SKKN: Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12
lượt xem 26
download
Để ôn tập môn Ngữ văn có hiệu quả cao đòi hỏi ở người giáo viên sự nhiệt tình, lòng nhẫn nại, phải biết chuẩn bị những kiến thức cơ bản cho học sinh ôn tập và phải kết hợp linh hoạt nhiều giải pháp đã trình bày trong sáng kiến “Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12”. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỈ LỆ TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN 12
- I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khi làm bất kỳ công việc gì, người ta cũng đều mong muốn đạt được những thành công tốt đẹp. Nhà giáo vẫn thường được ví như người trồng cây ươm mầm xanh cho đời. Thầy cô nào cũng mong những nỗ lực, hy vọng của mình đưa đến kết quả cao, đạt được những mùa vàng rực rỡ. Nhưng có khi niềm hy vọng lớn lao lại không đạt được những thành quả như ý. Trường THPT Nhơn Trạch đã nhiều lần tổ chức các chuyên đề, hội thảo, hội nghị để bàn các giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp. Tất cả các tổ bộ môn, các Thầy cô giáo đều bày tỏ mối quan tâm đến chất lượng học tập, thi cử của học sinh và đều mong muốn đạt được những kết quả tốt đẹp hơn. Năm học 2010-2011, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp ở trường Nhơn Trạch đã có tăng lên, có nhiều giải học sinh giỏi tỉnh, nhiều học sinh đậu Đại học, Cao đẳng. Nhưng tập thể sư phạm nhà trường vẫn mong muốn đạt những kết quả cao hơn. Đặc biệt là với tổ bộ môn Văn. Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở các lớp 12 trong nhiều năm liền, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phần nào nâng cao được chất lượng môn Ngữ văn trong kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông cho đối tượng học sinh trung bình, yếu. Nay cũng xin nêu ra đây xem như một vài kinh nghiệm nhỏ đưa ra để quý đồng nghiệp nhận xét. Nếu được có thể áp dụng rộng rải nhất định có hiệu quả cao. Vì những lí do đã nêu trên mà tôi đã chọn đề tài : Một vài giải pháp nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp môn Ngữ văn 12 II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên cũng như tổ bộ môn thực hiện các kế hoạch của mình. Môn Ngữ văn, đặc biệt là những bài đọc văn vốn luôn hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Có một số em thích môn Văn học và tỏ ra có năng khiếu về môn học này. Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh 08 năm liên tiếp có giải với tổng số giải lên đến 29 giải, trong đó có 01 giải Nhì, 05 giải Ba và 23 khuyến khích và luôn trăn trở trước thực trạng kết quả thấp của nhà trường.
- 2. Khó khăn Tuy giáo viên đã rất nỗ lực và đạt nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh nhưng kết quả môn Ngữ văn trong các kì thi tốt nghiệp vẫn chưa được như mong muốn. Điều đó do nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân từ phía học sinh: Với học sinh yếu: đa số chưa định hướng rõ mục tiêu học tập, chưa hứng thú trong học tập, chưa nỗ lực rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ như đọc hiểu, viết văn nghị luận Khả năng vận dụng kiến thức đã học vào đề Văn còn hạn chế. Năm 2010, thi giữa HKII, đề Nghị luận xã hội môn Văn có chủ đề tình thương (Trái tim yêu thương gieo mầm hạnh phúc), đề thi tốt nghiệp câu Nghị luận xã hội cũng có chủ đề tình thương, nhưng có em cho biết không có ý tưởng để làm bài! Học sinh cũng chưa thực hiện tốt nề nếp học tập, thi xong HKII, trong khi ở nhiều trường , học sinh bị ràng buộc vào một chương trình ôn thi, truy bài căng thẳng (Thù lao do PHHS chi trả), thì ở trường Nhơn Trạch, học sinh thậm chí trốn học cả những tiết chính khóa! Vì vậy, việc ôn tập cuối năm học- thời gian cần thiết nhất để củng cố kiến thức- không đạt hiệu quả. Với học sinh trung bình, khá: Định hướng rõ mục tiêu học tập nhưng lại muốn đầu tư nhiều cho các môn khoa học tự nhiên. Đa số học sinh khá giỏi thường chọn thi Đại học khối A, B nên mặc dù có khả năng học Văn, các em vẫn không muốn dành nhiều thời gian cho môn Văn. Có những học sinh lập trình sẵn cho điểm thi tốt nghiệp của mình, trong đó, môn Văn chỉ cần có điểm, dù là rất thấp, vẫn đậu được tốt nghiệp. Vì vậy, có tình trạng học tủ một bài, nếu trúng tủ thì điểm cao, không trúng tủ vẫn đủ điểm đậu Nguyên nhân từ phía giáo viên: Nhìn chung, giáo viên tâm huyết, đầu tư nhiều cho việc ôn tập, rèn luyện kiến thức kỹ năng cho học sinh Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến “Lực bất tòng tâm”, chưa nhiều kinh nghiệm ôn thi, hoặc do giáo viên bận rộn với nhiều công tác khác, hoặc do nản lòng trước thái độ học tập của học sinh, nên chưa dành nhiều công sức đầu tư soạn giảng, khiến cho nhiều tiết học Văn mất đi nguồn cảm hứng cho cả thầy lẫn trò. Việc hướng dẫn ôn tập theo Sách giáo khoa mới cũng còn có những khó khăn cho giáo viên. Theo tinh thần đổi mới của Bộ, học sinh không nên học thuộc lòng kiến thức một cách máy móc, học sinh phải biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo…Do đó, giáo viên căn cứ theo Sách giáo khoa mới, thường ra cho học sinh những đề phát huy sự sáng tạo. Nhưng đề thi
- tốt nghiệp ba năm qua lại theo hướng cũ, đơn giản, cứ thuộc bài là làm bài được, câu nào cũng phải thuộc. Học sinh gặp lúng túng khi làm Văn. Giáo viên chưa định hướng “trúng tủ” cho học sinh thi tốt nghiệp… 3. Số liệu thống kê Kết quả thi tốt nghiệp môn Văn trường THPT Nhơn Trạch ba năm học vừa qua, từ khi thay Sách giáo khoa mới (theo thống kê của Hội đồng bộ môn Văn của Sở): - 2008-2009: tỉ lệ học sinh đạt điểm 5,0 trở lên: 41,7% - Tỉ lệ chung của toàn tỉnh: 58,9 % ; các lớp mà giáo viên giảng dạy đạt : 84,85%. - 2009-2010: tỉ lệ học sinh đạt điểm 5,0 trở lên: 44,6% - Tỉ lệ chung của toàn tỉnh: 56,2 % ; các lớp mà giáo viên giảng dạy đạt : 57,36%. - 2010-2011: tỉ lệ học sinh đạt điểm 5,0 trở lên: 40,63% - Tỉ lệ chung của toàn tỉnh: 54,82 % ; các lớp mà giáo viên giảng dạy đạt : 54,09%. Đánh giá chung: cả ba năm đều chưa đạt tỉ lệ mặt bằng chung của tỉnh nhưng các lớp mà giáo viên giảng dạy đều đạt hoặc vượt. Như vậy, việc vân dụng nhiều giải pháp thích hợp để ôn tập môn Ngữ văn có hiệu quả đối với học sinh lớp 12 là điều cần thiết. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Dạy Ngữ văn đã khó, hướng dẫn học sinh ôn tập có hiệu quả để đạt kết quả cao trong các kì thi lại càng khó hơn đặc biệt là đối với những học sinh có học lực trung bình, yếu. Căn cứ cấu trúc đề thi môn Ngữ văn 12, gồm ba câu: Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức văn học, Câu 2 (3 điểm): Nghị luận xã hội và câu 3 (5 điểm): Nghị luận văn học. Đối với những học sinh có học lực trung bình, yếu giáo viên đã ứng dụng rất nhiều giải pháp để hướng dẫn các em ôn tập. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Đề tài gồm hai nội dung chính: Khảo sát học sinh qua Phiếu thăm dò (8 câu hỏi) và Các giải pháp (5 giải pháp) a. Khảo sát học sinh Nhằm nâng cao tỉ lệ thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn và để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của học sinh trong việc học tập và ôn thi môn Ngữ văn có hiệu quả cao, giáo viên đã khảo sát bằng cách phát Phiếu thăm dò ý kiến của học sinh lớp 12 qua một số câu hỏi. Giáo viên phát ra 84 phiếu, mỗi lớp 6 phiếu chia đều cho 6 tổ. Thu vào 64 phiếu (có nhiều tổ không tham gia đóng góp ý kiến)
- Câu hỏi 1 : Em có hứng thú học môn Ngữ văn không? Có Không Kết quả: 36 phiếu trả lời : Có; 25 phiếu trả lời : Không; 03 phiếu trả lời cả hai Câu hỏi 2 : Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn các lớp đã nỗ lực rất nhiều để học sinh đạt kết quả cao. Theo em, thầy cô cần làm những gì để chất lượng học tập và làm bài thi của học sinh được cao hơn? Có rất nhiều ý kiến nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau: - Thầy, cô cần giảng dạy sinh động, hấp dẫn hơn, gần gũi với học sinh hơn. - GV chấm bài cần có thang điểm cụ thể, khách quan, không chấm cảm tính và khi trả bài cần nhận xét cụ thể bài của học sinh để học sinh rút kinh nghiệm cho bài sau. - Cần tóm tắt những kiến thức trọng tâm để học sinh dễ ôn tập. - Cần cung cấp cho học sinh nhiều bài văn mẫu để học sinh tham khảo. - Học sinh rất thích những tiết học có hình ảnh minh họa. - Khi học tăng tiết xong, giáo viên cần dặn dò học sinh làm bài và nộp cho giáo viên chấm, sửa ý. - Cần động viên, khuyến khích học sinh hơn là phạt. - Cô dạy văn lớp em quá tuyệt vời rồi, không cần gì thên nữa. Có một số ý kiến đối lập nhau: Thường xuyên cho học sinh làm việc theo nhóm, số khác lại cho rằng: Không nên làm việc theo nhóm vì như thế học sinh hoặc ỷ lại hoặc không thể hiện được ý riêng của mình; cũng có nhiều ý kiến cho rằng giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài cũ và nghiêm khắc hơn với những bạn lười học, số khác lại cho rằng: khảo bài nhẹ nhàng hơn, cho học sinh điểm cao hơn để khuyến khích các em học bài; Giáo viên cần cho ghi bài nhiều hơn để học sinh có bài để học, số khác lại muốn ghi bài ít vì bài dài quá “ngán học bài”… Câu hỏi 3 : Những khó khăn của em trong việc học và ôn tập môn Ngữ văn là gì? Có rất nhiều ý kiến nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau: - Bài quá dài, học không nổi.
- - Hiểu bài nhưng khi làm văn không có vốn từ, không xác định được ý để viết. - Học trước quên sau, lẫn lộn giữa tác phẩm này và tác phẩm kia. - Vì bài “toàn chữ là chữ”, khi học bài là cảm thấy buồn ngủ, không hứng thú học. - Mất căn bản nên học kông hiểu. - Không biết cách sắp xếp các ý trong việc viết văn. - Không đủ thời gian để học bài, còn học nhiều môn khác nữa. - Không xác định được ý chính khi làm văn…. Câu hỏi 4 : Môn Ngữ văn là môn học quan trọng, có vai trò quyết định trong kì thi Tốt nghiệp THPT. Em đã làm gì để ôn tập môn Ngữ văn có hiệu quả? Có rất nhiều ý kiến nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau: - Soạn bài trước ở nhà. - Ghi chép bài và chú nghe giảng ở lớp. - Học bài cũ kĩ càng. - Luyện tập viết các đề văn. - Cố gắng học thuộc lòng. - Chưa chuẩn bị gì hết… Câu hỏi 5 : Khi làm bài kiểm tra có nhiều đề khác nhau có lợi ích gì cho em? - Giúp em ôn bài toàn diện hơn, không “bị tủ đè”. - Em phải tự làm chứ không thể chép bài của bạn bạn. - Bạn bên cạnh không chép được bài của em. - Biết làm nhiều dạng đề khác nhau. Câu hỏi 6 : Nếu điểm bài kiểm tra dưới trung bình, giáo viên yêu cầu làm lại em có hứng thú không? Có Không Kết quả: 62 phiếu trả lời : Có; 02 phiếu trả lời : Không Câu hỏi 7. Giáo viên soạn những câu hỏi cụ thể để các em ôn tập, có thuận lợi cho em hay không? Có Không
- Kết quả: 64 phiếu trả lời : Có; 00 phiếu trả lời : Không. Câu hỏi 8 : Khi em gặp khó khăn trong việc học môn Ngữ văn, giáo viên quan tâm đặc biệt đến em, em có phấn khởi hơn không? Có Không Kết quả: 58 phiếu trả lời : Có; 06 phiếu trả lời : Không Kết luận: - Phía giáo viên: Cần đổi mới phương pháp, nhiệt tình, giảng bài kĩ, thường xuyên kiểm tra bài cũ nhưng không quá khắt khe để thu hút, khơi gợi hứng thú học Ngữ văn ở học sinh… - Phía học sinh: Chuẩn bị kĩ bài ở nhà, ghi chép nghiêm túc và chú ý nghe giảng ở lớp, học bài cũ và làm các bài luyện tập… Y Y Y b. Các giải pháp Từ kết quả khảo sát trên, giáo viên đi đến rút ra những giải pháp sau: Giải pháp 1 : Hướng dẫn HS cách học bài, ôn bài, làm bài Văn Để học sinh học tốt môn Văn, cần có quá trình. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh phải được rèn luyện dần các kỹ năng diễn đạt, kỹ năng lập dàn ý, kỹ năng vận dụng các thao tác nghị luận. Để học sinh học tốt môn Văn, giáo viên cần giúp các em ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của bộ môn, xác định đúng đắn động cơ, mục tiêu học Văn, khơi dậy niềm yêu thích văn chương của học sinh, bằng nhiều biện pháp như đổi mới phương pháp giảng dạy, không lạm dụng việc đọc chép khiến học sinh mất hứng thú, hướng dẫn học sinh soạn bài trước khi nghe thầy cô giảng (học sinh thích được thuyết trình bài học bằng Công nghệ thông tin). Cần sử dụng các phương tiện hữu hiệu như Công nghệ thông tin, Đồ dùng dạy học… để làm cho tiết dạy phong phú, sinh động. Giáo viên Văn nên sử dụng những biện pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn như thi vui, ôn tập vui, ngoại khóa… để “khuyến học”. Để học sinh ôn tập môn Văn có hiệu quả, tùy theo mỗi lớp, học sinh có thể được cung cấp các tài liệu tham khảo do giáo viên biên soạn, giới thiệu, hoặc đề cương ôn tập mỗi tuần. Trong đề cương ôn tập có phần các câu hỏi kiến thức, phần thực hành đề văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Để học sinh ôn tập môn Văn có hiệu quả, học sinh cần ôn bài theo các câu hỏi đã được giáo viên biên soạn, dựa theo chuẩn kiến thức, theo các đề thi đã ra trong các năm học trước Để có nhiều ý tưởng khi làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh đọc thêm sách tham khảo, tìm tòi sáng tạo mở rộng kiến thức ngoài sách giáo khoa để làm tốt các đề văn, đặc biệt là đề Nghị luận xã hội. Để làm bài văn không bị thiếu ý, lạc đề, bị mất điểm, giáo viên hướng dẫn học sinh các bước làm một bài Văn, cách lập dàn ý bài văn theo một cấu trúc nhất định của mỗi kiểu bài: bài Nghị luận xã hội – Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (học sinh cần phải xác định thật chính xác hiện tượng tốt hay hiện tượng xấu để làm bài cho đúng cách), bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, bài Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Khi học sinh đọc đề Văn, học sinh phải viết ngay ra giấy nháp được những luận điểm cần thiết. Giải pháp 2 : Thống nhất kế hoạch ôn tập chung của Tổ trong các tiết dạy chính khóa, tự chọn Văn và tăng tiết. Giáo viên Văn 12 đều bám sát chuẩn kiến thức của Bộ, bám sát cấu trúc thi tốt nghiệp môn Văn của Bộ để ôn tập cho học sinh. Mỗi cuộc họp Tổ cần dành thêm thời gian để trao đổi về nội dung giảng dạy, hướng ra đề kiểm tra, ôn tập… Giáo viên Văn 12 đã thống nhất chương trình ôn tập, tăng tiết. Tiết Tự chọn Văn ở các lớp thường để truy bài, củng cố kiến thức. Tiết tăng tiết để rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận xã hội, thực hành đề văn nghị luận Văn học Giải pháp 3 : Đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá môn Văn các khối lớp, đặc biệt là khối 12 Dựa theo phân phối chương trình và số cột điểm quy định, mỗi khối sẽ định ra thời điểm kiểm tra thích hợp trong học kì. Mỗi đợt kiểm tra thường yêu cầu học sinh ôn từ 3 đến 4 bài học. Đề 15 phút chủ yếu để kiểm tra kiến thức Văn học theo các bài đã yêu cầu học sinh ôn tập. Mỗi đề bao gồm 2 phần. Phần trắc nghiệm (điền khuyết, nhiều lựa chọn…) vừa giúp học sinh nắm vững các chi tiết trong tác phẩm, vừa tạo điều kiện cho các em có được một số điểm nhất định. Phần tự luận sẽ ra 4 đề. Học sinh căn cứ theo số thứ tự của mình trong lớp để làm một đề theo yêu cầu của giáo viên. Vì thời gian kiểm tra không nhiều, phần tự luận chỉ yêu cầu học sinh nêu những luận điểm chính cho đề Văn, giúp học sinh củng cố cách lập dàn ý và kiến thức Văn học. Khi học đến phần Văn học nước ngoài, đề kiểm tra 15 phút sẽ tập trung vào các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài, vì đây thường là nội
- dung câu hỏi đầu, 2 điểm, trong đề thi tốt nghiệp. Cách thực hiện đổi mới như sau: Nếu trước đây, giáo viên ra đề bằng một câu hỏi, học sinh viết ra giấy trong khoảng thời gian 15 phút rồi nộp bài. Cách làm này không bao quát được kiến thức. Nay giáo viên cô đọng phần Văn học nước ngoài lại trong 10 câu hỏi và phần trả lời, cho học sinh thời gian hai tuần để học sinh học thuộc lòng. Đến hạn, học sinh trình bày, học sinh thuộc 1 câu tương ứng với 1 điểm. Cán bộ lớp, tổ gương mẫu học thuộc và có trách nhiệm động viên, nhắc nhở các bạn học thuộc. Đề Tập làm văn dựa theo yêu cầu của Sách giáo khoa để cho học sinh làm văn Nghị luận xã hội hoặc Nghị luận văn học, hoặc phối hợp cả Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học. Mỗi lần làm văn, giáo viên cũng sẽ ra 4 đề theo các bài đã yêu cầu học sinh ôn tập. Học sinh cũng căn cứ theo số thứ tự của mình trong lớp để làm một đề Văn. Giáo viên cần tính toán sao cho học sinh không làm cùng một tác phẩm ở đề 15 phút và 1 tiết. Ví dụ, nếu bài 15 phút đã làm về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, thì bài 1 tiết phải làm về “Vợ nhặt” của Kim Lân. Giáo viên cũng cần tính toán sao cho cùng một số thứ tự nhưng học sinh ở các lớp dạy không trùng đề nhau, tránh tình trạng học sinh biết trước đề mình phải làm mà tủ sẵn bài làm trước ở nhà. Khi trả bài Tập làm văn, trước đây, giáo viên chỉ sửa bài theo1đề, nay phải sửa bài theo cả 4 đề văn, qua đó, giúp học sinh ôn tổng hợp cả 4 tác phẩm. Giáo viên phải nhận xét đánh giá, giúp học sinh khắc phục những điểm yếu về chữ viết, chính tả, ngữ pháp, kiến thức, kỹ năng… Đề Tập làm văn vừa yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức- hiểu bài, thuộc bài- vừa yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức, vận dụng các kỹ năng lập luận Cách ra đề như trên đã được thử nghiệm vào cuối HKI ở 3 lớp 12A2, 12C6, 12C10, bước đầu có hiệu quả, được các giáo viên trong khối 12 áp dụng trong HKII Bảng so sánh kết quả thi giữa HKI và kết quả thi cuối HKI của 3 lớp KT giữa HKI KT cuối HKI Lớp Sĩ số Số HS Số HS Ghi chú đạt 5,0 Tỉ lệ đạt 5,0 Tỉ lệ trở lên trở lên 12A2 46 37 80,43% 41 89,1% tăng 8,67% 12C6 37 28 75,67% 29 78,4% tăng 2,73%
- 12C10 34 20 58,82% 21 61,8% tăng2,98 % Song song với việc làm bài kiểm tra ở lớp, qua các tiết tăng tiết (cuối HKII), học sinh sẽ thực hành những đề thi thử do giáo viên và học sinh cùng biên soạn, theo sát với cấu trúc đề thi của Bộ GDĐT Giải pháp 4 : Có hình thức xử lý phù hợp với học sinh đạt điểm kiểm tra dưới 5,0 Ở nhiều trường, nếu học sinh không thuộc bài, học sinh buộc phải cấm túc để truy bài cho đến bao giờ thuộc thì thôi. Ở trường Nhơn Trạch, biện pháp cấm túc cũng đã từng được Ban giám hiệu đề ra, nhưng chưa khả thi vì nhiều lý do. Ở một số bộ môn khác, khi học sinh không thuộc bài, giáo viên có thể bắt học sinh chép phạt để khắc sâu kiến thức. Do đặc thù bộ môn Văn là sự sáng tạo, bài viết không thể giống y khuôn nhau, nên khó áp dụng hình thức chép phạt, cũng chưa thể bắt học sinh cấm túc. Do đó, tùy theo lớp, giáo viên sẽ có những hình thức xử lý phù hợp. Những học sinh đạt điểm kiểm tra dưới 5,0 có thể sẽ phải làm lại bài viết của mình, cứ dưới trung bình 1 điểm phải làm thêm 1 bài Văn trong số 3 đề còn lại của mỗi đợt kiểm tra (VD: học sinh đạt 3 điểm phải làm thêm 2 đề). Điều này giúp học sinh ý thức về bài làm của mình, đồng thời tạo thêm cơ hội cộng thêm điểm cho học sinh. Mỗi bài làm thêm tốt, được cộng thêm 1 điểm, học sinh nỗ lực sẽ đạt được điểm 5,0. Giáo viên cũng tăng cường kiểm tra đầu giờ những học sinh chưa thuộc bài cũ. Giải pháp 5 : Tác động tâm lý từng loại đối tượng học sinh Dạy học là một nghệ thuật. Quá trình dạy và học phải có sự tương tác giữa thầy và trò. Nếu thầy đầu tư nhiều công sức mà học sinh không hưởng ứng, không cộng tác, thiếu thiện chí thì việc giảng dạy cũng không đạt kết quả như ý. Giáo viên Văn ở mỗi lớp cần phân loại thống kê được các loại đối tượng học sinh sau: học sinh khá nhưng không quan tâm đến môn Văn (thường tập trung vào các lớp ban Khoa học tự nhiên), học sinh chăm nhưng không làm bài được, học sinh yếu không nỗ lực học tập… Giáo viên cần tác động tâm lý bằng cách trò chuyện, phân tích, động viên, hiểu tâm tư tình cảm, hoàn cảnh học tập của các em để có sự hỗ trợ hợp lý, khơi gợi khả năng sáng tạo, hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học và thi môn Văn
- Với đối tượng khá giỏi, không quan tâm đến môn Văn, học sinh cần nhớ là điểm môn Văn sẽ góp phần đáng kể vào việc xếp loại học lực cuối học kì, cuối năm học. Môn Văn là môn thi đầu tiên, nếu làm tốt bài văn, học sinh sẽ có sự hứng khởi để làm tốt các môn còn lại. Đã từng có trường hợp học sinh thi được môn đầu tiên, sau đó bị bệnh bất ngờ phải vào bệnh viện không thi được các môn còn lại, trong trường hợp đó, nếu điểm Văn không đạt 5,0, chắc chắn không được đậu đặc cách. Với đối tượng trung bình yếu, không học sinh nào muốn hỏng thi, nếu biết cách học và làm bài ở từng câu trong đề Văn, học sinh có thể đạt điểm trung bình, hơn nữa, các học sinh đã thi rớt một năm, năm sau không dễ đậu … Y Y Y Khi vận dụng các giải pháp trên, giáo viên cần linh hoạt, uyển chuyển, phối hợp nhịp nhàng nhiều giải pháp. Và để có hiệu quả cao, giáo viên có một số kiến nghị sau: Với nhà trường: Tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới phương pháp giảng dạy của các tổ chuyên môn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra chung ở các bộ môn. Đưa các nội dung ôn tập do tổ chuyên môn biên soạn lên trang Web của trường. Trường và Đoàn trường cần có biện pháp duy trì nề nếp học tập của học sinh, đặc biệt là các tiết ôn tập sau khi thi HKII. Các phong trào thi đua của giáo viên và học sinh nên gắn liền với chất lượng giảng dạy và học tập Thư viện tạo điều kiện thuận lợi, giới thiệu sách mới để học sinh tìm đọc thêm. Cần bổ sung vào thư viện những loại sách “Quà tặng cuộc sống”, “Hạt giống tâm hồn’, “Học làm người”, “Kỹ năng sống”…để học sinh vừa được bồi dưỡng đạo đức nhân cách, vừa bổ sung tư liệu làm văn Nghị luận xã hội (câu này trong đề thi được 3 điểm) Cần tận dụng tiết chào cờ để cung cấp cho học sinh những bài học về đạo đức, kỹ năng sống, giúp các em có thêm kiến thức làm văn nghị luận xã hội. Mỗi bài nói chuyện chỉ khoảng 10 phút. Nên chọn lựa học sinh trình bày, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp cần được tận dụng, tránh lãng phí thời gian. Nếu sáng thứ Hai không có các Hoạt động ngoài giờ lên lớp chung toàn trường, đề nghị sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 2, tiết 3 (Hoạt động ngoài giờ lên lớp) để Giao1 viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh ôn tập.
- Việc này phải có sự đồng thuận trong toàn khối 12, tránh tình trạng lớp thì học, lớp thì chơi ồn ào, không đồng bộ, không kết quả. Cuối năm học cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc học tập của học sinh. Với phụ huynh học sinh: Phụ huynh cần có sự quan tâm sâu sát đến việc học của con em. Chú trọng cả những môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Thường xuyên liên hệ với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm để nắm chắc tình hình học tập của con em (Qua trang Web của trường, qua thông tin liên lạc điện tử, qua các cuộc họp PHHS, hoặc gặp gỡ trực tiếp…) Trên đây là một số giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn, đúc kết từ thực tế giảng dạy, từ sự trăn trở, ưu tư của giáo viên dạy Văn 12 trường THPT Nhơn Trạch. Hy vọng kết quả thi tốt nghiệp môn Văn năm học 2011-2012 sẽ cao hơn, đáp ứng được sự mong mỏi của gia đình, địa phương và nhà trường IV. KẾT QUẢ Khi giáo viên áp dụng đề tài này, quả thật kết quả rất khả quan. Kết quả học môn Ngữ văn của học sinh tăng mà giáo viên giảng dạy cũng tìm được niềm vui lớn cho mình. Năm học 2011 – 2012, bản thân giáo viên giảng dạy ba lớp 12A2 (46HS), 12C6 (37HS), 12C10 (34HS). Kết quả thống kê cho thấy qua các kì kiểm tra tập trung (đề Sở ra), khi giáo viên ứng dụng đề tài chất lượng được nâng lên rõ rệt: - Kì kiểm tra cuối học kì I : 91/ 117 chiếm tỉ lệ 76,43%, mặt bằng chung của khối là 61,7%. - Kì kiểm tra cuối học kì II: 92/ 117 chiếm tỉ lệ 78,77%, mặt bằng chung của khối là 59,6%. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Dạy Văn cho hay vốn là việc rất khó khăn, tìm ra được giải pháp hữu hiệu để dạy học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi lại càng khó hơn. Không có một phương pháp dạy học nào là chìa khóa vạn năng mà đòi hỏi người Thầy giáo phải xuất phát từ thực tiễn dạy học, tùy thuộc vào đối
- tượng học sinh của mình và vận dụng linh hoạt nhiều giải pháp để nâng cao tỉ lệ học sinh đạt điểm cao trong các kì thi. Để ôn tập môn Ngữ văn có hiệu quả cao đòi hỏi ở người giáo viên sự nhiệt tình, lòng nhẫn nại, phải biết chuẩn bị những kiến thức cơ bản cho học sinh ôn tập và phải kết hợp linh hoạt nhiều giải pháp đã trình bày trên đây. VI. KẾT LUẬN Trong năm học 2011 – 2012 giáo viên đã ứng dụng đề tài này và cũng đã gặt hái được thành công. Học sinh hứng thú hơn trong học tập và rất tin tưởng vào giáo viên vì tỉ lệ các kì kiểm tra tập trung luôn cao hơn những lớp khác. Như trên đã nói, không có phương pháp, giải pháp nào là chìa khóa vạn năng ngay lập tức nâng cao tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp ngay. Dù chưa thật hoàn hảo nhưng đề tài này đã có những lợi ích nhất định. Mong rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi để kết quả thi môn Ngữ văn cao hơn. Nhơn Trạch, ngày 19 tháng 05 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN VÕ THANH MINH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử và ứng dụng của nó
13 p | 1671 | 412
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh cho học sinh trường THPT Long Thành
18 p | 841 | 127
-
SKKN: Dạy giải một bài toán lớp 8 như thế nào?
19 p | 370 | 86
-
SKKN: Giúp học sinh lớp 10 rèn luyện kỹ năng giải phương trình và bất phương trình vô tỉ
19 p | 271 | 73
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lí 7 ở trường trung học cơ sở
16 p | 426 | 69
-
SKKN: Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn tiếng Việt
14 p | 821 | 63
-
SKKN: Ban giám hiệu quản lý, tổ chức xây dựng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học ở trường THPT Võ Trường Toản
13 p | 138 | 33
-
SKKN: Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT số 3 Văn Bàn
20 p | 201 | 29
-
SKKN: Một số giải pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục
11 p | 151 | 22
-
SKKN: Một vài giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hùng Vương
16 p | 135 | 13
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm xác lập, củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng ở trường tiểu học theo tinh thần cuộc vận động "Hai không"
11 p | 80 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn