SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
Trẻ em, thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ <br />
kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Việc giáo dục trẻ <br />
ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm <br />
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này. Sản phẩm của <br />
giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển <br />
đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.<br />
Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, <br />
nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, <br />
còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ <br />
em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết <br />
để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng <br />
phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp <br />
trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi <br />
người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng . Giáo <br />
dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong <br />
cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. <br />
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, <br />
toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về <br />
kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em <br />
hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động <br />
cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với <br />
xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi <br />
người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một <br />
cách tích cực. <br />
Vì vậy, trong mục tiêu Giáo dục Đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những <br />
cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, <br />
nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, <br />
nhường nhịn giúp mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
1<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ <br />
nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi. <br />
Chính vì thế, nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là việc giáo dục kỹ <br />
năng sống cho trẻ mầm non hiện nay đang là vấn đề bức thiết, là việc làm <br />
cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, <br />
đặc biệt là trẻ vùng đồng bào DTTS nơi tôi đang công tác. Do đó việc bồi <br />
dưỡng, chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho <br />
trẻ là rất cần thiết. Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số <br />
biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ <br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn <br />
diện cho trẻ ở trường mầm non và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học <br />
trường phổ thông và sự phát triển sau này của trẻ.<br />
<br />
Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kĩ <br />
năng sống cho trẻ để đạt được hiệu quả cao hơn.<br />
<br />
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên <br />
truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ cho toàn thể <br />
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục <br />
kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở trường mầm non Bình <br />
Minh xã Đray Sáp huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
* Về nội dung: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo <br />
dục kĩ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở trường mầm non <br />
Bình Minh xã Đray Sáp huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
2<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
* Đối tượng khảo sát: Giáo viên, học sinh trường mầm non Bình Minh <br />
xã Đray Sáp huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk.<br />
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Để thực hiện đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác <br />
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở trường mầm <br />
non Bình Minh” Tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu. <br />
Phương pháp thực hành.<br />
<br />
Phương pháp thống kê giáo dục.<br />
Phương pháp trực quan hình ảnh.<br />
<br />
Phương pháp điều tra, thu thập thông tin cá nhân <br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Kỹ năng sống là khả năng để có <br />
hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive) giúp các cá nhân có thể ứng <br />
xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày <br />
<br />
Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) Kỹ năng sống là cách tiếp <br />
cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới, cách tiếp cận này lưu ý đến <br />
sự cân bằng về tiếp thu kiến thức hình thành thái độ và kỹ năng.<br />
Những năm gần đây, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, <br />
những can thiệp dựa trên giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc thay đổi hành <br />
vi đạt hiệu quả cao hơn so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp thông <br />
tin, nâng cao nhận thức. Ở Việt Nam, những năm gần đây, việc giáo dục kỹ <br />
năng sống ngày càng được nhân rộng về nội dung chương trình và bước đầu <br />
đã có những kết quả đáng ghi nhận.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
3<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói <br />
quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. <br />
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ MN nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm <br />
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.<br />
Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã <br />
hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội <br />
nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả <br />
năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác <br />
nhau trong cuộc sống<br />
<br />
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đó là những hoạt động tích <br />
cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích <br />
giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc <br />
sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ <br />
làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học <br />
tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong <br />
các tình huống của cuộc sống. Theo một số nghiên cứu cho thấy, các kỹ <br />
năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian… Ví dụ như trẻ em vùng biển thì <br />
có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em <br />
thành phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em <br />
ngày xưa khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ… Tuy nhiên có thể thấy rất <br />
rõ ràng là kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn <br />
là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, <br />
sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết…các giá trị này được truyền lại <br />
nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự <br />
tiến bộ của xã hội.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
<br />
2.1 Ưu điểm: Trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND <br />
huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, chính quyền địa phương, quý Sơ <br />
dòng nữ vương Hòa Bình cùng các bậc cha mẹ học sinh.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
4<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Trường có 100% học sinh ăn ở bán trú, CSVC khang trang sạch đẹp.<br />
<br />
Tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong <br />
công tác cũng như trong đời sống. <br />
<br />
Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, có sự nhiệt <br />
tình chia sẻ, phối hợp với nhau và luôn quan tâm tới trẻ, thường xuyên dành <br />
thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
<br />
2.2 Hạn chế: Bên cạnh những mặt ưu điểm vẫn còn một số hạn chế <br />
tồn tại sau: 92.4% học sinh là con em đồng bào DTTS, con bệnh nhân phong <br />
nên việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống còn nhiều lúng túng đối với giáo <br />
viên và học sinh.<br />
Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để <br />
giáo viên nghiên cứu, tham khảo.<br />
Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ.<br />
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng tuyên truyền của giáo viên chưa <br />
đồng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông. Nội dung, công tác <br />
phối hợp còn sơ sài, đôi khi thiếu tín thực tế, không phù hợp và chưa được <br />
cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được sự <br />
quan tâm và đáp ứng thông tin của các bậc cha mẹ và cộng đồng.<br />
<br />
Đa số phụ huynh học sinh là người dân tộc thiểu số nên chưa hiểu và <br />
quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Đặc biệt là với <br />
tập tục xưng hô của người đồng bào thì bố mẹ, ông bà hay anh em đều xưng <br />
là mày, tao, nó…nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục trẻ. Bên <br />
cạnh đó, tại nơi tôi công tác đa số phụ huynh đi làm ăn xa, họ thường dẫn <br />
theo con em mình đi theo nên việc tuyên truyền vận động gặp nhiều khó khăn. <br />
Nhiều phụ huynh còn chưa gương mẫu trong các hành vi tại gia đình. Điều đó <br />
dẫn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên đối với trẻ tại <br />
trường gặp nhiều hạn chế. Phòng học, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết <br />
bị ở một số lớp còn thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học vì vậy <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
5<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
nên giáo viên gặp không ít khó khăn trong dạy học là điều không thể tránh <br />
khỏi.<br />
<br />
*Khảo sát đầu năm giáo viên:<br />
<br />
Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ<br />
<br />
+ Có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn <br />
02/08 25%<br />
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.<br />
<br />
+ Có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục <br />
03/08 37.5%<br />
kỹ năng sống cho trẻ.<br />
<br />
+ Có nhiều đồ dùng, đồ chơi, thơ ca, truyện <br />
03/08 37.5%<br />
kể có nội dung giáo dục kỹ năng sống. <br />
<br />
+ Có nhiều hình thức, các hoạt động để lồng <br />
ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phát 02/08 25%<br />
huy được tính tích cực của trẻ.<br />
<br />
*Kết quả khảo nghiệm học sinh toàn trường đầu năm 2017 – 2018<br />
<br />
Tỉ lệ đạt % Ghi <br />
Nội dung<br />
Tốt Khá TB chú<br />
<br />
Mạnh dạn tự tin 35% 23% 42%<br />
<br />
Kỹ năng trong giao tiếp 28% 20% 52%<br />
<br />
Kỹ năng thích khám phá học hỏi 32% 21% 47%<br />
<br />
Kỹ năng vệ sinh cá nhân và tự lập 24% 22% 54%<br />
<br />
Kỹ năng nhận thức 29% 10% 61%<br />
<br />
* Về phía phụ huynh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
6<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Tôi tiến hành khảo sát mức độ nhận thức của phụ huynh về tầm quan <br />
trọng của việc dạy kĩ năng sống cho trẻ tại 02 lớp là Lá và Mầm với tổng số <br />
64 phụ huynh. <br />
<br />
Phụ huynh (Tổng số : 64)<br />
<br />
Mức độ Số lượng %<br />
<br />
Rất quan trọng 08/64 12.5 %<br />
<br />
Quan trọng 16/64 25%<br />
<br />
Bình thường 31/64 48.4 % <br />
<br />
Không quan trọng 09/64 14.1 % <br />
<br />
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy giáo viên đã nắm được nội dung giáo dục <br />
kỹ năng sống cho trẻ song chưa đầy đủ. Giáo viên đang còn tập trung vào <br />
việc dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới, chưa coi trọng việc <br />
dạy trẻ kĩ năng sống cho học sinh nên việc tổ chức của giáo viên còn chung <br />
chung về nội dung cũng như các hình thức và phương pháp dạy trẻ. Nhiều <br />
giáo viên còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chủ yếu <br />
dạy trẻ theo chương trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục <br />
kĩ năng sống cho học sinh còn lúng túng hoặc nội dung giáo dục chưa cụ thể. <br />
Mới chỉ có 25 % giáo viên có những hiểu biết và nhận thức đúng đắn trong <br />
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 37,5 % giáo viên có kế hoạch thực hiện <br />
nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Việc lập kế hoạch giáo dục kĩ năng <br />
sống tích hợp theo chủ đề trong năm học chưa linh hoạt.<br />
<br />
Kĩ năng sống của học sinh còn nghèo nàn, đa số trẻ còn chưa biết cách <br />
ứng xử với các tình huống bất thường xảy ra cũng như chưa biết cách giao <br />
tiếp ứng xử có văn hóa với người thân và mọi người trong xã hội. Tỉ lệ trẻ <br />
mạnh dạn tự tin trong giao tiếp chỉ 35% trẻ làm tốt, các kỹ năng khác tỉ lệ còn <br />
rất thấp. <br />
Đa phần phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy <br />
kĩ năng sống cho con, 12.% phụ huynh cho rằng việc dạy kĩ năng sống cho <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
7<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
con là rất quan trọng, 25% là quan trọng, tỉ lệ chưa quan trọng là 48.4% và <br />
không quan trọng là 14,1%. Phụ huynh chưa thường xuyên phối hợp với giáo <br />
viên chủ nhiệm để cùng thống nhất giáo dục kĩ năng sống cho con về nội <br />
dung cũng như phương pháp. Một số phụ huynh chưa biết nội dung sẽ dạy gì <br />
và dạy như thế nào. Do vậy trong quá trình giáo dục đã thấy được nguyên <br />
nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau:<br />
<br />
2.3 Nguyên nhân chủ quan: <br />
<br />
Đội ngũ giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít nên <br />
còn nhiều bỡ ngỡ trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. <br />
<br />
Chưa biết cách lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống để vận dụng <br />
vào thực tế sao cho hiệu quả.<br />
<br />
Cách tổ chức còn áp đặt, nặng nề, mang tính hình thức. <br />
̣ ồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vao giang day ch<br />
Viêc l ̀ ̉ ̣ ưa linh <br />
hoạt, sáng tạo vừa làm vừa rút kinh nghiệm.<br />
<br />
2.4 Nguyên nhân khách quan<br />
<br />
Do năng lực, trình độ nhận thức, tuổi đời, của giáo viên trong nhà <br />
trường chưa đồng đều, giáo viên còn rập khuân, cứng nhắc trong việc thực <br />
hiện giảng dạy. <br />
Đa số giáo viên là người dân tộc thiểu số nên phần nào ảnh hưởng đến <br />
chất lượng giảng dạy. <br />
Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc kỹ năng sống trong <br />
nhà trường, trước hết là tài liệu cho giáo viên và cho học sinh.<br />
Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho cán bộ quản lý nhà trường: <br />
Phải tích cực tổ chức bồi dưỡng chuyên môn ngay và lâu dài để có đội ngũ <br />
giáo viên vững vàng về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
8<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực như: phát triển về thể chất, <br />
tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên <br />
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành ở trẻ em những chức <br />
năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng <br />
sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả <br />
năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học <br />
suốt đời.<br />
<br />
Giúp giáo viên làm tốt công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để đạt <br />
được hiệu quả cao hơn. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng <br />
tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ <br />
cho toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp <br />
vụ cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.<br />
<br />
Bản thân tôi nhận thấy việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà <br />
trường là việc làm thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng <br />
tuần của Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là vấn đề dạy kỹ năng sống <br />
cho trẻ trong trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa <br />
hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có <br />
thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần <br />
thiết cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành họp chuyên môn và <br />
nêu nhiệm vụ trọng tâm của trong năm học, trong đó nhấn mạnh đến việc <br />
đưa các kỹ năng dạy trẻ tập làm một số công việc tự phục vụ, chú ý yếu tố <br />
cá nhân của trẻ.<br />
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trước <br />
tiên giáo viên phải có nhận thức về những nội dung dạy trẻ. Để giúp giáo <br />
viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ <br />
thì cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm những nội dung <br />
cụ thể sau:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
9<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ <br />
kỹ năng sống. Cho giáo viên tham khảo một số giáo án hay, những kinh <br />
nghiệm dạy trẻ có nội dung về giáo dục kỹ năng sống của các giáo viên giỏi <br />
và trên các tạp chí.<br />
<br />
Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ <br />
còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ <br />
thế nào là dạy kỹ năng sống. Dạy kỹ năng sống là dạy cho trẻ những kỹ năng <br />
gì. Dạy kỹ năng sống cho trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất. Đặc biệt <br />
nhấn mạnh đến những kỹ năng: lao động tự phục vụ; hợp tác, chia sẻ; giao <br />
tiếp, lễ giáo; khám phá, học hỏi; mạnh dạn tự tin.<br />
+ Ky năng s<br />
̃ ống tự tin: Ngay từ khi đến lớp giáo viên nên khuyến khích <br />
động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp. Nghĩa là giúp trẻ <br />
cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với <br />
những người khác. Kỹ năng này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình <br />
huống ở mọi nơi, mọi lúc. Thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân trước <br />
tập thể như: Biết tự giới thiệu về bản thân, tham gia các chương trình văn <br />
nghệ, biểu diễn thời trang… Ví dụ: Trẻ tự tin đứng trước mọi người giới <br />
thiệu tên của mình và hát 1 bài hát yêu thích.<br />
+ Kỹ năng lao động tự phục vụ: Trẻ ở lứa tuổi MN còn rất vụng về, khi <br />
để trẻ tự xúc ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho <br />
trẻ ăn để tránh rơi vãi, hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy <br />
dép, cởi bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Nhưng giáo viên phải <br />
xác định rằng đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cần thìa xúc <br />
cơm ăn, lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục <br />
trong việc tự phục vụ cho mình trong ăn uống. VD: Tự đi giày dép, uống <br />
nước, tự lấy nệm, lấy gối cho mình (trẻ lớp mầm)…tự mặc quần áo, cùng <br />
với cô và các bạn kê dọn bàn ăn, tự đánh răng sau khi ăn, tự rửa mặt …(trẻ 4<br />
5 tuổi)<br />
+ Kỹ năng vệ sinh cá nhân: Giúp cho giáo viên dạy trẻ có thể tự súc <br />
miệng, đánh răng và rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
10<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
biết khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, <br />
giáo viên phải biết dạy trẻ thói quen tóc tai luôn gọn gàng, biết giúp người <br />
lớn dọn dẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.<br />
<br />
́ ợp tác: Khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác cần giúp trẻ hiểu <br />
+ Ky năng sông h<br />
̃<br />
có những công việc một mình sẽ không thể làm được. VD Trong giờ hoạt <br />
động góc trẻ hợp tác cùng bạn xây dựng ngôi nhà, khu vui chơi… Chính vì <br />
vậy phải có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm.<br />
<br />
̣ ̉<br />
+ Ky năng ham hoc hoi, kh<br />
̃ ả năng thấu hiểu: Đây la m<br />
̀ ột trong những kỹ <br />
năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần sử dụng <br />
nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. <br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư <br />
liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ <br />
có thể đoán trước được. VD: trong giờ Khám phá khoa học “ Một số con vật <br />
nuôi trong gia đình” trẻ được quan sát các con vật, từ đó tìm hiểu xem con vật <br />
đó lông của nó như thế nào hay vì sao con gà lại dùng chân bới xuống đất để <br />
làm gì….<br />
+ Ky năng giao ti<br />
̃ ếp: Trẻ cần biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý <br />
tưởng của mình cho người khác hiểu. Trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến <br />
thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá <br />
quan trọng đối với trẻ, nó có vị trí khá chính yếu so với tất cả các kỹ năng <br />
khác như: Đọc, viết...Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay <br />
một chính kiến nào đó, trẻ sẽ dễ dàng học và sẵn sàng tiếp nhận những suy <br />
nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.<br />
<br />
+ Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi : Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu <br />
được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ <br />
rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên giáo viên <br />
cần phải biết dạy trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn cảnh cụ thể. Ví <br />
dụ khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm <br />
ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối <br />
với bạn.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
11<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Bồi dưỡng về thực hành cho giáo viên: <br />
<br />
Muốn giáo viên dạy được trẻ các kỹ năng sống thì đòi hỏi thao tác của <br />
giáo viên phải chuẩn mực và có sự thống nhất, những kỹ năng này phải được <br />
các cô giáo hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn <br />
một kiểu thì sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Hướng dẫn <br />
cho giáo viên cách xây dựng các tiết học theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung <br />
giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động chung, nhất là cách tạo ra các tình <br />
huống để trẻ giải quyết.<br />
Chỉ đạo 100% các lớp có kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Ghi rõ những <br />
yêu cầu cần giáo dục trẻ trong năm và những biện pháp sẽ thực hiện như thế <br />
nào.<br />
<br />
Hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi về <br />
chuyên môn, về cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Từ <br />
đó tìm ra những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại.<br />
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ dạy và các hoạt động của giáo viên <br />
có lồng ghép nội dung này, từ đó đánh giá được đúng mức trình độ của từng <br />
giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng, góp ý. Với những giáo viên khá, giỏi cần <br />
hướng cho giáo viên cách tổ chức các tiết dạy và các hoạt động có lồng ghép <br />
nội dung giáo dục kỹ năng sống với nhiều hình thức sáng tạo, hấp dẫn. Cách <br />
làm đồ dùng, đồ chơi, sáng tác thơ ca, truyện kể có nội dung về giáo dục kỹ <br />
năng sống. Với những giáo viên mới và có chuyên môn trung bình, Ban giám <br />
hiệu đã tập trung bồi dưỡng về chuyên môn, tác phong sư phạm khi lên lớp, <br />
cách tổ chức các giờ dạy theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ <br />
năng sống cho trẻ sao cho phù hợp và có hiệu quả. Với việc tổ chức các hoạt <br />
động mẫu và dự giờ giáo viên thường xuyên, bổ sung góp ý cho giáo viên theo <br />
đúng khả năng, chất lượng của giáo viên trong trường đã được nâng lên một <br />
cách rõ rệt. Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng <br />
được thực hiện thường xuyên hơn ở trong tất cả các hoạt động.<br />
<br />
* Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên cách xây dựng môi trường có <br />
nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
12<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Việc xây dựng môi trường giáo dục rất quan trọng, góp phần thực hiện <br />
đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng <br />
kế hoạch chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp trang trí phòng học đẹp mắt, <br />
màu sắc nổi bật, tạo môi trường ấm áp thân thiện để trẻ hứng thú khi được <br />
đến trường, để Mỗi ngày đến trường của trẻ thật sự là một ngày vui. Trang <br />
trí sân trường các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu <br />
như: “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo là tấm <br />
gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo” bằng chính hình ảnh giáo viên và <br />
học sinh của trường, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ hiếu động, <br />
hung hăng, cá biệt để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện <br />
bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ.<br />
<br />
Trước mỗi lớp học có bảng tuyên truyền các bậc cha mẹ với tiêu đề <br />
“Những điều phụ huynh cần biết” trong đó gồm có các nội dung như: Danh <br />
sách trẻ, Kết quả theo dõi cân đo hàng tháng, định kỳ, kết quả khám sức khỏe, <br />
các nội dung tuyên truyền về dịch bệnh, về giáo dục kỷ năng sống theo chủ <br />
đề... Các nội dung được trang trí đẹp mắt và nổi bật gây được sự chú ý của <br />
các bậc phụ huynh khi đưa đón trẻ.<br />
<br />
Trong lớp, chỉ đạo giáo viên trang trí các góc mở cho trẻ được trải <br />
nghiệm và tham gia hoạt động. Ví dụ: Mảng tường trên lớp trang trí các hình <br />
ảnh làm nổi bật chủ đề, bên cạnh đó có mảng tường được cắt bằng các ô <br />
bóng kính cho trẻ tự ghép các hình ảnh vào... Góc địa phương, tôi cho giáo <br />
viên trang trí các dụng cụ đồ dùng của người đồng bào Ê đê như nhà sàn, dao, <br />
gùi, quần áo thổ cẩm...<br />
<br />
Để đánh giá thực sự về khả năng hiểu biết và thói quen kỹ năng sống <br />
của trẻ tôi đã phối hợp cùng với các giáo viên thường xuyên sưu tầm, phô tô <br />
các bức tranh có nội dung về giáo dục kỹ năng sống và thay đổi theo tháng. <br />
Các hình ảnh này bao gồm những hành vi đúng, hành vi sai, những hành vi nên <br />
làm và những hành vi không nên làm. Giáo viên phải yêu cầu trẻ suy nghĩ và <br />
tìm được những hình ảnh đúng, sai. Vào những giờ chơi giáo viên cùng trẻ <br />
xem tranh, đàm thoại về các hành vi trong tranh. Những hình ảnh đúng thì tô <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
13<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
màu, những hình ảnh sai thì gạch bỏ. Để trẻ thực sự có cơ hội phát triển tư <br />
duy thì giáo viên phải thường xuyên thay đổi các hình ảnh và đặc biệt các <br />
hình ảnh đó phải phong phú, phản ánh được các hoạt động diễn ra trong cuộc <br />
sống hàng ngày.<br />
VD: Chỉ đạo tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ vào cuối chủ đề của <br />
lớp, tổ chức giao lưu các lớp với nhau, tổ chức mừng sinh nhật một nhóm <br />
trẻ ... Qua đó trẻ rất hứng thú và thông qua các hoạt động đó nhằm giáo dục <br />
kỹ năng sống cho trẻ một cách rất nhẹ nhàng và có hiệu quả.<br />
Đối với các góc khác trong lớp, tôi đã cho giáo viên xây dựng dưới dạng <br />
mở để cho trẻ cùng khám phá, trải nghiệm và giúp cô trang trí.... <br />
<br />
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết <br />
học.<br />
<br />
Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành <br />
cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá là rất cần thiết. Trên tiết học trẻ <br />
vừa được cung cấp kiến thức vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
* Giờ học khám phá xã hội:<br />
Trẻ được lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh, từ đó hình <br />
thành cho trẻ những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ an toàn <br />
cho bản thân…<br />
Với chủ đề Nghề nghiệp giáo dục trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề , <br />
nghề nào cũng cao quý giúp ích cho xã hội thông qua giáo dục trẻ kĩ năng giao <br />
tiếp và kĩ năng chia sẻ. Liên hệ một số nghề gần gũi xung quanh trẻ có thể <br />
làm gì để và giúp đỡ các bác công nhân đỡ vất vả. Ví dụ: Trẻ và mọi người <br />
không vứt rác, không phóng uế bừa bãi để người công nhân quét dọn đường <br />
phố đường phố đỡ vất vả hơn.<br />
Trẻ biết chia sẻ thông tin về gia đình, kể về các thành viên trong gia <br />
đình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
14<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Với chủ đề “ Bản thân” giáo viên cho trẻ trải nghiệm với các giác quan <br />
của mình, những trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, tự giới <br />
thiệu về bản thân,sở thích…. Kỹ năng sống trẻ học được là: Giao tiếp cởi <br />
mở với bạn, lắng nghe bạn nói và chờ đến lượt bạn nói. Biết nói rõ ràng để <br />
bạn hiểu và chơi cùng bạn<br />
<br />
* Giờ học phát triển thể chất:<br />
Giáo viên tổ chức cho trẻ các vận động như : Bò qua chướng ngại vật, đi <br />
trên ghế thể dục , chuyền bóng, bật qua vật cản, Nhảy từ độ cao 45cm, ném <br />
trúng đích thẳng đứng, Bò díc dắc qua 7 điểm, đi nối gót, …qua đó rèn cho trẻ <br />
các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận động, <br />
biết bảo vệ sức khỏe, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khoẻ mạnh, trẻ <br />
biết trong khi tập phải xếp hàng theo thứ tự không chen lấn xô đẩu nhau. Trẻ <br />
biết tự lấy đồ dùng, dụng cụ thể dục của mình. Biết hợp tác với bạn để chơi <br />
trò chơi. <br />
* Giờ học tạo hình:<br />
Đề tài “ Vẽ một số phương tiện giao thông”. Giáo dục trẻ không vứt rác <br />
xuống lòng đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện giao thông, không <br />
chơi dưới lòng đường và đường sắt, kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi đi trên <br />
các phương tiện giao thông và cách ứng xử có văn hóa khi đi trên các phương <br />
tiện giao thông, kĩ năng thực hiện các luật giao thông bắt buộc, kĩ năng tự <br />
phục vụ như biết giúp cô phát màu, giấy vẽ, cất dọn đò dùng…<br />
<br />
* Giờ làm quen văn học:<br />
Hướng dẫn giáo viện lựa chon những bài thơ câu chuyện có mang tính <br />
giáo dục kỹ năng sống như : Tích Chu, Ba cô gái , Bác Gấu đen và 2 chú Thỏ, <br />
Nhổ củ cải…<br />
<br />
VD: Giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác thông qua câu chuyện “ Nhổ củ cải” <br />
Một mình ông lão thì không thể nhổ được củ cải khổng lồ mà phải cần sự <br />
hợp tác của các thành viên trong gia đình thì mới nhổ được.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
15<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Với tiết kể chuyện “ Hai anh em”, tiết đóng kịch “Cây tre trăm đốt”, giáo <br />
viên kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời, cho trẻ nhập vào <br />
vai các nhân vật trong câu truyện. giáo dục trẻ làm việc theo nhóm, không <br />
tham lam ích kỷ, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác với <br />
bạn bè, với những người xung quanh.<br />
<br />
* Giờ giáo dục âm nhạc:<br />
Trong tiết vận động múa minh họa cho bài hát “Cô giáo miền xuôi ”<br />
<br />
+ Trẻ nói: Cô ơi con không biết múa.<br />
+ Cô: Thế con có yêu quý các cô giáo của mình không nào? À con yêu <br />
quý cô giáo của mình, vậy cô con mình cùng nhau múa nhé. Từ những lời <br />
động viên khích lệ đó trẻ sẽ có hứng thú và tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong <br />
hoạt động để từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, chủ động, tự tin trong những giờ hoạt <br />
động khác…<br />
<br />
Thông qua bài hát : “ Rửa mặt như mèo” giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh <br />
thân thể sạch sẽ.<br />
<br />
Ngoài ra các lớp còn tổ chức giờ học biểu diễn văn nghệ tại lớp để giúp <br />
trẻ tự tin hơn khi đứng trước đám đông.<br />
<br />
* Thông qua hoạt động “ Làm quen với toán” đề tài “ Sắp xếp theo quy <br />
tắc” giáo viên sử dụng trò chơi gắn các dụng cụ của nghề sắp xếp theo quy <br />
tắc, đội nào gắn đúng nhanh đội đó sẽ chiến thắng. Như vậy buộc trẻ phải <br />
thảo luận với nhau, hợp tác mới hoàn thành bài tập và trong giờ học nào giáo <br />
viên cũng sưu tầm những đồ dùng sáng tạo. <br />
Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về <br />
tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình <br />
ảnh, từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được <br />
đưa vào để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên <br />
đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình <br />
từ đó phát triển những ứng xử tích cực và tự tin trong cuộc sống.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
16<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho <br />
trẻ thông qua các hoạt động trong ngày <br />
<br />
* Thông qua giờ đón và trả trẻ : Giúp cho giáo viên nhận thấy rằng việc <br />
dậy kỹ năng chủ yếu ở hoạt động này là kỹ năng tự phục vụ: Cất giầy dép, <br />
ba lô…., ngoài ra còn dạy trẻ kỹ năng giáo dục lễ giáo như: biết chào hỏi, <br />
biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơi, không nói leo khi người khác nói, không <br />
tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác…<br />
<br />
* Thông qua hoạt động ngoài trời : Một trong những kỹ năng đầu tiên <br />
mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa <br />
là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan <br />
hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin <br />
trong mọi tình huống ở mọi nơi. <br />
<br />
Ví dụ: Cô tổ chức cho 2 đội chơi trò chơi “Kéo co” ở trò chơi này cháu <br />
thực hiện đúng luật chơi. Mỗi đội luôn tự tin mình sẽ chiến thắng và tìm mọi <br />
cách động viên khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chí vươn lên.<br />
<br />
Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, giáo viên vừa quan sát <br />
trẻ chơi vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, <br />
́ ́ ̀ ̀ ượt đê tr<br />
cach năm thanh câu tr ̉ ượt cho an toan, cách c<br />
̀ ầm dây thừng khi đi cà <br />
kheo, khi có bạn đang đi cà kheo thì không được đứng phía trước bạn vì sẽ <br />
gây nguy hiểm cho bạn, hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượt mình chơi, <br />
tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn.<br />
<br />
Chỉ đạo giáo viên sưu tầm các trò chơi vận động, dân gian sau đó phân <br />
loại các trò chơi theo tác dụng của chúng đối với việc giáo dục kỹ năng sống <br />
cho trẻ. <br />
Rèn kĩ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi <br />
này. Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác <br />
giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp <br />
năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó <br />
chính là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
17<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết <br />
cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.<br />
Trò chơi: “Bắt cá trong chum”. Cách chơi: Mỗi đôi có 2 tr<br />
̣ ẻ. Tre trong<br />
̉ <br />
̣ ̣ ̣ ủa đội mình, tay kia khoăng trong chum phôi<br />
đôi môt tay quang qua vai ban c<br />
̀ ́ ́ <br />
hợp vơi nhau đê cung băt đ<br />
́ ̉ ̀ ́ ược ca. Trong môt khoang th<br />
́ ̣ ̉ ơi gian nhât đinh, đôi<br />
̀ ́ ̣ ̣ <br />
̀ ́ ược nhiêu ca nhât đôi đo gianh chiên thăng. <br />
nao băt đ ̀ ́ ́ ̣ ́ ̀ ́ ́ <br />
Ky năng s<br />
̃ ống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần <br />
chú tâm là phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được <br />
mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai <br />
sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào <br />
việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu <br />
thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả <br />
năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách <br />
thức mới, mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời <br />
để trẻ gần gũi hơn với mọi người.<br />
<br />
̀ ơi: “Gánh hoa qua cầu”<br />
– Tro ch<br />
<br />
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang. Lần lượt từng trẻ gánh <br />
quang gánh có đựng hoa đi qua ghế thể dục. Ai ngã khỏi cầu, làm rơi hoa phải <br />
ra ngoài một lần chơi.<br />
<br />
Trẻ đứng ở 2 hàng cổ vũ cho bạn và đọc đồng dao.<br />
* Thông qua hoạt động góc :Trẻ mầm non bằng chơi – bằng trải <br />
nghiệm. Các góc chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, đáp ứng nhu <br />
cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo <br />
dục kĩ năng sống nên giáo viên lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống thông qua <br />
nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân vai . Ví dụ : Trò chơi bác <br />
sĩ : qua trò chơi này cô giáo dạy trẻ biết cảm thông chia sẻ với người ốm, <br />
với người thiệt thòi …<br />
<br />
* Thông qua hoạt động lao động vệ sinh : Giáo dục trẻ đi đại tiện, tiểu <br />
tiện đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
18<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
để ngăn nắp … Điều này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận thức được khả <br />
năng của mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các <br />
bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường và trường mầm non sạch, đẹp. Trẻ <br />
biết phân loại rác, sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, tiết kiệm điện, <br />
nước trong sinh hoạt ở lớp và ở nhà dùng chậu, cốc lấy nước không để vòi <br />
nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt. . . Biết cùng cô làm đồ dùng, đồ <br />
chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, biết giữ gìn quần áo, tay chân sạch sẽ, <br />
trẻ tham gia quyết dọn sân trường.<br />
*Phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui <br />
tươi, lành mạnh trong nhà trường.<br />
Trong năm học nhà trường phối hợp với các đoàn thể xây dựng kế <br />
hoạch và chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động một cách thiết thực, khuyến <br />
khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ như: tổ chức các hoạt động văn <br />
nghệ, thể thao nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. <br />
Ví dụ: Bé vui chơi ngày hội trăng rằm, múa hát nhân ngày NGVN 20/11, <br />
ngày QTPN 8/3 hay tổ chức hội thi trẻ mầm non hát dân ca...vv. <br />
Ngoài ra còn tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải <br />
trí tích cực như: trò chơi ô ăn quan, chồng nụ chồng hoa, chơi bật qua <br />
vòng...Tổ chức các buổi lao động phù hợp với lứa tuổi của trẻ như: Lao động <br />
dọn vệ sinh cùng cô, nhổ cỏ trong vườn hoa... <br />
Phát động phong trào “Bé cùng cô làm đồ dùng dạy học, đô ch<br />
̀ ơi dân <br />
gian bằng nguyên vật liệu phế thải”. Tổ chức hội thi sáng tác bai hat, điêu<br />
̀ ́ ̣ <br />
́ ơ ca, hò vè lứa tuổi mầm non. Tổ chức hội thi “ Bé tài năng” nhằm tìm <br />
mua, th<br />
ra các “tài năng nhí” để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời. <br />
<br />
*Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh trong <br />
việc giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ.<br />
<br />
Việc làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh góp phần đáng kể <br />
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của biện <br />
pháp này, ngoài các giờ học, giờ chơi trên lớp ra tôi chỉ đạo giáo viên phải <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam <br />
19<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh<br />
<br />
<br />
thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để kịp thời nắm bắt tình hình <br />
̉ ẻ ở nhà, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc <br />
cua tr<br />
và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. <br />
Tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp <br />
trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc <br />
sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi <br />
trẻ nhất vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn <br />
giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau <br />
đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những <br />
người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt <br />
như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người <br />
khác.<br />
VD: Cha hãy mẹ cho phép trẻ vui chơi bày biện đồ chơi theo theo ý thích <br />
của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ <br />
tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng <br />
tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ.<br />
Đầu năm học chỉ đạo các lớp họp phụ huynh học sinh. Nêu rõ yêu cầu và <br />
mục đích của nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong năm học. Phân <br />
tích để cha mẹ hiểu rõ việc nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, <br />
tham gia các buổi họp của nhà trường và đã giúp phụ huynh hiểu rằng trẻ <br />
học là phải học cả đời. Mọi thành viên trong gia đinh c<br />
̀ ần chú ý đến việc dạy <br />
trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rât cân thiêt. Đ<br />
́ ̀ ́ ể trẻ có được những <br />
kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo <br />
léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn ph