I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Tiểu học là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, nó có <br />
vai trò nền tảng rất quan trọng.“Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình <br />
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo <br />
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học <br />
Trung học cơ sở”. Với yêu cầu đó, ta thấy đội ngũ giáo viên chính là lực <br />
lượng nòng cốt giữ vai trò then chốt trong việc giảng dạy và giáo dục học <br />
sinh. Muốn học sinh học tốt cần phải có người thầy giỏi, vững chuyên môn, <br />
có kiến thức sâu rộng, nắm bắt được tâm lý học sinh để từ đó tổ chức các <br />
hoạt động học tập nhằm giúp các em chủ động tích cực chiếm lĩnh kiến <br />
thức. Chính vì thế, công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho <br />
giáo viên là vấn đề cấp thiết mà nhà trường cần phải thực hiện.<br />
Qua thực trạng, đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ chuyên <br />
môn, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhận thức của <br />
giáo viên tiểu học về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa <br />
đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường. Hoặc việc <br />
tổ chức triển khai thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Nội dung <br />
của việc bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa thường xuyên, <br />
biện pháp chỉ đạo chưa mang tính khả thi… Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn <br />
đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trường <br />
tiểu học còn hạn chế.<br />
Trong thời gian qua, chất lượng giáo dục các trường tiểu học nói chung <br />
và trường trường Tiểu học Lý Tự Trọng nói riêng đã có nhiều chuyển biến <br />
tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới hiện nay thì chất lượng đội ngũ <br />
giáo viên của trường chưa đáp ứng.<br />
Là cán bộ quản lý, tôi xác định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn <br />
cho đội ngũ giáo viên là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống <br />
công tác quản lý. Việc làm này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng <br />
quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy và học của nhà <br />
trường.Vì vậy tôi chọn đề tài Một vài kinh nghiệm về công tác Bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Giúp giáo viên có đủ năng lực thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, <br />
nâng cao hiểu biết các vấn đề về giáo dục.<br />
Tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo <br />
dục đào tạo của nhà trường những năm tiếp theo<br />
Phân tích những giải pháp, biện pháp về công tác quản lý chỉ đạo <br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trưởng Tiểu học.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Những biện pháp quản lí chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ <br />
giáo viên ở trường tiểu học Lý Tự Trọng <br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Nghiên cứu các giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục từ <br />
năm học 2015 2016 đến nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp lấy tư liệu ;<br />
Phương pháp khảo sát thực tế ;<br />
Phương pháp xử lý thông tin ;<br />
Phương pháp thảo luận ; <br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp ;<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng <br />
vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát <br />
triển. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá <br />
VII đã nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, <br />
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội <br />
mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách <br />
của Đảng, Nhà nước phải quán triệt về chăm sóc bồi dưỡng và phát huy <br />
nhân tố con người”.<br />
Đứng trước yêu cầu đó, Giáo dục đòi hỏi phải đào tạo ra những con <br />
người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề. Thực <br />
2<br />
hiện nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy <br />
giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành <br />
bại của sự nghiệp Giáo dục Đào tạo. Thầy giáo phải không ngừng phấn <br />
đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng <br />
đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. <br />
Có thể nói, năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy cô giáo là bài <br />
học sinh động đối với học sinh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và <br />
giáo dục nhân cách học sinh. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện <br />
nay, người thầy lại có vị trí quan trọng trong việc tạo ra những con người có <br />
ích cho xã hội. Không có thầy giỏi thì khó có học trò giỏi được. Chính vì thế <br />
để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì điều cần thiết là <br />
phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị cao, vững vàng <br />
về chuyên môn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình <br />
độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra được một môi trường giáo dục thuận lợi <br />
để cho họ có thể phát huy cao nhất năng lực của mình, để mỗi người không <br />
ngừng tự bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập <br />
nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết, đáp ứng yêu cầu hiện <br />
đại hoá của ngành giáo dục hiện nay.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Trường Tiểu học Lý Tự trọng nằm trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp, <br />
được công nhận chuẩn Quốc gia năm 2009. Cơ sở vật chất nhà trường <br />
tương đối đầy đủ, thiết bị thư viện phục vụ cho công tác giảng dạy tương <br />
đối đa dạng, phong phú. Ban Giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo <br />
trong công việc, luôn quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng công tác dạy <br />
và học. Đội ngũ giáo viên đa số năng nổ, nhiệt tình trong công tác, có tâm <br />
huyết với nghề. Nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm của lãnh <br />
đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo. Các tổ chuyên môn được biên <br />
chế hợp lý, hoạt động thường xuyên và tương đối hiệu quả. Đa số học sinh <br />
chăm ngoan, có ý thức, chịu khó vươn lên trong học tập.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh đó nhà trường cũng đã gặp không ít khó khăn như: <br />
phần lớn đội ngũ giáo viên trải qua nhiều năm công tác, đã lớn tuổi, sử dụng <br />
các phương pháp truyền thống để truyền thụ kiến thức cho học sinh, chưa <br />
mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Tay nghề giáo <br />
viên trong nhà trường không đồng đều. Một vài giáo viên không bắt kịp với <br />
đổi mới giáo dục hiện nay như: thực hiện mô hình VNEN, cập nhật và ứng <br />
<br />
3<br />
dụng công nghệ thông tin trong dạy học…<br />
Một số giáo viên chưa thực sự nhạy bén trong công tác, việc tổ chức <br />
cho học sinh tham gia các cuộc thi chưa nhiệt tình, chưa tận tụy, ít quan tâm <br />
đến các em. Nhận thức của một vài giáo viên còn hạn chế, xem nhẹ công tác <br />
tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng.<br />
Một số giáo viên mới ra trường, tuổi đời, tuổi nghề còn ít nên kinh <br />
nghiệm trong công tác chủ nhiệm cũng như giảng dạy chưa nhiều.<br />
Trường thực hiện nhiều loại mô hình mới nên khó khăn cho giáo viên <br />
mới chuyển về công tác.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Đề tài đưa ra một số giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả <br />
bồi dưỡng đội ngũ trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn <br />
diện<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
3.2.1. Tăng cường nhận thức công tác giáo dục tư tưởng chính trị đạo <br />
đức cho cán bộ viên chức<br />
Quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp đến toàn thể cán bộ, giáo viên, <br />
nhân viên trong nhà trường để mọi người nhận thức rõ vai trò quan trọng của <br />
Giáo dục và Đào tạo trong thời kì đổi mới.<br />
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương <br />
đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là <br />
một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây <br />
dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực”. <br />
Tổ chức cho cán bộ viên chức kí cam kết thực hiện các cuộc vận động <br />
và phong trào thi đua ngay từ đầu năm học. Nhân rộng cá nhân điển hình, đưa <br />
vào tuyên dương kịp thời trong các buổi sinh hoạt, các cuộc họp, các đợt sơ <br />
kết, tổng kết tại đơn vị. <br />
Tuyên truyền trong cán bộ viên chức về thực hiện nếp sống văn minh, <br />
sử dụng hiệu quả thời gian làm việc, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.<br />
Phối hợp với đoàn thể tổ chức các đợt bồi dưỡng chính trị, sinh hoạt <br />
chủ điểm nhằm nâng cao nhận thức chính trị, giáo dục đạo đức lối sống. <br />
<br />
4<br />
3.2.2. Xây dựng quy chế làm việc<br />
Để mỗi cá nhân xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong <br />
việc thực hiện nhiệm vụ năm học, việc cần thiết phải ban hành Quy chế. <br />
Vào đầu mỗi năm học, Nhà trường, bộ phận Chuyên môn xây dựng dự thảo <br />
Quy chế hoặc sửa đổi lại một số Điều về Quy chế làm việc như: Quy chế <br />
dân chủ, quy chế cơ quan, quy chế chuyên môn, quy chế bảo vệ...<br />
Tổ chức lấy ý kiến góp ý của toàn thể cán bộ viên chức trong nhà <br />
trường để đi đến thống nhất và thông qua trước Hội nghị công chức, viên <br />
chức. Các Điều khoản được quy định trong Quy chế được xem như là một <br />
nguyên tắc bắt buộc mà mọi người đều phải tuân thủ, nghiêm túc thực hiện <br />
và đó chính là tiêu chí làm căn cứ để xếp loại thi đua cuối năm.<br />
3.3.3. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn <br />
Thành lập các tổ chuyên môn đồng đều về số lượng và chất lượng. Cơ <br />
cấu tổ trưởng là đảng viên, giáo viên cốt cán vững về chuyên môn, nghiệp <br />
vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp.<br />
Tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng kĩ năng quản lý cho Tổ trưởng <br />
Tổ phó tổ Chuyên môn về nghiệp vụ công tác nhằm giúp Tổ trưởng, Tổ phó <br />
hiểu rõ về vai trò trách nhiệm để từ đó điều hành các tổ chuyên môn thực <br />
hiện tốt nhiệm vụ năm học.<br />
Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động năm học phải <br />
bám sát kế hoạch của Nhà trường, của Chuyên môn và dựa vào tình hình <br />
thực tế của tổ; Kế hoạch phải cụ thể; chỉ tiêu, biện pháp phải phù hợp, <br />
mang tính khả thi. <br />
Quy định các loại hồ sơ, sổ sách; cách trình bày các loại sổ để hồ sơ tổ <br />
khối được thống nhất đồng bộ. <br />
Lãnh đạo nhà trường trực tiếp tham dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên <br />
môn hoặc kiểm tra nội dung buổi sinh hoạt thông qua sổ ghi chép của Tổ. <br />
Đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ dừng lại ở việc kiểm <br />
tra tiến độ chương trình, xếp loại giờ dạy, trao đổi bài khó mà cần tập trung <br />
đưa ra biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Chẳng hạn:<br />
Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ, đặc biệt giáo viên mới ra <br />
trường hoặc mới chuyển về công tác, giúp họ làm quen với phương pháp <br />
của mô hình trường học mới.<br />
<br />
<br />
5<br />
33.4. Tổ chức chuyên đề, tập huấn cho cán bộ giáo viên <br />
Đầu năm học, yêu cầu các tổ đăng kí nội dung chuyên đề. Ban Giám <br />
hiệu định hướng cho các tổ chọn nội dung để chuyên đề phải thật sự cần <br />
thiết thường là những vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ trong công <br />
tác giảng dạy. Chuyên đề phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của giáo viên, <br />
tránh tình trạng tổ chức hàng loạt chuyên đề cho đủ số lượng mà không cần <br />
biết những chuyên đề đó có thật sự cần thiết và đáp ứng được nhu cầu <br />
giảng dạy hay không, vì điều này sẽ không những không hiệu quả mà còn <br />
lãng phí thời gian. <br />
Chẳng hạn nên chọn những chuyên đề như: <br />
Nội dung mới được triển khai trong năm học: Cách ghi lời nhận xét <br />
theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT; Tổ chức tiết Hoạt động tập thể; Dạy <br />
lồng ghép kỹ năng sống vào từng tiết học, bài học, môn học; Chuyên đề làm <br />
bài giảng điện tử...<br />
Nội dung khó giáo viên và học sinh còn vướng mắc trong năm trước.<br />
Nội dung chuyên đề đã thực hiện nhưng chưa giải quyết dứt điểm <br />
hoặc chưa đem lại hiệu quả.<br />
Ngoài ra còn có thể chọn một số đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt giải <br />
cao trong những năm học trước, có nội dung thiết thực để triển khai, nhân <br />
rộng trong nhà trường. <br />
Chỉ nên tổ chức 1 chuyên đề/ tổ/ năm, tránh ôm đồm thực hiện nhiều <br />
chuyên đề nhưng không có hiệu quả. <br />
Phân công giáo viên có năng lực để thực hiện. <br />
Sau mỗi đợt tham gia tập huấn hoặc tham dự chuyên đề các cấp, nhà <br />
trường chỉ đạo, phân công người thực hiện ở cấp trường để toàn thể giáo <br />
viên kịp thời nắm bắt và đưa vào vận dụng. <br />
3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu <br />
Công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động giáo dục là nội dung không <br />
thể thiếu trong trường học vì nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong công <br />
tác quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Chính vì thế, <br />
hàng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, <br />
trong đó chú trọng đến nội dung, hình thức, thời gian; thành phần kiểm tra. <br />
Tiến hành kiểm tra bằng nhiều hình thức như: chuyên đề, đột xuất; <br />
6<br />
với nhiều nội dung như: kiểm tra kế hoạch bài dạy, cách soạn giáo án, thực <br />
hiện chương trình, sử dụng đồ dùng dạy học; kiểm tra việc đánh giá học <br />
sinh theo Thông tư 22/2016/TTBGD ĐT; Kiểm tra công tác tự học, tự rèn, <br />
công tác chủ nhiệm lớp, Kiểm tra việc dạy thêm học thêm...<br />
Ngoài việc kiểm tra theo kế hoạch, Ban Giám hiệu còn kiểm tra đột <br />
xuất bất kì nội dung nào mà không báo trước nhằm rèn cho giáo viên tính tự <br />
giác trong mọi trường hợp. Đối với những nội dung mà giáo viên còn non, <br />
còn hay mắc phải khuyết điểm thì Ban Giám hiệu thường dành nhiều thời <br />
gian để kiểm tra tư vấn nhằm giúp đỡ họ, không đưa vào công tác thi đua <br />
khen thưởng nếu những sai sót đó được khắc phục trong lần kiểm tra sau.<br />
Ban Giám hiệu cùng tổ trưởng Chuyên môn dành nhiều thời gian để dự <br />
giờ, kiểm tra hồ sơ đối với những giáo viên mới chuyển về trường, cùng góp <br />
ý, tư vấn để giúp đỡ về chuyên môn. <br />
3.3.6. Tổ chức các hội thi trong nhà trường<br />
Bám sát nhiệm vụ năm học của ngành, tất cả các cuộc thi, hội thi như: <br />
Thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên viết chữ đẹp; Thi <br />
làm và sử dụng đồ dùng dạy học, sáng kiến kinh nghiệm, bài giảng điện tử <br />
(đối với giáo viên) và Thi Toán Tiếng Việt, ViOlympic, Rung chuông vàng, <br />
Văn nghệ, Nghi thức đội (đối với học sinh) nhà trường đều xây dựng kế <br />
hoạch chi tiết, cụ thể, ban hành kịp thời để giáo viên và học sinh có thời gian <br />
tìm hiểu, ôn luyện. Tổ chức thi cấp trường một cách nghiêm túc.<br />
Ra quyết định thành lập các Ban (ban giám khảo, ban ra đề), các Tổ (tổ <br />
tư vấn, tổ giúp việc, tổ thẩm định) phân công nhiệm vụ các thành viên một <br />
cách rõ ràng, cụ thể.<br />
Thường xuyên thay đổi hình thức các cuộc thi tạo nên sự đa dạng, <br />
phong phú để tránh sự nhàm chán trong giáo viên cũng như học sinh.<br />
Đánh giá kết quả một cách khách quan, công bằng, chính xác nhằm <br />
phản ánh đúng thực chất đồng thời để lựa chọn đối tượng tham gia dự thi <br />
cấp trên đạt kết quả cao. <br />
3.3.7. Chỉ đạo công tác Thi đua – Khen thưởng<br />
Nhằm động viên những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt <br />
thành tích cao trong các hoạt động phong trào, một yếu tố không thể thiếu <br />
được đó là công tác thi đua, khen thưởng.<br />
<br />
<br />
7<br />
Trước hết, Lãnh đạo nhà trường quán triệt trong toàn thể đơn vị các <br />
văn bản quy định về công tác thi đua – Khen thưởng.<br />
Tuyên truyền để mọi người cùng hiểu bản chất của thi đua khen <br />
thưởng không phải là sự cạnh tranh, ganh đua mà phải hình thành động cơ <br />
thi đua trong sáng, lành mạnh. Phân tích đề mọi người hiểu rõ: “ Một ngàn <br />
tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, phần thưởng tuy nhỏ nhưng ý <br />
nghĩa thì lại vô cùng to lớn. <br />
Động viên, khen thưởng phải tiến hành kịp thời, không nhất thiết phải <br />
đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào, không đợi đến cuối kì cuối năm mới đưa <br />
ra bình xét mà có thể tiến hành thường xuyên để động viên kịp thời. Phần <br />
thưởng không nhất thiết phải mang giá trị về vật chất mà có thể chỉ là lời <br />
động viên, lời biểu dương cá nhân đó trước tập thể. Chẳng hạn, sau mỗi lần <br />
tham gia cuộc thi, nếu giáo viên hoặc học sinh đạt kết quả cao thì ngay trong <br />
cuộc họp cơ quan hoặc trong giờ chào cờ đầu tháng sau đó, chúng ta có thể <br />
tuyên dương trước tập thể để cá nhân đó có tinh thần phấn khích, tạo động <br />
lực trong công việc. <br />
Thực hiện việc bình xét thi đua khen thưởng một cách công khai, công <br />
bằng, dân chủ. Khi xét bất kì nội dung nào cũng đều phải tiến hành họp để <br />
bình bầu. Thành phần tham gia tùy vào từng nội dung, tính chất công việc. <br />
Mọi vấn đề đưa ra bình xét phải thảo luận trên tinh thần tập trung, dân chủ, <br />
lấy ý kiến của tập thể. Tuyệt đối không làm theo cảm tính, không vì mục <br />
đích cá nhân. Khen thưởng phải đúng đối tượng, bám sát vào văn bản quy <br />
định. Danh sách phải lập theo thứ tự tùy thuộc vào thành tích, công trạng đạt <br />
được, không ưu tiên cá nhân nào cho dù đó là Ban giám hiệu, Công đoàn, Tổ <br />
trưởng tổ chuyên môn ... Có như vậy thì giáo viên mới tin tưởng vào sự lãnh <br />
đạo của người đứng đầu, tinh thần đoàn kết trong đơn vị mới được bền <br />
chặt, mọi người mới có động lực vươn lên phấn đấu trong thời gian tiếp <br />
theo.<br />
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp trên đây có mối quan hệ khăng khít với nhau. <br />
Để chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học đạt hiệu quả thì phải thực <br />
hiện tốt bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị cho tập thể <br />
cán bộ viên chức toàn trường, xây dựng nội quy làm việc, chỉ đạo hoạt động <br />
tổ chuyên chuyên môn; Phải có sự kiểm tra chỉ đạo chặt chẽ của ban Giám <br />
hiệu nhà trường.<br />
8<br />
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
Bằng việc thực hiện một số biện pháp nêu trên, chất lượng của đội <br />
ngũ của trường được nâng lên một cách rõ rệt. Tập thể cán bộ viên chức đã <br />
nêu cao tinh thần đoàn kết, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, <br />
chính sách pháp luạt của nhà nước, các quy định của ngành, địa phương, đơn <br />
vị. <br />
Qua kiểm tra, dự giờ thăm lớp, qua các đợt khảo sát chất lượng, đánh <br />
giá xếp loại học sinh cuối học kỳ, cuối năm cũng như qua các hội thi cho <br />
thấy chất lượng chuyên môn, chất lượng giáo dục, chất lượng mũi nhọn đã <br />
được đẩy mạnh. Kết quả năm học 20152016 thể hiện như sau:<br />
Đối với giáo viên<br />
Thi GV dạy giỏi:<br />
Cấp trường đạt: 22/25 trong đó có 01 giải Nhất; 01 giải Nhì; 01 giải <br />
Ba; 01 giải Khuyến khích.<br />
Cấp huyện đạt 01 giải Nhì; 01 giải Ba; 1 giải Khuyến khích <br />
Cấp tỉnh đạt: 2 công nhận<br />
Thi sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện : 05 bản trong đó đạt: 01 giải <br />
B, 04 giải C. <br />
Hội thao cấp huyện đạt giải Khuyến khích môn bóng chuyền nữ <br />
Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học<br />
Xuất sắc: 26/33, tỉ lệ 79,0 %<br />
Khá; 7/33, tỉ lệ : 21,0 %<br />
Danh hiệu thi đua thi đua cuối năm<br />
Chiến sĩ thi đua cơ sở: 05 đ/c;<br />
UBND tỉnh tặng Bằng khen: 01 đ/c;<br />
UBND huyện tặng Giấy khen: 07 đ/c;<br />
Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến: 31 đ/c.<br />
Tập thể đạt danh hiệu lao động Tiên tiến <br />
Đối với học sinh<br />
<br />
9<br />
Tiếng Anh trên mạng<br />
Cấp huyện : Tham gia 28 em, trong đó : 01 Giải Nhất ; 04 Giải Ba ; <br />
03 Giải Khuyến khích; 13 công nhận.<br />
Cấp tỉnh: 15 em tham gia, trong đó đạt 02 giải Ba, 01 giải Khuyến <br />
khích; 12 công nhận<br />
Cấp Quốc gia : 02 em tham gia.<br />
Toán trên mạng<br />
Cấp huyện : 46 em tham gia, trong đó : 01 giải Ba ; 02 giải Khuyến <br />
khích ; 29 em công nhận.<br />
Cấp tỉnh : Tham gia 19 em<br />
Giao lưu tiếng Việt của chúng em đối với học sinh dân tộc thiểu số <br />
cấp huyện: Giải Nhì toàn đoàn<br />
Hội khỏe phù đổng:<br />
Cấp huyện: 01 giải Nhất; 01 giải Nhì<br />
01 em dự thi cấp tỉnh<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng <br />
giáo dục. Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất <br />
lượng cao. Muốn các phong trào phát triển toàn diện thì phải có đội ngũ giáo <br />
viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công tác chủ <br />
nhiệm, năng nổ trong hoạt động đoàn, đội.<br />
Muốn chỉ đạo và điều hành đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề <br />
nghiệp, có tinh thần tập thể cao, phối hợp tốt trong công việc thì người Hiệu <br />
trưởng phải có những giải pháp phù hợp nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên <br />
để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.<br />
Giáo dục phổ thông đang trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện. <br />
Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cấp thiết. Qua thực tế làm công tác <br />
quản lý tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời giúp <br />
cho giáo viên tự tin hơn, sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy từng bước <br />
đưa chất lượng của nhà trường ngày càng đi lên. <br />
<br />
<br />
10<br />
2. Kiến nghị<br />
Đối với giáo viên<br />
Cần quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên <br />
môn đặc biệt là việc tự học tự rèn, phải coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, <br />
quan trọng của bản thân góp phần nâng cao chất lưọng giáo dục toàn diện.<br />
Đối với Hiệu trưởng<br />
Phải không ngừng học hỏi, tự rèn luyện, nghiên cứu các văn bản chỉ <br />
đạo. Quan trọng hơn nữa phải có trình độ và năng lực chuyên môn nhất định <br />
để chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường, chỉ đạo các tổ chức <br />
đoàn thể; trang bị sách thiết bị dạy học, tạo điều kiện về tin học để giáo <br />
viên sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.<br />
Đối với Chính quyền địa phương<br />
Phối hợp với ban Đại diện cha mẹ học sinh tham mưu với chính quyền <br />
địa phương tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.<br />
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo<br />
Tổ chức các chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng điển hình <br />
trong toàn ngành.<br />
<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 14 tháng 02 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Thơ<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
.................................................................................................................<br />
<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
<br />
.................................................................................................................<br />
<br />
11<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
<br />
.................................................................................................................<br />
.................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỐNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
12<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài 2<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
2<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của các giải pháp 4<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp 4<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 4<br />
<br />
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 8<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học <br />
8<br />
của vấn đề nghiên cứu <br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 10<br />
<br />
1. Kết luận 10<br />
<br />
2. Kiến nghị 10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />