I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Như chúng ta đã biết hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động <br />
chuyên môn. Tổ chuyên môn là một bộ phận hết sức quan trọng trong tất cả <br />
các hoạt động của trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng. Tổ <br />
chuyên môn quản lý giáo viên trong tổ một cách cụ thể. Ở đó diễn ra mọi hoạt <br />
động có liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp của mỗi nhà giáo; giáo viên <br />
được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, <br />
phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả. Chất lượng <br />
hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo <br />
dục.<br />
<br />
Hiện nay, trong trường tiểu học nói chung rất nhiều đơn vị chỉ đạo việc <br />
hoạt động của tổ chuyên môn rất tốt, thúc đẩy được phong trào dạy và học <br />
trong nhà trường. Tuy nhiên thực tế nói chung và ở trường Tiểu học Tây Phong <br />
nói riêng cũng có những tổ chuyên môn hoạt động còn hời hợt, các buổi sinh <br />
hoạt chuyên môn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải thay đổi. Còn có <br />
tình trạng đơn điệu cả về hình thức và nội dung, chưa đạt hiệu quả cao, một <br />
số giáo viên còn chưa chú trọng tự học tự bồi dưỡng chuyên môn. <br />
Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc rất nhiều vào công <br />
tác chỉ đạo của người cán bộ quản lí. Trước tình hình đó, là Phó Hiệu trưởng <br />
phụ trách hoạt động chuyên môn trong nhà trường tôi băn khoăn, trăn trở làm <br />
sao để các tổ chuyên môn chủ động, linh hoạt trong hoạt động của mình. Do <br />
đó tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của <br />
tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Tây Phong”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nâng <br />
cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục toàn <br />
diện học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Nhiệm vụ: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về sinh hoạt tổ <br />
chuyên môn của nhà trường đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng <br />
hoạt động của tổ chuyên môn.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường tiểu học <br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn<br />
Chất lượng các hoạt động chuyên môn của GV HS ở trường Tiểu <br />
học Tây Phong từ năm học 20142015 đến nay.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp điều tra;<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
I. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Tổ chuyên môn là đầu mối mà hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý các <br />
hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. Tổ chuyên môn <br />
có chức năng giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp <br />
quản lý lao động của giáo viên trong tổ.<br />
<br />
Theo Điều 18 Thông tư số 41/2010/TTBGD ĐT ngày 30 tháng 12 <br />
năm 2010 ban hành Điều lệ trường tiểu học quy định tổ chuyên môn bao <br />
gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ <br />
có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành <br />
viên trở lên thì có một tổ phó. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ:<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học <br />
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; <br />
<br />
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất <br />
lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các <br />
thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; <br />
<br />
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề <br />
nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. <br />
<br />
Ngoài ra Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh <br />
hoạt khác khi có nhu cầu công việc.<br />
<br />
Năm học 20162017 Phòng GD&ĐT Krông Ana triển khai công văn số <br />
61/BCPGD ĐT ngày 03 tháng 10 năm 2016 về triển khai nhiệm vụ năm học <br />
nêu rõ: Năm học 20162017 tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ <br />
GD&ĐT thực hiện Nghi quy<br />
̣ ết số 29NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp <br />
hành Trung ương khóa XI vê đ<br />
̀ ổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; <br />
Khuyến khich s<br />
́ ự sáng tạo và đê cao trách nhi<br />
̀ ệm của giáo viên và cán bộ quản <br />
li giáo d<br />
́ ục. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản li theo h<br />
́ ướng tăng cường phân <br />
cấp quản li, th<br />
́ ực hiện quyên t<br />
̀ ự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế <br />
hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản tri nhà tr<br />
̣ ường, trách <br />
nhiệm giải trình của đơn vi, cá nhân th<br />
̣ ực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát <br />
của xã hội, kiểm tra của cấp trên. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong dạy học và quản li. Đ<br />
́ ổi mới sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm <br />
trung tâm.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
<br />
2.1. Thuận lợi <br />
<br />
Trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn <br />
của lãnh đạo Phòng GD&ĐT.<br />
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và có ý thức trách nhiệm trong <br />
công tác quản lí chỉ đạo.<br />
Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công <br />
việc, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín đối với nhân dân.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tương đối đảm bảo.<br />
<br />
2.2. Khó khăn<br />
<br />
Trường có 3 điểm trường cách nhau khá xa (4km). Tỉ lệ học sinh dân tộc <br />
thiểu số chiếm trên 30%.<br />
<br />
Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Một số giáo <br />
viên kinh nghiệm giảng dạy ít (mới ra trường), năng lực chuyên môn còn hạn <br />
chế (tuổi cao, người dân tộc thiểu số).<br />
Nhiều giáo viên nhà ở xa, giáo viên luân phiên nghỉ sản hàng năm. <br />
<br />
Nhận thức về tầm quan trọng của việc học của một số cha mẹ học sinh <br />
còn hạn chế nên ảnh hưởng đến công tác phối kết hợp. <br />
<br />
2.3. Thực trạng về công tác hoạt động tổ chuyên môn<br />
<br />
* Thống kê đội ngũ <br />
<br />
Trình độ chuyên môn Biên <br />
Năm Đảng chế tổ Ghi <br />
CBQL TSGV<br />
học ĐH CĐ TC viên chuyên chú<br />
môn<br />
<br />
2014 2 31 17 10 4 19 5 Gồm <br />
2015 cả <br />
nhân <br />
2015 3 31 17 10 4 23 5<br />
viên <br />
2016<br />
thư <br />
2016 3 29 17 10 2 22 5<br />
viện<br />
2017<br />
<br />
* Công tác chỉ đạo và hoạt động của tổ chuyên môn<br />
<br />
Trong những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định đúng vị <br />
trí, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường học nên chú trọng vào công tác <br />
quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Do đó cơ bản các tổ chuyên <br />
môn đã nắm được một phần vai trò, nhiệm vụ của mình. Tổ trưởng đã biết <br />
cách xây dựng và triển khai kế hoạch, tổ chức các hoạt động chuyên môn của <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
tổ như thao giảng, dự giờ, chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên <br />
trong tổ,...; thực hiện sinh hoạt tổ đúng quy định (2 lần/tháng).<br />
<br />
Bên cạnh những ưu điểm đạt được hoạt động của tổ chuyên môn tại <br />
đơn vị còn gặp một số bất cập. Thứ nhất, việc lựa chọn giáo viên làm tổ <br />
trưởng gặp khó khăn. Một số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong <br />
công tác giảng dạy và quản lí nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi <br />
mới, sáng tạo chưa nhạy bén. Số giáo viên trẻ năng động, nhanh nhạy nhưng <br />
kinh nghiệm ít, chưa mạnh dạn trong công tác quản lí, chỉ đạo. Mặt khác họ <br />
đang trong độ tuổi sinh đẻ nên công việc mới quen lại nghỉ sản. Một số giáo <br />
viên mới quen việc lại chuyển công tác đến đơn vị khác.<br />
<br />
Thứ hai, Tổ trưởng chưa thật sự linh hoạt trong việc xây dựng và triển <br />
khai kế hoạch của tổ. Việc xây dựng kế hoạch chưa đúng quy trình; chưa xác <br />
định đúng căn cứ (còn căn cứ cả văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục <br />
và Đào tạo); trình bày văn bản chưa khoa học. Tất các các hoạt động hầu như <br />
phụ thuộc vào sự chỉ đạo từ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Các hoạt động <br />
trong tổ còn chung chung chưa cụ thể hóa phù hợp với đặc thù, đối tượng giáo <br />
viên học sinh của tổ mình.<br />
Ví dụ: Tháng 8 nhà trường triển khai nội dung: Ra để kiểm tra lại cho học <br />
sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học vào cuối năm học 20152016 <br />
(nếu có). Tổ cũng sao y như vậy trong khi tổ mình không có em nào phải kiểm tra <br />
lại.<br />
Thứ ba, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, hình thức đơn điệu. Hầu hết <br />
các buổi sinh hoạt tổ tập trung vào triển khai kế hoạch, đánh giá công việc <br />
thực hiện, thông báo một số văn bản, góp ý giờ dạy. Việc các thành viên đưa <br />
ra ý kiến cũng chỉ xoay quanh việc đánh giá, triển khai kế hoạch của tổ <br />
trưởng, rất ít khi đề cập đến những vướng mắc trong công tác chủ nhiệm, <br />
việc thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy,... Ý thức xây dựng ý <br />
kiến của tổ viên chưa cao. Một số giáo viên còn chưa thẳng thắn, ngại va <br />
chạm, dĩ hòa vi quý trong sinh hoạt.<br />
Thứ tư, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lý <br />
coi mình cũng như giáo viên bình thường khác nên họ chỉ lo làm hồ sơ đầy đủ, <br />
sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên theo đúng yêu cầu. <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Mọi hoạt động của tổ như xây dựng ma trận đề kiểm tra; tổ chức các cuộc thi <br />
cấp tổ (chữ viết đẹp, viết sáng kiến kinh nghiệm,...); công tác kiểm tra, giám <br />
sát; công tác bồi dưỡng giáo viên một số tổ trưởng chỉ làm qua loa, chiếu lệ, <br />
phó mặc cho Ban giám hiệu. <br />
<br />
Thứ năm, thời gian sinh hoạt tổ còn bất cập. Trường có 3 phân hiệu <br />
cách xa nhau, học sinh học 9 buổi/tuần, giáo viên nhà ở xa trường. Mặt khác, <br />
vào chiều thứ sáu hàng tuần đa số thời gian dành để họp chi bộ, cơ quan, <br />
chuyên môn, đoàn thể, tập huấn chuyên môn cấp trường, bồi dưỡng học sinh <br />
năng khiếu và phụ đạo học sinh nên việc tổ chức sinh hoạt tổ gặp khó khăn. <br />
Hầu hết thời gian sinh hoạt các tổ phải sử dụng ngoài giờ hành chính.<br />
Tóm lại muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, Ban giám <br />
hiệu nhà trường cần tìm ra biện pháp toàn diện tổng thể, chi tiết thiết thực phù <br />
hợp với thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trường. <br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Những giải pháp, biện pháp đưa ra nhằm khắc phục những tồn tại, bất <br />
cập nêu ra ở phần thực trạng. Qua đó giúp cho tổ trưởng chuyên môn nắm <br />
được quy trình, nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ; <br />
có kỹ năng xây dựng kế hoạch, chủ trì điều hành cuộc họp, chia sẻ, thảo luận <br />
tích cực, sáng tạo. Chất lượng dạy học được nâng cao, chất lượng giáo dục <br />
được đảm bảo toàn diện; đáp ứng tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên và <br />
nâng cao tay nghề cho giáo viên.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
b.1. Biên chế tổ đúng quy định và linh hoạt<br />
<br />
Mọi hoạt động trong nhà trường có diễn ra tích cực hay không là nhờ vào <br />
sự hoạt động đều tay của các tổ chuyên môn. Do đó khi biên chế tổ chuyên <br />
môn chúng ta cần thực hiện nghiêm túc, thực hiện đúng quy định nhưng cần <br />
linh hoạt. Tổ gồm có giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên thư viện.<br />
<br />
Ví dụ. Ở đơn vị chúng tôi số lượng giáo viên trẻ và giáo viên lớn tuổi <br />
tương đương, năng lực chuyên môn không đồng đều. Do đó khi biên chế tổ tôi <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
sắp xếp các tổ đều nhau về độ tuổi, về năng lực chuyên môn để mọi người hỗ <br />
trợ nhau trong công việc (Mỗi tổ đều có Đảng viên, Đoàn viên, giáo viên lớn <br />
tuổi,...)<br />
<br />
b.2. Làm tốt công tác bổ nhiệm tổ trưởng<br />
<br />
Chúng ta đã biết tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực <br />
thi nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp <br />
quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách <br />
nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả <br />
học tập của học sinh trong tổ của mình. Chính vì vậy chúng ta cần lựa chọn <br />
những giáo viên có phẩm chất chính trị tốt và có năng lực chuyên môn vững <br />
vàng, chú trọng trẻ hóa đội ngũ. Tuy nhiên, phải có tính kế thừa để những <br />
đồng chí có kinh nghiệm dìu dắt ngững đồng chí tổ trưởng mới.<br />
<br />
Để lựa chọn được giáo viên làm tổ trưởng Phó Hiệu trưởng làm tốt công <br />
tác tham mưu với Bí thư chi bộ và Hiệu trưởng nhà trường và xin ý kiến chi <br />
bộ. Thứ nhất nên chọn tổ trưởng là Đảng viên. Thứ hai, người làm tổ trưởng <br />
phải đảm bảo các điều kiện sau:<br />
<br />
Là người có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng<br />
Người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy <br />
định của Ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.<br />
Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có <br />
kiến thức vững vàng.<br />
Có khả năng kết nối, khích lệ, động viên anh em làm việc.<br />
<br />
Do đó, vào đầu năm học họp Chi bộ, đồng chí Bí thư định hướng để các <br />
tổ bình chọn tổ trưởng đảm bảo những điều kiện nêu trên.<br />
<br />
b.3. Làm tốt công tác bồi dưỡng<br />
<br />
b.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vị trí, nhiệm vụ, vai <br />
trò, công việc hoạt động của tổ chuyên môn<br />
Trong bất kỳ công việc nào nếu chúng ta không hiểu rõ về nội dung, bản <br />
chất của nó thì khó thành công. Do vậy muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
tổ, đề cao vai trò trách nhiệm của tổ trưởng giúp họ tự tin, chủ động trong <br />
công việc thì người cán bộ quản lí cần trao quyền và trách nhiệm cho họ.<br />
<br />
Để làm tốt công việc này, vào đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường tổ <br />
chức họp chuyên môn xây dựng quy chế chuyên môn về nhiệm vụ, quyền hạn, <br />
công việc và quy trình của tổ chuyên môn. Ví dụ: Sau khi biên chế tổ chuyên <br />
môn, vào đầu tháng 8, nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên <br />
nắm được các nội dung sau:<br />
* Nhiệm vụ: Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng <br />
quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục theo kế hoạch chung của <br />
trường. Tổ trưởng có nhiệm vụ: <br />
<br />
Xây dựng chương trình hoạt động của tổ, giúp giáo viên xây dựng kế <br />
hoạch công tác chuyên môn, kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện đúng kế <br />
hoạch đã đề ra; thảo luận, nhận định tình hình và đánh giá kết quả giáo dục <br />
học sinh thuộc phạm vi của tổ phụ trách để đề ra những biện pháp nâng cao <br />
chất lượng giáo dục toàn diện.<br />
<br />
Tổ trưởng trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, tổ chức <br />
dự giờ lên lớp của nhau để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình <br />
độ tổ viên.<br />
<br />
Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét đánh giá tổ viên, đề nghị <br />
khen thưởng và kỷ luật đối với tổ viên. Tổ trưởng chuyên môn quản lý sổ sinh <br />
hoạt tổ.<br />
<br />
Hoàn thành đầy đủ và gửi lại cho Ban giám hiệu đúng hạn qui định các <br />
yêu cầu cần báo cáo theo quy định.<br />
* Quyền hạn: <br />
<br />
Được Hiệu trưởng ủy quyền để quản lý nhân sự và các hoạt động <br />
chuyên môn từ soạn bài, lên lớp,... đến ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh. <br />
<br />
Đề xuất với Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn <br />
về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ.<br />
<br />
Đôn đốc phong trào thi đua của tổ như sáng kiến kinh nghiệm, sử dụng <br />
đồ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ, công tác khác.<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Triệu tập và chủ trì các buổi sinh hoạt thường kỳ và đột xuất của tổ <br />
bàn bạc công tác.<br />
<br />
Kiểm tra các tổ viên thực hiện các kế hoạch, nội quy.<br />
<br />
Thay mặt tổ để dự các cuộc họp bàn về chuyên môn, thi đua và các <br />
hoạt động khác của trường.<br />
Dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, khảo sát chất lượng học sinh định <br />
kỳ hay đột xuất để có cơ sở đánh giá thi đua và trình độ chuyên môn của tổ <br />
viên.<br />
<br />
Kiểm tra tổ viên ít nhất 1 lần/tháng và kiểm tra thực chất nhằm bồi <br />
dưỡng chuyên môn giáo viên; tránh hình thức đối phó.<br />
<br />
* Định hướng công việc của tổ chuyên môn <br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học.<br />
Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định (sổ kế <br />
hoạch, sổ ghi biên bản, sổ theo dõi, hồ sơ lưu trữ)<br />
<br />
Thực hiện kiểm tra chuyên đề về việc soạn bài, việc giữ vở sạch chữ <br />
đẹp của học sinh, chấm chữa bài của giáo viên, khảo sát chất lượng học <br />
sinh,việc ghi chép vở của học sinh, xây dựng nề nếp lớp (vệ sinh, trật tự kỉ <br />
luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh),….<br />
<br />
Xây dựng nội quy, nề nếp dạy học của giáo viên và học sinh trong tổ.<br />
Tổ chức cho các thành viên trong tổ xây dựng ma trận, đề kiểm tra <br />
định kỳ. Tổ chức thảo luận về nội dung, cấu trúc đề kiểm tra trước 1 tổ chức <br />
kiểm tra theo quy định. <br />
<br />
Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy định<br />
Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ.<br />
<br />
Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của <br />
giáo viên trong tổ.<br />
<br />
Đề xuất, tham mưu với Ban giám hiệu khen thưởng những giáo viên <br />
thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà <br />
trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ phân <br />
công.<br />
Động viên tổ viên viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng <br />
cho toàn tổ cùng nhau học tập.<br />
<br />
* Tổ chức sinh hoạt chuyên môn <br />
<br />
Thời lượng: Tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất 2 lần/tháng. Mỗi lần sinh <br />
hoạt ít nhất là 30 phút, tùy từng nội dung để bố trí thời gian, địa điểm hợp lý. <br />
Nội dung<br />
<br />
+ Tập trung vào những vấn đề chuyên môn: Đổi mới phương pháp dạy <br />
học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; trao đổi chuyên môn, <br />
nghiệp vụ; tổ chức rút kinh nghiệm các giờ dạy; ...hoặc các biện pháp bồi <br />
dưỡng giúp đỡ học sinh rèn luyện và học tập.<br />
<br />
+ Tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề. Nội dung sinh hoạt chuyên đề cần <br />
được chuẩn bị chu đáo và mời lãnh đạo nhà trường tham dự.<br />
<br />
+ Tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện quy chế <br />
chuyên môn của các thành viên trong tổ.<br />
<br />
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của các thành viên trong <br />
tổ.<br />
<br />
+ Các nội dung của các buổi sinh hoạt phải được ghi chép đầy đủ vào sổ <br />
ghi biên bản của tổ và sổ Hội họp của cá nhân.<br />
<br />
Quy trình<br />
+ Cuộc họp thứ nhất: Kiểm tra các mặt công tác của tổ, đặc biệt là việc <br />
thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ trong tháng trước. Căn cứ trên kế <br />
hoạch hàng tháng của trường để xây dựng công tác của tổ. Giải quyết các vấn <br />
đề đột xuất của tổ.<br />
+ Cuộc họp thứ hai : Nội dung chủ yếu về hoạt động trong tâm của <br />
tháng (dự giờ, tập huấn, chuyên đề, tổ chức sinh hoạt tổ theo chủ điểm,...).<br />
+ Cuộc họp thứ ba: Đánh giá rút kinh nghiệm các hoạt động trong tháng, <br />
bàn kế hoạch tháng tới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên về tổ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
chức các hoạt động chuyên đề, bồi dưỡng học sinh năng khiếu,... Sơ kết công <br />
tác trong tháng của tổ và báo cáo nhanh cho ban giám hiệu.<br />
<br />
Lưu ý: Nếu Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng thì tích hợp các nội <br />
dung phù hợp. <br />
b.3.2. Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch<br />
Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi <br />
vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong <br />
tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm <br />
đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Để công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động <br />
tốt, người tổ trưởng phải biết xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Ban giám <br />
hiệu chú trọng bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng về cách xây dựng kế hoạch hoạt <br />
động cho năm, học kỳ, tháng. <br />
Quy trình xây dựng kế hoạch như sau: Tổ trưởng căn cứ vào kế hoạch <br />
hoạt động của nhà trường, của chuyên môn, lấy ý kiến tham gia của thành viên <br />
→ Tổng hợp nhu cầu, biện pháp →Tổ trưởng hoàn thành → trình Lãnh đạo nhà <br />
trường duyệt và ban hành thực hiện. <br />
Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải bám sát kế hoạch nhiệm vụ <br />
của nhà trường và phù hợp tình hình thực tế, đặc thù riêng của từng tổ. Các <br />
hoạt động chuyên môn của tổ phải đảm bảo mục tiêu nhiệm vụ chất lượng <br />
dạy và học, chất lượng giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu của nhà <br />
trường.<br />
Trình bày văn bản đúng thể thức của Thông tư 01/2011/TTBNV ngày 19 <br />
tháng 01 năm 2011;<br />
Nhà trường thống nhất cách trình bày kế hoạch để tiện cho việc quản lí <br />
và thực hiện. <br />
Ví dụ: Mẫu trình bày kế hoạch năm học (phụ lục đính kèm)<br />
b.3.2. Định hướng nội dung, hình thức sinh hoạt tổ<br />
Để hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả thì người tổ trưởng phải biết <br />
xây dựng nội dung, hình thức sinh hoạt. Do vậy Ban giám hiệu nhà trường tổ <br />
chức tập huấn định hướng cho đội ngũ tổ trưởng một số nội dung, kỹ năng tổ <br />
chức, điều hành các buổi sinh hoạt. <br />
Về nội dung sinh hoạt: Các nội dung sinh hoạt phải đi sâu về chuyên <br />
môn, phong phú về nội dung, đa dạng hình thức và phù hợp với đặc điểm tình <br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
hình của tổ giúp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục. <br />
Ví dụ:<br />
Xây dựng quy chế hoạt động của tổ,<br />
Xây dựng chỉ tiêu phấn đấu trong năm học,<br />
Triển khai, đánh giá kế hoạch hàng tháng,<br />
Sinh hoạt theo các chuyên đề như: phương pháp dạy Tiếng Việt 1 CGD; <br />
bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh có khả năng tiếp thu hạn <br />
chế; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; rèn kỹ năng đọc cho <br />
học sinh lớp 2; kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016 của Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạo,...<br />
Tổ chức thao giảng, hội giảng tập trung, phân tích ưu, nhược điểm qua <br />
tiết dạy để đúc rút kinh nghiệm<br />
Xây dựng ma trận đề kiểm tra<br />
Kiểm tra chéo hồ sơ, rút kinh nghiệm.<br />
Chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn trong việc đánh giá thường <br />
xuyên cho học sinh theo Thông tư 22<br />
....<br />
Về hình thức tổ chức: Đa dạng hóa các hình thức để tránh nhàm chán. <br />
Sinh hoạt nên lấy giáo viên, học sinh làm trung tâm. Ví dụ:<br />
Sinh hoạt tổ nhằm đánh giá hoạt động, triển khai kế hoạch tháng: tổ <br />
trưởng yêu cầu lần lượt các thành viên trong tổ báo cáo tình hình thực hiện (ưu <br />
điểm, tồn tại, đề xuất kiến nghị,...) của bản thân và lớp mình giảng dạy; sau <br />
đó tổ trưởng tổng hợp chung những mặt mạnh, mặt hạn chế, cùng các thành <br />
viên trong tổ tháo gỡ khó khăn. Những nội dung trong tổ chưa tháo gỡ được tổ <br />
trưởng ghi chép lại trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường và có hướng chỉ <br />
đạo tổ trong thời gian sớm nhất.<br />
Sinh hoạt theo chuyên đề: Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được <br />
nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện <br />
trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng <br />
trước khi báo cáo và áp dụng. Do đó khi tổ chức chuyên đề thực hiện như sau:<br />
+ Cử đại diện tổ báo cáo chuyên đề lý thuyết bằng văn bản (báo cáo <br />
được Ban giám hiệu nhà trường thẩm định); tổ chức dạy thực hành (nếu có)<br />
+ Thảo luận: lần lượt các thành viên trong tổ xây dựng ý kiến, phản biện<br />
+ Tổ trưởng kết luận nội dung thống nhất thực hiện <br />
+ Thành viên thực hiện chuyên đề hoàn thiện nội dung, gửi văn bản qua <br />
gmail cho các thành viên trong tổ thực hiện. <br />
+ Lưu nội dung chuyên đề trong hồ sơ tổ và nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Sinh hoạt thông qua các tiết dự giờ, thao giảng,…<br />
+ Tập trung dự giờ tiết dạy, các thành viên trong tổ ghi chép tiến trình tiết <br />
dạy trên phiếu dự giờ.<br />
+ Họp tổ phân tích, đánh giá tiết dạy: tổ trưởng định hướng để các thành <br />
viên nêu ý kiến (phân tích về nội dung, hình thức, phương pháp, hiệu quả tiết <br />
dạy). Các thành viên đưa thêm những hình thức, phương pháp dạy hay hơn để <br />
học hỏi lẫn nhau. Tránh dự giờ xong mà người dự không có ý kiến gì.<br />
+ Tổ trưởng kết luận chung về ưu điểm, tồn tại, hướng khắc phục.<br />
b.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát<br />
Trong quản lí nếu không thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thì mọi <br />
việc khó thành công. Chính vì vậy, Ban giám hiệu nên thường xuyên kiểm tra, <br />
giám sát việc hoạt động của tổ chuyên môn. Kiểm tra chú trọng vào các nội <br />
dung sau:<br />
Thứ nhất, kiểm tra thông qua xây dựng kế hoạch: xem tổ xây dựng kế <br />
hoạch đã sát với thực tế của nhà trường, của tổ hay chưa (về nội dung, chỉ <br />
tiêu, biện pháp, cách trình bày).<br />
Thứ hai, kiểm tra thông qua dự sinh hoạt cùng tổ chuyên môn theo hình <br />
thức báo trước hoặc không báo trước để kiểm tra chất lượng cuộc họp cũng <br />
như việc phát huy vai trò của các thành viên trong tổ thông qua việc thảo luận, <br />
đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.<br />
Thứ ba, kiểm tra qua sổ ghi chép: sổ Hội họp của các thành viên trong tổ; <br />
sổ ghi biên bản của tổ.<br />
Sau các lần kiểm tra Ban giám hiệu nhận xét, đánh giá, tuyên dương kịp <br />
thời những tổ thực hiện tốt; góp ý, tư vấn cụ thể khi tổ thực hiện chưa đạt <br />
yêu cầu.<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp 1 <br />
biên chế tổ đúng quy định và linh hoạt là tiền đề; biện pháp 2 lựa chọn tổ <br />
trưởng vừa có tâm, vừa có tầm là vấn đề then chốt; biện pháp 3 và 4 làm tốt <br />
công tác bồi dưỡng, công tác kiểm tra, giám sát giữ vai trò quan trọng quyết <br />
định sự thành công của đề tài.<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
Nhờ các giải pháp, biện pháp trên mỗi giáo viên tổ khối trưởng được <br />
trau dồi chuyên môn, tăng thêm hiểu biết về công tác chỉ đạo điều hành mới, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
tự tin tổ chức sinh hoạt tổ linh hoạt. Nhờ đó mà các động chuyên môn của nhà <br />
trường được giáo viên, học sinh tham gia tích cực, đạt hiệu quả. Cụ thể:<br />
* Về chất lượng hồ sơ, hình thức sinh hoạt tổ:<br />
<br />
<br />
Năm học<br />
Nội dung<br />
20142015 20152016<br />
<br />
Nội dung, hình Nội dung: chủ yếu triển khai Nội dung: phong phú thêm các <br />
thức sinh hoạt kế hoạch, góp ý giờ dạy thao chuyên đề, đúc rút kinh nghiệm <br />
giảng qua những nội dung mới thực <br />
hiện, những bất cập trong công <br />
tác chủ nhiệm và giảng dạy,...<br />
Hình thức: tổ viên đã mạnh <br />
Hình thức: Tổ trưởng triển <br />
dạn xây dựng ý kiến, tích cực <br />
khai xong, tổ viên không có ý <br />
và chủ động tham gia các hoạt <br />
kiến, kết thúc biên bản<br />
động chuyên môn<br />
<br />
Xếp loại hồ Tốt: 2 bộ Tốt: 3 bộ<br />
sơ tổ khối Khá: 3 bộ Khá: 2 bộ<br />
* Chất l ượ ng các cu ộc thi c ủa giáo viên, họ c sinh hàng năm đượ c <br />
duy trì<br />
Năm học 20142015<br />
+ Ch ữ viế t đẹ p GV cấp huy ện đạ t 2/2 (1 giải Ba, 1 gi ải Khuy ến <br />
khích);<br />
+ Thi SKKN c ấp huy ện đạ t 6/8<br />
+ Thi thi ết k ế bài giảng D ư đị a chí cấ p tỉ nh đạ t giả i Nhì<br />
+ Thi h ọc sinh năng khiế u môn Toán, Tiế ng Việt, Ti ếng Anh c ấp <br />
huyệ n đạ t 22/27 em d ự thi (trong đó 1 giả i Nhì; 4 giả i Ba; 7 gi ải Khuy ến <br />
khích; 9 công nh ận) và đạ t giả i Ba toàn đoàn;<br />
+ Gi ải toán trên Internet c ấp huy ện đạ t 19 em, có 8 em d ự thi c ấp <br />
tỉnh đạ t 4 giải Khuyến khích;<br />
+ Thi ti ếng Anh trên cấp huyệ n đạ t 8 em, 3 em d ự thi c ấp t ỉnh;<br />
+ Thi HS vi ết ch ữ đẹ p cấp huyện đạ t 15/15 em d ự thi, đạ t giả i Ba <br />
góc tr ưng bày;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
+ Thi k ể chuyện Thi ếu nhi k ể chuy ện v ề Bác đạ t giả i Nhấ t cấp <br />
huyệ n.<br />
Năm h ọc 20152016<br />
+ Thi GV d ạy gi ỏi c ấp huy ện đạ t 3/3 (1 Nh ất, 1 Nhì, 1CN), đạ t giả i <br />
Nhì toàn đoàn, 1 giáo viên đạ t gi ải Ba c ấp t ỉnh.<br />
+ Thi SKKN c ấp huy ện đạ t 5/5<br />
+ Thi thi ết k ế bài giảng điện tử đạ t giả i A cấp huy ệ n, gi ải Ba c ấp <br />
tỉnh<br />
+ Tham gia giao l ưu ti ếng Vi ệt dành cho HS dân tộ c thi ểu số c ấp <br />
huyệ n đạ t giải Ba toàn đoàn.<br />
+ Thi Toán trên interet c ấp huy ện đạ t 19 em; c ấp t ỉnh đạ t 1/6 em <br />
(gi ải Nh ất); có 1 em đượ c tham gia thi qu ốc gia.<br />
+ Thi Ti ếng Anh trên internet c ấp huy ện đạ t 5 em, 1 em đượ c tham <br />
gia thi c ấp t ỉnh.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
T ổ chuyên môn là mộ t b ộ ph ận quan tr ọng không thể thiếu đượ c <br />
củ a nhà tr ườ ng. Mu ốn nâng cao ch ất l ượ ng ho ạt độ ng củ a tổ chuyên môn <br />
thì ngườ i cán bộ qu ản lí phả i kiên trì, không thể nóng vộ i, phải th ực hi ện <br />
dần t ừng b ướ c m ột. Ban giám hiệ u ph ải ch ủ độ ng vào cuộ c cùng với các <br />
tổ tr ưở ng chuyên môn thảo lu ận và xây dựng kế ho ạch th ực hi ện nhi ệm <br />
vụ chuyên môn; đồ ng th ời nâng cao ý th ức t ự h ọc t ự b ồi d ưỡ ng cho độ i <br />
ngũ giáo viên; trao quy ền ch ủ độ ng cho t ổ tr ưở ng; đề cao vai trò, vị trí <br />
củ a t ổ chuyên môn; tham gia sinh ho ạt th ườ ng xuyên cùng với các tổ ; hỗ <br />
tr ợ, t ư vấn k ịp th ời khi t ổ g ặp khó khăn.<br />
Tóm lại sinh ho ạt t ổ chuyên môn sẽ thực sự có hiệ u quả khi các <br />
thành viên trong t ổ th ực s ự đoàn kết, t ự giác, nỗ l ực không ngừng và có <br />
thêm sự h ỗ tr ợ k ịp th ời c ủa chuyên môn và lãnh đạ o nhà trườ ng.<br />
2. Kiến nghị<br />
a) Đối với Ban giám hiệu nhà trường <br />
Ban giám hiệ u cần có sự quan tâm đầ u tư thỏ a đáng cả về nhân lực, <br />
tài l ực và thời gian.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Th ực hi ện tốt quy ch ế dân chủ trong c ơ quan, đơn vị ; xây dựng nộ i <br />
quy, quy chế ho ạt độ ng củ a các bộ phậ n trong nhà trườ ng mộ t cách rõ <br />
ràng.<br />
b) Đối với tổ trưởng chuyên môn<br />
Luôn nêu cao ý thức tự học tự rèn, chủ động, linh hoạt trong mọi hoạt <br />
động<br />
c) Đối với giáo viên<br />
Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy định về nề nếp dạy và <br />
học của nhà trường, chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong các cuộc <br />
họp tổ chuyên môn.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình chỉ đạo <br />
hoạt động tổ chuyên môn tại trường Tiểu học Tây Phong. Rất mong các đồng <br />
nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp bản thân hoàn <br />
thành tốt nhiệm vụ được giao.<br />
Tôi xin trân trọng cảm ơn!<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
TT Tên tài liệu<br />
<br />
1 Điều lệ trường Tiểu học (Thông tư số 41/2010/TTBGD ĐT <br />
ngày 30 tháng 12 năm 2010 ban hành)<br />
<br />
2 Quy chế chuyên môn của Ngành<br />
<br />
3 Cẩm nang tổ trưởng trên Internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
PHỤ LỤC<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂY PHONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT <br />
NAM<br />
TỔ CHUYÊN MÔN… Độc lập Tự doHạnh phúc<br />
Số:…/KHTCM… Băng Adrênh, ngày…tháng ... năm 2016<br />
<br />
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 20162017<br />
<br />
Căn cứ vào Hướng dẫn nhiệm vụ năm học số../KHTHTP ngày…<br />
tháng…năm 2016 của nhà trường;<br />
Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động chuyên môn số../KHTHTP ngày…<br />
tháng…năm 2016 của đơn vị;<br />
Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ, Tổ chuyên môn… xây dựng kế <br />
hoạch hoạt động năm học 20162017 cụ thể như sau:<br />
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH<br />
I. THUẬN LỢI<br />
II. KHÓ KHĂN<br />
B. NHIỆM VỤ CHUNG<br />
C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ<br />
I. ĐỐI VỚI HỌC SINH <br />
1. Công tác duy trì sĩ số<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
a) Chỉ tiêu<br />
b) Biện pháp<br />
2. Nâng cao chất lượng giáo dục<br />
2.1. Về phẩm chất<br />
a) Chỉ tiêu<br />
Cần cố <br />
Tốt Đạt<br />
Nội dung Lớp TSHS gắng<br />
SL % SL % SL %<br />
Chăm học, <br />
chăm làm<br />
T.cộng<br />
Tự tin, <br />
trách nhiệm<br />
T.cộng<br />
Trung thực, <br />
kỷ luật<br />
T.cộng<br />
Đoàn kết, <br />
yêu thương<br />
T.cộng<br />
b) Biện pháp<br />
2.2. Về năng lực<br />
2.3. Các môn học<br />
a) Chỉ tiêu<br />
Hoàn Hoàn Chưa hoàn <br />
Môn học Lớp TSHS thành tốt thành thành<br />
SL % SL % SL %<br />
<br />
Toán<br />
<br />
T.cộng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Tiếng Việt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
……..<br />
<br />
<br />
2.4. Các cuộc thi và hoạt động giáo dục<br />
a) Các cuộc thi<br />
* Chỉ tiêu<br />
Nội dung Lớp Cấp Cấp Cấp tỉnh Ghi chú<br />
trường huyện<br />
<br />
<br />
Thi vở sạch<br />
chữ đẹp Cộn<br />
g<br />
<br />
<br />
Thi Toán trên <br />
intenet Cộn<br />
g<br />
<br />
<br />
Thi Tiếng Anh <br />
trên internet Cộn<br />
g<br />
<br />
Thi violimpic <br />
tài năng tiếng <br />
Anh Cộn<br />
g<br />
<br />
<br />
Học sinh giỏi <br />
TDTT Cộn<br />
g<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
*Biện pháp<br />
b) Giáo dục VănThểMĩ, y tế học đường<br />
c) Phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, tai nạn thương <br />
tích,...<br />
II. ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
1. Chỉ tiêu về chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục<br />
2. Biện pháp<br />
III. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN<br />
1. Tình hình đội ngũ<br />
2. Xây dựng đạo đức tác phong nhà giáo<br />
3. Công tác chuyên môn<br />
4. Công tác chủ nhiệm<br />
5. Công tác kiểm tra, đánh giá HS<br />
6. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi<br />
7. Công tác khác<br />
a) Công tác Đảng<br />
b) Hoạt động công đoàn<br />
c) Hoạt động đoàn thanh niên<br />
d) Hoạt động Đội, Sao<br />
8. Đăng ký thi đua – khen thưởng<br />
Lao động tiên tiến:<br />
Chiến sĩ thi đua cơ sở:<br />
UBND tặng giấy khen:<br />
UBND tỉnh tặng bằng khen:<br />
Tổ đạt: Lao động tiên tiến (Lao động xuất sắc)<br />
Trên đây là kế hoạch hoạt động của Tổ chuyên môn ... năm học 2016<br />
2017. Giáo viên, học sinh trong tổ nỗ lực phấn đấu đạt xuất sắc chỉ tiêu đề <br />
ra./.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Nơi nhận: TỔ TRƯỞNG<br />
BGH nhà trường (để xét duyệt);<br />
GV trong tổ (để thực hiện);<br />
Lưu hồ sơ tổ.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />