Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
Trang<br />
TT NỘI DUNG<br />
<br />
<br />
1 Trang bìa<br />
<br />
2 Mục lục 1<br />
<br />
3 Phần thứ nhất: Mở đầu 2<br />
<br />
4 Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề 4<br />
<br />
5 I. Cơ sở lý luận 4<br />
<br />
6 II. Thực trạng vấn đề 4<br />
<br />
7 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6<br />
<br />
8 IV. Tính mới của giải pháp 22<br />
<br />
9 V. Hiệu quả SKKN 22<br />
<br />
10 III. Phần kết luận và kiến nghị 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
<br />
Có thể nói trong trường kì lịch sử loài người, môn Văn là một môn học <br />
có lịch sử lâu đời nhất trong các môn học. Trong bất kì giai đoạn nào, môn <br />
học này cũng hướng tới các nhiệm vụ chủ yếu sau đây :<br />
Thứ nhất, giúp người học biết đọc, biết viết (biết chữ)<br />
Thứ hai giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp và biết cảm nhận, <br />
thưởng thức cái hay, cái đẹp của văn chương, nghệ thuật.<br />
Thứ ba, thông qua hai nhiệm vụ trên mà mở mang tri thức, giáo dục tư <br />
tưởng, tình cảm và rèn luyện nhân cách cho người học sinh.<br />
Ngày nay, khi đất nước bước sang một giai đoạn mới, mục tiêu của <br />
giáo dục nhà trường phổ thông đã xác định rõ trong luật giáo dục:<br />
“ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo <br />
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thanh nhân <br />
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm <br />
công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao <br />
động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật Giáo dục – Điều 23)<br />
Do yêu cầu gắn với cuộc sống hiện tại nên chương trình Ngữ văn trung <br />
học cơ sở có đưa vào một số văn bản nhật dụng. Đó là những bài viết có tính <br />
chất gần gũi, bức thiết đôí với cuộc sống trước mắt của con người và cộng <br />
đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, <br />
quyền trẻ em, ma tuý và các tác hại của các tệ nạn xã hội…Nhằm đưa học <br />
sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc gần gũi hằng ngày vừa có ý <br />
nghĩa lâu dài trọng đại mà tất cả các dân tộc cùng quan tâm đến, giúp các em <br />
“hòa nhập với xã hội”, thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với xã <br />
hội . Từ đó có tinh thần thái độ học tập đúng đắn hơn.<br />
Muốn chuyển tải một cách tốt nhất những kiến thức cơ bản đó đến <br />
người học. Người giáo viên phải nắm chắc kiến thức, hiểu biết sâu rộng, <br />
vốn sống phong phú. Ai cũng hiểu nếu không nắm vững tri thức thì không thể <br />
dạy tốt được nên người giáo viên bao giờ cũng chú tâm vào việc đào sâu kiến <br />
2<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
thức, suy ngẫm, tìm tòi nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu các đối tượng học <br />
sinh.<br />
Xuất phát từ nhận thức đó, tôi cảm thấy rằng đúng là cần trăn trở về <br />
việc giảng dạy các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS. <br />
Đặc biệt là cụm văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Tôi <br />
mạo muội viết đề tài: “Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong <br />
chương trình Ngữ văn lớp 7”. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy <br />
và phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của học sinh trong việc tiếp <br />
nhận thông tin, khám phá giá trị của các văn bản nhật dụng .<br />
Dẫu có niềm đam mê nhưng vốn kiến thức về chuyên môn còn hạn <br />
hẹp nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong được sự góp ý của cấp trên <br />
và đồng nghiệp.<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu: <br />
<br />
Có thể nói: Chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh <br />
thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí Kiểu văn bản( Tập <br />
làm văn) và tương ứng với kiểu văn bản là Thể loại tác phẩm(văn học). Điều <br />
này có nghĩa là việc lựa chọn các văn bản căn cứ trước hết vào tính chất tiêu <br />
biểu của kiểu văn bản và thể loại tác phẩm. Song bên cạnh đó còn có một <br />
nội dung mà chương trình Ngữ văn quan tâm là sự cập nhật, gắn kết với đời <br />
sống, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc gần gũi hàng <br />
ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài, trọng đại mà tất cả các dân tộc cùng quan tâm <br />
hướng tới … Đó chính là hệ thống các văn bản nhật dụng.<br />
Nhưng để truyền đạt những kiến thức cơ bản và đạt được mục đích <br />
đã xác định thì mỗi người hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một con đường <br />
với những cách thức và các thao tác sư phạm của riêng mình. Con đường riêng <br />
ấy được hình thành từ những suy nghĩ của cá nhân về nội dung bài dạy cũng <br />
như đối tượng học sinh.<br />
Cho nên trong gần 20 năm giảng dạy ở trường THCS Buôn Trấp, bản <br />
thân tôi đã xác định mục đích nghiên cứu của mình là làm sao để học sinh <br />
khối 7 mà mình đã, đang và sẽ giảng dạy thông qua các bài học cụ thể của <br />
nhóm văn bản nhật dụng mà hiểu biết một cách sâu sắc những vấn đề về <br />
quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ (người mẹ) và vấn đề văn hóa giáo dục. <br />
3<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
Ngoài ra còn nhằm góp phần tạo thêm sự hứng thú và nâng cao hiệu quả của <br />
giờ lên lớp của mỗi giáo viên.<br />
Mục đích chính của đề tài là nhằm đưa ra hướng giải quyết một số <br />
thắc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, để từ đó bản thân có thêm <br />
kinh nghiệm dạy tốt phần văn bản nhật dụng, đồng thời cũng đáp ứng được <br />
nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn lớp 7 ở trường THCS hiện nay.<br />
Cũng có thể đề tài này chỉ là một tài liệu dùng để tham khảo để phục <br />
vụ cho việc giảng dạy văn bản nhật dụng ở khối 7 THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
<br />
1.1 “Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc <br />
chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội <br />
dung văn bản. Đó là những bài viết có tính chất gần gũi, bức thiết đôí với <br />
cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : <br />
thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý và các tác <br />
hại của các tệ nạn xã hội… Bởi vậy, văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả <br />
các thể tài cũng như các kiểu văn bản” ( Ngữ văn 6 tập hai)<br />
1.2 Bởi vậy mà những văn bản đều được lựa chọn theo những đề tài <br />
với những vấn đề có tính thời sự rất cao và cập nhật với đời sống hiện đại. <br />
Chính vì vậy mà các văn bản nhật dụng có tính lâu dài cùng với sự phát triển <br />
của lịch sử nhân loài.<br />
Chẳng hạn như vấn đề bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt <br />
nhân, môi trường, dân số, vấn đề giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá....Tất <br />
cả đó đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng không thể ngày <br />
một ngày hai mà giải quyết được.<br />
Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là một <br />
yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng nó vẫn thuộc về một kiểu văn <br />
bản nhất định: kể chuyện, miêu tả, thuyết minh, nghị luận hay điều hành.... <br />
có nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại mọi kiểu văn bản.<br />
Hơn nữa đối với các em học sinh THCS các em mới lần đầu tiên làm <br />
quen với loại văn bản nhật dụng nên có phần còn bỡ ngỡ. Chưa nói đến một <br />
số ít giáo viên ở một số trường vẫn chưa thực sự quan tâm thích đáng đến <br />
phần văn bản này. Do đó mà việc vận dụng và đổi mới phương pháp trong <br />
<br />
5<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
tiết dạy văn bản nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng có một vai trò vô <br />
cùng quan trọng. Với các em khi học văn bản nhật dụng không chỉ là để mở <br />
rộng hiểu biết toàn diện mà còn nhằm tạo cho các em thực hiện nguyên tắc là <br />
để các em hoà nhập với cuộc sống xã hội và rút ngắn khoảng cách giữa nhà <br />
trường và xã hội.<br />
II. Thực trạng vấn đề:<br />
<br />
1/ Thực trạng của vấn đề: Thực tế khi đứng trên lớp trực tiếp giảng <br />
dạy cùng với sự đóng góp ý kiến trao đổi với các đồng nghiệp bản thân tôi <br />
nhận thấy khi khai thác giảng dạy văn bản nhật dụng giáo viên thường mắc <br />
phải một số hạn chế như sau:<br />
Giáo viên coi những văn bản này là một thể loại cụ thể giống như <br />
truyện, kí…. Trong khi đó bản thân nó lại không phải. Vì thế giáo viên chỉ chú <br />
ý dựa vào các điểm của thể loại như: cốt truyện, nhân vật, tình huống, sự <br />
việc ghi chép để phân tích nội dung.<br />
Giáo viên thường chú ý khai thác và bình giảng trên nhiều phương diện <br />
của sáng tạo nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú <br />
trọng đến vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh.<br />
Ví dụ khi dạy văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, GV chỉ <br />
chú ý truyền tải nội dung, cốt truyện mà chưa giúp học sinh liên hệ với chính <br />
bản thân mình nếu xãy ra vấn đề đó đối vói gia đình, bạn bè và những người <br />
xung quanh mình.<br />
Hơn nữa giáo viên quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn <br />
bản với đời sống mà giáo viên chưa chú ý nhiều tới liên hệ thực tế dẫn đến <br />
khai thác kiển thức chưa đầy đủ.<br />
Một mặt vốn kiến thức của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự mở rộng. <br />
Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các <br />
biên pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh. Trong tiết học <br />
thường khô khan, thiếu sinh động và chưa kích thích hứng thú và sự say mê <br />
yêu thích của các em khi học văn.<br />
Phương tiện dạy học cũng đóng một vai trò quan trọng quyết định chất <br />
lượng giờ dạy:ở đây giáo viên chỉ có thể dùng bảng phụ, phiếu học tập đó là <br />
<br />
6<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
do cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu. Trong khi đó có một số văn bản <br />
nếu học sinh được xem các tranh ảnh minh hoạ, đoạn băng ghi hình, sơ đồ tư <br />
duy thì sẽ làm cho tiết học sinh động hơn nhiều. Chẳng hạn khi dạy bài Ca <br />
Huế trên sông Hương thì hầu như giáo viên không chú ý đến vấn đề này.<br />
<br />
Giáo viên còn có một tâm lí là phân vân không biết có nên sử dụng <br />
phương pháp giảng bình khi dạy những văn bản này hay không và nếu có thì <br />
sử dụng ở mức độ nào?<br />
Giờ học tẻ nhạt không thực sự thu hút sự hứng thú của học sinh. Bản <br />
thân các em chưa biết liên hệ thực tế, chưa biết giải quyết vấn đề nêu ra <br />
trong văn bản nhật dụng.<br />
2/Nguyên nhân của thực trạng:<br />
+ Số lượng văn bản nhật dụng chiếm số lượng không nhiều (khoảng <br />
10% trong chương trình sgk THCS) nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng <br />
đặt vấn đề về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. Bởi vậy nên giáo <br />
viên ít có kinh nghiệm, giờ giảng dạy còn lung túng về phương pháp.<br />
+ Việc sử dụng máy chiếu của giáo viên chưa thực sự nhuần nhuyễn, <br />
chưa được đều đặn nên việc mở rộng kiến thức cho các em bằng hình ảnh, <br />
đoạn phim, bài dân ca Bắc Bộ… còn rất hạn chế.<br />
+ Giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học văn bản <br />
nhật dụng.<br />
+ Giáo viên ít sưu tầm các tài liệu liên quan đến văn bản nhật dụng để <br />
bổ sung cho bài học thêm phong phú.<br />
+ Một nguyên nhân có thể nói là khó có thể giải quyết ngay được là <br />
việc học của học sinh. Đa phần học sinh của trường chúng tôi là con nông <br />
dân, sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái chưa thực sự tốt nhiều <br />
gia đình đi làm ăn xa không có điều kiện quan tâm đến các em. Nhiều em <br />
không chăm học, về nhà không học bài, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp <br />
dẫn đến không hiểu bài. Điều đó đã làm cho giáo viên càng gặp khó khăn hơn.<br />
+ Đồng thời hệ thống văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa ngữ văn <br />
lớp 7 lại tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là truyện <br />
ngắn (Cuộc chia tay của những con búp bê), một bài bút kí(Ca Huế trên sông <br />
<br />
7<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
Hương)Cũng có thể là một bài báo biểu cảm(Cổng trường mở ra), Bức <br />
thư(Mẹ tôi). Năm học 20142015 bản thân tôi được phân công giảng dạy môn <br />
Ngữ văn lớp 7 từ thực trạng nêu trên nên kết quả của việc học văn bản nhật <br />
dụng của năm 2014 2015 được thể hiện qua bài kiểm tra 15 phút như sau (cụ <br />
thể tôi dạy 3 lớp 7a4, 7a7, 7a8).<br />
<br />
Lớp Điểm 8> 10 5> 7 1>4<br />
<br />
7a4, 7a7, 7a8 13 em 35 em 50 em<br />
(TS: 98)<br />
<br />
Lưu ý: Điểm khá, Giỏi phần lớn đều nằm ở lớp 7a8.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
1 / Một số vấn đề cơ bản cần chú ý khi dạy các văn bản nhật dụng: <br />
1.1) Dạy loại văn bản này là “ Tạo điều kiện tích cực để thực hiện <br />
nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội”. Nên các đề tài được chọn dĩ <br />
nhiên phải có tính chất thời sự, song đó cũng phải là những đề tài có liên quan <br />
đến “Những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài”.<br />
Do đó dạy văn bản nhật dụng, trước hết phải từ cái trước mắt, có tính <br />
cập nhật và thời sự, chỉ ra ý nghĩa lâu dài muôn thuở; từ cái của một nơi, chỉ <br />
ra điều của mọi nơi; từ một phương diện, chỉ ra mối liên quan của nhiều <br />
phương diện. Do chức năng, đề tài, tính chất của văn bản, GV có quyền và <br />
cần cho HS liên hệ tới một phạm vi rộng rãi mà không bị quá gò bó trong <br />
khuôn khổ văn chương. Hoàn toàn có thể cho HS liên hệ trực tiếp vấn đề <br />
đang học với tình hình địa phương và khi cần, có thể sử dụng một giờ dành <br />
cho chương trình địa phương để tiến hành các hoạt động điều tra, thống kê, <br />
khảo sát.<br />
1.2) Ở phần chú thích, bên cạnh việc giải nghĩa, còn có những thông tin <br />
khác về lịch sở, xã hội, chính trị, … Cần lưu ý HS đọc kĩ cả những chú thích <br />
đó mới hiểu được một cách đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa của văn bản.<br />
1.3) Không nên quan niệm đây là những sáng tác tiêu biểu cho các tác <br />
phẩm văn học của một thời kì hay một tác giả nào đấy để đặt ra hay đòi hỏi <br />
qua cao yêu cầu về nghệ thuật của văn bản. Mặc dù các văn bản nhật dụng <br />
trong chương trình Ngữ văn THCS có cách viết trong sáng, chuẩn mực, nhưng <br />
8<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
có lẽ nhà biên soạn chủ yếu vẫn là chú ý đến nội dung chính đặt ra trong tác <br />
phẩm ấy. Vì vậy khi dạy học các văn bản nhật dụng , GV nên tập trung khai <br />
thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản; từ đó mà liên hệ , <br />
giáo dục tư tưởng, tình cảm và ý thức cho HS trước các vấn đề mà cả xã hội <br />
đang quan tâm.<br />
2) Nh<br />
ững lưu ý về nội dung khi dạy các văn b<br />
ản nhật dụng trong sách<br />
<br />
giáo khoa Ngữ văn 7: <br />
2.1) Trong chương trình Ngữ văn 7 gồm 4 văn bản nhật dụng sâu đây:<br />
- Cổng trường mở ra Của Lí Lan.<br />
- Mẹ tôi của Etmônđôđơ Amixi trong Những tấm lòng cao cả.<br />
- Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài.<br />
- Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.<br />
Hai văn bản Cổng trường mở ra Của Lí Lan và Mẹ tôi của Etmôn<br />
đôđơ Amixi nhằm khai thác nội dung người mẹ và nhà trường. Văn bản <br />
Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài thuộc đề tài quyền trẻ <br />
em. Văn bản cuối là một bài báo giới thiệu một sản phẩm văn hóa nổi tiếng <br />
của một địa danh nổi tiếng với một con sông nổi tiếng: Ca Huế trên sông <br />
Hương của Hà Ánh Minh.<br />
2.2. Nắm chắc đặc điểm và ý nghĩa của các nội dung đặt ra trong mỗi <br />
văn bản nhật dụng để hướng dẫn học sinh tự liên hệ, rút ra được bài học <br />
cho chính bản thân mình. Chẳng hạn:<br />
2.2.1 Cổng trường mở ra là một bài kí được trích từ báo là một bài kí <br />
được trích từ báo Yêu trẻ – thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Lí Lan. Bài <br />
văn ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước <br />
ngày khai trường vào lớp một. Không có sự việc, không có cốt truyện, chủ <br />
yếu là tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng đón chờ ngày khai trường. Người mẹ <br />
không ngủ, phần vì lo chuẩn bị cho con, nhưng phần vì cả tuổi thơ áo trắng <br />
đến trường của chính mình sống dậy. “Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như <br />
nghe tiếng đọc trầm bổng : “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm <br />
nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”<br />
<br />
<br />
9<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
Khi dạy bài này, GV chủ yếu hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích tâm <br />
trạng của người mẹ là chính. Qua tâm trạng này mà thấy được tình cản và <br />
tấm lòng của bà mẹ trước ngày con vào lớp một. Từ đó mà HS liên hệ với <br />
chính bản thân mình.<br />
2.2.2 Mẹ tôi là một bài văn mang tính truyện nhưng lại dưới dạng một <br />
bức thư của nhà văn Étmônđôđơ Amixi( Nhà văn Italia). có chuyện <br />
xãy ra nhưng phần chính vẫn là tâm trạng và những suy nghĩ của người bố <br />
qua bức thư gửi cho con – người đã phạm lỗi. Qua bức thư, người đọc thấm <br />
thía công lao và tình cảm của người mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi <br />
người con. Do tập trung đề cao người mẹ và nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục, có <br />
những chỗ tác giả diễn đạt khá cực đoan, ví dụ; “ Bố rất yêu con, con ạ, con <br />
là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, <br />
còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”, trong quá trình phân tích nếu để nguyên <br />
như thế hoặc không khéo léo học sinh cảm thấy nặng nề và có thể hiểu <br />
nhầm tấm lòng của người cha rằng yêu vợ hơn con nên nười giáo viên phải <br />
phân tích, bình luận và chỉ rõ cho các em thấy tình cảm và sự nghiêm khắc <br />
của người cha trong việc giáo dục con.<br />
GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích văn bản, từ đó mà rút ra nội <br />
dung và ý nghĩa của bài học, tự liên hệ và kiểm điểm về những thái độ và tình <br />
cảm của chính bản thân đối với bố mẹ mình.<br />
2.2.3 Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài tuy là một <br />
truyên ngắn, nhưng khi vào sách Ngữ văn, văn bản này vẫn chủ yếu được <br />
khai thác theo tinh thần của một văn bản nhật dụng. Đây là văn bản thể hiện <br />
vấn đề quyền trẻ em, một trong những nội dung chính của mảng văn bản <br />
nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 7. Trẻ em có rất nhiều quyền. Điều đó <br />
đã được ghi trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc <br />
1989. Tuy vậy đề tài về quyền trẻ em thì không phải nhiều. Các tác giả <br />
thường khai thác ở một số vấn đề như: Nỗi khổ về cuộc sống vật chất và <br />
nỗi đau về tinh thần. Một trong những nỗi đau về tinh thần đó là nỗi đau sống <br />
thiếu cha, thiếu mẹ. Cha mẹ không may mất đi là một nỗi đau đã đành. Cha <br />
mẹ vẫn sống mà con cái vẫn bị chia lìa xa cách mới là điều đáng nói. Nỗi đau <br />
này do chính con người tạo nên cho bản thân và con cái mình. Truyện Cuộc <br />
chia tay của những con búp bê viết về vấn đề này nhưng qua câu chuyện <br />
10<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
người đọc còn thấy được những tình cảm anh em trong sáng, thân thiết, sự <br />
gắn bó máu thịt và tấm lòng nhân hậu, vị tha của những em bé chẳng may rơi <br />
vào cảch hạnh phúc gia đình tan vỡ. Truyện ngắn này đã được giải nhì trong <br />
cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em do viện khoa học giáo dục và tổ chức <br />
cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển tổ chức năm 1992. Khi đọc văn bản này, bản thân <br />
tôi cũng hơi băn khoăn là liệu vấn đề khá tế nhị và phức tạp của người lớn <br />
(chuyện li hôn) mà cho HS lớp 7 biết như thế có quá sớm không? Sau khi trao <br />
đổi với đồng nghiệp tôi mới nhận thấy việc dạy văn bản này cho lứa tuổi này <br />
không có gì đáng lo lắng vì:<br />
Thứ nhất, vấn đề hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, bố mẹ li hôn, con cái <br />
chịu nhiều đau đớn, thua thiệt,… là một sự thật không nên né tránh trong xã <br />
hội. Các phương tiện thông tin đại chúng ( sách, báo, phát thanh, truyền hình,<br />
…)cũng thường xuyên khai thác vấn đề này. Vì thế đây không còn là câu <br />
“chuyện kín” cần phải giữ gìn, “che đậy” với các em.<br />
Thứ hai, nội dung chính của truyện Cuộc chia tay của những con búp <br />
bê không tập trung khai thác và miêu tả trực tiếp cảnh đổ vỡ giữa cha mẹ <br />
(như xô xát, mắng chửi, đập phá,…) mà chủ yếu tập trung khắc hoạ những <br />
tình cảm và tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng và cao đẹp của hai em bé. <br />
Chính điều này có ý nghĩa giáo dục không chỉ với các em mà cho cả những <br />
người đã là cha, là mẹ. Cũng chính điều này cùng với cách kể chuyện chân <br />
thật đã tạo cho truyện một sức truyền cảm khá mạnh, khiến cả người dạy <br />
lẫn người học rất xúc động. Do đó khi dạy, GV cần tập trung khai thác nội <br />
dung này là chính.<br />
2.2.4 Ca Huế trên sông Hương của Hà Anh Minh nhằm giới thiệu <br />
những sản phẩm văn hố truyền thống của dân tộc. Bài văn viết về một sản <br />
phẩm văn hố nổi tiếng của một địa danh nổi tiếng với một con sông nổi <br />
tiếng: Ca Huế trên sông Hương. Đây không phải là một truyện ngắn, một <br />
sáng tác có tính hư cấu mà chỉ là một bút kí, ghi chép một nét sinh hoạt văn <br />
hóa: Ca Huế trên sông Hương. Qua cảnh sinh hoạt này mà giới thiệu những <br />
vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế; giới thiệu những hiểu biết của tác giả về <br />
nuồn gốc, về sự phong phú của cac làn điệu dân ca Huế.<br />
Bài văn vừa tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên dòng sông Hương <br />
thơ mộng, vừa giới thiệu những làn điệu dân ca Huế, vì thế không thể chia bố <br />
11<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
cục một cách rõ ràng. Tuy vậy GV có thể tập trung khai thác mấy nội dung cơ <br />
bản sau:<br />
- Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế ( thể hiện <br />
qua tên gọi các làn điệu, qua nhạc cụ và cách chơi)<br />
- Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông <br />
Hương.<br />
- Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.<br />
Có thể do nội dung và tính chất của bài viết mà tác giả nhắc tới rất <br />
nhiều tên các làn điệu ca Huế, nhạc cụ và các “ngón đàn” của ca công. Khi <br />
học, GV không nên bắt các em phải nhớ, phải hiểu hết các chú thích. Nên chốt <br />
lại vấn đề bằng việc khái quát: Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi chúng <br />
ta khó mà nhớ hết được tên các làn điệu, tên các nhạc cụ và các ngón đàn của <br />
ca công.<br />
Bài học này nằm gần với phần chương trình Ngữ văn địa phương(tuần <br />
29) và hoạt động Ngữ văn (tuần 31) vì thế GV cần liên hệ nội dung bài học <br />
này với các nội dung sẽ học trong các tuần đó. Ví dụ:<br />
- Từ bài văn đề nghị các em liên hệ với các làn điệu dân ca nói riêng và <br />
các sản phẩm văn hóa tinh thần nói chung của quê hương mình.<br />
- Thử sưu tầm và giới thiệu một băng, đĩa nhạc có ca Huế, hoặc các <br />
bài hát hiện đại phỏng theo những điệu ca Huế.<br />
- Thử tập hát một vài làn điệu ca Huế hoặc giới thiệu một làn điệu <br />
dân ca của quê hương mình.<br />
- Viết bài tập tìm hiểu về các vùng dân ca nổi tiếng của dân tộc như: <br />
dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca Nam bộ, dân ca <br />
Liên khu Năm,…<br />
3 / Những lưu ý về phương pháp (phương pháp chủ động) khi dạy văn <br />
bản nhật dụng:<br />
Tinh thần chung của PPDH mới là: Tôn trọng HS, tránh áp đặt, linh <br />
hoạt, chủ động và sáng tạo. HS tự mình tiếp xúc vơíù các văn bản, tự mình <br />
suy nghĩ khám phá cái hay, cái độc đáo của tác phẩm dưới sự hướng dẫn của <br />
thầy. Do đó GV cần lưu ý:<br />
12<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
3.1/ Xác định mục tiêu dạy học<br />
Đối với tác phẩm văn chương, hoạt động đọc hiểu là việc đọc nghiền <br />
ngẫm, phân tích, cảm thụ những vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, để từ đó <br />
hiểu được những khái quát về đời sống tác giả. Nghĩa là người đọc tự mình <br />
khám phá và rung động về ý nghĩa đời sống và giá trị thẫm mĩ của tác phẩm. <br />
Đó chính là mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nghệ thuật. Còn đối với <br />
văn bản nhật dụng thì mục tiêu kiến thức của bài học sẽ nhấn vào nội dung <br />
tư tưởng của văn bản, tức là nắm bắt vấn đề xã hội gần gũi, bức thiết, mang <br />
tính thời sự hơn là đi sâu vào khám phá giá trị hình thức của văn bản.Như vậy <br />
việc xác định mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nhật dụng phải bắt đầu <br />
từ sự rõ ràng trong việc phân loại văn bản.<br />
3.2/ GV cần biết cách đặt những câu hỏi mở, khuyến khích HS suy <br />
nghĩ, nghe HS trả lời một cách tin cậy và thân ái. Cần huy động mọi HS ở các <br />
trình độ khác nhau tham gia vào việc trả lời câu hỏi và đóng góp ý kiến. Ví <br />
dụ: Khi dạy văn bản Cổng trường mở ra, GV đặt câu hỏi “ Kết thúc bài văn <br />
bà mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” . <br />
Em đã trải qua thời lớp Một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là những gì?<br />
Đây là câu hỏi mở, nhằm làm nổi bật lên vai trò và vị trí của nhà <br />
trường đối với cuộc đời mỗi con người. HS có thể trả lời theo cách riêng của <br />
mình. GV chỉ nên định hướng, gợi mở một vài điểm thật cần thiết như : Nhà <br />
trường đã mang lại cho em những gì về tri thức, về tình cảm, tư tưởng, đạo <br />
lí, về tình bạn, tình thầy trò,…?<br />
3.2/ Sử dụng không gian nhà trường, lớp học, dụng cụ học tập như <br />
bảng phụ một cách sáng tạo để tổ chức cho HS thảo luận cũng như tiến hành <br />
các hoạt động khác theo nhóm. Ví dụ: Khi dạy văn bản “Mẹ tôi”, GV đặt câu <br />
hỏi: Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với Enricô mà lại viết <br />
thư? <br />
Câu hỏi này đòi hỏi HS phải suy luận nhiều. Có thể có nhiều cách trả <br />
lời khác nhau nên các em cần bàn bạc và thống nhất ý kiến trong nhóm. Mỗi <br />
nhóm lại có thể có mỗi cách suy luận khác nhau, miễn là hợp lí. Tổng hợp ý <br />
của các nhóm sẽ là: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi <br />
không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi <br />
<br />
13<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất đi <br />
lòng tự trọng. Đây chính là bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống <br />
gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội.<br />
3.3/ Việc lớp học trở nên ồn ào hơn mỗi khi thảo luận cần được hiểu <br />
là dấu hiệu của hoạt động học tập tích cực chứ không có nghĩa là kỉ luật lớp <br />
học lỏng lẻo. Tránh kiểu “ im lặng nhà thờ”.<br />
3.4/ Lên kế hoạch và chuẩn bị bài giảng sao cho có thể kết hợp các <br />
kiến thức của bài học với các ví dụ tương ứng, sử dụng những kiến thức liên <br />
quan đến tình hình địa phương nơi trường đang đóng cũng như liên hệ với <br />
thực tế cuộc sống hiện nay một cách linh hoạt có tác dụng giúp HS tự rút ra <br />
bài học cho bản thân.<br />
3.5/ Lấy SGK làm chuẩn, cung cấp kiến thức không nên qua nặng nề, <br />
ôm đồm làm phức tạp hóa các vấn đề vốn đơn giản. Biết mười để dạy một <br />
là một tư tưởng đúng, nhất là dạy đúng cái “một” đó. Không nên biết mười <br />
rồi giới thiệu luôn cả mười, có gì thì các thầy cô đều muốn nói hết cho HS. <br />
Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên tình trạng “quá tải” không chỉ <br />
đối với HS mà cả đối với GV. Hãy để cho HS tự tìm tòi, phát hiện với lượng <br />
kiến thức vừa sức của các em.<br />
3.6/ Chú ý tính phân hóa trong HS. Đưa ra các bài tập phải đa dạng, có <br />
bài tập mở rộng đối với HS khá và cũng có bài tập đặc biệt dành cho HS yếu <br />
kém. Ví dụ: Khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê, GV đặt câu hỏi <br />
: Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia hai con búp bê “Vệ Sĩ” và <br />
“Em Nhỏ” ra hai bên có gì mâu thuẩn? Theo em có cách nào để giải quyết <br />
mâu thuẩn ấy không? Kết thúc truyện Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết như <br />
thế nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm như thế <br />
nào?<br />
Câu hỏi này buộc HS đi sâu vào phân tích một sự việc (hành động) của <br />
nhân vật chính, từ đó thấy được nội dung sâu sắc của truyện. Đây là câu hỏi <br />
khó, GV có thể gợi ý và yêu cầu những HS khá giỏi trong lớp trình bày. Trước <br />
khi chỉ cho các em thấy được vấn đề:<br />
- Mâu thuẫn ở chỗ: một mặt Thuỷ rất giận dữ, không muốn chia rẽ <br />
hai con búp bê, nhưng mặt khác em lại rất thương Thành, sợ đêm <br />
<br />
14<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
đêm không có con vệ sĩ canh giấc ngủ cho anh, nên em rất bối rối sau <br />
khi đã “tru tréo lên giận dữ’.<br />
- Đưa ra tình huống này, nhằm gợi lên ở các em một suy nghĩ: Muốn <br />
giải quyết mâu thuẫn này, chỉ có cách gia đình Thuỷ và Thành phải <br />
đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay.<br />
- Cuối truyện, Thuỷ lựa chọn cách để lại con Em Nhỏ gợi lên trong <br />
lòng người đọc lòng thương cảm đối với Thuỷ, thương cảm một em <br />
gái giàu lòng vị tha, thương anh, thương cả những con búp bê, thà <br />
mình chịu chia lìa chứ không để búp bê phải chia tay, mình đành chịu <br />
thiệt thòi để anh luôn có con vệ sĩ gác cho ngủ đêm đêm. Chi tiết này <br />
cũng khiến người đọc thấy sự chia tay của hai con Em Nhỏ và Vệ Sĩ <br />
là rất vô lí, là không nên có.<br />
3.7/ Cần tôn trọng những nhận xét, đánh giá của HS phần nào đồng nghĩa <br />
với việc chúng ta phải chấp nhận rằng ý kiến của chúng ta không phải khi <br />
nào cũng đúng. Người GV khi dạy kiểu bài này chủ yếu là nêu vấn đề, gợi <br />
mở vấn đề để HS tìm tòi. Không áp đặt kết quả có sẵn và vì thế kết quả <br />
phân tích, hiểu và cảm thụ của HS có thể không trùng và không nhất thiết <br />
phải đúng với những gì thầy cô hiểu và cảm nhận về tác phẩm đó. Một ví <br />
dụ: Khi giảng văn bản này ở lớp 7A7, tôi đã nghĩ là chỉ rút ra bài học: Người <br />
lớn và xã hội hãy chăm lo và bảo vệ hạnh phúc của trẻ em. không thể để trẻ <br />
em rơi vào tình cảnh bất hạnh. Trong khi chính các em rút ra rất nhiều bài học <br />
tự nhiên, cảm động, không kém phần sâu sắc:<br />
Anh em phải thương yêu nhau.<br />
Cha mẹ không nên li hôn.<br />
Không được chia rẽ tình cảm anh em, phải để cho anh em ruột thịt <br />
được sống bên nhau dù bất cứ lí do gì.<br />
Người lớn phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của trẻ con trước khi <br />
quyết định li hôn.<br />
Không được bắt trẻ em nghỉ học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
Từ một câu chuyện cảm động đã gợi lên trong các em rất nhiều các suy <br />
nghĩ đáng được trân trọng. Chẳng lẽ chúng ta buộc các em chỉ được rút ra bài <br />
học mà cô đã ghi trên bảng.<br />
III. BÀI SOẠN MẪU:<br />
<br />
TIẾT 113 Văn bản: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG<br />
<br />
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs<br />
<br />
1. Kiến thức: Hiểu về ý nghĩa văn hoá, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ <br />
và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hoá dân tộc đặc <br />
sắc và độc đáo này.<br />
Khái niệm thể loại bút kí. Giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế. Vẻ đẹp <br />
của con người xứ Huế.<br />
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc, phân <br />
tích văn bản nhật dụng theo thể loại thuyết minh.<br />
Tích hợp: Kiến thức tập làm văn để viết bài thuyết minh.<br />
3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng tự hào về nét đẹp của xứ Huế, gợi lòng yêu <br />
quê hương đất nước. Yêu quý, trân trọng, tự hào về nét đẹp của xứ Huế.<br />
Có ý thức gìn giữ di sản văn hoá dân tộc<br />
B/ Chuẩn bị:<br />
<br />
GV: SGK+ SGV+ Bài soạn, tranh ảnh+ máy chiếu( Ti vi kết nối máy <br />
tính)<br />
HS: Đọc, soạn bài theo hệ thống câu hỏi<br />
C/ Tiến trình lên lớp:<br />
<br />
1. Ổn định lớp: Nề nếp+ sĩ số<br />
2. Bài cũ: ?Qua truyện ngắn “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội <br />
Châu” em hiểu gì về hai nhân vật này?<br />
Varen: kẻ phản bội, tên chính khách làm trò chính trị, kẻ ruồng bỏ giai cấp, <br />
tên lừa dối trắng trợn, trơ tráo và vô liêm sĩ.<br />
<br />
16<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
Phan Bội Châu: bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xã thân được tôn sùng, con <br />
người đáng tôn kính, ngưỡng mộ.<br />
3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG I: GV giới thiệu bài<br />
<br />
Ỏ lớp 6, các em đã được học một số văn bản nhật dụng với nhiều đề <br />
tài khác nhau. Nếu Động Phong Nha là một danh lam thắng cảnh, Cầu Long <br />
Biên là một di tích lịch sử thì ca Huế trên sông Hương lại giúp chúng ta hình <br />
dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn hoá rất đặc trưng, nổi bật ở xứ Huế <br />
mộng mơ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu thêm vẻ đẹp của Huế qua một đên ca <br />
Huế trên sông Hương.<br />
* HOẠT ĐỘNG II: Nội dung bài học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG<br />
<br />
* Hướng d ẫ Vài kinh nghi<br />
n tìm hiểu chung ệm về việc dạy văn bản nhật dụI. Tìm hi<br />
ng trong ch ương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
ểu chung<br />
<br />
GV: Gọi HS đọc chú thích * SGK<br />
4.Cũng cố: Cũng c ố nội dung toàn bài 1. Tác giả tác phẩm<br />
? Văn bản do ai sáng tác.<br />
2. Đọc từ khó:(SGK)<br />
GV: Hướng dẫn hs đọc(Chậm rãi, rõ ràng, mạch <br />
lạc, lưu ý những câu đặc biệt)<br />
GV đọc mẫu một đoạn, gọi hs đọc tiếp sau đó sữa <br />
chữa, uốn nắn những chổ đọc sai, chưa chuẩn.<br />
HS đọc<br />
? Em biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc <br />
điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Về vị trí địa lí: Huế thuộc miền trung Việt Nam, <br />
phía nam giáo Đà Nẵng, phía bắc giáp Quảng Trị.<br />
Về đặc điểm lịch sử: Huế (Phú Xuân)từng là kinh <br />
đô của nhà Nguyễn hơn trăm năm(1802 1945)<br />
Về danh lam thắng cảnh: Thiên nhiên có sông <br />
Hương, núi Ngự, có nhiều di tích lịch sử: thành nội, <br />
lăng tẩm của các triều vua nhà Nguyễn, đền đài, <br />
chùa chiền, trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng.<br />
Về sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hoá tinh <br />
thần: Nhiều món ăn, nhiều thứ bánh kẹo mang màu <br />
sắc Huế như mè xửng, kẹo cau... ó nón bài thơ, có <br />
nhiều điệu hò, làn điệu dân ca nổi tiếng.<br />
Nhắc đến Ng<br />
Huườế i th<br />
ngự ườ thườễ<br />
i ệtan : Nguy<br />
c hi ngn Th ắc đếươ<br />
nhị Hoài S n ng Tr<br />
sông<br />
18 ường: THCS Buôn Trấp <br />
Hương núi Ngự, đến chùa Thiên mụ, đến phú Văn <br />
Lâu và các điệu hò, ca Huế thể hiệ rõ nét tâm hồn <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
? Dòng nào nói đúng nhất nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương <br />
muons đề cập?<br />
A. Vẻ đẹp của cảnh quan Huế trong đêm trăng thơ mộng<br />
B. Nguồn gốc của ca Huế<br />
C. Sự phong phú đa dạng của các làn điệu ca Huế<br />
D. Cả 3 nội dung trên<br />
5. Dặn dò<br />
<br />
Học thuộc ghi nhớ nắm nội dung bài<br />
Học thuộc một đoạn văn mà em thích<br />
Soạn bài: Liệt kê<br />
<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp: <br />
<br />
Dạy học văn bản nhật dụng theo phương pháp tích cực thì phải đa <br />
dạng hoá các biện pháp dạy học, cách thức tổ chức, phương tiện dạy học <br />
theo hướng hiện đại hoá. Cần có sự tích hợp với phần đọc hiểu văn bản <br />
nhật dụng: Thu thập, xử lý các nguồn tư liệu, minh hoạ và mở rộng kiến <br />
thức(ở tầm vừa với trình độ của các em) theo nội dung văn bản nhật dụng <br />
trên các kênh thông tin, coi trọng đàm thoại cá nhân và nhóm về văn bản nhật <br />
dụng bằng hệ thống câu hỏi. Trong đó sử dụng nhiều hơn hình thức học theo <br />
nhóm và các câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn của cá <br />
nhân và cộng đồng xã hội hiện nay: Sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, <br />
nhanh gọn minh hoạ chủ đề văn bản nhật dụng, tăng cường sử dụng phương <br />
tiện dạy học hiện đại để đẩy nhanh nhịp điệu dạy học và gia tăng thông tin <br />
trong bài học văn bản nhật dụng trên lớp, tạo không khí dân chủ, hào hứng <br />
trong giờ học văn bản nhật dụng.<br />
V. Hiệu quả SKKN: <br />
<br />
Từ những giải pháp trên tôi áp dụng vào tiết dạy văn bản nhật dụng ở <br />
lớp 7ª4, 7ª7, 7ª8 năm học 20142015(kiểm tra 15 phút đợt 2), các lớp 7ª1, 7ª2 <br />
năm học 20182019 cũng tại trường THCS Buôn trấp đạt được kết quả như <br />
sau: <br />
19<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
Lớp Điểm 8> 10 Điểm 5> 7 Điểm 1> 4<br />
<br />
2014 Lớp 7ª4, 7ª7, 7ª8 28 60 10<br />
2015 (TS: 98 học sinh)<br />
<br />
2018 7ª1, 7ª2 27 42 01<br />
2019 (TS: 70 học sinh)<br />
<br />
Như vậy những giải pháp mà tôi đưa ra có thể áp dụng được cho học <br />
sinh tất cả các trường THCS nhất là trường THCS Buôn trấp. Đồng thời khi <br />
mà tôi đưa ra giải pháp đó các em có sự hứng thú hơn trong học tập, bởi nó <br />
không chỉ cung cấp lượng kiến thức bổ ích cho các em mà nó còn tạo ra tâm lí <br />
thoái mái để các em tiếp nhận tri thức mà không có sự gò ép. <br />
Nói tóm lại dạy học văn bản nhật dụng theo phương pháp tích cực thì <br />
phải đa dạng hoá các biện pháp dạy học, cách thức tổ chức, phương tiện dạy <br />
học theo hướng hiện đại hoá. Cần có sự tích hợp với phần đọc hiểu văn bản <br />
nhật dụng: Thu thập, xử lý các nguồn tư liệu, minh hoạ và mở rộng kiến <br />
thức(ở tầm vừa với trình độ của các em) theo nội dung văn bản nhật dụng <br />
trên các kênh thông tin, coi trọng đàm thoại cá nhân và nhóm về văn bản nhật <br />
dụng bằng hệ thống câu hỏi. Trong đó sử dụng nhiều hơn hình thức học theo <br />
nhóm và các câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn của cá <br />
nhân và cộng đồng xã hội hiện nay: Sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, <br />
nhanh gọn minh hoạ chủ đề văn bản nhật dụng, tăng cường sử dụng phương <br />
tiện dạy học hiện đại để đẩy nhanh nhịp điệu dạy học và gia tăng thông tin <br />
trong bài học văn bản nhật dụng trên lớp, tạo không khí dân chủ, hào hứng <br />
trong giờ học văn bản nhật dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận: <br />
Việc giảng dạy Ngữ văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng với <br />
thực tiễn đời sống là một yêu cầu vừa hiển nhiên, vừa bức thiết. Bởi không <br />
thể chỉ khốn vấn đề giáo dục môi trường cho môn Sinh học, giáo dục truyền <br />
thống cho môn Lịch sử, giáo dục pháp luật cho môn Giáo dục công dân,… <br />
Ngữ văn không thể đứng ngồi cuộc.Việc đưa văn bản nhật dụng vào chương <br />
trình Ngữ văn quả là một việc làm cấp thiết và hợp lí không chỉ riêng đối với <br />
nền giáo dục nước ta mà còn đối với nền giáo dục của các nước trên thế giới. <br />
Song nói thì dễ, làm mới khó. Bởi ở nước ta, văn bản nhật dụng lần đầu tiên <br />
được đưa vào chương trình Ngữ văn nên tài liệu tham khảo nhằm cung cấp <br />
các thông tin cần thiết cho giáo viên còn chưa nhiều, do đó việc giảng dạy <br />
văn bản nhật dụng đạt hiệu quả cao cần có điều kiện, thời gian, sự cổ vũ <br />
động viên, sự cố gắng của nhiều người. Đặc biệt, người giáo viên phải thực <br />
sự cố gắng làm những gì có thể làm được để từng bước nâng cao hiệu quả <br />
giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục hiện nay.<br />
<br />
21<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương Trường: THCS Buôn Trấp <br />
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 <br />
<br />
II. Kiến nghị: <br />
1/ Đối với giáo viên:<br />
<br />
1.1. Vấn đề nội dung bài dạy: Giáo viên phải nắm chắc nội dung bài <br />
dạy, cảm nhận và thấu hiểu những nội dung cần truyền đạt và có phương <br />
pháp tiếp cận vấn đề một cách đúng đắn. Nếu GV không nắm chắc, hiểu <br />
đúng vấn đề thì không có cách nào có thể giúp GV đó giảng dạy tốt được cả.<br />
1.2. Vấn đề vận dụng các phương pháp: Vận dụng linh hoạt các <br />
PPDH, không độc tôn, không coi nhẹ, xem thường bất kì một phương pháp <br />
truyền thống nào. Vận dụng các phương pháp ấy một cách linh hoạt, đúng <br />
lúc, đúng chỗ nhằm tích cực hóa hoạt động của người HS.<br />
1.3. Vấn đề hệ thống câu hỏi: Xây dựng hệ thống câu hỏi đa dạng, <br />
phong phú và hấp dẫn. Bớt câu hỏi tái hiện, tăng cường những câu hỏi sáng <br />
tạo, câu hỏi nêu vấn đề…chú ý mối quan hệ giữa câu hỏi trên lớp( trong giáo <br />
án của giáo viên) và câu hỏi trong SGK của HS( chuẩn bị bài ở nhà)<br />
1.4. Vấn đề tiến trình giờ dạy: Cần đa dạng hóa các bước và các hình <br />
thức lên lớp. Không nhất thiết cứ phải thực hiện 5 bước lên lớp một cách <br />
cứng nhắc. Việc tiến hành các bước đi cụ thể của một giờ học phụ thuộc <br />
hoàn toàn vào nội dung bài học và tình hình cụ thể của lớp học. Có thể tập <br />
trung cả lớp như lâu nay, có thể chia nhóm chuẩn bị và thảo luận , có thể giao <br />
cho HS trình bày sau khi đã chuẩn bị ở nhà để các bạn góp ý bổ sung và thầy <br />
cô giáo tổng kết.<br />
1.5. Vấn đề ghi bảng: Không cần nhiều nhưng ít nhất cũng cần hình <br />
thành một dàn ý cơ bản của bài giảng để HS tiện theo dõi và nắm vững nội <br />
dung quan trọng. Tránh tuỳ tiện và cẩu thả khi trình bày bảng vì cần chú ý <br />
tính mô phạm và thị phạm cho HS.<br />
1.6. Vấn đề giáo dục tư tưởng cho HS: N