UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống <br />
cho học sinh qua một số văn bản Ngữ Văn 7<br />
Lĩnh vực: Ngữ văn<br />
Họ và tên tác giả: Lưu Thị Liên<br />
Đơn vị: trường THCS Nguyễn Trãi<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Mục tiêu giáo dục mà chúng ta đang thực hiện là trang bị, đào tạo cho các <br />
em học sinh có những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực tư duy, năng <br />
lực hành động. Cụ thể là giúp các em:<br />
Trở thành một người học tập tự chủ, độc lập, tự tin: Biết hỏi, biết <br />
phản ánh, biết bảo vệ ý kiến và chịu trách nhiệm cho sự nghiệp học hành của <br />
mình; người có ý thức rõ ràng về cái đúng, cái sai; biết mình là ai, sáng suốt <br />
trong việc đánh giá sự việc, có suy nghĩ độc lập và thấu đáo; sở hữu những <br />
năng lực trí tuệ (năng lực tư duy và năng lực hành động) cần thiết để sống, <br />
làm việc và thích ứng trong môi trường xã hội không ngừng đổi thay và nhiều <br />
thách thức trong tương lai. <br />
Trở thành một người biết yêu thương, tràn đầy năng lượng và yêu <br />
cuộc sống: Có một cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ lành mạnh, suy nghĩ và hành <br />
động một cách tích cực; người biết cảm nhận và trân trọng những giá trị nhân <br />
văn, nghệ thuật đẹp đẽ của cuộc sống; biết yêu thương, chia sẻ và trở thành <br />
con người sống có cảm xúc,năng lượng tràn đầy, có động lực và niềm say <br />
mê, luôn yêu cuộc sống.<br />
Trở thành một người đóng góp tích cực, một con người, một công <br />
dân tốt và có trách nhiệm: Có thể làm việc theo nhóm, hợp tác và giao tiếp <br />
một cách hiệu quả, chủ động, dám mạo hiểm và nỗ lực hết mình để giành <br />
kết quả ưu việt nhất; có ý thức trách nhiệm công dân cao, người được thông <br />
tin đầy đủ về Việt Nam và thế giới và người góp phần tích cực vào việc làm <br />
cho chất lượng cuộc sống của những người xung quanh mình ngày càng tốt <br />
hơn.<br />
Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng các lĩnh vực kinh tế, <br />
xã hội, đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình <br />
hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Nhất là thời gian qua tình <br />
trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đang xuống cấp gây nhiều <br />
bức xúc trong xã hội.<br />
Thực trạng trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh của trường <br />
THCS Nguyễn Trãi. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị lôi <br />
kéo vào vấn đề này chính là do các em còn yếu về kĩ năng sống.<br />
Trước thực trạng trên, trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ <br />
lực để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học <br />
sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép kĩ năng sống vào các <br />
môn học cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên.<br />
<br />
<br />
2<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài “ Kinh <br />
nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số <br />
văn bản Ngữ văn 7” hy vọng sẽ góp phần tích cực vào giáo dục kĩ năng <br />
sống trong thường THCS nói chung.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
2.1. Mục tiêu đề tài:<br />
+ Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các em học sinh bậc Trung học cơ <br />
sở, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện.<br />
+ Tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh trư ờng Trung học <br />
cơ sở Nguyễn Trãi. Cụ thể là học sinh khối lớp 7.<br />
2.2. Nhiệm vụ đề tài:<br />
+ Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống làm cơ sở góp phần nâng cao chất <br />
lượng dạy học.<br />
+ Hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.<br />
+ Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học <br />
cơ sở.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu về “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài dạy: <br />
Cổng trường mở ra, Mẹ tôi và Cuộc chia tay của những con búp bê” cho <br />
học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, xã Ea Na, huyện Krông Ana, <br />
tỉnh Đăk Lăk<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Học sinh lớp 7A 4, 7A5 Tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, xã Ea Na, <br />
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk năm học 2016 2017<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp chung: Phương pháp lí luận khoa học gắn lý luận và thực <br />
tiễn<br />
Phương pháp cụ thể: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
1.1. Quan niệm về kĩ năng sống:<br />
Kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có <br />
đầy đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu của cuộc sống hàng ngày <br />
của con người. Trong giáo dục, kỹ năng sống là một tồn tại những khả năng <br />
được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa <br />
(WHO).<br />
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng tâm lý xã <br />
hội và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự nhận <br />
thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người <br />
khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư <br />
duy bình luận và phê phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và cách thương <br />
thuyết.<br />
Rèn kỹ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu <br />
giáo dục toàn diện; phù hợp với bốn trụ cột của giáo dục theo quan niệm của <br />
UNESCO: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. <br />
Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn <br />
lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại). Thúc đẩy những hoạt <br />
động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây <br />
dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. Góp phần tích cực cho <br />
việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.<br />
Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc <br />
tính riêng của mỗi cá thể (cuộc sống là chấp nhận chuyển thành để sống và <br />
để làm việc: biết nhận và biết cho). Học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu <br />
quả. Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính <br />
trị lên cách cư xử của con người với con người. Phát triển lòng thông cảm, <br />
nhân ái giữa con người với con người. Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân <br />
và năng lực ứng phó với trạng thái căng thẳng (Stress).<br />
<br />
4<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
1.2. Tầm quan trọng của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh <br />
trong trường Trung học cơ sở.<br />
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn gặp phải những khó khăn, <br />
thách thức. Lúc đó, ta cần phải đối diện với nó, phải vượt qua nó, nếu chúng <br />
ta không trang bị kĩ năng sống thì khi gặp phải những khó khăn, thách thức đó, <br />
chúng ta khó có thể vượt qua hoặc tìm được cách ứng phó và giải quyết.<br />
Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến <br />
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng <br />
sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thách thức; biết cách <br />
ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ th ường thành <br />
công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. <br />
Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống dễ bị thất bại trong cuộc sống. Không <br />
những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự <br />
phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con <br />
người. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh <br />
nhiều vấn đề xã hội như: ma túy, mại dâm...Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ <br />
thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng <br />
cuộc sống xã hội và giảm<br />
các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực <br />
nhu cầu và quyền con người, quyền công dân.<br />
Trang bị cho học sinh những kiến thức giá trị, thái độ và những kĩ năng <br />
phù hợp giúp học sinh hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích <br />
cực, loại bỏ những hành vi tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày để cho các em <br />
phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.<br />
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì: Các <br />
em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết <br />
định sự phát triển của đất nước trong nhiều năm tới. Nếu không có kĩ năng <br />
sống, các em không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, <br />
cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những <br />
giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song <br />
còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi <br />
kéo, kích động...Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, thế hệ trẻ th ường xuyên <br />
chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn được đặt <br />
vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó <br />
khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng <br />
sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, <br />
bạo lực vào lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. <br />
Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận <br />
học sinh phổ thông thời gian qua: Bạo lực học đường, đua xe máy...chính là <br />
do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ <br />
<br />
5<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương <br />
lượng, kĩ năng giao tiếp,...Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất <br />
cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, <br />
cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các <br />
tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè <br />
và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.<br />
Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ <br />
thông. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự <br />
phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện <br />
đại hóa đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn <br />
diện. Do vậy, cần đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông <br />
nói riêng. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và <br />
phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp <br />
với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trư ớc các tình <br />
huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, <br />
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống, với <br />
các phương pháp và kĩ thuật tích cực như: hoạt động nhóm, giải quyết vấn <br />
đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi...cũng là phù hợp với <br />
định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông. Tóm lại, việc <br />
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là rất cần <br />
thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.<br />
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trư ờng phổ thông là xu <br />
thế chung của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới đã quan tâm <br />
đến việc đưa kĩ năng sống vào nhà trường và vào chương trình chính khóa. <br />
Hình thức xây dựng“Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc giáo dục kĩ <br />
năng sống cho học sinh trong nhà trường.<br />
1.3. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống <br />
Giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên nói chung và học sinh ở các <br />
trường THCS nói riêng sẽ mang lại cho các em những lợi ích sau đây:<br />
a) Lợi ích về mặt sức khỏe <br />
Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh cho <br />
cá nhân và cộng đồng.<br />
Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để <br />
phát triển.<br />
Giáo dục kĩ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức <br />
khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng.<br />
Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, <br />
đảm bảo cho các em phát trển tốt về thể chất và tinh thần.<br />
b) Lợi ích về mặt giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống sẽ có những tác động tích <br />
cực đối với:<br />
<br />
6<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn.<br />
Hứng thú trong học tập.<br />
Để hoàn thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu <br />
quả.<br />
c)Lợi ích về mặt văn hóa xã hội <br />
Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, <br />
góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống có <br />
giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội đa dạng văn <br />
hóa, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung.<br />
d)Lợi ích về kinh tế, chính trị <br />
Giáo dục kĩ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh <br />
tế và chính trị trong tương lai cần có.<br />
Giáo dục kĩ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ <br />
em, giúp các em quyết định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình <br />
và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia.<br />
1.4. Cơ sở thực tiễn:<br />
Đối với học sinh Trung học cơ sở, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về <br />
mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt <br />
được rõ ràng, rành rọt điều tốt với điều xấu; điều gì nên làm và điều gì không <br />
nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn, dễ bị lôi kéo. Do đó, giáo viên phải dẫn dắt <br />
các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc <br />
về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi <br />
người ở lứa tuổi học sinh. Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải <br />
quyết tình huống nào đó cụ thể. Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham <br />
gia, hoạt động tốt công tác đội, đoàn và những sân chơi bổ ích, lành mạnh ở <br />
các địa phương để giúp các em có thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục <br />
tình yêu quê hương đất nước. Hoặc tổ chức các buổi chiếu phim ảnh với nội <br />
dung thiết thực về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng… thông qua đó <br />
nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.<br />
Ngoài những giờ lên lớp, ta cần tranh thủ thời gian tìm hiểu học sinh để kịp <br />
thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn; lắng nghe những <br />
tâm tư, nguyện vọng của các em. Ta phải chân thành chủ động xóa bỏ khoảng <br />
cách giữa học sinh và giáo viên; luôn lựa chọn những ngôn từ thích hợp, bổ <br />
ích nhằm giáo dục các em có thêm kiến thức trong cuộc sống.<br />
Từ những lí do trên có thể khẳng định, việc giáo dục kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong các trường Trung học cơ sở, nhất là học sinh lớp 7 là rất cần thiết <br />
và có phần quan trọng đặc biệt. <br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: <br />
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến <br />
thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển nh ưng năng lực cần thiết ở ng <br />
<br />
7<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
ười học để đáp ứng sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. <br />
Thực hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học <br />
để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Giáo dục kĩ năng sống cho học <br />
sinh nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng <br />
phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành <br />
mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan <br />
hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. tạo cơ hội thuận lợi để học sinh <br />
thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí <br />
tuệ, tinh thần và đạo đức. <br />
Trên thực tế cuộc sống hàng ngày đang diễn ra thì học sinh trường Trung <br />
học cơ sở Nguyễn Trãi nói riêng, kĩ năng sống cần phải được quan tâm nhiều <br />
hơn. Chính vì thế mà bản thân tôi cố gắng rất nhiều để thay đổi PPDH theo <br />
hướng tích cực hơn. Tôi luôn cố gắng giúp các em thấy rằng: Học sinh chỉ có <br />
kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không phải nói về việc đó. Kinh <br />
nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng <br />
giúp các em dễ dàng sử dụng và sử dụng các kĩ năng phù hợp với điều kiện <br />
thực tế.<br />
2.1. Thuận lợi, Khó khăn:<br />
Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi <br />
mới nền giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ <br />
cần phải truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như <br />
bây giờ.<br />
Bản thân cũng đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Văn luôn thấy rằng: <br />
Thời gian dạy 01 tiết rất ngắn nên việc lồng ghép cũng chỉ trong một thời <br />
gian hạn hẹp, vậy nên rất khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo. <br />
Học sinh có tình trạng học lệch nên các em cũng ít đầu tư vào tiết Văn vốn dĩ <br />
rất nhiều vấn đề cần giải quyết.<br />
Đa số HS yếu việc nắm và vận dụng kiến thức Văn học nên khó có khả <br />
năng rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân, vì vậy phải dẫn dắt vấn đề để <br />
các em hiểu.<br />
Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng <br />
với xã hội hện đại của các em còn yếu.<br />
Việc làm quen với các môn học về KNS như: giao tiếp, thuyết trình, làm <br />
việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức sẽ giúp các em tự tin, chủ động <br />
và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.<br />
Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi <br />
thiếu niên sang lứa tuổi dậy thì. Các em có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và <br />
lượng. Ở lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá <br />
trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. <br />
<br />
<br />
8<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
Dạy phân môn Văn có tích hợp kĩ năng sống trong nhà trường vẫn được <br />
coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức <br />
của một bộ phận học sinh hiện nay. <br />
Việc giáo dục kĩ năng sống tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết <br />
học ở bộ môn GDCD và các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm lớp <br />
chứ chưa thành chương trình hoàn thiện.<br />
Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kĩ năng sống như không thể hiện được <br />
khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với <br />
bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh <br />
trong cuộc sống; cách học cách sống không khoa học, hiệu quả; … là những <br />
biểu hiện của hầu hết học sinh Trung học cơ sở trong thời gian gần đây.<br />
2.2.. Thành công, hạn chế:<br />
Bản thân tôi đã làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống” từ khi phong trào <br />
này được chỉ đạo và phát động sâu rộng trong công tác dạy học, mức độ ứng <br />
dụng trong từng bài dạy và từng đối tượng học sinh có khác nhau; Bản thân <br />
tôi đã ý thức được công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là góp phần <br />
vào nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” .<br />
Công tác giáo dục kĩ năng sống đã được sự quan tâm của các cấp lãnh <br />
đạo và sự hưởng ứng nhiệt tình của các đồng nghiệp và đặc biệt là sự hứng <br />
thú tham gia của các em học sinh. <br />
Hình thức tích hợp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực <br />
hiện trong từng giờ dạy phân môn Văn ở bậc Trung học cơ sở, nhất là <br />
chương trình lớp 7 với nội dung khá đa dạng và thiết thực<br />
* Mặt còn hạn chế:<br />
Ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống chưa <br />
được đánh giá, nhận xét, góp ý thường xuyên và định kì.<br />
Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua các <br />
hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song chưa mang ý <br />
nghĩa hình thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các bài học;<br />
Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc kĩ năng sống trong <br />
nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS <br />
Ðã có các buổi học chuyên đề, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho <br />
đội ngũ GV cốt cán, song nhìn chung mới chỉ ở mức độ làm quen với thuật <br />
ngữ, khái niệm nên chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác giáo dục kĩ năng <br />
sống cho học sinh qua bài dạy của các tiết học.<br />
Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kĩ năng <br />
sống vào tiết dạy, một tiết học thường qua rất nhanh, đôi khi hết giờ mà học <br />
sinh chưa thực hiện được một kĩ năng nào, ngoài ra không có một tiết dạy kĩ <br />
năng riêng cho học sinh, điều này cũng khó với việc tích hợp trong bài dạy.<br />
<br />
<br />
9<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
Bên cạnh những điều trên, học sinh ít đọc sách, không quan tâm nhiều <br />
đến việc học nên ảnh hưởng phần nào đến việc thực hành một số kĩ năng <br />
sống vào thực tiễn. <br />
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép <br />
chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng <br />
ta nghĩ/ cảm thấy/ tin tưởng) thành hành động (cái cần làm và cái cần làm rõ) <br />
theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.<br />
Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi <br />
hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hỗ trợ cần thiết <br />
để tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản, điều đó có thể gây ra <br />
những tổn hại về mặt sức khỏe và đạo đức của mỗi con người.<br />
Vì vậy mục tiêu là tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe tinh <br />
thần cho học sinh bậc Trung học cơ sở, tập trung là học sinh khối lớp 7:<br />
Giúp các em hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân, <br />
phát triển những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một <br />
phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.<br />
Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin cho các em <br />
trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn.<br />
Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình <br />
đẳng giới tính trong cộng đồng.<br />
Nâng cao sự hiểu biết cho các em về những tác động xấu của tệ nạn xã <br />
hội với sự phát trên kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước cũng như <br />
sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.<br />
3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp:<br />
Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng nh ư quá trình dạy <br />
học bộ môn Ngữ Văn và tập trung là phân môn Văn, bản tôi đã sử dụng các <br />
phương pháp dạy học sau đây :<br />
Phương pháp dạy theo nhóm;<br />
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;<br />
Phương pháp giải quyết vấn đề;<br />
Phương pháp đóng vai;<br />
Phương pháp trò chơi<br />
Khi dạy cần sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như:<br />
Kĩ thuật chia nhóm<br />
Kĩ thuật giao nhiệm vụ<br />
Kĩ thuật đặt câu hỏi<br />
Kĩ thuật động não<br />
Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”<br />
<br />
10<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”<br />
Mục đích của giáo dục kĩ năng sống là giúp ngư ời học thay đổi hành vi <br />
theo hướng tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay <br />
định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Do đó, cần kiên trì <br />
chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và <br />
thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái <br />
độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ <br />
và hành vi mới.<br />
Qua một số văn bản, trong quá trình soạn giảng và giảng dạy thực tế trên <br />
lớp, tôi đã lồng ghép các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ <br />
năng ra quyết định, kĩ năng làm việc nhóm ...trong đó lồng ghép hiệu quả nhất <br />
là kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm.<br />
Cụ thể bài dạy:<br />
Văn bản : <br />
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA<br />
Theo Lý Lan <br />
A. Mục tiêu cần đạt :<br />
1. Kiến thức: <br />
Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của <br />
nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng.<br />
Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.<br />
2. Kĩ năng.<br />
Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một <br />
nhười mẹ.<br />
Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm <br />
chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con<br />
* Kĩ năng sống: <br />
Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng <br />
dục mình.<br />
Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng <br />
của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con.<br />
B. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học<br />
Phương pháp giảng bình<br />
Phương pháp gợi mở, vấn đáp,...<br />
C. Chuẩn bị: <br />
Giáo viên: Phương tiện dạy học: Giáo án,những tài liệu có liên <br />
quan tới ngày khai trường; Phương pháp dạy học: Thảo luận, chia nhóm, <br />
động não, hỏi và trả lời.<br />
Học sinh: Đọc và soạn bài theo SGK. <br />
D. Các hoạt động học tập và nội dung học tập<br />
11<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh vắng, lí do .<br />
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: kiểm tra SGK và vở soạn <br />
3. Bài mới : <br />
HĐ1: GV giới thiệu bài<br />
HĐ2: HD tìm hiểu nội dung bài mới<br />
Hoạt động của Thầy – Trò Nội dung kiến thức<br />
H/d đọc, tìm hiểu chung văn bản <br />
I. Tác gi ảtác phẩm : <br />
?Hãy cho biết xuất xứ của văn bản? Đây là bài báo của Lí Lan in <br />
Hd học sinh lọc thông tin và chỉ trình trên báo Yêu trẻ số 166 TPHCM <br />
bày khái quát 1.9.2000.<br />
Hs trình bày theo kết quả đã chuẩn bị II. Đ<br />
ọc – hiểu văn bản :<br />
1. Đọc – tìm hiểu chung:<br />
H/d đọc: giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm + Đọchiểu từ khó<br />
rãi.<br />
Gv đọc văn bảnHS đọcGV nhận xét.<br />
Gv cho HS giải thích một số từ khó: háo <br />
hức,bận tâm, nhạy cảm.<br />
Kiểu loại: văn bản nhật dụng.<br />
? Cổng trường mở ra thuộc văn bản nào? Thể kí<br />
? Theo em nội dung của văn bản là gì? Phương thức biểu đạt: tự sự, <br />
? Văn bản này, sử dụng PTBĐ nào ? biểu cảm<br />
? Truyện có những nhân vật nào ? Ai là <br />
nhân vật chính ? <br />
HS trao đổi nhóm nhỏ với nhau, thống nhất <br />
ý kiến và trình bày trước lớp.<br />
+ Bố cục: 2 phần<br />
? Em có thể chia văn bản này thành mấy <br />
+ Từ đầu...bước vào : Nỗi lòng <br />
phần? Mỗi phần từ đâu đến đâu ? ý nghĩa của mẹ <br />
của từng phần ? + Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ <br />
về Giáo dục.<br />
2. Tìm hiểu văn bản:<br />
H/d phân tích<br />
a. Tâm trạng của 2 mẹ con <br />
Hs đọc đoạn 1. <br />
vào đêm trước ngày khai <br />
Đoạn văn em vừa đọc diễn tả điều gì ? <br />
trường.<br />
Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy người <br />
mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ? * Tâm trạng của mẹ :<br />
? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng Mẹ không ngủ được<br />
của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? Hôm nay mẹ không tập trung <br />
Điều đó được biểu hiện bằng những chi được vào việc gì cả.<br />
tiết nào trong bài? Mẹ lên giường trằn trọc.<br />
Em có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mẹ Mẹ tin đứa con của mẹ lớn <br />
con ? rồi.<br />
12<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
(Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, => lo lắng<br />
gợi ý cho hoc sinh; HS phát biểu Tổ chức * Tâm trạng của con :<br />
nhận xét, kết luận) Ngủ dễ dàng, đôi môi hé mở, <br />
cảm nhận được sự quan trọng <br />
của ngày khai trường.<br />
Để diễn tả được tâm trạng của 2 mẹ con, => vô tư, háo hức, hồi hộp, vui <br />
tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt sướng.<br />
nào ? => Tự sự kết hợp với miêu tả <br />
? Theo em vì sao người mẹ lại trằn trọc để biểu cảm làm nổi rõ tâm <br />
không ngủ được ? trạng thao thức, hồi hộp, suy <br />
Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm nghĩ triền miên của người mẹ.<br />
gì cho con? Qua những việc làm đó em cảm * Những việc làm của mẹ :<br />
nhận được điều gì về người mẹ? Đắp mền, buông mùng, ém <br />
chăn cẩn thận, lượm đồ chơi, <br />
nhìn con ngủ, xem lại những <br />
? Trong đêm không ngủ người mẹ đã sống thứ đã chuẩn bị cho con. => Yêu <br />
lại những kỉ niệm quá khứ nào ? thương con, hết lòng vì con<br />
? Tìm những chi tiết nói về kỉ niệm quá * Kỉ niệm quá khứ :<br />
khứ đó Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi <br />
? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường cùng bà ngoại đi tới trường và <br />
năm xưa đã để lại ấn tượng sâu đậm trong nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi <br />
tâm hồn người mẹ ? cổng trường đóng lại<br />
=> cảm xúc vừa phức tạp, vừa <br />
GV nhấn mạnh: Người mẹ nào mà chẳng vui sướng, vừa lo sợ.<br />
yêu con, quên mình vì con, chỉ mong con => Là người mẹ biết yêu <br />
khôn lớn thành đạt. Đó là đức hi sinh, là vẻ thương người thân, biết ơn <br />
đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trường học, tin tưởng ở tương <br />
trong cách sống của người mẹ Việt Nam. lai của con.<br />
Chúng ta được học tập đầy đủ nên phải có <br />
thái độ đúng đắn với bố mẹ.<br />
Thảo luận nhóm<br />
( KNS: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao <br />
tiếp, ra quyết định làm việc đồng đội. ) b. Cảm nghĩ của mẹ về giáo <br />
? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với dục trong nhà trường:<br />
con không? hay người mẹ đang tâm sự với Bước qua cánh cổng trường là <br />
ai? Cách viết này có tác dụng gì ? một thế giới kì diệu sẽ mở ra.<br />
? Ngoài những cảm xúc tâm trạng ấy, trong => Khẳng định vai trò to lớn <br />
đêm không ngủ người mẹ còn nghĩ đến của giáo dục và tin tưởng ở sự <br />
điều gì ? nghiệp giáo dục. <br />
? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan => Tri thức, tình cảm, tư tưởng, <br />
13<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? đạo lí, tình bạn, tình thầy trò<br />
( ‘‘Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong <br />
giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ <br />
mai sau và sai lầm 1 li có thể đưa thế hệ ấy <br />
đi chệch cả hàng dặm sau này.” ). Câu văn <br />
này có ý nghĩa gì ? Vì sao? Không được <br />
phép sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục <br />
quyết định tương lai của đất nước <br />
Thảo luận: đại diện các nhóm trình bày<br />
KN lắng nghe tích cực, tự phản hồi<br />
? Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con : <br />
‘‘Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là <br />
của con, bước qua cánh cổng trường là 1 <br />
thế giới kì diệu sẽ mở ra.’’ Em hiểu thế <br />
giới kì diệu đó là gì? ( Tri thức, tình cảm, tư <br />
tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò ) Câu <br />
nói này có ý nghĩa gì ?<br />
H/d Tổng kết :<br />
Bài văn cho em hiểu thêm gì về người <br />
mẹ và nhà trường ? III. Tổng kết: <br />
1. Nghệ thuật:<br />
? Văn bản này đã cho em bài học gì? Em có <br />
Như những dòng nhật kí tâm <br />
nhận xét gì về giọng điệu của vb.<br />
tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng. Sử <br />
Tổ chức cho HS trình bày ý kiến của dụng ngôn ngữ biểu cảm.<br />
mình (KN tự nhận thức, tự phản hồi) 2. Ý nghĩa<br />
Bài văn giúp ta hiểu thêm <br />
Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong tấm lòng, yêu thương tình cảm <br />
sách giáo khoa sâu nặng của người mẹ đối với <br />
Gv hướng dẫn học sinh làm phần luyện con và vai trò to lớn của nhà <br />
tậ p trường đối với cuộc sống mỗi <br />
con người<br />
Ghi nhớ ( sgk )<br />
VI. Luyện tập<br />
4. Củng cố: <br />
Gọi HS: Khái quát lại nội dung bài học. <br />
Văn bản đã học và đoạn văn cô vừa đọc đó khơi gợi cho em <br />
những tình cảm gì ? Đó là những tình cảm vốn có hay mới mẻ trong em? Từ <br />
đó rèn cho em cách sống như thế nào ? <br />
5. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ, nắm ý nghĩa, nghệ thuật<br />
Làm bài tập 2. Soạn bài “Mẹ tôi”<br />
14<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
* Rút kinh nghiệm (nếu có ) :<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................<br />
<br />
Văn bản : <br />
MẸ TÔI <br />
Et mônđô đơ Amixi <br />
A. Mục tiêu cần đạt: <br />
1. Kiến thức: <br />
Sơ giản về Etmônđô đơ Amixi.<br />
Cách giáo dục nghiêm khắc tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con <br />
mắc lỗi.<br />
Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.<br />
2. Kĩ năng.<br />
Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.<br />
* Kĩ năng sống: <br />
Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách <br />
nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình.<br />
Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm <br />
nhận của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật, giá trị <br />
nội dung và nghệ thuật của văn bản.<br />
B. Phương pháp / Kĩ thuật dạy học . <br />
Phương pháp giảng bình, vấn đáp, gợi mở<br />
Phương pháp tư duy, thảo luận nhóm,...<br />
C. Chuẩn bị:<br />
Giáo viên:<br />
Ph ương tiện dạy học:Giáo án, tranh ảnh chân dung tác giả, <br />
bảng phụ <br />
Phương pháp dạy học: thảo luận, động não….<br />
Học sinh : Đọc và soạn bài theo phần đọc hiểu văn bản.<br />
D. Các hoạt động học tập và nội dung học tập<br />
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số hs vắng, lý do.<br />
2. Kiểm tra bài cũ: <br />
? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ bài Cổng trường mở ra là gì ?<br />
? Vì sao văn bản đó thuộc loại văn bản nhật dụng?<br />
3. Bài mới: <br />
HĐ 1: GV giới thiệu bài<br />
HĐ 2: HD tìm hiểu nội dung bài mới<br />
<br />
15<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức<br />
H/d đọc tìm hiểu chung về văn bản I . Tác gi<br />
ả, tác phẩm : <br />
1. Tác giả:<br />
? Em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả ? Etmônđôđơ Ami –xi <br />
? Tác giả thường viết về đề tài gì ? (18461908). Một nhà văn Ý<br />
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Mẹ tôi ? + Thường viết về đề tài <br />
thiếu nhi và nhà trường về <br />
những tấm lòng nhân hậu.<br />
2. Tác phẩm:<br />
Là văn bản nhật dụng viết <br />
về người mẹ. In trong tập <br />
truyện : Những tấm lòng cao <br />
cả.<br />
Hướng dẫn đọc : giọng nhẹ nhàng, tha thiết, II. Đọc – hiểu văn bản:<br />
thể hiện được những tâm tư tình cảm buồn 1. Đọc – tìm giểu chung:<br />
khổ của người cha trước lỗi lầm của con và + Đọc hiểu từ khó.<br />
sự trân trọng của ông với vợ mình. Khi đọc lời <br />
khuyên: Dứt khoát, mạnh mẽ thể hiện thái độ <br />
nghiêm khắc.<br />
Gv đọc Hs đọc Nhận xét. Gv gọi hs đọc <br />
chú thích.<br />
Trong 10 từ, từ nào là từ láy, từ nào là từ Hán <br />
Việt? + Cấu trúc văn bản:<br />
Phương thức biểu đạt chính của văn bản này Thể loại: Tự sự<br />
là gì? vb thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt: <br />
? Ta có thể chia văn bản làm mấy phần ? nội Biểu cảm<br />
dung của từng phần ? Bố cục : 2 phần<br />
+ Phần đầu : Lí do bố viết <br />
Thảo luận trình bày: thư<br />
Văn bản là 1 bức thư của người bố gửi cho + Còn lại : Nội dung bức <br />
con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ thư<br />
tôi” ? <br />
Nhan đề là của tác giả đặt cho đoạn <br />
trích . Tuy người mẹ không xuất hiện trực <br />
tiếp trong câu chuyện, nhưng lại là tiêu <br />
điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng <br />
tới để làm sáng tỏ.<br />
KN giao tiếp, tự nhận thức, trình bày suy 2. Tìm hiểu văn bản:<br />
nghĩ, cảm nhận của bản thân. a. Lỗi lầm của En ri cô :<br />
H/d phân tích văn bản Vô lễ với mẹ trước mặt cô <br />
16<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
? Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy En ri cô giáo<br />
đã mắc lỗi gì ? => Đây là việc làm sai trái, <br />
? Em có suy nghĩ gì về lỗi lầm của En ri cô? xúc phạm tới mẹ.<br />
b. Thái độ của bố:<br />
?Tìm những chi tiết nói về thái độ của người Sự hỗn láo của con như <br />
bố đối với En ri cô ? một nhát dao đâm vào tim bố <br />
? Để diễn tả được tâm trạng của người bố, vậy !.<br />
tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? ... Bố không nén được cơn <br />
tức giận đối với con.<br />
Con mà xúc phạm đến mẹ <br />
con ư ?<br />
? Phương thức biểu cảm được diễn đạt thông > Phương thức biểu cảm <br />
qua những kiểu câu nào? Tác dụng của các được diễn đạt bằng các <br />
biện pháp nghệ thuật đó? kiểu câu cảm thán, nghi vấn <br />
làm cho lời văn trở nên linh <br />
hoạt, sinh động, dễ đi vào <br />
lòng người.<br />
? Những chi tiết trên đã thể hiện được thái độ => Thái độ buồn bã, đau đớn <br />
gì của người bố ? và tức giận.<br />
?Em có đồng tình với người bố không ?<br />
Học sinh tự bộc lộ suy nghĩ, tự phản hồi c. Hình ảnh người mẹ:<br />
Mẹ đã phải thức suốt <br />
đêm ... , quằn quại vì nỗi lo <br />
sợ, khóc nức nở khi nghĩ <br />
rằng có thể mất con.<br />
Người mẹ sẵn sàng bỏ <br />
?Trong thư người bố đã gợi lại những việc một năm hạnh phúc để tránh <br />
làm, những tình cảm của mẹ dành cho En ri cho con một giờ đau đớn, <br />
cô. Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ có thể đi ăn xin <br />
người mẹ. để nuôi con, có thể hi sinh <br />
tính mạng để cứu sống con. <br />
? Khi nói về hình ảnh người mẹ tác giả đã sử Phương thức tự sự kết <br />
dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức hợp với miêu tả làm nổi bật <br />
đó có tác dụng gì ? tình cảm của người mẹ.<br />
? Qua lời kể của người cha, em cảm nhận .=> Là người mẹ hết lòng <br />
được điều gì về người mẹ ? yêu thương con, sẵn sàng <br />
Gv nhấn mạnh: Người mẹ của En ri cô cũng quên mình vì con.<br />
như bao người mẹ khác trên thế gian này đã <br />
yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng <br />
tất cả tấm lòng, sức lực, sẵn sàng hi sinh tất <br />
<br />
17<br />
Tên đề tài: Kinh nghiệm dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số văn bản Ngữ <br />
văn 7<br />
<br />
<br />
cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con <br />
cái. Tình mẫu tử của con người thật thiêng <br />
liêng, cao cả.<br />
? Tiếp sau những lời ngợi ca về người mẹ, tác d. Lời khuyên của bố:<br />
giả đã phân tích mối quan hệ ruột thịt, gắn bó Không bao giờ được thốt <br />
sâu nặng giữa 2 mẹ con En ri cô ra những lời nói nặng với <br />
(hs đọc đoạn văn 3,4sgk10 ). mẹ. Con phải xin lỗi mẹ,...<br />
Con hãy cầu xin mẹ hôn <br />
? Người bố đã khuyên En ri cô những gì ? con, để cho chiếc hôn ấy <br />
xoá đi cái dấu vết vong ân <br />
bội nghĩa tr