Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện về đạo <br />
đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất <br />
năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ <br />
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là <br />
rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo con người mới <br />
với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển toàn diện. Cũng <br />
như Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là vô dụng Có đức mà không có tài <br />
làm việc gì cũng khó”. Chúng ta không chỉ phải dạy kiến thức cho học sinh mà quan <br />
trọng hơn hết là dạy người, dạy cách làm người, những con người đáp ứng đầy đủ <br />
những tố chất hiện đại, năng động, hoạt bát, thích nghi tốt, ứng phó nhanh trong <br />
mọi tình huống nhưng không đánh mất đi phẩm chất, đạo đức, giá trị nhân văn tốt <br />
đẹp, bản sắc văn hóa của con người Việt Nam. <br />
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị <br />
những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ sử <br />
dụng quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh <br />
thần, đạo đức. <br />
Một trong những tiêu chí được nêu trong Chỉ thị số 40/2008/CT BGDĐT, <br />
ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường <br />
học thân thiện học sinh tích cực” là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đây là <br />
một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố. Đặc biệt đối với học sinh lớp Một là <br />
lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học. Các em vừa bước qua ngưỡng cửa của trường <br />
Mầm Non, vừa chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Môi trường <br />
thay đổi, hoạt động thay đổi và kéo theo nhiều sự thay đổi lớn trong các em. Phần <br />
lớn các em chưa biết ứng xử với mọi người xung quanh, chưa biết tự tin trước đám <br />
đông, lúng túng khi gặp tình huống nguy hiểm. Bởi vậy việc giáo dục cho trẻ các kĩ <br />
năng tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học là rất cần thiết. Các kĩ năng đó <br />
ta gọi tắt là kỹ năng sống.<br />
Thực tế cho thấy toàn khối lớp Một trường Tiểu học Võ Thị Sáu có trên 96% <br />
là học sinh dân tộc thiểu số. Được Nhà nước, Đảng ủy, chính quyền địa phương, <br />
Phòng Giáo dục Đào tạo và nhà trường quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong <br />
việc huy động các em đến trường để học tập. Đa số các em đã được học qua Mầm <br />
non, song do phong tục tập quán, trình độ nhận thức của người dân chưa cao, ít <br />
quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con em dẫn đến học sinh thiếu hụt <br />
hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Các em đến <br />
trường rụt rè, không biết giao tiếp, chưa biết tự bảo vệ mình. Một số giáo viên <br />
chưa coi trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng <br />
sống cho học sinh còn qua loa đại khái mang tính chung chung. Với mong muốn làm <br />
rõ vị trí vai trò của giáo viên trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thực <br />
trạng kỹ năng sống của học sinh lớp Một. Trên cơ sở đó đề ra một vài giải pháp <br />
nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
1<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu từ năm học 2016 – 2017, năm học 2017 – 2018. Đó <br />
là lí do tôi chọn đề tài “ Một vài giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh <br />
lớp Một dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu”. <br />
<br />
<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng chất lượng kỹ năng sống của học sinh <br />
lớp Một dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu thời gian qua; rút ra ưu điểm, <br />
hạn chế, nguyên nhân và nêu lên giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục <br />
kỹ năng sống cho học sinh trong thời gian tới. Giúp giáo viên nhận thức được vai trò <br />
và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống, đưa ra giải pháp thực hiện nâng <br />
cao chất lượng kỹ năng sống cho học sinh.<br />
Giúp học sinh có khả năng ứng xử trước các tình huống xảy ra trong cuộc <br />
sống như tự tin, tự phục vụ, mạnh giao tiếp và hợp tác, trung thực, có khả năng tự <br />
giải quyết vấn đề, hiểu biết và chấp hành pháp luật,.... <br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ <br />
1. Các định nghĩa, khái niệm về kỹ năng sống<br />
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc <br />
nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào <br />
đó phát sinh trong cuộc sống.<br />
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc <br />
đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người <br />
như khả năng ứng xử phù hợp với người khác, xã hội, khả năng úng phó tích cực <br />
trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động <br />
của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người như biến kiến thức thành thái độ, <br />
hành vi, thói quen tích cực. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông <br />
qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.<br />
2. Quan niệm về kỹ năng sống<br />
Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi quan <br />
niệm được diễn tả theo cách khác nhau:<br />
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc(UNESCO), <br />
kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia <br />
vào cuộc sống hằng ngày. <br />
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kĩ năng thiết thực <br />
mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng mang <br />
tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống <br />
hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu <br />
quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hằng ngày.<br />
Tuy diễn đạt về kỹ năng sống khác nhau nhưng giống nhau ở nội dung cơ <br />
bản đó là những cách thức ứng xử, xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
2<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
cách linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả. Từ đó giúp con người xác lập được mối <br />
quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, hoàn thiện nhân cách của mình.<br />
Một cách khác, có thể tiếp cận khái niệm kỹ năng sống qua 4 trụ cột của <br />
giáo dục: Học để biết, học để khẳng định bản thân; Học để chung sống, học để <br />
làm việc. Kỹ năng sống có thể hiểu là kĩ năng làm việc, kĩ năng làm chủ bản thân, <br />
kĩ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống.<br />
Như chúng ta đã biết: "Tiểu học là nền thì lớp Một là móng". Móng và nền <br />
có<br />
vững chắc thì công trình xây dựng (giáo dục) mới bền vững. Việc giáo dục kỹ năng <br />
sống cho học sinh được chú trọng hơn từ khi Chỉ thị số 40/2008/CT BGDĐT, ngày <br />
22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học <br />
thân thiện học sinh tích cực” ra đời. Kế hoạch số 801/KHBGDĐT ngày 04 tháng 11 <br />
năm 2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai <br />
đoạn 2016 – 2020 của ngành giáo dục. Hơn nữa ngay từ đầu các năm học Phòng <br />
giáo dục Đào tạo có hướng dẫn kế hoạch cụ thể về nội dung giáo dục kỹ năng <br />
sống cho học sinh. Kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp học sinh tự tin <br />
bước vào cuộc sống tương lai. Đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học <br />
cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội, rất cần hoàn thiện và phát triển các kỹ <br />
năng sống cho riêng mình. Chính những kỹ năng sống các em tiếp nhận được những <br />
năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này vì khi tham gia vào <br />
bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi ta phải thỏa <br />
mãn những kĩ năng tương ứng. Nếu ngay từ lớp Một, các em có được những kĩ <br />
năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Giáo dục kỹ năng sống là <br />
giúp trẻ biết làm chủ bản thân, có ý thức kỷ luật, ứng xử thân thiện, hợp tác, tự <br />
phục vụ, tự bảo vệ bản thân, kĩ năng hoạt động xã hội, phòng ngừa tai nạn giao <br />
thông, tai nạn thương tích, đuối nước, các tệ nạn xã hội và biết cách ứng phó trước <br />
những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách <br />
nhiệm với bản thân, gia đình, đảm bảo mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học <br />
sinh trong cộng đồng, mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định <br />
và lựa chọn những hành vi đúng đắn. Đây là việc làm hết sức quan trọng ảnh <br />
hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. <br />
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số lại càng <br />
cần thiết bởi hầu hết các em chưa có khả năng: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, <br />
hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề; Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt <br />
động xã hội; Tự tin, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỷ luật, đoàn kết; Yêu gia <br />
đình, bạn bè và những người khác. Bên cạnh đó cần trang bị cho học sịnh các kĩ <br />
năng cần thiết cho cuộc sống hiện nay như đề phòng hỏa hoạn, đuối nước, tự bảo <br />
vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích,...<br />
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ<br />
1. Thuận lợi<br />
Đảng ủy, chính quyền địa phương thuộc xã Ea Bông và Phòng Giáo dục Đào <br />
tạo là đơn vị thường xuyên thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục <br />
trong nhà trường. Các cơ quan ban ngành đoàn thể tại địa phương cũng đã thể hiện <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
3<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
sự quan tâm đến chất lượng giáo dục và đặc biệt là việc huy động học sinh đúng 6 <br />
tuổi ra lớp. Các em học sinh có cùng một độ tuổi, ham hiểu biết, ham học hỏi, tò <br />
mò và thích sáng tạo, thích tự khẳng định mình. Đa số phụ huynh học sinh đều sử <br />
dụng điện thoại di động nên giáo viên chủ nhiệm có thể liên lạc trao đổi bất cứ lúc <br />
nào. <br />
2. Khó khăn<br />
Trường tiểu học Võ Thị Sáu là một trường thuộc vùng khó khăn có ba phân <br />
hiệu cách xa nhau từ 2 km đến 5 km. Số học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 97%. <br />
Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đội <br />
ngũ giáo viên trong tổ chưa đồng đều, số giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm <br />
33,3%, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Chất lượng giáo dục hàng năm còn <br />
thấp, tỉ lệ học sinh có kỹ năng sống chưa cao. <br />
Năm học 2016 – 2017, khối lớp 1 có 137 em chia thành 5 lớp, trong đó học <br />
sinh dân tộc thiểu số chiếm 95,6%, năm học 2017 – 2018 cũng có 5 lớp với tổng số <br />
110 em, số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 96,4%. Toàn khối có 02 em mẹ là công <br />
chức, còn lại là con nhà nông. Bố mẹ không có nghề ổn định, mải lo việc mưu sinh <br />
ít quan tâm đến việc giáo dục con em. Phần lớn trẻ chưa được gia đình bồi dưỡng <br />
vốn kinh nghiệm giao tiếp nên các em rất nhút nhát. Mặc dù đã được học qua lớp <br />
Mầm non 5 tuổi song trong thực tế các em còn gặp rất nhiều khó khăn trong giao <br />
tiếp, thiếu tự tin, chưa có kĩ năng tự quản, tự bảo vệ bản thân, vẫn còn xảy ra tình <br />
trạng đuối nước vì lí do một số em hay nghỉ học đến ngày nghiệm thu bàn giao lớp <br />
mới đến trường. Các em lại không có cơ hội giao tiếp bằng tiếng phổ thông, không <br />
được thực hành trong suốt thời gian nghỉ hè. Số học sinh không chịu vào lớp khi mẹ <br />
đưa đến lớp còn nhiều. Cô hỏi chỉ gật và lắc đầu hoặc “ơ”, “hở”. Nhiều em còn <br />
chưa biết nói lời thưa gửi thể hiện lễ phép. Gọi lên bảng không chịu lên, không <br />
dám giơ tay phát biểu xây dựng bài. Cuộc sống của làng xóm và gia đình còn ảnh <br />
hưởng nhiều đến việc hình thành kĩ năng của trẻ. Khả năng ghi nhớ còn hạn chế, <br />
các em chưa biết cách ứng xử đơn giản nhất với cô giáo và bạn. Nhiều em chưa nói <br />
được cụ thể họ tên mình, họ tên bố mẹ, chưa phân biệt được anh em trong nhà với <br />
anh em họ. Do không được quan tâm chu đáo và giáo dục tận tình nên trong con mắt <br />
ngây thơ của các em đâu đâu cũng yên bình, trong khi cuộc sống hiện đại xô bồ với <br />
vô vàn nguy hiểm luôn rình rập các em ở mọi lúc, mọi nơi.<br />
Trong chương trình, lượng kiến thức mà các em phải học tập và hoàn thành <br />
trên lớp khá nhiều nên không còn nhiều thời gian cho giáo dục kỹ năng sống. Các <br />
em chưa có nhiều điều kiện để giao tiếp với mọi người nên chưa thật sự tự tin, <br />
mạnh dạn bộc lộ bản thân trước đám đông, trước bạn bè và thầy cô giáo cũng như <br />
ngoài xã hội. Cũng chính từ đó, các em chưa đủ khả năng vượt qua các tình huống <br />
rủi ro trong cuộc sống. Thực tế trong giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp , tôi <br />
thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn khá nhiều bỡ ngỡ về nội dung <br />
giáo dục, phạm vi giáo dục mà chỉ hiểu đến đâu làm đến đấy, kế hoạch chưa cụ <br />
thể, rõ ràng nên chưa có được sự phối hợp nhiệt tình của cha mẹ học sinh. Công tác <br />
kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch còn mang tính chất chung chung, biện <br />
pháp động viên, khen thưởng chưa kịp thời . 95% học sinh khi vào lớp Một rất rụt <br />
rè, chưa biết giao tiếp, ứng xử, chưa có các kĩ năng thích nghi, hợp tác, chưa biết <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
4<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
ứng phó, tự bảo vệ mình khi có tình huống xảy ra. Nguyên nhân trực tiếp khiến học <br />
sinh gặp khó khăn trong xử lí với tình huống thực của cuộc sống là do sự giáo dục <br />
của gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện nay. Giáo viên và người <br />
lớn chưa thật coi trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Việc rèn kỹ năng sống <br />
qua các môn học, tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi còn chưa được <br />
chú trọng. Công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thực hiện giáo dục kỹ năng <br />
sống cho các em chưa nhiều. Trước những khó khăn và tính cấp thiết đó tôi luôn <br />
trăn trở làm thế nào giúp các em có được các kĩ năng cơ bản để vận dụng trong <br />
cuộc sống. Kết quả khảo sát đầu các năm học như sau:. <br />
<br />
<br />
Năm học TS HS Kĩ năng Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, bảo vệ bản thân<br />
Biết nói năng lễ Bạo dạn trong giao Ngại giao tiếp, Tự nhận thức, bảo vệ <br />
phép tiếp trầm lặng, nhút nhát bản thân<br />
<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
2016 2017 137 79 59,8 52 37,9 85 62,0 62 42,3<br />
<br />
2017 2018 110 70 63,6 40 36,4 70 63,6 65 59,1<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học TSHS Kĩ năng hợp tác, tự quản, tự học<br />
kĩ năng tốt có kĩ năng chưa có kĩ năng<br />
SL % SL % SL %<br />
2016 2017 137 5 3,6 53 38,7 79 57,7<br />
<br />
2017 2018 110 4 3,6 38 34,6 68 61,8<br />
<br />
Kĩ năng tham gia giao thông, phòng chống tai nạn thương tích<br />
Năm học TSHS kĩ năng tốt có kĩ năng chưa có kĩ năng<br />
SL % SL % SL %<br />
2016 2017 137 6 4,3 76 55,5 55 40,2<br />
<br />
2017 2018 110 5 4,5 59 53,7 46 41,8<br />
<br />
Từ tình hình thực tế trên cho thấy tỉ lệ học sinh phát triển toàn diện là rất ít. <br />
Đa số các em còn thiếu các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống hằng ngày như kĩ năng <br />
tự nhận thức, rụt rè khi giao tiếp, ứng xử chưa có văn hóa. T ôi thiết nghĩ nếu trẻ có <br />
khả năng giao tiếp tốt sẽ tạo điều kiện cho các em học tốt môn học cũng như tham <br />
gia các hoạt động do trường, đội tổ chức. Chính vì thế tôi đã đưa ra các giải pháp <br />
cụ thể như xác định nội dung và phạm vi giáo dục kĩ năng sống. Tìm hiểu tình hình <br />
thực tế. Qua đó xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học. <br />
Rèn kĩ năng. Phối hợp giữa nhà trường gia đinh và xã hội. Tăng cường công tác <br />
kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng. <br />
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
Thứ nhất: Xác định nội dung và phạm vi giáo dục kĩ năng sống <br />
<br />
<br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
5<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
Để nâng dần kỹ năng sống cho học sinh, ngoài việc phai cân s<br />
̉ ̀ ự hêt s<br />
́ ưc n<br />
́ ỗ <br />
lực của thầy và trò, con rât cân co s<br />
̀ ́ ̀ ́ ự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường và <br />
chính quyền địa phương, chủ trương xã hội hoá giáo dục trong việc xây dựng và <br />
phát triển là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa <br />
mang tính chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền vững. Điều 12 luật Giáo dục <br />
năm 2005 đã qui định rõ về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: “.... Mọi tổ chức, gia <br />
đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà <br />
trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an <br />
toàn”. Xuất phát từ các nguyên nhân trên, hàng năm, trong quá trình giảng dạy, viêc̣ <br />
đâu tiên ma tôi làm đó là <br />
̀ ̀ xác định rõ những nội dung kỹ năng sống (những bài học) <br />
cần giáo dục cho học sinh và phạm vi giáo dục, cụ thể như sau : Rèn thói quen tốt <br />
trong học tập chú ý nghe giảng, sắp xếp sách vở gọn gàng, giáo dục ở tất cả các <br />
môn học. Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, kiểm tra, nhắc nhở khi bắt đầu mỗi tiết <br />
học, mỗi môn học. Biết cách sắp xếp, có thói quen giữ gìn sách vở, dụng cụ học <br />
tập và bàn ghế ngăn nắp, gọn gàng hướng dẫn ngay từ những buổi học đầu tiên vào <br />
lớp 1 và thường xuyên nhắc nhở. Có tư thế ngồi học đúng cho học sinh đọc đồng <br />
thanh tư thế ngồi viết trước khi viết bài và uốn nắn thường xuyên. Rèn thói quen <br />
vệ sinh hằng ngày, biết được các thói quen tốt, không tốt để giữ vệ sinh hằng ngày <br />
giáo dục vào các tiết lao động vệ sinh đầu buổi học , kiểm tra, nhắc nhở vào các tiết <br />
sinh hoạt tập thể cuối tuần. Rèn thói quen tự tin, mạnh dạn, hợp tác khi giao tiếp <br />
rèn luyện trong các tiết học như Đạo đức, Tự nhiên xã hội. Tự tin khi nói chuyện <br />
với thầy cô giáo, bạn bè và người thân rèn luyện khi đến trường, trong các tiết học <br />
Tiếng Việt và khi gặp gỡ mọi người. Biết cách tự bày tỏ mong muốn của của mình <br />
cho người khác hiểu rèn ngay từ những ngày đầu vào lớp 1. Có ý thức tập trung để <br />
học tốt như biết tự rèn và thực hành kĩ năng tập trung học tập tốt rèn trong tất cả <br />
các tiết học. Hiểu được sự cần thiết và biết cách đặt câu hỏi rèn trong tất cả các <br />
tiết học.Hiểu được sự cần thiết và có thói quen đi học chuyên cần giáo dục ngay từ <br />
những ngày đầu vào lớp 1 và thường xuyên nhắc nhở vào tiết sinh hoạt tập thể. Tự <br />
tin, hòa nhập với môi trường mới, với bạn bè, thầy cô hướng dẫn động viên ngay <br />
từ những buổi tựu trường đầu tiên. Hiểu được hiệu quả và rèn luyện thói quen phát <br />
biểu xây dựng bài động viên, khuyến khích trong tất cả các tiết học. Hiểu được ý <br />
nghĩa và tự giác trả lại của rơi cho người đánh rơi rèn luyện thường xuyên, hằng <br />
ngày trong lớp học và đặc biệt là trong giờ chơi. Hiểu được ích lợi và có thói quen <br />
đi học đúng giờ thông báo giờ vào học, tan trường ngay từ những buổi tựu trường <br />
đầu tiên, thường xuyên nhắc nhở, giúp đỡ trong suốt năm học. Hiểu được ích lợi <br />
của người bạn tốt và biết ứng xử tốt với bạn bè, chia nhóm học tập trong tất cả các <br />
môn học. Giáo dục lòng yêu trường lớp, kể được những điều em thích ở trường lớp <br />
như trang trí lớp học đẹp mắt, thân thiện, có tên trường và những nội dung liên <br />
quan đến trường, thể hiện hành động yêu quý trường lớp hướng dẫn và nhắc nhở <br />
trong suốt năm học. <br />
Ngoài các nội dung đã nêu ở trên, hằng năm, tùy vào tình hình thực tế ở địa <br />
phương, tôi còn lồng ghép một số kĩ năng phòng đuối nước, hỏa hoạn, biết tự bảo <br />
vệ mình và thực hiện an toàn giao thông cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi. Bởi vì <br />
theo tôi, học sinh lớp Một còn quá nhỏ dại và phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, thầy cô <br />
như đến trường hay tan học các em cần có người đưa đón. Nhưng bên cạnh đó đa <br />
số phụ huynh đều làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn nên <br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
6<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
có những hôm không thể đưa đón con. Ngoài ra còn phải kể đến một số ít phụ <br />
huynh có điều kiện đã trang bị cho con những vật dụng, trang sức đắt tiền thu hút <br />
sự chú ý của kẻ xấu. Chưa kể đến an toàn giao thông hay các tệ nạn xã hội khác <br />
luôn rình rập, đe dọa các em mỗi ngày. Những nội dung này có thể nói là tôi luôn <br />
nhắc nhở hằng ngày, hằng giờ.<br />
Thứ hai: Tìm hiểu tình hình thực tế<br />
Sau khi nhận lớp, việc đầu tiên cần làm của giáo viên là ổn định lớp, tìm <br />
hiểu tâm lí học sinh ở lứa tuổi vào lớp Một. Đây là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi <br />
trường học tập thay đổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian <br />
liên tục từ 30 – 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kì, tò mò sang tính hiểu <br />
biết, hứng thú khám phá. Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để <br />
chuyển thành tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học tập. Tính nhạy và sức <br />
bền vững, tính khéo léo các thao tác của đôi bàn tay để tập viết được phát triển <br />
nhanh. Tất cả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ, muốn trẻ vượt qua được <br />
tốt những thử thách đó thì giáo viên phải tạo sự gần gũi với học sinh ngay từ buổi <br />
đầu nhận lớp. Giáo viên động viên khuyến khích các em chia sẻ, hòa đồng với nhau <br />
thì ngay chính giáo viên phải coi các em như những người bạn, thường xuyên tiếp <br />
xúc, chủ động trò chuyện để các em có thể cởi mở, bớt nhút nhát, dễ nói chuyện <br />
với cô. Khi thấy các em xưng hô “mày – tao”, giáo viên phải nhắc nhở chỉnh sửa <br />
cách xưng hô cho phù hợp bằng “mình – bạn”, giải quyết công bằng những mâu <br />
thuẫn xảy ra giữa các em học sinh trong lớp. Thường xuyên nhắc nhở các em giơ <br />
tay khi phát biểu, không chen ngang khi giáo viên nói, khi nói phải “thưa cô”, không <br />
đùa giỡn trong lớp, không tự ý ra khỏi chỗ, không quay ngang quay dọc. Giáo viên <br />
đưa ra những kí hiệu chung cho cả lớp thực hiện thay vì lời nói để tạo thói quen <br />
cho các em: <br />
+ Học sinh lấy bảng con “Gõ vào góc bảng 1 cái”<br />
+ Ngồi khoanh tay“ gõ vào chữ o”<br />
+ Lớp ồn ghi dấu “ –” ở góc bảng<br />
+ Lớp học tốt ghi dấu “+” ở góc bảng <br />
Gia đình là nơi các em sinh sống hằng ngày. Vì vậy, thông qua cha mẹ học <br />
sinh giáo viên tìm hiểu để nắm bắt xem ở nhà các em thường có thói quen gì, cách <br />
ứng xử như thế nào, đã biết tự bảo vệ bản thân hay chưa, đã khi nào các em có <br />
hành vi chưa tốt không. Qua đó, giáo viên nắm bắt và phân loại từng nhóm đối <br />
tượng học sinh.<br />
Thứ ba. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học<br />
Việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh không phải ngày một ngày hai, <br />
cũng không phải tự nhiên sinh ra là có mà phải trải qua thời gian rèn dũa. Khi vào <br />
lớp Một, chúng ta không chỉ dạy cho các em học chữ mà còn dạy các kĩ năng cơ bản <br />
trong cuộc sống như tự tin, tự chịu trách nhiệm, tự ra quyết định, phòng chống tai <br />
nạn thương tích,... Thực hiện Công văn số 159/ PGDĐT – GDTH V/v Hướng dẫn <br />
thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học. Ngay từ đầu năm học, <br />
chúng tôi họp tổ xây dựng kế hoạch dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
7<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
mỗi môn học. Làm sao giáo viên phải giúp các em hiểu thế nào là kỹ năng, kỹ năng <br />
sống và tại sao phải giáo dục kỹ năng sống, tác hại của việc chưa có kỹ năng sống. <br />
Từ đó các em nhận biết vai trò của việc học tập kỹ năng sống.<br />
Chúng ta đều biết, ngôn ngữ là công cụ của tư duy và giao tiếp. Việc giáo <br />
dục; lời nói giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: <br />
“ Học ăn, học nói, học gói, học mở ”<br />
“ Lời nói không mất tiền mua, <br />
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”<br />
Để đánh giá một con người chúng ta cần phải có sự thử thách qua giao tiếp <br />
hàng ngày với họ: “Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời”. Mặt khác việc giao <br />
tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều lĩnh vực; “Khéo bán, <br />
khéo mua cũng thua người khéo nói”. Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân <br />
cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà <br />
học nói”. Bởi vậy ngành giáo dục đào tạo nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói <br />
riêng đã được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em ngay từ <br />
những ngày đầu bước chân tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường <br />
đã áp dụng phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Dạy tiếng Việt không có <br />
nghĩa là chỉ dạy các em kỹ năng đọc, viết, nghe, nói mà dạy các em biết sử dụng <br />
những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng. Một người <br />
đọc thông, viết thạo tất cả các loại văn bản, song khi giao tiếp lại để lại ấn tượng <br />
xấu, không gây được mối thiện cảm đối với mỗi người thì con người đó có khả <br />
năng sống và làm việc có hiệu quả không. Ở môn Tiếng Việt, tất cả các bài tập <br />
đọc đều có phần luyện nói theo chủ đề như: Bé và bạn bè; Mai sau khôn lớn; Vâng <br />
lời cha mẹ; Giúp đỡ cha mẹ; Nghề nghiệp của cha mẹ; Những người bạn tốt; Sức <br />
khỏe là vốn quý nhất. Các tình huống giao tiếp cụ thể được lồng ghép trong quá <br />
trình dạy học, tôi chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn <br />
không gò bó áp đặt. Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện nói theo nhóm nhằm <br />
mục đích giúp tất cả các em có thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Khuyến khích các <br />
em còn nhút nhát nói nhiều hơn, bước đầu là nói một, hai câu ngắn sau đó dần dần <br />
các em nói nhiều câu hơn. Sau thời gian quen dần, tôi định hướng cho các em cách <br />
hỏi lẫn nhau để kiểm tra thông tin cũng như khích lệ bạn. <br />
Ví dụ: Khi dạy luyện nói chủ đề: Bé tự giới thiệu bài 41: iêu, yêu, sách giáo <br />
khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 trang 85, tôi đưa ra nội dung: Em hãy làm quen với bạn <br />
bằng cách tự giới thiệu. Mở đầu cô giáo tự giới thiệu mình với lớp, sau đó tổ chức <br />
cho các em đứng thành vòng tròn tự giới thiệu về tên và sở thích của mình. Lúc đầu <br />
các em rất ái ngại không tự tin khi nói về mình nhưng tôi nhắc nhở những điều cần <br />
chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng, thân thiện các em đã <br />
thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay <br />
tự tin cùng câu nói ngắn gọn “Mình tên là .., mình học ở…, mình thích và không <br />
thích điều gì, mình rất vui khi được làm quen với bạn”. Trong bài 48: in, un trang 99, <br />
các em biết đi học muộn làm ảnh hưởng đến các bạn, cô giáo và chính bản thân <br />
mình, từ đó nhận lỗi và nói lời xin lỗi. Với chủ đề luyện nói Giúp đỡ cha mẹ bài <br />
88: ip, up trang 13. Các em thực hành hỏi đáp về những việc mình đã giúp đỡ cha <br />
mẹ. Qua chủ đề luyện nói không những tạo cơ hội cho các em mạnh dạn giao tiếp <br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
8<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
trước tập thể mà còn yêu lao động, tự giác, chăm làm với những câu nói rõ ràng <br />
như: Tôi giúp mẹ quét nhà. Tôi thấy vui vì đã làm cho mẹ đỡ vất vả. Từ đó có thói <br />
quen tham gia lao động không lười nhác. Hay chủ đề luyện nói Nghề nghiệp của <br />
cha mẹ bài 89: iêp, ươp. Các em hiểu được giá trị của nghề nghiệp, trân trọng nghề <br />
mà cha mẹ mình đang làm, nói lên việc cần làm để ước mơ của mình trở thành sự <br />
thật.<br />
Trong khi dạy Tập đọc hoạt động nói câu có tiếng chứa vần đã học cũng có <br />
tác dụng rất lớn. Dù đó không phải là giao tiếp trong tình huống cụ thể và mỗi em <br />
chỉ nói một câu nhưng nó giữ vai trò rèn luyện cho học sinh nói đủ câu, diễn đạt <br />
tường minh và dẫn đến nói câu hay. Khi đó, chúng ta có thể kịp thời điều chỉnh ngay <br />
những lỗi đặt câu của các em. Rõ ràng qua các hình thức tổ chức như trên các em <br />
thường tỏ ra rất hào hứng được nói cho bạn mình nghe và nói to, rõ ràng, mạch lạc. <br />
Dạy đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn <br />
mực đạo đức xã hội và quyền trẻ em trong các tình huống đơn giản cụ thể của <br />
cuộc sống hằng ngày. Nội dung của môn học đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền <br />
với giáo dục trách nhiệm bổn phận của học sinh. Hơn nữa môn đạo đức không chỉ <br />
giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội và <br />
môi trường tự nhiên, mà còn giáo dục trách nhiệm của các em đối với chính bản <br />
thân mình. Việc bồi dưỡng hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức không <br />
phải là một bài mẫu có sẵn, áp đặt, khuôn mẫu để học sinh thực hiện theo. Mà <br />
nhiệm vụ của môn học đạo đức lớp Một là giúp các em nắm được những điều sơ <br />
đẳng của phép ứng xử, chuẩn mực hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày. <br />
Qua mỗi bài dạy các em nắm được nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực hành vi đạo <br />
đức trong các hoạt động. Dạy học đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, <br />
hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen đạo đức, tự <br />
khám phá và xác định các kỹ năng sống cần rèn luyện.<br />
Ví dụ bài 1. Em là học sinh lớp Một, vở bài tập đạo đức lớp 1 trang 2, học <br />
sinh biết quyền được đi học của mình, rèn kĩ năng tự giới thiệu họ tên, kĩ năng giao <br />
tiếp trong cuộc sống. Cụ thể khi tổ chức trò chơi: Vòng tròn giới thiệu, giáo viên <br />
chia mỗi nhóm 5 em, phổ biến cách chơi, cho học sinh thực hiện. Với trò chơi này <br />
các em đã tự tin mạnh dạn trước tập thể, biết lắng nghe, có ý thức kỉ luật và nói <br />
mạch lạc như: Mình tên là Y Ra Him Niê, nhà mình ở buôn Dham, năm nay mình 6 <br />
tuổi. Còn mình tên là H’ Trăm Niê, mình cùng tuổi với các bạn, nhà mình ở buôn <br />
Dham, mình rất vui khi được làm quen với các bạn. Bài 2. Gọn gàng sạch sẽ, rèn kĩ <br />
năng biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân đầu tóc quần áo gọn <br />
gàng trong mọi lúc mọi nơi. Giáo viên quy định cách xếp đồ dùng sách vở trong <br />
ngăn bàn, chỗ treo cặp rõ ràng, cụ thể, vị trí treo mũ. Giáo viên phân công các tổ <br />
trưởng theo dõi kiểm tra, cuối mỗi giờ học nhận xét tuyên dương những em đã thực <br />
hiện tốt. Giáo viên giúp đỡ động viên những em còn lúng túng chưa thật gọn gàng. <br />
Dần dần hành vi trở thành thói quen gọn gàng đối với các em. Khi dạy bài Gia đình <br />
em, thông qua tiểu phẩm Chuyện của bạn Long, học sinh biết nhận xét về việc làm <br />
của bạn Long, dự đoán việc sẽ xảy ra với bạn Long để từ đó liên hệ với bản thân <br />
và ra quyết định cho việc làm của mình. Đến hoạt động 2, các em nói lên được sự <br />
quan tâm của bố mẹ với mình, từ đó phải làm gì để đáp lại tình cảm của cha mẹ, <br />
qua đây rèn kĩ năng ứng xử. Bài 11. Đi bộ đúng quy định, sau khi quan sát tranh, trao <br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
9<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
đổi thảo luận các em nêu được quy định đối với người đi bộ ở đường nông thôn, <br />
đường phố và hậu quả của việc đi bộ không đúng quy định. Từ đó phân biệt được <br />
những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định. Liên hệ bản thân và nhắc nhở <br />
bạn mình đi bộ đúng quy định phù hợp với điều kiện giao thông địa phương. Ở bài <br />
này rèn kĩ năng an toàn khi đi bộ, kĩ năng phê phán đánh giá hành vi đi bộ không <br />
đúng quy định. Khi dạy bài Chào hỏi và tạm biệt tuần 28, 29, rèn kĩ năng giao tiếp, <br />
ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay. Cụ thể <br />
biết chào cô khi đến lớp, khi ra về biết chào tạm biệt. Qua các giờ học giáo viên <br />
chú ý nhắc nhở các em thực hành hành vi đã học. Ví dụ trong các giờ học, học sinh <br />
chưa có cử chỉ thể hiện đúng hành vi đạo đức như: Đưa sách vở cho cô đưa bằng <br />
một tay không biết nói lời ''thưa'', ''gửi''. Giáo viên sửa lại hành vi đúng cho các em <br />
thể hiện lễ phép với thầy cô giáo và người lớn: Em đưa lại bằng hai tay và nói thưa <br />
cô em nộp bài ạ.<br />
Bên cạnh các môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội <br />
cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự vật, hiện tượng trong <br />
tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh, trang bị cho <br />
các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn <br />
diện cho trẻ. Vậy làm thế nào để trẻ có các kĩ năng cơ bản vận dụng trong cuộc <br />
sống hằng ngày. Đây chính là kết quả của quá trình giáo dục. Chính vì thế trong các <br />
bài học, giáo viên lựa chọn tổ chức cho các em thực hành ngay, thông qua việc thực <br />
hành giúp các em bước đầu có kĩ năng. Ví dụ với bài 5: Vệ sinh thân thể, sách giáo <br />
khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 1 trang 14, giáo viên cho các em quan sát tranh trao đổi <br />
với nhau về nội dung trong tranh để nắm được các việc nên và không nên làm để <br />
giữ vệ sinh thân thể. Biết vì sao phải tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ và không nên <br />
tắm chung với trâu bò, những việc cần làm để giữ chân, tay sạch sẽ như cắt móng <br />
tay, rửa chân, rửa tay bằng nước sạch. Sau đó cho các em liên hệ việc đã làm để giữ <br />
vệ sinh thân thể rồi thực hành. Qua bài học rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân. Hay <br />
khi dạy bài 8: Ăn uống hằng ngày, trang 18, giáo viên cho học sinh quan sát tranh <br />
thảo luận nêu lên các loại thức ăn cần thiết cho các bữa ăn trong ngày, vì sao phải <br />
ăn đủ các loại thức ăn đó, sau đó kể về bữa ăn của gia đình mình. Cuối cùng tổ <br />
chức trò chơi “đi chợ”. Mỗi đội cử một bạn đi chợ, nhiệm vụ của bạn là mua đầy <br />
đủ các loại thức ăn đảm bảo các chất đạm, chất béo, vi ta min, khoáng,… theo quy <br />
định. Sau khi đi chợ, các em phải nói được vì sao trong một bữa ăn cần đảm bảo các <br />
chất dinh dưỡng. Từ đó các em biết được vì sao cần ăn uống đầy đủ hằng ngày để <br />
mau lớn, khỏe mạnh, biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. Ở bài này rèn kĩ <br />
năng làm chủ bản thân, phát triển kĩ năng tư duy. Đối với bài 9: Hoạt động và nghỉ <br />
ngơi, các em nắm được tác dụng của một số hoạt động nghỉ ngơi đúng cách có lợi <br />
cho sức khỏe từ đó biết sắp xếp thời gian biểu để học tập và vui chơi cho phù hợp. <br />
Ở hoạt động 1, giáo viên cho học sinh kể về hoạt động mà mình đã làm hoặc chơi <br />
cùng với bạn, thông qua đó giáo dục kĩ năng tìm kiếm và xử lí. Sang hoạt động 3, <br />
các em được đóng vai về các hoạt động làm việc, nghỉ ngơi, đứng ngồi đúng tư thế. <br />
Thông qua trò chơi đóng vai giáo dục kĩ năng quan sát phân tích, kĩ năng tự nhận <br />
thức, phát triển kĩ năng giao tiếp cho các em. Ở bài 10: Ôn tập con người và sức <br />
khỏe, để khắc sâu kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài và các giác quan của <br />
cơ thể, giáo viên chia lớp thành ba đội, phổ biến luật chơi, quy đinh thời gian, tiến <br />
hành cho các em chơi trò chơi “Ai gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể nhanh <br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
10<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
nhất?”, hết thời gian, đội nào nói được đầy đủ tên các bộ phận bên ngoài của cơ <br />
thể trước thì đội đó thắng cuộc. Thông qua trò chơi rèn cho các em kĩ năng hợp tác, <br />
mạnh dạn trước tập thể. Từ đó có ý thức tự giác thực hiện nếp sống hợp vệ sinh, <br />
khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe và nêu được việc thường làm vào các <br />
buổi trong ngày để giữ vệ sinh thân thể hằng ngày. Việc giúp các em có kĩ năng xử <br />
lí những tình huống khi có tai nạn thương tích cũng rất quan trọng. Bởi khi ở nhà có <br />
những lúc các em sử dụng dao để gọt quả hoặc đến gần bếp lửa không may bị đứt <br />
tay, bị bỏng. Qua bài 14: An toàn khi ở nhà, trong hoạt động 1, tôi cho các em thảo <br />
luận nhóm giúp các em có kĩ năng ra quyết định nên hay không nên làm gì để phòng <br />
tránh đứt tay chân, bỏng, điện giật, kĩ năng tự bảo vệ, ứng phó với các tình huống <br />
khi ở nhà, phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. <br />
Hoạt động 2, các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn như: Cầm dao <br />
nhọn cắt quả bị chảy máu, trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa. Các nhóm <br />
sẽ thảo luận sau đó lên thể hiện, những em còn lại quan sát và có nhận xét đối với <br />
những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những <br />
trường hợp xấu xảy ra. <br />
Nói tóm lại ngoài việc rèn luyện đạo đức, học tập tốt thì rèn luyện sức khỏe <br />
tốt cho học sinh là điều phải được chú ý, giáo dục kĩ năng sống chỉ thành công khi <br />
các em có ý thức, thái độ với mọi người trong gia đình; hòa đồng với bạn bè; tự tin <br />
khi nói chuyện, nhạy bén khi xử lí tình huống, dám đương đầu với thử thách vượt <br />
qua khó khăn để đạt được mục tiêu và chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân. <br />
Hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống không thể nhìn thấy ngay lập tức và quá <br />
trình giáo dục rèn kỹ năng sống là một quá trình suốt đời. Mức độ nhận thức của <br />
học sinh lớp 1 vốn rất đơn giản, chưa bền vững và rất dễ thay đổi. Bởi vậy nên ta <br />
hãy bắt đầu từ cái nhìn thấy, nghe thấy, từ ví dụ cụ thể, gần gũi với cuộc sốn g, sau <br />
đó nâng lên tầm “lý thuyết chung” để “khái quát” và “kết luận”.<br />
Thứ tư: Rèn kĩ năng<br />
Trong giờ học, cần rèn cho các em những kĩ năng như có tư thế ngồi học <br />
đúng, chú ý nghe giảng, vệ sinh hằng ngày ngay từ những việc làm nhỏ nhất, trong <br />
phạm vi nhỏ nhất như gia đình, lớp học. Sau mỗi bài học, môn học, giáo viên cho <br />
các em liên hệ thực tế bằng những câu hỏi Em đã làm gì? Sẽ làm gì? và đưa ra các <br />
tình huống cụ thể để học sinh mình trải nghiệm. Các em thích tham gia vào một số <br />
hoạt động xã hội mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia <br />
đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều <br />
người biết đến mình. Hãy cho các em cơ hội làm người lớn, được đóng vai “thầy <br />
giáo”, “cha mẹ”. Hãy cho các em những trọng trách lớn: làm lớp trưởng, tổ trưởng, <br />
nhóm trưởng, đội trưởng để các em được khẳng định bản thân. Kỹ năng sống sẽ <br />
hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong những môi trường hoạt động cụ thể <br />
chứ không từ những bài giảng trên lớp. Chỉ từ những bài giảng, các em không thể <br />
tự hình thành kỹ năng sống cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó. Vì vậy, <br />
khi cho các em được sắm vai để trải nghiệm đó là<br />
cách giáo dục tốt nhất. Từ làm đến hiểu, hãy cho học sinh được chơi, được tham <br />
gia, rồi các em sẽ hiểu. Cái hiểu như thế sâu sắc và nhớ lâu hơn.<br />
<br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
11<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
Ví dụ: Mỗi lần thảo luận nhóm, tôi lại cho các em bầu nhóm trưởng, các em <br />
thay nhau tập điều khiển nhóm mình hoạt động, có như vậy mới tạo cơ hội để các <br />
em mạnh dạn tự tin.<br />
Vào giờ chơi, tôi tổ chức cho các em đọc những mẩu truyện tranh về giáo <br />
dục kỹ năng sống. Lúc đó thấy các em rất hào hứng. Khi các em xếp hàng ra về, <br />
không bao giờ tôi quên dặn các em đi đúng phần đường của mình hoặc nhớ đội mũ <br />
bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, và nhớ kể cô nghe những hoạt động con làm ở nhà <br />
vào sáng hôm sau. Học sinh lớp một mà, các em sẽ kể hết những gì xảy ra ở gia <br />
đình và chúng ta phải biết rằng khi trẻ kể mọi chuyện với mình là chúng đã đặt <br />
niềm tin tuyệt đối vào ta. Khi đó công tác giáo dục sẽ thuận lợi hơn nhiều.<br />
Với học sinh lớp Một, chẳng gì bằng những thứ mà hằng ngày các em nhìn <br />
thấy, nghe thấy sẽ có hiệu quả hơn là những lời nói xáo rỗng. Bằng hình ảnh, các <br />
em sẽ dễ dàng hình dung ra những việc mình nên làm và không nên làm. Bởi vì thế, <br />
ngay những buổi tựu trường đầu năm học, hay những tiết sinh hoạt lớp các em lại <br />
cùng cô giáo trang trí lớp học của mình. Đặc biệt học sinh lớp Một có một điểm <br />
chung là ưa hoạt động, thích làm việc nhưng lại mau chán. Tôi luôn cùng các em <br />
quét lớp, nhặt rác, nhổ cỏ, rửa tay, chỉ các em cách đi vệ sinh và giữ gìn vệ sinh. Khi <br />
có giáo viên cùng làm, các em làm việc nghiêm túc hơn, tự giác hơn và rất có hiệu <br />
quả. Bởi thế trước mắt các em, tôi luôn là người chị, người mẹ hơn là một cô giáo. <br />
Tôi luôn lắng nghe những tâm tư tình cảm của các em để từ đó có hướng giáo dục <br />
tốt nhất. Người ta thường nói: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt <br />
thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Vào những tiết <br />
sinh hoạt tập thể, ngoài việc nhận xét, nhắc nhở các hoạt động học tập trong tuần, <br />
tôi luôn dành phần lớn thời gian để các em sinh hoạt tập thể như: ca hát, đóng kịch, <br />
các trò chơi hay các cuộc triển lãm nho nhỏ, kiểm tra vệ sinh cá nhân hay đồ dùng <br />
học tập. Qua đó rèn cho học sinh các kĩ năng như vệ sinh cá nhân, kĩ năng giao tiếp,<br />
… <br />
Có thể nói tất cả những cử chỉ, hành động của chúng ta trong con mắt trẻ thơ <br />
luôn là khuôn mẫu. Vì thế người giáo viên phải luôn mẫu mực trong mọi cử chỉ, <br />
hành động, lời nói, phải nghiêm minh, công bằng khách quan trong đánh giá học <br />
sinh. Giáo viên cần gương mẫu về mọi mặt như: về trang phục và thời gian làm <br />
việc; về chào hỏi, xưng hô, xã giao, khi tiếp đón khách, tiếp dân, ứng xử trong sử <br />
dụng điện thoại, ứng xử trong liên hoan, ứng xử đối với những bất đồng, mâu <br />
thuẫn, ứng xử trong công bố, tiếp nhận thông tin.<br />
Ví dụ: Khi chuẩn bị bước vào hội thi “Viết chữ đẹp cho giáo viên Tiểu học <br />
cấp huyện”, trường tôi có tổ chức thi lựa chọn những giáo viên xuất sắc để tham <br />
gia. Hằng ngày trên lớp, vào giờ ra chơi tôi thường luyện viết bảng. Khi luyện viết, <br />
tôi thường gọt phấn để viết chữ có nét thanh nét đậm. Thế rồi, bẵng đi một thời <br />
gian, vào các buổi dạy tôi thường thấy ở lớp có nhiều bụi phấn. Ban đầu tôi rất <br />
ngạc nhiên, nhưng sau một hồi hỏi han, tôi phát hiện học trò đã dùng kéo gọt phấn <br />
để luyện viết bảng con. Lúc đó, tôi đã hiểu, có những thứ tôi không cần dạy mà <br />
học trò vẫn học được từ tôi.<br />
Như chúng ta đã biết ở học sinh lớp 1, các em tham gia các hoạt động học <br />
tập dưới hình thức: "Chơi mà học, học mà chơi". Không có cách giáo dục nào hiệu <br />
<br />
GV: Trần Thị Minh Trường TH Võ Thị Sáu<br />
12<br />
Một vài giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 DTTS ở trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
quả hơn là tổ chức các trò chơi học tập. Khi tham gia trò chơi, các em sẽ cảm thấy <br />
hứng thú, thoải mái, phát huy tính độc lập, khả năng tư duy sáng tạo, sự nhanh trí và <br />
cả tinh thần tập thể. Có rất nhiều trò chơ