làm công tác quản lý, bản thân tôi đã đúc <br />
rút ra một số kinh nghiệm trong công tác Quản lý, chỉ đạo và điều hành, cũng <br />
như công tác phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể để đầu tư nâng cao chất <br />
lượng hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục <br />
<br />
1<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
trẻ tại trường lớp mầm non. Chính vì vậy tôi đã chon đề tài “ Một số kinh <br />
nghiệm trong công tác phối hợp giữa Chính quyển với các đoàn thể trong nhà <br />
trường”<br />
I. 2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài<br />
Xây dựng mối đoàn kết nhất trí cao trong tập thể nhà trường, tạo nên sức <br />
mạnh tổng hợp giúp Hiệu trưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong <br />
nhà trường.<br />
Tập hợp lực lượng của các đoàn thể để phát huy tinh thần tập thể tự chủ, <br />
tính sáng tạo trong công tác chuyên môn. Nêu cao vai trò trách nhiệm, ý thức tổ <br />
chức kỷ luật, xây dựng thế mạnh của nhà trường và phát huy được tính chất của <br />
một tổ chức tập thể vững mạnh. <br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và mối quan hệ phối hợp.<br />
Giáo viên và học sinh trường mầm non Hoa Hồng<br />
Dựa trên khả năng hoạt động của các đoàn thể, tính sáng tạo đạt hiệu <br />
quả trên cơ sở tôn trọng quyền độc lập lẫn nhau.<br />
Tìm hiểu vị trí, vai trò trách nhiệm của từng đoàn thể trong nhà trường. <br />
Từ đó Lãnh đạo nhà trường có hướng chỉ đạo chặt chẽ và cùng thực hiện có <br />
hiệu quả trong công tác dạy và học ở trường lớp mầm non.<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Các tổ chức đoàn thể, giáo viên, học sinh trường mầm non Hoa Hồng<br />
Dựa vào hiệu quả hoạt động của các đoàn thể qua thực tiễn của quá trình <br />
thực hiện để tìm ra các giải pháp hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của đơn <br />
vị.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Phương pháp trao đổi trò chuyện; phương pháp kết hợp cùng thực hiện; <br />
phương pháp hoạt động thực tiễn…Quan sát kiểm tra phỏng vấn, nghiên cứu <br />
phân tích thực trạng, tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện.<br />
Tạo điều kiện giúp cán bộ đoàn thể hiểu rõ nội dung, vai trò trách nhiệm <br />
của người đứng đầu đoàn thể trong nhà trường và tính chất hoạt động của từng <br />
tổ chức đoàn thể. <br />
II. Phần nội dung<br />
II.1 Cơ sở lý luận<br />
Công tác phối hợp là cùng hoạt động để hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt <br />
mục đích, yêu cầu của các cấp đề ra.<br />
Quan hệ giữa nhà trường và các tổ chức trong nhà trường là mối quan hệ <br />
phối hợp công tác, tôn trọng và bình đẳng. Hiệu trưởng thực hiện đúng chức <br />
năng quản lý chỉ đạo của mình và điều hành mọi hoạt động của nhà trường theo <br />
một hệ thống nhất định dưới sự chỉ đạo của các cấp. Chính vì vậy công tác phối <br />
hợp là nhu cầu không thể thiếu được trong nhà trường.<br />
Hiệu trưởng và các đoàn thể đều xác định được trách nhiệm công việc <br />
cũng như luôn có các giải pháp sáng tạo và đoàn kết cùng phối hợp. Tất cả cùng <br />
có mục đích lý tưởng thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn.<br />
Biết tập hợp và vận động được đoàn thể CBVC tích cực tham gia các hoạt <br />
động của nhà trường trên tinh thần tự nguyện vì mục đích chung, trên cơ sở đó <br />
xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp mang tính thực tiễn cao nhưng phải đảm <br />
bảo công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ đến từng hoạt động của công việc, <br />
nhưng nhẹ nhàng và chính xác; Biết vận dụng và khai thác tốt các nguồn lực để <br />
phục vụ cho các phong trào của nhà trường. Nội dung các phong trào quần chúng <br />
phải phù hợp với yêu cầu thực tế của chủ trương chung và phù hợp với yêu cầu <br />
của đơn vị và địa phương.<br />
3<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Phối hợp thực hiện tốt công tác quỹ khen thưởng để góp phần động viên <br />
cổ vũ các cá nhân, đoàn thể cùng thực hiện tốt các phong trào thi đua trong nhà <br />
trường.<br />
Chính vì vậy công tác phối hợp giữa Chính quyền với các đoàn thể trong <br />
nhà trường được coi đây là một phương tiện giáo dục toàn diện không thể tách <br />
rời trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
II.2 Thực trạng <br />
Trường Mầm non Hoa Hồng là một đơn vị thuộc trường vùng sâu, vùng <br />
xa, cho nên số giáo viên được điều động và luân chuyên hàng năm. Chính vì vậy <br />
những năm gần đây số giáo viên của trường thường xuyên được thay đổi, đặc <br />
biệt là các tổ trưởng có năng lực được đào tạo lại chuyển công tác đi trường <br />
khác.<br />
Tổng số CBVC hiện có: 25; Nữ: 24; Dân tộc: 04<br />
Trong đó: + CBQL: 02<br />
+ Giáo viên hiện có: 18<br />
+ Nhân viên: 05<br />
Nhà trường có 14 giáo viên là những giáo viên mới ra trường và ở nơi <br />
khác chuyển đến, nên công tác hoạt động ở các đoàn thể chưa có chiều sâu, <br />
việc tiếp cận với các đoàn thể của giáo viên còn bỡ ngỡ. Hơn thế nữa việc cân <br />
nhắc bố trí người đứng đầu các đoàn thể lại càng khó khăn hơn vì đây là công <br />
việc cần phải có kinh nghiệm thì công tác thực hiện sẽ có hiệu quả hơn.<br />
Tổ chức Công đoàn: 23 CĐV; Nữ: 22; Dân tộc: 04<br />
Ban chấp hành Công đoàn gồm 03 người<br />
Trong đó: + Chủ tịch Công đoàn: 01<br />
+ UBKT: 01<br />
+ Ban nữ công: 01<br />
+ Ban thanh tra nhân dân: 01 người <br />
4<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Chức năng công đoàn<br />
Công đoàn là một bộ phận của tổ chức Chính trị xã hội của giai cấp công <br />
nhân và người lao động, tổ chức Công đoàn là chăm lo bảo vệ quyền lợi cho <br />
CBVC và người lao động cũng như công tác chăm lo đến đời sống vật chất và <br />
tinh thần, tâm tư nguyện vọng của người lao động...<br />
Công đoàn tham gia kiểm tra giám sát các hoạt động của nhà trường trên <br />
cơ sở mang tính giáo dục thuyết phục. Công đoàn luôn bảo vệ lợi ích của đơn vị, <br />
của CBVC trên cơ sở của luật và điều lệ Công đoàn quy định. Ngoài ra Công <br />
đoàn luôn chăm lo đến nhân cách, trình độ nhận thức, động viên khuyến khích <br />
CBVC học tập nâng cao trình độ chuyên môn và luôn nêu cao phẩm chất của <br />
người Công đoàn viên trong nhà trường. Đặc biệt là chăm lo đến lợi ích của <br />
Công đoàn viên, giúp đỡ Công đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động phong <br />
trào để cùng với nhà trường phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình để nâng <br />
cao chất lượng dạy và học phù hợp với điều kiện thực tế và những định hướng <br />
của đơn vị, địa phương. <br />
Tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản HCM: 20 đoàn viên; Nữ: 20: Dân tộc: <br />
04.<br />
Ban chấp hành Đoàn thanh niên gồm 03 đồng chí<br />
Trong đó: + Bí thư đoàn: 01<br />
+ Phó Bí thư đoàn: 01<br />
+ Ủy viên: 01<br />
Chức năng Đoàn thanh niên:<br />
Đoàn thanh niên là một tổ chức chính trị hoạt động dưới sự chỉ đạo của <br />
Chi bộ đảng. Chi đoàn thanh niên thực hiện kế hoạch hoạt động của Đoàn xã và <br />
của lãnh đạo nhà trường. Đoàn thanh niên CS HCM là cách tay đắc lực của <br />
Đảng, là lực lượng tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường từ <br />
hoạt động chuyên môn đến các hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục thể thao <br />
5<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
và các hoạt động ngoài giờ lên lớp... Đoàn thanh niên luôn thực hiện tác phong “ <br />
Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”<br />
a. Thuận lợi và khó khăn<br />
Thuận lợi<br />
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối ổn định; số giáo viên đảm bảo <br />
đủ theo quy định 2giáo viên/ lớp.<br />
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực trong công tác chuyên môn.<br />
Khó khăn<br />
Hầu hết là giáo viên mới ra trường nên công tác hoạt động đoàn thể chưa <br />
đều tay; Số giáo viên thường xuyên thay đổi, luân chuyển nên việc bố trí sắp <br />
xếp cán bộ chủ chốt ở các tổ khối, đoàn thể có phần bất cập.<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
Thành công<br />
Hoạt động Công đoàn và Đoàn thanh niên của nhà trường hoạt động có <br />
hiệu quả, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các đoàn thể cùng thực <br />
hiện tốt các nhiệm vụ do các cấp đề ra. Một số cán bộ giáo viên trẻ, nhanh <br />
nhẹn, nhiệt tình, tiếp cận kịp thời với những thay đổi các văn bản mới về <br />
chuyên môn, các hoạt động đoàn thể và khiêm tốn học hỏi những đồng nghiệp đi <br />
trước để rút kinh nghiệm cùng thực hiện có hiệu quả. Một số giáo viên đã có sự <br />
sáng tạo và tiếp cận nhanh các công việc được phân công đảm nhiệm. <br />
Hạn chế<br />
Một số giáo viên chưa sáng tạo trong công tác phối hợp thực hiện các nội <br />
dung dạy và học; một số tổ trưởng kinh nghiệm còn hạn chế chưa phát huy tính <br />
tích cực sáng tạo của mình để phối hợp thực hiện.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
Mặt mạnh<br />
<br />
<br />
6<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Hầu hết giáo viên trẻ, nhiệt tình có trình độ chuyên môn chuẩn và trên <br />
chuẩn, có khả năng tiếp cận với công tác đoàn thể và hoàn thành trách nhiệm <br />
được giao. Đặc biệt là trong khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công <br />
tác giảng dạy.<br />
Mặt yếu<br />
Công tác tổ chức điều hành các hoạt động chưa có sự đồng bộ, đều tay. <br />
Chưa có nhận thức về chiều sâu của công tác đoàn thể. <br />
Hầu hết giáo viên còn trẻ nên công tác chỉ đạo còn cả nể, chưa xác định rõ <br />
công tác chỉ đạo của từng đoàn thể.<br />
* Từ những khó khăn và thuận lợi trên, tôi đã xác định rõ mục đích là tìm <br />
ra những biện pháp để thực hiện tốt công tác chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các <br />
đoàn thể trong công tác thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
d. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động<br />
Tìm hiểu vị trí chức năng của hoạt động đoàn thể trong công tác chăm <br />
sóc giáo dục trẻ có hiệu quả.<br />
Công tác phối hợp giữa chính quyền với Công đoàn, và các đoàn thể khác <br />
dựa trên cơ sở hoạt động của nhà trường để mang lại hiệu quả tốt trong công <br />
tác dạy và học.<br />
Nêu ra quy trình và các biện pháp thích hợp phù hợp với tình hình thực tế <br />
của đơn vị để cùng phối hợp thực hiện có hiệu quả.<br />
Hình thành nề nếp sinh hoạt của từng đoàn thể trong nhà trường để giúp <br />
giáo viên lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn và các hành vi văn minh trong giao <br />
tiếp, các kĩ năng hoạt động sáng tạo, linh hoạt… <br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Từng đoàn thể trong nhà trường cần phải có sự đồng bộ và được phối <br />
hợp chặt chẽ thì các hoạt động của nhà trường mới đạt hiệu quả cao, đặc biệt <br />
là công tác phối hợp thực hiện trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là <br />
7<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
những trăn trở đối với những người làm công tác quản lý chỉ đạo trong trường <br />
mầm non, trong công tác thực hiện phối hợp người Quản lý luôn linh hoạt, sáng <br />
tạo tìm tòi ra những sáng kiến hay, mới… thì mới mang lại hiệu quả cao trong <br />
quản lý chỉ đạo phối hợp của mình.<br />
Đối với các đoàn thể trong nhà trường, trong quá trình tham gia thực hiện <br />
công tác chuyên môn và các hoạt động phong trào khác cần phải có kinh nghiệm <br />
trong công tác phối hợp cùng thực hiện, xác định được vai trò lãnh đạo tiên <br />
phong trong nhà trường. Nhưng hầu hết các đoàn thể còn rập khuôn, cả nễ, chưa <br />
linh hoạt xử lý tình huống khi xảy ra, Giáo viên chưa mạnh dạn trong quá trình <br />
tham gia thực hiện các phong trào cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy <br />
theo cách nghỉ riêng của mình, chưa phát huy tính tích cực trong hoạt động và <br />
chưa thật sự quan tâm đến sự sáng tạo trong quản lý chỉ đạo bằng cách nào? <br />
Công tác áp dụng có hiệu quả ra sao? quá trình tổ chức hoạt động của nhà <br />
trường như thế nào? để động viên khuyến khích tất cả CBVC chức cùng tham <br />
gia và tham gia trên tinh thần tự nguyện đó là vấn đề mà người CBQL cần phải <br />
đầu tư suy nghĩ để thực hiện có hiệu quả.<br />
Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị, tôi cần tìm ra các biện pháp, <br />
giải pháp tháo gỡ để cán bộ chủ chốt ở các đoàn thể cùng giáo viên hiểu và thực <br />
hiện đạt kết quả tốt theo đúng mục tiêu của kế hoạch đã đề ra để các hoạt động <br />
của nhà trường từ công tác hoạt động chuyên môn, nuôi dưỡng chăm sóc cũng <br />
như các hoạt động phong trào khác đều hoạt động mạnh mẽ và có chiều sâu. <br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Tạo mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể để <br />
thực hiện tốt công tác tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, cũng như các <br />
hoạt động phong trào do Ngành và các cấp phát động. Đặc biệt là công tác phối <br />
hợp giữa chính quyền với Công đoàn cơ sở của đơn vị<br />
8<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Hình thành và phát huy vai trò của từng tổ chức đoàn thể dưới sự chỉ đạo <br />
của Chi bộ. Thông qua đó từng cán bộ của đoàn thể cần nghiên cứu và phát huy <br />
vai trò lãnh đạo của mình với trách nhiệm được giao. <br />
Xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp thiết thực để thực hiện chỉ <br />
đạo tốt khâu chuyên môn: Xát định rõ tất cả các hoạt động đoàn thể là đầu tư <br />
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuyên truyền công tác <br />
chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non trên địa bàn để huy động tối da trẻ mầm non ra <br />
lớp.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Là một Hiệu trưởng của một trường Mầm non ngoài việc quản lý chỉ đạo <br />
chúng ta phải có khả năng phối hợp cùng thực hiện và định hướng để nắm bắt, <br />
cập nhật kịp thời các nội dung văn bản trên cơ sở đó đề ra các biện pháp, giải <br />
pháp cùng thực hiện:<br />
b.1 Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch<br />
Để bộ máy nhà trường hoạt động đều tay và có chiều sâu trong công tác <br />
chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp <br />
cùng thực hiện với những nội dung phù hợp với tình hình thực tế của địa <br />
phương nhằm phát huy năng lực tối ưu của CBVC. Các biện pháp giải pháp thực <br />
hiện luôn đảm bảo tính dân chủ, tính đồng bộ và có hiệu thực, hiệu quả, thiết <br />
thực đối với một trường mầm non.<br />
Kế hoạch phối hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ <br />
theo từng hoạt động. Là một cán bộ quản lí ta phải xây dựng kế hoạch ngay từ <br />
đầu năm học, cập nhật, nắm bắt tất cả các hoạt động theo kế hoạch nhiệm vụ <br />
năm học của Ngành và xác định đúng vị trí, quyền hạn trách nhiệm của từng <br />
đoàn thể trong mỗi vấn đề để cùng tham gia thực hiện. Trên cơ sở đó giúp từng <br />
cán bộ đoàn thể đầu tư nghiên cứu nắm bắt công việc một cách trọn vẹn trên <br />
tinh thần đoàn kết hỗ trợ cho nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. <br />
9<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Ví dụ: Trong thực tế hoạt động của đơn vị Công đoàn có nhiệm vụ tham <br />
gia phối hợp nhiều mặt như: xây dựng kế hoạch, cam kết thực hiện, quy chế <br />
phối hợp giữa nhà trườngCông đoàn, Chuyên mônCông đoàn...Tổ chức Hội <br />
nghị CBVC, tô chức chỉ đạo các hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, tô chức <br />
các phong trào thi đua trong đơn vị. Ngay vào đầu tháng 8 của năm học Hiệu <br />
trưởng chuẩn bị kế hoạch chi tiết, sau đó gửi dự thảo kế hoạch đến từng giáo <br />
viên, nhân viên để lấy ý kiến đóng góp và mời các đoàn thể cùng nhà trường <br />
thảo luận thống nhất cơ bản các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm <br />
học để tiến hành Hội nghị viên chức cấp trường. Trên cơ sở đó cụ thể hóa trách <br />
nhiệm của từng đoàn thể để cùng thực hiện.<br />
b.2 Vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của Công đoàn trong nhà trường<br />
Công đoàn là một tổ chức đoàn thể hoạt động mạnh mẽ trong nhà trường <br />
dưới sự chỉ đạo của Chi bộ đảng. Những việc do cấp quản lý Chính quyền <br />
quyết định, Công đoàn chỉ tham gia góp ý, tham mưu.<br />
Những việc do Công đoàn quyết định cần phải chủ động trong mọi kế <br />
hoạch và có sự đóng góp ý kiến của cấp quản lí chỉ đạo nhà trường.<br />
Đối với công việc do hai bên phối hợp thì Công đoàn và nhà trường cùng <br />
thoả thuận, bàn bạc để đi đến quyết định chính thức sau đó thông qua trước Hội <br />
đồng nhà trường.<br />
Tất cả các hoạt động trong nhà trường cần phải có định hướng cụ thể rõ <br />
ràng, trong từng công việc được thỏa thuận thì từ mọi hoạt động của nhà trường <br />
sẽ không có sự sai sót, chồng chéo hoặc đỗ lỗi trách nhiệm cho nhau. <br />
b.3 Một số công tác phối hợp cùng thực hiện<br />
Phối hợp với Công đoàn trong việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ <br />
CBVC và kiện toàn bộ máy tổ chức của trường và tổ chức CĐCS:<br />
Trong công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ: Nhà trường luôn thực hiện <br />
phối hợp với Công đoàn, chuyên môn vận động và tạo mọi điều kiện cho CB<br />
10<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
GV tham gia học tập nâng để cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trên chuẩn. <br />
Hiện tại nhà trường đã thực hiện tốt công tác động viên khuyến khích CBVC đi <br />
học để nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nhà trường có 15/25 CBVC có trình <br />
độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 60%, trong đó giáo viên có 11/18 giáo viên đạt tỉ lệ 61% <br />
trên chuẩn và hiện có 6 CBVC đang tham gia học các lớp đại học từ xa, tại chức <br />
theo chuyên ngành trên chuẩn. Tính đến cuối năm 2016 toàn trường 90% CBVC <br />
đạt trình độ trên chuẩn.<br />
Phối hợp chuyên môn tổ chức các chuyên đề, thao giảng, dự giờ để bồi <br />
dưỡng nâng cao chất lượng chuyên đề. Mỡ rộng đầu tư chuyên đề viết SKKN <br />
với các đề tài khác nhau và áp dụng có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc giáo <br />
dục trẻ. Hàng năm số SKKN đã được đầu tư có hiệu quả về chất lượng tăng rõ <br />
rệt (Trong năm học qua có 15/17 đề tài SKKN đạt cấp trường, trong đó có 6 <br />
SKKN đạt giải A cấp trường được tham gia dự thi cấp huyện)<br />
Trong công tác kiện toàn bộ máy tổ chức của nhà trường và tổ chức <br />
CĐCS; Nhà trường chú trọng đến việc phối hợp cùng với Công đoàn cùng có <br />
trách nhiệm trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ Công đoàn, cũng như với <br />
việc xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý. Chính quyền phối hợp với Công đoàn <br />
trình Chi bộ trong việc dự kiến nhân sự cán bộ chủ chốt cho từng đoàn thể; dự <br />
kiến BCH chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn, dự kiến cán bộ lực lượng cốt cán <br />
chuẩn bị nguồn kế cận...<br />
Phối hợp thực hiện công tác chuyên môn<br />
Chuyên môn là hoạt động chủ chốt trong nhà trường, chính vì vậy công tác <br />
thực hiện chuyên môn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và <br />
công đoàn trong việc giám sát và thực hiện nghiêm túc công tác chuyên môn. Đầu <br />
tư xây dựng kế hoạch và các cuộc thi lớn theo từng năm, học kì, tháng và đề ra <br />
các nội dung hoạt động chuyên môn sát với tình hình thực của đơn vị, có các <br />
biện pháp để cải tiến nội dung hình thức tổ chức các hoạt động chuyên môn góp <br />
11<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
phần nâng cao chất lượng chuyên môn của từng CBVC và thực hiện nghiêm túc <br />
không vi phạm về quy chế chuyên môn. Xây dựng đội ngũ CBVC giỏi về <br />
chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, sáng tạo trong công tác ứng dụng CNTT <br />
trong quản lý và giảng dạy. Xây dựng mũi nhọn giáo viên dạy giỏi, bé học chăm <br />
ngoan thông qua hình thức phối hợp thi giáo viên dạy giỏi, hội giảng, thao giảng, <br />
chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ và đánh giá giáo viên trên cơ sở kiểm tra chất <br />
lượng học tập của học sinh.<br />
Ví dụ: Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường cần phải xây dựng kế <br />
hoạch chặt chẽ từ khâu tổ chức, thành lập Ban chỉ đạo, Ban giám khảo phải phù <br />
hợp với năng lực và khả năng của từng thành viên tránh sự chồng chéo, tạo sự <br />
dân chủ công khai trong thi cử, không để xảy ra tiêu cực trong quá trình thực <br />
hiện. Sau đó bồi dưỡng tuyển chọn giáo viên dự thi cấp huyện, trong nhiều năm <br />
qua số giáo viên tham gia dự thi cấp huyện đạt 100%.<br />
Phối hợp trong công tác phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với năng <br />
lực của từng giáo viên, tâm tư nguyện vọng của từng giáo viên để họ an tâm, <br />
thoải mái nhằm đạt hiệu quả năng xuất trong công tác.<br />
Ví dụ: đối với giáo viên ở vùng thị trấn công tác tại trường Mầm non Hoa <br />
Hồng ta bố trí sắp xếp ở phân hiệu gần hơn (E Tun) để việc đi lại cùng như <br />
hiệu quả công tác đạt được tốt hơn. <br />
Phối hợp thực hiện Phong trào thi đua<br />
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua <br />
của đơn vị. Sau khi bàn bạc với CĐCS và Hiệu trưởng ra quyết định thực các <br />
mục tiêu, nội dung, chế độ khen thưởng và phối hợp với CĐCS tổ chức thực <br />
hiện, tổng kết đánh giá các phong trào thi đua theo hàng kỳ, năm...<br />
Công đoàn có trách nhiệm đề ra các biện pháp thực hiện, động viên thuyết <br />
phục CBVC hăng hái đăng ký các danh hiệu thi đua, đăng ký viết sáng kiến kinh <br />
nghiệm để ứng dụng trong công tác giảng dạy, đăng ký tiết dạy tốt và dự thi <br />
12<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
giáo viên dạy giỏi các cấp, thi ĐDDH, trang trí lớp, Hội thao bóng chuyền, văn <br />
nghệ, công tác phổ cập...<br />
Trong thi đua chúng tôi cùng bàn bạc đưa ra những biện pháp hữu hiệu, <br />
hình thức thi đua đa dạng phong phú tránh trùng lắp để tạo sự thu hút đông đảo <br />
của CB GV tích cực tham gia. Phát động các đợt thi đua ngắn hạn theo chủ điểm <br />
các ngày lễ lớn trong trong tháng của năm học có đánh giá sơ kết tổng kết, khen <br />
thưởng biểu dương các cá nhân tiêu biểu xuất sắc đạt thành tích cao qua các <br />
phong trào do nhà trường và các cấp phát động.<br />
Phong trào thi trong nhà trường được tập trung và thực hiện một cách sinh <br />
động, cả hai bên nhà trường và Công đoàn cần thống nhất quan điểm định <br />
hướng trong thi đua:<br />
* Thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức <br />
Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” <br />
gắn với cuộc vận động “ Hai không”; Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học <br />
thân thiện, học sinh tích cực”:<br />
Nhà trường phối hợp xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các cuộc <br />
vận động và phong trào thi đua theo từng năm học sao cho phù hợp với điều kiện <br />
thực tế của nhà trường. Tổ chức ký cam kết thực hiện nội dung thi đua giữa nhà <br />
trườngCông đoàn; nhà trường với Đoàn thanh niên...Hồ sơ ký cam kết có lưu tại <br />
trường và từng học kỳ, cuối năm học có tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá <br />
những việc làm được, chưa làm được để biểu dương khen thưởng các tập thể <br />
và cá nhân điển hình tốt đồng thời kịp thời uốn nắn, xử lý các trường hợp vi <br />
phạm.<br />
Tổ chức quán triệt các chủ trương đường lối mục đích, ý nghĩa, nội dung <br />
các cuộc vận động và phong trào thi đua trong đội ngũ nhà giáo, CBQL và học <br />
sinh ngay vào đầu năm học và lồng ghép các hoạt động trong từng chủ điểm và <br />
các hoạt động khác nhau của nhà trường.<br />
13<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Khẩu hiệu “Mỗi thây, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng <br />
tạo”, cùng với khẩu hiệu “ Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực ”và <br />
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” đặt ở vị <br />
trí thích hợp của đơn vị. <br />
Ngày nhà giáo việt nam 20/11 hàng năm tổ chức tuyên truyền, toạ đàm trao <br />
đổi thảo luận về truyền thống của nhà trường và nêu lên những tâm gương nhà <br />
giáo tiêu biểu để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “ Mỗi thây, cô <br />
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, trong đội ngũ nhà giáo và <br />
học sinh. <br />
* Đối với đạo đức nhà giáo: <br />
Có ý thức tổ chức kỉ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần <br />
phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, <br />
lãnh phí và các tiêu cực trong Giáo duc&Đào tạo.<br />
Phải có lòng yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm trong ứng <br />
xử, giao tiếp với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và thương yêu học <br />
sinh <br />
Luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ được giao, mạnh dạn đấu tranh ngăn chặn các hiện tượng vi phạm <br />
phát luật và những quy định nghề nghiệp.<br />
* Việc tự học của nhà giáo:<br />
Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, <br />
chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để phục vụ cho các hoạt động giáo dục, đáp <br />
ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, <br />
với nhiệm vụ được giao theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ <br />
năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, <br />
công nghệ và sư phạm.<br />
14<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Việc tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vừa là quá trình tự <br />
hoàn thiện mình vừa là để nêu gương cho người học.<br />
* Tính sáng tạo của nhà giáo: <br />
Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, luôn tạo ra cái mới trong hoạt động <br />
giáo dục và quản lý giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo <br />
dục trẻ.<br />
Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào hoạt động giảng <br />
dạy và với các nội dung và hình thức đa dang, phong phú..<br />
Tích cực nghiên cứu, tự làm thêm đồ dùng dạy học mới hoặc cải tiến <br />
ĐDDH đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học và người <br />
học nhằm tạo ra hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức cho người học.<br />
Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài <br />
giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm, phát hiện và bồi dưỡng <br />
người học có năng khiếu , học giỏi, đồng thời tìm các giải pháp để giúp người <br />
học nhút nhát, ngồi lì vươn lên trong học tập.<br />
Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh và <br />
người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học cùng như chăm sóc giáo <br />
dục trẻ.<br />
* Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao:<br />
Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao văn hoá văn nghệ <br />
thể dục thể thao, tổ chức ngày hội ngày lễ cho giáo viên và trẻ cùng tham gia.<br />
Sau khi xác định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, nhà trường tiến <br />
hành xây dựng kế hoạch thực hiện trên tinh thần tập trung dân chủ, công khai <br />
bàn bạc với mục đích chung là mang lại hiệu quả cho phong trào. Đối với phong <br />
trào văn nghệ, thể thao nhà trường cùng Công đoàn phối hợp thực hiện bố trí <br />
phân công CBVC có năng khiếu để tham gia các hoạt động phong trào do nhà <br />
trường, Ngành và các cấp phát động. Động viên khuyết khích Cán bộ, giáo viên <br />
15<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
tham gia một cách tích cực trên tinh thần tự nguyện, tự giác. Hai bên có trách <br />
nhiệm giám sát, thực hiện công việc được phân công, kịp thời đôn độc nhắc nhỡ <br />
hoặc góp ý những thiếu sót để cùng sửa chữa. Sau mỗi Hội thi đều được đánh <br />
giá rút kinh nghiệm những việc làm được và chưa làm được từ đó thống nhất <br />
đưa vào báo cáo tổng kết chung của phong trào. Thành tích các phong trào được <br />
thông qua trước Hội đồng để làm tiền đề cho các phong trào của năm sau. <br />
Chính vì vậy trong những năm gần đây các phong trào thi đua của nhà <br />
trường đều dẫn đầu trong bậc học Mầm non như: Giải nhất bóng chuyền nữ <br />
cấp huyện, giải nhất toàn đoàn về thi hát Dân ca cấp huyện.<br />
Phối hợp thực hiện công tác khen thưởng<br />
Công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường là một hoạt động rất nhạy <br />
bén, nếu chúng ta không có sự công khai, minh bạch, sáng suốt, dân chủ thì sẽ <br />
dẫn đến mâu thuẫn, tiêu cực trong tập thể sư phạm của nhà trường. <br />
Trước hết Hiệu trưởng nhà trường bám sát Công văn hướng dẫn, Quyết <br />
định ban hành về thi đua khen thưởng ngay vào đầu năm học do PGD&ĐT huyện <br />
chỉ đạo như (Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung <br />
một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Thông tư số <br />
̉ ̣ ̣<br />
12/2012/TTBGDĐT ngay 03/4/2012 cua Bô Giao duc va <br />
̀ ́ ̀ ̣<br />
̀ Đao tao Hương dân<br />
́ ̃ <br />
công tac thi đua, khen th<br />
́ ưởng Nganh giao duc; Quy<br />
̀ ́ ̣ ết định số 14/2011/QĐUBND <br />
ngày 10 tháng 06 năm 2011 của UBND tỉnh Dăk Lăk “Về việc ban hành Quy định <br />
về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 03/2011/QĐ<br />
UBND huyện Krông Ana về việc ban hành Quy định công tác thi đua, khen <br />
thưởng của huyện Krông Ana)<br />
Nhà trường phối hợp với Công đoàn, đoàn thanh niên, tổ khối trưởng triển <br />
khai chỉ đạo cụ thể các công văn hướng dẫn, Quyết định liên quan đến thi đua <br />
khen thưởng để thực hiện. Dựa vào nhu cầu, năng lực chuyên môn của CBVC và <br />
tình hình thực tế của đơn vị để đăng ký thi đua ngay vào đầu năm học mới khi <br />
16<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Phòng Giáo dục chỉ đạo. Thứ nhất là cho CBVC tự đăng ký thi đua theo từng nội <br />
dung như: CSTĐ các cấp, giấy khen, Bằng khen các cấp...Thứ hai là đăng ký thi <br />
đua của nhà trường: Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị mà Hiệu trưởng đăng <br />
ký thi đua như Tập thể LĐTT, tập thể LĐXS, UBND huyện khen, Bằng khen <br />
của UBND tỉnh...Trên cơ sở đó mà nhà trường đề ra các chỉ tiêu, biện pháp để <br />
phấn đấu thực hiện. Luôn coi trọng chất lượng và hiệu quả công việc, thúc đẩy <br />
công tác chuyên môn, không đánh giá xếp loại theo cảm tính mang bệnh thành <br />
tích. Kiểm tra cần cụ thể, coi trọng tinh thần sáng tạo, phát hiện kịp thời những <br />
gương điển hình trong dạy và học, những sáng kiến hay của cá nhân; Nghiêm túc <br />
nhắc nhở chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của từng CBVC.<br />
Qua quá trình thực hiện nhà trường phối hợp bình xét thi đua hàng tháng, <br />
học kỳ, cả năm dân chủ, công khai và đề nghị lên các cấp khen thưởng. Trong <br />
những năm qua công tác thi đua khen thưởng được thể hiện rõ nét về tính chất <br />
hoạt động của từng CBVC, những đồng chí được đề nghị khen thưởng thật sự <br />
xứng đáng là những hạt nhân tiêu biểu trương nhà trường.<br />
Hàng năm nhà trường có trên 70% CBVC đạt danh hiệu Lao động tiên <br />
tiến. Trong đó có từ 35 đồng chí CSTĐ cấp cơ sở. Các cấp khen từ 35 đồng <br />
chí. Ba năm liền nhà trường luôn đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.<br />
Đề ra mức khen thưởng hàng năm phù hợp với điều kiện kinh phí của nhà <br />
trường và khen thưởng động viên kịp thời những CBVC có thành tích cao trong <br />
công tác hàng năm, mặc dù mức tiền thưởng không cao.<br />
Phối hợp thực hiện đóng góp các khoản từ thiện và gây quỹ công đoàn.<br />
Chính quyền và công đoàn có trách nhiệm phổ biến đầy đủ kịp thời các <br />
văn bản của của Ngành đến với tất cả CĐV tham gia thực hiện các khoản đóng <br />
góp theo quy đinh trên tinh tự nguyện, hợp tác như quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì <br />
người nghèo, quỹ đoàn kết tương trợ, quỹ ủng hộ ngân hàng bò, quỹ ủng hộ truy <br />
tập mộ liệt sĩ, quỹ chất độc màu da cam, quỹ mái ấm công đoàn với tổng kinh <br />
17<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
phí đóng góp 14.960.000đ, Đặc biệt là quỹ viên chức nghèo tại đơn vị đã được <br />
CĐV nhiệt tình ủng hộ với tổng số tiền 24.000.000đ và đã thực hiện cho viên <br />
chức nghèo vay làm kinh tế đây là hình thức giúp nhau, tương thân tương trợ, lá <br />
lành đùm lá rách của công đoàn cơ sở trường MN Hoa Hồng.<br />
Ngoài ra nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức gây quỹ với hình <br />
thức khác nhau: Nhà trường đã tạo đều kiện cho Công đoàn tổ chức lao động để <br />
qây quỹ công đoàn như sơn sửa hàng rào, tổ chức trồng rau xanh phục vụ cho <br />
học sinh bán trú, góp tay hàng tháng…với tổng kinh phí trên 30 triệu đồng hàng <br />
năm. Các loại quỹ trên công đoàn đã sử dụng thăm hỏi CĐV ốm đau, gia đình <br />
khó khăn, tan chế và đóng góp chung vào quỹ tham quan để tất cả CĐV được <br />
tham quan học hỏi.<br />
Phối hợp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường<br />
Trường mầm non Hoa Hồng là một đơn vị có 42% số học sinh là dân tộc <br />
thiểu số và 19% là học sinh diện nghèo và cận nghèo. Vì vậy công tác huy động <br />
trẻ đến trường đã khó và công tác huy động đóng góp lại càng khó hơn, cho nên <br />
nhà trường đã phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường thực hiện công tác xã <br />
hội hóa giáo dục để huy động số trẻ ra lớp, đặc biệt là trẻ học sinh dân tộc <br />
thiểu số và trẻ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Vào đầu năm học tất cả các <br />
khoàn thu của nhà trường đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh diện <br />
nghèo hoàn toàn trắng thu, cho nên tất cả đều cần có sự hỗ trợ của các cấp, các <br />
nhà hảo tâm trên địa bàn huyện và các huyện lân cận để nhằm giúp đỡ trẻ như: <br />
vở bút, quần áo đồng phục, giày dép... Nhà trường đã phối hợp với Công đoàn, <br />
đoàn thanh niên thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa với tổng kinh phí trên <br />
10 triệu đồng ( 4,8 triệu tiền vở bút, 4,8 triệu tiền quần áo đồng phục, 1 triệu <br />
tiền dép)<br />
Phối hợp thực hiện mua bảo kiêm, xe máy<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
Lê Thị Kim Hương – Trường Mầm non Hoa Hồng <br />
Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường<br />
<br />
Công đoàn đã thực hiện công khai về việc mua bảo hiểm xe máy, công <br />
đoàn đã phối chặt chẽ với nhà trường và triển khai công tác mua bảo hiểm và lợi <br />
ích của việc mua bảo hiểm. Tuy rằng công đoàn triển khai nhưng tiếng nói của <br />
nhà trường rất quan trọng, chính vì vậy việc mua bảo hiểm của CĐV trong nhà <br />
trường đã được hưởng ứng 100%, ngoài ra giáo viên còn vận động người thân <br />
tham gia tích cực mua bảo hiểm. Trong 2 năm qua, năm thứ nhất Công đoàn mua <br />
49/23GV đạt 213% đã mua vượt chỉ trong nhà trường là 113%, năm thứ 2 là <br />
58/23Gv đạt 252 vượt chỉ trong nhà trường 152% (trên gấp đôi số viên chức). Số <br />
tiền hoa hồng được trích lại được nhập vào quỷ Công đoàn và sử dụng chung <br />
cho hoạt động Công đoàn. <br />
Phối hợp thực hiện Dân chủ hóa trong nhà trường<br />
Đầu năm học nhà trường phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên thực <br />
hiện công tác dân chủ hóa trong trường học: Từ công tác chuẩn bị cho Khai <br />
giảng; Hội nghị CBVC, Công đoàn; Đại hội Chi bộ, Đoàn thanh niên; Đại hội <br />
cha mẹ học sinh, và các hoạt động khác trong nhà trường. Trong quá trình chuẩn <br />
bị cho công tác khai giảng đầu năm học mới, Hội nghị, Đại hội thì sự phối hợp <br />
giữa nhà trường với từng đoàn thể cần phải xác định rõ nội dung cụ thể để chỉ <br />
đạo phối hợp, phân công rõ ràng cụ thể để từng đoàn thể hoạt động không <br />
chồng chéo, trên cơ sở đó đ