Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề:<br />
Bạn nghĩ như thế nào về khái niệm trẻ mầm non? Với tôi, trẻ mầm non <br />
là lứa tuổi được xem là bước tiến quan trọng trong một đời người, là tiền đề <br />
cho các giai đoạn khác. Nhắc đến trẻ mầm non, bạn sẽ nghĩ ngay tới lứa tuổi <br />
đầy hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và ai cũng thấy được sự hồn nhiên, tươi tắn <br />
của trẻ, nó làm cho chúng ta thấy hạnh phúc ấm áp hơn. Là một giáo viên, tôi <br />
thực sự hạnh phúc khi công việc hàng ngày của mình được tiếp xúc với trẻ, chia <br />
sẻ buồn vui, được thể hiện nhân cách nhẹ nhàng không bó buộc. Chăm sóc giáo <br />
dục trẻ, bản thân không những truyền đạt kiến thức cho trẻ mà còn học hỏi ở <br />
trẻ niềm vui, tình yêu thương,… quả thật may mắn và hạnh phúc. Trong đó <br />
ngôn ngữ có vai trò giúp con người giao tiếp với nhau một cách hiệu quả thì đối <br />
với trẻ, ngôn ngữ nói trong 5 năm đầu đời là một trong những lĩnh vực quan <br />
trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Mục đích cho trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái <br />
không chỉ nhằm cho trẻ biết được các mặt chữ để phát âm chuẩn khi nói mà còn <br />
tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các <br />
loại hình giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Vậy hoạt động làm quen với chữ cái là <br />
một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm <br />
sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái có ý nghĩa quan trọng <br />
trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua việc làm quen với chữ cái <br />
cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Đồng thời việc cho trẻ làm quen <br />
với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và viết. Tôi <br />
đã cố gắng trau dồi thêm kiến thức, tìm tòi và học hỏi những chị em đồng <br />
nghiệp để nâng cao kiến thức, kĩ năng và phương pháp trong quá trình giảng <br />
dạy trong tất cả các lĩnh vực phát triển sao cho hiệu quả nhất. Đặc biệt là việc <br />
nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái, đem lại cho trẻ những <br />
kiến thức vững vàng, là tiền đề vững chắc cho trẻ vào lớp 1. <br />
Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giảng dạy <br />
trong năm học vừa qua, tôi nhận thấy trẻ không hứng thú nhiều khi tham gia <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
1<br />
hoạt động làm quen chữ cái, bên cạnh đó trẻ còn hay quên, khó nhớ các chữ cái <br />
đã học.<br />
Hiểu được ý nghĩa khi cho trẻ làm quen với chữ cái, tôi mạnh dạn lựa <br />
chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi <br />
làm quen với chữ cái tại trường mầm non Họa Mi”. Nhằm tìm ra những giải <br />
pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen chữ <br />
cái trong trường mầm non. <br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: <br />
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm <br />
quen chữ cái cho trẻ mầm non 5 6 tuổi tại lớp Lá 4 trường mầm non Họa Mi.<br />
Tìm hiểu và phân tích thực trạng tổ chức hoạt động làm quen chữ cái, <br />
những khó khăn và những thuận lợi cũng như tìm hiểu những cơ sở cơ bản, <br />
những phương pháp phù hợp với tình hình thực tế tại trường.<br />
Giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái bằng một số biện pháp sư phạm, luyện <br />
cách phát âm chuẩn và hứng thú tham gia vào hoạt động.<br />
Nâng cao chất lượng dạy và học ở môn làm quen chữ cái nhằm làm giàu <br />
vốn từ cho trẻ, kích thích tính sáng tạo, phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ <br />
nhằm phát huy tính tích cực chủ động. <br />
Qua đó, giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, con người qua các tiết <br />
học. <br />
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ <br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề: <br />
Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội khoa học công nghệ, hội <br />
nhập quốc tế và phát triển. Đảng nhận định rõ:“Giáo dục là quốc sách hàng <br />
đầu của mỗi quốc gia”, giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành <br />
và phát triển của mỗi con người, nhất là đối tượng trẻ mầm non. Mục tiêu đó <br />
được thể hiện trong các môn học hàng ngày, hàng tuần và đặc biệt bộ môn làm <br />
quen chữ cái trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 5 6 tuổi. Do <br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
đó, làm quen chữ cái có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho <br />
trẻ. <br />
Như chúng ta đã biết việc cho trẻ làm quen 29 chữ cái mang tính chất <br />
hoạt động biệt lập chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non <br />
trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm <br />
chuẩn bị cho trẻ vào lớp. Căn cứ thông tư 28/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
về nội dung sửa đổi, bố sung và đổi mới hình thức tổ chức, giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm, tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm, phát huy tính tích cực, dạy <br />
trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.<br />
Làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp <br />
giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu bằng những <br />
hoạt động gần gũi và có ý nghĩa với trẻ. Để dạy trẻ làm quen chữ cái cần có sự <br />
thay đổi cách tổ chức hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một <br />
cách phong phú, đa dạng. Làm quen với chữ cái có vị trí quan trọng trong việc <br />
giáo dục trẻ phát triển toàn diện, do đó để dạy tốt hoạt động này giáo viên phải <br />
đạt được những mục tiêu như:<br />
Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái theo chủ đề để <br />
phát triển kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết trước khi vào lớp 1.<br />
Tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm <br />
quen chữ cái theo chủ điểm.<br />
Thông qua đọc thơ, kế chuyện, tranh ảnh có gắn các chữ cái, các trò chơi <br />
động tĩnh với làm quen chữ cái... để từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao <br />
tiếp. Có thể nói hoạt động làm quen chữ cái là nền tảng đưa trẻ đến hoạt động <br />
giao tiếp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình hình thành, rèn <br />
luyện, củng cố các kỹ năng cho trẻ không thể tránh khỏi những khó khăn. Vì <br />
thế người giáo viên đóng vai trò quan trọng, là cầu nối trẻ với những kiến thức <br />
mới, giúp tr ẻ h ọc t ốt, n ắm v ững ki ến th ức và biế t cách thực hiện yêu cầu <br />
của bài học, của hoạt động. Qua đó, tạo được không khí hoạt động mà ở đó <br />
mọi trẻ đều hăng hái, hứng thú tham gia. <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
3<br />
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: <br />
Làm quen chữ cái theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm giáo dục chỉ cho <br />
chúng ta thấy trẻ được học một cách tự nhiên, bắt đầu bằng những hoạt động <br />
gần gũi và có ý nghĩa với trẻ. Để dạy trẻ làm quen chữ cái cần có sự thay đổi <br />
cách tổ chức hoạt động trong môi trường chữ cái và ngôn ngữ nói một cách <br />
phong phú. Hoạt động làm quen với chữ cái có vị trí quan trọng trong việc giáo <br />
dục trẻ phát triển toàn diện.<br />
Năm học 2018 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Lá 4, trường <br />
Mầm non Họa Mi.<br />
Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp : 34, Nữ: 12<br />
1. Thuận lợi:<br />
Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, <br />
thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. <br />
Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên sắp xếp tạo điều kiện cho tôi <br />
được tham dự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ các đợt lên <br />
chuyên đề hoạt động làm quen chữ cái cũng như chuyên đề của các môn học <br />
khác do Phòng GD&ĐT huyện tổ chức.<br />
Hai cô giáo đều là giáo viên trẻ và có chuyên môn tay nghề vững vàng đạt <br />
chuẩn và trên chuẩn. Cô luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và luôn được sự <br />
quan tâm của quý cấp lãnh đạo.<br />
2. Khó khăn:<br />
Ở lứa tuổi này trẻ ghi nhớ chưa có chủ định, mau nhớ và mau quên, bên <br />
cạnh đó cô giáo cũng muốn trẻ thuộc lòng chữ cái nên thường gắn dãy cho trẻ <br />
đọc chữ cái, như vậy trẻ học thuộc vẹt nhưng khi hỏi chữ thì trẻ lại không nhớ.<br />
+ Đồ dùng đồ chơi ít, chưa thật sự phù hợp với từng tiết dạy.<br />
+ Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến chất lượng học của con <br />
mình.<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ có khả năng tiếp thu khi làm <br />
quen chữ cái rất thấp.Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức hoạt động cho <br />
trẻ làm quen chữ cái theo các chủ đề, theo những chuyên đề trọng tâm hoặc <br />
những lễ hội nổi bật trong năm. Tôi đã làm khảo sát thực trạng về khả năng <br />
nhận biết chữ cái của trẻ lớp lá như sau: <br />
Bảng khảo sát trẻ lớp lá:<br />
Cuối năm học: 2017 2018<br />
<br />
<br />
NÔỊ Số trẻ Kết quả <br />
DUNG <br />
<br />
Đạt Tỉ lệ% Chư Tỉ lệ%<br />
a<br />
đạt<br />
<br />
Trẻ hứng thú tham gia làm đồ dùng, 28.6%<br />
42 30 71.4% 12<br />
đồ chơi môn làm quen chữ cái cùng cô<br />
<br />
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt 35.7%<br />
42 27 64.3% 15<br />
động làm quen chữ cái.<br />
<br />
Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 chữ <br />
42 32 76.2% 10 23.8%<br />
cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi nơi. <br />
<br />
Trẻ tô viết trùng khít lên chấm mờ, 42 28.6%<br />
30 71.4% 12<br />
hoàn thành vở tập tô.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
5<br />
Đầu năm học: 2018 – 2019<br />
<br />
NÔỊ Số trẻ Kết quả <br />
DUNG <br />
Đạt Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ%<br />
% đạt<br />
Trẻ hứng thú tham gia làm đồ 58.8%<br />
dùng, đồ chơi môn làm quen chữ cái 34 14 41.2% 20<br />
cùng cô<br />
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia 61.8%<br />
34 13 38.2% 21<br />
hoạt động làm quen chữ cái.<br />
Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 <br />
chữ cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi 34 13 38.2% 21 61.8%<br />
nơi. <br />
Trẻ tô viết trùng khít lên chấm 34 12 35.3% 22 64.7%<br />
mờ, hoàn thành vở tập tô.<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức làm quen chữ cái cho trẻ <br />
mầm non. Đáp ứng được yêu cầu giáo dục mầm non mới với mục đích chung là <br />
phát triển một cách toàn diện cho trẻ.<br />
Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các <br />
giải pháp biện pháp phù hợp. Những giải pháp biện pháp đó nhằm mục đích <br />
giúp trẻ biết học tốt môn làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, <br />
́ ự hứng thú, sáng tạo...trong quá trình trẻ tham gia hoạt động làm <br />
kich thich s<br />
́<br />
quen chữ cái.<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
Lựa chọn các biện pháp, giai phap phù h<br />
̉ ́ ợp sẽ giải quyết được vấn đề <br />
khó khăn khi trẻ làm quen chữ cái, từ đó giáo viên biết cách giáo dục và rèn <br />
luyện, bồi dưỡng hoàn thiện các khía cạnh nhân cách cho trẻ.<br />
Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau: <br />
Trẻ phải nắm được kĩ năng phát âm đúng và thành thạo 29 chữ cái phân <br />
biệt được chữ cái khó như: l, n, x, s, p, q, v, d,… phát âm đúng 29 chữ cái từ đó <br />
trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ <br />
hứng thú hơn trong mọi hoạt động. <br />
Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự <br />
phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác <br />
chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.<br />
1. Giải pháp 1: Rèn kỹ năng nhận biết, phát âm đúng, đọc, tô, viết <br />
thành thạo các chữ cái theo quan điểm giáo dục mới: Lấy trẻ làm trung <br />
tâm<br />
a. Biện pháp 1: Tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm gây hứng thú cho <br />
trẻ làm quen với chữ cái<br />
Giáo dục bắt đầu từ trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Để đạt <br />
được mục tiêu đó trước hết tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Ở <br />
đây sự tập trung chú ý chưa bền, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao <br />
nên việc gây hứng thú cho trẻ lại càng quan trọng bởi tính chất cứng nhắc có <br />
phần khô khan dẫn đến trẻ có phần uể oải, phân tán tư tưởng, tiếp thu bài còn <br />
hạn chế trong tiết học nên việc cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ là <br />
rất cần thiết. Trẻ Mầm non suy nghĩ bằng tư duy hình tượng gắn với tình cảm, <br />
trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu truyện hấp dẫn hay một bức <br />
tranh đẹp, mới lạ. Với trẻ mầm non thì những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn thì <br />
sẽ gây được sự chú ý của trẻ. Chính vì vậy, khi dạy một tiết “ Làm quen chữ <br />
cái” đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên quan trọng. Vì thế việc tạo môi <br />
trường cho trẻ làm quen với chữ cái không những trong lớp học, ngoài lớp học <br />
mà trong mọi vị trí trẻ được tiếp xúc là một việc rất thiết yếu làm nổi bật lên <br />
mục đích ý đồ của giáo viên trong họat động làm quen với chữ cái cho trẻ, <br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
7<br />
nhưng không thực hiện 1 cách cưỡng ép, bắt buộc trẻ phải chú ý mà để trẻ tự <br />
nhiên đi vào hoạt động.<br />
Ví dụ : Ở chủ đề “Thế giới động vật”, tiết làm quen với chữ: i, t, c thay <br />
vì <br />
chỉ đơn giản gắn tranh có chứa từ: Gà mái, con vịt, cá chép … thì tôi tìm những <br />
hình ảnh động trong máy vi tính Gà mái mẹ dẫn gà con đi; vịt bơi lội, đàn cá <br />
chép bơi trong ao … Sau đó cho trẻ gọi tên các con vật và trẻ trả lời chúng đang <br />
làm gì? Rồi mới gắn băng từ có chữ cái đó. Hình ảnh “động” trẻ được quan sát <br />
trên máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo cô <br />
khéo léo đặt những câu hỏi và dẫn dắt trẻ vào bài dạy một cách say mê, nhẹ <br />
nhàng. <br />
Để giúp trẻ nhớ lâu kiến thức vừa học tôi đã tìm tòi, lựa chọn các trò chơi <br />
phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động. Trong tiết học luôn tạo ra <br />
những tình huống bất ngờ đối với trẻ, tạo ra các trò chơi sáng tạo để thu hút sự <br />
chú ý của trẻ vào giờ học. <br />
Ví dụ : Trò chơi “Ghép nét” từ những nét chữ đựơc cắt rời bằng bìa <br />
cứng trẻ tìm và kết hợp với nhau để thành chữ cái có nghĩa.... <br />
Môi trường trong lớp học: <br />
Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ <br />
được lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa <br />
một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen. Để tạo được hứng thú và sự <br />
sáng tạo cho trẻ trong giờ hoạt động môn làm quen chữ cái tôi thường xuyên tìm <br />
tòi từ những tranh ảnh mô hình, vật thật, màu sắc tất cả đều có chữ viết, hấp <br />
dẫn nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.<br />
Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái g y (chủ đề phương tiện giao thông).<br />
Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp <br />
đọc thơ “Chiếc cầu mới” qua tranh. Trong tranh có cầu, dòng người qua lại, xe <br />
ô tô, tàu hoả ... tôi đã chọn hình thức vừa chỉ từng chữ dưới bài thơ vừa đọc. <br />
Qua đó trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về các phương tiện giao thông và đặc biệt là <br />
được đọc và làm quen từng chữ cái tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga hỏi <br />
bức tranh này vẽ về cái gì? (Nhà ga) trong nhà ga có những dòng người qua lại <br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
dòng người qua lại có người soát vé và đặc biệt là có những đoàn tàu dừng lại <br />
đón khách, trả khách .. qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp <br />
dẫn. Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ “Nhà ga” bạn nào hãy lên chỉ <br />
những chữ cái đã được học và cô cho trẻ làm quen chữ “g”<br />
Tiếp đến chữ y cô hỏi trẻ ngoài tàu hoả ra thì còn có những phương tiện giao <br />
thông gì nữa? Trả lời (máy bay...) cô và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm <br />
gì? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát đàm thoại và để trẻ lên rút hai <br />
chữ cái giống nhau trong từ “máy bay” và trẻ lên rút chữ “y”.<br />
Ở góc học tập, thường xuyên cho trẻ chơi ở góc thư viện để trẻ thường <br />
xuyên được nhìn thấy, tiếp xúc với chữ cái. Gắn tên các loại đồ dùng đồ chơi <br />
trong lớp học để trẻ được nhìn thấy thường xuyên. <br />
Ví dụ: trên máy tính tôi dán chữ “máy tính” để lúc tiếp xúc với máy tính <br />
trẻ thấy được các chữ cái này.<br />
Môi trường ngoài lớp học:<br />
Thực tế cho thấy trẻ đến trường ngoài hoạt động có chủ đích, hoạt <br />
động ăn, hoạt động ngủ, còn các thời gian khác để trẻ hoạt động với môi <br />
trường bên ngoài như: góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền, khu vực để đồ cá <br />
nhân của trẻ. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập <br />
củng cố chữ cái rất tốt. Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như: mũ, ba lô, giày <br />
dép, khăn mặt, ca cốc, kệ bỏ dép, kệ bỏ cặp, áo quần có chữ cái ký hiệu riêng <br />
của từng trẻ ( viết bằng chữ in thường) … tôi luôn gắn ảnh kèm theo tên của <br />
trẻ. Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng vừa đúng nơi <br />
quy định, vừa biết tên của mình, của bạn, biết tên của mình có những chữ cái gì, <br />
biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế nào… Và trẻ còn <br />
biết tên của mình trên bài vẽ khi vẽ tạo hình. <br />
Ở chủ đề “ Phương tiện giao thông” trẻ chơi ngoài trời tôi cùng trẻ trò <br />
chuyện về trò chơi “các phương tiện giao thông vào bến ” tôi huy động trẻ sưu <br />
tầm bìa cát tông tranh ảnh, ho ạ báo về các phơng tiện như: Máy bay, đoàn <br />
tàu, ôtô, thuyền buồm .. hướ ng dẫn tr ẻ c ắt sát mép các hình ảnh đó. Khi vào <br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
9<br />
trò chơi cô giới thiệu các bến và phươ ng tiện giao thông nào thì phải vào bến <br />
được làm quen tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo ở đôi tay và thuận lợi <br />
trong khi viết ch ữ, dán các chữ cái lên các phươ ng tiện giao thông, trẻ hứng <br />
thú hơn với chính đồ dùng mình làm ra.<br />
Ví dụ : Chơi ở các góc chủ đề thế giới thực vật tôi cho trẻ làm quen chữ <br />
cái h, k ở góc phân vai trẻ chơi cửa hàng bán rau, củ, quả, hoa …tôi dán chữ cái <br />
“ k” lên quả khế, chữ cái h lên quả hồng, chữ m lên quả mận, n lên quả na, và <br />
kết hợp ôn lại những chữ cái đã học như chữ “ b” lên quả bưởi, chữ “c ” lên <br />
quả chuối, “d ” lên quả dứa….Trước lúc chơi tôi thỏa thuận với trẻ : người đi <br />
mua phải yêu cầu người bán lấy đúng quả có chữ cái mà người mua yêu cầu <br />
mới đạt danh hiệu người bán hàng suất xắc nhất. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trẻ học chữ cái qua mô hình ngoài trời mọi lúc, mọi nơi)<br />
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động bên ngoài đáp ứng nhu cầu chơi của <br />
trẻ, tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi, chơi mà học.<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
Ví dụ: ở góc thiên nhiên các loại cây, đồ dùng đồ chơi ngoài trường đều <br />
có bản ghi tên của loại cây, đồ chơi đó (viết chữ in thường) để lúc trẻ tiếp xúc <br />
thiên nhiên, vui chơi ngoài trời cũng là lúc trẻ tiếp xúc với chữ cái. Ví dụ: ở góc <br />
thiên nhiên lớp tôi có cây viết tôi dán lên cây chữ “ cây viết” để lúc trẻ chăm sóc <br />
cây trẻ sẽ thấy được những chữ cái này. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trẻ đọc chữ cái, tên cây trong sân trường)<br />
Có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, <br />
dễ thay đổi, đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, gồm 2 chỉ <br />
số, chỉ số 4, chỉ số 5. <br />
Tiêu chí 3. Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt <br />
động. <br />
Ngoài ra,ở các bậc thang lớp học cô tạo các ô bật và vẽ các chữ cái bằng <br />
những màu sắc sinh động. Giúp trẻ chơi vui vẻ ngoài trời vừa có thể luyện phát <br />
âm khi chơi. Qua đó, tôi thấy kết quả rất khả quan, trẻ hứng thú chơi, khả năng <br />
nhận thức chữ cái của trẻ có tiến triển, khả năng ghi nhớ chữ cái lâu hơn.<br />
Bên cạnh đó trang trí lớp đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội <br />
dung, chủ đề giáo dục. Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, có thể <br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
11<br />
cố định hoặc có thể di chuyển mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự <br />
lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự <br />
quan sát của giáo viên.<br />
Ví dụ: Ở các góc cô tổ chức và hướng dẫn cho trẻ có thể tự trang trí góc <br />
theo hình thức mở lấy trẻ làm trung tâm, trẻ có thể lấy chữ cái ra và gắn vào <br />
tranh theo chủ đề.<br />
Tiếp tục xây dựng môi trường chữ cái phong phú, tạo môi trường cho trẻ <br />
làm quen với chữ cái tôi luôn chú ý tích hợp sao cho phù hợp với từng chủ đề để <br />
cung cấp đầy đủ kiến thức và nội dung cho trẻ. Những gì mới lạ, đẹp mắt hấp <br />
dẫn gây được sự chú ý của trẻ, vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái rất <br />
cần thiết để làm nổi bật đến quá trình giáo dục trẻ. Để trẻ được làm quen với <br />
chữ cái ở mọi lúc mọi nơi mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn tạo môi trường <br />
thật đẹp để cuốn hút trẻ. Kể cả môi trường trong lớp và ngoài lớp làm sao để <br />
trẻ được tắm trong môi trường chữ viết. <br />
Với biện pháp tạo môi trường, gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái <br />
tôi thấy trẻ rất hứng thú, tránh được sự nhàm chán trong hình thức ôn lại bài cũ <br />
và xua tan mệt mỏi sau một ngày hoạt động ở trường mầm non. Bằng biện <br />
pháp này trẻ tiếp nhận sự luyện tập tự nhiên bất ngờ, gây thêm sự hứng thú <br />
mới, môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái trở nên đa dạng và phong phú hơn. <br />
b. Biện pháp 2: Tự tạo đồ dùng đồ chơi dạy học sáng tạo theo hướng lấy <br />
trẻ làm trung tâm<br />
Căn cứ vào đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực <br />
quan nên việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ “ Làm quen chữ cái” ở trường <br />
Mầm non luôn được gắn với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Việc sử <br />
dụng các đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp giáo viên mầm non trực quan một cách <br />
hợp lý, sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, khám phá bằng nhiều giác <br />
quan, từ đó kích thích trẻ quan sát, suy nghĩ, suy luận, nêu ý kiến, đưa câu hỏi…<br />
giúp trẻ phát huy tính độc lập, hành động tích cực và tự giải quyết vấn đề…qua <br />
đó giúp trẻ nhớ lâu, hiểu rõ ràng các chữ cái.<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
Phát triển trí tuệ cho trẻ là rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những <br />
hứng thú đối với hoạt động trí óc như ham hiểu biết, thích khám phá những <br />
điều mới lạ. Chính vì vậy, để giúp trẻ nâng cao chất lượng làm quen chữ cái và <br />
vai trò của đồ dùng đồ chơi trong việc học của trẻ tôi đã đầu tư nghiên cứu sử <br />
dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương: rơm,vỏ trấu, phế thải,... <br />
để tạo nhiều đồ dùng phù hợp với nhu cầu sử dụng, phục vụ cho việc học môn <br />
“ Làm quen chữ cái”. <br />
Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải như hộp sữa, chai nước rửa chén, bình <br />
nước, ly uống nước, chậu hoa có dán các từ hoặc chữ cái… <br />
Tạo môi trường và đồ dùng đồ chơi mở cho trẻ hoạt động môn làm quen <br />
chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng, tranh <br />
có lồng ghép chữ cái để treo góc nghệ thuật.Trẻ được tham gia vào làm đồ <br />
dùng, đồ chơi tạo hứng thú, sự mới mẻ cho trẻ. Giúp giáo dục cho trẻ biết quý <br />
trọng đồ dùng đồ chơi và bảo vệ môi trường.<br />
Từ những nguyên liệu phế thải: Vỏ hộp sữa, lõi giấy, ống tre, vải vụn, <br />
bìa catton,… Các cô và trẻ đã tạo ra những chiếc hộp bí ẩn chứa các chữ cái, <br />
vòng xoay “chiếc nón kì diệu” có 29 chữ cái, bảng ô zic zắc giúp trẻ luyện phát <br />
âm,...Cô sáng tạo nhiều trò chơi mới lạ, tạo hứng thú, trải nghiệm mới cho trẻ.<br />
Ví dụ: Chiếc hộp diệu kỳ<br />
Cô chuẩn bị những chiếc hộp được trang trí bắt mắt. Bên trong có nhiều hình <br />
khối được dán các mặt chữ. Trẻ có thể luyện phát âm, đoán màu sắc, phát triển tư <br />
duy ngôn ngữ cho trẻ.<br />
Ví dụ: Trò chơi ong tìm chữ<br />
Cô chuẩn bị bảng có nhiều ô vuông, có ô thẻ cài các chữ cái, có thể thay đổi <br />
các chữ. Cho trẻ thả bóng rơi vào ô zic zăc nào trẻ đọc chữ cái đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
13<br />
Trẻ chơi trò chơi ong tìm chữ<br />
2. Giải pháp 2: Tạo sự thoải mái, thân thiện giữa cô, trẻ và phụ <br />
huynh mọi lúc mọi nơi<br />
a. Biện pháp 1: Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi <br />
Ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học bằng chơi chơi bằng học” ghi nhớ của trẻ <br />
không có chủ định chóng nhớ mau quên do đó việc dạy làm quen chữ cái không <br />
dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên mọi lúc mọi nơi hoạt động trong <br />
cuộc sống hàng ngày để củng cố thêm kiến thức kỹ năng đã học.<br />
Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi: Để khắc sâu những chữ cái đã học, tôi tổ <br />
chức cho trẻ nặn đất sét những chữ cái qua những đường nét cơ bản, viết bằng <br />
phấn trên sân xi măng của trường, hoặc dùng dây mềm để bẻ, gấp các đường <br />
nét của chữ cái đó, tạo chữ cái bằng bàn tay (VD: Tạo dáng chữ o …) <br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ tạo hình dáng chữ cái và viết chữ bằng phấn trên sân trường ở ngoài lớp <br />
học <br />
Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những <br />
nhóm bạn nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói <br />
chuyện với nhau,<br />
vì cháu hay bắt chước nên các cháu có thể hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.Từ đó <br />
ngôn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ. <br />
Ví dụ: Khi trẻ vào buổi chơi tôi hỏi “ Con chơi ở nhóm chơi gì đây?” trẻ <br />
trả lời “ Con chơi ở góc xây dựng” và tôi cho trẻ quan sát chữ “ góc xây dựng”, <br />
hỏi trẻ chữ cái gì đã được học trong từ “xây dựng”, hoạc tôi tới “ góc sách” hỏi <br />
trẻ “truyện gì?, trong truyện có nhân vật nào?” Tôi viết tên các nhân vật đó và <br />
cho trẻ tìm chữ cái vừa học.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
15<br />
Ví dụ: Luyện phát âm chữ “ r” tôi cho cháu đọc bài đồng giao: “ Rềnh <br />
rềnh, ràng ràng” hoặc cho trẻ chơi trò chơi “ nu na nu nống”, trẻ ngồi duỗi chân <br />
cô chạm vào chân từng trẻ, khi đến câu cuối tay cô chạm vào chân bạn nào thì <br />
bán đó trả lời câu hỏi của cô.<br />
Tôi thường xuyên quan sát trẻ, cung cấp kiến thức, giáo dục trẻ mọi lúc, <br />
mọi nơi, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát triển những kỹ <br />
năng cần thiết, chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻ nhằm điều chỉnh các biện <br />
pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ.<br />
b. Biện pháp 2: Phối hợp với phụ huynh<br />
Trong các buổi họp phụ huynh lớp, tôi đã dành thời dành nhấn mạnh tầm <br />
quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái của trẻ Mẫu giáo lớn như: Cho trẻ <br />
làm quen với chữ cái là tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ làm quen với <br />
việc đọc và viết nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ <br />
vào lớp một.<br />
Thông báo các nội dung cần thiết về làm quen chữ cái cho phụ huynh rõ. <br />
Giới thiệu cho các bậc phụ huynh xem những đồ dùng đồ chơi cần thiết để <br />
phục vụ hoạt động này. Qua đó, phụ huynh thấy được vị trí quan trọng của từng <br />
hoạt động, đặc biệt là hoạt động làm quen chữ cái cần có những đồ dùng đồ <br />
chơi phục vụ cho việc dạy học cho trẻ để trang bị cho trẻ kiến thức vững chắc <br />
vào lớp một. Từ đó, tôi kêu gọi phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa <br />
phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề và góp một <br />
phần kinh phí để mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi.<br />
Ngày nay, khi khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, ngoài giờ học ở <br />
trường một số cháu ngồi ngay vào máy vi tính với những trò chơi, phim ảnh bạo <br />
lực. Do vậy tôi thường xuyên nhắc nhở phụ huynh đăng ký với nhà trường <br />
mượn các đĩa về trò chơi chữ cái cho trẻ củng cố kiến thức trẻ đã học.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Làm quen chữ viết theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp <br />
giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những <br />
hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, <br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ viết và <br />
ngôn ngữ nói một cách phong phú. <br />
Đề tài trên góp phần không nhỏ vào việc giáo dục trẻ qua các hoạt đông <br />
trải nghiệm với chữ cái để giúp trẻ hoàn thiện hơn trong cuộc sống của trẻ sau <br />
này dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ. Trẻ được <br />
trực tiếp tham gia vào việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi sẽ là trải nghiệm mới lạ <br />
mà từ trước tới nay trẻ chưa được thực hiện.<br />
Đáp ứng được yêu cầu giáo dục Mầm non mới với mục đích chung “ Lấy <br />
trẻ làm trung tâm” là phát triển một cách toàn diện cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ học <br />
bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi. Thông qua đó phảm ánh <br />
được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã <br />
biết và có thể làm để đánh giá đúng và được tôn trọng. Mỗi một môi trường hoạt <br />
động của trẻ tôi đều tạo môi trường chữ cái để trẻ có cơ hội luyện phát âm, ôn <br />
luyện chữ đã biết, làm cái mới một cách tự nhiên, thoải mái không gò bó, áp đặt <br />
trẻ.<br />
<br />
Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui <br />
chơi, vì vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng <br />
tạo, đóng vai, tưởng tượng và tương tác với bạn bè.<br />
Giáo viên tự tin, chủ động, tìm tòi, học hỏi để làm giàu vốn kiến thức, tự <br />
tin và sáng tạo hơn khi dạy trẻ, mạnh dạn vận dụng những cái mới lạ, kết hợp <br />
đan xen các hình thức làm nổi bật phương pháp giảng dạy, linh hoạt thay đổi <br />
các hình thức một cách nhẹ nhàng tạo sự hứng thú phát huy tính tích cực của <br />
trẻ. Từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục dựa trên cơ sở những gì trẻ đã biết và <br />
có thể làm, kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng <br />
cá nhân trẻ.<br />
Với việc áp dụng những hình thức dạy trẻ làm quen chữ cái như trên, trẻ <br />
lớp tôi học tập rất sôi nổi, hứng thú, thuộc nhanh, nhớ lâu những chữ cái đã <br />
được học.<br />
V. Hiệu quả SKKN<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
17<br />
Sau thời gian áp dụng đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất <br />
lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái tại trường mầm non <br />
Họa Mi.”, thực tế tại đơn vị tôi nhận thấy:<br />
Đối với trẻ: <br />
Trẻ mạnh dạn tự tin, năng động, sáng tạo trong các hoạt động, trẻ thích <br />
học môn chữ cái hơn trước.<br />
Trẻ được tham gia sáng tạo đồ dùng đồ chơi cùng cô.<br />
Trẻ lớp tôi rất hứng thú, trẻ rất tập trung chú ý, ghi nhớ lâu và nắm vững <br />
phát âm chính xác 29 chữ cái trước khi vào lớp 1.<br />
Trẻ háo hức khi sắp đến giờ hoạt động làm quen chữ cái.<br />
Trẻ giàu vốn từ nên trẻ kể diễn cảm, rõ lời, tự tin thể hiện lại một cách <br />
hồn nhiên, nhí nhảnh theo từng thể loại đề tài.<br />
Đối với giáo viên:<br />
Biết sắp xếp môi trường học tập trong lớp, ngoài lớp phù hợp với từng <br />
chủ đề, đề tài để giúp trẻ dễ học, dễ nhớ, dễ nhận biết về từng đề tài ở mọi <br />
lúc mọi nơi.<br />
Giáo viên chủ động xây dựng đồ dùng đồ chơi có sự tham gia của cô và trẻ<br />
Giáo viên tự chủ động, tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi ra những cái <br />
mới, sáng tạo để thu hút trẻ vào hoạt động.<br />
Đối với phụ huynh: <br />
Phụ huynh học sinh đã có sự phối hợp với nhà trường, có sự nhận thức <br />
mới về tầm quan trọng của môn làm quen chữ cái với việc học của trẻ, ngày <br />
càng có lòng tin đối với nhà trường khi gởi con em mình đến lớp.<br />
Qua thời gian rèn luyện đúng phương pháp đã phát triển ngôn ngữ cho trẻ. <br />
Tôi thấy được sự chênh lệch giữa tỉ lệ trước và sau khi áp dụng đề tài được thể <br />
hiện qua bảng sau:<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cuối năm học: 2017 2018<br />
<br />
<br />
NÔỊ Số trẻ Kết quả <br />
DUNG <br />
<br />
Đạt Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ%<br />
% đạt<br />
<br />
Trẻ hứng thú tham gia làm đồ dùng, 28.6%<br />
42 30 71.4% 12<br />
đồ chơi môn làm quen chữ cái cùng cô<br />
<br />
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt 35.7%<br />
42 27 64.3% 15<br />
động làm quen chữ cái.<br />
<br />
Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 chữ <br />
42 32 76.2% 10 23.8%<br />
cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi nơi. <br />
<br />
Trẻ tô viết trùng khít lên chấm mờ, 42 28.6%<br />
30 71.4% 12<br />
hoàn thành vở tập tô.<br />
<br />
<br />
<br />
Đầu năm học: 2018 – 2019<br />
<br />
<br />
<br />
NÔỊ Số trẻ Kết quả <br />
DUNG <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
19<br />
Đạt Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ%<br />
% đạt<br />
Trẻ hứng thú tham gia làm đồ dùng, 58.8%<br />
34 14 41.2% 20<br />
đồ chơi môn làm quen chữ cái cùng cô<br />
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt 61.8%<br />
34 13 38.2% 21<br />
động làm quen chữ cái.<br />
Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 chữ <br />
34 13 38.2% 21 61.8%<br />
cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi nơi. <br />
Trẻ tô viết trùng khít lên chấm mờ, 34 12 35.3% 22 64.7%<br />
hoàn thành vở tập tô.<br />
<br />
<br />
<br />
Cuối năm học: 2018 2019<br />
<br />
<br />
NÔỊ Số trẻ Kết quả <br />
DUNG <br />
<br />
Đạt Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ<br />
% đạt %<br />
<br />
Trẻ hứng thú tham gia làm đồ dùng, 2.9%<br />
34 33 97.1% 1<br />
đồ chơi môn làm quen chữ cái cùng cô<br />
<br />
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia 2.9%<br />
34 33 97.1% 1<br />
hoạt động làm quen chữ cái.<br />
<br />
Trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 <br />
chữ cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi 34 33 97.1% 1 2.9%<br />
nơi. <br />
<br />
Trẻ tô viết trùng khít lên chấm mờ, 34 32 94.1% 2 5.9%<br />
hoàn thành vở tập tô.<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu là giúp giáo viên có thêm một số <br />
kinh nghiệm và biện pháp mới để giảng dạy tốt môn làm quen chữ cái theo <br />
hướng “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Đồng thời những biện pháp này giúp cho trẻ <br />
làm quen với chữ cái sự hứng thú, tính tích cực, tinh thần phấn chấn, vui vẻ của <br />
trẻ có chiều hướng tiến triển tốt trẻ trở nên linh hoạt hơn khi hoạt động với <br />
làm quen chữ cái. <br />
PHẦN THỨ III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
I. Kết luận:<br />
Qua thực hiện, áp dụng sáng kiến từ những thực tế trên đã đạt dược một <br />
số kết quả như sau: có nhiều đồ dùng đồ chơi có hình dáng đẹp, an toàn, phù <br />
hợp với tiết dạy làm quen chữ cái. Kích thích tính tò mò của trẻ, biết lựa chọn <br />
trò chơi, câu đố bài hát phù hợp với nội dung và chủ đề, luôn tạo tình huống thú <br />
vị, bất ngờ.<br />
Việc tạo môi trường “ Lấy trẻ làm trung tâm” trẻ được khám phá, trải <br />
nghiệm dễ dàng gây hứng thú cho trẻ, giúp nâng cao hiệu quả học tập môn làm <br />
quen chữ cái.<br />
<br />
Trẻ lớp tôi đã có được khả năng tiếp thu rất nhanh nhạy, hứng thú. Phụ <br />
huynh đã thực sự thấy được tầm quan trọng của việc giúp con em mình làm <br />
quen chữ cái.<br />
Từ sự phấn đấu vươn lên của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình <br />
của ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp, tôi hoàn thành tốt việc chăm sóc <br />
và giáo dục nói chung và hoạt động làm quen chữ cái nói riêng. Sau mỗi hoạt <br />
động, mỗi năm học, tôi tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm trong quá <br />
trình tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái. Trên đây là một số biện <br />
pháp nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái mà bản thân đã nghiên cứu và <br />
vận dụng tại đơn vị. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, để bổ sung cho <br />
bản Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. <br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
21<br />
II. Kiến nghị:<br />
Quảng Điền, ngày 09 tháng 4 năm 2019<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Minh Trang<br />
<br />
̣ ́ ̉ ̣<br />
NHÂN XET CUA HÔI ĐÔNG SANG KIÊN<br />
̀ ́ ́<br />
...........................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.. <br />
̉ ̣ ̣<br />
CHU TICH HÔI ĐÔNG SANG KIÊN<br />
̀ ́ ́<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tên tác giả<br />
<br />
1 Chương trình Giáo dục Nhà xuất bản giáo dục Việt <br />
mầm non ( dành cho cán bộ Nam<br />
quản lý và giáo viên mầm non)<br />
<br />
2 Cho trẻ làm quen chữ cái NXB Đại học quốc gia Hà nội<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3 Hướng dẫn sử dụng Bộ Nhà xuất bản giáo dục Việt <br />
chuẩn phát triển trẻ em năm Nam<br />
tuổi <br />
<br />
4 Tuyển tập hướng dẫn tổ Vụ Giáo dục mầm non<br />
chức hoạt động môn làm quen <br />
chữ cái <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
23<br />
MUC LUC<br />
̣ ̣<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU <br />
I. Đặt vấn <br />
đề:..........................................................................................1<br />
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề <br />
tài :.......................................................2<br />
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý <br />
luận:......................................................................................2<br />
II. Thực trang:.......................................................................................3<br />
̣<br />
1. Thuận <br />
lợi:...........................................................................................4<br />
2. Khó khăn:...........................................................................................4<br />
III. Các giải <br />
pháp:..................................................................................5<br />
1. Giải pháp 1: Rèn kỹ năng nhận biết, phát âm đúng..................... <br />
7<br />
a. Biện pháp 1: Tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm........................... <br />
7<br />
b. Biện pháp 2: Tự tạo đồ dùng đồ chơi dạy học sáng <br />
tạo..................... 7<br />
2. Giải pháp 2: Tạo sự thoải mái, thân <br />
thiện.....................................14<br />
a. Biện pháp 1: Giáo dục trẻ mọi lúc mọi <br />
nơi........................................14<br />
b. Biện pháp 2: <br />
Phối hợp với phụ huynh ..............................................16<br />
IV. Tính mới của giải <br />
pháp: ...............................................................16<br />
V. Hiệu quả <br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ cái tại trường mầm non Họa Mi.<br />
SKKN:.............................................................................17<br />
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kêt luân:...........................................................................................21<br />
́ ̣<br />
II. Kiên nghi:........................................................................................21<br />
́ ̣<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang<br />
25<br />