SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
I.PHÂN M<br />
̀ Ở ĐẦU<br />
I.1. Ly do ch<br />
́ ọn đề tài<br />
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Đảng ta luôn <br />
coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát <br />
triển, Trong đó việc xây dựng tập thể nhà trường thành một tập thể sư phạm <br />
đoàn kết, thân ái đó là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo thực <br />
hiện mục tiêu kinh tế xã hội trong giai đoạn mới của đất nước. <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: “ Các đoàn thể, tổ chức xã hội <br />
trong nhà trường tiểu học hoạt động theo quy định của pháp luật giúp nhà <br />
trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục ”(khoản 2 điều 20 Điều lệ <br />
trường tiểu học). Năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động <br />
phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong <br />
trào ra đời đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo không chỉ lớp lớp thầy cô <br />
giáo mà cả các bậc phụ huynh và các em học sinh, mục tiêu giúp cho học sinh “ <br />
Mỗi ngày tới trường là một ngày vui”. Sinh thời Bác Hồ cũng đã từng căn <br />
dặn chúng ta phải luôn coi trọng đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết để <br />
thành công, tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả di chúc cũng như xuyên suốt cả <br />
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Khắc ghi lời Bác Ban giám hiệu nhà <br />
trường, công đoàn trường luôn cố gắng xây dựng tập thể nhà trường thành một <br />
khối đoàn kết, toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp trồng người.<br />
Tập thể nhà trường đoàn kết, thân ái sẽ tạo ra một môi trường sư phạm <br />
đoàn kết, vui vẻ. Tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường đoàn <br />
kết, thân ái, thống nhất với nhau góp phần giúp cho mọi thành viên trong nhà <br />
trường sẽ yêu nghề, tận tuỵ với nghề hơn, phấn đấu hết mình trong một môi <br />
trường thi đua lành mạnh, công bằng và hiệu quả.<br />
Trên thực tế một tập thể mạnh luôn là một tập thể đoàn kết n hất trí và ở <br />
đó luôn có tình người. Tính thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung của mọi <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 1<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
người trong tập thể luôn được đề cao, mọi người sống bên nhau đoàn kết sẽ <br />
tạo nên sức mạnh tập thể. Một cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi han chân tình, <br />
một ánh mắt thân thiện, một chút quan tâm nhỏ của những người cán bộ quản <br />
lý có tâm huyết sẽ thể làm cho mọi thành viên trong nhà trường nâng cao hiệu <br />
quả công việc, yên tâm công tác và đều muốn vun đắp, đem lại lợi ích cho đơn <br />
vị của mình. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không <br />
đúng lúc, đúng mức của người quả lý có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, <br />
chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ. Hơn <br />
thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường thật sự thân thiện, <br />
chính là xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, NV và PHHS tốt. <br />
Mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau, coi <br />
nhau như anh em một nhà, nếu đoàn kết mọi người sẽ sẵn lòng bỏ qua cho nhau <br />
những lỗi lầm.<br />
Trong một nhà trường, đội ngũ nhà giáo luôn luôn là lực lượng nòng cốt. <br />
Đội ngũ nhà giáo có mạnh thì nhà trường mới vững mạnh. Muốn làm được điều <br />
này thì nhà trường phải có tập thể sư phạm vững mạnh đoàn kết. Tập thể sư <br />
phạm có ý nghĩa quyết định đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Trong một tập thể <br />
đông người đã phức tạp, với một tập thể phần đa là nữ như trường tôi thì lại <br />
càng phức tạp hơn, mỗi người mỗi tính nết, nếu không đồng lòng thì mọi việc <br />
sẽ trở nên rối ren công việc sẽ không trôi chảy và làm việc gì cũng khó. Vì vậy <br />
việc “xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm nhà trường ” có ý <br />
nghĩa hết sức quan trọng. Nó tồn tại song song với sự phát triển của sự nghiệp <br />
giáo dục nhà trường. Sức mạnh đoàn kết của tập thể sẽ đóng vai trò quyết định <br />
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như trong việc thực hiện mục tiêu <br />
của nhà trường. Từ thực trạng của nhà trường nhiều năm qua tôi nhận thấy : Sự <br />
đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm đã tạo nên sức mạnh và là điều kiện tối <br />
ưu cho các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 2<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
đưa tập thể sư phạm nhà trường ngày càng đi lên. Đó cũng chính là lí do tôi <br />
chọn và nghiên cứu đề tài “ Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ <br />
trong tập thể sư phạm trường Tiểu học Dray Sáp”.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiêm vu cua đê tai<br />
̣ ̣ ̉ ̀ ̀<br />
Thực hiện đề tài này giúp cho:<br />
Người quản lý xác đị nh rõ đượ c tầm quan tr ọng c ủa vi ệc xây dựng <br />
tập th ể sư ph ạm đoàn kết là mụ c tiêu, nhiệm vụ hàng đầ u trong nhà <br />
tr ườ ng.<br />
Nâng cao năng lực lãnh đạo của người quản lý, xây dựng mối quan hệ <br />
đoàn kết giữa người với người, giữa người lãnh đạo với cán bộ, giáo viên, nhân <br />
viên trong nhà trường.<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời góp phần nâng cao dân trí, đào <br />
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.<br />
Nhiệm vụ của đề tài: Xây dựng cơ sở lý luận về việc xây dựng khối <br />
đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm nhà trường; nghiên cứu thực trạng của <br />
đơn vị và đưa ra một số biện pháp nhằm xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết <br />
vững mạnh tại đơn vị. <br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp xây dựng khối đoàn kết nội bộ.<br />
I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội <br />
bộ trong nhà trường.<br />
Đối tượng khảo sát: Tập thể sư phạm trường Tiểu học Dray Sáp.<br />
Thời gian: Từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2014 2015<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 3<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
Phương pháp thống kê<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
II.1. Cơ sở lý luận<br />
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới hết sức quan trọng và mang <br />
tính quyết định giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông. Theo tinh thần Đại hội <br />
Đảng IX, nghị quyết 40 của Quốc hội, chỉ thị 14 của thủ tướng chính phủ một <br />
vấn đề lớn đặt ra là:<br />
“ Mục tiêu giáo dục là đào tạo người Việt Nam phát triển toàn diện có <br />
đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng <br />
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm <br />
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo <br />
vệ Tổ quốc”.(Điều 2 Luật giáo dục).<br />
Từ lý luận đến thực tiễn, chúng ta nhận thấy xây dựng tập thể sư phạm <br />
vững mạnh toàn diện là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà <br />
trường. Là ý chí quyết tâm của mỗi thành viên trong tập thể sư phạm, là sự kết <br />
dính chặt chẽ, khoa học của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm, sự phối kết <br />
hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng.<br />
Đ ấ t n ướ c đang chuy ển mình đ ể đ ổ i m ớ i và phát tri ể n, bu ộ c các nhà <br />
giáo d ụ c, các nhà qu ả n lý cũng ph ả i chuy ể n đ ổ i, vậ n đ ộ ng sao cho phù <br />
h ợ p v ớ i xu th ế chung c ủa xã h ộ i. B ằ ng m ọ i bi ện pháp, hình th ứ c thông <br />
minh, năng đ ộ ng, sáng t ạ o, t ậ p h ợp, huy độ ng đ ượ c m ọ i ngu ồ n l ực, m ộ t <br />
l ự c l ượ ng quan tr ọng mang tính quy ế t đ ị nh đó chính là “Xây dựng tập thể <br />
sư phạm đoàn kết”.<br />
Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức <br />
mạnh tổng hợp, đảm bảo sự thành công của tổ chức. Trong nhà trường, đoàn <br />
kết trong tập thể sư phạm vừa tạo nên sức mạnh của tập thể, vừa tạo tâm lý xã <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 4<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
hội đặc biệt quan trọng của người quản lý. Sarucốp trong cuốn “Hiệu trưởng <br />
nhà trường với bầu không khí tập thể ” đã viết: “ Đoàn kết giáo viên là một <br />
trong những nhiệm vụ tâm lý xã hội cơ bản của người lãnh đạo nhà trường, vì <br />
hiệu quả của quá trình dạy học, giáo dục phần lớn phụ thuộc vào nó. Sự đoàn <br />
kết của tập thể thúc đẩy sự tối ưu hoá tất cả các mặt đời sống và hoạt động <br />
của tập thể”. Thực tế đã chứng minh rằng, đoàn kết trong tập thể sư phạm có <br />
tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Ngược lại một tập thể <br />
không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu <br />
quả giáo dục của nhà trường. <br />
Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện công tác tuyên truyền, giáo <br />
dục và vận động toàn Đảng, toàn dân luôn ra sức học tập và rèn luyện tấm <br />
gương đạo đức Hồ Chí Minh đã giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, <br />
học sinh có nhận thức sâu sắc về nội dung, giá trị, vai trò của tư tưởng của Bác, <br />
kiên định Chủ nghĩa Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho Chủ nghĩa <br />
Mác Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời <br />
sống tinh thần, tư tưởng của mỗi cá nhân. đã tạo ra phong trào tự rèn luyện <br />
phẩm chất đạo đức, lối sống trong các trường học. <br />
Tình hình thực trạng đội ngũ trong trường tôi đi sâu tìm hiểu thì vẫn bộc <br />
lộ những vấn đề cần quan tâm: đội ngũ giáo viên, nhân viên, không đồng bộ, <br />
một số còn non về chuyên môn nghiệp vụ, không kịp thời đổi mới, còn thiếu <br />
chí tiến thủ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, tính tự giác còn hạn chế, một bộ <br />
phận nhỏ ý thức còn sống theo kiểu “ Gió chiều nào theo chiều đó” hoặc là <br />
sống theo kiểu “mặc kệ không phải việc của tôi”…tình hình nội bộ chưa thật sự <br />
đoàn kết, chưa thực sự đồng cảm hóa, bằng mặt nhưng không bằng lòng, dẫn <br />
đến bầu không khí căng thẳng, chưa thật sự hòa nhã. Một số thành viên trong <br />
nhà trường chưa có ý thức cao trong việc nêu cao tinh thần tập thể, thường ít <br />
tham gia góp ý xây dựng; một số do bất đồng quan điểm bởi một nguyên nhân <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 5<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
nào đó không đáng có, đôi khi chỉ vì quyền lợi riêng của cá nhân chưa thỏa <br />
đáng…cho nên họ làm việc một cách miễn cưỡng, không tự giác, ảnh hưởng rất <br />
nhiều trong việc điều hành hoạt động của cán bộ quản lý trong việc chỉ đạo đội <br />
ngũ thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, dẫn đến hiệu quả công tác trong <br />
đơn vị đạt chất lượng chưa cao. Vì vậy việc xây dựng xây dựng khối đoàn kết <br />
nội bộ trong tập thể sư phạm nhà trường càng trở nên cấp thiết, để họ gắn bó, <br />
yêu thương, bảo vệ và sẵn lòng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong chính tập thể của <br />
mình.<br />
Người cán bộ quản lý cũng cần nâng cao, mở rộng kiến thức hiểu biết, <br />
kiến thức khoa học bắt đầu từ việc đặt nền móng vững chắc đó là: Xây dựng <br />
khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm nhà trường , thông qua tập thể sư <br />
phạm sẽ hình thành những nhân cách lý tưởng cho những lớp người lao động <br />
sáng tạo, tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần cho xã hội. Có xây dựng tập thể <br />
sư phạm đoàn kết thì ở đó mỗi cá nhân mới có cơ hội, điều kiện thể hiện năng <br />
lực, chuyên môn của mình. <br />
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trên thì mọi hoạt động giáo dục <br />
trong nhà trường phải vững mạnh toàn diện, thúc đẩy mọi hoạt động giáo dục, <br />
từ đó vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Lực lượng then <br />
chốt để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy chính là sự cố gắng của từng <br />
thành viên, mối quan hệ thân thiện gắn kết giữa các thành viên trong tập thể sư <br />
phạm nhà trường.<br />
Qua thực tế, tôi nhận thấy việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết là <br />
một vấn đề rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn nhất là đối với những <br />
người làm công tác quản lý như chúng tôi. Có xây dựng được tập thể sư phạm <br />
vững mạnh đoàn kết thì mới đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo <br />
dục trong nhà trường . Cũng chính vì lẽ đó mà tôi luôn quan tâm suy nghĩ : làm <br />
thế nào để xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm nhà trường? <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 6<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Đoàn kết! Đoàn kết! Đại đoàn kết! Thành công! <br />
Thành công! Đại thành công”. Từ đó xây dựng một tập thể đồng tâm, thống <br />
nhất, phát huy sức mạnh của từng cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. <br />
Một tập thể đoàn kết, sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành <br />
viên, nhằm thể hiện cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao, góp phần <br />
nâng cao hiệu quả công việc. Một tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái không chỉ <br />
là nguyện vọng của các cá nhân trong tập thể đó mà còn là mong muốn của toàn <br />
xã hội. Có như vậy tập thể sư phạm đó mới góp phần hình thành và phát triển <br />
đúng đắn nhân cách của người học sinh, đào tạo ra những con người với đầy đủ <br />
đạo đức lẫn tài năng đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Xuất phát <br />
từ yêu cầu và ý nghĩa như trên, việc xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, <br />
thân ái là nhu cầu cấp bách đối với tất cả các trường học nói chung và trường <br />
tiểu học Dray Sáp nói riêng trong giai đoạn hiện nay.<br />
II.2.Thực trạng<br />
a.Thuân lợi – khó khăn<br />
Trường TH Dray Sáp nằm trên địa bàn xã Dray Sáp với hai điểm trường. <br />
Điểm chính thuộc thôn An Na, gần trung tâm xã Dray Sáp. Điểm lẻ nằm tại <br />
Buôn Kuốp, cách điểm chính và trung tâm xã tới gần 10 cây số. Đường xá đi lại <br />
vô cùng khó khăn, vất vả, nhất là vào mùa mưa dẫn đến những khó khăn nhất <br />
định trong quá trình đi lại, cũng như việc vận chuyển đồ dùng dạy học của giáo <br />
viên<br />
* Cơ sở vật chất:<br />
Diện tích trường chính: 2543 m2<br />
Diện tích Phân hiệu Buôn Kuôp: 5510 m2<br />
Phòng học văn hóa: 14, phòng học tin học: 01 , phòng hội đồng: 01. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 7<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
Hệ thống về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy h ọc ngày <br />
được bổ sung đầy đủ và đổi mới hiện đại, đảm bảo để nhà trường tổ chức dạy <br />
học từ 78 buổi/tuần.<br />
Trình độ của người cán bộ quản lý cũng như giáo viên trong những năm <br />
gần đây không ngừng được nâng cao. <br />
Tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể và tư duy làm việc trong mỗi giáo <br />
viên ngày được nâng lên.<br />
Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, Đảng <br />
ủy, HĐND, UBND xã Đray Sáp, bên cạnh đó có sự phối hợp chỉ đạo giữa cấp <br />
ủy nhà trường với cấp ủy Ban tự quản thôn An Na, Buôn Kuốp, BĐDCMHS <br />
nhà trường, nên tình hình giáo dục ngày càng phát triển, tỉ lệ học sinh bỏ học <br />
ngày càng giảm , chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.<br />
Bên cạnh những thuận lợi trên trong công tác xây dựng khối đoàn kết nội <br />
bộ trong tập thể sư phạm nhà trường còn gặp một số khó khăn sau:<br />
Trình độ chuyên môn cũng như khả năng nhận thức của giáo viên không <br />
đồng đều, một số giáo viên chưa có chí tiến thủ, kỹ năng xử lý tình huống sư <br />
phạm chưa nhạy bén; Vận dụng phương pháp dạy học chưa thực sự linh hoạt, <br />
sáng tạo.<br />
Một số cá nhân còn cố ý gây mất đoàn kết trong nội bộ nhà trường như : <br />
phát ngôn còn chưa đúng ,chưa thẳng thắn góp ý xây dựng cho đồng nghiệp, <br />
trong một số nội dung công việc được giao, thực hiện còn mang tính chống đối. <br />
Mặc khác trường đóng trên địa bàn khó khăn, đường đi vào phân hiệu Buôn <br />
Kuôp mặc dù đã được nâng cấp nhưng vẫn còn những khó khăn nhất định. Cơ <br />
sở vật chất còn thiếu thốn, thiết bị và đồ dùng dạy học còn hạn chế. Đời sống <br />
tinh thần của người giáo viên còn nghèo; đội ngũ giáo viên phải luân phiên dạy <br />
ở 02 điểm trường nên ít có thời gian gặp nhau để cùng trao đổi tâm tư, nguyện <br />
vọng .<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 8<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
b.Thành công hạn chế<br />
Đội ngũ giáo viên có ý thức xác định rõ mục đích phấn đấu, tư tưởng <br />
vững vàng, thân ái với đồng nghiệp, luôn nêu cao tinh thần thẳng thắn phê bình <br />
và tự phê bình, mỗi người đều coi lợi ích tập thể là lợi ích cá nhân, danh dự cá <br />
nhân là danh dự tập thể. Các đồng chí lớn tuổi hơn luôn tận tình giúp đỡ, động <br />
viên dìu dắt các đồng chí ít tuổi một cách vô tư, nhiệt tình hoặc khi thấy đồng <br />
chí , đồng nghiệp mình mắc khuyết điểm thay vì chê chách, xì xèo thì họ lại gần <br />
gũi, thân thiện, phân tích đúng sai để đồng chí, đồng nghiệp mình nhận ra sai sót <br />
và sửa chữa kịp thời hoặc khi có vấn đề gì chưa thấu hiểu thì các đồng chí có <br />
trách nhiệm giải thích rõ ràng, thấu đáo để đồng chí, đồng nghiệp mình hiểu. <br />
Chính vì thế mọi việc đều được giải quyết một cách thấu tình đạt lí, không để <br />
trở thành vấn đề nổi cộm, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhà trường.<br />
Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên không hiểu hoặc cố tình không hiểu <br />
nên trong phân công nhiệm vụ hoặc trong một số cuộc họp đã gây ra sự hiểu <br />
lầm giữa giáo viên với nhau, ganh tị, ganh đua, đố kị ...<br />
Một số giáo viên chưa mạnh dạn,chưa thẳng thắn nhận ra sai sót của bản <br />
thân, của đồng nghiệp để góp ý xây dựng. Đôi khi chỉ một vấn đề rất nhỏ <br />
nhưng lại đem suy diễn lung tung theo cách riêng của bản thân rồi quy kết vô lý <br />
cho đồng nghiệp tạo nên mâu thuẩn giữa các đồng nghiệp với nhau. <br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu <br />
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn nhà trường <br />
đã có sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường xây dựng <br />
tập thể đoàn kết, nhất trí, phát huy tinh thần phê và tự phê của mỗi cá nhân, <br />
thẳng thắn nhận ra những thiếu sót của bản thân, của đồng nghiệp để từ đó góp <br />
ý chân thành cho đồng nghiệp, phát huy sức mạnh của từng cá nhân, tạo nên sức <br />
mạnh tập thể cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 9<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
Một số giáo viên còn chưa mạnh dạn góp ý cho đồng nghiệp, còn an phận <br />
thủ thường. Đôi khi còn kích bác ,“ việc bé xé ra to” , gây mất đoàn kết nội bộ.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Trong những năm gần đây, nhà trường nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng <br />
GD&ĐT, sự quan tâm phối hợp của địa phương và sự chỉ đạo linh hoạt của <br />
BGH nhà trường, Công đoàn nhà trường, sự đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ <br />
đã thật sự trở thành cái nôi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của CB GV NV toàn <br />
trường. Tinh thần đoàn kết còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa Ban giám <br />
hiệu với đội ngũ giáo viên, đó là mối quan hệ gần gũi, cảm thông, là sự góp ý <br />
chân thành, cởi mở chứ không mang tính áp đặt trên dưới. Các đồng chí quản <br />
lí luôn biết nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CB GV NV trong trường, phân <br />
công công việc hay giải quyết những thắc mắc để không gây ức chế, cũng như <br />
không để xảy ra hiểu lầm giữa giáo viên với nhau. Chính vì thế nội bộ trong <br />
nhà trường không có sự tị nạnh, ganh đua, hay đố kị mà thay vào đó là sự nhiệt <br />
tình vui vẻ hòa thuận.<br />
Bên cạnh đó việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm <br />
của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bởi:<br />
Một số giao viên tuổi cao, tư tưởng còn mang tính bảo thủ.Trong khi đó <br />
đội ngũ cán bộ quản lý tuổi còn trẻ nên trong góp ý còn mang tính cả nể.<br />
Vẫn còn một số giáo viên lập trường tư tưởng không vững vàng“ Gió <br />
chiều nào , che chiều đấy”.Không có chính kiến của mình.<br />
Khả năng nhận thức của giáo viên không đồng đều.<br />
Ý thức tự giác của một số giáo viên chưa cao: chưa nhiệt tình trong công <br />
việc được giao, chưa cảm thông với khó khăn của đồng nghiệp thấy đồng <br />
nghiệp mình được giao thêm một số công việc thì tỏ ra ganh ghét,đố kị, mỉa <br />
mai...<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 10<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
Trước đây công tác xây dựng mối đoàn kết, thân ái trong tập thể nhà <br />
trường chưa được chú trọng quan tâm nhiều.<br />
Chưa có giải pháp hiệu quả cũng như những biện pháp xử lý triệt để <br />
trong việc ngăn chặn những tác động xấu của một số thành viên cố ý gây mất <br />
đoàn kết nội bộ trong nhà trường.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề của thực trạng<br />
<br />
e.1. Số lượng và trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên<br />
<br />
Trình độ đào tạo<br />
T.s<br />
T.số T.sĐảng <br />
Năm học ố Nữ Đại Cao Trung Dưới Sau<br />
CBQL ố viên đẳn T.cấ<br />
GV học cấp ĐH<br />
NV g p<br />
<br />
20122013 02 25 4 12 25 09 06 15 01 0<br />
<br />
20132014 02 28 4 12 27 19 06 08 01 0<br />
<br />
20142015 02 29 05 14 27 19 07 09 01 0<br />
<br />
<br />
* Tổ chức trong nhà trường<br />
Hiệu trưởng: Bà Thái Thị Mai – Phụ trách chung<br />
Phó Hiệu trưởng: Bà Trần Thị Nguyệt – Chuyên môn ; Chủ tịch CĐCS<br />
Tổ trưởng tổ 1: Bà Lê Thị Thanh Cảnh<br />
Tổ trưởng tổ 2 + 3 : Bà Đỗ Thị Hồi<br />
Tổ trưởng tổ 4: Ông Võ Văn Bình<br />
Tổ trưởng tổ 5: Bà Đỗ Thị Liễu<br />
e.2. Thực trạng về việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư <br />
phạm trường Tiểu học Dray Sáp<br />
Đội ngũ giáo viên trong trường cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu các bộ <br />
môn, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn. Mỗi cá nhân đều xác định rõ mục <br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 11<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
đích phấn đấu, tư tưởng vững vàng, thân ái với đồng nghiệp, luôn nêu cao tinh <br />
thần thẳng thắn phê bình và tự phê bình, mỗi người đều coi lợi ích tập thể là lợi <br />
ích cá nhân, danh dự cá nhân là danh dự tập thể. Bên cạnh đó còn một số giáo <br />
viên ý thức chưa cao, phát ngôn không có tinh thần xây dựng, chưa thể hiện tình <br />
tương thân, tương ái,còn ngại khó khăn, né tránh thường tạo ra những khúc <br />
mắc trong nội bộ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường, <br />
cũng như chất lượng dạy học.<br />
Nguyên nhân ảnh hưởng đến xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường <br />
là:<br />
Thứ nhất, trình độ năng lực của đội ngũ chưa đồng đều về kiến thức, <br />
thành viên trong trường đa số là nữ và tuổi đời còn trẻ chiếm gần 2/3, lực lượng <br />
này đang ở độ tuổi nuôi con nhỏ nên cũng có nhiều hạn chế trong việc bồi <br />
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như về mối quan hệ, giao lưu với đồng <br />
nghiệp, nhất là trong quan hệ đối với một số giáo viên lớn tuổi.<br />
Thứ hai, tình hình nội bộ trong nhà trường chưa thật sự đoàn kết, chưa <br />
thực sự đồng cảm hóa, còn gây tâm lý bằng mặt không bằng lòng, nên dẫn đến <br />
bầu không khí căng thẳng, chưa thật hòa nhã. Một số thành viên trong nhà <br />
trường ý thức chưa cao trong việc nêu cao tinh thần tập thể do bản chất hoặc <br />
tính cách làm việc nên thường ít tham gia góp ý xây dựng; một số do bất đồng <br />
nội bộ bởi một nguyên nhân nào đó không đáng có, đôi khi chỉ vì quyền lợi <br />
riêng của cá nhân chưa thỏa đáng, khi được giao nhiệm vụ thì họ làm việc một <br />
cách miễn cưỡng, không tự giác, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc, <br />
cũng như trong việc điều hành hoạt động của cán bộ quản lý.<br />
Về chế độ chính sách : trường TH Dray Sáp đa số giáo viên nhà ở xa, có <br />
giáo viên nhà cách trường 45 km (huyện Cư Kuin ), rồi một số giáo viên ở thành <br />
phố Buôn Ma Thuột vào, đường xá đi lại khó khăn. Nhưng trường lại không <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 12<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
được hưởng bất kì một chế độ, chính sách ưu tiên gì nên cũng phần nào tạo ra <br />
tâm lí chán nản,một số giáo viên không an tâm công tác.<br />
Mặt khác việc xây dựng đoàn kết nội bộ trong nhà trường vẫn chưa thật <br />
sự được chú trọng, nội dung này chỉ thông qua trong một số buổi sinh hoạt chi <br />
bộ, công đoàn.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ <br />
cũng như để giải quyết ổn thỏa những bất cập ở trên thì mỗi thành viên trong <br />
nhà trường cần phải xác định được những mục đích phấn đấu, nắm bắt được <br />
thuận lợi, khắc phục khó khăn của đồng nghiệp và giải quyết mọi khó khăn trên <br />
cơ sở “Hiểu và tôn trọng lẫn nhau”, không để tình trạng mất dân chủ hoặc dân <br />
chủ quá trớn xảy ra. Đồng nghiệp cần góp ý với nhau một cách thẳng thắn, <br />
chân tình, và đúng lúc. Ban giám hiệu, công đoàn nhà trường phải thật sự trở <br />
thành cái nôi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của toàn thể CBGVNV trong toàn <br />
trường. Các thành viên đến trường trong tâm trạng vui vẻ, lạc quan, muốn đến <br />
trường gặp đồng nghiệp để được sẽ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống <br />
cũng như trong công việc. <br />
Các tổ chức trong nhà trường cần phối hợp với nhau để đưa ra những <br />
biện pháp góp ý một cách thẳng thắn, chân tình, và đúng lúc. Xây dựng Quy chế <br />
chi tiêu nội bộ, nề nếp kỷ cương, nội quy cơ quan. Xây dựng quy chế chuyên <br />
môn, quy chế phối hợp công đoàn với chuyên môn…Thực hiện tốt công tác <br />
“Ba công khai”, Dân chủ Kỷ cương Tình thương Trách nhiệm. <br />
Tinh thần đoàn kết còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa Ban giám hiệu <br />
với đội ngũ giáo viên, đó là mối quan hệ gần gũi, cảm thông, là sự góp ý chân <br />
thành, cởi mở chứ không mang tính áp đặt trên dưới. Các đồng chí quản lí luôn <br />
biết nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong trường, trong phân <br />
công công việc hay giải quyết những thắc mắc không gây ức chế, cũng như sự <br />
hiểu lầm giữa giáo viên với nhau. Chính vì thế nội bộ trong nhà trường vấn đề <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 13<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
tị nạnh, ganh đua, hay đố kị đã giảm hẳn, thậm chí không còn xảy ra mà thay <br />
vào đó là sự nhiệt tình vui vẻ khi thực hiện nhiệm vụ được phân công.<br />
Nhà trường cũng coi trọng công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức phát <br />
động phong trào thi đua lập thành tích kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: <br />
ngày 20/11; 8/3; 26/3; 19/5…lồng ghép tổ chức các hội thi, các hoạt động tập thể <br />
như : Thi giáo viên dạy giỏi, thi viết chữ đẹp, thi kể chuyện, văn nghệ, thể dục <br />
thể thao…Tổ chức các buổi sinh hoạt, giao lưu để tạo bầu không khí vui <br />
vẻ,các thành viên trong nhà trường có thời gian gần gũi, tâm sự tâm tư nguyện <br />
vọng từ đó có sự cảm thông và hiểu nhau hơn. Tạo thêm động lực giúp họ tiếp <br />
tục cống hiến, phấn đấu cho sự nghiệp trồng người như lời Bác dạy: “ Vì lợi <br />
ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” ,tạo nên một môi <br />
trường học tập thân thiện giữa Nhà trường, Giáo viên và Học sinh. Đưa trường <br />
TH Dray Sáp hướng tới trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.<br />
Công tác xã hội hóa giáo dục Nhà trườ ng cũng rất coi trọng, luôn <br />
tuyên truyền tốt các quan điểm của Đảng với các cấp các ngành và chính <br />
quyền địa phươ ng cũng như mọi tầng l ớp nhân dân trên địa bàn. Tham gia <br />
đầy đủ các cuộc họp ở địa phươ ng, tổ chức các cuộc họp phụ huynh theo <br />
định kỳ để triển khai, thông báo, đánh giá xế p loại học sinh cũng như các <br />
hoạt động của nhà trườ ng.Tổ chức giao l ưu văn nghệ quyên góp ủng hộ học <br />
sinh nghèo. Chú trọng công tác tham mưu v ới chính quyền địa phươ ng, các <br />
cấp, các ngành, tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm cùng tham gia vào sự <br />
nghiệp giáo dục như : Khu du l ịch thác Dray Nu, Công ty du lịch Đặng Lê, <br />
Công đoàn giáo dục, Huyện đoàn Krông Ana....<br />
Các tổ chức trong nhà trường luôn chủ động tham mưu với nhà trường về <br />
cải tiến lề lối và thời gian làm việc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho <br />
cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hoạt động thăm hỏi, hiếu hỷ, các dịp lễ tết cũng <br />
được có sự đổi mới, chia tay tặng quà giáo viên chuyển đơn vị công tác, kịp thời <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 14<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
động viên con em cán bộ đoàn viên nhân dịp 1/6, tết trung thu hàng năm tạo <br />
không khí sôi nổi, hào hứng cho các cháu, phát thưởng cho các cháu có thành tích <br />
học tập tốt từ nguồn quỹ khuyến học của nhà trường.<br />
Mặc dù bận rộn với công việc nhưng Ban giám hiệu luôn sắp xếp thời <br />
gian phối hợp tổ chức các hoạt động tập thể như :tổ chức gặp mặt đầu xuân <br />
tạo ra một không khí đầm ấm trong nhà trường, tổ chức các hoạt động thể dục <br />
thể thao, văn nghệ cho cán bộ giáo viên, khơi dậy tinh thần, sức khoẻ cho tất cả <br />
mọi người, đội văn nghệ công đoàn tuy mỏng nhưng rất nhiệt tình tham gia, tạo <br />
không khí vui tươi, phấn khởi, hào hứng.<br />
Công đoàn , phối hợp với nhà trường bằng nguồn tiền đóng góp từ quỹ <br />
tham quan của tất cả CB GV NV, đã tổ chức đi thăm quan Nha Trang trong <br />
dịp nghỉ hè năm học 20142015. Những chuyến đi như vậy thực sự là món ăn <br />
tinh thần quý giá đối với tất cả mọi người, đây cũng là dịp để cán bộ, giáo viên, <br />
nhân viên có điều kiện hiểu và thông cảm với nhay hơn, tăng thêm tình cảm yêu <br />
trường, mến lớp, mở rộng tầm nhìn, tích luỹ được nhiều kiến thức thực tế, làm <br />
giàu thêm cho bài giảng của mình nâng cao chất lượng giảng dạy.<br />
Ngoài ra, hội cha mẹ học sinh là cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh. <br />
Sự phối hợp hoạt động giữa nhà trường và hội cha mẹ học sinh cùng phấn đấu <br />
hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường.<br />
Tóm lại: Có thể nói rằng muốn xây dựng khối đoàn kết nội bộ, cùng <br />
thống nhất trong tập thể sư phạm nhà trường thì các tổ chức trong nhà trường <br />
cần tìm ra biện pháp toàn diện, tổng hợp, vừa cụ thể, vừa thiết thực phù hợp <br />
với thực trạng đội ngũ nhà trường. Đây là việc làm khó, đòi hỏi người lãnh đạo <br />
phải có đủ phẩm chất, năng lực và tâm huyết, thời gian. Nếu một tập thể sư <br />
phạm nhà trường không đoàn kết thì có nói gì, làm gì đi nữa cũng không thể <br />
nâng cao được chất lượng dạy và học.<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 15<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp giúp Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch, <br />
kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể sư phạm thành một <br />
khối thống nhất, đồng sức, đồng lòng trong mọi hoạt động của nhà trường; đội <br />
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhận thức được tầm quan <br />
trọng của việc đoàn kết nội bộ để từ đó nâng cao ý thức phát huy được sức <br />
mạnh tập thể. Kế tục sự nghiệp trồng người, đưa tập thể nhà trường tạo thành <br />
một khối thống nhất, nâng cao chất lượng dạy học, hoàn thành xuất sắc <br />
nhiệm vụ được giao.<br />
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Từ thực tế trong công tác quản lý với cương vị là Phó hiệu trưởng, cũng <br />
như kinh nghiệm làm chủ tịch công đoàn nhiều năm. Tôi xin trao đổi vài suy <br />
nghĩ và đề xuất một số giải pháp, biện pháp nhằm xây dựng khối đoàn kết nội <br />
bộ trong tập thể sư phạm ở trường tôi như sau :<br />
*Nâng cao vai trò lãnh đạo của người cán bộ quản lý trong việc xây <br />
dựng khối đoàn kết nội bộ trong nhà trường:<br />
Sự đoàn kết, thống nhất trong ban giám hiệu, với các đoàn thể, ban ngành <br />
là yếu tố tiên quyết của sự đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường. Muốn <br />
có sự đoàn kết đó cần có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng, phù hợp, hỗ <br />
trợ và thiện cảm với nhau trong công việc cũng như trong đời sống thường <br />
ngày. Mỗi người đều cần phải chủ động, sáng tạo, nhiệt tình với công việc <br />
được giao và không ngừng hoàn thiện mình để trở thành người quản lý có năng <br />
lực. Để mọi người hiểu nhau, tôn trọng tài năng và nhân cách của nhau, thúc <br />
đẩy nhau cùng tiến bộ, giữa họ cần có sự dung hợp, hài hoà về mặt tâm lý thì <br />
người quản lý phải là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết đó. <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 16<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
Xây dựng một đội ngũ luôn thể hiện tinh thần, nhận thức đúng đắn, tin <br />
tưởng và chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, luôn ra sức <br />
tham gia học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thường xuyên <br />
giáo dục đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức độc lập, tự chủ tạo sự đoàn <br />
kết thống nhất từ nhận thức đến hành động. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, <br />
không mơ hồ, không dao động trước những khó khăn, cảnh giác trước đối tượng <br />
bên ngoài châm chọc, xuyên tạc, gây rối đến nội bộ nhà trường . Phát huy vai trò <br />
lãnh đạo Đảng trong chi bộ nhà trường. Cán bộ quản lý thường xuyên đưa công <br />
tác tuyên truyền những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật <br />
của Nhà nước đến từng đối tượng quần chúng trong đơn vị, đồng thời uốn nắn <br />
kịp thời khi phát hiện có trường hợp có biểu hiện nhận thức lệch lạc, sai trái. <br />
Mỗi giáo viên luôn ra sức thực hiện tốt những quy chuẩn đạo đức nhà giáo mà <br />
được xã hội tôn vinh là người “Kỹ sư tâm hồn”, là “ Tấm gương sáng để học <br />
sinh noi theo”.<br />
Lãnh đạo nhà trường luôn là người tiên phong gương mẫu trong mọi công <br />
tác, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền mà phải luôn luôn lắng nghe và tiếp <br />
thu những ý kiến từ phía cấp dưới của mình để có biện pháp bổ sung, điều <br />
chỉnh phù hợp. Chẳng hạn từ một việc chỉ đạo phân công nhiệm vụ đề ra mà có <br />
nhiều ý kiến xây dựng thì lãnh đạo nhà trường phải nhìn nhận lại quyết định <br />
của mình có đúng như những ý kiến xây dựng của cấp dưới không, thì phải bổ <br />
sung, điều chỉnh ngay, không khư khư bảo thủ quan điểm sai lệch của mình. <br />
Trên thực tế hiện nay ở một số nhà trường mà tôi được biết, một số ít lãnh đạo <br />
chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo cho đơn vị mình một không khí làm việc <br />
vui vẻ, mà luôn cứng nhắc một nguyên tắc. Chẳng hạn có đơn vị chỉ vì một lý <br />
do nhỏ như công tác xét thi đua, khen thưởng mà đã gây ra việc bất đồng giữa <br />
giáo viên với công đoàn trường, các tổ khối trưởng và Ban giám hiệu nhà <br />
trường, thậm chí phải dẫn đến giáo viên khiếu kiện đến các cấp quản lý. Vì <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 17<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
thế, người lãnh đạo phải nắm bắt và giải quyết kịp thời, hợp tình hợp lý, giải <br />
thích rõ ràng những sai trái mà giáo viên vô tình hoặc cố ý cố chấp không nhìn <br />
nhận ra. Khi có được sự quan tâm đúng mức, giúp đỡ họ thấy rõ việc sai trái để <br />
sửa chữa, từ đó họ sẽ khắc phục ngay và làm việc với tinh thần tự giác, tự <br />
nguyện.<br />
*Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, <br />
giáo viên, nhân viên trong nhà trường phát huy khả năng của mình:<br />
Để xây dựng được khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, <br />
trước hết Ban giám hiệu phải hiểu rõ lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên <br />
trong nhà trường về trình độ, năng lực, hoàn cảnh, thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu, <br />
thuận lợi, khó khăn của từng người để bố trí công tác hợp lý, tạo niềm tin để <br />
họ phấn đấu (phù hợp với năng lực, sở trường). Nếu không hiểu được tâm tư, <br />
nguyện vọng, những mong muốn của từng cá nhân trong tập thể nhà trường thì <br />
rất khó mang lại thành công.<br />
Với cương vị của Chủ tịch CĐCS, đặc biệt là khi được bổ nhiệm làm Phó <br />
hiệu trưởng trường Tiểu học Dray Sáp, trước khi phân công chuyên môn hoặc <br />
phân công nhiệm vụ của công đoàn tôi đều tìm hiểu xem cá nhân được phân <br />
công có cảm thấy vướng mắc, khó khăn hay không? Có thoải mái với sự phân <br />
công hay không? Sau đó mới tiến hành phân công nhiệm vụ, do vậy mà không có <br />
đồng chí nào cảm thấy gượng ép khi được phân công nhiệm vụ. Ngoài ra, nhờ <br />
nắm được mặt mạnh, mặt yếu và năng lực của từng cá nhân từ đó phân công <br />
công việc một cách phù hợp nên hiệu quả công việc cũng được nâng lên rõ rệt.<br />
*Phát huy sức mạnh của tập thể:<br />
Muốn xây dựng được nội bộ đoàn kết thì đòi hỏi phải có sức mạnh tổng <br />
hợp của tập thể, mang tính quyết định cho mọi công việc. Có thời gian dài, tôi <br />
quan niệm xây dựng đội ngũ cứ dựa trên quan điểm chỉ đạo, những quy định bắt <br />
buộc của ngành để thực hiện, vận dụng một cách cứng nhắc, rập khuôn trong <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 18<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
đơn vị mình, trong khi các thành viên chưa bắt kịp nhịp độ, chưa có tiếng nói <br />
chung. Mặc dù họ không phản đối, nhưng tính chấp hành rất gượng ép, tạo nên <br />
một lực cản, sức ì, khó tìm đến con đường phát triển toàn diện. Mặt khác họ <br />
không có dịp để bày tỏ ý kiến, đóng góp một cách thẳng thắn, trung thực. Nhận <br />
thức được vấn đề nhạy cảm này, tôi thường xuyên tổ chức các buổi họp chuyên <br />
môn, họp công đoàn và nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc họp, tạo ra không khí <br />
buổi họp như các buổi trò chuyện cởi mở, chân tình để cán bộ, giáo viên được <br />
trao đổi thẳng thắn những suy nghĩ, những vấn đề chưa vừa ý trong nhà trường, <br />
những vấn đề cần đề xuất cụ thể, từ đó bàn bạc về những biện pháp khắc <br />
phục, giải tỏa những mâu thuẩn nội bộ để cùng thống nhất yêu cầu, trách <br />
nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc xây dựng, giữ gìn khâu đoàn kết <br />
trong sinh hoạt, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ về mọi mặt. <br />
Qua các hoạt động tổ chức trong trường, tôi chú ý quan sát tinh thần, thái <br />
độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, khi thấy các biểu hiện và chuyển biến tốt <br />
trong các mối quan hệ công tác của tập thể, tôi khích lệ để họ kịp thời thấy <br />
được những điểm tốt đó để phát huy. Điều này thúc đẩy họ tự tin hơn, thích thể <br />
hiện những cái tốt, cái đẹp về nhân cách của mình; thích làm việc tốt mang lại <br />
lợi ích chung vì sự tiến bộ của nhà trường. Ngoài công tác chuyên môn, tôi phối <br />
hợp với công đoàn tổ chức các ngày hội, ngày lễ, những nội dung sinh hoạt <br />
chuyên đề, những cuộc vui chơi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, những <br />
buổi thăm hỏi gia đình…giúp tình cảm mọi người trong tập thể nhà trường gần <br />
gũi, gắn bó với nhau hơn.<br />
* Sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên một cách hợp lý:<br />
Xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết, thân ái là hết sức cần thiết. <br />
K.D.Usinxki đã nói: "Không còn nghi ngờ gì, kỉ cương trong nhà trường có vai <br />
trò to lớn. Nhưng điều chủ yếu vẫn là nhân cách của người giáo viên đang trực <br />
tiếp với học sinh. Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn đối với học <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 19<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
sinh đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng những lời khuyên <br />
bảo về đạo đức, bằng hệ thống khen thưởng, kỉ luật nào cả." (K.D.Usinxki: <br />
Ích lợi của sách báo sư phạm tuyển tập bằng tiếng Nga tập 2).<br />
Đội ngũ cán bộ, giáo viên là người quyết định đến chất lượng giáo dục <br />
trong nhà trường và cũng là người trực tiếp tham gia xây dựng nội bộ đoàn kết. <br />
Do đó phân công, sử dụng đúng sẽ phát huy được khả năng, năng lực của họ, <br />
ngược lại sắp xếp không hợp lý làm giảm ý chí và chất lượng công việc, gây <br />
cản trở cho việc đào tạo bồi dưỡng và ảnh hưởng tới nội bộ nhà trường không <br />
đoàn kết, thống nhất. Vì thế, khi phân công công việc phải dân chủ, công khai, <br />
công bằng, người quản lý hạn chế tối đa giao việc không phù hợp với năng lực <br />
sở trường . Trong quá trình thực hiện cán bộ quản lý cần chú trọng khâu theo <br />
dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ công việc ở mức độ nào? Để từ đó có những giải <br />
pháp điều chỉnh phù hợp nhằm ngăn ngừa sự cố xảy ra chứ không để sự việc <br />
phát sinh rồi mới giải quyết. Tuy nhiên cũng cần phải thực hiện nghiêm túc <br />
nguyên tắc cá nhân chấp hành tuyệt đối quyết định của cấp trên khi những <br />
quyết định đó đúng đắn, hợp lý. Mặt khác, việc phân công, sử dụng đội ngũ <br />
phải có sự cân nhắc để vừa đảm bảo nguyên tắc chung, vừa phù hợp với tình <br />
hình thực tế của đơn vị, nhất là khi phân công giáo viên đứng lớp. VD: Đối với <br />
học sinh dân tộc khi bắt đầu vào lớp 1, đặc điểm do các em ít biết nói tiếng <br />
Việt, thậm chí có em không nói được tiếng Việt trẻ, đòi hỏi cô giáo phải có <br />
tính chịu khó, dịu dàng, tận tụy; Riêng đối với lớp lớn hơn khối 4,5 với lượng <br />
kiến thức khó hơn nên khi phân công chuyên môn, tôi phải lựa chọn các giáo <br />
viên có trình độ chuyên môn vững, có năng lực sư phạm đạt khá tốt, linh hoạt <br />
nhạy bén để đáp ứng được yêu cầu của nội dung chương trình và khả năng đòi <br />
hỏi của học sinh. Mặt khác, khi phân công cũng cần quan tâm đến vấn đề điều <br />
kiện gia đình sao cho hòa hợp, giúp mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được <br />
phân công. Giáo viên ở gần với ở xa, giáo viên có điều kiện hoàn cảnh thuận lợi <br />
<br />
Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 20<br />
SKKK: Một vài kinh nghiệm xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong tập thể <br />
sư phạm trường TH Dray Sáp <br />
<br />
<br />
với giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn; phải có sự luân chuyển giáo <br />
viên hàng năm giữa hai điểm trường để giáo viên nào cũng nắm bắt được các <br />
đối tượng học sinh, nhằm giúp họ vững vàng hơn về chuyên môn, tạo cho họ có <br />
điều kiện giúp đỡ và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy cũng như trong cuộc sống. <br />
Đây là khâu then chốt của sự đoàn kết và là khâu quan trọng nhất, bởi vì một <br />
tập thể đoàn kết, biết san sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẽ ở mỗi thành <br />
viên, nhằm thể hiện cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật và hi