intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng chất lượng dạy và học môn Lịch sử lớp 4 của học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu thời gian qua, nhằm đi sâu tìm hiểu tình hình dạy và học Lịch sử lớp 4 ở Tiểu học, học hỏi và rút ra những kinh nghiệm quý giá trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4 ở các trường Tiểu học, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở Tiểu học nói chung và chất lượng dạy học Lịch Sử lớp 4 học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học của bản thân sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu

Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> Phần thứ nhất:  MỞ ĐẦU<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Lý do lý luận<br /> Mục tiêu hàng đầu của giáo dục chính là đào tạo con người phát triển toàn <br /> diện về  đức, trí, thể, mĩ nhằm đáp  ứng với nhu cầu của thời đại công nghiệp <br /> hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo luôn được <br /> nhà nước và cả  xã hội quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu. Tiểu học là bậc <br /> học nền tảng và rất quan trọng, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến  <br /> thức về  thế  giới tự  nhiên, cuộc sống xã hội và môi trường xung quanh nhằm <br /> giúp các em hình thành được các kĩ năng, kĩ xảo cơ  bản đầu tiên, tạo nền tảng  <br /> vững chắc cho việc hình thành và phát triển nhân cách sau này. Những nền móng  <br /> này rất cơ bản và cần thiết để trẻ tiếp tục học lên bậc học trên.<br /> Trong chương trình Tiểu học, Lịch sử là phân môn được xếp vào chương <br /> trình giảng dạy lớp 4 và lớp 5, đó là kiến thức có hệ thống về các sự kiện, nhân <br /> vật lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển của Lịch sử Việt Nam từ thời Hùng <br /> Vương cho đến nay. Phân môn này có nhiệm vụ  cung cấp cho học sinh những <br /> kiến thức cơ bản, cần thiết về các sự  kiện, hiện tượng, nhân vật  lịch sử  có hệ <br /> thống theo trình tự thời gian, rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng cở bản như:  <br /> Xem và đọc bản đồ, lược đồ, thu thập, tìm kiếm tư  liệu lịch sử  từ  sách giáo <br /> khoa, từ cuộc sống gần gũi với các em, nhận biết được đúng các sự  kiện, hiện <br /> tượng lịch sử, trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ,... Đồng <br /> thời bồi dưỡng, giáo dục cho học sinh lòng yêu lịch sử, quê hương, đất nước từ <br /> đó ham học hỏi và tìm hiểu về lịch sử, biết tôn trọng và bảo vệ cảnh quan thiên <br /> nhiên và di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc.<br /> Thế nhưng qua thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, Lịch sử chưa được <br /> trân  trọng đúng như  giá trị  của nó. Nhiều người vẫn cho rằng đây là môn học <br /> khô khan, khó hiểu với những mốc thời gian, sự kiện vì thế trong quá trình học <br /> thì không cần phải tư duy, sáng tạo mà chỉ cần học thuộc, ghi nhớ một cách máy <br /> móc kiến thức trong sách giáo khoa là được. Chính vì những nhận thức sai lầm <br /> đó đã khiến cho học sinh không có hứng thú trong quá trình học tập trên lớp,  <br /> chưa tích cực tìm tòi  về  kiến thức lịch sử  trong cuộc sống. Điều đó dẫn đến  <br /> việc nhiều học sinh mù mờ  về truyền thống lịch sử  của dân tộc, hay nhầm lẫn <br /> các mốc thời gian, các sự kiện, các nhân vật lịch sử với nhau.<br /> Mặt khác hiệu quả dạy phân môn Lịch sử còn thấp vì đây là phân môn khó  <br /> đòi hỏi năng lực hướng dẫn và  ứng xử  linh hoạt của người giáo viên khi đứng <br /> lớp. Và làm thế nào để tiết dạy môn Lịch sử đạt hiệu quả,  thu hút được sự tập <br /> <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 1<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> trung chú ý cao của học sinh để các em hứng thú và yêu thích môn học này ngay <br /> từ bậc Tiểu học là một vấn đề đặt ra hết sức cần thiết.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2. Lý do thực tiễn<br /> Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Phổ thông tuy không còn mới mẻ <br /> nhưng vẫn còn là một vấn đề  được sự  quan tâm nhiều của các nhà khoa học,  <br /> nhà sư phạm. Và đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử cũng không nằm ngoài  <br /> quỹ  đạo đó với những công trình nghiên cứu, những bài viết về  đổi mới nội  <br /> dung, phương pháp dạy học, trong đó phải kể đến:<br /> Đổi mới việc dạy học Lịch sử  “Lấy học sinh làm trung tâm” (NXB Đại <br /> học Quốc gia Hà Nội, 1996). Công trình này nghiên cứu thực trạng của việc dạy <br /> học Lịch sử   ở  phổ  thông, qua đó đưa ra một số  phương pháp dạy học lấy học <br /> sinh làm trung tâm để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông.<br /> Và gần  đây, tác giả  Nguyễn Thị  Côi  đã xuất bản cuốn sách: Các con <br /> đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch Sử ở trường Phổ thông( NXB <br /> Đại Học Sư Phạm, 2006). Trong cuốn sách tác giả  đã đưa ra các con đường để <br /> nâng cao hiệu quả  dạy học Lịch sử  như: Dạy học Lịch sử kết hợp với ngoại  <br /> khóa, lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học Lịch Sử… nhằm tạo được sự <br /> hứng thú trong dạy học Lịch Sử, thu hút sự  quan tâm của học sinh đối với môn <br /> học này.<br /> Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết trong các tạp chí khoa học và giáo dục <br /> cũng đề  cập đến vấn đề  này. Tuy nhiên những bài viết, công trình nghiên cứu <br /> trên chỉ  là những nghiên cứu mang tính khái quát, chung chung chứ  chưa đi sâu <br /> vào từng bậc học cụ thể. Đặc biệt là phương pháp dạy học Lịch sử ở bậc Tiểu  <br /> học thì hầu như  chưa có tác giả  nào đề  cập đến. Trên cơ  sở  đó đề  ra một vài  <br /> giải pháp nhằm nâng nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh <br /> lớp 4 dân tộc thiểu số năm học 2016 – 2107, năm học 2017 – 2018.<br /> Xuất phát từ  những lý do trên nên tôi chọn nghiên cứu đề  tài:  “Một vài  <br /> giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử  cho học sinh lớp 4  <br /> dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu”.<br /> II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng chất lượng dạy và học môn Lịch sử <br /> lớp 4 của học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học  Võ Thị  Sáu thời gian qua, <br /> nhằm đi sâu tìm hiểu tình hình dạy và học Lịch sử lớp 4  ở Tiểu học, học hỏi và <br /> rút ra những kinh nghiệm quý giá trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử <br /> lớp 4 ở các trường Tiểu học, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm  nâng cao chất <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 2<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> lượng dạy học Lịch sử ở Tiểu học nói chung và chất lượng dạy học Lịch Sử lớp <br /> 4 học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học V õ Thị Sáu nói riêng, tạo điều kiện <br /> thuận lợi cho việc dạy học của bản thân sau này.<br /> Giúp học sinh có ý thức tự giác trong học tập, hứng thú và yêu thích môn <br /> học, giáo dục học sinh về đạo đức, nhân cách qua những tấm gương của các vị <br /> anh hùng dân tộc, danh nhân, lòng yêu thương con người, niềm tự hào về truyền <br /> thống quê hương đất nước.<br /> <br /> <br /> Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ<br /> Lịch sử của nhân loại nói chung và của mỗi đất nước nói riêng không thể <br /> thiếu trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. Một  <br /> đất nước muốn phát triển thì nhân dân của nước đó phải biết giữ  gìn bản sắc <br /> văn hóa truyền thống lịch sử của dân tộc mình. Đó như là một phương tiện giúp <br /> con người nuôi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước, có ý nghĩa quan trọng  <br /> trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.<br /> Nội dung môn Lịch sử trong chương trình lớp 4 không trình bày kiến thức <br /> lịch sử  theo hệ  thống chặt chẽ  mà mỗi bài trình bày một sự  kiện, hiện tượng  <br /> hoặc nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất định.<br /> Phân môn Lịch sử  được đưa vào chương trình Tiểu học nhằm giúp học  <br /> sinh có những hiểu biết cơ  bản về  lịch sử  của dân tộc, qua đó dần hình thành  <br /> những kĩ năng, thái độ để hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Nội <br /> dung chương trình được chọn lọc để  đảm bảo mục tiêu, thời lượng dành cho <br /> môn học cũng như trình độ  nhận thức của học sinh. Đó là những sự  kiện, nhân  <br /> vật lịch sử tiêu biểu, sắp xếp theo trình tự thời gian, đại diện cho các thời kì lịch  <br /> sử  phản ánh những cột mốc đánh dấu sự  phát triển của các giai đoạn lịch sử, <br /> những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hóa,...) và giữ <br /> nước của ông cha ta được giáo viên truyền thụ  đến học sinh bằng các phương  <br /> pháp dạy học và các hình thức dạy học đã được lựa chọn phù hợp. Đó là nền  <br /> móng để học sinh tiếp tục học lên các bậc cao hơn, giúp các em có biểu tượng  <br /> đầy đủ  về  quá khứ, có ý thức về  xã hội, suy nghĩ, cảm thụ  những gì đã xảy ra <br /> trong quá khứ để có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.<br /> II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ<br /> 1. Thuận lợi<br /> Nhà trường<br /> Chính quyền địa phương cũng như  Ban Giám hiệu nhà trường rất quan <br /> tâm đến công tác giáo dục của xã nhà, đặc biệt là công tác giáo dục học sinh dân <br /> tộc thiểu số, Được sự  quan tâm của Đảng và nhà nước, các em có đủ  sách vở, <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 3<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên. Trường cũng đã có phòng thư viện <br /> với sách báo, tranh ảnh, các đồ dùng phục vụ cho quá trình dạy học.<br /> Giáo viên<br /> Là một giáo viên trẻ nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nên bản <br /> thân tôi luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn nên hiểu rõ tầm quan trọng <br /> trong việc giảng dạy và nhận thức được giáo dục học sinh Tiểu học phát triển <br /> toàn diện là việc làm rất cần thiết, thông qua môn học Lịch sử  hình thành cho  <br /> học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lịch sử của dân tộc mình. <br /> Bên cạnh đó lại được sự  chỉ đạo sâu sát, kịp thời và sự  quan tâm của lãnh đạo <br /> nhà trường, sự giúp<br /> <br /> <br /> đỡ của đồng nghiệp. Các thầy cô giáo rất nhiệt tình, yêu trẻ, có lòng say mê với <br /> nghề và có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.<br /> Học sinh<br /> Được nhà trường tạo điều kiện cho học 2 buổi trên ngày nên có nhiều thời  <br /> gian để rèn cho học sinh học tập được nhiều kết quả hơn.<br /> Đa số các em đều rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và <br /> thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên, khen thưởng…<br /> Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em mình, có ý thức <br /> trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường, cho giáo viên, mà cùng với giáo <br /> viên giúp đỡ các em trong việc học tập như: Chuẩn bị đầy đủ  sách vở, đồ  dùng <br /> học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp <br /> cũng như học tập ở nhà.<br /> 2. Khó khăn<br /> Năm học 2016 – 2017, 2017 – 2108, khối lớp 4 có tất cả 4 lớp trong đó học <br /> sinh dân tộc thiểu số chiếm hơn 90%, đa số các em chưa có ý thức tự giác trong <br /> học tập, học sinh không chịu tìm tòi, suy nghĩ, thiếu thái độ và động cơ học tập. <br /> Với suy nghĩ xem Lịch sử là môn phụ nên chỉ học một cách đối phó. Sự chuẩn bị <br /> bài học trước khi lên lớp của học sinh  ở  phân môn Lịch sử  còn sơ  sài, qua loa,  <br /> chất lượng chưa cao. Chỉ có một số ít bộ phận học sinh thực sự yêu thích, muốn  <br /> tìm hiểu Lịch sử và có sự chuẩn bị bài như tìm hiểu và nghiên cứu nội dung bài  <br /> học trước  ở nhà nhưng cũng chỉ  ở  mức độ  đơn giản, chủ  yếu là tìm hiểu trong <br /> sách giáo khoa chứ  chưa đi sâu tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học  ở <br /> các nguồn tài liệu khác như  thư  viện, sách báo, internet,…Mặt khác điều kiện <br /> kinh tế  đời sống nhân dân đa phần còn gặp rất nhiều khó khăn nên nhiều phụ <br /> huynh chưa có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình, nên ý thức học <br /> tập của học sinh chưa cao các em cũng khó tiếp cận với những phương tiện  <br /> hiện đại.<br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 4<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> Bên cạnh đó tư  duy của học sinh là tư  duy trực quan cụ  thể  cho nên khi <br /> học kiến thức lịch sử  với những sự kiện, ngày tháng, với nhiều khái niệm khó <br /> nhớ, khó hiểu thì các em khó có thể nắm bắt kiến thức cho nên nhiều em không  <br /> hứng thú với môn học.<br /> Một số  giáo viên cùng lúc phải dạy rất nhiều môn học khác nhau như <br /> Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Đạo Đức, Lịch sử ­ Địa lý,…cho nên không thể chú  <br /> tâm đi sâu đầu tư  vào soạn giảng, chuẩn bị  bài của một môn học nhất định. <br /> Nhiều giáo viên còn coi Lịch sử là môn học phụ, không quan trọng trong chương  <br /> trình giảng dạy ở Tiểu học cho nên việc đầu tư cho tiết dạy Lịch sử vẫn còn sơ <br /> sài, chất lượng giảng dạy chưa cao từ việc soạn giáo án, phương pháp dạy học  <br /> chưa đa dạng và thích hợp với các loại bài khác nhau (chủ yếu sử dụng phương <br /> pháp thuyết trình, đàm thoại), việc chuẩn bị  đồ  dùng dạy học còn nghèo nàn, <br /> kém hấp dẫn…Ngoài ra người giáo viên chưa có sự đầu tư trong quá trình chuẩn <br /> bị  bài trước khi lên lớp như  soạn giáo án chưa đưa ra được phương pháp phù <br /> hợp đối với từng loại bài, <br /> <br /> hình   thức   tổ   chức   dạy   học   cũng   chưa   phong   phú   và   mới   lạ,   chưa   đổi   mới <br /> phương pháp, bài soạn còn rập khuôn theo sách giáo viên, sách thiết kế. Giáo <br /> viên chỉ  sử  dụng sách giáo khoa làm tư  liệu chính trong tiết dạy của mình chứ <br /> chưa tìm tòi, sưu tầm thêm tranh ảnh, tài liệu từ những nguồn khác để bổ  sung,  <br /> làm rõ thêm kiến thức trong sách giáo khoa, điều đó dẫn đến tiết dạy Lịch sử <br /> của giáo viên chưa hấp dẫn và sinh động, khô khan và nhàm chán, chưa thu hút  <br /> được sự chú ý của học sinh, chưa tạo ra cho học sinh tính tích cực, tư duy, sáng  <br /> tạo và tự giác học tập, từ đó học sinh không có hứng thú với môn học này.<br /> Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa được tốt, phụ <br /> huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, nhiều phụ  huynh coi Lịch  <br /> sử là môn phụ nên họ chỉ nhắc nhở, chỉ dạy con em mình học các môn chính như <br /> Toán với Tiếng Việt còn Lịch sử  chỉ  cần học thuộc  để  được điểm cao chứ <br /> không cần phải hiểu sâu kiến thức của bài. Mặt khác do đời sống kinh tế  còn <br /> gặp nhiều khó khăn nên nhiều gia đình chỉ lo đi làm mà ít quan tâm đến việc học  <br /> của con em mình, thậm chí nhiều gia đình có tư tưởng giao khoán việc học của  <br /> con em mình cho nhà trường.<br /> Điều kiện kinh tế  của địa phương còn gặp nhiều khó khăn nên các điểm <br /> trường lẻ của trường cũng chưa được đầu tư đầy đủ  đồ  dùng học tập, thiết bị, <br /> cơ  sở  vật chất, thư  viện của trường cũng chưa có đủ  sách tham khảo, tư  liệu <br /> dạy và học phục vụ giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học còn rất nhiều <br /> hạn chế,  ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh, <br /> cho nên giáo viên không chuẩn bị  được tốt cho tiết dạy của mình, học sinh chỉ <br /> được học “chay” không có sự mở rộng kiến thức ngoài sách giáo khoa nên chưa  <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 5<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> thu hút được sự  chú ý của học sinh dẫn đến hiệu quả  tiết dạy chưa cao, học  <br /> sinh không hiểu, không nhớ  và chưa có sự  logic về  các kiến thức lịch sử. Bên  <br /> cạnh đó chưa có điều kiện để  tổ  chức các buổi hoạt động ngoại khóa cho học  <br /> sinh ngay cả  khi học những tiết học về  lịch sử  địa phương nên học sinh cũng <br /> chưa có cơ hội đi tham quan, tìm hiểu thực tế lịch sử của địa phương mình.<br /> Bảng 1. Kết quả khảo sát đầu năm môn Lịch sử  khối 4 năm học 2016 – <br /> 2017, 2017 – 2108.<br /> Năm học TS  Kết quả khảo sát đầu năm học<br /> HS<br /> Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành<br /> SL % SL %         SL     %<br /> 2016 ­ 2017 107 4 3,7 76 71 27 25,3<br /> 2017 ­ 2018 120 5 4,1 81 67,5 34 28,4<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> III. CÁC GIẢI PHÁP ĐàTIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> Giải pháp thứ nhất:  Coi trọng việc dạy học môn Lịch sử cho học <br /> sinh Tiểu học.<br /> Lịch sử  là phân môn đặc thù  ở  Tiểu học nói riêng và  ở  phổ  thông nói <br /> chung. Vì  ở  đây kiến thức lịch sử  là của quá khứ, đã xảy ra và khó tái tạo lại.  <br /> Chính vì thế dạy học tốt Lịch sử ở Tiểu học nói riêng và ở Phổ thông nói chung  <br /> là điều rất quan trọng và rất khó, đây là một phân môn có sự  kết hợp, tác động <br /> và bổ  trợ cho các môn học khác trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh  <br /> để giúp học sinh dần hoàn thiện kiến thức, nhân cách con người. Qua việc dạy  <br /> phân môn này, học sinh có được những kiến thức về lịch sử dân tộc, đó là những  <br /> sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ thời kì dựng nước và giữ nước <br /> của ông cha ta đến nay. Mặt khác Lịch sử còn hình thành cho học sinh có những <br /> phẩm chất tốt đẹp ( yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử dân tộc,…) góp <br /> phần hoàn thiện nhân cách và con người Việt Nam.<br /> <br /> Thế nhưng, qua thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay, tôi nhận thấy môn <br /> Lịch sử  chưa được trân trọng đúng như  giá trị  của nó, Lịch sử  chỉ  được xem là  <br /> một “môn phụ” trong hệ thống các môn học. Cần phải có sự  thay đổi về  quan <br /> niệm đối với môn Lịch sử. Phải xây dựng và hình thành cái nhìn đúng đắn về vị <br /> trí và tầm quan trọng của môn Lịch sử. Nếu không có nhận thức đúng đắn về vai <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 6<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> trò của môn học thì tất cả  những đề  xuất về  đổi mới nội dung, phương pháp  <br /> nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đều không thể thực hiện và đem lại <br /> kết quả như mong muốn.<br /> <br /> Vì vậy, khi giảng dạy tôi luôn coi Lịch sử  là một môn học không kém <br /> phần quan trọng như môn Toán và Tiếng Việt, luôn dành thời gian chuẩn bị cho  <br /> một tiết dạy Lịch sử từ việc soạn giảng đến hình thức tổ chức dạy học làm sao <br /> cho học sinh tích cực và có hứng thú với môn học, không cắt xén thời gian của  <br /> môn Lịch sử cho việc dạy các môn khác.<br /> <br /> Giải pháp thứ hai: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đảm <br /> bảo phục vụ tốt cho việc dạy và học.<br /> <br /> Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường là điều kiện có tầm quan trọng <br /> đối với sự  tồn tại và phát triển của một nhà trường, giúp cho nhà trường hoạt  <br /> động và thực hiện tốt nhiệm vụ  chính của mình là dạy và học. Mọi hoạt động <br /> trong nhà trường đều nhằm đạt được chất lượng giáo dục học sinh tốt nhất, <br /> đúng yêu cầu mà ngành giáo dục đề ra. Điều kiện cơ sở vật chất có đầy đủ mới <br /> tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học đạt hiệu quả tốt nhất.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Thư  viện  ở  trường cần liên tục cập nhật các tư  liệu, tài liệu, sách tham  <br /> khảo, từ  điển lịch sử  phổ  thông,…Thư  viện cần phát huy hết chức năng của <br /> mình thông qua việc mở  các phòng đọc để  học sinh có điều kiện mượn sách, <br /> truyện liên quan đến bài học được dễ dàng hơn.<br /> <br /> Giải  pháp thứ ba: Một số trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học<br /> <br /> Trong dạy học Lịch sử  ở Tiểu học có rất nhiều phương pháp, biện pháp,  <br /> con đường để tái tạo lịch sử, dựng lại hình ảnh của quá khứ  một cách hấp dẫn <br /> như:  Phương pháp miêu tả, tường thuật, kể  chuyện hoặc việc sử  dụng các  <br /> phương tiện trực quan trong dạy học và đa dạng hóa các hình thức tổ  chức dạy  <br /> học trong đó đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi.<br /> <br /> Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu nội dung cũng như  một số  trao đổi về <br /> đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử như sau:<br /> <br /> * Quan điểm đổi mới về mô hình bài học Lịch sử<br /> <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 7<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> Với việc đổi mới phương pháp dạy học thì mô hình bài học Lịch sử cũng <br /> được thay đổi cho phù hợp, cụ  thể  như  sau: Mô hình bài học Lịch sử  gồm 4 <br /> bước:<br /> <br /> Bước 1: Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập<br /> <br /> Bước 2: Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn tư  liệu trong sách giáo <br /> khoa (nội dung bài viết, tranh ảnh minh họa, bản đồ, lược đồ, sơ đồ,…).<br /> <br /> Bước 3: Học sinh làm việc ( cá nhân, nhóm) hoàn thành các nhiệm vụ giáo <br /> viên đặt ra và trình bày kết quả.<br /> <br /> Bước 4: Giáo viên sửa chữa, bổ sung và kết luận vấn đề.<br /> <br /> * Cách dạy Lịch sử với quan điểm mới<br /> <br /> Như đã nói ở trên, Lịch sử  là một phân môn đặc thù. Kiến thức lịch sử  là <br /> kiến thức của quá khứ, có những sự  kiện đã xảy ra cách đây hàng ngàn năm  <br /> thậm chí lâu hơn, yêu cầu phân môn đòi hỏi khi nhận thức học sinh phải tái hiện  <br /> những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như  đang diễn ra trước mắt  <br /> mình. Chính vì thế khi giúp học sinh tiếp thu những kiến thức Lịch sử thì người  <br /> giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp khác nhau phù hợp với <br /> từng loại bài nhất định.<br /> <br /> Bài học có nội dung về tình hình chính trị – kinh tế, văn hóa – xã hội:<br /> <br /> <br /> <br /> Học xong loại bài này, học sinh có những hiểu biết về  tình hình kinh tế,  <br /> chính trị, xã hội nước ta sau mỗi thời kì nhất định. Để  dạy tốt loại bài này giáo  <br /> viên cần mô tả  được tình hình nước ta về  hoàn cảnh, chính quyền, cuộc sống <br /> nhân dân…? Và chính quyền đã làm những gì? Kết quả ra sao?<br /> <br /> Ví dụ: Bài 7: “ Đinh Bộ  Lĩnh dẹp loạn 12 sứ  quân” giáo viên phải giúp <br /> học sinh nắm được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất( nước ta rơi vào <br /> cảnh loạn lạc và các thế lực phản động bao vây,…) và Đinh Bộ Lĩnh có công gì <br /> để giải quyết khó khăn, dẹp loạn và thống nhất đất nước ( năm 968).<br /> <br /> Giảng dạy những bài này cần chú ý sử dụng nhiều phương pháp quan sát  <br /> với những phương tiện trực quan, khai thác triệt để  tranh  ảnh trong sách giáo <br /> khoa và sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp kể chuyện với quan sát, thảo luận,  <br /> đàm thoại,… để chuyển tải nội dung bài học một cách hiệu quả.<br /> Bài học có nội dung về các nhân vật lịch sử<br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 8<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> Học sinh biết và hiểu: Công lao và những đóng góp của một số  nhân vật <br /> đối với lịch sử dân tộc. Học sinh ghi nhớ công ơn của các nhân vật lịch sử.<br /> ­ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.<br /> ­ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938).<br /> ­ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.<br /> ­ Quang Trung đại phá quân Thanh,...<br /> Chương trình Lịch sử  tiểu học không giới thiệu tiểu sử  các nhân vật lịch  <br /> sử, mà thông qua cuộc đời hoạt động và sự  nghiệp cách mạng của họ  để  làm  <br /> sáng tỏ những sự kiện cơ bản của lịch sử dân tộc. Vì thế  khi học đến nhân vật <br /> lịch sử nào học sinh sẽ được tìm hiểu về sự kiện lịch sử tiêu biểu gắn với cuộc <br /> đời nhân vật đó.<br /> Ví dụ:  Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào năm <br /> 968… Như vậy nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử, giáo  <br /> viên phải biết khai thác tốt các sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công <br /> lao to lớn của nhân vật.<br /> Dạng bài này nên sử dụng phương pháp chủ đạo là kể chuyện ( chú ý khai  <br /> thác và sử dụng tốt tranh và chân dung của nhân vật) trong quá trình kể chuyện, <br /> miêu tả, tường thuật kết hợp với đàm thoại để khắc sâu hình ảnh nhân vật trong <br /> trí óc học sinh.<br /> Bài học có nội dung đề  cập tới các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến  <br /> thắng, chiến dịch, phản công,…<br /> Là loại bài chiếm khá nhiều trong phân môn Lịch sử, với loại bài này phải  <br /> cho học sinh nắm được những vấn đề như: nguyên nhân, diễn biến, kết quả và  <br /> ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch,…Và đặc <br /> trưng của loại bài này là có bản đồ, lược đồ  nên giáo viên cần hướng dẫn học <br /> sinh xác <br /> <br /> <br /> định và mô tả  được vị  trí, khu vực, địa bàn nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa, kháng <br /> chiến, chiến dịch đó,…đặc biệt là phải trình bày được diễn biến trên lược đồ.<br /> Phương pháp chủ đạo khi dạy loại bài này là phương pháp miêu tả, tường  <br /> thuật kết hợp với quan sát đồ  dùng trực quan để  làm sống dậy diễn biến của  <br /> cuộc kháng chiến, khởi nghĩa, chiến dịch đó.<br /> Bài ôn tập, tổng kết<br /> Không phải loại bài cung cấp kiến thức mới nên để dạy tốt dạng bài này  <br /> giáo viên nêu nhiệm vụ  cần phải giải quyết của bài này rồi tiến hành cho học  <br /> sinh làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.<br /> <br /> <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 9<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> Là bài tổng kết nên cần vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: Phân <br /> tích, tổng hợp, khái quát hóa kết hợp với vấn đáp, tìm tòi, tổ chức làm việc theo  <br /> nhóm cho học sinh, tùy nội dung cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích hợp.<br /> IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP<br /> Đánh giá được thực trạng của việc dạy và học Lịch sử  hiện nay, nguyên <br /> nhân  ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học Lịch sử, ngoài phương pháp của <br /> người dạy thì còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Lịch  <br /> sử  và chất lượng đào tạo con người như: Phương tiện dạy học, đồ  dùng dạy <br /> học, hình thức tổ chức dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường,...<br /> Giúp người giáo viên hiểu tầm quan trọng của môn Lịch sử  trong chương <br /> trình Tiểu học từ  đó có những định hướng cho học sinh về  môn học cũng như <br /> xây dựng cho bản thân kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình học sinh của lớp  <br /> mình để các em hứng thú và có ý thức tự giác trong học tập.<br /> Đề tài còn mong muốn đem cho học sinh một thái độ đúng đắn về lịch sử <br /> dân tộc, phát triển tư duy, năng lực của mỗi cá nhân, rèn luyện những kĩ năng và <br /> bồi dưỡng thái độ, tình cảm cần thiết làm tiền đề  để  hình thành và phát triển <br /> nhân cách quý báu của con người.<br /> Đưa ra một vài giải pháp tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy học <br /> môn Lịch sử. Đó là nền móng để học sinh tiếp tục học lên các bậc cao hơn, giúp  <br /> các em có biểu tượng đầy đủ về quá khứ, có ý thức về xã hội, suy nghĩ, cảm thụ <br /> những gì đã xảy ra trong quá khứ để có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.<br /> V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN<br /> Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, với  <br /> các biện pháp trên tôi đã tiến hành thường xuyên và thực sự chu đáo nên cuối các <br /> năm học 2016 – 2017 và cuối năm học 2017­ 2018  đã đem lại kết quả tương đối <br /> khả quan, học sinh có những thay đổi rõ rệt về nhận thức đối với môn học cũng  <br /> chất lượng dạy và học có kết quả  cao hơn, học sinh hứng thú và tích cực hơn,  <br /> giúp các em yêu thích lịch sử  nước nhà, ham khám phá, tìm tòi những kiến thức <br /> lịch sử, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn truyền thống <br /> dân tộc…<br /> <br /> Bảng 2: Kết quả cuối năm môn Lịch sử khối lớp 4 năm học 2016 ­ 2017; <br /> 2017 – 2018.<br /> <br /> Năm học TS  Kết quả khảo sát cuối năm học<br /> HS<br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 10<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành<br /> SL % SL % SL %<br /> 2016 ­ 2017 107 15 14,0 91 85,1 01 0,9<br /> 2017 ­ 2018 120 17 14,1 88 85,9 0<br /> <br /> <br /> Như vậy đến cuối các năm học tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành <br /> môn Lịch sử cao hơn so với đầu năm học. Kết quả cho thấy chất lượng dạy học  <br /> có sự chuyển biến rõ rệt so với đầu năm, đặc biệt là tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt  <br /> môn học tăng rõ rệt. Bên cạnh đó ý thức tự giác, tính tích cực của học sinh được  <br /> thể hiện rõ qua các tiết học. <br /> Phần thứ ba : KẾT LUẬN<br /> I. KẾT LUẬN<br />  Đất nước ta có một nền văn hóa lâu đời với những trang sử  hào hùng về <br /> thời kì dựng nước và giữ  nước của dân tộc. Để  giữ  vững và phát huy truyền <br /> thống của dân tộc, khơi gợi lòng tự hào dân tộc nhằm giúp dân ta đoàn kết đấu <br /> tranh giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Bác Hồ <br /> kính yêu đã viết bài kêu gọi “ Nên biết sử ta” và bài diễn ca “ Lịch sử nước ta”,  <br /> bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát, dễ hiểu, dễ thuộc với hai câu thơ  mở  đầu <br /> là:<br /> “Dân ta phải biết Sử ta<br /> Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”<br /> Đây là lời kêu gọi, lời răn dạy cho thế hệ trẻ, và lời kêu gọi của Bác đã có <br /> hiệu quả, có sức mạnh thần kì làm cho hàng nghìn người Việt Nam chung sức  <br /> đoàn kết với nhau nối tiếp truyền thống cha ông ta để  đánh đuổi hai Đế  Quốc  <br /> hùng mạnh giành lại độc lập cho dân tộc.<br /> Tóm lại: Chương trình Lịch sử giúp cho học sinh lĩnh hội được một số tri  <br /> thức từ đó kết hợp, bổ trợ với kiến thức của các môn học khác để phát triển tư <br /> duy, năng lực của mỗi cá nhân, rèn luyện những kĩ năng và bồi dưỡng thái độ,  <br /> tình cảm cần thiết làm tiền đề để hình thành và phát triển nhân cách quý báu của <br /> con người. Chính vì lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử  nói riêng  <br /> và đổi mới phương pháp dạy học nói chung là hết sức quan trọng, và người giáo <br /> viên là nhân tố  quyết định của quá trình đổi mới, mỗi bài có những cách dạy <br /> riêng, giáo viên phải biết lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung của bài và phải <br /> biết kết hợp với <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 11<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> nhiều phương pháp khác nhau trong một tiết dạy, sự  kết hợp nhuần nhuyễn  <br /> giữa các phương pháp là một trong những yếu tố đem lại hiệu quả của giờ học.<br /> II. KIẾN NGHỊ<br /> ­ Đối với nhà trường:  Làm tốt hơn nữa vai tr ò chỉ đạo công tác giáo dục <br /> cho học sinh trong nhà trường. Phối kết hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ <br /> học sinh: liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể  được tư <br /> vấn thêm về cách rèn luyện, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất giữa gia đình ­ nhà <br /> trường trong cách giáo dục trẻ. Quan tâm chú ý đến việc tuyên truyền phổ biến <br /> truyền thống lịch sử trong nhà trường.<br /> Cần quan tâm bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên về  mặt kiến <br /> thức cũng như  chuyên môn để  đội ngũ giáo viên có đủ  khả  năng, trình độ  đáp <br /> ứng được những yêu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới hiện nay.<br />   Bổ  sung thêm   đồ  dùng dạy học: Băng  đĩa , tranh  ảnh, máy chiếu  đa  <br /> năng,... để giáo viên học hỏi, vận dụng vào tiết dạy đạt kết quả tốt hơn.<br />  Tổ chức các buổi giao lưu, ngoại khóa để  động viên phong trào học tập <br /> Lịch sử cho học sinh.<br /> ­ Đối với đoàn thanh niên: Cần thường xuyên tổ  chức các hoạt động tập <br /> thể vui chơi, các trò chơi, cuộc thi triển lãm, sưu tầm tranh  ảnh về các sự  kiện,  <br /> anh hùng lịch sử.<br /> ­ Về  phía giáo viên cũng cần nghiên cứu, tham khảo thêm các tài liệu có  <br /> liên quan đến dạy và học môn Lịch sử. Lập kế hoạch và điều chỉnh dạy học phù  <br /> hợp với điều kiện cơ  sở  vật chất, trình độ  học sinh lớp mình. Mạnh dạn áp <br /> dụng các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy. Phải đầu tư sức lực, trí tuệ <br /> cho công tác soạn giảng, có soạn tốt thì mới dạy tốt.<br /> ­  Đối với cha mẹ  học sinh: Cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, <br /> gần gũi, động viên, khích lệ  các em trong học tập và cuộc sống, luôn là tấm  <br /> gương sáng cho các em noi theo. Chủ động, tích cực trong việc phối kết hợp với <br /> giáo viên chủ nhiệm, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục trẻ để đạt hiệu  <br /> quả.<br /> <br /> <br /> Ea Bông, ngày 18 tháng 03  năm 2019<br /> Người thực hiện<br /> <br /> <br /> <br /> H’ Mê Ry Buôn Krông<br /> <br /> <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 12<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> <br /> <br /> <br /> <br />             ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />  CẤP TRƯỜNG<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />                          (Ký tên, đóng dấu)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………………………<br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />                          (Ký tên, đóng dấu)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 13<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> STT Tên tài liệu Tác giả<br /> 1 Đổi mới việc dạy học Lịch sử “ Lấy học sinh  NXB Đại học Quốc <br /> làm trung tâm” gia – 1996<br /> 2 Kiến thức Lịch sử cho giáo viên Tiểu học Nguyễn Thị Côi – <br /> NXB Đại học Quốc <br /> gia  – 2000<br /> 3 Sách Lịch sử và Địa Lý 4 Nguyễn Anh Dũng – <br /> Nguyễn Tuyết Nga – <br /> Nguyễn Minh <br /> Phương – Phạm Thị <br /> Sen – Nhà xuất bản <br /> giáo dục Việt Nam – <br /> 2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 14<br /> Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho<br /> học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GV: H’ Mê Ry Buôn Krông – Trường TH Võ Thị Sáu 15<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2