SKKN: Một vài kinh nghiệm để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trong trường tiểu học
lượt xem 7
download
Đội ngũ giáo viên giỏi sẽ là điều kiện thuận lợi để có đội ngũ học sinh giỏi ... Đào tạo đội ngũ học sinh có chất lượng cao, là đáp ứng nhu cầu cho xã hội trong tình hình hiện nay. Đó chính là nhiệm vụ mục tiêu chủ yếu quan trọng đối với nhà trường. Mời các bạn tham khảo bài SKKN về kinh nghiệm để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trong trường tiểu học nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một vài kinh nghiệm để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trong trường tiểu học
- Một vài kinh nghiệm để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trong trường tiểu học
- 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến, kinh nghiệm: Trong những năm gần đây ngành GD nói chung đang đứng trước những hiện tượng không được sự đồng thuận của xã hội nhưng những hiện tượng ấy chỉ là những hiện tượng đơn lẻ của một số ít người và không ai có thể phủ nhận được một điều là ngành GD chúng ta hiện nay đang trên đà chuyển biến với chiều hướng tích cực đồng hành cùng với sự vươn lên của xã hội. 1.1/ Đánh gia thực trạng : Trường tiểu học 5 Sông Đốc hiện tại còn nhiều những khó khăn như: cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh còn đang lúng túng trong khi áp dụng phương pháp và công nghệ mới. Vấn đề: Một vài kinh nghiệm để đẩy mạnh chất lượng dạy và học trong trường tiểu học; là một vấn đề quan trọng, thiết thực để đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao về trí dục và đức dục. Đó là hai nhiệm vụ song song không thể thiếu được. Vì vậy, Tôi chọn đề tài này nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông nhất là hiện tại trường tiểu học 5 Sông Đốc. Vậy làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ luôn vừng vàng trong công tác chuyên môn để dìu dắt thế hệ trẻ ? Đây chính là điều trăn trở của tất cả BGH ở các trường nói
- chung và của trường tiểu học 5 Sông Đốc nói riêng. 1.2/ Nội dung và các biện pháp thực hiện : Ban giám hiệu là người quản lý, giúp giáo viên định hướng được công việc cần thực hiện, dù với phương pháp dạy và học nào, người giáo viên luôn đóng vai trò quyết định sự thành bại trong từng bài dạy, mỗi buổi lên lớp và đó có vai trò quyết định đối với sự nghiệp giáo dục. Vì vậy trong công tác tổ chức ngay từ đầu năm học, BGH đã họp và thống nhất các yêu cầu về công tác phân công lớp để có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau kịp thời dựa trên các tiêu chí: Khi phân công, Ban giám hiệu cần nắm được điểm mạnh, điểm hạn chế từng giáo viên để xếp lớp cho phù hợp; Bố trí nhân sự trong các tổ khối chú ý dàn trải lực lượng đồng đều. Xếp lớp, phòng học cũng phải dựa trên yếu tố người có kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ chú ý giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế. Tổ khối chuyên môn cần lập kế hoạch thao giảng – dự giờ theo từng tháng – từng tuần và luôn đi sát để hướng dẫn và tạo điều kiện cho GV trong khối được học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp thông qua dự giờ, thao giảng,… phải luôn năng động, biết cách tổ chức sinh hoạt trong Tổ. Qua đó phát huy tính tích cực và khả năng riêng của mỗi giáo viên để họ tự nhận xét , phê bình mình. Ngoài ra còn xây dựng đội ngũ ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ; động viên đội ngũ nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình
- qua các tài liệu tập huấn chương trình thay sách. Cung cấp các sách báo đến tận tổ – khối như : Giáo dục sáng tạo, thế giới quanh ta,… Hằng năm nhà trường đều duy trì hội thi GVG cấp trường mục đích không phải là để có được danh hiệu “ Giỏi cấp trường “ và mỗi giáo viên trong đơn vị cần xác định đây là dịp để học tập về phương pháp giảng dạy, các kỹ năng đứng lớp, về các hình thức tổ chức lớp,.... để bổ sung kiến thức, bổ sung trình độ nghiệp vụ cho mình. Sau mỗi tiết dạy CBQL đều ngồi lại với khối phân tích những ưu khuyết điểm của từng hoạt động, của từng bài dạy. Việc làm này nhằm mục đích giới thiệu những điểm hay, điểm mới để giáo viên có thể vận dụng, bổ sung cho tiết dạy của mình. Đó chính là cơ sở để xây dựng tâm lý vững vàng, xây dựng bản lĩnh sư phạm cho người thầy. Trên cơ sở hội thi GV giỏi tại trường, dựa trên kế hoạch chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo hàng năm, nhà trường đã tiến hành chọn giáo viên đạt thành tích cao trong hội thi tại cơ sở và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng , phân công cụ thể phó Hiệu trưởng luôn đi sát hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về chuyên môn, về nghiệp vụ, về cách xử lý tình huống sư phạm; thường xuyên thăm lớp tạo tâm lý ổn định cho giáo viên đồng thời giải quyết ngay các vướng mắc, những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong từng bài dạy cụ thể. Tuy nhiên, trong công tác bồi dưỡng giáo viên thường bị xem nhẹ còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu và dẫn đến hiệu quả thấp.
- Sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Trong đó ngành Giáo dục - Đào tạo có vai trò trực tiếp, trọng yếu rất vinh dự, vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp. Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, trách nhiệm của mỗi nhà trường là phải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của trường mình mà có biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong đó phải tạo ra được đội ngũ giáo viên giỏi làm hạt nhân, nòng cốt cho phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường. Có mũi nhọn giáo viên giỏi sẽ là điều kiện thuận lợi để có đội ngũ học sinh giỏi ... Đào tạo đội ngũ học sinh có chất lượng cao, là đáp ứng nhu cầu cho xã hội trong tình hình hiện nay. Đó chính là nhiệm vụ mục tiêu chủ yếu quan trọng đối với nhà trường. Đồng thời đó còn là nguyện vọng tha thiết của các gia đình, học sinh và cả xã hội. Điều này đã tạo điều kiện tuyển lựa học sinh, chọn “Đầu vào” có chất lượng khá, đã “Có bột” để “Gột lên hồ” và cũng có điều kiện thuật lợi trong việc xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân... Có học sinh giỏi, có tập thể lớp tốt, điều đó rất quan trọng nhưng chưa đủ - Những hạt giống tốt, được gieo trên mảnh đất màu mỡ nhưng vẫn rất cần đến người chăm sóc nó từ khi gieo hạt cho đến lúc mang quả chín cho đời. Các em rất cần sự giáo dục, dạy dỗ của những thầy cô giáo vừa dạy giỏi, vừa có tâm với nghề. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải tự trau dồi phẩm chất, năng lực, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tìm ra những biện pháp tốt nhằm phát huy hết khả năng nội lực.
- Như vậy, đối với sự nghiệp giáo dục, việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong nhà trường. Để trở thành một giáo viên dạy giỏi, trước hết người đó phải có tâm đối với nghề, có tư cách đạo đức, tác phong mẫu mực. Có bằng cấp ít nhất là đủ theo tiêu chuẩn của Bộ qui định. Càng có bằng cấp cao thì điều đó càng tốt. Muốn đạt được như vậy trước hết khẳng định năng lực của người giáo viên trong việc học của mình. Từ đó mới có thể dạy cho người, sau đó là uy tín của mình trước đồng nghiệp, trước phụ huynh học sinh và lãnh đạo cấp trên. Người giáo viên dạy giỏi phải không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức học hỏi đồng nghiệp để tiến bộ. Điều quan trọng nhất của giáo viên dạy giỏi là đạt được những thành tích cao trong quá trình dạy học: Đó là số lượng học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt loại giỏi, loại khá cao. Có học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi và cao hơn nữa là thành tích đạt giáo viên dạy giỏi các cấp của chính bản thân người giáo viên. Trường Tiểu học 5 Sông Đốc nằm trên địa bàn khóm 6A và 6B thị trấn Sông Đốc. Trường có 02 điểm với số lớp 24 (tiểu học) và 02 lớp Mầm non, có đủ phòng học cho học sinh và các phòng chức năng như: Phòng ban giám hiệu, phòng Đoàn - Đội , thư viện, ... Trường có gần 800 học sinh kể cả học sinh Mầm non, nhìn chung học sinh ngoan, chăm học, ý thức kỷ luật tốt. “Kính thầy, yêu bạn,” nhiều phụ huynh học sinh có trình độ cao và đặc biệt rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Trình độ chuyên môn của CB- GV- CNV đạt chuẩn gần 100%. Trong số 36 CB- GV- CNV có 19 giáo viên đạt trình độ Đại học, 08 giáo viên đạt trình độ Cao đẳng, 11 là trình độ Trung học. Các đồng chí giáo viên tuổi nghề cao khá cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng như quan hệ, trao đổi với phụ huynh. Bên cạnh đó, trường còn được UBND thị trấn Sông Đốc và Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện quan tâm giúp đỡ nhiệt tình. Ngoài ra trường luôn nhận được sự giúp đỡ của Ban phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm ... của trường. Với những ưu điểm trên, nhà trường còn không ít khó khăn, sân trường chật, ngập nước, vệ sinh môi trường xung quanh phức tạp gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh xa trường đi lại khó khăn ... dân cư tạm trú nhiều cuộc sống làm ăn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số cũng như chất lượng giảng dạy. Ngoài ra còn một số ít phụ huynh học sinh do mải làm ăn nên chưa thật quan tâm đến việc học hành của con em mình mà còn giao phó cho nhà trường. Về đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa về mặt đào tạo đang được trẻ hóa dần. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và được trang bị nhiều kiến thức mới, gặp môi trường sư phạm tốt đã phát huy được tác dụng là mũi nhọn trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, trường còn ít giáo viên dạy giỏi các cấp, học sinh đạt giải cấp tỉnh mấy năm gần đây có ít.
- Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cán bộ quản lý nhà trường: Phải tích cực tổ chức và bồi dưỡng ngay và lâu dài để có đội ngũ giáo viên dạy giỏi và có học sinh cấp tỉnh hàng năm ngày càng nhiều. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Với một số vấn đề Tôi đúc rút ra được hiện tại đã và đang áp dụng tại trường tiều học 5 Sông Đốc và có thể đưa ra để áp dụng trong huyện Trần Văn Thời; 3. Mô tả sáng kiến, kinh nghiệm : Sáng kiến, kinh nghiệm này được thực hiện gồm 06 phần: 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến, kinh nghiệm; 2. Phạm vi triển khai thực hiện; 3. Mô tả sáng kiến; 4. Kết quả, hiệu quả mang lại; 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, kinh nghiệm;
- 6. Kiến nghị, đề xuất. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại; -Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu: Có 06 học sinh đạt giải kỳ thi Olympic cấp huyện đạt: 01 giải Nhì, 01 giải ba (Tiếng Việt), 02 giải ba (Toán); 02 học sinh đạt giải thi Viết chữ đẹp cấp huyện. - Có 337/661 học sinh Giỏi và Tiên tiến chiếm 50,98 %; Học sinh Yếu 12 em chiếm 1,8 %; Số còn lại là học sinh trung bình. -100% học sinh của trường thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh (không có học sinh cá biệt). Các phong trào khác do nhà trường tổ chức như thi tiếng hát dân ca; thi TDTT các em HS đã được tham dự cấp huyện tổ chức; ... Về giáo viên đạt 02 giáo viên “Viết chữ đẹp” cấp huyện; Giáo viên dạy giỏi cấp trường có: 23/29 giáo viên, tỷ lệ: 79,3 %. Đạt giải Nhì môn bóng chuyền do thị trấn Sông Đốc tổ chức ở lế hội Nghinh Ông; được
- tham gia môn bóng đá do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. + Các hội nhà trường tổ chức: Hội thi ngoài giờ lên lớp: Giải I Giải II Giải III KK Cộng Hội thi TS SL % SL % SL % SL % SL % Viết CĐ (HS) 107 7 6,5 6 5,6 12 11,2 16 14,9 41 38,3 Văn nghệ 86 2 2,3 3 3,4 3 3,4 5 5,8 13 38,3 Kéo co 204 6 2,9 6 2,9 6 2,9 18 20,9 Kể chuyện 58 2 3,4 3 5,1 5 8,6 6 10,3 16 27,6 Nhẩy bao bố 120 6 5,0 6 5,0 6 5,0 18 15,0 Cờ vua 12 1 8,3 1 8,3 2 16,6 4 33,3 Bịt mắt đánh trống 120 29 24,16 Vẽ Tranh 108 6 5,6 4 3,7 4 3,7 8 7,4 22 20,3 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, kinh nghiệm: Với các vấn đề và kết quả nêu trên sáng kiến tôi đưa ra và đã được áp dụng gây ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà tường như:
- Các thầy cô giáo yên tâm, gắn bó hết mình với nghề nghiệp, đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ cho học sinh học tập như đạt tỷ lệ giáo viên giỏi và học sinh giỏi... Từ nhiều năm nay, trường đã có “ Quĩ khuyến học” do phụ huynh học sinh đóng góp để thưởng cho giáo viên giỏi và học sinh giỏi qua các kỳ thi. Mỗi giáo viên đều có hoàn cảnh gia đình với những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình, Ban giám hiệu nhà trường nên chú ý quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để động viên, khích lệ giáo viên yên tâm, phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, Ban giám hiệu cần giải quyết những khó khăn của giáo viên một cách kịp thời như: Bố trí người dạy thay khi giáo viên có con ốm... Khen thưởng về tinh thần cũng như vật chất khi giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy và công tác chủ nhiệm. Thăm hỏi gia đình giáo viên khi có hiếu, hỷ ... Đó là những việc làm thiết thực và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để động viên giáo viên coi trường là một tổ ấm của mình. Ban giám hiệu nhà trường còn kết hợp chặt chẽ với ban phụ huynh học sinh để thưởng cho những giáo viên giỏi và học sinh giỏi... Từ nhiều năm nay, trường đã có “ Quĩ khuyến học” do phụ huynh học sinh đóng góp để thưởng cho giáo viên giỏi và học sinh giỏi qua các kỳ thi. 6. Kiến nghị, đề xuất:
- Sở Giáo dục đào tạo Cà Mau, Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Trần Văn Thời cần tăng cường tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn để Ban giám hiệu cũng như các đồng chí giáo viên có điều kiện tham dự, học hỏi, rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy và trang thiết bị cho dạy học và xây dựng thêm các phòng chức năng như phòng thư viện, phòng TDTT, phòng nghệ thuật ... để giúp học sinh phát triển toàn diện “Học mà chơi, chơi mà học”. Nguyễn Mạnh Tuấn Hiệu trưởng trường tiểu học 5 Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giảng dạy trong một tiết dạy Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh
19 p | 612 | 187
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về phương pháp khi tiến hành một số thí nghiệm hóa học ở THCS
19 p | 762 | 148
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm sử dụng đồ dùng thí nghiệm có hiệu quả trong giảng dạy Vật lý lớp 7
14 p | 533 | 98
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường
20 p | 751 | 97
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giáo dục đạo đức HS tiểu học qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
10 p | 317 | 76
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lí 7 ở trường trung học cơ sở
16 p | 425 | 69
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm dạy tập viết lớp 1
12 p | 490 | 69
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi góp phần giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 3/1 trường Tiểu học Trần Bình Trọng
16 p | 427 | 58
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết
16 p | 1210 | 50
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm dạy tập viết lớp 2
18 p | 272 | 46
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng liên đội vững mạnh xuất sắc
7 p | 407 | 37
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học âm
7 p | 214 | 24
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán
7 p | 160 | 13
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm về cách tiếp cận một thi phẩm mới
13 p | 87 | 10
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm Hiệu trưởng tiểu học quản lý công tác xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn
11 p | 79 | 5
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn đá cầu cho học sinh trường THCS Lê Đình Chinh
18 p | 71 | 4
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm dạy tác phẩm thơ hiện đại bằng sơ đồ tư duy
19 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn