Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
<br />
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT DÂN CA CHO HỌC SINH KHỐI <br />
LỚP 4, 5 TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
1. Lí do chọ đề tài:<br />
Dân ca là một nghệ thuật của dân gian, nó có đầy đủ tính truyền miệng, <br />
tính tập thể, tính truyền thống và tính sáng tạo. Những làn điệu Dân ca không <br />
chỉ mang lại những cảm xúc vui sướng trong đời sống tinh thần mà còn tạo <br />
điều kiện cho sự phát triển toàn diện cho mỗi con người chúng ta nói chung <br />
và đặc biệt cho học sinh Tiểu học nói riêng<br />
Đối với trường Tiểu học Hà Huy Tập nơi tôi đang công tác, trường <br />
đóng trên địa bàn xa trung tâm thuộc vùng nông thôn tương đối khó khăn, kinh <br />
tế xã hội đang trên đà phát triển vì thế các nền văn hóa đặc trưng của các dân <br />
tộc cũng hòa nhập và dần bị mai một, nên các em cũng được tiếp thu các nền <br />
văn hóa mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn là những nguyên <br />
nhân đã làm cho các em ít quan tâm tới việc lưu trữ các nền văn hóa đặc trưng <br />
riêng của quê hương mình.<br />
Những làn điệu dân ca ấy còn được vang vọng bao lâu nữa nếu như các <br />
em nhỏ không còn được nghe tiếng ru của bà, của mẹ. Với cuộc sống thành <br />
thị quá bận rộn khiến cho người lớn quay cuồng trong nhịp sống hối hả, <br />
không còn bình tâm để đưa các em bé vào giấc ngủ êm đềm qua tiếng hát ru <br />
nữa, bên cạnh đó cả thế giới Âm nhạc đang nóng lên bởi những dòng nhạc <br />
Trẻ, nhạc Rock dòng nhạc phong trào phục vụ nhu cầu đã làm ảnh hưởng <br />
không nhỏ đến các em học sinh, ngay cả trong gia đình, các em cũng thường <br />
xuyên được nghe các bài hát của người lớn, những bài hát mang tính chất giải <br />
trí, do vậy các em đã tiếp thu nhanh hơn so với các bài hát mà các em được <br />
học ở trường. Bên cạnh đó những bài hát dân ca tương đối khó đối với học <br />
1<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
sinh Tiểu học nên mỗi khi giáo viên dạy các bài hát dân ca học sinh thường <br />
căng thẳng vì học hát mãi mà hát vẫn không <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
đúng, học múa mãi mà múa vẫn không được dẻo vì các bài hát dân ca thường <br />
phải luyến láy nhiều, có khi phải lấy hơi dài hơn, mỗi bài dân ca thuộc các <br />
vùng miền hay dân tộc khác nhau thì làm thế nào để các em thực hiện tốt <br />
được? và điều đó dẫn đến học sinh không thích học hát các bài hát dân ca. Vì <br />
thế đa số sau khi ra trường tất cả đều bị các em quên lãng, nên gần như thế <br />
hệ trẻ đã không còn biết đến và không còn muốn nghe những làn điệu dân ca <br />
xưa nữa. Mặc dù Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã điều chỉnh nội dung của <br />
chương trình môn Âm Nhạc bắt buộc khối lớp nào cũng có từ hai đến ba bài <br />
dân ca, còn rất hạn chế, do vậy sự hiểu biết của các em học sinh Tiểu học về <br />
dân ca chưa thật sự sâu rộng. <br />
Vậy làm thế nào để các em thích học các bài hát dân ca điều này đòi hỏi <br />
giáo viên phải có phương pháp dạy để học sinh yêu thích học hát dân ca hơn, <br />
khi các em trình bày, biểu diễn tốt các bài hát đó và sau khi các em thực hiện <br />
tốt, tự nhiên các em sẽ thấy yêu thích các bài hát dân ca hơn. Đây là một quá <br />
trình tìm hiểu, học hỏi và tập luyện hết sức khó khăn của cả Cô và Trò. Từ <br />
những vấn đề đã đặt ra ở trên và qua khảo sát thực tế ở trường nơi đang công <br />
tác, nhận thấy việc để giúp các em học sinh được tiếp xúc và ngày càng yêu <br />
thích các làn điệu dân ca Việt Nam, để nó không bị mai một và trôi vào quên <br />
lãng là một vấn đề rất quan trọng. Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra “Một vài <br />
phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4, 5 trong trường <br />
Tiểu học”. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
<br />
2<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
Nhằm lôi cuốn và thu hút học sinh yêu thích học hát, tìm hiểu để hiểu <br />
biết về các làn điệu dân ca nhiều hơn. Bên cạnh đó còn giáo dục thái độ yêu <br />
mến, lòng tự hào cũng như ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam <br />
mà đặc biệt là hát Dân Ca.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Những phương pháp sư phạm dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4, <br />
5 trong trường Tiểu học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:<br />
Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4, 5 trong <br />
Trường tiểu học Hà Huy Tập Huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk. Năm học <br />
2014 2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu chương trình, Sách giáo khoa môn Âm nhạc tiểu học.<br />
Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học.<br />
Các bài hát dân ca trong và ngoài chương trình Âm nhạc tiểu học.<br />
Thu thập tài liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.<br />
Vận dụng những kinh nghiệm của cá nhân vào các tiết dạy hát dân ca ở <br />
trường.<br />
Trao đổi với đồng nghiệp về những kết quả thu được, điều chỉnh cho <br />
phù hợp với thực tế dạy học tại nhà trường.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Học sinh Tiểu học rất nhạy cảm với Âm nhạc, cuộc sống của các em <br />
không thể thiếu được loại nghệ thuật này, môn Âm nhạc giúp các em hướng <br />
<br />
<br />
3<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người phát triển toàn <br />
diện. <br />
Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau <br />
những giờ học căng thẳng.<br />
Trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học. Học hát là nội dung trọng tâm, <br />
được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích <br />
nhất. Phân môn học hát có ba dạng là: bài hát thiếu nhi Việt Nam, dân ca và <br />
các bài hát nước ngoài.<br />
Khả năng Âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt. Ví dụ <br />
học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát <br />
có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca, Đến lớp 4,5 khả năng ghi nhớ <br />
của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước. Biểu hiện về năng <br />
lực Âm <br />
<br />
<br />
nhạc của học sinh rất khác biệt, mỗi lớp thường có những em năng khiếu Âm <br />
nhạc rất tốt, nhưng bên cạnh đó lại có một số em năng khiếu còn hạn chế. <br />
Cũng có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, <br />
ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ <br />
đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc… Đa số học sinh có khả năng <br />
hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia <br />
trò chơi… Hứng thú, sở thích Âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống <br />
nhau, cảm nhận thẩm mĩ của các em cũng khác biệt<br />
2. Thực trạng:<br />
Ban đầu việc các em học sinh trình bày các bài hát dân ca đang rất thụ <br />
động, hát chưa chính xác, còn sai về cao độ, tiết tấu và chưa thể hiện đúng <br />
chất dân ca, còn lúng túng khi nhận biết và phân biệt các thể loại dân ca của <br />
các vùng miền, vì bài hát dân ca là những bài hát tương đối khó đối với học <br />
<br />
4<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
sinh Tiểu học nên mỗi khi giáo viên dạy bài hát dân ca học sinh thường căng <br />
thẳng với những chỗ hát luyến và những câu hát phải lấy hơi dài lại thuộc <br />
nhiều vùng miền phải thể hiện đúng chất của vùng miền ấy vì thế các em <br />
không thích học. Chính vì không thích học của các em điều đó khiến học sinh <br />
dần dần sẽ lãng quên trong thời gian. Bởi vậy làm thế nào để các em thích <br />
học các bài hát dân ca? Là giáo viên dạy Âm Nhạc nhận thấy muốn các em <br />
yêu thích các bài hát dân ca thì giáo viên phải có phương pháp dạy học phong <br />
phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức để nhằm lôi cuốn và thu hút học <br />
sinh thích thú và ham học hơn. <br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện tốt cho cô và trò. <br />
Đồng thời luôn thúc đẩy, khích lệ giáo viên luôn có những sáng kiến, tìm tòi, <br />
học hỏi kinh nghiệm nơi các đồng nghiệp.<br />
Bản thân qua lớp đào tạo sư phạm Âm nhạc và là sở thích.<br />
Khi lên lớp có đầy đủ nhạc cụ như: đàn, thanh phách, đĩa nhạc, máy <br />
nghe.<br />
<br />
<br />
Trường lớp sạch đẹp, phòng học thoáng mát, rộng rãi.<br />
Một số em rất có năng khiếu về môn Âm nhạc.<br />
Một số phụ huynh có năng khiếu và đam mê về Âm nhạc nên cũng góp <br />
phần dạy dỗ con em mình lúc ở nhà.<br />
* Khó khăn:<br />
Trường thuộc vùng nông thôn, phụ huynh phải đi làm vất vả và suốt <br />
ngày lam lũ nơi đồng áng, nên không có thời gian để quan tâm tới con cái.<br />
Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc xem đây là môn <br />
học không quan trọng.<br />
5<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
Khả năng tiếp thu bài của các em không đồng đều.<br />
Chưa có phòng học Âm nhạc riêng.<br />
2.2. Thành công hạn chế<br />
* Thành công:<br />
Bản thân tôi nhận thấy sau khi áp dụng các phương pháp thì chất lượng <br />
dạy và học các bài hát dân ca của học sinh được tăng lên đáng kể như: Các em <br />
thích thú hơn, hào hứng hơn khi học môn Âm nhạc và đặc biệt là học hát dân <br />
ca, hát đúng giai điệu tiết tấu, hát to rõ ràng, hòa giọng biết thể hiện sắc thái, <br />
vận động theo bài hát. Nhưng một điều đáng quan tâm đó là sự mạnh dạn tự <br />
tin hơn khi tham gia hoạt động Âm nhạc ở trường cũng như ở địa phương. Đó <br />
chính là sự thành công của đề tài.<br />
* Hạn chế:<br />
Nhưng không phải việc gì cũng chỉ có thành công bên cạnh những mặt <br />
được thì cũng còn những mặt hạn chế như thời gian tiết học ngắn mà các tiết <br />
phân bố quá thưa, khả năng tiếp thu Âm nhạc các em không đồng đều lại ít <br />
được tiếp xúc làm quen với Âm nhạc nên việc thực hiện các phương pháp <br />
mới trong giảng dạy còn nhiều mặt han chế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh Mặt yếu: <br />
* Mặt mạnh: <br />
Khi thực hiện các phương pháp trên thì hầu hết các em đều thích thú, <br />
tham gia môn học một cách linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng <br />
tạo các động tác múa phụ họa kết hợp khi hát thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu <br />
của bài học thông qua các phần học hát, đặc biệt là hát dân ca. Thích tham gia <br />
<br />
<br />
6<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
vào các hoạt động Âm nhạc do lớp, nhà trường, các cấp hay địa phương phát <br />
động. Đó chính là mặt mạnh của phương pháp này.<br />
* Mặt yếu: <br />
Một số em tiếp thu bài chậm, khả năng Âm nhạc của các em còn hạn <br />
chế chưa biết thực hiện được đầy đủ hoặc chưa làm tốt một số hoạt động <br />
như các bạn khác, làm chất lượng của bộ môn chưa cao đó cũng là điều mà <br />
tôi trăn trở trong khi sử dụng đề tài vào thực tế.<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
Với các dòng nhạc phong trào hiện đại bấy giờ như nhạc trẻ, nhạc Rock <br />
đang lan tràn dễ lôi cuốn học sinh yêu thích nó hơn, nên đã làm cho các em <br />
không còn nhớ đến những làn điệu dân ca ềm đềm tha thiết, cũng chính <br />
những người lớn trong gia đình như các Bà các Mẹ ít và thậm chí là không hát <br />
ru con mình những lời ru ngọt ngào sâu lắng bằng những làn điệu Dân Ca như <br />
trước đây nữa mà toàn hát những bài nhạc trẻ, nhạc phong trào. Bên cạnh đó <br />
những bài hát dân ca tương đối khó hát, có nhiều chỗ luyến láy, có những câu <br />
hát phải lấy hơi dài, lại thuộc dân ca nhiều vùng miền khi hát phaỉ thể hiện <br />
đúng chất khác nhau. So với lứa tuổi học sinh Tiểu học là điều hơi khó khăn, <br />
những tác động đó đã làm cho học sinh không thích học hát dân ca và dần dần <br />
đi vào lãng quên.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: <br />
Qua quá trình thực tế giảng dạy trước đây vì giáo viên chưa có phương <br />
pháp dạy phong phú để lôi cuốn các em mà chỉ cho học sinh học những bài hát <br />
<br />
<br />
có trong sách giáo khoa của chương trình học chính, chưa cho các em tìm hiểu <br />
thêm, nhiều qua băng đĩa, hình về dân ca ngoài chương tình học cũng như tìm <br />
hiểu rộng hơn về các vùng, miền khác nhau. Đặc biệt trước đây chỉ nghe Cô <br />
hát mẫu bài hát và được Cô giáo tập hát từng câu sau đó cho vỗ tay theo nhịp <br />
7<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
của bài hát và được giáo viên hướng dẫn cho một số động tác múa phụ đơn <br />
giản như vậy là xong một tiết học. Với cách làm như vậy thấy tình trạng học <br />
sinh chưa có sự đam mê và chưa thích thú với học hát và tìm hiểu về các làn <br />
điệu dân ca mà cứ chạy đua theo dòng nhạc phong trào, nhạc trẻ hiện nay, vì <br />
giáo viên chưa chưa thực sự có phương pháp giảng dạy phong phú, hấp dẫn <br />
để lôi cuốn học sinh, nhiều em chưa có năng khiếu, chưa hiểu biết gì về các <br />
làn điệu dân ca, ngại khi thể hiện bản thân, đôi khi giáo viên chưa khôn khéo <br />
đánh giá học sinh trước lớp, làm cho các em cảm thấy tự ti, xấu hổ không <br />
dám thể hiện mình trước tập thể. Bên cạnh đó phụ huynh ít quan tâm đến <br />
việc học tập của con em mình, chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc, và đặc <br />
biệt hơn nữa là học hát về các làn điệu dân ca. Vì vậy người giáo viên khi lên <br />
lớp không chỉ nắm vững kiến thức về các làn điệu dân ca, có phương pháp <br />
giảng dạy phong phú, đa dạng với nhiều hình thức để truyền thụ cho học <br />
sinh mà phải luôn gần gũi, quan tâm sâu sắc, lắng nghe ý kiến của các em <br />
nắm bắt và hiểu được tâm lí, sở thích của học sinh. Không những dạy những <br />
nội dung, kiến thức, kĩ năng của các làn điệu dân ca mà phải thường xuyên <br />
thay đổi, tìm ra những hình thức, phương pháp mới giảng dạy để tạo không <br />
khí sôi nổi cho các em có niềm đam mê, thích thú về học các bài hát dân ca <br />
hơn. Tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, như tổ chức một số trò chơi có liên <br />
quan đến tiết học nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng vừa lĩnh hội được <br />
kiến thức vừa được vui chơi thoải mái. “Học mà chơi chơi mà học” vì khi <br />
tham gia trò chơi các em cảm thấy vui, phấn khởi được gần gũi với cô và bạn <br />
bè hơn, vì thế các em sẽ yêu thích và tự tin khi trình bày các bài hát dân ca. <br />
Ngoài sự gần gũi, thân thiện với học sinh thì lời khen ngợi của giáo viên <br />
cũng rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh vì lứa tuổi của các em rất <br />
thích <br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
được khen. Bởi vậy trong tiết học em nào tìm ra hoặc nhận biết được một bài <br />
hát dân ca mới thuộc một vùng miền nào đó chẳng hạn thì giáo viên kịp thời <br />
đánh giá, khen ngợi trước lớp, nhằm giúp các em cảm thấy phấn khởi và phát <br />
huy khả năng của mình trong các tiết học kế tiếp. Với những hình thức trên <br />
thì học sinh có sự đam mê và yêu thích học Âm nhạc hơn và đặc biệt là học <br />
hát dân ca, như vậy tiết dạy sẽ thành công rất lớn và học sinh sẽ không lãng <br />
quên đi một dòng nhạc truyền thống của Nước nhà đó là các làn điệu Dân ca <br />
vốn quý.<br />
3. Giải pháp Biện pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Để khắc phục một số vấn đề nêu trên, với mục đích và giải pháp thực <br />
hiện của bản thân, nhằm để đưa dân ca đến gần hơn với học sinh, tạo cho <br />
các em yêu thích, ham học và hiểu biết về dân ca nhiều hơn. Qua đó các em <br />
biết giữ gìn bản sắc Dân tộc vốn quý của nước nhà, mặt khác ngày càng đáp <br />
ứng tốt hơn chương trình giáo dục Âm nhạc ở bậc Tiểu học.<br />
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
* Phương pháp 1: Quy trình giảng dạy bài hát phong phú<br />
Một tiết dạy hát dân ca được thực hiện theo các bước như sau:<br />
Giới thiệu bài hát: Ở phần giới thiệu bài hát Tôi sử dụng bản đồ để <br />
giới thiệu vị trí địa lí, dùng tranh ảnh hoặc dùng máy chiếu để giới thiệu về <br />
sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền, xuất <br />
xứ và nét đặc trưng của bài dân ca (thang âm, các từ đệm, trang phục, động <br />
tác múa…) sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, cũng có thể giới <br />
thiệu sơ lược về nhạc cụ dân tộc của vùng miền dân ca đó. <br />
Tìm hiểu bài hát: Tìm hiểu bài hát giáo viên chia các câu hát trong bài <br />
dân ca phải hết sức linh hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân <br />
ca Việt Nam thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng <br />
9<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
những hư từ nên cấu trúc không cân đối. Giáo viên cần giải thích cho học sinh <br />
những từ khó trong bài dân ca, ví dụ: Xòe hoa là múa hoa, Lí cây xanh là khúc <br />
hát ngắn <br />
<br />
<br />
về cây xanh, Bắc kim thang là bài đồng dao (bản thân từ này không có nghĩa <br />
gì), cò lả diễn tả cánh cò bay chập chờn (con cò cũng là hình tượng người <br />
nông dân Việt Nam), bài cò lả hình thành từ câu ca dao:<br />
Con cò bay lả bay la<br />
Bay từ cửa sổ bay ra cánh đồng<br />
Trời sinh, mẹ đẻ tay không<br />
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi<br />
Trước là nuôi cái thân tôi<br />
Sau nuôi bọn trẻ nên đời cò con<br />
Nghe hát mẫu: Đối với quá trình dạy một bài hát, hát mẫu là một bước <br />
rất quan trọng. Hát mẫu để học sinh nghe và biết được giai điệu của bài hát, <br />
nắm được lời ca, tính chất của bài hát trước khi vào học từng câu. Đối với <br />
việc dạy một bài hát dân ca đòi hỏi giáo viên khi hát mẫu không những thuộc <br />
lời ca, hát đúng giai điệu của bài hát về cao độ, trường độ, nhịp phách mà hát <br />
mẫu các bài hát dân ca giáo viên còn thể hiện cho học sinh thấy rõ những chỗ <br />
luyến láy, dấu hoa mỹ và đặc biệt là thể hiện được sắc thái biểu cảm cũng <br />
như tính chất dặc trưng của bài hát dân ca. Điều đó giúp cho học sinh hình <br />
thành được giai điệu và động tác biểu diễn bài hát, gây được lòng yêu thích <br />
bài hát khi nghe cô hát mẫu. <br />
Với việc dạy một bài hát dân ca mà nhất là học sinh lớp 4 lớp 5 giáo viên <br />
không chỉ cho học sinh nghe mẫu một lượt mà sau khi giáo viên hát mẫu cho <br />
các em nghe, giáo viên nên cho học sinh nghe lại để nắm được giai điệu của <br />
bài hát qua băng nhạc một hai lượt nữa và trong khi nghe, giáo viên yêu cầu <br />
<br />
10<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
học sinh vừa nghe vừa theo dõi vào lời ca của bài hát trong sách ( băng nhạc <br />
ghi âm bài hát phải là giọng thiếu nhi để các em thấy gần gũi với mình ), với <br />
phương pháp hát mẫu này sẽ giúp cho giáo viên khi dạy hát từng câu dễ dàng <br />
hơn.<br />
Khởi động giọng: Khởi động giọng giúp định âm được giọng của học <br />
sinh để khi vào học hát sẽ không mắc phải lỗi hướng dẫn học sinh hát thấp <br />
quá hoặc cao quá. Luyện thanh, khởi động giọng phải dùng vần (các vần này <br />
tương <br />
<br />
<br />
ứng với các nốt nhạc trong bài luyện thanh) sao cho vần đó giúp khẩu hình <br />
của các em mở rộng và tròn khẩu hình , ví dụ như : Mi, mê, ma, mô…. Như <br />
vậy sẽ giúp các em phát âm chuẩn hơn và hát vang hơn. điều này buộc giáo <br />
viên phải có sự chuẩn bị giọng hát ngay từ bước hát mẫu đến bước luyện <br />
thanh và khi vào học hát phải cùng một giọng, tránh tình trạng đang hát giọng <br />
cao rồi lại hát thấp xuống và đang hát thấy thấp quá lại hát lại cho cao hơn.<br />
Ví dụ: Luyện thanh, khởi động giọng vào dạy hát bài: Chim sáo dân ca <br />
Khơ me ( Nam bộ ) Âm nhạc lớp 4.<br />
Bài hát này viết ở giọng Fdur (pha trưởng) nên khi cho học sinh hát <br />
đúng giọng Fdur học sinh hát sẽ bị trầm dẫn đến hát không hay vì thế giáo <br />
viên khi hát mẫu, luyện thanh và dạy hát ở giọng Gdur (sol trưởng).<br />
Đọc lời ca: Đọc lời ca là một bước rất quan trọng trong việc dạy hát <br />
mà nhất là dạy hát một bài hát dân ca. Đọc lời ca giúp các em phân biệt được <br />
câu hát và không bị bỡ ngỡ về lời ca khi vào học hát. Đọc lời ca giúp các em <br />
biết được chỗ lấy hơi, chỗ nghỉ, biết được tiết tấu của bài hát. Khi bước vào <br />
đọc lời ca giáo viên thường hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu của <br />
bài hát nhưng đối với những bài hát dân ca giáo viên nên cho học sinh đọc lời <br />
ca theo nhịp vì các bài hát dân ca thường viết ở nhịp thiếu. Vì thế khi giáo viên <br />
<br />
11<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu sẽ tạo cho các em hát mạnh ngay từ tiếng <br />
đầu tiên, điều này sẽ dẫn đến khi dạy xong bài hát giáo viên cho học sinh vỗ <br />
tay theo nhịp học sinh sẽ vỗ tay vào tiếng đầu tiên của bài hát nghĩa là vỗ tay <br />
vào nhịp thiếu của bài và rất khó sửa nếu các em đã thành thói quen. Cho học <br />
sinh đọc lời ca theo nhịp ngoài việc hình thành nhịp cho học sinh mà với <br />
phương pháp này còn giúp học sinh khi học hát sẽ hát được mềm mại hơn. <br />
Ví dụ: Khi đọc lời ca của bài hát: Hát mừng Dân ca Tây Nguyên Âm <br />
nhạc lớp 5<br />
Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca, mừng đất nước ta sống vui hòa …<br />
x x x x x x x …<br />
<br />
Dạy hát từng câu: Trước khi vào dạy hát từng câu bất cứ một bài hát <br />
nào giáo viên cũng phải phân tích các ký hiệu Âm nhạc có trong bài hát cho <br />
học sinh biết. Đối với việc dạy hát các bài hát dân ca giáo viên lại càng phải <br />
phân tích kỹ bởi các bài hát dân ca thường hay có nhiều ký hiệu Âm nhạc, <br />
giáo viên giới thiệu bài hát viết ở nhịp mấy, bài hát chia làm mấy câu, trong <br />
bài có những ký hiệu âm nhạc nào, nốt nhạc cao nhất, nốt nhạc thấp nhất, <br />
những chỗ có dấu luyến hay là những câu có thêm những nốt nhạc nhỏ hơn <br />
bên cạnh gọi là dấu hoa mỹ …<br />
Tiếp theo là giáo viên dạy truyền khẩu theo lối móc xích từ câu này nối <br />
sang câu kia. Khi dạy hát một bài hát dân ca ngoài yêu cầu cần phải hát đúng <br />
lời, chính xác về cao độ, trường độ cũng như tiết tấu thì giáo viên phải <br />
hướng dẫn học sinh hát chính xác những chỗ luyến lên, luyến xuống, chỗ lấy <br />
hơi dài, tốc độ hát của bài hát vừa phải hay chậm rãi… Muốn thực hiện tốt <br />
được điều này thì giáo viên phải hát thật chính xác, rõ ràng và hướng dẫn tỉ <br />
mỉ, kỹ càng cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
Năm bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc lớp 4 lớp 5 thì có tới 3 <br />
bài viết ở nhịp thiếu nên khi hướng dẫn học sinh hát, giáo viên phải thật chú <br />
ý tới ô nhịp đầu tiên bởi nếu không hướng dẫn kỹ học sinh hát sẽ sai nhịp. <br />
Với những bài hát này giáo viên hướng dẫn học sinh hát vỗ tay theo phách và <br />
nhịp thì tiếng đầu tiên của bài các em mở tay ra hai bên rồi vào tiếng đầu tiên <br />
ở ô nhịp thứ hai mới vỗ tay vào nhau, có như vậy những ô nhịp sau học sinh <br />
mới vỗ tay đúng được. <br />
Sau mỗi câu hoặc mỗi đọan, giáo viên nên đệm đàn hát mẫu lại cho các <br />
em nghe và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết <br />
nối theo lối móc xích sẽ giúp các em nhanh nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai <br />
điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các <br />
em cảm nhận giai điệu và lời ca còn giúp cho các em tự tin hát đúng cao độ, <br />
câu hát <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
không rời rạc, không ê a, phát âm nhả tiếng rõ lời đặc biệt là giúp các em loại <br />
bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện được câu hát. <br />
Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện <br />
tập củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các em vừa hát, vừa gõ đệm <br />
nhạc cụ để tạo sự sinh động của bài hát, và giúp các em giữ được nhịp độ <br />
của bài mà không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo <br />
khi hát làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán <br />
đơn điệu của tiết học. Thông thường có ba cách gõ đệm để luyện tập củng <br />
cố bài hát đó là: “Hát gõ đệm theo nhịp, hát gõ đệm theo phách và hát gõ đệm <br />
theo tiết tấu lời ca”. Tuy nhiên đối với các bài hát dân ca thì giáo viên nên cho <br />
học sinh hát và gõ đệm theo nhịp để các em hát và thể hiện được tính chất <br />
mềm mại của bài hát dân ca.<br />
<br />
13<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
Dạy cho học sinh hát đúng được rồi sau đó giáo viên chuyển sang dạy <br />
cho học sinh hát hay, hát có sắc thái tình cảm. Tuy nhiên điều này còn phụ <br />
thuộc vào năng khiếu của từng em. Với việc dạy bài hát dân ca để hát thể <br />
hiện được tính chất, tình cảm của bài hát giáo viên phải vận dụng nhiều <br />
phương pháp như chỉ ra tiếng đệm lót của bài dân ca. Ngoài những tiếng đệm <br />
lót như: Là, mà, bằng, thì… mà trong dân ca thường gặp còn có những tiếng <br />
đưa hơi như: ai, ê, ơi… và những tiếng điệp từ thì giáo viên phải hướng dẫn <br />
học sinh khi gặp những tiếng đệm lót, những tiếng đưa hơi, tiếng điệp từ này <br />
thì khi hát chúng ta phải hát nhẹ hơn. <br />
Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiên cho các em chứng <br />
minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của <br />
bài hát giáo viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn ca, <br />
song ca, hoặc tốp ca. Ở giai đoạn này việc động viên, khuyến khích các em là <br />
hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện được các bài hát một <br />
cách chính xác và tốt nhất. với phương pháp này, giáo viên sẽ nghe được học <br />
sinh hát kỹ hơn và sửa sai kịp thời cho học sinh khi học sinh hát sai.<br />
<br />
Những ký hiệu riêng của giáo viên khi dạy môn Âm nhạc cũng góp <br />
phần cho học sinh hát đúng nhịp và thể hiện được sắc mặt vui vẻ của học <br />
sinh khi hát như giơ một ngón tay thì dừng lại không hát, giơ hai ngón tay thì <br />
hát lại hai lần câu hát vừa học, hai tay cô chắp vào nhau thì vỗ tay theo phách, <br />
cô để tay lên đầu thì vừa hát vừa nghiêng đầu theo nhịp…<br />
Ví dụ: Khi dạy bài hát: Chim sáo dân ca Khơ me ( Nam bộ ) Âm <br />
nhạc lớp 4.<br />
Trước hết giáo viên chỉ cho học sinh thấy những ký hiệu có trong <br />
tương ứng với những câu hát gồm: Dấu lặng đơn, dấu lặng đen, dấu chấm <br />
dôi, nốt hoa mĩ, dấu luyến lên, bài hát viết ở nhịp 4/4, nốt nhạc thấp nhất <br />
<br />
14<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
trong bài là nốt Đồ, nốt nhạc cao nhất là nốt La. Bài hát có hai lời, chia làm 6 <br />
câu, mỗi lời có 3 câu hát, Giáo viên vừa thuyết trình vừa chỉ cho học sinh theo <br />
dõi và quan sát trên bảng phụ. Sau khi giới thiệu các ký hiệu Âm nhạc trong <br />
bài xong giáo viên tiến hành dạy từng câu và chú ý dạy những câu cần hơi dài, <br />
những câu hát ngân dài, <br />
những chỗ hát luyến, những câu hát nhẹ hơn. Bài hát Hát Chim sáo mang tính <br />
chất rộn ràng, tươi sáng, vui vẻ, nên khi dạy hát giáo viên cho học sinh vừa <br />
hát vừa lắc lư đầu tạo không khí thoải mái cho học sinh khi học hát.<br />
Hát cả bài: Giáo viên nên tổ chức cho học sinh vừa hát bài dân ca vừa <br />
kết hợp với các trò chơi dân gian như: tập tầm vông, nhảy dây, chơi chong <br />
chóng, tò he, sáo diều…<br />
Ôn tập: Bắt đầu từ tiết thứ 2, việc chỉnh sửa cao độ, tiết tấu của <br />
từng câu hát phải được giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng nguyên <br />
tắc cơ bản. Thông thường sau tiết một các em được học tiết 2 tiếp theo là sau <br />
khoảng thời gian một tuần. Việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát <br />
không phải học sinh nào cũng làm được. Lúc này người giáo viên phải lấy <br />
giọng cho các em, lại phải thực hiện hát mẫu cho các em nghe bài hát qua <br />
băng để các em nhớ lại giai điệu của bài. Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại <br />
bài hát. Việc đầu tiên là phát hiện <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
những câu, những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa chữa cho các em<br />
. Khi các em thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong bài, việc tiếp <br />
theo là giúp các em luyện tập, củng cố. Giáo viên cần xác định mục tiêu, <br />
những yêu cầu, nêu rõ những nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi luyện <br />
tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng cá nhân, nhóm, bàn. Giáo viên lắng nghe, <br />
chữa từng lỗi sai sót nhỏ của các em, cũng có thể dùng đàn tấu các câu mà <br />
<br />
15<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
học sinh hát chưa đúng đó để các em nghe và tự sửa lỗi cho mình. Việc luyện <br />
tập hay sửa lỗi cho học sinh phải thực hiện một cách tổng quát, mặc dù ở <br />
thời điểm đó có thể chỉ sửa lỗi cho một em.<br />
Tóm lại, phương pháp luyện tập củng cố một bài hát là hết sức đa <br />
dạng, tuỳ theo từng thời điểm, từng bài mà người giáo viên sử dụng, lựa chọn <br />
1 phương pháp thích hợp. Duy chỉ có một điều dù có thực hiện phương pháp <br />
nào thì người giáo viên vẫn phải luôn luôn sử dụng nhạc cụ để thực hiện, có <br />
như vậy các em mới cảm nhận thực sự những âm thanh và đặc biệt là gây <br />
hứng thú cho các em khi học. <br />
Ví dụ: Khi ôn tập bài hát: Chim sáo dân ca Khơ me (Nam Bộ) Âm <br />
nhạc lớp 4.<br />
Đối với bài hát Chim sáo có tám chỗ luyến lên nên khi ôn tập giáo viên <br />
phải chú ý hướng dẫn học sinh hát luyến cho đúng từ như chỗ luyến lên ở <br />
câu 1, chỗ: “trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay” khi học sinh hát thường hát <br />
luyến lên cả chữ “xanh, đùa” bởi vậy giáo viên khi gặp phải học sinh hát sai <br />
như vậy phải sửa sai bằng cách hướng cho các em thấy chữ “xanh, đùa” hát <br />
bình thường chứ không hát luyến và đàn giai điệu của câu đó hoặc hát đi hát <br />
lại nhiều lần để học sinh nghe và sửa sai dễ hơn.<br />
Biểu diễn các động tác phụ hoạ: Khi các em đã thực hiện chuẩn xác <br />
giai điệu, tiết tấu, nhịp, phách của bài hát rồi, để khắc sâu, gây ấn tượng <br />
trong tâm trí các em. Hơn nữa để cho việc thể hiện bài hát thêm sinh động và <br />
hoàn chỉnh hơn, giáo viên phải hướng dẫn các em thực hiện một số động tác <br />
múa phụ <br />
<br />
<br />
hoạ cho bài hát. Các động tác phụ hoạ của bài phải phù hợp với lời ca và giai <br />
điệu. Các bước đi phải ăn khớp với động tác tay và nhịp của bài hát. Tuy <br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
nhiên không nên tìm động tác quá khó, chỉ cần đơn giản nhưng phù hợp thì <br />
hiệu quả đem lại mới cao.<br />
Tóm lại, việc dạy cho các em múa phụ hoạ cho một bài hát dân ca thì <br />
giáo viên phải sưu tầm được nhiều động tác phụ hoạ, có nhiều động tác dạy <br />
rồi giáo viên phải có phương pháp để uốn nắn cho các em múa các động tác <br />
đó làm sao cho có hồn, làm sao cho thật dẻo và để phát huy tính tích cực của <br />
học sinh giáo viên nên hướng cho các em tự nghĩ ra các động tác phụ hoạ, <br />
chỉnh sửa và nhắc nhở khi các em nghĩ ra các động tác chưa phù hợp với bài <br />
hát. Thành quả chính của các em nghĩ ra đó phù hợp với bài hát thì chọn một <br />
vài em múa đẹp nhất đứng lên tập cho cả lớp múa phụ họa luôn, như thế sẽ <br />
giúp cho các em nhớ lâu và thấy tự tin hơn khi biểu diễn bài hát. <br />
* Phương pháp 2: Tạo cho học sinh chú ý, hiểu biết thêm và yêu <br />
thích hơn đối với dân ca<br />
+ Giới thiệu sơ lược về dân ca:<br />
Đầu tiên yêu cầu 1 em trình bày lại một bài hát dân ca trong chương trình <br />
đã học (bài cò lả) và hỏi đó là dân ca miền nào? (dân ca Bắc Bộ) và yêu cầu <br />
học sinh củng cố lại các kiến thức đã học về dân ca:<br />
Dân ca là gì? Là những bài hát không phải do một nhạc sĩ nào sáng tác mà <br />
nó được người dân tự hát lên trong khi lao động sản xuất hoặc trong các sinh <br />
hoạt văn háo văn nghệ. Sau đó các bài hát ấy được lưu truyền qua từng thế <br />
hệ này đến thế hệ khác trở thành các bài hát đặc trưng của từng vùng, từng <br />
miền khác nhau… Và dân ca của vùng nào thì thể hiện rõ ngữ điệu, giọng nói, <br />
và cuộc sống của người dân vùng đó.<br />
+ Hướng dẫn học sinh cách nhận biết đơn giản các vùng dân ca: <br />
Dân ca Bắc Bộ: Cho các em chú ý nghe và xem hình ảnh, trang phục các <br />
bài hát để thi đua nhận biết tên bài và xuất xứ của các bài hát dân ca.<br />
<br />
<br />
17<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
Bài thứ nhất: cho các em nghe bài hát dân ca: (mở máy chiếu video hoặc giáo <br />
viên hát).<br />
Bài: Lý cây đa<br />
Trèo lên quán dốc ngồi gốc ới à cây đa, rằng tôi lý ới à cây đa, rằng tôi lới ơi <br />
à cây đa, ai xui ôi à tính tang tình rằng cho cô nàng gặp, xem hội cái đêm hôm <br />
rằm rằng tôi lý ôi à cây đa, rằng tôi lới ối à cây đa…<br />
Sau khi cho các em nghe xong, hỏi các em về xuất xứ của bài hát. Chọn <br />
một trong những đáp án sau:<br />
A. Dân ca Bắc Bộ<br />
B. Dân ca Nam Bộ<br />
C. Dân ca Trung Bộ<br />
Từ đó tôi hướng dẫn cho các em nhận biết một bài dân ca: Đầu tiên ta có <br />
thể dựa vào ngôn từ, trang phục, lời ca của từng bài hát, ở bắc bộ có các từ <br />
như: í a, ì a, tính tang tình, tính tình, í ì i…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trang phục dân ca Bắc Bộ )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
<br />
+ Dân ca Nam bộ: Tiếp theo cho các em nghe một bài dân ca khác<br />
Bài Lý con cua:<br />
Con cua quẫy, nó ở trong hang quẫy a rượng a quẫy a rượng a, nó kêu <br />
ở rình boong ơi quẫy a rượng a lang tang tính lính tính tang lịnh tịnh tang, giã <br />
gạo chày ba quẫy a rượng a.<br />
Sau khi nghe hát, cho các em nhận biết xem đó là bài dân ca vùng nào? <br />
Dựa vào ngôn ngữ đặc trưng: ớ rịnh bong rình, quẫy a, rượng a, lang tang tính <br />
và các cách phát âm: Quẫy > wẩy, chày > chài, dấu hỏi hát thành dấu ngã: ở > <br />
ỡ. (giáo viên phát âm lại)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trang phục dân ca Nam Bộ)<br />
+ Dân ca Miền trung:<br />
Về dân ca miền trung học sinh có thể khó nhận biết hơn vì nó có nhiều <br />
thể loại và nhiều dạng, trong đó có các bài đặc trưng như: Lý ngựa ô, lý chiều <br />
chiều<br />
<br />
<br />
19<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
lý kéo chài… Và ngôn ngữ đặc trưng của miền trung nhiều nhất có lẽ là các <br />
ngôn từ đất Huế, như trong bài Lý qua đèo (dân ca Thừa thiên Huế).<br />
Chiều ơ chiều, dắt ớ ơ bạn dắt ớ ơ bạn tà là đèo mà qua đèo. Chim bớ <br />
kêu. Chim bớ kêu tình kêu bên nớ, uẩy, wá, chi rứa ức ức con vượn trèo tà là <br />
đèo mà <br />
<br />
<br />
qua đèo, kia bên kia hỡi con vượn trèo, kìa bên kia… Các từ ngữ đặc trưng dễ <br />
nhận biết của miền trung: Chi rứa, uấy úa, và các từ đệm như: ố tang tình <br />
tang, ơ hờ, ơi hời (hỡi), tà là, í a bằng răng…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trang phục dân ca Trung bộ)<br />
+ Dân ca Tây Nguyên:<br />
Đặc biệt dân ca và văn hóa cồng chiêng Tây nguyên đã được thế giới <br />
công nhận là một giá trị văn hóa phi vật thể của thế giới, chứng tỏ bản sắc <br />
rất độc đáo của nền văn hoá Tây nguyên. Cho các em nghe 1 vài bài dân ca <br />
Tây nguyên:<br />
Bài: Ru em (Dân ca Xê Đăng)<br />
<br />
20<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
Ru em em ngủ cho ngoan để mẹ đi chặt cây chuối trên non, em ngủ <br />
đừng khóc nữa, ngoài rừng xa cha đang đi kiếm măng non, nín đi hỡi em ơi.<br />
Bài: Đến trường (Dân ca ê đê lời mới: La Sơn)<br />
Nắng ban mai trên làng buôn em, em tung tăng theo bạn đến trường. <br />
Tiếng suối reo như lời cô giáo. Em thân yêu hãy học thật chăm.<br />
Có chú chim non đậu trên cây. Đang im nghe theo lời cô dạy. Tiếng suối <br />
vang vang giờ ra chơi. Em theo chân các bạn đùa vui.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trang phục dân ca Tây nguyên)<br />
Điều đặc biệt cần trong biện pháp là khi có ý định cho học sinh nghe <br />
một bài dân ca vùng nào thì giáo viên cũng đều phải lên kế hoạch trước, phải <br />
có những lời giới thiệu xuất xứ về nền văn hóa vùng đó. Giúp học sinh hiểu <br />
thêm nguồn gốc của dân ca để các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu <br />
đời của cha ông ta để lại, biết giữ gìn vốn tinh hoa của dân tộc.<br />
Và giáo viên cũng phải thường xuyên trau dồi vốn kiến thức về dân ca, <br />
thu thập nhiều các bài hát dân ca các vùng miền để hát cho học sinh nghe.<br />
<br />
<br />
21<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
Các bài dân ca (qua đĩa nhạc hoặc do chính giáo viên trình bày) có thể <br />
lồng ghép trước hoặc sau mỗi tiết Âm nhạc để cho học sinh thường xuyên có <br />
điều kiện phát triển khả năng cảm thụ Âm nhạc.<br />
* Phương pháp 3: Tổ chức xem đĩa hình các bài hát dân ca<br />
Chuẩn bị băng đĩa các chương trình biểu diễn các bài hát dân ca. ( Đã <br />
tiến hành cắt, chỉnh sửa cho phù hợp).<br />
Địa điểm: Phòng hội đồng, do nhà trường chưa có phòng học Âm nhạc <br />
riêng nên tôi lấy phòng hội đồng để dạy một số tiết (trang bị đầu đĩa, tivi, loa,<br />
…)<br />
Khi tiến hành tiết học tổ chức 2 hoạt động chính:<br />
<br />
<br />
Hoạt động 1: Xem và nhận xét các bài dân ca.<br />
Cho học sinh xem 3 bài: Bắc bộ (cây trúc xinh, hoặc cò lả…), Nam bộ (lý <br />
đất giồng) và Tây nguyên (Bạn ơi lắng nghe hoặc bay đi chim – dân ca Jarai)<br />
Sau khi cho học sinh xem xong một bài hát giáo viên đặt một số câu hỏi tìm <br />
hiểu:<br />
Bài hát dân ca của vùng nào? Vì sao em biết?<br />
Em thấy bài hát được biểu diễn phụ họa như thế nào? (đơn giản hay <br />
hoành tráng? Phụ họa theo đặc trưng vùng miền hay theo nội dung?)<br />
Khi xem mỗi bài hát dân ca của vùng nào thì cũng giới thiệu sơ qua cho <br />
các em hiểu thêm về cuộc sống lao động, sinh hoạt và các trang phục đặc <br />
trưng, các nền văn hóa, phong tục riêng của người dân ở vùng đó. Nhằm giúp <br />
các em có thêm vốn hiểu biết về văn hóa của các vùng miền.<br />
Hoạt động 2: Tập biểu diễn theo một vài động tác phụ họa các bài <br />
hát.<br />
Sau khi các em đã tìm hiểu về phong cách biểu diễn của các bài dân ca <br />
đã được xem, hỏi các em xem thích động tác phụ họa của bài nào nhất? Sau <br />
22<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
đó cho các em biểu diễn theo các động tác của bài đó. Rồi tiến hành biểu diễn <br />
thi đua theo các nhóm.<br />
Tuy nhiên giáo viên cũng khuyến khích các em có thể biểu diễn một bài <br />
hát mình thích theo cách riêng của mình, và khi nhận thấy em nào làm tốt chọn <br />
em đó đứng lên để hướng dẫn cho cả lớp làm lại theo mình…<br />
Biện pháp này giúp học sinh tiếp nhận các bài dân ca ở mức độ trọn vẹn <br />
nhất, phát huy được khả năng cảm nhận tốt về dân ca cho các em.<br />
Giúp các em học hỏi thêm về phong cách và động tác biểu diễn cho các <br />
bài dân ca. Giáo dục được các em tính mạnh dạn tự tin và tích cực trong biểu <br />
diễn.<br />
* Phương pháp 4: Tổ chức các hoạt động thi hát dân ca trong mỗi <br />
lớp<br />
Sau khi các em đã có vốn kiến thức về dân ca ta có thể tạo cơ hội cho <br />
các em thể hiện những kiến thức và kĩ năng đó. Vì vậy thường xuyên tổ chức <br />
các hoạt động thi hát dân ca dưới nhiều hình thức:<br />
<br />
<br />
+ Đầu tiên tổ chức thi hát dân ca giữa các nhóm:<br />
Chia một lớp ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ sưu tầm các bài hát dân <br />
ca theo từng chủ đề đã được cho trước trong thời gian là một tuần. Khi tổ <br />
chức chia lớp thành 2 nhóm thi hát đối đáp các bài hát dân ca theo vùng từ Bắc <br />
Trung Nam, thi hát theo chủ đề. Cuộc thi diễn ra rất sôi nổi vì các nhóm có <br />
sự chuẩn bị rất tốt, hai nhóm thi đua với nhau rất lâu. Chứng tỏ các em đã biết <br />
tìm tòi, nên vốn dân ca của các em có phần phong phú hơn.<br />
+ Tổ chức một chương trình hát dân ca ở ngay trong tiết học: <br />
Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm phải tham gia 3 tiết mục tùy chọn <br />
có thể đơn ca, song ca, tam ca, hoặc tốp ca và cho các em một tuần để chuẩn <br />
bị. <br />
23<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
Đến ngày thi hướng dẫn cho lớp trưởng đứng ra tổ chức một cuộc thi <br />
nghiêm túc, giáo viên chỉ là một khán giả để quá trình thi đua và tự nhận xét <br />
đánh giá của các nhóm. Cuộc thi diễn ra với các tiết nục phong phú, đủ ba <br />
miền Bắc Trung Nam và không trùng nhau. Các nhóm tham gia đều rất <br />
hứng thú, mạnh dạn và nhiệt tình biểu diễn.<br />
Phần thưởng cho các nhóm hay các cá nhân biểu diễn tốt ở lớp là được <br />
thể hiện ở buổi phát thanh măng non của trường. <br />
* Phương pháp 5: Tuyên truyền các bài dân ca đến học sinh toàn <br />
trường thông qua các buổi phát thanh măng non, sinh hoạt đầu giờ hoặc <br />
sinh hoạt chủ điểm.<br />
Ở trường tiểu học chương trình phát thanh măng non luôn được chú <br />
trọng, một tuần có thể có từ 2 đến 3 buổi phát thanh măng non. Và đây chính <br />
là dịp tốt nhất để cho học sinh cả trường cùng có cơ hội để thưởng thức các <br />
bài dân ca. Kết hợp với Đồng chí Tổng phụ tránh Đội lồng ghép phần nghe <br />
nhạc dân ca sau các bài phát thanh măng non của các em. Một buổi cho các em <br />
nghe 3 bài dân ca của 3 vùng khác nhau.<br />
Ngoài các bài dân ca đã cho các em nghe, tôi còn tổ chức cho các em có <br />
khả năng hát tốt các bài dân ca ở trên lớp hoặc chọn các nhóm đạt kết quả <br />
cao <br />
<br />
<br />
trong buổi thi hát dân ca ở các lớp để được trình bày trong buổi phát thanh <br />
măng non của trường thay cho mở đài đĩa, nhằm gây sự chú ý và thích thú cho <br />
học sinh toàn trường.<br />
Biện pháp cho toàn trường cùng nghe hát dân ca tạo điều kiện cho tất <br />
cả học sinh được nghe nhiều về dân ca các vùng miền. Làm tăng cường vốn <br />
dân ca cho học sinh toàn trường.<br />
<br />
<br />
24<br />
Người thực hiện: Dương Thị Thúy Nga<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài phương pháp dạy hát Dân ca cho học sinh khối lớp <br />
4;5 trong trường Tiểu học<br />
Hình thành thói quen thích nghe dân ca của học sinh. Mặt khác còn tạo <br />
hứng thú cho học sinh luyện hát dân ca. Phát triển môi trường dân ca trong <br />
trường học.<br />
* Phương pháp 6: Phối kết hợp với các đoàn thể tổ chức hội thi <br />
văn nghệ dân ca trong toàn trường.<br />
Hàng năm cứ đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi chủ động tham <br />
mưu, xin ý kiến đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với Đoàn <br />
Đội bàn bạc và lên kế hoạch cụ thể, xin kinh phí tổ chức, lên cơ cấu giải <br />
thưởng cho hội thi. Sau đó phân công công việc cho từng cá nhân với từng <br />
công việc cụ thể.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />