Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
Biển và hải đảo có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh <br />
tế xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, trong điều kiện <br />
nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, không gian <br />
kinh tế truyền thống trở nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng ra biển để <br />
tìm kiếm, khai thác các nguồn tài nguyên, bảo đảm các nhu cầu về nguyên, <br />
nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm... Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn <br />
lực kinh tế to lớn và không gian sinh tồn mới; đồng thời có ý nghĩa quan trọng <br />
về an ninh, quốc phòng. <br />
<br />
Việt Nam là quốc gia ven biển, vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 <br />
triệu km2 thuộc vùng Biển Đông. Biển Đông là một vùng biển giàu tiềm năng <br />
nên đã thu hút sự quan tâm của các nước trong khu vực, nhiều cuộc tranh chấp <br />
đã xảy ra ở vùng biển này từ sau thế chiến thứ hai vì các lợi ích khác nhau như <br />
ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm soát vị trí chiến <br />
lược nhất là vấn đề chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.<br />
<br />
Vấn đề chủ quyền Biển Đông luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng. Đặc biệt <br />
là khi Trung Quốc cố áp đặt tham vọng chủ quyền của mình ở khu vực này <br />
bằng cách đưa ra yêu sách về ‘‘Đường chín đoạn’’ của Trung Quốc trên Biển <br />
Đông bao gồm toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam thì vấn <br />
đề Biển Đông càng trở nên nóng bỏng và thu hút sự chú ý của các nước trong <br />
khu vực.<br />
<br />
Việc bảo vệ chủ quyền trên biển không những bảo vệ quyền lợi kinh tế <br />
mà còn có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng. Bảo vệ chủ quyền toàn <br />
vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của tất cả mọi người dân Việt Nam, trong đó quan <br />
trọng nhất là vai trò của thế hệ trẻ tiếp nối cha anh gìn giữ đất nước. Vì thế, <br />
việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc phải được song hành <br />
<br />
1<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
cùng với việc truyền thụ kiến thức cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà <br />
trường. Thông qua các tiết học, giáo viên tích hợp nội dung giáo dục tình yêu Tổ <br />
quốc, tình yêu dân tộc cho học sinh nhất là vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo <br />
vì đây là vấn đề mà chúng ta cần có hướng giải quyết nhằm đảm bảo chủ <br />
quyền lãnh thổ và hòa bình ổn định khu vực.<br />
<br />
Thực tế hiện nay, những hiểu biết của học sinh về vấn đề chủ quyền biển <br />
đảo còn rất hạn chế, các em chưa nắm rõ về tình hình Biển Đông và các tranh <br />
chấp chủ quyền trên vùng Biển Đông. Vì thế, việc lồng ghép giáo dục ý thức <br />
bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học phần địa lí Việt Nam là phù hợp và <br />
cần thiết. Trước đây, khi dạy học phần địa lí Việt Nam, giáo viên đã lồng ghép <br />
giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia nhưng còn nhiều hạn chế, hiệu quả <br />
chưa cao. Vì thế tôi tiến hành nghiên cứu để tìm ra một vài phương pháp lồng <br />
ghép có hiệu quả vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học phần địa lí <br />
Việt Nam, giúp cho học sinh hiểu sâu rộng và có cái nhìn tổng thể về vấn này. <br />
Đồng thời thôi thúc các em có ý thức học tập và rèn luyện để sau này góp sức <br />
xây dựng và bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
Mục tiêu: Dựa trên cơ sở các kiến thức về địa lí Việt Nam, giáo viên lựa <br />
chọn và tích hợp vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo vào bài học. Giúp các em <br />
hiểu được những vấn đề của Biển Đông hiện nay đó là sự tranh chấp về chủ <br />
quyền, về nguồn lợi kinh tế và vai trò chiến lược của hai quần đảo Trường Sa <br />
và Hoàng Sa trong việc gìn giữ an ninh biên giới quốc gia.<br />
<br />
Nhiệm vụ: Nghiên cứu này dựa trên cơ sở thực tiễn của quá trình dạy <br />
học. Phân tích kiến thức địa lí Việt Nam ở chương trình địa lí trung học cơ sở , <br />
giáo viên lựa chọn nội dung tích hợp sao cho phù hợp, đúng vị trí, đúng trọng tâm <br />
và làm nổi bật được vấn đề. Khi nghiên cứu thành công sẽ áp dụng vào thực tế <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
giảng dạy nhằm bồi đắp cho học sinh tình yêu Tổ quốc, yêu dân tộc, và biết ơn <br />
những người chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo xa. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Kiến thức môn Địa lí lớp 8,9 ở trường trung học cơ sở về những vấn đề <br />
chủ quyền biển đảo Việt Nam.<br />
<br />
Phương pháp tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ chủ quyền <br />
biển – đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường THCS.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
Nghiên cứu trong quá trình dạy học và giáo dục thông qua chương trình <br />
Địa lí lớp 8,9<br />
<br />
Học sinh khối 8,9 trường THCS Dur Kmăn năm học 20152016, 2016<br />
2017, 20172018<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
<br />
3<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
* Cơ sở thực tiễn:<br />
<br />
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3260 km, hàng <br />
nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa. <br />
Theo Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 thì Việt Nam có vùng đặc quyền <br />
kinh tế rộng 200 hải lí, mở rộng về phía đông tính từ đường cơ sở. <br />
<br />
Trong một số tài liệu quý về chủ quyền biển đảo Việt Nam còn lưu giữ <br />
cũng đã khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển Đông nhất là chủ <br />
quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.<br />
<br />
Bản đồ cổ của Việt <br />
Nam( Nguồn Internet): Tấm <br />
bản đồ này khẳng định hai <br />
quần đảo Hoàng Sa và Trường <br />
Sa thuộc chủ quyền của Việt <br />
Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hiện nay, Trung Quốc đang có nhiều hành động nhằm xâm chiếm vùng <br />
biển chủ quyền của nước ta. Bảo vệ chủ quyền Biển Đông là trách nhiệm của <br />
toàn Đảng và toàn dân ta, cần tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân <br />
ý thức về chủ quyền biển đảo nhất là các thế hệ học sinh sinh viên. Vì thế <br />
cần lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào trong chương <br />
trình dạy học.<br />
<br />
* Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo :<br />
<br />
Căn cứ quyết định số 373/QĐ TTG (ngày 23/03/2010) của Thủ tướng <br />
chính phủ: Quyết định phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về <br />
quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.<br />
<br />
4<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
Căn cứ công văn số 45/STTTTBCXB (ngày 13/2/2014 )của Sở thông tin <br />
và truyền thông Đăk Lăk về việc thực hiện công tác tuyên truyền về Trường Sa, <br />
Hoàng Sa<br />
<br />
Căn cứ công văn số 152/PGD & ĐT HĐNGLL (ngày 03/03/ 2014) của <br />
PGD&ĐT huyện Krông Ana về việc thực hiện tuyên truyền về Trường Sa, <br />
Hoàng Sa.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
Lồng ghép vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo vào chương trình học cho <br />
học sinh THCS là hết sức cần thiết và là nhiệm vụ của người giáo viên. Trong <br />
những năm gần đây, nội dung sách giáo khoa và chương trình dạy học được biên <br />
soạn theo hình thức mở và có nhiều phần được giảm tải. Đồng thời có những <br />
công văn hướng dẫn về việc tích hợp, lồng nghép giáo dục đạo đức cho học <br />
sinh vào các môn học nên đã có nhiều nội dung được lựa chọn tích hợp trong đó <br />
có vấn đề biển đảo. Việc tích hợp được áp dụng ở nhiều môn học như Ngữ <br />
văn, Lịch sử, Địa lí …<br />
<br />
Trước khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên Địa <br />
lí khác nhận thấy có những điểm còn hạn chế như: Học sinh chưa nhận thức <br />
được tầm quan trọng của biển đảo và các vấn đề cần quan tâm hiện nay về chủ <br />
quyền biển đảo một cách chính xác, đầy đủ. Biển có tầm quan trọng rất lớn, <br />
lịch sử đã chứng minh, biểnđảo luôn là vấn đề quan trọng tối mật của mỗi <br />
quốc gia. Vì nó không chỉ tiềm tàng lợi ích kinh tế khổng lồ, mà còn là “hàng <br />
rào” hữu hiệu nhất để bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại bang tấn công từ <br />
đường biển. Thời đại nào cũng thế, dân tộc nào cũng vậy, bảo vệ biển đảo luôn <br />
được đặt ra hàng đầu trong chiến lược phát triển xây dựng đất nước phồn thịnh. <br />
Tuy nhiên, vùng biển của chúng ta không một ngày bình yên. Với dã tâm xâm <br />
lược vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc đã nhiều lần nổ súng tấn công lên <br />
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Từ năm 1956, Trung Quốc <br />
ấp ủ ý tưởng thiết lập sự thống trị hoàn toàn của mình ở Biển Đông. Sau trận <br />
5<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
Hải chiến Hoàng Sa ( tháng 1 năm 1974 ) Trung Quốc đã chiếm gần hết số đảo <br />
trong quần đảo Hoàng Sa và chiếm đóng một phần của Trường Sa từ sau <br />
ngày14 tháng 3 năm 1988 sau khi bắn chìm 3 tàu, làm chết 74 chiến sĩ của Hải <br />
quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa 1988. Từ năm 2011 đến nay, <br />
Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về ”Đường lưỡi bò” trên biển Đông và có nhiều <br />
hành động phá hoại hoạt động triển kinh tế và thăm dò tài nguyên trong vùng <br />
biển Đông của Việt Nam. Nhưng nội dung và chương trình dạy học hiện nay <br />
chưa đáp ứng được yêu cầu trên. Trong sách giáo khoa chỉ cung cấp cho học sinh <br />
thông tin về tự nhiên, kinh tế của vùng biển đảo. Vì thế việc tích hợp lồng ghép <br />
giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển –đảo vào chương trình dạy học địa lí <br />
Việt Nam là hết sức cần thiết .<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Thông tin về chủ quyền biển đảo rất nhiều, vì thế cần tìm ra nội dung để <br />
tích hợp, lồng ghép chính xác về thông tin, phù hợp với kiến thức bộ môn. Xác <br />
định đúng vị trí, lựa chọn nội dung và cách thức lồng ghép thích hợp, vừa sức <br />
với học sinh. Qua việc tích hợp giáo dục này nhằm mang đến cho học sinh <br />
những hiểu biết sâu rộng về biển – đảo, có tình yêu sâu sắc đối với biển, có <br />
thái độ trân trọng và biết ơn những chiến sĩ đảo xa đang ngày đêm canh giữ <br />
vùng biển của Tổ quốc.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
b.1 Thông tin về chủ quyền biển đảo<br />
<br />
Để thực hiện tích hợp lồng ghép giáo dục một cách chính xác, hiệu quả và <br />
thuận lợi, trước hết giáo viên cần nắm được những thông tin cơ bản về chủ <br />
quyền biển đảo, cụ thể: <br />
<br />
Về kinh tế: Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3260 <br />
km, hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ, vùng đặc quyền <br />
6<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
kinh tế và thềm lục địa rộng lớn. Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú <br />
và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép chúng ta phát triển <br />
nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng và chế biến <br />
thủy hải sản; cảng biển, vận tải biển, sửa chữa và đóng tàu; khai thác tài <br />
nguyên khoáng sản; du lịch; thông tin liên lạc… Trong nhiều năm qua, các nguồn <br />
lợi từ biển mang lại đã đóng góp to lớn vào quá trình phát triển đất nước. <br />
<br />
Về an ninh quốc phòng: Các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa <br />
các quốc gia trong khu vực diễn ra từ sau thế chiến 2. <br />
<br />
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và <br />
vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các <br />
rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp <br />
chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là <br />
nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài <br />
Loan, Việt Nam, Philippines , Malaysia và Brunei. <br />
<br />
Tháng 4 năm 1956, Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại <br />
quản lý quần đảo Hoàng Sa. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn đã <br />
bị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) bí mật chiếm trước khi quân đội <br />
Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân. Việt Nam Cộng hòa đã đảm nhiệm việc quản <br />
lý hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng trách nhiệm <br />
mà Hiệp định Genever năm 1954 quy định. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm <br />
quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa từ ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi <br />
quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo <br />
phía tây trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Năm 1988, Trung Quốc đã <br />
chiếm bãi đá ngầm. Năm 1995, Trung Quốc chiếm đá ngầm Vành Khăn đang do <br />
Philippines kiểm soát.<br />
<br />
Năm 2011, căng thẳng dâng lên khi các tranh chấp giữa Trung Quốc với <br />
Việt Nam và Philippines nổ ra. Ngày 26 tháng 5 năm 2011, 3 tàu hải giám <br />
của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở <br />
7<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt <br />
Nam đang hoạt động tại vùng biển miền Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của <br />
tỉnh Phú Yên 120 hải lý. Tiếp đó là sự kiện một tàu thăm dò dầu khí khác <br />
của Việt Nam thuê vừa bị tàu Trung Quốc phá hoại thiết bị vào ngày 9 tháng <br />
6. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ <br />
quyền của Việt Nam, yêu cầu nước này "chấm dứt ngay, không tái diễn" những <br />
hành động đó, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Hành động của Trung Quốc <br />
vi phạm Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần <br />
và lời văn của tuyền bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của <br />
các bên trên Biển Đông, cũng như "nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai <br />
nước". <br />
<br />
Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải <br />
dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa( Trong vùng đặc <br />
quyền kinh tế của nước ta). Hành động này của Trung Quốc đã gặp phải sự <br />
phản đối từ phía Nhà nước và nhân dân Việt Nam cũng như công luận quốc tế. <br />
Ngày 15 tháng 7 năm 2014 Trung Quốc buộc phải di dời dàn khoan 981 ra khỏi <br />
vùng biển Việt Nam.<br />
<br />
Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông họp tại <br />
La Hay đã ban hành phán quyết bác bỏ yêu sách “Đường lưỡi bò ” của Trung <br />
Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, phía Trung Quốc không thừa nhận phán quyết <br />
này và tiếp tục có những hành động nhằm bành chướng vùng Biển Đông.<br />
<br />
b.2: Vị trí và cách thức lồng ghép kiến thức<br />
<br />
b.2.1) Địa chỉ lồng ghép: <br />
<br />
Khối Bài Vị trí tích hợp, lồng ghép.<br />
<br />
8 Bài 22: Việt Nam – Phần 1: Việt Nam trên bản đồ thế giới: <br />
Đất nước, con Muốn khẳng định lãnh thổ Việt Nam là toàn <br />
người. vẹn gồm phần đất, phần biển đảo và vùng <br />
<br />
8<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
<br />
trời<br />
<br />
Bài 23: Vị trí, giới Phần 1b: Phần biển<br />
hạn, hình dạng lãnh <br />
thổ Việt Nam.<br />
<br />
Bài 24: Vùng biển Phần 1.a: Diện tích và giới hạn<br />
Việt Nam Phần 2a: Tài nguyên biển: <br />
<br />
9 Bài 38: Phát triển Phần 1: Vùng biển nước ta<br />
tổng hợp kinh tế và <br />
bảo vệ tài nguyên, <br />
môi trường biển – <br />
đảo.<br />
<br />
<br />
<br />
b.2.2) Cách thức lồng ghép<br />
<br />
* Lồng ghép vào trong bài học khi dạy trên lớp<br />
<br />
Ví dụ: <br />
<br />
Bài 22: “ Việt Nam – đất nước con người”. (Địa lí 8)<br />
<br />
Khi dạy bài này, giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ các nước châu Á <br />
hoặc bản đồ các nước Đông Nam Á, xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ và <br />
chỉ rõ phần đất liền và phần biển của nước ta, hai quần đảo xa nhất là Hoàng <br />
Sa và Trường Sa. Sau đó giáo viên khẳng định Việt Nam là nước độc lập, có <br />
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, vùng <br />
biển và vùng trời. <br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Em đã biết những gì về tình hình an ninh quốc <br />
phòng ở Hoàng Sa và Trường Sa ? <br />
<br />
Qua những hiểu biết của học sinh về hai quần đảo này, bằng phương <br />
pháp thuyết giảng, giáo viên cho học sinh hiểu rõ hơn về tình hình biển Đông: <br />
9<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
Hiện nay đang có sự tranh chấp giữa 6 quốc gia có chung vùng biển Đông này vì <br />
nhiều mục đích khác nhau. Gay gắt nhất là sự tranh chấp chủ quyền trên hai <br />
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc <br />
lộ rõ tham vọng của mình về biển Đông bằng yêu sách “ Đường lưỡi bò ” trong <br />
đó bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.<br />
<br />
Giáo viên kết luận: Từ xưa đến nay ,trong bản đồ Việt Nam cũng như <br />
trong lịch sử nước nhà, hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc chủ quyền <br />
Việt Nam .Vậy mà nay ,Trung Quốc coi hai quần đảo này và hầu hết diện tích <br />
biển trong khu vực này là của mình. Việc làm đó của Trung Quốc là không có <br />
căn và cứ đi ngược với lịch sử. Chúng ta phải khẳng định rằng trong lịch sử <br />
nước nhà từ xưa đến nay và mãi mãi về sau hai quần đảo Hoàng Sa ,Trường Sa <br />
là thuộc chủ quyền Việt Nam .<br />
<br />
Trong các tư liệu cổ và các bản đồ cổ của Việt Nam và Trung Quốc đều <br />
khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Với tư cách là người chủ tương lai của đất nước <br />
,với tình yêu biển ,em sẽ làm gì cho biển đảo quê hương <br />
<br />
Học sinh sẽ bộc lộ suy nghĩ của mình?(Trân trọng, giữ gìn môi trường ,chủ <br />
quyền biển đảo ,học tập tốt để xây dựng các huyện đảo của ta ngày càng phát <br />
triển hơn ....), giáo viên nhấn mạnh thêm: Bảo vệ chủ quyền quốc gia là trách <br />
nhiệm của tất cả mọi người dân Việt Nam.<br />
<br />
Bài 24 – Vùng biển Việt Nam.( Địa lí 8)<br />
<br />
Mục 1a: Diện tích và giới hạn<br />
<br />
Trong phần này, một lần nữa lại nhắc đến giới hạn của vùng biển nước ta, <br />
để tránh sự nhàm chán khi ở các bài trước đã nhắc đến chủ quyền biển đảo, <br />
giáo viên dùng máy chiếu cho các em được ngắm nhìn biển qua các hình ảnh và <br />
video, đặc biệt là hình ảnh về Trường Sa và Hoàng Sa, hình ảnh những chiến sĩ <br />
đang ngày đêm canh giữ ngoài đảo xa. Từ đó sẽ hình thành tình yêu đối với biển <br />
<br />
10<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
trong lòng học sinh, sự biết ơn các chiến sĩ đảo xa, thôi thúc các em hăng say <br />
học tập để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.<br />
<br />
Mục 2a: Tài nguyên biển: <br />
<br />
Giáo viên cho học sinh thấy được sự giàu có của vùng biển bằng hình ảnh <br />
và video.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Câu hỏi: Vì sao Trung Quốc lại có tham vọng xâm chiếm vùng biển nước <br />
ta ? <br />
<br />
Học sinh quan sát tranh ảnh và trả lời: Vì vùng biển nước ta có vị trí chiến <br />
lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế: giàu tài nguyên sinh vật, dầu <br />
khí và các khoáng sản khác, …<br />
Câu hỏi: Để ngăn chặn âm mưu xâm lược của Trung Quốc, Đảngnhà <br />
nước và nhân dân ta phải làm gì?<br />
Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển<br />
đảo. Trong phần I: Biển và đảo Việt Nam<br />
Sau khi học xong phần này, học sinh đã nắm được về giới hạn của vùng <br />
biển nước ta, các đảo và quần đảo nằm trong vùng biển nước ta. <br />
11<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
Giáo viên lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo như sau: Vùng biển của <br />
nước ta rộng 200 hải lí mở rộng về phía đông, sự phân chia lãnh hải dựa trên <br />
Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1992. Tuy nhiên hiện nay các nước trong <br />
khu vực biển Đông dang có sự tranh chấp về chủ quyền và nguồn lợi kinh tế, <br />
đặc biệt là cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Hành động này của <br />
Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế. <br />
Câu hỏi: Em hãy kể những tấm gương chiến sĩ đã anh dũng bảo vệ chủ <br />
quyền vùng biển nước ta trong những năm qua ?<br />
Giáo viên có thể cho học sinh về nhà sưu tầm hình ảnh, bài viết.<br />
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hải chiến Trường Sa ( 14/ 3/ 1988) 74 chiến sĩ đã hy sinh<br />
<br />
* Các hoạt động ngoài giờ học: Việc tích hợp lồng ghép giáo dục ý thức <br />
bảo vệ chủ quyền biển đảo trong dạy học Địa lí không chỉ diễn ở các tiết học <br />
trên lớp mà còn thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động học tập ở <br />
nhà của học sinh như chuẩn bị bài mới, làm bài tập, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu <br />
từ nguồn Internet…sẽ góp phần đạt hiệu quả giáo dục cao hơn. <br />
<br />
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu: Bên cạnh việc lồng ghép các thông tin vào <br />
trong các bài học khi dạy trên lớp, tôi còn yêu cầu học sinh sưu tầm các tư liệu, <br />
ảnh nói về vùng biển nước ta và các vấn đề nóng bỏng của biển Đông hiện nay <br />
với chủ đề : “ Tình yêu biển đảo ”. Cụ thể như sau: <br />
<br />
+ Ở lớp 8, sau khi học xong bài 24, tôi yêu cầu học sinh hãy sưu tầm <br />
những hình ảnh đẹp về vùng biển đảo của nước ta. Những thông tin, những bài <br />
viết nói về các cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và hai quần đảo <br />
Hoàng Sa, Trường Sa.<br />
<br />
+ Ở lớp 9, yêu cầu học sinh : <br />
<br />
Sưu tầm hình ảnh và thông tin về các bãi biển đẹp, các đảo có phong <br />
cảnh đẹp, các khu du lịch biển đảo nổi tiếng ở nước ta, hoạt động khai thác dầu <br />
khí và các hoạt động kinh tế khác của nước ta trên vùng biển Đông. Cảm nhận <br />
của em về vùng biển nước ta. Tình hình tranh chấp trên biển Đông và hai quần <br />
đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong những năm qua và giải pháp của các bên liên <br />
<br />
<br />
13<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
quan. Suy nghĩ của em về vấn đề này như thế nào? Em đã, đang và sẽ làm gì để <br />
hưởng ứng lời kêu gọi “Vì Trường Sa thân yêu “ ? <br />
<br />
Học sinh có thể tìm ở các trang báo, cắt và đóng thành tập hoặc sưu tầm <br />
trên báo điện tử và làm thành một bài viết. Giáo viên thu bài và chấm điểm, <br />
khuyến khích các em bằng cách cộng điểm thưởng vào điểm miệng cho những <br />
em có kết quả sưu tầm tốt. Làm như vậy sẽ khích lệ tinh thần tự giác học tập <br />
của học sinh.<br />
<br />
Tổ chức chuyên đề “ Biển – đảo thiêng liêng ”: Vì thời gian cho phép <br />
lồng ghép chủ đề này vào bài học không nhiều, vì thế thông tin đưa vào bài học <br />
còn quá ít, lại không có thời gian để học sinh nói lên suy nghĩ của mình về vấn <br />
đề này. Vì thế tôi đã tổ chức chuyên đề để giới thiệu một cách đầy đủ hơn <br />
những thông tin, hình ảnh về biển đảo cho học sinh toàn trường. Như vậy là chỉ <br />
cần khoảng 2 giờ đồng hồ, tôi có thể cung cấp cho toàn bộ học sinh trong <br />
trường những vấn đề về biển đảo nước ta. Hoạt động này sẽ giúp cho tôi dạy <br />
các bài về biểnđảo nước ta được thuận tiện hơn. <br />
<br />
Tổ chức thi viết, vẽ tranh với chủ đề “Hoàng Sa – Trường Sa trong trái <br />
tim em” : Đây là dịp để học sinh nói lên tâm tư tình cảm của mình đối với biển – <br />
đảo, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, sự trân trọng và biết ơn những <br />
người chiến sỹ đã hy sinh và cả những chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ biên <br />
cương nơi đầu song ngọn gió.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Các giải pháp trên phải được thực hiện đồng thời với nhau mới đạt kết <br />
quả tốt. Việc đưa thông tin về chủ quyền biển – đảo vào trong các tiết học ở <br />
trên lớp khi học các bài có liên quan đến vùng biển đảo sẽ giúp học sinh hiểu và <br />
có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. <br />
<br />
Khi các em sưu tầm tư liệu, hình ảnh để viết bài sẽ bổ sung và làm phong <br />
phú thêm kiến thức về biển đảo của các em, củng cố tình yêu Tổ quốc, yêu dân <br />
<br />
14<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
tộc của các em, thúc đẩy các em vươn lên trong học tập để sau này cống hiến <br />
được nhiều hơn cho Đất nước. <br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng, <br />
<br />
d.1) Kết quả khảo nghiệm:<br />
<br />
Nội dung Số lượng tham gia Tỉ lệ đạt <br />
<br />
* Kết quả câu hỏi kiểm Khối 8: 112HS Điểm trên 5: 75%<br />
tra Khối 9: 86 HS Điểm trên 5: 82%<br />
<br />
* Kết quả hoạt động sưu Khối 8:108 HS 96,4 %<br />
tầm tranh ảnh, tư liệu Khối 9: 84 HS 97,6 %<br />
<br />
* Kết quả thông qua hoạt 441/441 học sinh 100 %<br />
động chuyên đề toàn trường <br />
<br />
* Kết quả thông qua bài 441/441 học sinh 100 %, bài viết tốt đạt 56 %<br />
thi viết về biển đảo toàn trường <br />
<br />
* Kết quả thông qua cuộc 441/441 học sinh 100 %, bài vẽ tốt đạt 47 %<br />
thi vẽ tranh về biển đảo toàn trường<br />
<br />
* Kết quả thông qua điều Khối 8: 112HS 100 %, Câu trả lời tốt đạt 86 <br />
tra Khối 9: 86 HS %<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHIẾU ĐIỀU TRA<br />
<br />
Câu hỏi Câu trả lời phổ biến nhất<br />
<br />
Đánh giá của em về vùng biển của Vùng biển nước ta thật giàu và đẹp<br />
nước ta?<br />
<br />
<br />
15<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
<br />
Vai trò của biển đối với phát triển Phát triển ngành thủy sản<br />
kinh tế nước ta? Phát triển du lịch, giao thông đường <br />
biển<br />
<br />
Khai thác dầu khí và các khoáng sản <br />
khác<br />
<br />
Hiện nay vùng biển nước ta đang bị Trung Quốc<br />
nước nào tranh chấp?<br />
<br />
Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ Việt Nam<br />
quyền của quốc gia nào ?<br />
<br />
Việc Trung Quốc đưa ra yêu sách về Sai, vi pham Luật biển năm 1982 của <br />
đường lưới bò của Trung Quốc trên Liên Hợp Quốc <br />
Biển Đông là đúng hay sai<br />
<br />
Nhà nước ta đã giải quyết vấn đề Giải quyết bằng biện pháp hòa bình, <br />
Tranh chấp chủ quyền biển Đông hữu nghị, đấu tranh bằng đàm phán, đối <br />
bằng biện pháp nào? thoại và tranh thủ sự ủng hộ của quốc <br />
tế.<br />
<br />
d.2) Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu : <br />
<br />
Lồng ghép vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo vào môn Địa lí đã thu <br />
được nhiều thành công. Thành công của đề tài không phải chỉ dừng lại ở các <br />
con số trên, mà hơn hết là những hiểu biết của học sinh về tình hình biển đảo, ý <br />
nghĩa của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo từ đó hình thành niềm tin, nghị lực <br />
trong học tập và trong cuộc sống.<br />
<br />
Lồng ghép vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo vào môn Địa lí đã tạo <br />
thêm nhiều hứng thú học tập cho học sinh. <br />
<br />
Bảo vệ chủ quyền không phải là tranh giành, mà là khẳng định quyền làm <br />
chủ của mình, khẳng định được chủ quyền chính đáng và giữ vững chủ quyền, <br />
<br />
<br />
16<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
đồng thời phải biết đánh giá, khai thác các tiềm lực kinh tế của vùng biển đảo. <br />
Vì thế khi áp dụng đề tài này vào thực tiễn dạy học sẽ giúp học sinh hiểu hơn <br />
về về vai trò của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br />
<br />
Lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào trong dạy học Địa lí Việt <br />
Nam đã được tôi thực hiện trong năm học 20152016, 20162017 và 20172018 <br />
đã thu được kết quả khá tốt. Nhen nhóm được tình yêu biển đảo trong lòng <br />
những học sinh miền núi chưa một lần nhìn thấy biển. Thổi bùng ngọn lửa tình <br />
yêu Tổ quốc, lòng say mê học tập của các em nhất là đối với bộ môn Địa lí.<br />
<br />
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy, lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào <br />
các môn học ở trường phổ thông là nhằm giúp cho học sinh hiểu và có nhận <br />
thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này và hơn thế nữa đó là vấn đề chủ quyền <br />
và toàn vẹn lãnh thổ, vấn đề bảo vệ hòa bình an ninh đất nước. Đồng thời giáo <br />
dục cho học sinh tình yêu nước, tình yêu dân tộc, lòng tự hào và khát khao được <br />
cống hiến hết mình cho Tổ quốc thân yêu.<br />
<br />
Khẳng định chủ quyền biển đảo nhất là chủ quyền trên hai quần đảo <br />
Trường Sa và Hoàng Sa là trách nhiệm của toàn thể nhân dân Việt Nam. Trường <br />
Sa, Hoàng Sa là của chúng ta, của nhân dân Việt Nam, chúng ta cần khẳng định <br />
rõ điều này. Vì thế, bằng nhiều biện pháp khác nhau, Nhà nước ta đã tuyên <br />
truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân nội dung này, và kêu gọi mọi người dân <br />
hãy đoàn kết để tập hợp sức mạnh, chống lại âm mưu xâm chiếm chủ quyền <br />
biển đảo của các nước, đặc biệt là Trung Quốc. trong bối cảnh đất nước như <br />
vậy, trách nhiệm của người giáo viên là phải tuyên truyền đến học sinh, giúp <br />
các em hiểu rõ vấn đề này. Trong đó, môn Địa lí là môn học rất phù hợp và có <br />
nhiều thuận lợi khi thực hiện lồng ghép nội dung này. <br />
<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận:<br />
<br />
17<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
Tích hợp, lồng ghép vấn đề chủ quyền biển đảo vào dạy học địa lí Việt <br />
Nam ở trường THCS không phải là một vấn đề mới nhưng là một vấn đề khó. <br />
Đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu và thực nghiệm để có kết quả ngày càng <br />
tốt hơn.<br />
<br />
Để có thể lồng ghép thành công thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự hiểu <br />
biết sâu rộng về vấn đề và đánh già vấn đề thật khách quan, nắm bắt tâm lí của <br />
học sinh trước trong và sau khi lồng ghép vấn đề biển đảo vào dạy học.<br />
<br />
Việc lựa chọn nội dung và cách thức tích hợp cũng rất quan trọng, góp <br />
phần tạo nên sự thành công khi đi vào thực hiện. Đảm bảo nội dung không quá <br />
nhiều khiến học sinh cảm thấy nặng nề. Trong chương trình học địa lí ở trường <br />
THCS có nhiều bài có thể tích hợp vấn đề biển đảo, vì thế cần có kế hoạch <br />
lồng ghép cho toàn bộ chương trình, tránh trùng lăp và nhàm chán. Khi thực hiện <br />
đề tài nghiên cứu này, tôi mong rằng có thể tìm ra cách thức, phương pháp tích <br />
hợp vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo vào dạy học phần Địa lí Việt Nam ở <br />
trường THCS . <br />
<br />
Đây chỉ là những kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tôi, chắc chắn còn <br />
nhiều thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp đọc đề tài này góp ý cho tôi, <br />
đồng thời mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện đề tài này.<br />
<br />
2. Kiến nghị: <br />
<br />
Đối với giáo viên dạy môn Địa lí: Tiếp tục nghiên cứu đề tài này để áp <br />
dụng đạt hiệu quả cao hơn khi giảng dạy<br />
<br />
Đối với nhà trường: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa với chủ đề “ <br />
Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu”.<br />
<br />
Đối với Phòng giáo dục: Cần tổ chức tập huấn về biển đảo cho giáo <br />
viên. Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
Trần Thị Thơm<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG <br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT TÊN TÀI LIỆU<br />
<br />
1 Thiên nhiên Việt Nam ( Lê Bá Thảo) – NXB Giáo dục<br />
<br />
2 Địa lí kinh tế Việt Nam – NXB Giáo dục<br />
<br />
3 Công cụ tìm kiếm Google.Com.vn<br />
<br />
Một số trang web : YouTubi.com<br />
<br />
Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở)<br />
<br />
4 Các phương tiện truyền thông khác<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo vào dạy học Địa lí Việt Nam ở trường <br />
THCS<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
<br />
I. Phần mở đầu: 1<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 1<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài 3<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. 3<br />
<br />
II. Phần nội dung 3<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận 3<br />
<br />
2.Thực trạng 4<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 6<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 14<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 14<br />
cứu <br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị 16<br />
<br />
1. Kết luận: 16<br />
<br />
2.Kiến nghị: 17<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 19<br />
<br />
Mục lục 20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Người viết: Trần Thị Thơm Năm học 2017 2018<br />