I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Tiểu học là bậc học nền tảng trong nền giáo dục quốc dân. Người ta <br />
ví bậc Tiểu học như những “viên gạch” đầu tiên đặt nền móng cho “ngôi <br />
nhà tri thức”, “móng" có chắc thì “nhà” mới vững. Việc hình thành ở học <br />
sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, <br />
thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản khác để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi <br />
sâu vào cuộc sống lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá <br />
trình dạy và học.<br />
<br />
Các môn học trong chương trình Tiểu học có vai trò hết sức quan <br />
trọng, nó cung cấp những kiến thức, kĩ năng phù hợp với học sinh. Trong <br />
đó môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết để học tốt <br />
các môn học khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc <br />
Trung học. Môn Toán lớp 5 gồm năm chương, trong đó tuyến kiến về “ <br />
Chuyển động đều” nằm ở chương Bốn, được dạy học ở học kì II. Nói <br />
chung toán chuyển động đều là kiến thức mới và tương đối khó với học <br />
sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, học sinh khó khăn về học tập. <br />
Nó không chỉ dừng lại ở một số dạng bài đơn giản mà còn có những dạng <br />
bài phức tạp cần sự suy luận. Do đó, với những em tiếp thu bài nhanh sẽ <br />
học tốt hơn, ngược lại những em có khả năng tư duy chậm hơn thì rất ngại <br />
học dẫn đến tình trạng học không tốt môn Toán cũng như các môn học <br />
khác.<br />
<br />
Qua nhiều năm dạy học, tôi thấy học sinh ở trường chủ yếu là người <br />
dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu bài còn chậm, nhất là toán chuyển động <br />
đều, điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng học môn Toán cũng như các <br />
môn học khác, nó còn là trở ngại khi các em bước vào bậc học trên. Để <br />
<br />
1 <br />
khắc phục được những hạn chế đó, giáo viên phải tìm ra phương pháp, <br />
hình thức dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Vì vậy tôi <br />
chọn đề tài “ Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán <br />
chuyển động đều” <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp phù hợp với học sinh để <br />
nâng cao chất lượng.<br />
<br />
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng, lựa chọn nội dung, <br />
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh nắm vững <br />
kiến thức về số đo thời gian, biết cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian <br />
trong chuyển động; vận dụng để giải bài toán chuyển động dạng đặc biệt.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học môn Toán lớp 5 nói chung <br />
cũng như giải toán chuyển động đều nói riêng ở trường Tiểu học Y Ngông; <br />
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng giải toán chuyển động <br />
đều cho học sinh.<br />
<br />
4. Giới hạm phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăn, huyện <br />
Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
Nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và tuyến kiến thức <br />
về toán chuyển động đều trong môn Toán lớp 5.<br />
<br />
5. Phương pháp ngiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu tài liệu<br />
<br />
Phương pháp điều tra, thực nghiệm<br />
<br />
<br />
2 <br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá<br />
<br />
Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Mục tiêu dạy học môn toán tiểu học nhằm giúp học sinh có những <br />
kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập <br />
phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn <br />
giản. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có <br />
nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển <br />
năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt chúng, cách phát hiện <br />
và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích <br />
thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước <br />
đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh <br />
hoạt, sáng tạo.<br />
<br />
Nội dung về toán chuyển động đều giữ vị trí quan trọng trong môn <br />
Toán lớp 5. Nó giúp học sinh có năng lực nhận biết các sự vật, hiện tượng <br />
một cách nhanh chóng, lôgíc và khoa học. Đồng thời toán chuyển động <br />
đều còn gắn bó mật thiết với các kiến thức khác như số học, đại số, ...tạo <br />
thành môn Toán có cấu trúc hoàn chỉnh và phù hợp với học sinh tiểu học.<br />
<br />
Với toán chuyển động đều, ta thấy đây là loại toán khó, rất phức <br />
tạp, đa dạng và có rất nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sống. <br />
Việc hình thành, rèn luyện, củng cố các kỹ năng giải toán chuyển động <br />
đều chiếm thời lượng rất ít nên các em không thể tránh khỏi những khó <br />
khăn, sai lầm khi giải loại toán này. Vì thế người giáo viên đóng vai trò <br />
quan trọng là cầu nối học sinh với những kiến thức mới của bài học, giúp <br />
họ c sinh học tốt, n ắm v ững ki ến th ức và biế t cách giải các bài toán <br />
<br />
3 <br />
chuyển động đều. Qua đó cũng nhằm bồi dưỡng nâng cao khả năng tư <br />
duy và óc sáng tạo của học sinh.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề<br />
<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn<br />
<br />
* Thuận lợi<br />
<br />
Được sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường, của tổ chuyên môn <br />
cũng như sự giúp đỡ của giáo viên trong trường; thường xuyên tham gia các <br />
hoạt động như chuyên đề, thao giảng, hội giảng, qua đó trao đổi và rút ra <br />
được nhiều kinh nghiệm.<br />
<br />
Bản thân đã nhiều năm dạy lớp 5 nên cũng đã có một số kinh nghiệm <br />
trong giảng dạy. Hơn nữa, học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ cũng là mặt <br />
thuận lợi không nhỏ.<br />
<br />
* Khó khăn<br />
<br />
Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn khăn của huyện Krông <br />
Ana, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. <br />
<br />
Hầu hết gia đình các em thuộc diện khó khăn, trình độ dân trí còn <br />
thấp nên chưa nhận thức đúng về việc học tập của con em mình.<br />
<br />
2.2 Thàng công hạn chế<br />
<br />
* Thành công<br />
<br />
Chất lượng dạy học trong những năm gần đây cũng đã có sự tiến bộ <br />
nhờ sự đổi mới trong phương pháp, hình thức dạy học. Giáo viên đã không <br />
ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đáp ứng với sự đổi mới trong <br />
giáo dục.<br />
<br />
Khả năng tư duy, tinh thần tự học, tính chủ động, tích cực trong học <br />
tập được phát huy.<br />
4 <br />
* Hạn chế<br />
<br />
Chất lượng học sinh nói chung còn hạn chế, một số em đi học chưa <br />
chuyên cần nên việc tiếp thu bài gặp nhiều khó khăn.<br />
<br />
Một số giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, chưa <br />
sáng tạo trong trong giảng dạy.<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu<br />
<br />
* Mặt mạnh<br />
<br />
Giáo viên đã nắm vững tuyến kiến thức về toán chuyển động đều, <br />
lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp; biết cách dạy <br />
khơi dậy sự sáng tạo, sự tự học của học sinh.<br />
<br />
Được sự giúp đỡ của giáo viên trong khối cũng như toàn trường, <br />
thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy.<br />
<br />
* Mặt yếu<br />
<br />
Học sinh của trường chủ yếu là người dân tộc thiểu, khả năng tiếp <br />
thu cũng có phần hạn chế, một số nội dung của bài học tương đối khó so <br />
với nhận thức của các em. Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng còn những <br />
hạn chế nhất định về năng lực dạy học.<br />
<br />
2.4 Các nguyên nhân các yếu tố tác động<br />
<br />
Nhà trường tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình dạy học. Tổ <br />
chuyên môn cũng thường xuyên tạo điều kiện để tham gia các buổi tập <br />
huấn, chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn.<br />
<br />
Bản thân là giáo viên giảng dạy lớp 5 nhiều năm nên có kinh nghiệm <br />
trong việc lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối <br />
tượng học sinh.<br />
<br />
<br />
5 <br />
Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình các <br />
em còn gặp rất nhiều khó khăn, nhận thức còn nhiều hạn chế. Điều này <br />
ảnh hưởng không nhỏ tới việc phối hợp với gia đình trong việc giáo dục <br />
các em.<br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã <br />
đặt ra<br />
<br />
Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn khăn của huyện Krông <br />
Ana. Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm đa số, nhận thức của các em <br />
còn hạn chế. Hầu hết gia đình các em thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn, <br />
các em thường nghỉ học để phụ giúp gia đình lao động. Đi học không <br />
chuyên cần dẫn đến các em bị hổng kiến thức các môn học nói chung và <br />
môn Toán nói riêng. Hơn nữa, gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học <br />
tập của các em, khả năng tư duy của các em còn hạn chế. Đây cũng chính <br />
là nguyên nhân khiến các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài.<br />
<br />
Bên cạnh những khó khăn đó thì còn có những mặt thuận lợi nhất <br />
định như được sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của nhà trường, <br />
chuyên môn, được sự góp ý rút kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp qua <br />
các hoạt động chuyên môn như thao giảng, hội giảng, chuyên đề; học sinh <br />
trong lớp đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học bài.<br />
<br />
Xuất phát từ vấn đề và thực trạng đó đòi hỏi người giáo viên phải <br />
làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục các môn học nói chung cũng như <br />
môn Toán nói riêng là việc làm cần thiết và thường xuyên.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Vận dụng và lựa chọn các giải pháp, biện pháp dạy học phù hợp với <br />
tuyến kiến thức toán chuyển động đều nhằm phát huy tính tích cực, chủ <br />
6 <br />
động của học sinh. Thông qua đó, giúp học sinh nắm vững kĩ năng giải toán <br />
chuyển động đều, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.<br />
<br />
Tạo được không khí vui tươi, khích lệ học sinh tích cực, chủ động <br />
trong học tập.<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.2.1 Hướng dẫn nắm vững về đơn vị đo<br />
<br />
Thông thường, bài toán chuyển động đều có công thức và quy tắc để <br />
giải. Tuy nhiên học sinh không chú ý tới các đơn vị đo của các đại lượng <br />
nên dẫn đến tình trạng sai lầm trong khi làm bài. Do đó tôi đã tiến hành <br />
khảo sát thực trạng giải toán chuyển động đều nhằm phát hiện những khó <br />
khăn, những sai lầm mà học sinh mắc phải khi làm bài, thông qua việc làm <br />
này, tôi thấy học sinh thường học sinh hay nhầm lẫn các đơn vị đo. Vì vậy, <br />
giáo viên cần hướng dẫn và giúp đỡ học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản <br />
trước khi làm một bài tập cụ thể nào đó. Từ các công thức tính vận tốc, <br />
quãng đường, học sinh cần xác định được các đơn vị đi kèm : Thời gian là <br />
giờ, quãng đường là kilômét thì vận tốc là km/giờ; Thời gian là phút, <br />
quãng đường là mét thì vận tốc là m/phút. .....<br />
<br />
Tuy nhiên không phải lúc nào học sinh cũng dễ dàng chuyển đổi <br />
được đơn vị đo cho phù hợp, lí do là các em đã quen cách đổi số đo thời <br />
gian về số tự nhiên hay về số thập phân, do đó các em thường gặp khó <br />
khăn trong những bài toán đơn giản.<br />
<br />
Ví dụ : Một người đi xe máy trong 1 giờ 40 phút với vận tốc 35 <br />
km/giờ. Tính quang đường người đi xe máy đã đi.<br />
<br />
Đối với dạng toán này, học sinh sẽ đổi phút thành giờ ( 40 phút = <br />
....giờ) bằng cách lấy 40: 60(kết quả là phép chia có dư). Vì quen cách đổi <br />
về số tự nhiên hoặc số thập phân mà quên không đổi về phân số nên các <br />
<br />
7 <br />
em đã mắc phải một số sai lầm không đáng có. Trong trường hợp này, giáo <br />
viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo gợi ý sau :<br />
Chuyển phép chia 40 : 60 thành = . Đổi 1giờ 40 phút ra giờ. Nếu <br />
phép chia có dư thì kết quả để ở dạng phân số. Với cách hướng dẫn, gợi ý, <br />
học sinh sẽ giải được bài toán như sau :<br />
Đổi : 1 giờ 40 phút = 1 giờ = giờ<br />
Quãng đường người đi xe máy đã đi là :<br />
<br />
35 x = (km)<br />
<br />
Đáp số : (km)<br />
<br />
Với dạng toán này, yêu cầu của bài đặt ra là tìm một trong các đại <br />
lượng vận tốc, quãng đường, thời gian. Trong đó có những đại lượng <br />
muốn tìm phải dựa vào dữ liệu đã cho.<br />
<br />
Ví dụ : Một con ngựa chạy đua trên quãng đường 15 km hết 20 phút. <br />
Tính vận tốc của con ngựa đó với đơn vị đo là m/phút.<br />
<br />
Đối với bài tập này, học sinh thường nhầm lẫn là có đủ dữ liệu, chỉ <br />
cần thay vào công thức sẽ được kết quả ( vận tốc là 15 : 20 = 0,75m/phút). <br />
Các em thường quên mất rằng đơn vị quãng đường đã cho chưa tương ứng <br />
với đơn vị vận tốc cần tìm. Với dạng bài này, giáo viên hướng dẫn học <br />
sinh tóm tắt bài toán như sau :<br />
<br />
s = 15 km = .... m ?<br />
<br />
t = 20 phút<br />
<br />
v = .?.. m/phút<br />
<br />
Thông qua việc tóm tắt bài toán, học sinh sẽ biết để có đơn vị đo vận <br />
tốc là m/phút thì đơn vị quãng đường phải là mét. Từ đó học sinh sẽ đổi <br />
đơn vị ki lômét thành đơn vị mét để giải bài toán.<br />
<br />
<br />
8 <br />
Đổi : 15km = 15000 m<br />
<br />
Vận tốc chạy của con ngựa là :<br />
<br />
15000 : 20 = 750 (m/phút)<br />
<br />
Đáp số : 750 m/phút<br />
<br />
Để giúp học sinh khắc phục những nhầm lẫn khi giải các dạng bài <br />
tập này, giáo viên cần khắc sâu kiến thức ngay trong bài học, củng cố lại <br />
trong các bài tập, tạo cho học sinh có thói quen cẩn thận khi làm toán.<br />
<br />
3.2.2 Đưa các bài toán chuyển động đều về từng dạng để giải<br />
<br />
Đối với toán chuyển động đều, có những bài toán chuyển động cần <br />
sự suy luận, phán đoán thì mới tìm ra hướng giải. Tuy nhiên sự suy luận <br />
của các em còn hạn chế, hơn nữa, đây là loại toán khó nên các em rất khó <br />
xác định và giải. Do đó giáo viên cần hướng dẫn, giúp các em đưa các bài <br />
toán về từng dạng và có cách giải, theo đó có một số dạng toán chuyển <br />
động cơ bản sau :<br />
<br />
* Dạng toán chỉ có một chuyển động tham gia<br />
<br />
Với dạng toán chuyển động chỉ có một chuyển động tham gia, khi <br />
cho biết hai đại lượng, yêu cầu phải tìm một đại lượng còn lại, thường thì <br />
phải giải bài toán phụ để tìm đại lượng còn lại. <br />
<br />
Ví dụ : Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 12 gời 15 phút <br />
với vận tốc 46km/giờ. Tính quãng đường AB.<br />
<br />
Yêu cầu của bài này là tính quãng đường khi biết vận tốc và thời <br />
gian, tuy nhiên học sinh lại nhầm lẫn và không biết cách tính thời gian ô tô <br />
đi hết quãng đường. Do đó giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh như sau :<br />
<br />
Tìm thời gian ô tô đi hết quãng đường (Lấy thời gian đến nơi trừ đi <br />
thời gian bắt đầu xuất phát). Đơn vị thời gian tương ứng với đơn vị vận <br />
<br />
9 <br />
tốc km/giờ (là giờ ). Qua sự hướng dẫn, học sinh có cách giải bài này như <br />
sau :<br />
<br />
Thời gian ô tô đi hết quãng đường AB là :<br />
<br />
12 giờ 15 phút 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút<br />
<br />
Đổi : 4 giờ 45 phút = 4,75 (giờ)<br />
<br />
Độ dài quãng đường AB là :<br />
<br />
46 x 4,75 = 218,5 (km)<br />
<br />
Đáp số : 218,5 km<br />
<br />
Từ bài toán trên, các em sẽ rút ra được cách tính thời gian đối với <br />
loại toán này như sau : Thời gian đi = thời gian đến nơi thời gian đầu xuất <br />
phát. Từ đây giáo viên sẽ hướng dẫn giúp học sinh rút ra được một số công <br />
thức :<br />
<br />
Thời gian đi = thời gian đến thời gian xuất phát thời gian nghỉ.<br />
<br />
Thời gian đến nơi = thời gian xuất phát + thời đi + thời gian nghỉ.<br />
<br />
Thời gian khởi hành = thời gian đến nơi (thời gian đi + thời gian <br />
nghỉ)<br />
<br />
Ví dụ: Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 6 giờ 15 phút và đến Hải phòng lúc <br />
8 giờ 56 phút. Vận tốc của ô tô là 45 km/giờ. Giữa đường ô tô nghỉ 25 phút. <br />
Tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải phòng.<br />
<br />
Với bài này, yêu cầu học sinh tính quãng đường khi biết vận tốc, còn <br />
muốn tìm thời gian thì phải giải bài toán phụ. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý <br />
bằng tóm tắt sau :<br />
<br />
Quãng đường = vận tốc x thời gian đi thực tế <br />
<br />
= 45 x ?<br />
<br />
10 <br />
Nhìn vào sơ đồ và cách tính thời gian nêu trên, học sinh sẽ giải được <br />
bài toán như sau :<br />
<br />
Thời gian thực tế ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là :<br />
<br />
8 giờ 56 phút (6 giờ 15 phút +25 phút) = (giờ)<br />
<br />
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là :<br />
<br />
45 x = 102 (km)<br />
<br />
Đáp số : 102 km<br />
<br />
* Dạng toán có từ hai chuyển động<br />
<br />
Trong toán chuyển động đều thì đây là dạng khó và phức tạp nhất, <br />
bởỉ vì muốn tìm đại lượng chưa biết trong dạng toán này, học sinh phải <br />
suy luận và có thể phải đặt giả thiết khi giải. Một điều khó khăn là dạng <br />
toán này các em được học rất ít nên không có điều kiện luyện tập. Dạng <br />
toán này có rất nhiều loại như : Chuyển động cùng chiều, chuyển động <br />
ngược chiều, chuyển động trên dòng nước, .....<br />
<br />
Để học sinh nắm được cách giải, giáo viên sẽ lựa chọn, hướng dẫn <br />
học sinh tìm và đưa các bài toán đó về từng loại cụ thể để giải.<br />
<br />
Ví dụ : Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc là 36 <br />
km/giờ. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận <br />
tốc 54 km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ.<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý sau :<br />
<br />
+ Đây là loại toán nào ? (Loại toán chuyển động cùng chiều, không <br />
cùng lúc, cách nhau một khoảng cách cho trước, tìm thời điểm gặp nhau)<br />
<br />
+ Khi xe ô tô bắt đầu đi thì cách xe máy bao nhiêu km ? (Xe máy xuất <br />
phát trước ô tô bao nhiêu thời gian, vận tốc xe máy là bao nhiêu ?<br />
<br />
+ Sau mỗi giờ, ô tô gần xe máy bao nhiêu km ?<br />
11 <br />
+ Sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy ?<br />
<br />
+ Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ? ( giờ khởi hành cộng với thời <br />
gian ô tô đi để đuổi kịp xe máy)<br />
<br />
Từ gợi ý, hướng dẫn học sinh giải như sau :<br />
<br />
Thời gian xe máy đi trước ô tô là :<br />
<br />
11 giờ 7 phút 8giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút ( 2,5 giờ)<br />
<br />
Đến 11giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường là :<br />
<br />
36 x 2,5 = 90 (km)<br />
<br />
( Bài toán đưa về loại chuyển động cùng chiều, đuổi nhau)<br />
<br />
Ô tô xe máy Nơi gặp nhau<br />
<br />
A 90 km B C<br />
Sau mỗi giờ, ô tô gần xe máy là : <br />
<br />
54 36 = 18 (km)<br />
<br />
Thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là :<br />
<br />
90 : 18 = 5 (giờ)<br />
<br />
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc : <br />
<br />
11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút<br />
<br />
Đáp số : 16 giờ 7 phút<br />
<br />
Từ bài toán trên cho thấy, khoảng cách cho trước chính là quãng <br />
đường mà xe máy đã đi trước khi ô tô xuất phát. Thời gian để ô tô đuổi kịp <br />
xe máy chính là khoảng cách giữa hai xe chia cho hiệu vận tốc. Bài toán <br />
đưa về loại chuyển động cùng chiều, đuổi nhau, tìm thời điểm (lúc) gặp <br />
nhau. Qua đó ta có công thức cho loại toán này như sau :<br />
<br />
<br />
12 <br />
Thời gian đuổi kịp là :<br />
<br />
t = s : (v1 v2 ) với v1 > v2 , s là khoảng cách 2 chuyển động<br />
<br />
Với loại chuyển động ngược chiều thì thì<br />
<br />
Thời gian đuổi kịp là :<br />
<br />
t = s : (v1 + v2 ) s là khoảng cách 2 chuyển động<br />
<br />
Ngoài chuyển động cùng chiều, ngược chiều thì trong chương trình <br />
còn có loại toán đặc biệt, đó là loại chuyển động trên mặt nước, loại toán <br />
tương đối khó nên giáo viên cần giúp các em hiểu bản chất của lạoi toán <br />
này.<br />
<br />
Ví dụ : Một thuyền máy đi xuôi dòng từ bến A đến bến B. Vận tốc <br />
của thuyền khi nước lặng là 22,6km/giờ và vận tốc dòng nước là <br />
2,2km/giờ. Sau 1 giờ 15 phút thì thuyền máy đến B. Tính độ dài quãng sông <br />
AB.<br />
<br />
Bài toán này có yếu tố vận tốc của dòng nước nên làm thay đổi vận <br />
tốc thuyền máy khi đi xuôi dòng và ngược dòng. Nếu không để ý yếu tố <br />
này thì học sinh tìm quãng đường bằng cách lấy vận tốc thuyền nhân với <br />
thời gian. Để học sinh giải bài toán này, giáo viên cần hướng dẫn, gợi mở <br />
để các em tìm ra cách giải.<br />
<br />
Nếu khi nước chảy thì vận tốc thuyền xuôi dòng tính như thế nào ? <br />
(vận tốc thuyền cộng vận tốc dòng nước)<br />
<br />
Vậy độ dài quãng sông AB là bao nhiêu ?<br />
<br />
Bài giải như sau :<br />
<br />
Đổi 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ<br />
<br />
Vận tốc thuyền máy khi xuôi dòng là :<br />
<br />
22,6 + 2,2 + 24,8 (km/giờ)<br />
13 <br />
Độ dài quãng sông AB là :<br />
24,8 x 1,25 = 31 (km)<br />
Đáp số : 31 km<br />
Với bài toán minh họa trên, giáo viên tiếp tục lựa chọn một số bài <br />
toán điển hình khác để hướng dẫn và giúp các em hiểu, nắm bắt và giải <br />
được, đồng thời rút ra kết luận : Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có <br />
lực cản của dòng nước. Từ đó có các công thức cho loại toán này như sau :<br />
<br />
+ Vận tốc xuôi dòng = vận tốc vật + vận tốc dòng nước.<br />
<br />
+ Vận tốc ngược dòng = vận tốc vật vận tốc dòng nước.<br />
<br />
+ Vận tốc dòng nước = (vận tốc xuôi dòng vận tốc ngược dòng) : <br />
2<br />
<br />
+ Vận tốc vật = (vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng) : 2<br />
<br />
+ Vận tốc xuôi dòng vận tốc ngược dòng = vận tốc dòng nước x 2<br />
<br />
Như vậy, với loại toán chuyển động đều có từ hai chuyển động là <br />
loại toán khó, do đó giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ, gợi mở để học sinh tìm <br />
ra hướng giải, từ đó các em mới có thể nhớ và khác sâu kiến thức hơn.<br />
<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, Chuẩn Kiến thức, <br />
kỹ năng của môn học và từng bài học cụ thể. Thực hiện tốt dạy học theo <br />
hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học.<br />
<br />
Linh hoạt lựa chọn các hình thức giảng dạy sao cho phù hợp với đối <br />
tượng học sinh, bảo đảm tất cả học sinh đều có cơ hội tham gia và tiếp thu <br />
được nội dung cơ bản của bài học.<br />
<br />
Giáo viên không ngừng học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên <br />
môn, nghiệp vụ.<br />
<br />
<br />
14 <br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt <br />
chẽ với nhau, có sự thống nhất và có mục tiêu là hướng học sinh vào quá <br />
trình học tập.<br />
<br />
Giải pháp thứ nhất là tiền đề, là cơ sở giúp giáo viên thực hiện tốt <br />
giải pháp thứ hai và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.<br />
<br />
Giáo viên cần linh hoạt khi thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm <br />
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và tạo hứng thú <br />
trong học tập. <br />
<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu<br />
<br />
Thực hiện đề tài này đã mang lại những hiệu quả nhất định như học <br />
sinh nắm vững kiến thức về số đo thời gian, biết cách tính quãng đường, <br />
vận tốc, thời gian trong chuyển động; vận dụng để giải một số bài toán <br />
chuyển động dạng đặc biệt. Không những thế, các em còn rất hứng thú, <br />
tích cực và chủ động trong học tập.<br />
<br />
Năm học 2014 2015, kết quả khảo nghiệm lớp chưa áp dụng đề tài <br />
so với lớp đã áp dụng đề tài đều như sau :<br />
<br />
Nắm vững công thức và đơn Vận dụng giải các dạng <br />
vị đo toán<br />
<br />
Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt<br />
<br />
Lớp chưa <br />
10 9 8 11<br />
áp dụng <br />
<br />
Tỉ lệ % 52,6 47,4 42 58<br />
<br />
Lớp đã áp 18 6 15 9<br />
15 <br />
dụng <br />
<br />
Tỉ lệ % 75 25 62,5 31,8<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br />
đề nghiên cứu.<br />
<br />
Thông qua kết quả khảo nghiệm, giáo viên nắm chắc được các <br />
phương pháp dạy học toán chuyển động đều cũng như các phương pháp <br />
khác và các kiến thức về toán chuyển động đều trong chương trình môn <br />
Toán lớp 5.<br />
<br />
Chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu, phương tiện dạy học góp phần vào <br />
việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó giáo viên đóng vai trò là <br />
người hướng dẫn, còn học sinh là người chủ động, tích cực trong quá trình <br />
học tập để tìm ra kiến thức, kĩ năng.<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp đề tài nghiên cứu đã có tác động tích cực <br />
đến đội ngũ giáo viên trong trường; tạo được môi trường học tập vui tươi <br />
giữa thầy và trò, khích lệ và khơi dậy được sự tích cực, chủ động để tất <br />
cả học sinh tham gia vào quá trình học tập, nắm vững và khắc sâu các kiến <br />
thức về toán chuyển động đều, biết vận dụng để làm bài tập, áp dụng vào <br />
giải các bài toán chuyển động đều liên quan đến thực tế đời sống.<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận <br />
<br />
Môn Toán lớp 5 chiếm một thời lượng lớn trong chương trình và <br />
đóng vai trò quan trọng, nó cung cấp những kiến thức cơ bản về số học, <br />
các yếu tố hình học, đo đại lượng, giải toán. Trong đó toán chuyển động <br />
đều là tuyến kiến thức khó cần khả năng suy luận, giải quyết vấn đề có <br />
căn cứ khoa học, chính xác. Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, <br />
<br />
16 <br />
tư duy độc lập sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một <br />
phong cách làm việc khoa học.<br />
<br />
Đối với giáo viên, muốn nâng cao hiệu quả dạy học toán chuyển <br />
động đều lớp 5 thì phải thực hiện đổi mới đồng phương pháp dạy học theo <br />
hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh. Vì vậy giáo viên phải tìm <br />
hiểu, nắm chắc nội dung, chương trình và tuyến kiến thức về toán chuyển <br />
động đều, phải thực sự tâm huyết yêu nghề, mến trẻ, không ngừng học <br />
hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, đưa chất lượng dạy học <br />
ngày càng có kết quả cao.<br />
<br />
Bên cạnh đó, việc học sinh chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh <br />
tri thức là yếu tố quan trọng cho sự thành công. Vì vậy giáo viên phải <br />
hướng dẫn, gợi mở để các em tìm ra kiến thức mới; tạo không khí vui tươi, <br />
lành mạnh, khích lệ, động viên các em học tập tốt hơn.<br />
<br />
2. Kiến nghị <br />
<br />
Đối với nhà trường và giáo viên : Cần làm tốt công tác vận động học <br />
sinh đi học chuyên cần, nếu học sinh đi học không chuyên cần sẽ ảnh <br />
hưởng rất lớn đến chất lượng học tập. Đây là một trong những nhiệm vụ <br />
quan trọng và thường xuyên.<br />
<br />
Giáo viên Tiểu học trước hết phải tâm huyết với nghề, phải phân <br />
loại học sinh ngay từ đầu năm học để có kế hoạch giảng dạy. Ngoài ra còn <br />
phải chuẩn bị bài, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, sử dụng phương tiện, đồ <br />
dùng dạy học có hiệu quả.<br />
<br />
Trên đây là “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán <br />
chuyển động đều” mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy . Do thời <br />
gian có hạn, đề tài cũng còn những hạn chế nhất định. Rất mong sự góp ý <br />
<br />
<br />
<br />
17 <br />
của đồng chí, đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên được đầy đủ và <br />
hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18 <br />