Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, <br />
nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác <br />
cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái. <br />
Đồng thời cũng chính con người đã xả thải ra những thứ làm cho môi trường <br />
bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có <br />
hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi <br />
trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình <br />
trạng trên là do thiếu sự hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, nâng <br />
cao sự hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp <br />
bách, có tính chiến lược toàn cầu.<br />
Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống <br />
là trách nhiệm của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Mỗi chúng ta ai cũng nhận <br />
thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân. Nhưng vấn đề đặt <br />
ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố <br />
về dinh dưỡng, tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một <br />
vai trò vô cùng quan trọng. <br />
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ <br />
quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm <br />
ngay từ bậc học đầu tiên: “ Giáo dục mầm non”. Giáo dục bảo vệ môi <br />
trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục lâu dài và rất cần thiết. Việc <br />
giáo dục bảo vệ môi trường không những hình thành và phát triển nhân cách <br />
cho trẻ mà còn giúp trẻ hiểu biết về môi trường sống xung quanh, có ý thức, <br />
hành vi tốt và biết sống thân thiện đối với môi trường.<br />
<br />
<br />
1<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
Nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép vào tất cả các hoạt <br />
động trong ngày, có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, vì vậy việc làm thế nào để <br />
thu hút được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động này là rất cần thiết. Thực tế <br />
hiện nay cho thấy, trẻ ch ưa thật sự tích cực tham gia vào các hoạt động bảo <br />
vệ môi trường như : vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ g ìn lớp <br />
học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom rác ở trường cũng như một số việc ở gia <br />
đình. Do đó việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là một việc làm cần sự <br />
nhiệt tình và sáng tạo, là việc làm thường xuyên. Với cương vị là một giáo <br />
viên trực tiếp giảng dạy, tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm để <br />
giúp cho trẻ nâng cao ý thức trách nhiệm đối với môi trường nên tôi chọn đề <br />
tài "Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại <br />
lớp Lá 2 trường Mầm non Hoa Phượng”<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Mục tiêu của đề tài<br />
Nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp phù hợp với trẻ để nâng cao ý <br />
thức bảo vệ môi trường qua việc lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày để <br />
trẻ được trải nghiệm.<br />
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng, lựa chọn nội dung, <br />
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Từ đó có <br />
những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng.<br />
Nhiệm vụ đề tài<br />
Rèn cho trẻ có hành vi, thói quen, thái độ ứng xử phù hợp để giữ gìn và <br />
bảo vệ môi trường trong cuộc sống và trong sinh hoạt hằng ngày một cách <br />
linh hoạt.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
2<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
Những biện pháp, giải pháp trong việc triển khai và thực hiện các hoạt <br />
động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Dựa vào tình hình thực tế về cơ sở vật chất và đối tượng học sinh để <br />
đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp theo yêu cầu của trẻ, cha mẹ học <br />
sinh và cộng đồng.<br />
Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại lớp <br />
Lá 2, Trường Mầm non Hoa Phượng để đưa ra một số biện pháp nâng cao ý <br />
thức bảo vệ môi trường cho trẻ.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp thống kê.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra, phỏng vấn.<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. <br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Hiện nay, bảo vệ môi trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều <br />
quốc gia trên thế giới. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng ảnh hưởng <br />
lớn đến kinh tế và sức khỏe con người. Do đó, biện pháp giáo dục bảo vệ <br />
môi trường được xem là vấn đề cần thiết để đáp ứng nhu cầu Công nghiệp <br />
hoá – Hiện đại hoá đất nước, không chỉ của một cá nhân mà là vấn đề của <br />
<br />
3<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
toàn xã hội. Vì vậy, giáo dục nhận thức việc bảo vệ môi trường có ý nghĩa <br />
rất lớn và trường mầm non là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này.<br />
Từ năm hoc 20082009, Bô Giao duc Đao tao đa phat đông phong trao<br />
̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ́ ̣ ̀ <br />
“Xây dựng trương hoc thân thiên hoc sinh tich c<br />
̀ ̣ ̣ ̣ ́ ực”, vơi yêu câu tăng c<br />
́ ̀ ường <br />
sự tham gia một cách tích cực của học sinh trong các hoạt động giáo dục. Do <br />
đó, giáo dục bảo vệ môi trường được triển khai theo phương pháp tích hợp, <br />
nội dung bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động có chủ đích, <br />
hoạt động vui chơi,…Thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường <br />
thành cho trẻ có thói quen, hành vi đúng để bảo vệ môi trường.<br />
Trong Module MN 27 có viết “Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở <br />
Trường mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ <br />
những sơ đẳng về môi trường thể hiện qua kiến thức, thái độ, hành vi, kĩ <br />
năng của trẻ đối với môi trường xung quanh”. Chính vì vậy, cần phải giáo <br />
dục trẻ biết bảo vệ môi trường ngay từ tuổi mầm non. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Hiện nay, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng đã mang được <br />
một số thành công nhất định như trẻ đã có ý thức bảo vệ môi trường, có <br />
những việc làm, hành vi phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời cũng đã làm thay <br />
đổi quan niệm về việc giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, trong <br />
xã hội như sự quan tâm sâu sắc của các cấp, chính quyền địa phương, hội <br />
cha mẹ học sinh, ...<br />
Bên cạnh những thành công nhất định thì việc giáo dục bảo vệ môi <br />
trường cho trẻ mầm non cũng còn nhiều hạn chế như hình thức tổ chức chưa <br />
linh hoạt, các hoạt động lồng ghép còn mang tính hình thức; nhận thức của <br />
cha mẹ học sinh còn cho rằng công việc giáo dục môi trường là công việc <br />
<br />
4<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
của giáo viên, của nhà trường nên đành giao phó cho nhà trường. Ngoài ra, <br />
đối tượng trẻ chủ yếu chưa qua lớp 3 tuổi, 4 tuổi. Cha m ẹ h ọc sinh ch ủ y ếu <br />
là người dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ <br />
dân trí thấp, cha mẹ chưa nhận thức đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan <br />
trọng của việc cung cấp vốn kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ <br />
mầm non, coi vấn đề đó không quan trọng bằng việc cho con em mình đọc và <br />
viết. Do đó sự quan tâm đến con em mình, sự phối hợp với nhà trường còn <br />
hạn chế. <br />
Để phát huy những thành công cũng như khắc phục những tồn tại <br />
trong việc giáo dục bảo vệ môi trường thì việc tìm tòi, áp dụng những biện <br />
pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lí đã mang lại hiệu quả không chỉ trong <br />
hoạt động bảo vệ môi trường mà nó còn thúc đẩy trẻ tham gia các hoạt động <br />
khác một cách tự giác, tích cực, ... Đồng thời quan niệm về việc giáo dục <br />
bảo vệ môi trường cũng có những chuyển biến rõ rệt như sự quan tâm sâu <br />
sắc của các cấp, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
<br />
Giúp trẻ có ý thức, có thói quen và hành vi đúng để bảo vệ môi <br />
trường, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.<br />
Tạo được không khí học tập sôi nổi, vui vẻ, kích thích sự sáng tạo, <br />
thích khám phá của trẻ.<br />
Làm thay đổi quan niệm về trách nhiệm giáo dục bảo vệ môi trường <br />
ở cha mẹ học sinh. Đồng thời tạo được mối liên hệ phối hợp giữa giáo viên <br />
với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong và ngoài trường.<br />
<br />
5<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Biện pháp 1: Tạo môi trường thân thiện để rèn luyện cho trẻ.<br />
Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng, muốn vậy <br />
phải tạo được nội dung, phương pháp và hình thức dạy học để gây hứng thú <br />
cho trẻ. Do đó cần tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho phù hợp, phải <br />
đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, trang trí phù hợp chủ đề, đề tài, hình ảnh phải <br />
ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ, đa dạng về chủng loại) và nội dung phong phú <br />
để trẻ không bị nhàm chán.<br />
Ví dụ: Trang trí thùng rác ngộ nghĩnh để trong và ngoài lớp học để <br />
hướng dẫn trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định và biết phân loại rác.<br />
Ở các góc hoạt động khác trong lớp, tôi bố trí nhiều góc mở cho trẻ <br />
hoạt động. Mỗi kệ, góc đều trang trí đẹp, hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú <br />
và dạy trẻ biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng.<br />
Ví dụ : Với góc bé với môi trường, tôi chuẩn bị những tranh vẽ diễn tả <br />
hành động đúng và sai về bảo vệ môi trường, trẻ chọn những tranh miêu tả <br />
hành động đúng để tô màu và bỏ vào túi có hình vuông màu xanh, tranh miêu <br />
tả hành động sai để vào túi có hình tròn màu đỏ. Qua đó trẻ sẽ phân biệt <br />
được những hành động nào nên và không nên làm với môi trường xung quanh.<br />
Ví dụ : Ở góc tạo hình, tôi cho trẻ sưu tầm những tranh ảnh đẹp về <br />
quê hương, đất nước. Bên cạnh đó là những hình ảnh về môi trường bị ô <br />
nhiễm làm thành quyển album để trẻ nhận thấy sự khác biệt giữa các bức <br />
tranh. Qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn những cảnh đẹp của quê <br />
hương, đất nước. Trẻ biết làm những việc liên quan đến bảo vệ môi trường <br />
ngay tại trường học, tại nhà bằng những công việc cụ thể, gần gũi như bỏ <br />
rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây hoa và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. <br />
<br />
<br />
6<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
Ngoài ra, còn xây dựng góc tuyên truyền với nhiều nội dung phong phú, <br />
hấp dẫn. Sưu tầm tranh ảnh đẹp kèm theo những bài thơ, câu chuyện hay, <br />
nội dung phù hợp với hình ảnh để thu hút sự chú ý của trẻ và cha mẹ học <br />
sinh. Kết quả của biện pháp này theo đánh giá đạt khoảng 90%.<br />
Như vậy, việc tạo môi trường thân thiện giúp lôi cuốn được trẻ tham <br />
gia một cách tích cực vào các hoạt động, từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo <br />
vệ môi trường cho trẻ.<br />
Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các giờ <br />
học có chủ đích.<br />
Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt <br />
động chủ đích một cách nhẹ nhàng, đơn giản, hấp dẫn, không gượng ép và <br />
thật gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ, bảo đảm tính vừa sức, phù hợp <br />
với độ tuổi. Thực hiện phương pháp dạy học tích hợp chúng ta có thể lồng <br />
ghép vào các hoạt động có chủ đích như hoạt động khám phá khoa học, tạo <br />
hình, làm quen văn học, hoạt động âm nhạc.<br />
* Lồng ghép vào hoạt động khám phá khoa học<br />
Tổ chức cho trẻ quan sát, làm những thí nghiệm đơn giản để trẻ tiếp <br />
xúc trực tiếp với thiên nhiên, giúp trẻ tìm hiểu, khám phá những điều thú vị <br />
từ môi trường.<br />
Ví dụ : Tôi cho trẻ quan sát 2 con cá ở 2 bình nước khác nhau (bình <br />
nước sạch và bình nước bẩn), cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của 2 con cá ở <br />
hai môi trường khác nhau. Sau đó, cô nhấn mạnh trong tự nhiên có rất nhiều <br />
con vật nhưng chúng có tên gọi, đặc điểm, hình dáng, môi trường sống khác <br />
nhau nhưng chúng cần sinh sống ở môi trường không bị ô nhiễm.<br />
Ví dụ : Tổ chức cho trẻ quan sát “Sự phát triển của cây”. Cây cần gì <br />
để sống (đất, nước, không khí, ánh sáng). Qua đó cung cấp cho trẻ biết tác <br />
7<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
dụng của các yếu tố môi trường đối với động vật, thực vật cần thiết của <br />
chúng với con vật, thực vật và giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Từ <br />
đó trẻ có thể đưa ra các phương án giải quyết trong một số tình huống giả <br />
định như : Cháu sẽ làm gì khi thấy bạn vứt rác không đúng nơi quy định ?.<br />
Ngoài ra, để tiết học thêm phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của <br />
trẻ, tôi cho trẻ xem những video về hình ảnh môi trường tự nhiên và xã hội <br />
để mở rộng sự hiểu biết của trẻ và tích lũy cuộc sống.<br />
Ví dụ : Cho trẻ xem video hình ảnh về các phương tiện giao thông gây <br />
ô nhiễm môi trường (khói, bụi,...)<br />
* Lồng ghép vào hoạt động tạo hình<br />
Trong giờ hoạt động tạo hình tập cho trẻ có thói quen tận dụng nguyên <br />
vật liệu phế thải : vỏ hộp sữa, tạp chí, chai lọ,.... để tạo đồ dùng đồ chơi <br />
cho trẻ. Qua đó giúp cho trẻ nhớ được truyện, thơ, tiết học sinh động. <br />
Ví dụ: Làm những chiếc thuyền, xe ô tô, tàu hỏa...từ hộp sữa, chai <br />
nước rửa chén, chai dầu gội đầu hay làm những bông hoa từ những chiếc đĩa <br />
cũ. Qua đó phát triển năng khiếu thẩm mỹ, khả năng sáng tạo của trẻ, giúp <br />
trẻ nhận thấy sự cần thiết phải có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.<br />
Hoặc cho trẻ vẽ đường đi xanh, sạch đẹp và đường bẩn bị ô nhiễm <br />
môi trường.<br />
* Lồng ghép vào hoạt động làm quen văn học<br />
Sưu tầm, lựa chọn những câu chuyện, bài thơ trong và ngoài chương <br />
trình có nội dung về thiên nhiên, mối quan hệ giữa con người với thế giới <br />
động thực vật, các hiện tượng tự nhiên.<br />
Ví dụ : Qua câu chuyện “Giọt nước tí xíu” giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ <br />
sinh nguồn nước và tiết kiệm nước.<br />
* Lồng ghép vào hoạt động âm nhạc<br />
8<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
Đặc điểm của trẻ là rất thích hát, múa, khả năng cảm thụ âm nhạc tốt. <br />
Tận dụng được ưu điểm đó mà trong giờ hoạt động âm nhạc, giáo viên đã <br />
lựa chọn một số bài hát có nội dung ca ngợi cảnh đẹp quê hương, những <br />
hành động tốt có lợi cho môi trường. Các em tham gia một cách rất say mê, <br />
giáo viên dạy cho các em hát những bài hát theo chủ đề cũng như những bài <br />
hát trong chương trình mầm non.<br />
Ví dụ : Với bài hát “Em yêu cây xanh” giáo dục trẻ biết chăm sóc và <br />
bảo vệ cây xanh, không ngắt lá bẻ cành.<br />
Qua hoạt động học có chủ đích, giáo viên giúp trẻ phát triển đồng đều <br />
các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. <br />
Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, <br />
biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống <br />
khác nhau. <br />
Biện pháp 3 : Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.<br />
Như chúng ta đã biết một ngày của trẻ ở trường mầm non trẻ được <br />
tham gia rất nhiều hoạt động. Thông qua các hoạt động này giáo viên có thể <br />
tổ chức lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động trong ngày của <br />
trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Có như vậy sẽ kích thích tính tích cực của trẻ trong <br />
hoạt động và tạo động lực thúc đẩy tốt hơn.<br />
Trong giờ hoạt động ngoài trời, giáo viên cung cấp cho trẻ nhiều kiến <br />
thức, kĩ năng và hình thành cơ sở ban đầu trong việc giáo dục bảo vệ môi <br />
trường cho trẻ.<br />
Ví dụ : Trẻ giúp cô lao công nhặt rác bỏ vào thùng, nhổ cỏ, tưới nước <br />
cho cây hoa trước lớp, biết cách phân loại rác, nhặt riêng các loại rác có thể <br />
tái sử dụng để làm đồ chơi trong lớp (vỏ hộp sữa chua,...). Ngoài ra trẻ còn <br />
được hướng dẫn cách bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước, chăm sóc cây và <br />
9<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
hoa trong sân trường. Những hoạt động này có tác dụng rất lớn vì trẻ được <br />
tự học và trải nghiệm một cách tự nhiên. Qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh <br />
trường lớp, hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.<br />
Trong giờ hoạt động góc trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Qua vui <br />
chơi trẻ được thực hành và trải nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau. Trẻ <br />
bắt chước các hoạt động của người lớn, đồng thời phản ánh sinh hoạt mà trẻ <br />
đã tiếp nhận được từ môi trường bên ngoài, cũng từ đó giáo viên kịp thời uốn <br />
nắn, chỉnh sửa khi trẻ có biểu hiện chưa chuẩn mực.<br />
Ví dụ : Ở góc phân vai, trẻ đóng vai công nhân vệ sinh môi trường trẻ <br />
biết mô phỏng những công việc của người lớn như : nhổ cỏ, chăm cây, thu <br />
gom rác...Trong quá trình chơi, có thể trẻ để đồ chơi không gọn gàng, cô cần <br />
nhẹ nhàng uốn nắn và nhắc nhở trẻ. <br />
Ngoài ra, giáo viên giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không <br />
vứt rác bừa bãi và tiết kiệm nước.<br />
Ví dụ : Ở cửa hàng ăn uống, khách hàng phải giữ gìn vệ sinh, không <br />
vứt đồ ăn thừa xuống đất. Người bán hàng sau khi bán xong phải dọn dẹp <br />
sạch sẽ và gom rác bỏ vào thùng. Sau khi kết thúc hoạt động giáo dục trẻ cất <br />
dọn đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định, hình thành ý thức tự lập ở trẻ.<br />
Ví dụ : Trong trò chơi vận động, trẻ mô tả lại hành vi bảo vệ môi <br />
trường hoặc làm hại môi trường, cụ thể : động tác cuốc đất, trồng cây, bắt <br />
sâu,.. là hành vi có lợi cho môi trường. Các hành động chặt cây, dẫm lên cây <br />
xanh, săn bắt thú rừng,... là động tác gây tổn hại đến môi trường. Qua trò <br />
chơi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.<br />
Trong trò chơi học tập: Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, <br />
trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi <br />
<br />
<br />
10<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
trường. Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân <br />
của chúng.<br />
Trong trò chơi đóng kịch: Trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện bảo <br />
vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi, hành vi có hại cho môi trường.<br />
Trong hoạt động lao động hình thành cho trẻ những thói quen trong <br />
sinh hoạt hằng ngày ở trường, lớp. Cụ thể:<br />
Lao động tự phục vụ : Trẻ tự phục vụ cho mình đi đại tiện, tiểu tiện <br />
đúng nơi quy định, đi xong biết rửa tay sạch sẽ, tiết kiệm nước bảo vệ môi <br />
trường.<br />
Lao động chăm sóc con vật nuôi cây trồng : Trẻ biết yêu quý con vật, <br />
chăm sóc cây như vậy là góp phần vào việc cho môi trường xanh sạch <br />
đẹp.<br />
Lao động vệ sinh môi trường : Lau chùi đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ <br />
dùng gọn gàng ngăn nắp, biết nhặt rác.<br />
Như vậy, qua những hoạt động lao động, trẻ không những có ý thức và <br />
hành động dọn vệ sinh trong lớp mà trẻ lao động ngoài cổng trường và khu <br />
vực xung quanh.<br />
Biện pháp 4 : Nêu gương bạn tốt, tuyên dương và khích lệ trẻ<br />
Tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan, trẻ sẽ nhớ lâu hơn những <br />
gì trẻ được nhìn thấy hơn là được nghe. Do vậy ngươi l<br />
̀ ơn phai la tâm g<br />
́ ̉ ̀ ́ ương <br />
sang, yêu th<br />
́ ương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ, những lời nói rõ ràng, <br />
câu hỏi gợi mở kết hợp cùng các cử chỉ, điệu bộ phù hợp sẽ khuyến khích <br />
trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, bộc lộ, chia sẻ những cảm xúc với <br />
người khác bằng lời nói và hành động cụ thể. Bên cạnh đó, sự khuyến khích <br />
những hành vi, lời nói tốt của trẻ, giáo viên cần tuyên dương và khen trẻ kịp <br />
thời. <br />
11<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
Ví dụ : Giờ bình cờ, cô cho trẻ tự nhận xét mình, nhận xét bạn về <br />
những hành vi, thái độ như : biết nhặt rác bỏ vào thùng, biết chăm sóc cây, <br />
biết xếp đồ chơi gọn gàng,...Qua những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ <br />
làm tốt hơn những công việc hàng ngày.<br />
Giáo viên cần sử dụng các hình thức khen, nhắc nhở phù hợp, đúng lúc, <br />
đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng. Cần tuyên <br />
dương và khuyến khích trẻ để trẻ tự hào, tự nhận biết được hành động vừa <br />
làm là đúng và tiếp tục phát huy.<br />
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, yêu cầu trẻ cất dép, cặp vào đúng nơi quy <br />
định, khi trẻ làm đúng cô động viên trẻ kịp thời để trẻ khác nghe thấy cũng <br />
làm theo, nếu trẻ có hành vi không đúng cô nhẹ nhàng nhắc nhở và yêu cầu <br />
trẻ cất đúng nơi quy định.<br />
Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn trước <br />
việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ, Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong <br />
từng tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Người lớn không sử dụng các hình <br />
phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm – sinh lí của trẻ.<br />
Biện pháp 5 : Kết hợp tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ của trẻ<br />
Vai trò của cha mẹ trẻ góp phần không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. <br />
Giáo viên thường xuyên trò chuyện, trao đổi với cha mẹ trẻ về những hành vi <br />
của trẻ, những nội dung trẻ được học trên lớp để cha mẹ quan tâm đến việc <br />
học của con em mình. Từ đó thống nhất trong nội dung giáo dục giữa gia <br />
đình và nhà trường.<br />
Trẻ rất dễ nhớ và cũng rất mau quên. Để cho trẻ khắc sâu những gì đã <br />
học được ở trường, lớp. Tôi kết hợp với cha mẹ trẻ khi có điều kiện như <br />
họp cha mẹ trẻ đầu năm, giờ đón trả trẻ, ... để hiểu được tính cách trẻ và để <br />
rèn luyện thêm cho trẻ khi ở nhà.<br />
12<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
Trao đổi, hướng dẫn cha mẹ cách rèn cho trẻ tại nhà và giải thích cha <br />
mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường. Qua đó gia <br />
đình và giáo viên phải thực sự gương mẫu vì trẻ sẽ là tấm gương phản chiếu <br />
mọi hoạt động của người lớn.<br />
Vận động các cha mẹ đóng góp cây xanh để trẻ chăm sóc và bảo vệ <br />
hằng ngày, hỗ trợ các nguyên vật liệu, phế liệu sẵn, hướng dẫn trẻ làm đồ <br />
chơi đơn giản cho mình. Sưu tầm thêm các sách báo, tạp chí...làm phong phú <br />
hơn ngân hàng đồ chơi tại lớp.<br />
Tuyên truyền qua các ngày hội, ngày lễ của địa phương tổ chức lồng <br />
ghép cách bảo vệ môi trường với những hình ảnh về các hành vi đúng, sai để <br />
trẻ nhận biết và phân biệt đồng thời giáo dục trẻ tình cảm đạo đức trong <br />
ngày lễ hội như: 83, ngày 2011, ngày 1 6… <br />
Tuyên truyền dưới nhiều hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi <br />
nội dung và hình thức phù hợp với chủ đề liên quan tới vệ sinh môi trường <br />
trong nhà trường để trẻ, gia đình, cộng đồng cùng nâng cao nhận thức cho <br />
chính bản thân mình về giữ gìn vệ sinh môi trường.<br />
Khuyến khích và yêu cầu cha mẹ trẻ thay phiên nhau dự các hoạt động <br />
của trẻ để họ thấy được các con đi học ở trường mầm non không chỉ được <br />
chăm sóc giáo dục chu đáo mà còn được tiếp thu những kiến thức kỹ năng, <br />
kỹ xảo, hành vi qua từng chủ đề, đề tài của từng môn học nhất là tiết học <br />
trẻ được trải nghiệm về bảo vệ môi trường.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
̉ ̣<br />
Cac giai phap, biên phap khi th<br />
́ ́ ́ ực hiên đê tai co môi quan hê mât thiêt<br />
̣ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ́ <br />
vơi nhau, đ<br />
́ ược xem như mắt xích nối giữa vui chơi, học tập và giáo dục, <br />
đem đến mục đích chung là giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Biên phap nay se<br />
̣ ́ ̀ ̃ <br />
̃ ợ cho biên phap kia nhăm hoa quyên cac nôi dung lai v<br />
hô tr ̣ ́ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ơi nhau đê đi đên<br />
́ ̉ ́ <br />
13<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
̣ ̉ ́ ̀ ực hiện tốt các giải pháp, đam bao đ<br />
môt thê thông nhât la th<br />
́ ̉ ̉ ược tinh chinh<br />
́ ́ <br />
xac, tính v<br />
́ ừa sức, tính khoa học va lôgic gi<br />
̀ ữa cac giai phap, biên phap.<br />
́ ̉ ́ ̣ ́<br />
d. Kêt qua khao nghiêm, gia tri khoa hoc cua vân đê nghiên c<br />
́ ̉ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
Từ những nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm cũng như tiến hành thực <br />
hiện đề tài, tôi đã thu được kết quả như sau :<br />
Trước khi thực hiện đề <br />
Sau khi thực hiện đề tài<br />
tài<br />
Nội dung Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt<br />
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ <br />
trẻ (%) trẻ (%) trẻ (%) trẻ (%)<br />
Bỏ rác đúng nơi <br />
14 53,8 12 46,2 25 96,2 1 3,8<br />
quy định<br />
Biết bảo quản, <br />
cất đồ dùng, đồ 13 50 13 50 23 88,5 3 11,5<br />
chơi<br />
Đi vệ sinh đúng <br />
15 57,7 11 42,3 24 92,3 2 7,7<br />
nơi quy định<br />
Phân biệt được <br />
hành động đúng <br />
11 42,3 15 57,7 23 88,5 3 11,5<br />
và sai đối với <br />
môi trường<br />
<br />
Thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp đưa ra, sau thời gian ngắn, tôi <br />
đã thu được kết quả như sau :<br />
Đối với giáo viên<br />
Qua những năm giảng dạy trẻ, với phương pháp giảng dạy chưa linh <br />
hoạt, chưa sáng tạo nên tiết học đạt kết quả chưa cao. Từ khi sử dụng nghệ <br />
thuật lên lớp một cách tích hợp lồng ghép các nội dung một cách nhẹ nhàng, <br />
14<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm của bạn đồng nghiệp, sự rèn luyện của bản <br />
thân về ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, biến các hành động đó trở <br />
thành thói quen tốt, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo trong mọi hoạt động. <br />
Tìm ra những giải pháp hay nhất tôi đem lại kết quả cao trong việc giáo dục <br />
cho trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.<br />
Đối với trẻ<br />
Các hành vi, thói quen tốt của trẻ đã được hình thành như: không xả rác <br />
bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định. Trẻ biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi <br />
ngăn nắp sau khi sử dụng.<br />
Trẻ có ý thức hơn giữ gìn khuôn viên trường, lớp sạch đẹp. Biết tiết <br />
kiệm nguồn nước khi sử dụng. Trẻ biết chăm sóc tưới nước cho cây, nhặt <br />
rác bỏ vào thùng khi dạo chơi ngoài sân trường.<br />
Trẻ nhận ra được những hành động đúng và sai, biết cùng cô thu nhặt <br />
những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ chơi. Trẻ mang những vỏ hộp sữa <br />
chua, muỗng nhựa, chai lọ không còn sử dụng...đến lớp để cùng cô làm đồ <br />
dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động. Trẻ hiểu được mối quan hệ giữa con <br />
người với thế giới tự nhiên và xã hội. Đặc biệt, trẻ còn là một tuyên truyền <br />
viên tốt nhất đối với cha mẹ trẻ trong công tác bảo vệ môi trường.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
<br />
1. Kết luận:<br />
<br />
<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 5 6 tuổi bảo vệ môi trường đã đưa <br />
ra sẽ góp phần cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường, <br />
biết cách<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
sống tích cực với môi trường. Từ đó trẻ có kỹ năng thói quen vệ sinh cá nhân, <br />
vệ sinh trường lớp, nơi công cộng, chăm sóc cây… làm cho môi trường luôn <br />
xanh sạch đẹp. Qua đó hình thành và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ.<br />
Cô giáo, gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ <br />
phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo bởi vì trẻ em như trang giấy trắng, <br />
luôn luôn quan tâm, yêu thương trẻ, giáo dục trẻ ngay từ những bước đầu đời <br />
để tạo cho trẻ những thói quen tốt hàng ngày. Phải có sự phối kết hợp chặt <br />
chẽ với các ban ngành đoàn thể trong thôn cụ thể như: Phụ nữ, y tế, hội cha <br />
mẹ học sinh trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tuyên truyền <br />
sâu rộng ở địa bàn công tác, thu hẹp khoảng cách giữa trẻ dân tộc thiểu số và <br />
trẻ người Kinh để trẻ gần gũi nhau hơn. Muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết <br />
quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của hai cô giáo trong <br />
lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa lớp, nhà trường, <br />
gia đình và xã hội.<br />
Các biện pháp đưa ra rất thiết thực và mang lại hiệu quả rõ rệt, qua <br />
trao đổi với đồng nghiệp nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều giáo <br />
viên, phụ huynh cũng thể hiện sự hài lòng về công tác chăm sóc giáo dục trẻ <br />
của nhà trường. Vì vậy tôi nhận thấy biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi bảo vệ <br />
môi trường có thể sử dụng rộng rãi trong nhà trường và trường bạn.<br />
2. Kiến nghị:<br />
a. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo<br />
Bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động ở trường mầm <br />
non. Tổ chức các lớp tập huấn, cung cấp kĩ năng mới cho giáo viên nhằm <br />
nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.<br />
b. Đối với nhà trường<br />
<br />
<br />
16<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
Trang bị thêm đồ dùng đồ chơi cho các lớp học. Gắn bảng tuyên truyền <br />
thông tin giữa phụ huynh và nhà trường ở những nơi thuận tiện để cha mẹ <br />
học sinh theo dõi.<br />
Thương xuyên tô ch<br />
̀ ̉ ưc cac hôi thi, hôi diên cho tre va giao viên, cha m<br />
́ ́ ̣ ̣ ̃ ̉ ̀ ́ ẹ <br />
học sinh vê cach bao vê môi tr<br />
̀ ́ ̉ ̣ ường. <br />
Chú trọng xây dựng môi trường xanh sạch đẹp và an toàn<br />
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh nghiệm về giáo <br />
dục chăm sóc trẻ cho giáo viên được giao lưu với các đơn vị bạn để học tập <br />
rút kinh nghiệm.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục trẻ <br />
bảo vệ môi trường. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng <br />
nghiệp và các cấp lãnh đạo để bản sáng kiến kinh nghiệm được đầy đủ và <br />
hoàn thiện hơn./.<br />
Xin chân thành cảm ơn !<br />
Buôn Trấp, ngày 21 tháng 3 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Út Quyên<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐÔNG SÁNG KIẾN<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
17<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non Nguyễn Thị Ánh Tuyết, <br />
NXB Giáo dục 1994.<br />
2 Hương<br />
́ dân<br />
̃ lam ̀ đồ chơi tư ̀ NXB trẻ<br />
̀ đồ dung<br />
̀ ̣ ̣ ́ ̉<br />
nguyên vât liêu phê thai <br />
3 Tài liệu BDTX năm 2013 gồm 44 môđule BDTX GVMN<br />
(Môđule 27)<br />
4 Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện NXB Giáo dục <br />
chương trình giáo dục mầm non 5 6 tuổi<br />
5 Hướng dẫn thực hiện nôi dung bảo vệ NXB Giáo dục <br />
môi trường trong trường Mầm non<br />
6 Tạp chí giáo dục mầm non, tài liệu hay <br />
về môi trường, tranh ảnh, internet.<br />
<br />
<br />
18<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
I. Phần mở đầu 1<br />
1. Lý do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn của đề tài 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II. Phần nội dung 3<br />
1. Cở sở lý luận 3<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 5<br />
a. Mục tiêu của giải pháp 5<br />
<br />
19<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />
Một số biện pháp giáo dục cho trẻ 56 tuổi bảo vệ môi trường tại lớp Lá 2 Trường MN Hoa Phượng<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 5<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 12<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
13<br />
cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị 14<br />
1. Kết luận 14<br />
2. Kiến nghị 15<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 16<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Út Quyên Đơn vị : Trường MN Hoa Phượng<br />