SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay
lượt xem 91
download
Sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay” giúp nhận thức và định hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 Trường THPT U Minh Thượng hiện nay. Đưa ra thực trạng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 ở Trường THPT U Minh Thượng. Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức để các em lựa chọn nghề phù hợp. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 CỦA TRƯỜNG THPT U MINH THƯỢNG HIỆN NAY
- A- PHẦN MỞ ĐẦU I- Bối cảnh của đề tài: Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc về nhiều mặt không ngừng. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Để hoà chung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức và lựa chọn một hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12 của Trường THPT U Minh Thượng hiện nay, lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ và hành động của các em. Việc lựa chọn nghề của học sinh không chỉ xác định hướng đi cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hảm sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội. Chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề, ngược lại họ sẽ băn khoăn day dứt trong suốt cuộc đời. Nhưng để có sự lựa chọn đúng thì quả là vấn đề rất khó đối với lứa tuổi này vì kinh nghiệm vốn có của học sinh chưa đủ để các em quyết định con đường lao động tương lai. Sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 không chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm tâm, sinh lý của các em và những tác động sư phạm của nhà giáo dục mà còn phụ thuộc vào yếu tố xã hội. Trước đây học sinh chỉ được phép chọn và thi một trường, một nghề, nhiều khi bị “ ép” nghề, thì những năm gần đây học sinh được thi vào nhiều trường đào tạo nghề mà các em có khả năng dự tuyển. Việc thi vào nhiều trường có tác dụng góp phần mở rộng cánh cửa nghề cho các em, nhưng để các em có hoạt động hiệu quả trong nghề sau này thì đó là vấn đề khó. Chính vì thế hoạt động giáo dục Hướng nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình học chính khoá để giúp các em định hướng trong việc lựa chọn nghề trong tương lai cho phù hợp.
- II- Lý do chọn đề tài: Chọn nghề là hướng đi cho cả cuộc đời, vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn một nghề cho xã hội thì học sinh cần phải có tri thức về nghề đó ( hay phải nhận thức về nghề) rồi mới có quyết định chọn nghề. Nhận thức là một thành phần không thể thiếu được trong lựa chọn nghề, nếu học sinh nhận thức đầy đủ đúng đắn về những yêu cầu của nghề, về những phẩm chất mà nghề yếu cầu đối với cá nhân thì họ có sự lựa chọn nghề phù hợp với nguyện vọng của mình và xã hội, từ đó sẽ tích cực hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh nghề một cách thiết thực. Hàng năm Trường THPT U Minh Thượng có hơn một trăm học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, những học sinh này đều mong muốn tìm cho mình một nghề ổn định nhưng chọn nghề nào trong cơ chế thị trường hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của học sinh. Vốn hiểu biết thực của học sinh về nghề giúp các em lựa chọn đúng đắn một nghề phù hợp với mình và nghề đó có tồn tại lâu dài hay không? Việc lựa chọn nghề của các em chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào và khả năng đáp ứng của họ ra sao? Và sao khi lựa chọn nghề các em có thoả mãn không? Bản thân vừa làm công tác công tác chuyên môn vừa phụ trách hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh khối 12 của trường thời gian qua. Trong những tiết dạy theo từng chủ đề tôi giới thiệu, phát phiếu thăm dò, phân tích đặc điểm của một số ngành, nghề phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương và từng bước giúp các em trả lời được những câu hỏi trên, chọn ngành học vừa phù hợp với sức học, vừa với khả năng tài chính của gia đình chu cấp trong quá trình học tập lại ….vừa có thể đáp ứng được theo nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp của Huyện nhà sau khi ra trường đây là vấn đề mang tính thời sự và cho phép tôi rút ra kết luận về hiệu quả của công tác giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào
- ngưởng cửa cuộc đời là nhiệm vụ quan trọng trong trường phổ thông. Đó là lý do thôi thúc tôi đi sâu vào tìm hiểu đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay”. III- Phạm vi và đối tượng của đề tài: - Phạm vi nghiên cứu tại trường THPT U Minh, thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 4 năm 2012. - Đề tài phục vụ cho công tác dạy - học hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường trung học phổ thông U Minh Thượng. IV- Mục đích của đề tài: - Nhận thức và định hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 Trường THPT U Minh Thượng hiện nay. - Thực trạng của hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 ở Trường THPT U Minh Thượng. - Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức để các em lựa chọn nghề phù hợp.
- B- PHẦN NỘI DUNG I- Nhận thức và định hướng chọn nghề của học sinh lớp 12 tại trường THPT U Minh Thượng hiện nay: Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai hết sức quan trọng. Đặc biệt là các em học sinh chưa có cách nhìn đúng đắn về nghề nghiệp. Đôi khi giáo viên làm công tác hướng nghiệp hay giáo viên giảng dạy bộ môn lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cũng phải ngỡ ngàng và suy nghĩ: - Hướng nghiệp là gì? - Tại sao phải hướng nghiệp? Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân ( học sinh ) chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ( thị trường lao động ) ở cấp độ địa phương và quốc gia . Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ “ Hướng nghiệp” nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp…Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp. Công cụ cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản đồ mô tả nghề hay còn gọi là bản họa đồ nghề. Thực chất, đó là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động trong nghề.
- Bản mô tả nghề thường có các điểm sau: - Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề. Cùng với việc trình bày này, người ta còn giới thiệu qua lịch sử phát triển của nghề - Nội dung và tính chất lao động của nghề: miêu tả việc tổ chức lao động, những sản phẩm làm ra, những phương pháp lao động, những phương tiện kỹ thuật dùng trong sản xuất, những phần việc lao động chân tay và lao động trí óc nơi sản xuất … - Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề: + Có văn bằng tốt nghiệp THCS trước khi học nghề. + Những môn học nghề đòi hỏi trình độ khá trở lên. + Những trình độ đào tạo khác nhau trong nghề. + Những kỹ năng, kỹ xảo học tập và lao động phải có ngay những ngày đầu tham gia lao động nghề nghiệp, những kỹ năng kỹ xảo sử dụng công cụ lao động hàng ngày. - Những chống chỉ định y học: những đặc điểm tâm lý và sinh lý không đảm bảo cho việc học nghề và hành nghề; những bệnh, tật mà nghề không chấp nhận. - Những điều kiện bảo đảm cho người người lao động làm việc trong nghề. + Tiền lương tối thiểu và tháng lương trong nghề. + Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm ca kíp, làm việc ngoài giờ. + Chế độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, sự tiến bộ trong nghề nghiệp. + Những phúc lợi mà người lao động được hưởng. - Những nơi có thể theo học nghề + Những trường đào tạo công nhân cho nghề. + Những trường trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực nghề.
- + Những trường đại học có đào tạo kỹ sư, cử nhân… cho nghề (Ghi rõ địa điểm trường, các khoa đào tạo của trường, thời gian đào tạo trong trường, những chế độ học tập, học bổng và học phí) - Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: tên một số cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp; địa chỉ của các cơ sở đó… Nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn nghề còn rất phiếm diện, tâm lý chọn nghề của học sinh mang tính mang rủi, thiếu thông tin, chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo “nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền,… mà quên mất một điều: không biết có phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện bản thân hay không. Hiện nay, học sinh thường hướng vào các ngành như: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin, y khoa, kinh tế, công nghệ sinh học, luật… Trong khi đó, nhiều lĩnh vực quan trọng khác phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nhưng các trường lại thiếu sinh viên vì thí sinh quá thời ơ, lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội. II- Thực trạng của hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 ở Trường THPT U Minh Thượng Vấn đề nghề nghiệp và việc làm đang tạo nên mối quan tâm cấp bách và trực tiếp nhất của lứa tuổi học sinh chuẩn bị rời ghế nhà trường. Vấn đề này, trước đây công tác Hướng nghiệp cho học sinh đã được nhà trường triển khai nhưng kết quả còn rất thấp. Bởi, nhận thức của học sinh về nghề nghiệp, nhất là học sinh vùng nông thôn và cả phụ huynh còn hạn chế, trong khi giáo viên được giao nhiệm vụ này không coi trọng hoặc không có nhiều kiến thức
- về Hướng nghiệp. Thực tế cho thấy việc thực hiện hoạt động giáo dục Hướng nghiệp thời gian qua nhà trường còn gặp nhiều khó khăn chưa mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân là thiếu giáo viên Hướng nghiệp chuyên trách và giáo dục Hướng nghiệp chưa có nội dung, chương trình mang tính thực tiễn. Nhà trường mới chỉ quan tâm đền phần hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ tuyển sinh mà ít chú trọng đến tư vấn tuyển sinh. Từ trước đến nay, giáo viên làm công tác này phần lớn chỉ kiêm nhiệm dạy thiếu tiết, giáo viên làm công tác Đoàn…..chỉ được tập huấn vài buổi chưa có kỹ năng về Hướng nghiệp, ít hiểu biết về hệ thống trường Đại học, Cao đẳng nhất là những ngành học mới và những dự báo ngành nghề nào phù hợp với nhu cầu của Huyện nhà trong tương lai…Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy Hướng nghiệp ở trường còn thiếu học sinh không tìm hiểu thực tế, tìm hiểu ngành nghề ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp…nên các em chọn ngành nghề phần nhiều còn do cảm tính. Trước đây, nội dung chương trình Hướng nhiệp có 27 tiết/ 1 năm thì nay chỉ còn 9 tiết/ 1 năm học nên khó đạt hiệu quả cao. Khi nhìn vào thực tế, chúng ta đã thấy không ít các bạn trẻ đã có sự lựa chọn rất rõ ràng, đó là: "Sau 12 năm học tập, rèn luyện vất vả trên ghế nhà trường, con đường tiếp theo sẽ là cổng trường Đại học!" . Vâng! "Cổng Trường Đại Học" đó vừa là ước mơ, vừa là cái đích của biết bao học sinh chúng ta. Vào được Đại học nghĩa là 12 năm đèn sách không hề bị uổng phí. Vào được Đại học cũng có nghĩa là bạn đã đền đáp được phần nào công lao vào sự vất vả của cha mẹ, thầy cô.... Vậy thì điều đáng quan tâm ở đây là gì? Vào Đại học là phải thi vào các trường Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, Ngoại thương, Bưu chính viễn thông, Bách khoa... Đó quả thực là những suy nghĩ hết sức tiêu cực và thực dụng. Mặt khác, không phải ai ai trong mỗi chúng ta cũng đều có khả năng bước qua được cánh cổng trường Đại học. Mỗi người đều có những hạn
- chế riêng của bản thân. Và đâu phải chỉ có mỗi con đường Đại học là duy nhất? Chúng ta còn có rất nhiều con đường khác để lựa chọn sao cho phù hợp với trình độ và năng lực bản thân như vào các trường Cao đẳng, trung cấp, các trường hướng nghiệp dạy nghề... Vậy, điều quan trọng ở đây là gì? Quan trọng là bạn phải có sự say mê, hứng thú với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn! Một điều đáng nói nữa ở đây, đó là một số phụ huynh coi việc con cái mình thi đỗ các trường Đại học nổi tiếng là danh dự của cả gia đình. Có trường hợp còn bắt buộc con mình phải thi trường nọ, trường kia mà không hề nhìn vào thực lực học tập của con cái. Đây đúng là một vấn đề mà tất cả chúng ta cần phải nhìn nhận và xem xét lại một cách nghiêm túc và khách quan hơn. Chỉ mới đây vài năm thôi, chúng ta đã thấy tình trạng là rất nhiều bạn trẻ đổ xô vào các trường như: Đại học Luật, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế... Họ ngày đêm học tập, dùi mài kinh sử. Kẻ trượt thì không nói làm gì, nhưng những người đỗ thì cũng thật đau xót không kém khi mà suốt bao năm miệt mài đèn sách, để rồi cầm tấm bằng tốt nghiệp loại ưu trong tay, nhưng vẫn thất nghiệp, không xin được việc làm. Hiện nay, chúng ta đều đặt ra vấn đề là phải học, học để có nghề nghiệp, có thu nhập để ổn định cuộc sống. Ai cũng biết thế! Nhưng khi đặt vấn đề trên lớp 12 đầu năm bằng phiếu thăm dò: Sau khi học xong THPT các em sẽ chọn ngành nghề nào? Kết quả: Lớp Tổng số Có Chưa Trả lời Học sinh định hướng định hướng ngẫu nhiên 12A1 32 02 – 6.25% 27 – 77,2% 03 – 9,37% 12A2 33 05 –15,15 % 24 – 72,72% 04 – 12,12 %
- 12A3 34 04 – 11.76% 21 – 61.76% 09 – 26.47% 12A4 31 03 – 9.67% 18 – 58.06% 10 – 32,25% Thực tế hiện nay, mặc dù công tác tư vấn chọn trường cho học sinh đã được nhiều trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh chú trọng và “triển khai” đến tận trường học mặc dù trường vùng sâu. Thông qua tư vấn mùa thi, thế nhưng đa phần là “ quảng bá” hình ảnh nhà trường để thu hút học sinh hơn là mang đến học sinh những “ thông điệp” về việc làm hay sẽ tạo việc làm cho các em sau khi thi tốt nghiệp một ngành nào đó của trường! Qua thăm dò, điều tôi nhận thấy là đa phần học sinh của trường “ thích” chọn các ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính… mà “ lắc đầu” khi hỏi sao không chọn những những ngành xã hội, những ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp? Hoá ra, theo suy nghĩ của các em là nhóm ngành kinh tế nói chung sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm với thu nhập cao hơn các ngành khác! Với suy nghĩ quá đơn giản như vậy đã dẫn đến hệ luy là hoặc chọn ngành quá sức học, hoặc không phù hợp với năng lực “ loay hoay” mãi vẫn không tìm được việc làm ưng ý, thu nhập như mong muốn.Việc xác định được nghề nghiệp và việc làm vừa phản ánh nhận thức xã hội của các em vừa cho thấy yêu cầu xã hội đối với các hoạt động nghề nghiệp. Định hướng giá trị của học sinh trong lĩnh vực nghề nghiệp và việc làm không chỉ phản ánh quá trình đào tạo họ được tiếp nhận, mà còn cho thấy tính chất lao động xã hội được các em hướng tới. Vì vậy, định hướng giá trị nghề nghiệp vừa là kết quả của một quá trình hoạt động sống của học sinh, vừa là nguyên nhân để duy trì các chuẩn mực sống của họ. Đối với học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng thời gian qua. Các em có suy nghĩ về nghề nghiệp rất muộn và suy nghĩ đó luôn thay đổi , thiếu ổn định. Các
- nghề mà các em chọn đều hướng về phân phối lưu thông và dịch vụ. Đáng chú ý là ngành chủ chốt phát triển kinh tế của Huyện U Minh Thượng là Nông – Lâm - Ngư nghiệp thì các em chưa coi là nghề yêu thích, chọn một số ngành vì thấy người ta rất dễ kiếm tiền từ ngành đó. Nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh còn quá mơ hồ. Tại sao? Nhận thức về mục tiêu, vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp chưa rõ, chưa đúng tầm. Có em thẳng thắn bộc bạch “ Giá như trước khi thi Đại học biết nghe lời khuyên của những người đi trước mà không phải “ khăng khăng” theo ý mình thì có lẽ sẽ tốt hơn!” ; “ Tôi đã đi quá tầm, giờ thì…..đã muộn !”; “ Mình không lượng được sức của mình….” Trên đây, là một số khó khăn mà bản thân cũng như một số giáo viên của trường đã và đang phụ trách công tác hoạt động giáo dục Hướng nghiệp . Nên tôi đề ra một số biện pháp cần thiết để thực hiện hoạt động giáo dục Hướng nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. III- Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức để các em lựa chọn nghề phù hợp: Hiện tại, Trường THPT U Minh Thượng có hơn một trăm học sinh lớp 12, phần đông các em đều khao khát được bước chân vào giảng đường Đại học, nhưng cũng có em căn cứ vào điều kiện năng lực muốn được học nghề hoặc đang chơi vơi khi lựa chọn nghề trong tương lai. Trong xã hội có rất nhiều ngành, nhiều nghề nhưng để “ điều phối” nguồn nhân lực trẻ vào từng ngành, từng nghề phù hợp, tránh tình trạng ngành thì quá thừa nhân lực, ngành thì lại quá thiếu…tạo nên tình trạng lãng phí không chỉ “ kinh phí” đào tạo của gia đình mà lớn hơn là của xã hội. Vấn đề đặt ra, không chỉ trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung mà còn là của gia đình và ngay bản thân
- các học sinh cũng phải “ sáng suốt” khi chọn ngành để thi học lấy một nghề nhằm đem tri thức của mình phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời qua đó tạo dựng cuộc sống cho chính mình. Đặc biệt hai năm gần đây số học sinh của trường đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng có chiều hướng tăng dần với kết quả đạt được chính là là nhờ sự nỗ lực của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường đặc biệt là công tác Hướng nghiệp đã được quan tâm đúng mức. Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình học chính khoá, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch cho hoạt động Hướng nghiệp. Theo đó mỗi thầy cô giáo, tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường phải có nhiệm vụ Hướng nghiệp cho học sinh. Thời gian Hướng nghiệp được rải đều trong suốt năm học nhưng trọng tâm là tháng hai tháng ba. Để Hoạt động giáo dục Hướng nghiệp đạt hiệu quả. Bản thân tôi vừa làm công tác chuyên môn vừa người phụ trách hoạt động giáo dục Hướng nghiệp cần phải đa dạng hoá các hình thức Hướng nghiệp, hướng nghiệp thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm học: Tìm hiểu thông tin của học sinh về nguyện vọng, năng lực, khối thi, ngành thi….để tư vấn cho các em chọn ngành, chọn nghề phù hợp; tìm thông tin về đặc điểm ngành nghề, danh mục các trường đại học, Cao đẳng, trung cấp; cung cấp sớm nhất “ Những điều cần biết về tuyển sinh Cao đẳng, Đại học” ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành cũng như tờ rơi có thông tin tuyển sinh, giới thiệu ngành nghề, quy mô của các trường chuyên nghiệp…để học sinh lựa chọn. Đặc biệt ưu tiên giới thiệu các trường trong Tỉnh Kiên Giang, tìm thông tin về điểm chuẩn của các trường và những bí quyết chọn nghề, những sai lầm khi chọn nghề…. Bên cạnh việc thực hiện giảng dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban giám hiệu cần chỉ đạo khơi dậy tinh thần trách nhiệm của
- đội ngũ sư phạm, để mỗi thầy cô là một “ Tư vấn hướng nghiệp” cho học sinh. Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường nhất là Đoàn Thanh niên xen kẻ vào buổi sinh hoạt dưới cờ thứ hai hàng tuần nội dung hướng nghiệp dưới nhiều hình thức: Hái hoa dâng chủ, tìm hiểu về nghề…Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá với các chủ đề: “ Ước mơ nghề nghiệp trong tương lai, Đại học có phải duy nhất để lập nghiệp, để chọn được ngành nghề phù hợp”. Song song đó, cũng thường xuyên cập nhật trên bảng tin của nhà trường những thông tin tuyển sinh, danh mục cũng như điểm chuẩn năm trước của hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, nghề…cùng với nhà trường các bậc phụ huynh cũng chủ động tìm kiếm thông tin để phân tích, định hướng cho con em lựa chọn ngành nghề thích hợp. Có như vậy, hoạt động Hướng nghiệp mới đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao giúp học sinh hiểu được ngành, hiểu được nghề, hiểu được chính mình để lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp. Em Nguyễn Thị Diễm My hiện đang học lớp 12A4 tại trường tâm sự “ Được các tầy cô tư vấn hướng nghiệp, em đã hiểu rất nhiều về đặc điểm nghề, danh mục các trường đào tạo… và hiểu cả chính bản thân mình. Năm nay em sẽ dự thi vào đại học Nông nghiệp Cần Thơ”. Cùng tâm trạng em Nguyễn Hoàng Lâm lớp 12A3 “ Được các thầy cô tư vấn, em thấy tự tin hơn rất nhiều khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân trong thời gian tới’ IV- Hiệu quả của sáng kiến: Từ năm học 2009- 2010 đến nay bản thân vừa nghiên cứu vừa vận dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kết quả của đề tài từng bước có hiệu quả cụ thể: Bảng thống kê số học sinh đậu Đại học, Cao đẳng của trường THPT U Minh Thượng trong các năm học: Năm học Học sinh đậu Đại Học sinh đậu Phụ ghi
- học Cao đẳng 2007 - 2008 08 21 2008 - 2009 09 22 2009 - 2010 11 32 2010 - 2011 15 34 Tuy kết quả ấy chưa phải là một kết quả hoàn toàn hoàn mỹ nhưng nó cũng cho thấy rằng việc Hướng nghiệp cho các em học sinh ở các trường phổ thông cần được quan tâm nhiều hơn và giáo viên các bộ môn cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình. Khi đó, các em sẽ không còn hờ hững, đánh giá sai lệch các bộ môn nữa. Các em sau khi học xong THPT ngoài việc có những kiến thức cơ bản các em cũng sẽ có một định hướng nghề nghiệp vững chắc, phù hợp với điều kiện bản thân, sở thích, năng khiếu của mình. C- PHẦN KẾT LUẬN I- Bài học kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng để cho học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp là vấn đề mà người giáo viên cần phải quan tâm, định hướng giúp đỡ các em mà hoạt động giáo dục Hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất. Giúp học sinh lớp 12 sau khi học xong chương trình phổ thông “ lấy được tấm bằng tú tài” thì dù cho học ở bậc trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng hay Đại học thì chung quy cũng là là đào tạo một nghề cho các công dân trẻ tuổi vào đời nhằm lập thân, lập nghiệp. Tự các em có thể phát huy được những sở thích của mình về các lĩnh vực khoa học khác nhau, có cơ hội tư duy, sáng tạo, hình thành nên các ý tưởng, hoài bảo…rất hữu ích cho các em "Để bay cao trong cuộc
- đời, bạn phải cất cánh với chính đôi cánh của bạn". Đó là một quan điểm sống rất đúng đắn mà cũng ta cần phải tiếp thu và học tập II- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Công tác hướng nghiệp tác động đến học sinh nhận thức đúng đắn rằng: ngày nay, danh dự và giá trị cao của con người là biết lao động sản xuất để làm giàu cho bản thân và xã hội, làm giàu ngay trên quê hương mình là rất dễ và là một niềm vinh dự. Tôi thiết nghĩ các bạn trẻ phải có một sự lựa chọn nghề nghiệp cho đúng đắn, cho phù hợp với bản thân. Lựa chọn được một con đường đúng có nghĩa là bạn đã bắt đầu bước vào một cuộc hành trình mới, "Một cuộc hành trình không khởi đầu với bước chân đầu tiên mà khởi đầu với lòng khát khao muốn đi tới nơi mà bạn chưa từng đặt chân đến"... Mỗi học sinh hãy ra sức tự rèn luyện mình để nâng cao phẩm chất và đạo đức của bản thân. Từ đó tạo cho mình một vốn tri thức để vững vàng đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta hãy tự tin hơn trong cuộc sống, hãy lựa chọn một nghề nghiệp thích hợp cho tương lai của chính bản thân mình và cũng là cho chính dân tộc mình. III- Kiến nghị : - Đề nghị Hội đồng thẩm định cấp Trường cho phép tiếp tục triển khai đến các giáo viên phụ trách hoạt động giáo dục Hướng Nghiệp thực hiện đề tài trong năm học 2012- 2013. - Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp Cơ sở công nhận tính thiết thực của đề tài nếu được và có thể áp dụng giáo dục cho học sinh lớp 12 Trường THPT U Minh Thượng. Trên đây là một vài ý kiến của tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp đang phụ trách hoạt động giáo dục Hướng nghiệp lớp 12 ở các trường THPT, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm..
- Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để đọc bài viết của tôi! Ý kiến, nhận xét của U Minh Thượng, ngày 09 tháng 5 năm 2012. Ban thi đua Người viết Phạm Thị Lan PHỤ LỤC Mục Trang A- PHẦN MỞ ĐẦU I- Bối cảnh của đề tài…………………………………………………1 II- Lý do chọn đề tài ……………………………………………….. 2 III- Phạm vi và đối tượng của đề tài …………………………………3 IV- Mục đích của đề tài …………………………………………….. 3 B- PHẦN NỘI DUNG I- Nhận thức và định hướng chọn nghề của học sinh ………………..4 II- Thực trạng của hoạt động giáo dục Hướng nghiệp……………….6 III- Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức……………………..10 IV- Hiệu quả của sáng kiến …………………………………………12 C- PHẦN KẾT LUẬN I- Bài học kinh nghiệm……………………………………………… 14 II- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm……………………………... 14
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục hướng nghiệp – Phạm Tất Dong - Nhà xuất bản Giáo dục 2005 2. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011-2012 – Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Kiên Giang. 3. Các website: - http://www.ctu.edu.vn - Đại Học Cần Thơ - http://www.agu.edu.vn - Đại Học An Giang - http://www.hcmute.edu.vn - Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - http://www.incoll4.edu.vn - Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh - http://www.hcmuaf.edu.vn - Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - http://www .vieclamtiengiang.vn - Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8
25 p | 1774 | 278
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh thông qua dạy học môn Công nghệ
23 p | 1522 | 240
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm non
31 p | 2294 | 153
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hồ sơ kế toán trường THCS U Minh
8 p | 2586 | 144
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5
24 p | 866 | 110
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4
21 p | 763 | 94
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung học Phổ thông
13 p | 719 | 88
-
SKKN: Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Vĩnh Thịnh
22 p | 302 | 58
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương ứng dụng di truyền học trong chọn giống – Sinh học 12
25 p | 285 | 52
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp góp phần hạn chế học sinh bỏ học tại trường THCS 1 Sông Đốc
10 p | 337 | 51
-
SKKN: Một số giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học Địa lý 9 trường THCS Vĩnh Thịnh
7 p | 702 | 43
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn theo hướng tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số
20 p | 242 | 41
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Tây Phong
23 p | 667 | 40
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy dạng toán “Chuyển động của hai kim đồng hồ”
39 p | 199 | 23
-
SKKN: Một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong Trường THPT chuyên Lào Cai
12 p | 120 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số
29 p | 148 | 8
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường Mầm non Họa Mi
24 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn