Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC TRANG<br />
<br />
I. Phần mở đầu 2<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 2<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 4<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 4<br />
<br />
II. Phần nội dung 4<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận 4<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 7<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp 7<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 7<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 21<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21<br />
<br />
III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 23<br />
<br />
1.Kết luận 23<br />
<br />
2.Kiến nghị 23<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
1<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
<br />
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG <br />
SỐNG CHO TRẺ 56 TUỔI LỚP LÁ 4 TRƯỜNG MẦM <br />
NON HỌA MI<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Câu thành ngữ :“Tiên học lễ, hậu học văn” của cha ông ta từ ngàn xưa đã <br />
để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Kỹ năng sống là <br />
nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người. <br />
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế xã hội đang đặt ra <br />
những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục <br />
phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, <br />
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.Trong đó giáo dục kỹ năng sống <br />
là một phần của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng <br />
không thể thiếu của công tác giáo dục trẻ.<br />
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của cả dân tộc. <br />
Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội <br />
và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Việc giáo dục trẻ <br />
ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình <br />
thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói: “Không có <br />
giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”.Sản phẩm của giáo dục là con <br />
người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong <br />
tương lai đó chính là thế hệ trẻ.<br />
Như chúng ta đã biết, đất nước hiện nay nền kinh tế phát triển trên đường <br />
hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền kinh tế trên thế giới.<br />
Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dể bị lôi kéo, kích động...Hiện nay, thế hệ trẻ <br />
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn <br />
được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những <br />
khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ <br />
bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối sống ích kĩ lai căng, thực dụng, <br />
dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.<br />
Vậy để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn hóa của <br />
dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới là nhiệm vụ cần <br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
2<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
thiết nhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người toàn diện trong thời <br />
đại hiện nay để sớm đào tạo cho xã hội những con người tài, đức vẹn toàn. Là <br />
một giáo viên mầm non, sau nhiều năm thực tế trải nghiệm tôi quyết định trình <br />
bày sáng kiến kinh nghiệm: “Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ <br />
Mầm non 56 tuổi” một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non <br />
hiện nay.<br />
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn <br />
vinh các giá trị đích thực của mình thì các cháu sẽ có một nhân cách phát triển <br />
toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã <br />
hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống .<br />
Trẻ em là giai đoạn học và tiếp thu lĩnh hội những giá trị cuộc sống để <br />
phát triến nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức <br />
đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ .<br />
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kĩ <br />
năng sống cho trẻ 56 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi”<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc giáo dục kĩ năng sống cho <br />
trẻ trong các hoạt động là không thể thiếu, nó có tác dụng giáo dục về mọi mặt <br />
cho trẻ đó là: ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực…là phương tiện để <br />
cho trẻ nhanh chóng tiếp nhận mọi điều mới lạ ở thế giới xung quanh. Vì vậy <br />
chúng ta cần giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non với nhiều hình thức khác <br />
nhau, để trẻ tiếp cận vơi thế giới xung quanh một cách tích cực hơn. <br />
Để trẻ bước vào cuộc sống muôn màu, muôn vẽ một cách nhanh nhẹn, <br />
biết ứng sử phù hợp với mọi tình huống trong cuộc sống. Điều đó sẽ giúp trẻ có <br />
được những kiến thức cơ bản, phong phú về các lĩnh vực liên quan đến cuộc <br />
sống hằng ngày, trẻ có thể phát hiện ra nhiều điều mới lạ và sử lý được các tình <br />
huống trong cuộc sống thực. Thông qua cuộc sống thực giúp trẻ có kiến thức, kĩ <br />
năng và hình thành những thói quen của bản thân. <br />
Để giáo dục tốt kĩ năng sống cho trẻ tôi thường xuyên nghiên cứu các tài <br />
liệu liên quan đến kĩ năng sống của trẻ để lập ra kế hoạch, chuẩn bị nội dung, <br />
lựa chọn phương pháp, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để tổ chức các hoạt <br />
động giáo dục phù hợp với trẻ. Luôn tạo mọi điều kiện để trẻ được gần gũi với <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
3<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
mọi vật xung quanh, điều này sẽ thu hút trẻ vào các hoạt động giúp trẻ nắm <br />
được các kĩ năng sống một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.<br />
VD: Tổ chức cho trẻ cùng tham gia các hoạt động lao động như: Thu gom <br />
rác, nhặt lá rụng ở sân trường, chăm sóc cây trong vườn trường...<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 56 <br />
tuổi lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi xã Quảng Điền huyện Krông Anatỉnh <br />
DakLak.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
* Về nội dung: Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ <br />
mầm non 56 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Họa Mi xã Quảng Điền huyện <br />
Krông Anatỉnh DakLak.<br />
* Đối tượng khảo sát: Học sinh 56 tuổi <br />
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2017<br />
5 .Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa <br />
các tài liệu có liên quan .<br />
Phương pháp quan sát mọi hoạt động của trẻ<br />
Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh<br />
Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.<br />
Phương pháp dùng thủ thuật trò chơi<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
<br />
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất <br />
nhân cách đáp ứng được những yêu cầu của xã hội.<br />
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn <br />
vinh các giá trị đích thực của mình thì các cháu sẽ có một nhân cách phát triển <br />
toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã <br />
hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
4<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi có <br />
các chỉ số, hướng dẫn cách đánh giá trẻ rõ ràng và cụ thể về việc dạy trẻ các kỹ <br />
năng và đánh giá kết quả trên trẻ rất thuận lợi, chính xác, từ đó biết trẻ nào đạt <br />
được và chưa đạt được để tiếp tục rèn trẻ vào các chủ đề tiếp theo.<br />
Căn cứ vào các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non (ban hành <br />
kèm theo thông tư số 17/2009/TT BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009) co m ́ ục <br />
tiêu giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Để thực hiện mục tiêu trên, <br />
nội dung quan trọng cần đưa vào giáo dục trẻ là dạy một số kỹ năng sống cho <br />
trẻ mầm non.<br />
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 56 tuổi tại <br />
trung tâm học tập cộng đồng, V200716, Viện khoa học giáo dục Việt Nam của <br />
tác giả “Lê Bích Ngọc”.<br />
Căn cứ vào tài liệu tự học bồi dưỡng thường xuyên Modun 39<br />
Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, <br />
thời đại của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và mục đích chung của <br />
giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ <br />
những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu <br />
phát triển tổng thể hài hòa của trẻ về tất cả các mặt thì giáo dục kĩ năng sống là <br />
điều kiện tiên quyết để phát triển nhân cách con người.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Kỹ năng sống là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là trong xã <br />
hội hiện nay, đó là một trong những kỹ năng nền tảng, giúp trẻ mẫu giáo hình <br />
thành và phát triển toàn diện nhân cách. Sẵn sàng cho trẻ bước vào lớp một. Tuy <br />
nhiên qua khảo sát thực tế thì kiến thức về kỹ năng sống của trẻ còn hạn chế.<br />
* Khảo sát đầu năm học tại lớp lá 4: <br />
Tổng số trẻ: 37 cháu<br />
<br />
STT Tiêu chí đánh giá Đạt chưa đạt Ghi <br />
chú<br />
Số trẻ Tỉ lệ Số Tỉ lệ<br />
trẻ<br />
<br />
Kỹ năng học tập 20/37 54% 17/37 46%<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
5<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
<br />
Kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã 21/37 56% 16/37 44%<br />
hội<br />
<br />
Kỹ năng hợp tác 19/37 51% 18/37 49%<br />
<br />
Kỹ năng tự tin 20/37 54% 17/37 46%<br />
<br />
Kỹ năng nhận thức bản thân 17/37 46% 20/37 54%<br />
<br />
* Phân tích, đánh giá các vần đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội giá trị sống để phát <br />
triển nhân cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân <br />
cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảmxã hội, ngôn ngữ, nhận thức, <br />
giúp trẻ sẵn sàng khi bước vào trường phổ thông sau này<br />
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nhằm giúp cá nhân trẻ ý thức được tốt hơn về <br />
bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công việc, ứng phó có hiệu quả với các <br />
yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày một cách tích cực, kĩ năng của trẻ <br />
được bổ sung và cũng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn. <br />
Giúp trẻ được an toàn , khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích <br />
ứng với thay đổi của điều kiện sống.<br />
Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với <br />
mọi người xung quanh.<br />
Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có <br />
khả năng giao tiếp tốt với mọi người.<br />
Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt <br />
động học tập ở lớp một như : sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn <br />
thành nhiệm vụ…<br />
Trẻ khoẻ mạnh và hào hứng , sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh <br />
hội nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt.<br />
Qua nghiên cứu tài liệu học tập BDTX trong modun MN 39 giáo dục kỹ <br />
năng sống cho trẻ mầm non và dựa trên tình hình thực tế của lớp lá 4 tôi thấy <br />
tâm sinh lý của đa số trẻ còn nhút nhát sống thụ động, nhận thức về bản thân còn <br />
kém, chưa biết hợp tác với bạn khác.<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
6<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Nhiều phụ huynh chưa nhận rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ cứ nuông chiều con một cách thái hoá. Chưa có nhận thức đúng đắn <br />
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chưa thực sự quan tâm và chú trọng <br />
đến kĩ năng sống của trẻ.<br />
Vì thế cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nhiều hơn để trẻ tự <br />
tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. <br />
Mặt khác là giáo viên đứng lớp tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo <br />
dục kĩ năng sống cho trẻ. Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi <br />
nghiên cứu, triễn khai một số biện pháp hữu ích để giáo dục kĩ năng sống cho <br />
trẻ. Qua quá trình thực hiện tôi luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn, <br />
không bắt buột, gò ép trẻ. Hơn nữa với tâm huyết và bằng tình yêu thương đối <br />
với trẻ tôi sẽ thực hiện chuyên sâu và có phương pháp giáo dục phù hợp để kĩ <br />
năng sống của trẻ sẽ có bước tiến bộ nhanh chóng.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp <br />
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách <br />
con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này sẽ nâng cao khả năng nhận <br />
thức, sự tích cực hoạt động của trẻ giúp trẻ sáng tạo hơn trong các hoạt động, <br />
hòa nhập vào thế giới xung quanh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Với tình hình như vậy, là giáo viên mầm non trăn trở với những thực trạng <br />
trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp thích hợp để từng trẻ lớp <br />
tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, <br />
nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, để trường học thực sự văn <br />
minh, thanh lịch.<br />
* Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống thông qua tích hợp trong tiết <br />
học<br />
Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành <br />
cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa.<br />
Ví dụ: <br />
Giờ học phát triển thể chất: Giúp trẻ có kĩ năng phối hợp với bạn, nhận <br />
ra khả năng của mình và biết định hướng trong không gian<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
7<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể <br />
khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau...<br />
Giờ học khám phá xã hội: Tập cho trẻ các kĩ năng sáng tạo, mạo hiểm, <br />
đương đầu với khó khăn, chấp nhận thử thách, tìm kiếm sự giúp đỡ, ham hiểu <br />
biết<br />
Khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp qua đề tài: Cây xanh và môi trường sống trẻ <br />
biết chia sẽ thông tin về các loại cây như: tên gọi, đặc điểm, nơi sống, lợi ích <br />
của cây… những việc mà trẻ thường làm khi chăm sóc cây. Kỹ năng sống trẻ <br />
học được nhiều điều như: Giao tiếp cởi mở với bạn, lắng nghe bạn nói và chờ <br />
đến lượt mình nói. Biết nói rõ ràng để bạn hiểu và chơi cùng bạn.<br />
Đối với giờ học tạo hình: Tập cho trẻ kĩ năng sáng tạo, ý thức về bản <br />
thân, yêu thương, thể hiện tình cảm của mình đối với sản phẩm.<br />
Ví dụ: “Vẽ một số loại hoa”<br />
Cô giáo dục trẻ biết yêu quí hoa ở mọi nơi, biết trồng hoa tạo môi trường <br />
xanh, sạch, đẹp, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giờ học tạo hình<br />
Đối với giờ học làm quen văn học: Tập cho trẻ kỹ năng nghe, trình bày <br />
năng lực của bản thân, sáng tạo, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái để tự tin khi phát <br />
biểu trả lời câu hỏi của cô<br />
Ví dụ: Qua bài thơ “Hoa kết trái” Cô đàm thoại cùng trẻ:<br />
Các con vừa đọc bài thơ gì? (Hoa kết trái)<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
8<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Bài thơ nói về gì? (Các loại hoa)<br />
Các loại hoa như thế nào?(Có các màu sắc và kích thước khác nhau)<br />
Khác nhau ra sao?<br />
Bài thơ nhắc chúng ta điều gì?(Đừng hái hoa), Vì sao?...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động học: làm quen văn học<br />
Cô giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người, biết đoàn <br />
kết giúp đỡ nhau…<br />
Đối với giờ học làm quen chữ cái: dạy trẻ phát âm đúng, nói rõ ràng, biết <br />
sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp.<br />
Giờ học giáo dục âm nhạc: Tập cho trẻ kĩ năng nghe, trình bày năng lực <br />
của bản thân, phối hợp làm việc theo nhóm…<br />
Dạy bài hát “ Rửa mặt như mèo”<br />
Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ như <br />
rửa mặt, rửa <br />
tay…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
9<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động rửa tay<br />
Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh <br />
thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn <br />
từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để <br />
trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là <br />
người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình từ đó phát triển <br />
những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.<br />
Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính <br />
thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ:<br />
* Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi <br />
Vui chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập, Hơn bất cứ hoạt động <br />
nào khác trong khi chơi trẻ thể hiện rất rõ ý thức làm chủ. Trẻ hoạt động hết <br />
mình, tích cực và độc lập. Trong hoạt động vui chơi người lớn không thể áp đặt <br />
hoặc chơi hộ trẻ mà chỉ có thể hướng dẫn gợi ý mà thôi. Tác dụng giáo dục kĩ <br />
năng sống đối với trẻ trong hoạt động vui chơi ở chổ là lồng ghép vào hoạt động <br />
vui chơi sao cho vừa thoả mãn nhu cầu hứng thú của trẻ mà lại đạt được những <br />
yêu cầu giáo dục.<br />
Trò chơi là phương pháp giáo dục kĩ năng sống đặc trưng cho trẻ. Nhưng <br />
trò chơi thường được sử dụng để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là trò <br />
chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi sắm vai, trò chơi xây dựng, Trò chơi <br />
đóng kịch, trò chơi học tập. Trẻ chơi các trò chơi để thực hành kĩ năng.<br />
Trong trò chơi, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các thành viên chơi với <br />
nhau. Trò chơi luôn phản ánh một mặt nào đó của xã hội người lớn ở xung <br />
quanh, mà hoạt động trong xã hội người lớn thì lại ít mang tính chất riêng lẽ, đơn <br />
độc và hoạt động của một người thường liên quan đến hoạt động của nhiều <br />
người khác, nghĩa là hoạt động của con người bao giờ cũng mang tính chất xã <br />
hội. Sự hợp tác giữa nhiều người trong một cộng đồng hay một nhóm này với <br />
một nhóm khác là một đặc trưng của xã hội loài người. Bởi vậy, để tiến hành <br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
10<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
một trò chơi mô phỏng lại đời sống xã hội, thì nhất thiết phải có nhiều trẻ em <br />
tham gia, cùng hoạt động với nhau, nghĩa là phải có bạn bè cùng chơi. Tính hợp <br />
tác là một nét phát triển mới, một nét tiêu biểu trong hoạt động vui chơi của trẻ. <br />
Từ đó các nhóm bạn bè được nảy sinh và “xã hội trẻ em” cũng đang được hình <br />
thành. Có thể nói là hình thức cơ bản để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Trong trò <br />
chơi nhiều mối quan hệ muôn màu muôn vẽ giữa trẻ với nhau được thiết lập <br />
một cách tự nhiên và kĩ năng sống của trẻ cũng được lớn lên từ nhóm bạn bè.<br />
Trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trãi nghiệm với nhiều trò <br />
chơi, nhiều vai chơi khác nhau phản ảnh trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến <br />
hành lồng kỹ năng sống vào vui chơi. Qua đó trẻ được giao tiếp với nhau bằng <br />
những lời nói nhỏ nhẹ, ân cần, lễ phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận <br />
bằng hai tay ...luôn được thể hiện .Tôi theo dõi lắng nghe để kịp thời uốn nắn <br />
trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành <br />
vi văn minh trong giao tiếp.<br />
Ví dụ: Qua trò chơi Bán hàng:<br />
Người bán hàng chào hỏi khách hàng: Cô, chú mua gì ạ?<br />
Người đi mua hàng trật tự khi mua, nói tên hàng cần mua: Bán tôi một bao<br />
gạo, bao nhiêu vậy cô?<br />
+ Trò chơi đóng vai Y tá – Bác sĩ:<br />
Bác sĩ biết hỏi thăm bệnh nhân ân cần, “Cháu đau chỗ nào? Cháu có mệt <br />
lắm không?....”<br />
Y tá phát thuốc dặn dò bệnh nhân uống thuốc.<br />
Bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn với bác sĩ, y tá.<br />
Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, <br />
chào hỏi mạnh <br />
dạn hơn đối với <br />
mọi người, <br />
tự tin mạnh <br />
dạn hơn trong <br />
mọi hoạt động.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
11<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động trò chơi vận động: Kéo co<br />
Qua trò chơi kéo co cô giáo dục trẻ phải biết đoàn kết với các bạn, phải <br />
biết nhường nhịn, không xô đẩy, chen lấn khi chơi…<br />
* Biện pháp 3. Xây dựng các biện pháp giáo dục phù hợp với từng <br />
loại kỹ năng <br />
Đối với kĩ năng học tập: Trẻ cần có ý thức trách nhiệm, kỹ năng thiết <br />
lập và thực hiện mục tiêu.<br />
Mặc dù những kiến thức mà trẻ học ở trường mầm non chỉ là sơ đẳng <br />
nhưng có vai trò rất quan trọng, là nền tảng vững chắc cho việc học văn hóa ở <br />
trường phổ thông sau này. Với trẻ ở lớp tôi, trong mỗi hoạt động tôi đều xác định <br />
cụ thể mục tiêu, hướng dẫn cụ thể nội dung, gợi ý cách thực hiện và cho trẻ trao <br />
đổi cách thực hiện với các cháu để trẻ tìm ra cách thực hiện của riêng mình, <br />
đồng thời tôi cũng khuyến khích và tuyên dương kịp thời sự sáng tạo của trẻ, <br />
giúp đỡ những trẻ thực hiện kém, động viên trẻ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm <br />
vụ được giao với tâm trạng thoải mái và hứng thú nhất.<br />
Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình vẽ vườn hoa (theo đề tài ). Tôi cho trẻ <br />
quan sát và nhận xét 1 số tranh vẽ một số loại hoa đã chuẩn bị trước để gợi ý <br />
cách vẽ cho trẻ. Trong quá trình trẻ thực hiện tôi bao quát để kịp thời tuyên <br />
dương những trẻ có sáng tạo như biết vẽ thêm các chi tiết trang trí cho bức tranh, <br />
đồng thời giúp đỡ những trẻ chưa biết cách thực hiện hoàn thành sản phẩm của <br />
mình.<br />
Kết quả là đa số trẻ lớp tôi đã có ý thức trách nhiệm, có kỹ năng thiết lập <br />
và thực hiện mục tiêu trong tất cả các hoạt động, nhất là trong các hoạt động <br />
học có chủ đích.<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
12<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Đối với kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội: Trẻ học cách ứng xử phù <br />
hợp với người xung quanh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm <br />
vụ, kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội, giao tiếp lịch sự và lễ phép, kỹ năng tự <br />
phục vụ.<br />
Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời : học cách <br />
làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng <br />
như của người khác, học cách tin vào mình và can đảm để khám phá thế giới <br />
rộng lớn xung quanh. Nếu trẻ không đạt được năng lực xã hội tối thiểu vào <br />
khoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp khó khăn trong suốt cuộc sống sau này<br />
Phát triển kỹ năng này là một nhiệm vụ phức tạp đối với trẻ. Yêu cầu trẻ <br />
biết ứng xử theo quy tắc xã hội, biết tạo các mối quan hệ cũng như tương tác <br />
với cảm giác thoải mái với những người khác đồng thời biết điều chỉnh hành vi <br />
phù hợp với hoàn cảnh. Để giáo dục tốt cho trẻ nội dung này tôi thực hiện như <br />
sau:<br />
Dạy trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình:<br />
Tôi làm cầu nối giúp trẻ biểu lộ cảm xúc của mình và biết lắng nghe ý <br />
kiến của người khác. Nếu trẻ bất hòa với bạn khác tôi thường chỉ cho trẻ thấy <br />
trẻ chưa đúng ở điểm nào, điểm nào cần khắc phục và điểm tốt nào cần phát <br />
huy. Cho trẻ thấy những mối bất hòa thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực <br />
như tức giận, sợ hãi, còn nếu chơi đoàn kết với bạn sẽ tạo nên những tình cảm <br />
tốt đẹp và tinh thần thoải mái, vui vẻ…<br />
Ví dụ: Có 2 trẻ đánh nhau, điều đầu tiên cần làm là hỏi hai trẻ lý do vì sao <br />
lại như vậy để từng trẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự việc đó. <br />
Sau đó giải thích cho trẻ hiểu bạn nào đúng, bạn nào chưa đúng. Giáo dục trẻ lần <br />
sau chơi đoàn kết với bạn hơn.<br />
Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Mỗi tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải <br />
sẽ có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm sống thông qua việc tìm cách <br />
giải quyết vấn đề đó. Cho nên với mỗi tình huống xảy ra hàng ngày tôi đều tận <br />
dụng cho trẻ quan sát và gợi ý để trẻ tìm ra cách giải quyết một cách nhanh <br />
chóng và hiệu quả nhất.<br />
Ví dụ: khi hai trẻ cùng tranh dành đồ chơi với nhau, tôi gợi ý để trẻ biết <br />
nhường nhịn và cùng chơi với nhau.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
13<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với trẻ khác: Nếu trẻ <br />
tương tác với nhau một cách phù hợp, qua đó trẻ sẽ học được các quy tắc ứng xử <br />
trong xã hội. Vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ <br />
trong lớp như tổ chức sinh nhật, biểu diễn văn nghệ tổng hợp cuối chủ đề, hoạt <br />
động góc…để các trẻ được làm việc theo nhóm với nhau. Trong quá trình hoạt <br />
động luôn khuyến khích trẻ giao tiếp thỏa thuận với bạn cùng chơi, biểu lộ <br />
mong muốn một cách thích hợp, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi. <br />
Giúp trẻ biết quan tâm và chia sẻ với người khác. Ví dụ: Trong lớp có một <br />
trẻ bị ốm không đến lớp được, tôi sẽ tổ chức cho trẻ cả lớp làm một tấm thiệp <br />
để gửi lời thăm hỏi và chúc bạn nhanh khỏe rồi gửi tới bạn bị ốm…<br />
Đối với kỹ năng hợp tác: Trẻ học cách tổ chức hoạt động, làm việc theo <br />
nhóm, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.<br />
Thảo luận về sự hợp tác: Trò chuyện với trẻ có sử dụng câu hỏi như <br />
“Con và bạn đã cùng nhau làm những việc gì? Trò chơi nào con thích hơn khi có <br />
bạn cùng chơi? Tại sao con phải hợp tác với bạn, một mình con có làm được <br />
việc này không? Điều gì con cảm thấy vui khi hợp tác?....Qua việc trò chuyện <br />
giúp trẻ hiểu hợp tác là có nhiều người cùng thực hiện một việc gì đó, cùng vui <br />
thích khi làm việc.<br />
Trò chơi “ đôi bạn”: Cho trẻ tìm thêm một bạn để ghép đôi với nhau. Các <br />
đôi ngồi quay mặt vào nhau, nắm lấy tay nhau, cùng ngồi xuống hoặc cùng đứng <br />
lên mà không buông tay nhau ra.<br />
Trò chơi “ Những chiếc tháp tập thể”: Yêu cầu trẻ ngồi xung quanh một <br />
cái bàn và đưa cho trẻ những khối đồ chơi có hình dáng và kích thước khác nhau. <br />
Nhiệm cụ của trẻ là xếp những khối đó thành một cái tháp càng cao càng tốt.<br />
Trưng bày các hình ảnh sưu tập: có nội dung mọi người cùng chơi, làm <br />
việc với nhau và cho trẻ thảo luận nội dung của các hình ảnh đó.<br />
Cho trẻ tập đóng kịch: theo nội dung các câu chuyện trong chương trình <br />
giáo dục mầm non: Đóng kịch “Chú dê đen”( có các cảnh dê trắng và dê đen gặp <br />
chó sói kết hợp với lời thoại của các nhân vật) …Đóng kịch theo bài thơ “ Ong và <br />
bướm”, theo truyện “đôi bạn tốt”… <br />
Đối với kỹ năng tự tin: Trẻ nhận biết , thể hiện cảm xúc, suy nghĩ cá <br />
nhân với mọi người<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
14<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự <br />
tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá <br />
nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác, trẻ tự tin làm theo ý <br />
tưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Kỹ năng <br />
sống này giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời <br />
có khả năng hòa nhập với cộng đồng.<br />
Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình: Từ đặc <br />
điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì <br />
không thể có sự tự tin. Do đó , tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khả <br />
năng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời.<br />
Ví dụ: khi trẻ xung phong lên hát trước cả lớp, tôi sẽ khen ngợi là trẻ rất <br />
giỏi, rất mạnh dạn…để lần sau trẻ muốn và không e ngại khi biểu diễn trước <br />
đám đông…..<br />
Nói cho trẻ biết “con có thể làm được” : Tôi dùng lời động viên trẻ một <br />
cách chân thành, không quá lời khen, nghĩ một đường nói một nẻo. Và trong mọi <br />
việc tôi luôn nói “ con có thể làm được” để dần củng cố niềm tin vào bản thân <br />
cho trẻ.<br />
Ví dụ: Trong giờ thể dục, có trẻ không chịu thực hiện, tôi không ép buộc <br />
trẻ phải thực hiện hoạt động đó ngay lập tức mà sẽ khuyến khích trẻ với lời <br />
động viên “con nhìn các bạn làm rất là dể, cô thấy con làm có thể giỏi hơn các <br />
bạn nữa đấy…”để trẻ tự tin thể hiện bản thân mình trước các bạn.<br />
Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ : Tài năng đặc biệt cũng có thể làm <br />
tăng thêm sự tự tin cho trẻ. Tôi căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồi <br />
đắp sở trường đặc biệt của trẻ.<br />
Ví dụ: trẻ có khả năng vẽ đẹp tôi sẽ tạo nhiều cơ hội ở lớp để trẻ được <br />
thể hiện sở trường của mình như vẽ trong các góc, trang trí lớp cùng cô... Đồng <br />
thời trao đổi với phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp vẽ ngoại khóa để nâng cao <br />
tài năng cho trẻ….<br />
Cho phép trẻ mắc sai lầm: Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm sẽ không <br />
thể trưởng thành. Cho nên, khi trẻ mắc sai lầm tôi luôn lưu tâm đến sai lầm đó <br />
để trao đổi thân thiện, cởi mở với trẻ giúp trẻ hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai <br />
lầm nhưng điều quan trọng nhất là biết sửa chữa và không bao giờ mắc phải sai <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
15<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
lầm đó nữa. Đồng thời không phê bình hay chê bai trẻ quá thẳng thắn sẽ làm trẻ <br />
mất hứng thú và tự ti về bản thân mình.<br />
Ví dụ: khi trẻ tranh giành đồ chơi với bạn, tôi sẽ hỏi trẻ xem vì sao lại như <br />
vậy, tôi bày ra các trò chơi với món đồ chơi đó để 2 trẻ cùng được chơi với nhau. <br />
Sau đó hỏi 2 trẻ xem chơi cùng nhau như vậy có vui hơn là tranh giành nhau <br />
không và giáo dục trẻ lần sau nên chơi đoàn kết với bạn bè ...<br />
Quy định hành vi : Đầu năm học tôi đề ra một số quy định phù hợp với lớp <br />
học nhằm đạt được mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, tạo thói quen nề nếp tốt cho <br />
trẻ. Yêu cầu trẻ trong lớp thực hiện theo các nội quy đó để tạo tính chủ động và <br />
làm việc có kế hoạch cho trẻ trong lớp<br />
Ví dụ: Đề ra các tiêu chuẩn bé ngoan phù hợp với lớp để trẻ đọc vào mỗi <br />
ngày trong giờ bình cờ<br />
Tổ chức một số hoạt động khác để phát triển sự tự tin của trẻ :<br />
Tôi có thể trò chuyện với trẻ với những câu hỏi như tự tin là gì? Khi con tự <br />
tin con cảm thấy như thế nào? Khi không tự tin con cảm thấy ra sao? Hoặc sử <br />
dụng những câu hỏi gắn với thực tế của trẻ như “ con hãy kể những việc con <br />
muốn tự làm, Con học cách làm này như thế nào? Hãy kể những việc con tự làm, <br />
Khi tự làm con cảm thấy như thế nào?”. Qua hoạt động trò chuyện đó giúp trẻ <br />
hiểu rằng khi trẻ tự tin là khi trẻ mạnh dạn nói , làm, thể hiện cảm xúc và suy <br />
nghĩ của mình với mọi người. Nếu trẻ tự tin ở mình thì kết quả hoạt động của <br />
trẻ sẽ đạt tốt hơn.<br />
Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm: để trẻ tự làm mọi việc cho bản thân <br />
mình càng nhiều càng tốt( Vd: tự lấy đồ dùng học tập, hoặc dạy trẻ cách nhờ <br />
một người bạn khác giúp đỡ mình một việc gì đó..)<br />
Đối với kỹ năng nhận thức bản thân: Trẻ học cách tự bảo vệ trước <br />
những tình huống nguy hiểm, nhận biết về giá trị bản thân.<br />
Học cách tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm là một vấn <br />
đề vô cùng quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Khi có được kỹ năng này trẻ sẽ cảm <br />
thấy tự tin trong mọi hoàn cảnh và những điều xấu sẽ khó xảy ra đối với trẻ.<br />
Nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun phích <br />
nước nóng...) khi được nhắc nhở.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
16<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Biết tránh nơi nguy hiểm (hồ, ao, bể chứa, nước, giếng, hố vôi...) khi <br />
được nhắc nhở.<br />
Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở (không cười <br />
đùa trong khi ăn uống, khi ăn các quả có hạt, tự lấy thuốc uống, leo trèo bàn ghế, <br />
nghịch các vật sắc nhọn, theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp).<br />
Ví dụ: Khi thấy người lạ trẻ có cảm giác không an toàn thì sẽ gọi người <br />
lớn<br />
Nhận biết về giá trị bản thân là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển <br />
quan niệm tích cực về bản thân. Trẻ nhận thức sự khác nhau giữa các trẻ, nhận <br />
thức mỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy <br />
nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là <br />
ai? Trẻ yêu gì? Điểm mạnh và sở thích của mình là gì để kết nối chúng vào <br />
những lĩnh vực liên quan và phát huy chúng một cách tối đa. Trẻ nhận ra điểm <br />
yếu của mình cũng giúp trẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt <br />
động từ đó tìm ra cách khắc phục khó khăn đó.<br />
Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua một số câu hỏi như: <br />
Con là ai? Con thấy mình có những tính tốt đẹp nào? Con thích gì và không thích <br />
gì? Con có mong muốn gì? Con sẽ làm gì để đạt được mong muốn đó? con có <br />
những điểm gì khác với bạn?.....<br />
Chấp nhận sự đa dạng của trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau: Tôi luôn <br />
tôn trọng cá tính của từng cá nhân trẻ trong lớp, đồng thời có biện pháp giáo dục <br />
để hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh của trẻ. Tôi nhận thấy rằng khi tôi <br />
tôn trọng tất cả các trẻ thì trẻ trong lớp sẽ noi gương theo cô, biết tôn trọng các <br />
bạn lớp mình.<br />
Đồng thời, bản thân tôi cũng luôn đối xử công bằng , yêu thương , tôn <br />
trọng trẻ <br />
Đặt yêu cầu cao cho các trẻ và khích lệ trẻ hoạt động để đạt mục tiêu đó : <br />
Tôi luôn đặt yêu cầu cao cho tất cả các trẻ trong lớp, Với sự hướng dẫn của tôi, <br />
từng trẻ đã có khả năng tham gia hầu hết các hoạt động . Trong bất kì hoạt động <br />
nào tôi cũng khuyến khích để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ chứ không <br />
ép buộc mọi trẻ phải tham gia. Tôi gợi ý để trẻ thử thách với chính mình. Thay vì <br />
cạnh tranh với trẻ khác, tôi khuyến khích trẻ cạnh tranh với chính mình.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
17<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Ví dụ: Nhảy xa sử dụng thước dây, vẽ tranh sẽ canh theo thời gian…mỗi <br />
lần sẽ có được những tiến bộ nhất định<br />
Giúp trẻ đạt được thành công nhất định trong lớp học: Thành công là một <br />
trong những yêu tố quan trọng tác động đến sự phát triển ý thức bản thân. Trẻ ở <br />
lứa tuổi này cần trải qua thành công( theo khả năng của trẻ) để trẻ có cảm giác <br />
tự tin rằng mình làm được những điều tốt. Thực tế, có một số trẻ sợ thất bại <br />
đến nỗi không dám thử một hoạt động nào đó, lúc này tôi sẽ giúp trẻ đạt được <br />
thành công trong việc đó từng bước một đồng thời khen ngợi khả năng đó để trẻ <br />
thêm tự tin vào mình. Trẻ sẽ tự hào về thành công của mình nếu cô giáo cho trẻ <br />
thấy rằng cô tự hào về trẻ.<br />
* Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp để giáo dục kĩ <br />
năng sống cho trẻ<br />
Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan <br />
trọng bởi qua môi trường giáo dục này sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia <br />
tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân.<br />
Khi trang trí, tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp học, là một <br />
giáo viên, tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề, đồng thời tận dụng <br />
tối đa môi trường không gian xung quanh lớp học, khai thác các thiết bị, đồ dùng <br />
sẵn có, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm. Việc sắp xếp, thay đổi chủ đề <br />
xung quanh lớp được tính toán để bảo đảm tận dụng các nguyên liệu, hiện vật <br />
của các chủ đề, bảo đảm tính liên kết, dẫn dắt để phát huy được kỹ năng sống <br />
của trẻ.<br />
Các mảng tường trống cũng được tận dụng để trang trí các hình ảnh về kĩ <br />
năng sống phù hợp với chủ đề bé học, từ đó trẻ có thể nhận biết được các hoạt <br />
động qua các mảng trang trí của cô. Ví dụ: Hình ảnh bé đang chào cô, bé rửa <br />
tay…<br />
Tôi trưng bày các sản phẩm bé làm được ở một mảng tường của lớp đó là <br />
một sự khích lệ với trẻ động viên để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động, <br />
tạo cho trẻ niềm vui và sự tự tin đối với bản thân <br />
Cửa sổ cũng là nơi có thể trang trí đưa thiên nhiên vào trong lớp học với <br />
các lọ cây xanh cô tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải. Để trẻ có thêm kỹ năng <br />
cảm nhận về thiên nhiên.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
18<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Tạo cho trẻ cảm nhận được “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường <br />
là một ngày vui”, làm cho trẻ thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà <br />
chung, điều đó sẽ có ý nghĩa giáo dục cho trẻ. Bởi vậy tôi đã “Trang trí kết hợp <br />
giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho <br />
trẻ lớp mình”.<br />
Như vậy việc xây dựng môi trường là điều để trẻ học tập một cách gần <br />
gũi thân thiện có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục. Và quan <br />
trọng hơn cả, thông qua việc trang trí lớp học giúp trẻ yêu thích đến trường vì nó <br />
đem lại cho trẻ nhiều điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong <br />
muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra và được làm chủ lớp học <br />
của mình.<br />
* Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống thông qua biện pháp làm <br />
gương. <br />
Ở trường cô giáo là người mẹ thứ hai đối với trẻ. Trẻ rất thích được cô <br />
yêu thương, gần gũi. Mọi hành động cử chỉ của cô trẻ rất lưu tâm và bắt chước <br />
theo. Vì vậy cô phải luôn luôn chuẩn mực trong mọi lĩnh vực: như cách giao tiếp <br />
với phụ huynh, với đồng nghiệp, với trẻ, hay tác phong của cô, hành động cử chỉ <br />
của cô …Tôi luôn ân cần, dịu dàng, thương yêu trẻ, luôn tạo mối thân thiện giữa <br />
cô và trẻ. Cô là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
19<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Ví dụ: Khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của <br />
người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình. Nhưng trong mối <br />
quan hệ <br />
giữa các cô <br />
giáo và giữa <br />
cô với trẻ, cô <br />
không nói <br />
cám ơn thì trẻ <br />
sẽ không <br />
hình thành <br />
ý thức của <br />
việc nên <br />
cám ơn người <br />
khác. Khi thấy trên sân trường có lá cây, cô giáo đi qua và bảo trẻ: Con hãy nhặt <br />
bỏ vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.Cũng tình huống trên: Cô <br />
nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: Con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng <br />
rác không? Giải thích cho trẻ hiểu: việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp <br />
cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu <br />
rằng: nhặt rác làm sạch sân trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động nhặt rác sân trường<br />
* Biện pháp 6: Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc mọi nơi<br />
Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận <br />
những gì mà cô giáo, người lớn, bạn bè đã làm. <br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
20<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
Giờ đón trẻ và trả trẻ: tôi ân cần và chuẩn mực trong cách xưng hô với <br />
bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cô và bố mẹ trẻ. <br />
Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan ...tôi đều quan tâm nhắc <br />
nhở trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng <br />
bạn, khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận <br />
bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ ...<br />
Giờ hoạt động chung: tôi luôn động viên để trẻ hoàn thành nhiệm vụ của <br />
mình một cách tốt nhất, giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin phát biểu trả lời câu hỏi <br />
của cô. Biết nhanh chóng thực hiện các công việc được giao, tạo ra được những <br />
sản phẩm đẹp đúng yêu cầu. Từ đó trẻ có được những kỹ năng học tập để tự tin <br />
bước vào trường phổ thông.<br />
Giờ ăn trưa: tôi cho trẻ rửa tay trước khi ăn, cho trẻ mời cô giáo mời bạn <br />
bè khi ăn. Dạy trẻ biết phụ giúp cô như: Kê bàn ăn, lấy chén muỗng, thu dọn bàn <br />
ghế sau khi ăn. Việc này được thực hiện hàng ngày của trẻ tại lớp.<br />
Cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể như: văn nghệ, đồng thời ôn lại <br />
truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết nhớ ơn những <br />
người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Thông qua đó trẻ có ý <br />
thức phấn đấu trong học tập, tự tin, mạnh dạn, giao tiếp lưu loát, biết hoà mình <br />
vào tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau, để sau này trở thành người có ích cho xã hội. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ tham gia tập erobic<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
21<br />
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Hoạ Mi<br />
* Biện pháp 7 : Làm tốt công tác tuyên truyền với gia đình trong việc <br />
giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ.<br />
Gia đình là một môi trường đặc biệt giúp cho sự phát triển của trẻ thơ <br />
được thuận lợi. Đó là môi trường an toàn, trẻ luôn được thương yêu ấp ủ nên tạo <br />
cho trẻ cảm giác t