SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
<br />
MỤC LỤC:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mục lục STT trang<br />
<br />
I. Phần mở đầu 02<br />
1. Lí do chọn đề tài 02<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 02<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 03<br />
4. Phạm vi nghiên cứu 03<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 03<br />
<br />
II. Phần nội dung 03<br />
1. Cơ sở lí luận 03<br />
2. Thực trạng 04<br />
3. Giải pháp, biện pháp 06<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 06<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 06<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 11<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 12<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 12<br />
4. Kết quả 14<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị 14<br />
1. Kết luận 14<br />
2. Kiến nghị 14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 1<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Nhiều chuyên gia giáo dục đã nhận xét khi nghiên cứu về chương trình sách <br />
giáo khoa của chúng ta là: Học sinh Việt Nam rất thông minh nhưng chương trình <br />
học của ta mang tính nhồi nhét, hàn lâm ít thực hành, trải nghiệm thực tế do đó <br />
nhiều học sinh học giỏi nhưng ít có kỹ năng sống, ít thích ứng với điều kiện thay <br />
đổi thường xuyên của xã hội, qua tình hình thực tiễn Bộ GD&ĐT đã có hướng <br />
giảm tải bớt một số nội dung chương trình để dạy học phù hợp với chuẩn kiến <br />
thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với thời lượng dạy <br />
học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học <br />
và giáo dục, tăng thời gian giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.<br />
Nguyên tắc chính của việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh <br />
giảm các nội dung nhằm giúp giáo viên (GV), học sinh có nhiều thời gian cho các <br />
nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy <br />
học theo yêu cầu của chương trình.<br />
Ở môn Hóa học THCS Bộ có hướng giảm tải một số nội dung ở một số bài <br />
học, các nội dung giảm tải đều rất phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng, khả <br />
năng của học sinh…Và mỗi bài đã có hướng dẫn giảm tải, hướng dẫn thực hiện, <br />
nội dung thay thế<br />
Tuy nhiên một số phần giảm tải thì GV không được sử dụng phương pháp <br />
hoặc kiến thức cũ để dạy mà phần hướng dẫn nói chưa thật cụ thể nên nhiều <br />
giáo viên còn lúng túng khi dạy, có khi vẫn sử dụng phần giảm tải để dạy như là <br />
tiết 39+40: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Qua đi dự giờ, <br />
kiểm tra việc thực hiện phần giảm tải tôi thấy nhiều giáo viên còn hiểu nhầm <br />
cách thực hiện hoặc một số giáo viên lại lúng túng khi thực hiện cách mới.<br />
Do đó tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm dạy một số bài học sau khi giảm tải <br />
ở môn hóa học ”.<br />
Đề tài nghiên cứu nhằm giúp giáo viên cùng nhau trao đổi kinh nghiệm về <br />
các phương pháp dạy học tích cực của một số bài dạy sau khi thực hiện giảm tải.<br />
Đề tài giúp Gv hướng dẫn học sinh học tập một cách tích cực, hiệu quả đối <br />
với các bài học trên.<br />
Đề tài cũng góp phần giáo dục toàn diện cho HS. Ngoài mục tiêu giúp HS <br />
học các môn tự nhiên ngày càng tốt lên, còn giúp rèn luyện cho HS nhiều kĩ năng <br />
quý báu như kĩ năng nhận dạng bài toán, kĩ năng tổng hợp, nhận xét, góp phần <br />
giáo dục cho HS những đức tính kiên trì, sự cẩn trọng, sự tập trung, tỉ mỉ, chính <br />
xác, có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống kiến thức trong nhà trường phổ thông.<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 2<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu nhằm định hướng cho giáo viên có phương <br />
pháp dạy học phù hợp khi thực hiện những bài học có nội dung giảm tải. <br />
Nhiệm vụ: Đưa ra những cách thực hiện bài học đúng cách, phù hợp để <br />
giúp giáo viên thực hiện đúng phương pháp thể hiện rõ nội dung; học sinh có cách <br />
học tập phù hợp, tích cực, biết cách nắm bắt kiến thức đúng khả năng.<br />
Giáo viên thực hiện đúng cách dạy học của các bài môn Hóa học sau khi <br />
thực hiện giảm tải.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Bài học đã được giảm tải ở môn hóa học <br />
Phương pháp dạy học thể hiện qua tiết dạy, giáo án của các giáo viên dạy Hóa <br />
học ở trong trường và một số trường trong huyện qua các năm học gần đây.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Bài học hóa học 8, 9 trường THCS Buôn Trấp qua các năm 2013 đến 2015<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, thông tin về <br />
các nội dung, cách thức thực hiện giảm tải<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá: kiểm tra việc thực hiện các nội dung giảm tải <br />
trong giáo án, đề kiểm tra, tiết dạy có nội dung giảm tải.<br />
Phương pháp trao đổi, nghiên cứu thông tin: trao đổi với những giáo viên khác <br />
về những khó khăn khi thực hiện phần giảm tải..<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Tại kỳ thi Toán học trẻ Quốc tế diễn ra từ ngày 1/8 đến 2/8/2015 tại <br />
Singapore, đoàn học sinh khối THCS các trường tại Việt Nam có 56 em tham dự, <br />
trong tổng số hơn 1.300 học sinh của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.<br />
Tại kết quả chung cuộc, đoàn Việt Nam đã giành được 1 giải đặc biệt <br />
Grand Champion, 6 huy chương Vàng, 14 huy chương Bạc, 17 huy chương Đồng <br />
và 19 giải khuyến khích.<br />
Chủ nhân của giải đặc biệt Grand Champion là em Vũ Anh Thái, học sinh <br />
lớp 8C trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội). Ngoài việc giành giải đặc <br />
biệt, Vũ Anh Thái cũng giành thêm một tấm huy chương Vàng cho đoàn học sinh <br />
Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 3<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
Không chỉ cuộc thi này mà rất nhiều cuộc thi khác học sinh Việt Nam đạt giải rất <br />
cao. Học sinh Việt Nam có nhiều ưu điểm như chăm chỉ, chịu khó, học giỏi, thông <br />
minh nhưng Quốc tế đánh giá lao động Việt Nam như thế nào?<br />
Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, năng suất lao động của Việt Nam hiện tại <br />
bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6 so sánh với Malaysia, 1/3 <br />
Thái Lan và Trung Quốc. ...nghĩa là 18 người Việt Nam lao động mới bằng 1 <br />
người Singapo. Mặc dù có số lượng lao động lớn nhưng chất lượng lao <br />
động thấp. Sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi ra trường không xin được việc <br />
làm. Nguyên nhân do đâu?<br />
Một vấn đề quan trọng là, đào tạo nguồn nhân lực ở Việt nam chưa gắn <br />
kết với nhu cầu của thị trường cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Rất nhiều <br />
doanh nghiệp phản ánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu <br />
của doanh nghiệp. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới công bố kết quả khảo sát về <br />
mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của <br />
nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á trong đó có Việt nam thì thái độ làm việc <br />
được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ <br />
năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt <br />
lớn. Điều này phản ánh một thực tế là chất lượng đào tạo ở nước ta thấp, giáo <br />
dục mang tính nhồi nhét kiến thức mà quên giáo dục các kỹ năng sống. Do đó bộ <br />
giáo dục đã quyết định là phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Thay đổi phải <br />
làm từng bước mà đầu tiên phải giảm tải chương trình giáo dục. Nội dung giảm <br />
tải đã tương đối phù hợp nhưng điều quan trọng hơn cả là giáo viên giảng dạy <br />
thực hiện như thế nào cho hiệu quả để nâng cao chất lượng giao dục và thay đổi <br />
đúng hướng của bộ Giáo dục.<br />
Để đạt được mục đích của việc giảm tải trong trường phổ thông thì <br />
giáo viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, giáo <br />
viên dạy hoá học còn phải hiểu rõ chương trình giảm tải và phải có phư ơng pháp <br />
dạy học thu hút, gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức, làm cho HS thấy dễ hiểu, <br />
nắm bắt được kiến thức cần hiểu,... Do đó tôi nghiên cứu và đưa ra một số kinh <br />
nghiệm để dạy một số bài hóa học sau khi đã giảm tải với mong muốn chia sẻ <br />
kinh nghiệm và nhận được sự góp ý từ đồng nghiệp để học hỏi.<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
Thuận lợi: <br />
Trường đóng trên địa bàn thị trấn nên được sự quan tâm của các cấp chính quyền, <br />
nhân dân địa phương. Ban lãnh đạo nhà trường có năng lực quản lý, quan tâm theo dõi sát <br />
hoạt động của các tổ chuyên môn, các giáo viên giảng dạy. Đặc biệt quan tâm đến hoạt <br />
động bồi dưỡng, phát triển năng lực giáo viên.<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 4<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
Các giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS Buôn Trấp nhiệt tình, <br />
có chuyên môn, có trách nhiệm, có tinh thần học tập, sẵn sàng trao đổi chia sẻ kinh <br />
nghiệm để học hỏi lẫn nhau nâng cao năng lực chuyên môn.<br />
Khó khăn: <br />
Nhiều học sinh còn lười học, chưa chăm ngoan, còn ham chơi game; đi học thì <br />
không chú ý, không chịu viết bài học bài<br />
Một số giáo viên còn lúng túng khi thay đổi phương pháp dạy học, chưa biết thể <br />
hiện được trọng tâm bài học sau khi giảm tải.<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
Thành công: <br />
Giáo viên chịu khó lắng nghe, cùng nhau chia sẻ, học hỏi ở nhiều nơi, nhiều <br />
người, tìm tòi nhiều tài liệu hướng dẫn để hỗ trợ cho công tác giảng dạy để nâng cao <br />
chất lượng bộ môn.<br />
Hạn chế:<br />
Quy mô thực hiện, nghiên cứu đang chỉ giới hạn ở giáo viên trường THCS Buôn <br />
Trấp, hoặc một số giáo viên trong huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Do đó đề tài chưa <br />
tìm hiểu hiệu quả thu được khi áp dụng ở các môi trường giáo dục khác.<br />
Giảm tải nội dung trong sách giáo khoa nhưng lại chưa thay được sách giáo khoa <br />
cho đồng bộ.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
Mặt mạnh: Nội dung, giải pháp, biện pháp thực hiện đề tài tương đối thiết <br />
thực, thường gặp, dễ vận dụng trong thực tế giảng dạy Hóa học. Mỗi GV đều ít nhiều <br />
áp dụng được vào công việc của mình..<br />
Mặt yếu: mới chỉ đưa ra được một số kinh nghiệm của bản thân để áp dụng <br />
giảng dạy cho bài học sau khi giảm tải chưa phát huy được nhiều phương pháp dạy học <br />
tích cực khác để phát huy tác dụng của đề tài.<br />
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động:<br />
Những thành công mà đề tài thu được là nhờ những nội dung của biện pháp thực <br />
hiện được tôi nghiêm túc học hỏi suy nghĩ, trăn trở để hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi tiếp <br />
thu kiến thức, chương trình giáo khoa giảm tải tôi đã nghiên cứu phương pháp thực hiện <br />
và cùng trao đổi với các GV trong tổ chuyên môn để cùng trao đổi học hỏi rút kinh <br />
nghiệm lẫn nhau. <br />
Đề tài vẫn còn một vài hạn chế nhất định bởi cái nhìn của người nghiên cứu <br />
chưa thể toàn diện, trong quá trình thực hiện có những phát sinh không theo hướng mong <br />
đợi. Những nguyên nhân khách quan như áp lực công việc nặng nề, đối tượng HS chưa <br />
thật hợp tác cũng tạo ra những tồn tại nêu trên.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 5<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
Để đổi mới chương trình giáo dục, thì đầu tiên bộ giáo dục đã giảm tải chương <br />
trình sách giáo khoa để giảm bớt đi những phần, kiến thức khó, nặng chưa phù hợp với <br />
năng lực, lứa tuổi học sinh. Sau khi đã có nội dung giảm tải của bộ giáo dục, phòng <br />
GD&ĐT Krông Ana đã triển khai các chuyên đề về thực hiện nội dung sau khi giảm tải. <br />
Giáo viên được lắng nghe, nắm bắt tình hình chương trình hóa học THCS sau khi giảm <br />
tải. Sau khi tiếp thu nhiều GV nhận thấy một số nội dung, kiến thức sẽ r ất khó truyền <br />
tải sau khi cắt bớt, loại bỏ bớt nội dung trước đó nhất là sẽ khó dạy bài sơ lược bảng <br />
tuần hoàn các nguyên tố hóa học 9 khi không được dùng cấu tạo electron.<br />
Sau khi thực hiện chương trình giảm tải một thời gian, tôi đi dự giờ, kiểm tra giáo <br />
án phần thực hiện nội dung giảm tải ở một số giáo viên thì nhận thấy một số giáo viên <br />
còn hiểu nhầm nội dung giảm tải ở một số bài hoặc không dạy đúng hướng của bộ giáo <br />
dục yêu cầu. Ví dụ: Nhiều Gv vẫn sử dụng cấu tạo lớp vỏ electron trong khi nội dung <br />
này đã được giảm tải, yêu cầu khi dạy bài này không sử dụng các kiến thức trên nhưng <br />
nhiều giáo viên khi dạy bài trước giảm tải nội dung này thì bài sau có khi lại sử dụng <br />
nội dung đấy để hướng dẫn học sinh làm bài tập. Hoặc một số Gv không dạy 1 tính <br />
chất vật lý kim loại là kim loaị có tính dẫn điện trong khi phần hướng dẫn giảm tải chỉ <br />
yêu cầu không dùng thí nghiệm khi dạy tính chất này còn tính chất thì vẫn phải dạy đầy <br />
đủ. Hoặc như bài một số bazơ quan trọng như Ca(OH)2 có phần thang PH, bộ GD&ĐT <br />
yêu cầu không dùng hình vẽ khi dạy phần này thì một số GV không dạy tính chất này <br />
luôn.<br />
Sau đó tôi đã tổng hợp lại những bài học Môn Hóa học có nội dung giảm tải và <br />
cùng sinh hoạt trong tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để đưa ra hướng <br />
giải quyết phù hợp. Tôi đã đưa ra một số định hướng để giải quyết vấn đề được các <br />
thành viên trong tổ thống nhất, sau khi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi đã có cách thực <br />
hiện phù hợp, thu được kết quả tốt.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp chúng tôi đưa ra trong đề tài gồm:<br />
Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để dạy đúng, phù hợp các <br />
bài hóa học sau khi giảm tải.<br />
Hướng dẫn học sinh biết tìm hiểu những kiến thức phù hợp với chương trình <br />
với năng lực học sinh.<br />
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà của HS, đặc biệt chất lượng <br />
môn Hóa học. Giảm tỉ lệ HS học yếu môn Hóa học.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Qua nghiên cứu chương trình và thực tế giảng dạy tôi và các GV trong tổ nhận <br />
thấy chương trình được giảm tải là phù hợp. Đa số chương trình đã giảm tải phù hợp <br />
với khả năng học sinh giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Tuy <br />
nhiên một số bài thì sau khi giảm tải một số kiến thức thì khó khăn để dạy – học những <br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 6<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
nội dung sau đấy, do nhiều phần giảm tải còn liên quan nhiều đến kiến thức sau nên để <br />
học sinh hiểu bài mà không sử dụng kiến thức đã giảm tải trước đôi khi còn gây khó <br />
khăn cho giáo viên, học sinh. Các GV trong tổ cùng nghiên cứu và đưa ra những cách <br />
thức thực hiện tốt hoặc một số GV có kinh nghiệm, sáng tạo đã thực hiện có thành công <br />
thì cùng nhau chia sẻ để thực hiện đúng hướng.<br />
Sau đây là nội dung giảm tải và kinh nghiệm dạy – học một số nội dung còn khó <br />
khăn là:<br />
Chương trình hóa học 8:Đa số các bài giảm tải là dễ thực hiện, chỉ có tiết 49 là <br />
khó do bỏ cả bài học.<br />
<br />
TIẾT TÊN BÀI NỘI DUNG GIẢM TẢI NỘI DUNG THAY THẾ<br />
Chương 5: Hidro. Nước<br />
<br />
Tiết 49 Phản ứng oxi hoá Không d<br />
ạy cả bài mà sử Luyện tập.<br />
khử dụng thời gian để luyện <br />
tập.<br />
<br />
<br />
Tiết 49: Chúng ta không dạy bài Phản ứng oxi hoá khử mà sử dụng tiết này <br />
để luyện tập. Nội dung luyện tập về phần tính chất của hidro vừa học ở tiết <br />
trước.<br />
Chương trình hóa học 9:<br />
<br />
Tiết Một số bazơ quan Không dạy hình vẽ Tăng thời gian làm các <br />
12 trọng thang PH. bài tập khác<br />
, Không yêu cầu <br />
Nhiều GV nh<br />
13 ầ m là không dạ y phầ n Thang PH nh ưng không ph<br />
hs làm bài t ập 2. ải vậy, chỉ là hình <br />
in trong SGK không được chính xác về màu sắc nên không nên dùng hình này để <br />
dạy còn phần thang PH vẫn dạy bình thường, chúng ta có thể sưu tầm hình ảnh <br />
chính xác để sử dụng dạy học.<br />
<br />
Tiết 21 Tính chất vật lí Không dạy các thí Sử dụng những ứng <br />
chung của kim loại nghiệm về tính dẫn dụng trong thực tiễn đời <br />
điện và tính dẫn nhiệt. sống để giảng dạy.<br />
<br />
Tiết 21 không phải là không dạy 2 tính chất dẫn điện và tính dẫn nhiệt mà chỉ là <br />
không dùng thí nghiệm để dạy mà dùng những ứng dụng trong thực tiễn để dạy <br />
nên ta có thể hướng dẫn học sinh sử dụng những ứng dụng trong thực tiễn đời <br />
sống để giảng dạy.<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 7<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
Tiết 39, 40 Sơ lược về bảng tuầnKhông<br />
dạy các nội Rèn kỹ năng nhận biết ý <br />
hoàn các nguyên tố hoádung liên quan đ<br />
ến lớp nghĩa của bảng TH.<br />
học electron (trang 97). <br />
Không yêu cầu hs làm <br />
bài tập 2.<br />
<br />
<br />
Có lẽ mọi người trăn trở suy nghĩ nhiều ở bài này. Không dùng lớp e thì làm sao <br />
dạy về chu kỳ,nhóm. Có nhiều giáo viên vẫn sử dụng cấu tạo lớp electron để dạy <br />
bài này. Như vậy là chưa thực hiện tốt nội dung giảm tải theo yêu cầu của bộ <br />
GD&ĐT.<br />
Và nghiên cứu kỹ ta thấy phần này giảm tải là phù hợp, sau giảm tải kiến thức <br />
nhẹ nhàng hơn, hiểu hơn, dấu hiệu nhận biết là đơn giảm hơn.<br />
Sau đây là một số kinh nghiệm để thực hiện bài trên.<br />
<br />
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò<br />
I. .Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn<br />
Yêu cầu hs quan sát bảng tuần hoàn các Hs quan sát bảng tuần hoàn các <br />
nguyên tố hoá học. nguyên tố hoá học.<br />
Gv chỉ cho hs vị trí của số proton trong ô Hs theo dõi<br />
nguyên tố ( số hiệu nguyên tử). Yêu cầu hs <br />
quan sát kỹ Số proton tăng dần từ trái sang phải<br />
? Em có nhận xét gì về số proton của các <br />
nguyên tố theo sắp xếp của bảng tuần hoàn <br />
các nguyên tố hoá học? Hs đọc sgk<br />
Yêu cầu hs đọc sgk Hs trả lời rút ra kết luận<br />
? Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có KL: Bảng tuần hoàn các nguyên tố <br />
bao nhiêu nguyên tố, được sắp xếp như thế hoá học có hơn 100 nguyên tố <br />
nào? được sắp xếp theo chiều tăng dần <br />
* Giải thích: Hạt Prôtn nằm trong hạt nhân, điện tích hạt nhân.<br />
hạt p mang điện tích (+) nên tổng số hạt p <br />
chính là số điện tích hạt nhân<br />
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn<br />
1. Ô nguyên tố<br />
Yêu cầu hs quan sát 1 ô nguyên tố Hs quan sát ô nguyên tố<br />
Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi<br />
? N1: ô nguyên tố số 9 có chứa những thông Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi <br />
tin gì? của giáo viên.<br />
?N2:Ô nguyên tố số 11 có chứa những thông Các nhóm nhận xét và bổ sung cho <br />
tin gì? nhau.<br />
Gv nhận xét. Rút ra kết luận<br />
? Mỗi ô nguyên tố cho biết những điều gì? KL: Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu <br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 8<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, <br />
nguyên tử khối của nguyên tố đó.<br />
2. Chu kỳ<br />
Yêu cầu hs đọc sgk. Hs đọc thông tin, quan sát chu kỳ 2,3 <br />
Gv chiếu chu kỳ 2, 3. Yêu cầu học sinh quan trong bảng tuần hoàn thảo luận <br />
sát, thảo luận trả lời câu hỏi: rút ra KL:<br />
Chu kỳ 2,3 có đặc điểm gì giống nhau?<br />
Chu kỳ 2,3 đều là dãy nguyên tố <br />
GV nhận xét theo hàng ngang bắt đầu chu kỳ là <br />
nguyên tố kim loại, kết thúc là <br />
nguyên tố khí hiếm, được sắp xếp <br />
Chu kỳ là gì? theo chiều tăng dần điện tích hạt <br />
nhân.<br />
Hs nhận xét cho nhau.<br />
Chu kỳ là dãy các nguyên tố theo <br />
hàng ngang bắt đầu là nguyên tố kim <br />
Có mấy chu kỳ trong bảng tuần hoàn các loại, cuối là nguyên tố phi kim <br />
nguyên tố hoá học? mạnh, kết thúc là nguyên tố khí <br />
So sánh số lượng nguyên tố ở chu kỳ 1,2,3 hiếm, được sắp xếp theo chiều tăng <br />
và chu kỳ 4,5,6,7 dần điện tích hạt nhân.<br />
Gv nhận xét . Có 7 chu kỳ<br />
Chu kỳ 1, 2, 3: có số lượng nguyên <br />
tố ít<br />
Chu kỳ 4, 5, 6, 7: có số lượng <br />
nguyên tố nhiều hơn.<br />
Học sinh nhận xét cho nhau, rút ra <br />
kết luận<br />
KL: Chu kỳ là dãy các nguyên tố <br />
theo hàng ngang bắt đầu là nguyên <br />
tố kim loại kết thúc là nguyên tố <br />
khí hiếm, được sắp xếp theo chiều <br />
tăng dần điện tích hạt nhân.<br />
Có 7 chu kỳ. Chu kỳ 1, 2, 3 là chu <br />
kỳ nhỏ. Chu kỳ 4, 5, 6, 7: chu kỳ <br />
lớn<br />
3. Nhóm<br />
Gv chiếu hình ảnh về nhóm I, nhóm VII. <br />
Nhóm là dãy các nguyên tố theo hàng nào? Nhóm là dãy nguyên tố theo hàng <br />
. Yêu cầu hs đọc sgk, thảo luận trả lời câu ngang<br />
hỏi: Hs thảo luận trả lời câu hỏi của giáo <br />
Nhóm I, VII có các nguyên tố như thế nào? viên:<br />
Giữa các nguyên tố trong nhóm I có tính chất <br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 9<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
gì giống nhau? Nhóm I: gồm các nguyên tố kim <br />
Giữa các nguyên tố trong nhóm VII có tính loại kiềm, có tính chất giống nhau.<br />
chất gì giống nhau? Nhóm VII gồm các nguyên tố phi <br />
Nhóm là gì? kim mạnh, có tính chất giống nhau. <br />
Nhóm là dãy các nguyên tố theo <br />
hàng dọc được sắp xếp theo chiều <br />
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có tăng dần điện tích hạt nhân, các <br />
mấy nhóm? nguyên tố trong nhóm có tính chất <br />
Gv nhận xét tương tự nhau.<br />
Có 8 nhóm<br />
Các nhóm trả lời nhận xét cho nhau, <br />
rút ra KL:<br />
Nhóm là cột gồm các nguyên tố <br />
theo hàng dọc có tính chất tương <br />
tự nhau, được sắp xếp theo chiều <br />
tăng dần điện tích hạt nhân.<br />
Có 8 nhóm<br />
Các nhóm nhận xét cho nhau, rút ra <br />
kết luận<br />
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần <br />
hoàn<br />
1. Trong một chu kỳ<br />
GV treo bảng tuần hoàn các NTHH và đồng Hs theo dõi bảng tuần hoàn các <br />
thời chiếu chu kỳ 2,3 của bảng tuần hoàn các NTHH, theo dõi kỹ chu kỳ 2,3<br />
NTHH Chu kỳ 2: Li, Be, B, C, N, O, F, Ne<br />
? Kể tên những nguyên tố có trong chu kỳ 2. Chu kỳ 3: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, <br />
? Kể tên những nguyên tố có trong chu kỳ 3. Ar<br />
Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:<br />
Bắt đầu, cuối, và kết thúc chu kỳ là nguyên Bắt đầu chu kỳ là nguyên tố kim <br />
tố như thế nào? loại kiềm, cuối là nguyên tố phi kim <br />
mạnh, kết thúc là nguyên tố khí <br />
? Ở chu kỳ 3: dựa vào những kiến thức đã học hiếm.<br />
so sánh tính kim loại của Na, Mg, Al; tính phi Dựa vào dãy hoạt động hoá học <br />
kim của P, S, Cl của kim loại thì tính kim loại được <br />
xếp giảm dần là: Na, Mg, Al<br />
Dựa vào khả năng phản ứng của phi <br />
kim với kim loại (Fe), khả năng <br />
phản ứng của PK với hidro thì tính <br />
? Trong chu kỳ tính kim loại và tính phi kim phi kim xếp giảm dần là: Cl, S, P<br />
của các nguyên tố như thế nào? Tính kim loại giảm dần và tính phi <br />
? Biến đổi tính chất của các nguyên tố trong 1 kim tăng dần.<br />
chu kỳ của bảng tuần hoàn các NTHH như Các nhóm trả lời câu hỏi, nhận xét <br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 10<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
thế nào? cho nhau, rút ra KL: Trong 1 chu kỳ <br />
GV nhận xét theo chiều tăng dần điện tích hạt <br />
nhân thì tính kim loại của các <br />
nguyên tố giảm dần đồng thời tính <br />
Gọi hs lấy ví dụ cụ thể ở chu kỳ 2 phi kim của các nguyên tố tăng <br />
dần.<br />
Hs lấy ví dụ ở chu kỳ 2: đầu chu kỳ <br />
Gv nhận xét. là Li kim loại mạnh, cuối là F là phi <br />
kim mạnh, kết thúc là Ne<br />
Tính kim loại xếp giảm dần là: Li, <br />
Be<br />
Tính phi kim tăng dần là: B, C, N, O, <br />
F, Ne<br />
<br />
2. Trong một nhóm<br />
Chiếu rõ hơn về nhóm I, VII Hs quan sát<br />
Kể tên các nguyên tố nhóm I, VII Hs kể tên các nguyên tố nhóm I, VII<br />
Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Nhóm I: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr<br />
Nhóm VII: F, Cl, Br, I, At<br />
Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi<br />
? Các nguyên tố trong nhóm I, VII có gì giống Nhóm I: Các nguyên tố kim loại <br />
nhau? mạnh. Nhóm VII: các nguyên tố phi <br />
? Dựa vào tính chất đã học so sánh tính kim kim mạnh.<br />
loại của Mg, Ca (nhóm II) và K, Na (nhóm I) ? Dựa vào tính chất tác dụng được <br />
với nước thì Ca mạnh hơn Mg; dựa <br />
? Trong một nhóm tính kim loại và tính phi vào BTH các NTHH thì K mạnh hơn <br />
kim của các nguyên tố như thế nào? Na<br />
Tính kim loại tăng dần tính phi kim <br />
? Tính chất của các nguyên tố trong một nhóm giảm dần<br />
như thế nào? Các nguyên tố trong một nhóm <br />
thường có tính chất hoá học tương <br />
GV nhận xét tự nhau.<br />
Các nhóm nộp kết quả, nhận xét cho <br />
nhau.<br />
Rút ra KL: <br />
Gọi hs lấy ví dụ Trong 1 nhóm từ trên xuống dưới <br />
theo chiều điện tích hạt nhân tăng <br />
dần tính kim loại của các nguyên <br />
tố tăng dần, tính phi kim của các <br />
nguyên tố giảm dần.<br />
Hs lấy ví dụ.<br />
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 11<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
1. Biết vị trí của nguyên tố có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử <br />
và tính chất của nguyên tố<br />
? Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu A: là Cl là PK mạnh hoạt động hoá <br />
kỳ 3 nhóm VII. Cho biết cấu tạo nguyên tử, học yếu hơn F mạnh hơn Br, S<br />
tính chất của nguyên tố A, so sánh với nguyên <br />
tố lân cận. Tương tự hs trả lời nguyên tố B<br />
? Nguyên tố B có số hiệu nguyên tử là 22, chu <br />
kỳ 3, nhóm II. Cho biết cấu tạo nguyên tử, <br />
tính chất của nguyên tố B, so sánh với các KL: Khi biết vị trí của nguyên tố có <br />
nguyên tố lân cận. thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và <br />
? Vậy khi biết vị trí của các nguyên tố ta có tính chất của nguyên tố.<br />
thể suy ra điều gì?<br />
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất <br />
của nguyên tố đó<br />
?Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân Nguyên tố X có stt là 13, chu kỳ 3, <br />
là 13. Cho biết vị trí nguyên tố X trong bảng nhóm 3<br />
tuần hoàn.<br />
? Vậy khi biết cấu tạo nguyên tử của các Hs trả lời rút ra KL:<br />
nguyên tố ta có thể suy ra điều gì Biết cấu tạo nguyên tử của <br />
nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí <br />
và tính chất của nguyên tố đó<br />
<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Giáo viên bộ môn cần có ý thức cao trong v iệc góp phần nâng cao chất lượng <br />
dạy học. Mỗi GV thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các buổi sinh <br />
hoạt chuyên môn để cùng trao đổi, học hỏi sẽ có nhiều lợi ích trong việc dạy học. Để <br />
đạt hiệu quả mong muốn khi vận dụng đề tài thì mỗi người chúng ta phải thường xuyên <br />
nghiên cứu chương trình để thực hiện đúng và trong quá trình thực hiện tiếp tục tìm tòi, <br />
nghiên cứu để tích lũy các kinh nghiệm từ bản thân, đồng nghiệp để có nhiều phương <br />
pháp hay để thực hiện chương trình hiệu quả, khoa học.<br />
Để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu trong đề tài chúng ta lại cần dành thời <br />
gian, công sức đáng kể để nghiên cứu kỹ hơn sách giáo khoa, sách tham khảo và các tài <br />
liệu, kiến thức khác. <br />
Với HS, đối tượng quan trọng nhất, HS sẽ là người thể hiện kết quả đạt được <br />
của đề tài, thì cần điều kiện mang tính quyết định: HS phải là người có ý thức đối với <br />
việc học tập của bản thân, chăm, ngoan, biết cách tự học, tự nghiên cứu và có tinh thần <br />
hợp tác. Với số ít HS rơi vào tình trạng không thèm nghe, bàng quang, không chịu học, <br />
đạo đức chưa khá tốt,... thì GV khó để đạt được hiệu quả mong muốn.<br />
Như vậy, để thực hiện và thành công đề tài, cần tổ hợp các điều kiện cả về phía <br />
GV lẫn HS.<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 12<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Giải pháp về phía GV (nghiên cứu kiến thức, định hướng, gợi mở, tổ chức hoạt <br />
động tích hợp...) là điều kiện đầu tiên để thực hiện được mục đích của đề tài, giải pháp <br />
này mở đường cho hoạt động học tập, ôn tập, vận dụng của học sinh diễn ra.<br />
Giải pháp về phía HS lại quyết định các hoạt động của GV có tiếp tục diễn ra <br />
hay không, có đạt được kết quả hay không. Hay nói cách khác, những bài tập Hóa học <br />
mà HS áp dụng các phương pháp giải toán hay vào để hoàn thành là bằng chứng của <br />
việc GV vận dụng các giải pháp, biện pháp vào dạy học.<br />
Các giải pháp đưa ra đều có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau từ <br />
đó tạo ra kết quả nghiên cứu của đề tài. Thiếu một trong các giải pháp trên sẽ gây khó <br />
khăn, tạo rào cản trong khi thực hiện thậm chí làm cho quá trình nghiên cứu không thu <br />
được kết quả. <br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Kết quả khảo nghiệm: <br />
+ Đối với giáo viên:<br />
Sau khi thực hiện chuyên đề về giảm tải, tôi đã dự giờ một số giáo viên hóa học <br />
trong tổ thấy các giáo viên đã thực hiện các phần giảm tải tốt, đúng hướng. Kết quả: <br />
không có giáo viên thực hiện sai, thiếu phần giảm tải.<br />
Để kiểm tra cả quá trình thực hiện nội dung giảm tải của giáo viên, tôi đã kiểm <br />
tra giáo án và chú trọng phần thực hiện giảm tải, tôi rất vui vì thu được kết quả tốt là: <br />
giáo viên trong tổ thực hiện tốt phần giảm tải khi soạn bài. Và minh chứng là biên bản <br />
kiểm tra:<br />
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Tổ: Hoá – Sinh – Lý Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TẢI<br />
<br />
Thời gian kiểm tra: vào lúc 14 giờ 00 phút ngày 14 tháng 10 năm 2015<br />
Địa điểm: Trường THCS Buôn Trấp<br />
Nội dung kiểm tra: Việc thực hiện chương trình giảm tải trong soạn giáo án của <br />
các đ/c trong tổ Hóa – Sinh Lý<br />
Người kiểm tra: 1/ Ngô Thị Mai Lan<br />
2/ Nguyễn Thị Sen<br />
Nội dung kiểm tra:<br />
Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảm tải trong soạn giáo án của các đ/c bộ <br />
môn Hóa học.<br />
Số giáo viên được kiểm tra: 4 giáo viên<br />
Phân công kiểm tra: <br />
+ Đ/c Mai Lan kiểm tra giáo án của đ/c Phạm Hồng, Trần Tú, Trong<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 13<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
+ Đ/c Sen kiểm tra giáo án của đ/c Lan<br />
Kết quả kiểm tra: Qua kiểm tra thu được kết quả như sau<br />
Giáo viên trong tổ đã thực hiện đúng phân phối chương trình, giáo án đã thực hiện tốt <br />
phần giảm tải; đề kiểm tra định kỳ thực hiện tốt phần giảm tải. <br />
KL: Giáo viên thực hiện tốt nội dung giảm tải trong soạn bài, trong kiểm tra, đánh <br />
giá học sinh..<br />
Xếp loại: Tốt: 4 giáo án<br />
Biên bản kết thúc vào lúc 16 giờ 00 cùng ngày<br />
Tổ trưởng Thư ký<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan Nguyễn Thị Sen<br />
+ Đối với học sinh:<br />
Tôi kiểm tra xem học sinh có nắm được kiến thức theo yêu cầu hay không. Tôi đã <br />
ra đề kiểm tra sau khi dạy một số bài có nội dung giảm tải như sau khi dạy bài “Sơ lược <br />
bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” tôi đã ra đưa câu hỏi kiểm tra bài cũ:<br />
Câu hỏi: Chu kỳ là gì? Nhóm là gì?<br />
Đáp án: <br />
Chu kỳ là dãy các nguyên tố theo hàng ngang bắt đầu là nguyên tố kim loại kiểm kết <br />
thúc là nguyên tố khí hiếm, được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. 5 <br />
điểm<br />
Nhóm là cột gồm các nguyên tố theo hàng dọc có tính chất tương tự nhau, được sắp <br />
xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. 5 điểm<br />
Kết quả :<br />
TS học Hs đạt điểm 810 Hs đạt điểm Hs đạt điểm 5 – Hs đạt điểm <br />
sinh được 6.5 dưới 8 dưới 6 dưới 5<br />
hỏi<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
<br />
180 80 44.4 63 35 27 15 10 5.6<br />
Qua kết quả trên cho thấy có nhiều đã nắm được kiến thức đúng theo yêu cầu, <br />
chỉ cần nhận biết đúng dấu hiệu mà chưa cần hiểu sâu về bản chất vì phần này các em <br />
sẽ học ở lớp cao hơn. Vậy sau khi thực hiện giảm tải thì đã có nhiều kết quả tốt..<br />
Giá trị khoa học: Sau khi thực hiện đề tài này đã thu được những kết quả nhất <br />
định. Giáo viên đã có định hướng đúng hơn biết cách thực hiện rõ ràng, đúng cách từ đó <br />
học sinh hiểu bài, nắm được nội dung cần học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ <br />
môn Hóa học nói riêng và kết quả giáo dục của nhà trường nói chung. Vấn đề này vừa <br />
đặt ra yêu cầu về phía giáo viên và học sinh, nhờ đó bản thân GV cũng phát huy được <br />
tinh thần tự học, tự tìm hiểu, phát triển ở người dạy và người học kĩ năng nghiên cứu, <br />
tìm tòi, sáng tạo.<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 14<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
4. Kết quả<br />
Từ những kết quả trên cho thấy đề tài đã cơ bản thực hiện được mục tiêu đặt <br />
ra: tổng hợp và thể hiện được hiệu quả dạy học khi vận dụng đề tài vào thực tế giảng <br />
dạy. Giáo viên hiểu rõ hơn, đúng hơn về những hướng dẫn thực hiện phần giảm tải nên <br />
đã thực hiện đúng cách. Học sinh được giảm tải những kiến thức khó, nặng nề chưa <br />
phù hợp với lứa tuổi.<br />
Góp phần nâng cao được chất lượng học tập toàn diện và chất lượng môn Hóa <br />
học của học sinh. <br />
Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài: Giáo viên và học sinh được thực <br />
hiện đúng cách phần giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Kinh nghiệm dạy một số bài học sau khi giảm tải ở môn hóa học đã góp <br />
phần nâng cao tay nghề, tích lũy chuyên môn ở mỗi giáo viên. Giái viên có thêm <br />
kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ dạy học một cách hiệu quả, có ý nghĩa góp <br />
phần nâng cao hiệu quả dạy học.<br />
Sau khi hoàn thành kinh nghiệm này, chúng tôi nhận định rằng mỗi GV dạy hóa <br />
học ở trường THCS để thu được chất lượng tốt của bộ môn tốt thì GV phải nhiệt tình, <br />
chịu khó tìm tòi, tự học. Học sinh cũng tự rèn luyện bản thân chăm chỉ học tập, siêng <br />
đọc tài liệu, thực hành nhiều hơn.<br />
2. Kiến nghị: (không)<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
......................................................................................................................................<br />
<br />
......................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 15<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngô Thị Mai Lan – Trường THCS Buôn Trấp 16<br />