Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
PHÒNG GD& ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP<br />
*****<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
MỘT VÀI KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG, <br />
KHAI THÁC KIẾN THỨC TỪ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA <br />
<br />
ĐỊA LÍ LỚP 8<br />
Họ và tên: Trương Thị Lan Anh.<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp<br />
Họ và tên: Hoàng Th<br />
Trình đ ị Hoan<br />
ộ chuyên môn: Đ ại học sư phạm<br />
Môn: Lịch sử.<br />
Chức danh: Giáo viên<br />
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư phạm<br />
Chuyên ngành đào tạo: Địa lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, tháng 03/2017<br />
1<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
<br />
Qua thực tế giảng dạy môn Địa lý, dự giờ của đồng nghiệp, trao đổi chuyên <br />
môn, tôi nhận thấy nhiều em học sinh còn quan niệm môn Địa lý là môn học thuộc <br />
lòng. Chính vì vậy trong những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã <br />
cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực, <br />
chủ động, sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ <br />
năng sử dụng kênh hình như: Tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ... Bởi vì tất cả các kiến <br />
thức Địa lý không được trình bày, phân tích, mô tả một cách đầy đủ, mà còn tiềm ẩn <br />
trong kênh hình có trong bài học, trong khi tư duy của học sinh lứa tuổi này còn thiên <br />
về tính cụ thể. Trong việc dạy và học Địa lý ở cấp THCS khai thác kênh hình từ <br />
SGK có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “cuốn sách giáo khoa Địa lý đặc <br />
biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngôn ngữ Bản đồ. Nhưng cho đến <br />
nay việc khai thác và vận dụng kiến thức từ kênh hình vào học tập của học sinh còn <br />
ít, nhiều em hiện nay chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng các <br />
trang, ảnh trong SGK, trong khi các câu hỏi kiểm tra liên quan đến phân tích kênh <br />
hình ngày càng nhiều.<br />
<br />
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý tôi luôn suy nghĩ làm sao để giúp các <br />
em học sinh của mình không chỉ biết sử dụng mà còn phải sử dụng thật tốt kênh <br />
hình SGK môn Địa lí nói chung và lớp 8 tôi nghiên cứu nói riêng. Vì vậy tôi đã chọn <br />
đề tài “Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ <br />
kênh hình SGK địa lí 8”<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
2<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
Mục tiêu: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức tự nhiên <br />
từ các kênh hình trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi về địa lý, từ <br />
đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra môn Địa lý.<br />
<br />
Nhiệm vụ: Tìm hiểu kiến thức qua kênh hình để giải quyết những vướng <br />
mắc, lúng túng của học sinh.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này thực hiện cho đối tượng là học sinh lớp <br />
8 trong học tập môn địa lý và áp dụng cho một số bài học thuộc phần địa lý tự nhiên <br />
Việt Nam, đặc biệt phần khí hậu, địa hình, sông ngòi…<br />
<br />
Với đề tài này hy vọng rằng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho <br />
các em học sinh trong học tập môn Địa lý nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài: kĩ năng sử dụng , khai thác kiến thức từ kênh hình <br />
(Lớp 8)” qua các năm tôi dạy: <br />
<br />
20132014: Từ 8A1 8A7<br />
<br />
20142015: Từ 8A1 8A8 <br />
<br />
20152016: Từ 8A1 8A8<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: <br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
3<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con <br />
người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức hiện đại <br />
và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc rèn luyện các kĩ năng tư <br />
duy cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng.<br />
<br />
Việc rèn luyện tư duy cho học sinh trong thực tế học tập là dựa vào việc tự <br />
trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và từ <br />
thực tế môi trường xung quanh đặt ra. Và khi đã có các kĩ năng tư duy tốt thì học <br />
sinh sẽ có khả năng vận dụng chúng một cách linh hoạt để trả lời các câu hỏi .<br />
<br />
Để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh thì kênh hình trong sách giáo khoa là tài <br />
liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên, do vậy <br />
việc rèn kĩ năng sử dụng kênh hình cho học sinh là không thể thể thiếu trong học địa <br />
lý đặc biệt đối với các em lớp 8,9<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Nhận thức được vai trò quan trọng của kênh hình đã có một số đề tài hướng <br />
dẫn học sinh khai thác bản đồ, atlat nhưng mỗi đề tài đề cập tới một mảng riêng và <br />
chưa có đề tài nào đi sâu vào một phần cụ thể. Với đề tài của tôi ngoài việc hướng <br />
dẫn học sinh khai thác kênh hình nói chung tôi còn đi sâu vào phần đất đai, sông ngòi, <br />
khí hậu mà chưa có đề tài nào đề cập đến một cách rõ ràng, và đây cũng là phần <br />
được xem là khó khai thác nhất khi sử dụng mà học sinh gặp nhiều lúng túng khi <br />
khai thác. Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong <br />
giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Trong thực <br />
tế giảng dạy hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản đồ, kênh hình sách giáo <br />
khoa. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác từng đơn vị kiến <br />
<br />
<br />
4<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
thức, phát huy được khả năng khai thác nội dung bài học của học sinh. Học sinh có <br />
lực học khá giỏi đòi hỏi tìm hiểu các đối tượng địa lí từ kênh hình sâu hơn.<br />
<br />
Một số bản đồ phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa nhiều, <br />
bản đồ cũ số liệu không chính xác <br />
<br />
Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của kênh hình nên chưa quan tâm <br />
đúng mức đến việc học và khai thác kênh hình khi học môn Địa lý. Mức độ, sử <br />
dụng, khai thác kiến thức của học sinh chưa sâu, chưa hiểu hết đối tượng địa lí <br />
trong từng nội dung bài học. Học địa lí của một số học sinh còn mang tính thuộc <br />
lòng, ít suy nghĩ, ghi nhớ máy móc…<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích giúp học sinh <br />
hiểu sâu kiến thức hơn và mang lại hiệu quả cao trong môn học.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
b.1. Khái quát về kênh hình<br />
<br />
Kênh hình là tài liệu chủ yếu để giáo viên và học sinh tra cứu và giải quyết <br />
những vấn đề bổ sung cho bài giảng ở lớp<br />
<br />
Kênh hình là cuốn sách địa lý phản ánh toàn bộ hay từng phần của Trái đất <br />
với nội dung được trình bày bằng ngôn ngữ bản đồ.<br />
<br />
Trong dạy học Địa lý, kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực quan, <br />
vừa là nguồn tri thức địa lý quan trọng đối với học sinh. Trong sách giáo khoa Địa lý <br />
8, kênh hình chiếm một tỷ lệ lớn và chiếm một nội dung quan trọng trong bài học. <br />
Kênh hình ở đây bao gồm các bản đồ, tranh ảnh, các hình vẽ, biểu đồ… Ngoài việc <br />
hỗ trợ kênh chữ, việc khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa sẽ dễ <br />
dàng giúp cho học sinh nhận thức được các sự vật, hiện tượng địa lý và các mối <br />
5<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
quan hệ của chúng theo thời gian và không gian. Chính vì vậy việc sử dụng, khai <br />
thác kênh hình trong dạy học môn Địa lớp 8 có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình <br />
thành kiến thức và kỹ năng địa lý cho học sinh.<br />
b.2. Thực trạng trước khi sử dụng các giải pháp của đề tài<br />
<br />
Số liệu thống kê ở 3 lớp 8A1;8A2; 8A3 trước khi hướng dẫn học sinh cách khai thác <br />
kênh hình được thực hiện theo 3 mức đầu năm học 2015 2016 như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chưa biết khai <br />
Lớp Sĩ số Biết khai thác Khai thác tốt<br />
thác<br />
8A1 42 25 16 2<br />
8A2 40 30 8 1<br />
8A3 40 29 10 1<br />
Tổng 122 84 34 4<br />
Tỉ lệ (%) 100 68,8 27,9 3,3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác tốt <br />
kênh hình còn rất ít chỉ chiếm 31,2% còn lại 68,8% là số học sinh chưa biết khai <br />
thác. <br />
<br />
b.3. Một số kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh <br />
hình <br />
<br />
6<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
Kĩ năng khai thác Bản đồ nói chung và khai thác kênh hình nói riêng là kĩ năng <br />
cơ bản của môn Địa lý. Nếu không nắm vững được kĩ năng này thì rất khó có thể <br />
hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng địa lý đồng thời cũng rất khó có <br />
thể tự mình tìm được các kiến thức địa lý khác.<br />
<br />
Để cuốn sách giáo khoa địa lý trở thành trợ thủ đắc lực trong học tập, kiểm tra, thi <br />
học kì, … có hiệu quả học sinh cần phải nắm chắc các vấn đề sau:<br />
<br />
+ Biết rõ câu hỏi như thế nào để tìm kiến thức ẩn trong kênh hình <br />
<br />
+ Nắm, hiểu và sử dụng tốt các kí hiệu, ước hiệu được trình bày trong bản đồ, <br />
lược đồ: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhớ các kí hiệu chung theo từng <br />
mục như: Hành chính (thủ đô, các thành phố…), các kí hiệu về tự nhiên như thang <br />
màu (độ cao, độ sâu, nhiệt độ, lượng mưa, núi, đồng bằng, biển, ranh giới, hồ <br />
đầm….) ở góc lược đồ, bản đồ.<br />
<br />
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng Địa lý trên Bản đồ<br />
<br />
+ Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ trong sách giáo khoa để bổ sung <br />
kiến thức về địa lý cho bài học: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa<br />
<br />
+ Biết tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng để khai thác có hiệu quả nhất.<br />
<br />
+ Biết cách trả lời bài thi có hiệu quả nhất (Đọc kĩ đề và tìm ra các câu trả lời, tìm <br />
ra mối liên quan của các yêu cầu trên đối với các kênh hình, sử dụng các dữ kiện nào <br />
để trả lời tốt yêu cầu của bài)<br />
<br />
* Đối với giáo viên<br />
<br />
Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương <br />
pháp dạy học Địa lí tuy đó có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực <br />
của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu <br />
hỏi có yêu cầu phát triển tư duy. Nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra <br />
và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó. Về mặt hình thức, các giờ học <br />
<br />
7<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực hoạt động. Song nếu theo quan niệm về học <br />
tập tích cực thì những giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một <br />
cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các <br />
câu hỏi của giáo viên chứ bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ <br />
động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.<br />
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan <br />
điểm: Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học Địa lí? Chưa có sự triển khai đồng <br />
bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên; đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách giáo <br />
viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá; trong đó chế độ <br />
thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn. Nhiều giáo viên chưa <br />
tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn <br />
Địa lí là môn phụ.<br />
Nhìn chung việc sử dụng dụng cụ trực quan đã được đưa vào thực hiện ở hầu <br />
hết ở các trường, đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa đến nay, hầu hết các <br />
trường đã có phòng thí nghiệm và rất nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho các bộ <br />
môn. Sách giáo khoa có số lượng kênh hình phong phú màu sắc phù hợp giáo viên có <br />
điều kiện phát huy tính tích cực, sáng tạo, học sinh có hứng thú học tập. Tuy nhiên <br />
không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã thực sự có chất <br />
lượng.<br />
<br />
Trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình cho học sinh nên đi từ <br />
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp nhằm dẫn dắt học sinh từ biết sử dụng <br />
đến sử dụng thành thạo và nhanh chóng<br />
<br />
Để khai thác tốt giáo viên nên yêu cầu học sinh có bước chuẩn bị trước ở <br />
nhà những câu hỏi có liên quan đến phân tích hoặc tìm các đối tượng trong kênh hình <br />
bằng cách gợi ý một số câu hỏi để học sinh tập trả lời trước rồi lên lớp thảo luận <br />
trình bày. Và khi kiểm tra bài cũ cũng yêu cầu học sinh dựa vào để trình bày<br />
<br />
8<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
Giáo viên nên chú ý đến việc vận dụng kênh hình trong các lần kiểm tra, <br />
đánh giá nhằm kích thích sự hứng thú học tập địa lý của học sinh thông qua việc <br />
khai thác kênh hình.<br />
<br />
Việc sử dụng, khai thác tốt các kênh hình sẽ giúp học sinh nắm nội dung bài <br />
học nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhớ bài lâu hơn và có hệ thống. Học sinh không thuộc <br />
baì máy móc, có suy nghĩ một cách lôgic tư duy độc lập, các em có kĩ năng phân tích, <br />
tổng hợp các yếu tố địa lý một cách hợp lý.<br />
<br />
* Đôi v<br />
́ ới hoc sinh<br />
̣ <br />
<br />
Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích <br />
đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lý khá trừu tượng, nhiều mối <br />
quan hệ tự nhiên xã hôị rất phức tạp, bản chất là một ôn học rất khô khan nên học <br />
sinh ít thích học.<br />
Hầu hết các em học mang tính chất đối phó, học Địa lý nhưng chưa hiểu để <br />
làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là học sinh <br />
chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn<br />
<br />
b.4. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý tự nhiên <br />
Việt Nam qua kênh hình trong sách giáo khoa<br />
<br />
Thông thường khi phân tích hoặc đánh giá một đối tượng địa lý học sinh cần <br />
tái hiện vốn tri thức địa lý đã có của bản thân vào việc đọc các kí hiệu để trả lời bài <br />
một cách có hiệu quả học sinh cần làm theo những bước sau:<br />
<br />
Bước 1: Đọc kĩ đề để tìm ra yêu cầu chính của đề bài<br />
<br />
Bước 2: Xác định đúng bản đồ, lược đồ cần sử dụng vào nội dung bài làm<br />
<br />
Bước 3: Sử dụng dữ kiện nào để trả lời tốt yêu cầu của chính của đề bài <br />
(hệ thống kí hiệu, màu sắc, số liệu qua các biểu đồ…) <br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
Bước 4: Phân tích nhận xét thông qua kênh hình để trả lời các yêu cầu của <br />
đề bài<br />
<br />
Ví dụ cụ thể qua một số bài học<br />
<br />
* Khai thác kiến thức (áp dụng cho bài 23 “sách giáo khoa địa lý 8)<br />
<br />
Với bài này học sinh sử dụng Atlat trang 2,3 <br />
<br />
Tên bản đồ: Bản đồ hành chính Việt Nam.<br />
<br />
Học sinh kết hợp cả bản đồ và lược đồ sách giáo khoa<br />
<br />
* Vị trí địa lý <br />
<br />
Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ.<br />
Bước 2: Xác đinh vị trí của nước ta<br />
<br />
+ Xác định hệ tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc, Điểm <br />
cực Nam, Điểm cực Tây, Điểm cực Đông (Nằm ở <br />
vĩ độ, kinh độ nào, thuộc huyện nào) <br />
<br />
Bước 3: Cho học sinh tìm hiểu sâu hơn các tỉnh <br />
bằng cách cho học sinh tra bảng diện tích, dân số <br />
các tỉnh.<br />
<br />
* Chú ý: Giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh kĩ <br />
năng đọc bản đồ bằng cách đặt câu hỏi<br />
<br />
* Phạm vi lãnh thổ<br />
<br />
+ Xác định vị trí tiếp giáp (phía Bắc, Nam, Tây, <br />
Đông, tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ <br />
nào). <br />
<br />
+ Nhận xét đường biên giới tiếp giáp <br />
<br />
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của vị trí tiếp <br />
10<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
giáp<br />
<br />
+ Giáp biển: Nhận xét về vùng biển nước ta gồm <br />
những bộ phận nào, đặc điểm đường bờ biển, <br />
chiều dài, đường bờ biển chạy từ đâu đến đâu? có <br />
bao nhiêu tỉnh giáp biển, vùng biển tiếp giáp với <br />
các quốc gia nào… > qua đó nêu ý nghĩa<br />
* Khai thác yếu tố địa hình (áp dụng cho bài 28 “sách giáo khoa địa lý 8)<br />
<br />
Với bài này học sinh sử dụng bản đồ , lược đồ địa hình Việt Nam <br />
<br />
Học sinh dựa vào màu sắc các thang màu độ cao để nhận xét<br />
<br />
<br />
TIẾT 31 BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊ A HÌNH VIỆT NAM<br />
* Đồi núi là bộphận quan trọng nhất<br />
của cấu trúc địa hình Việt Nam<br />
<br />
? Quan sát thang màu nhận xét<br />
chunh địa hình nước ta?<br />
<br />
? Quan sát hình 28.1 nhận xét tỉ lệ<br />
giữa đồi núi thấp và đồi núi cao<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
* Đặc điểm địa hình<br />
Những đặc điểm chính của địa hình<br />
+ Tỉ lệ diện tích các loại địa hình và sự <br />
phân bố của chúng<br />
+ Hướng nghiêng của địa hình <br />
+ Hướng chủ yếu của địa hình (Đông, <br />
Tây, Nam, Bắc)<br />
+ Các bậc địa hình (chia theo độ cao <br />
tuyệt đối)<br />
+ Tính chất cơ bản của địa hình<br />
Nêu đặc điểm chung về độ cao, sự <br />
phân bố, diện tích của vùng <br />
Hướng của các dãy núi, các con sông <br />
Nêu tên của các đỉnh núi cao, các cao <br />
nguyên, sơn nguyên và sự phân bố …<br />
<br />
<br />
<br />
? Xác định một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải <br />
đồng bằng ven biển nước ta.<br />
? Địa hình nước ta như vậy có những thuận lợi và khó khăn gì đến đời sống và phát <br />
triển kinh tế?<br />
Học sinh có thể lên bảng vừa chỉ bản đồ kết hợp trả lời câu hỏi tìm kiến thức từ <br />
kênh hình (dưới lớp quan sát lược đồ sách giáo khoa)<br />
Học sinh liên hệ được vào thực tế cuộc sống và hoạt động kinh tế<br />
=> Giáo viên nhận xét<br />
* Khai thác yếu tố sông ngòi (áp dụng cho bài 33 “sách giáo khoa địa lý 8 ”).<br />
Với bài này học sinh sử dụng bản đồ các hệ thống sông <br />
Lược đồ sách giáo khoa<br />
Học sinh quan sát bản đồ(lược đồ) trả lời câu hỏi<br />
Giáo viên có thể đến từng học sinh hỏi và phân tích qua lược đồ sách giáo khoa để <br />
biết được các em nắm kiến thức từ phân tích kênh hình như thế nào?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
Quan sát lược đồ: Nhận xét mạng lưới <br />
sông ngòi nước ta?<br />
Đặc điểm chính của sông ngòi<br />
+ Mật độ dòng chảy<br />
+ Tính chất sông ngòi (hình dạng, thác <br />
ghềnh, độ uốn khúc, hướng dòng chảy, <br />
độ dốc lòng sông)<br />
Chế độ nước <br />
Hàm lượng phù sa<br />
Các sông lớn trên lãnh thổ (nêu cụ thể <br />
tên của từng con sông )<br />
+ Nơi bắt nguồn, nơi chảy qua <br />
+ Hướng chảy<br />
+ Chiều dài <br />
+ Các phụ lưu, chi lưu<br />
+ Diện tích lưu vực<br />
+ Độ dốc lòng sông <br />
+ Chế độ nước, Hàm lượng phù sa<br />
Giá trị kinh tế của sông ngòi (giao <br />
thông, thủy lợi, đánh cá, ...) Các vấn đề <br />
khai thác và cải tạo, bảo vệ sông ngòi<br />
Một số ví dụ cụ thể qua quá trình kiểm tra: <br />
<br />
* Kiểm tra miệng<br />
<br />
Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam em hãy cho biết tên các dãy núi, các dòng sông <br />
chảy theo hướng vòng cung? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào?<br />
<br />
Dựa vào bản đồ hoặc lược đồ H: 33.1 SGK, em hãy cho biết tên các hệ thống <br />
sông, hệ thống sông nào lớn nhất? những sông nào có giá trị thủy điện cao?<br />
<br />
* Kiểm tra 15’<br />
<br />
Dựa vào bản đồ câm (Trống) em hãy điền tên các thành phố trực thuộc trung ương.<br />
<br />
<br />
13<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy kể tên các loại gió thổi vào mùa hạ ở nước ta <br />
và ảnh hưởng gì tới khí hậu nước ta.<br />
<br />
* Kiểm tra 1 tiết<br />
<br />
Ví dụ 1: Xác định vị trí địa lí của khu vực Tây nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ, <br />
kinh độ nào? Nêu đặc điểm địa hình của khu vực.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ 2: Dựa vào H2.1 cho biết:<br />
<br />
Tây Nam Á nằm trong những đới , kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm diện tích <br />
lớn nhất ? Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới khô <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua các ví dụ trên thấy được việc khai thác kênh hình trong môn Địa lí rất quan <br />
trọng, tìm ra kiến thức ẩn trong sơ đồ, lược đồ, bản đồ ... học sinh sẽ hiểu và nhớ <br />
kiến thức sâu hơn.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp.<br />
<br />
Trong đề tài này các biện pháp, giải pháp thường đi song đôi với nhau, có mối quan <br />
hệ chặt chẽ với nhau.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và hiệu quả ứng dụng: Các tiết dạy có sử dụng kênh hình . Giáo viên đã giúp <br />
các em nắm các kiến thức cơ bản một cách chính xác, do chính các em tìm ra từ các <br />
phương tiện trực quan và biết tái hiện kiến thức khi cần thiết, biết suy luận, diễn tả <br />
một sự vật hiện tượng địa lí, vận dụng chúng vào thực tiễn, trong đời sống hằng <br />
ngày, đặc biệt là trong quá trình học bài mới, thi và kiểm tra.<br />
<br />
<br />
Kết quả khảo nghiệm cuối năm học 2015 2016 như sau:<br />
<br />
<br />
15<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
<br />
Chưa biết khai <br />
Lớp Sĩ số Biết khai thác Khai thác tốt<br />
thác<br />
8A1 42 1 22 19<br />
8A2 40 4 28 8<br />
8A3 40 3 28 9<br />
Tổng 122 8 78 36<br />
Tỉ lệ (%) 100 6,6 63,9 29,5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác tốt <br />
kênh hình ngày càng tăng chiếm 93,4% so với 31,2% lúc chưa được hướng dẫn tăng <br />
62,2%.<br />
<br />
Còn số học sinh chưa biết khai thác giảm mạnh chỉ còn lại khoảng 6,6% so với <br />
trước đây là 68,8% . Bây giờ các tiết thực hành giáo viên chỉ cần hướng dẫn là học <br />
sinh tự tìm tòi kiến thức rất tốt.<br />
<br />
Sử dụng kênh hình là phương pháp trực quan gợi mở và hướng dẫn học sinh <br />
khai thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh<br />
<br />
Qua đề tài “Rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình” <br />
bản thân tôi nhận thấy khi hướng dẫn học sinh khai thác một cách cụ thể thì học <br />
sinh không chỉ biết cách sử dụng mà còn biết khai thác tốt kiến thức từ kênh hình, <br />
16<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
qua đó tâm lý học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi học môn địa lý và không khí <br />
giờ dạy trở nên rất sôi nổi hào hứng, đã đáp ứng được các yêu cầu về kiểm tra đánh <br />
giá hiện nay. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị:<br />
<br />
1. Kết luận:<br />
<br />
Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình là phương pháp dạy học <br />
tích cực, cơ bản nhất trong dạy học địa lý .<br />
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo hứng thú học tập địa lý, <br />
nắm được phương pháp học tập môn Địa lý. Học sinh có thể tự khai thác, tìm tòi <br />
kiến thức để bổ sung cho nguồn tri thức Địa lý của mình thêm phong phú tránh lối <br />
học thuộc lòng, tạo nên những năng lực cần thiết để sau này học sinh trở thành <br />
người lao động sáng tạo, năng động, hòa nhập với nhịp sống hiện nay .<br />
Việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý 8 là một vấn đề quan trọng vì <br />
chương trình Địa lý 8 mang tính cung cấp thông tin, thông qua các hình vẽ, sơ đồ và <br />
một số lược đồ đơn giản. Giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng và nhớ lâu hơn, đặc <br />
biệt nó gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò, khả năng sáng tạo của học sinh, <br />
làm cho giờ học thêm sinh động.<br />
Các thiết bị dạy học Địa lý vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương <br />
tiện minh họa cho bài học, là nguồn kiến thức khi nó được sử dụng để khai thác <br />
17<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
kiến thức Địa lý, là phương tiện minh họa khi nó được sử dụng để minh họa nội <br />
dung đã được thông báo trước đó.<br />
Tính trực quan trong kênh hình tạo cho học sinh có sự tin tưởng vào tính chân <br />
thực của sự vật được quan sát. Tuy nhiên bất kì sự tri giác thực sự nào cũng không <br />
thể diễn ra ngoài điều kiện tư duy tích cực. Nói một cách khác trong dạy học sử <br />
dụng kênh hình thì ở bất cứ hoạt động tri giác nào cũng thống nhất với tư duy trừu <br />
tượng. Việc giảng dạy bằng kênh hình sẽ dễ dẫn tới khái quát hóa, quy nạp.<br />
Như vậy, kênh hình trong dạy học có một chức năng quan trọng: Đó là làm <br />
chỗ dựa cho hoạt động tư duy, phát triển tư duy, phát triển trí tuệ. Kênh hình là một <br />
nguồn kiến thức quan trọng mà trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người học <br />
dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên khai thác tìm hiểu, từ đó những tri thức cần <br />
thiết phục vụ cho việc nhận thức các mối quan hệ, các khái niệm, các quy luật Địa <br />
lý. Sử dụng các phương tiện dạy học Địa lý, yêu cầu giáo viên phải rèn luyện cho <br />
học sinh các kĩ năng khai thác tri thức từ nguồn tri thức khác nhau như bản đồ, bảng <br />
thống kê, các số liệu, lát cắt, sơ đồ hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa và các <br />
phương tiện khác. Chính nhờ vào các kĩ năng đó, học sinh có thể độc lập làm việc <br />
với các nguồn tri thức khác nhau để nhận thức nội dung học tập. <br />
Như vậy, trong dạy học Địa lý còn chú ý nhiều hơn đến chức năng, nguồn <br />
kiến thức của các thiết bị dạy học, tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu trong <br />
sgk đồng thời cũng tạo điều kiện để học sinh làm việc với phương tiện này.<br />
Trong điều kiện kênh hình còn chưa được cung cấp đồng bộ, trước mắt <br />
người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, mọi khả năng có thể <br />
để xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình, tự thiết kế những đồ dùng đơn giản. <br />
Sưu tầm tranh ảnh minh họa, đặc biệt sử dụng quả địa cầu dạy được rất nhiều bài, <br />
cung cấp được rất nhiều thông tin cho học sinh hoặc vẽ những sơ đồ, hình vẽ trong <br />
sách giáo khoa phóng to để sử dụng và chuyển chúng sang dạng hình vẽ, sơ đồ, lược <br />
đồ câm để kiểm tra kiến thức.<br />
18<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
Nắm được các hệ thống các ký hiệu trên kênh hình<br />
<br />
Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý<br />
<br />
Biết kết hợp hài hòa giữa các tranh, ảnh <br />
<br />
Vận dụng một cách sáng tạo kiến thức bản đồ và kiến thức sách giáo khoa. <br />
<br />
Để giúp học sinh khai thác tốt thì vai trò của giáo viên cũng rất quan trọng. Giáo viên <br />
cần phải:<br />
<br />
Có một hệ thống câu hỏi cụ thể liên quan đến bài học<br />
<br />
Thường xuyên vận dụng kênh hình trong các lần kiểm tra đánh giá<br />
<br />
Việc dạy và học địa lý không thể tách rời bản đồ nói chung và kênh hình sách giáo <br />
khoa nói riêng, bởi vì khai thác kênh hình không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là <br />
hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập rất có hiệu <br />
quả<br />
<br />
Dạy học môn Địa lí cần phải có kênh hình từ bản đồ, lược đồ to, nếu bài nào không <br />
có bản đồ, hoặc số liệu cũ thì chắc chắn phải sử dụng kênh hình sách giáo khoa.<br />
<br />
Theo tôi đây là một đề tài rất quan trọng và thiết thực trong quá trình dạy học môn <br />
địa lý ở cấp THCS. Tuy đề tài của tôi mới chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ trong vô số <br />
những kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ nhưng tôi tin rằng đây sẽ là tài liệu tham <br />
khảo bổ ích và thiết thực cho đông đảo các em học sinh.<br />
<br />
2. Kiến nghị: Qua đề tài này tôi xin có một số đề xuất sau: Đối với nhà <br />
trường cung cấp thêm một số bản đồ cho giáo viên trong quá trình dạy học vì một <br />
số bản đồ đã cũ, số liệu không chính xác.<br />
<br />
Trong đề tài này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp những suy nghĩ <br />
của tôi về “Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến <br />
thức từ kênh hình SGK địa lí 8”<br />
<br />
<br />
19<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chúng ta cùng xây <br />
dựng nên một hình thức dạy môn địa lí thế nào cho hay nhất, đạt kết quả cao nhất <br />
của bộ môn địa lí. <br />
<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Thị Hoan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TR<br />
́ ƯƠNG<br />
̀<br />
<br />
............................................................................................................................................<br />
<br />
............................................................................................................................................<br />
<br />
............................................................................................................................................<br />
<br />
............................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUY<br />
́ ỆN<br />
<br />
<br />
20<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
............................................................................................................................................<br />
<br />
............................................................................................................................................<br />
<br />
............................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. Sách giáo khoa địa lý 8, Lê Thông, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam, <br />
2008.<br />
<br />
2. Sách giáo viên địa lý 8, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam, 2008. <br />
<br />
3. Atlat địa lý Việt Nam, PGS –TS Ngô Đạt Tam và TS Nguyễn Quý Thảo, Nhà <br />
xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010.<br />
<br />
4. Bản đồ học: Ngô Đạt Tam, Nhà xuất bản giáo dục, 1986<br />
<br />
5. Địa lý tự nhiên Việt Nam tập 1, 2, Vũ Tự Lập, Nhà xuất bản giáo dục, 1978<br />
<br />
21<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
6. Địa lý tự nhiên tập các lục địa, Nguyễn Phi Hạnh, Nhà xuất bản giáo dục, 1989<br />
<br />
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lý, Phạm Thị Sen, Nhà <br />
xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam năm 2009.<br />
<br />
8. Những vấn đề địa lý tự nhiên: “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên <br />
<br />
trung học phổ thông chu kì III năm 20042007”, Ths GVC Trần Văn Thành – <br />
Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 2005.<br />
<br />
9. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý ở trường trung học <br />
<br />
phổ thông, “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III năm 2004 2007” TS <br />
Nguyễn Văn Luyên và GV Kiều Tiến Bình Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ <br />
Chí Minh, 2006.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Nội dung<br />
STT Trang<br />
I. Phần mở đầu<br />
1 1<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
2 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
3 1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4 2<br />
<br />
22<br />
Trường THCS Buôn Trấp GV: Hoàng Thị Hoan <br />
Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình SGK địa lí 8<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
5 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
6 2<br />
II. Phần nội dung:<br />
7 2<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
8 2<br />
2. Thực trạng<br />
9 3<br />
3.Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
10 414<br />
11 III. Phần kết luận, kiến nghị