intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống qua tiết đọc Văn

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

320
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua giờ đọc Văn là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Giáo dục kĩ năng sống qua tiết đọc Văn”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Giáo dục kĩ năng sống qua tiết đọc Văn

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA TIẾT ĐỌC VĂN
  2. I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo lồng ghép kỹ năng sống vào trong chương trình học của học sinh. Kỹ năng sống là một trong ba cái đích (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà mỗi môn học cần đạt được đặc biệt là môn Ngữ văn ở trường THPT “Quan điểm giáo dục phát triển toàn diện được trình bày trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước. Trong lĩnh vực giáo dục, điều này khẳng định trong luật giáo dục năm 2005: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020 (Dự thảo làn thứ 14) nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Có thể khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn diện không thể đạt được nếu không giáo dục kỹ năng sống. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Xuất phát từ những vấn đề nêu trên Tổ văn trường THPT Nhơn Trạch chúng tôi đã lên kế hoạch tích hợp kỹ năng sống vào từng tiết học đặc biệt là tiết đọc văn. Bước đầu thu được hiệu quả tương đối khả quan. II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.Thuận lợi Từ nhiều năm nay, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy đã được ngành Giáo dục nói riêng và cả xã hội quan tâm.
  3. Việc dạy văn ở trường THPT Nhơn Trạch luôn được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường. Nhơn Trạch là một vùng thôn quê nên đa số học sinh ngoan, chất phác. 2. Khó khăn Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, nhưng đa số học sinh ở vùng thôn quê Nhơn Trạch khả năng thích ứng còn chậm. Nhiều năm gần đây trường THPT Nhơn Trạch không tổ chức thi tuyển 10 nên môn Văn ở một số trường cấp II còn dạy theo lối thuộc vẹt, nặng về lí thuyết, tạo một lổ hổng lớn về thực hành. Nên bước vào trường THPT Nhơn Trạch GV bộ môn Văn chúng tôi phải tạo lập lại từ đầu: khả năng chiếm lĩnh kiến thức, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, cách trình bày. Vì vậy việc tích hợp cũng như lồng ghép kỹ năng sống vào giờ học gặp một số han chế nhất định. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Phần 1: Cơ sở lí luận Thuật ngữ kỹ năng sống (KNS) bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995 – 1996, thông qua dự án “giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Giáo dụcphổ thông nước ta trong những năm vừa qua đã được đổi mới cà về nội dung và phương pháp gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”, đây thực chất là một cách tiếp cận NKS. “Học để biết”(Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…; “Học để làm”(learing to be) gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với những căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; “Học để chung sống”(learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông…; “Học để làm”(Learning to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…Ý thức được tầm quan trọng của KNS trong thời đại hội
  4. nhập, kết hợp với cơ sở lí luận trên đưa ra một số KNS được tích hợp giáo dục trong tiết đọc văn. Phần II: Nội dung, biện pháp thực hiện, giải pháp thay thế. 1. Nội dung. Trong giáo dục chính quy của nước ta trong những năm vừa qua, KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau: Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình bao gồm các KNS cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin… Nhóm các kỹ năng tự nhận biết và sống với người khác bao gồm các KNS cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẩn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác… Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả, bao gồm các kỹ năng cụ thể như:tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề… Có thể nói KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống cuộc sống của chính mình. Giáo dục KNS càng trở nên cấp thiết đối với học sinh THPTbởi vì: Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước. Nếu không có KNS các em không thể thực hiện tốt được trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, sức đề kháng chưa cao nên dễ bị lôi cuốn kích động. Việc giáo dục tích hợp KNS vào tiết dạy văn là một nhu cầu bức thiết: Thứ nhất, trang bị cho học sinh một số KNS để bước vào đời. Thứ hai, tiết học có lồng ghép giáo dục KNS bao giờ cũng thân thiện, tích cực.
  5. Tạo điều kiện cho học sinh thực hành và phát huy tối đa năng lực của bản thân. 2. Biện pháp thực hiện, các giải pháp thay thế. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy, quy trình học tập cũng như môi trường đào tạo. Vì vậy, giáo dục KNS phải đáp ứng nhu cầu của người học, nội dung giáo dục phải thiết thực hiệu quả. Có nhiều biện pháp lồng ghép giáo dục KNS trong tiết đọc văn. Sau đây tôi xin giới thiệu 3 giải pháp thay thế : a ) Kỹ năng ứng phó với những căng thẳng. Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên có những tình huống gây căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại. Khi bị căng thẳng mỗi ngưới có tâm trạng, cảm xúc và hành động khác nhau. Cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là cảm xúc- suy nghĩ theo hướng tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến thể chất tinh thần của con người. Kỹ năng ứng phó căng thẳng là khả năng con ngươi bình tĩnh, tự tin sẵn sàng ứng phó với những căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi gặp những căng thẳng người có KNS sẽ xác định được nguyên nhân,hậu quả, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực. Ví dụ khi dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. GV đặt câu hỏi bằng cách đưa ra một đoạn văn: “… Lão dàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng noi chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng, quất tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, rên rỉ đau đớn:”Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề chống trả cũng không tìm cách chạy trốn…”
  6. Đó là những nghịch cảnh éo le của cuộc sống khi đọc đoạn văn trên tôi nhận thấy sự bất bình căng thẳng hiện lên trong đôi mắt các em học sinh. Tôi giúp các em giải quyết căng thẳng và bức xúc bằng một câu hỏi gợi mở: ?Nguyên nhân vì sao mà người phụ nữ ấy lại không kêu la, không chống trả, không tìm cách chạy trốn. Khi các em tìm được câu trả lời: Vì đức hy sinh của người mẹ, vì tình thương con, vì cuộc sống khó khăn bế tắc mà người phụ nữ phải cam chịu. Không khí lớp dường như đã dịu trở lại trong đôi mắt các em không còn sự căng thẳng bức xúc. Tôi lại nhận ra tgong các đôi mắt ấy sự cảm thông xen lẫn niềm xót xa thương cảm cho người phụ nữ nghèo. Từ đó tôi liên tưởng lồng ghép KNS: trong cuộc sống các em sẽ gặp không ít những khó khăn bế tắc và sự căng thẳng. Lúc đó đòi hỏi các em cần sự tỉnh táo để xác định nguyên nhân, ứng phó với căng thẳng sao cho ít gây tổn thương nhất. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người: Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi gặp căng thẳng. Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại đến sức khỏe thể chất tinh thần của bản thân. Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp các kĩ năng khác như: Kỹ năng tự nhận thức. Kỹ năng xử lí cảm xúc. Kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng tư duy sáng tạo. Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ. Kỹ năng giải quyết vấn đề… b ) Kỹ năng tự nhận thức Kỹ năng tự nhận thức là từ sự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân trong các mối quan hệ về xã hội. Biết nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân. Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp có hiệu quả. Có những lúc chúng ta đánh giá sai về mình nên chần chừ không quyết đoán. Sẽ đánh mất cơ
  7. hội. Ngoài ra có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Để nhận thức đúng về bản thân cần được phải trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác, qua tác phẩm văn học. Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “ Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu-Trọng Thủy”.Học sinh tự nhận thức bài học về tinh thần cảnh giác được gửi gắm qua truyền thuyết. Qua tác phẩm “Tấm Cám”: tự nhận thức, xác định giá trị của cái tốt, cái thiện và có ý thức đấu tranh bảo vệ cái tốt, cái thiện và có ý thức đấu tranh bảo vệ cái tốt, cái thiện, chống lại cái ác , cái xấu của cuộc sống. Với tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”: Khi đọc xong học sinh sẽ tự nhận thức được tình yêu quê hương đất nước và sự xả thân vì nghĩa lớn qua tác phẩm. “ Vội vàng”, học sinh tự nhận thức về mục đích, giá trị cuộc sống đối với mỗi cá nhân. Tác phẩm “Vợ nhặt”: tự nhận thức về tấm lòng đồng cảm, trân trọng trước số phận con người của nhà văn, qua đó xác định giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. Khi đọc tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”: học sinh tự nhận thức về giá trị chân chính của cuộc sống con người được thể hiện qua vở kịch. Tự nhận thức là KNS cần có của mỗi thanh niên- học sinh trong thời kỳ hội nhập. Qua tác phẩm văn học KNS sẽ đến gần hơn với học sinh. c )Kỹ năng tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới. Là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng – quan điểm, sự việc,độc lập trong suy nghĩ. Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với những sáng kiến, biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác.
  8. Tư duy sáng tạo là một KNS quan trọng. Với học sinh tư duy sáng tạo được khẳng định qua học tâp. Với đặc thù bộ môn Ngữ văn tư duy sáng tạo được xem xét ở nhiều góc độ ví dụ như: Bài thơ “Nhàn” tư duy sáng tạo được thể hiện qua việc hoạt động nhóm ở cuối giờ: Các em có thể phát biểu về lối sống đẹp qua bài thơ “Nhàn”? Bàn về lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ? Đưa ra cách sống phù hợp đối với mỗi người trong cuộc sống hiện nay? Tư duy sáng tạo giúp rất nhiều cho bản thân trong việc giải quyết vấn đề một cách thuận lợi. IV. KẾT QUẢ Khi lồng ghép KNS trong tiết đọc văn, bản thân tôi và đồng nghiệp cũng đã thu được kết quả tương đối khả quan: Lớp học trong những tiết đọc văn không còn khô khan nặng nề về lí thuyết mà học sinh có cảm giác như bản thân đang được chứng kiến trải nghiệm về cuộc sống. Lớp học trở nên thân thiện – học sinh trở nên tích cực hơn. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU NHỮNG TIẾT ĐỌC VĂN CÓ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG. Lớp 12C1 Đối tượng Mức độ ST Phương diện đánh đánh giá T giá Lớp Sĩ Khôn Thích Rất Ý kiến số g thích khác thích
  9. 1 Kỹ năng ứng phó 12C1 35 15 30 với căng thẳng 2 Kỹ năng tự nhận 12C1 35 20 15 thức 3 Kỹ năng tư duy 12C1 35 18 17 sáng tạo Lớp 12C2: Đối tượng Mức độ ST Phương diện đánh đánh giá T giá Lớp Sĩ Khôn Thích Rất Ý kiến số g thích khác thích 1 Kỹ năng ứng phó 12C2 36 16 30 với căng thẳng 2 Kỹ năng tự nhận 12C2 36 18 18 thức Nên có 3 Kỹ năng tư duy 12C2 36 11 25 những buổi sáng tạo ngoại khóa. Lớp 10A 4:
  10. Đối tượng Mức độ ST Phương diện đánh đánh giá T giá Lớp Sĩ Khôn Thích Rất Ý kiến số g thích khác thích 1 Kỹ năng ứng phó 10A4 42 25 17 với căng thẳng 2 Kỹ năng tự nhận 10A4 42 27 15 thức 3 Kỹ năng tư duy 10A4 42 30 12 sáng tạo V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Tích hợp giáo dục KNS trong tiết học văn giúp học sinh hứng thú khi tiếp thu bài, đồng thời giúp học sinh có thêm một số kinh nghiệm để bước vào đời. Và điều quan trọng là học sinh không chỉ hiểu tác phẩm, tích cực trong tiết đọc văn mà còn vận dụng KNS trong giao tiếp hàng ngày. VI. ĐỀ XUẤT. 1. Phía nhà trường - Đưa vào sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ việc giảng dạy của Giáo viên. - Xếp thời khóa biểu gọn gàng, hợp lí để GV chủ động trong công việc và dành nhiều thời gian cho việc soạn giảng. 2. Phụ huynh
  11. - Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục ý thức học tập của học sinh. - Hiểu được tầm quan trọng và giành sự quan tâm đúng mực cho môn Ngữ Văn. 3. Phía học sinh Cần có thái độ học tập nghiêm túc. Chủ động học bài cũ, soạn bài mới, đọc tác phẩm. VII. KẾT LUẬN. Tóm lại, việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua giờ đọc văn là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giaó dục kĩ năng sống trong môn Ngữ Văn. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2. Báo khoa học và công nghệ số 1 năm 2012. 3. Báo Giáo dục và Thời đại. 4. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 – 12. 5. http://www.vietbao.vn và một số trangweb khác về giáo dục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0