Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
TT NỘI DUNG TRANG<br />
1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 02<br />
2 1. Lý do chọn đề tài 02<br />
3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 03<br />
4 3. Đối tượng nghiên cứu 03<br />
5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 03<br />
6 5. Phương pháp nghiên cứu 04<br />
7 II. PHẦN NỘI DUNG 04<br />
8 1. Cơ sở lý luận 04<br />
9 2.Thực trạng 06<br />
10 2.1 Thuận lợi khó khăn 07<br />
11 2.2 Thành công hạn chế 07<br />
12 2.3 Mặt mạnh mặt yếu 07<br />
13 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 08<br />
14 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài 08<br />
đã đặt ra<br />
15 3. Giải pháp, biện pháp: 08<br />
16 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 11<br />
17 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 12<br />
18 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 16<br />
19 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17<br />
20 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 18<br />
nghiên cứu <br />
21 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa 18<br />
học của vấn đề nghiên cứu<br />
22 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19<br />
23 1. Kết luận: 19<br />
24 2. Kiến nghị: 19<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 1<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
Hoá học trong trường trung học cơ sở giữ một vai trò quan trọng trong <br />
việc hình thành và phát triển tri thức của học sinh. Mục đích của môn học là <br />
giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những <br />
tri thức, hiểu biết về thế giới, con ng ười thông qua các bài học, giờ thực <br />
hành... của hoá học. Học hoá là để hiểu, để giải thích đư ợc các vấn đề thực <br />
tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất <br />
bằng các phương trình phản ứng hoá học... Đồng thời là khởi nguồn, là cơ <br />
sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con <br />
người. Hoá học góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm ảnh hưởng <br />
đến đời sống, tinh thần của con người... <br />
Để đạt được mục đích của học hoá học trong chương trình thì g iáo <br />
viên dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài <br />
những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phư<br />
ơng pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của <br />
học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Trong sáng <br />
<br />
kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề cập đến một khía cạnh “Lồng <br />
<br />
ghép một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho <br />
học sinh lớp 9 THCS” với mục đích xây dựng hệ thống các hiện tượng <br />
hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương I hóa học lớp 9, nhằm giáo <br />
dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh… Để hoá học <br />
không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”.<br />
<br />
Để đạt các mục tiêu đó thì đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy <br />
học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích <br />
cực”. Làm cho “học” là quá trình kiến tạo, tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai <br />
thác và xử lí thông tin,…Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và <br />
phẩm chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: <br />
cách tự học, sáng tạo, hợp tác,…dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa <br />
học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại <br />
<br />
G v: Võ Văn An 2<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
và tương lai…giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, <br />
bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội.<br />
<br />
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy <br />
bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, <br />
người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần <br />
khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài <br />
giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo <br />
của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ <br />
những lí do đó tôi chọn đề tài: Lồng ghép một số hiện tượng thực tiễn <br />
tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương I hóa học 9.<br />
<br />
2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI<br />
<br />
Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài <br />
giảng trong chương I hóa học lớp 9.<br />
Vận dụng hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn ở trên vào bài <br />
giảng<br />
nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh… Để <br />
hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa <br />
học”.<br />
<br />
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:<br />
<br />
Hứng thú học tập của học sinh trong môn hóa học khi lồng ghép các <br />
hiện tượng thực tiễn vào một số bài học trong môn Hóa học 9.<br />
Quá trình dạy học bộ môn Hóa học tại các lớp: 9A1; 9A2; 9A3; 9A4 <br />
của trường THCS Lê Đình Chinh. <br />
Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, <br />
kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn <br />
hóa học.<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 3<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
4 . GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:<br />
<br />
Một số bài dạy trong chương 1 hóa học lớp 9.<br />
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 9 Học kỳ I năm học 20152016 <br />
của trường THCS Lê Đình Chinh Quảng Điền Krông Ana Đăk Lăk.<br />
<br />
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, <br />
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.<br />
<br />
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 9. <br />
Mục tiêu chương trình hóa 9 để xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa <br />
học phát huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng <br />
thú, say mê học tập bộ môn.<br />
<br />
Nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu: Luật giáo dục về đổi mới chương <br />
trình, phương pháp dạy học tích cực bộ môn hóa…<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa học 9 ở trường THCS Lê Đình <br />
Chinh Quảng Điền Krông Ana Đăk Lăk <br />
<br />
Tổng hợp các hiện tượng hóa học thực tiễn áp dụng cho một số bài <br />
dạy cụ thể ở chương 1 hóa học 9.<br />
<br />
II . PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:<br />
<br />
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới <br />
đều coi là chiến lược của dân tộc mình .Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng <br />
sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, <br />
tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của <br />
quốc gia đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 4<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát <br />
triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của <br />
ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho <br />
học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc <br />
sống mang tính giáo dục.<br />
<br />
Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề <br />
nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ <br />
thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích <br />
học môn đó. Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc <br />
điểm lứa tuổi của học sinh, từ đó để lựa chọn phương pháp dạy học phù <br />
hợp.Trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng hóa <br />
học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy <br />
môn hóa học rất gần gũi với các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt <br />
động học tập cho học sinh theo những cơ sở lí luận sau:<br />
<br />
Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, <br />
Sinh học, Hóa học…nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các <br />
mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó <br />
nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học hóa học nói riêng và trong các lĩnh <br />
vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối <br />
quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của hóa học với nhau mà còn <br />
giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, hóa học, toán học, vật lí,…<br />
<br />
Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào đều liên quan đến <br />
kiến thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, kiến thức sinh học, vật <br />
lý…, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm <br />
cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ <br />
giữa các môn học với nhau.<br />
<br />
Ví dụ: khi học vật lí ta giải thích hiện tượng: càng lên cao thì không <br />
khí càng loãng dựa vào lực hút của trái đất, thì với hóa học các em sẽ hiểu <br />
<br />
G v: Võ Văn An 5<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
rõ hơn là do khối lượng mol các khí nặng nhẹ khác nhau, khí oxi có khối <br />
lượng mol nặng hơn so với khối lượng mol của không khí nên tập trung bên <br />
dưới, tầng trên chỉ còn lại các khí có khối lượng mol nhỏ ít khí oxi nên <br />
không khí loãng.<br />
<br />
Tuy nhiên để dạy theo cách trên, người giáo viên phải biết chọn <br />
những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy. <br />
Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội <br />
dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. <br />
<br />
Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử <br />
dụng các hiện tượng thực tiễn thì ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích <br />
cực say mê học tập mà còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo <br />
vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến <br />
thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục đang đẩy mạnh <br />
trong các năm gần đây.<br />
<br />
2. THỰC TRẠNG<br />
Trước tình hình học hoá học phải đổi mới ph ương pháp dạy học đã và <br />
đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu <br />
tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo <br />
dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi <br />
tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề có tính chất cập nhật và <br />
mới mẻ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn và giáo <br />
dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.<br />
Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả <br />
những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm <br />
dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất .<br />
* Thực tế giảng dạy cho thấy:<br />
Môn hoá học là một trong những môn học khó, nếu không có bài <br />
giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học <br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 6<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ <br />
phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực <br />
tiễn của hoá học.<br />
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa <br />
đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng <br />
loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò <br />
là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành ng<br />
ười cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là ngư ời hướng <br />
dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học.<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn:<br />
* Thuận lợi.<br />
Đa số học sinh ngoan có ý thức kỷ luật cao, học tập khá đều đa số <br />
ham thích học tập môn hóa học.<br />
Đội ngũ giáo viên trẻ năng động đầy nhiệt huyết với công việc<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh luôn nhận được sự quan tâm, và tạo <br />
điều kiện của các cấp lãnh đạo. Phòng giáo dục và lãnh đạo nhà trường <br />
thường xuyên quan tâm tới các hoạt động của nhà trường đặc biệt là về <br />
chuyên môn. <br />
* Khó khăn.<br />
Môn hóa học còn mới mẻ với các em, thời gian học lại không nhiều <br />
nên việc học tập cũng gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt.<br />
Năng lực học tập của học sinh không đồng đều. Ý thức học tập của <br />
một số em chưa cao, còn xem nhẹ việc học tinh thần học tập chưa tốt .<br />
Một số học sinh kinh tế gia đình còn gặp khó khăn bố mẹ chưa có thời <br />
gian để quan tâm tới việc học của con em mình.<br />
2.2. Thành công, hạn chế.<br />
* Thành công.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 7<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
Với nội dung của đề tài này sau khi áp dụng vào thực tiễn giảng dạy <br />
tôi nhận thấy học sinh các em chủ động và tự tin hơn trong học tập.<br />
* Hạn chế.<br />
Để đề tài trên được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy đem lại hiệu <br />
quả cần phải có lượng thời gian nhất định, nên với lượng thời gian phân bố <br />
như hiện nay khi áp dụng khó đem lại hiệu quả như mong muốn.<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.<br />
* Mặt mạnh.<br />
Khi vận dụng đề tài này vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh không <br />
còn lúng túng khi gặp hay giải thích môti số hiện tượng thực tế trong đời <br />
sống liên quan đến môn học.<br />
* Mặt yếu.<br />
Kiến thức về hóa học đối với học sinh còn mới mẻ với các em, với <br />
thời lượng 2 tiết / tuần khó có thể có đủ thời gian để mở rộng hay giảng <br />
giải cho các em, nên việc truyền thụ kiến thức gặp phần nào khó khăn.<br />
Kiến thức hóa học tương đối đa dạng và phức tạp nên đối tượng học <br />
sinh yếu kém vẫn còn lúng túng khi vận dụng hay giải thích một số hiện <br />
tượng thường ngày.<br />
2.4. các nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
Khi dạy môn hóa học tôi nhận thấy việc phát hiện tìm tòi suy luận <br />
dựa vào kiến thức hóa học để giải thích cho một hiện tượng nào đó của các <br />
em còn yếu, nên việc gây hứng thú cho các em về môn học còn khó khăn, <br />
ảnh hương tới chất lượng môn học. <br />
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt <br />
ra.<br />
Vấn đề học tập của học sinh, cũng như việc truyền thụ kiến thức của <br />
giáo viên trong dạy học nói chung rất đa dạng. Tuy nhiên mỗi thầy giáo, cô <br />
giáo luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới phương pháp nhằm mang lại hiệu <br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 8<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
quả cao nhất trong dạy học. Mỗi môn học, mỗi đơn vị, mỗi lớp học đều có <br />
những thuận lợi và khó khăn nhất định. Riêng môn Hóa Học mà tôi trực tiếp <br />
giảng dạy tại đơn vị Lê Đình Chinh bước đầu cũng gặp những khó khăn <br />
nhất định, phần nào còn mới mẻ, lạ lẫm với học trò, nội dung kiến thức khá <br />
trừu tượng. Bên cạnh đó cơ sở vật chất còn hạn chế chưa có phòng thực <br />
hành thí nghiệm cho môn học nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng môn <br />
học. Tuy vậy được sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đã phần nào giải quyết <br />
được khó khăn. Bên cạnh đó trong quá trình dạy học bản thân luôn tìm tòi, <br />
sáng tạo trong dạy học, thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với từng đối <br />
tượng, đã truyền được cảm hứng cho các em, chất lượng môn học được <br />
nâng lên rõ rệt.<br />
<br />
3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP<br />
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “Lồng ghép <br />
một số hiện tượng thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh <br />
lớp 9 THCS” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê; học sinh hiểu được <br />
vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học. Để thực hiện được, người <br />
giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, <br />
tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh <br />
ở thành thị, nông thôn …; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối <br />
tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ <br />
động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà ; đôi lúc có khôi hài như<br />
ng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hoá học. Tuy nhiên, <br />
thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời <br />
sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn <br />
uống”.<br />
Các hình thức tổ chức thực hiện:<br />
Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học <br />
sinh hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất <br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 9<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu <br />
cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích.<br />
Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: Vấn đề môi trường <br />
luôn được nhắc đến hằng ngày như: khói bụi, nước thải của sinh hoạt…có <br />
liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết hay không. Tùy vào thực trạng của <br />
từng địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho gần gũi.<br />
Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh <br />
thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để <br />
tìm hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng <br />
dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.<br />
<br />
Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh <br />
sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng <br />
ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống <br />
giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy <br />
tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để <br />
các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.<br />
Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh <br />
hay không nhờ vào người giáo viên rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc <br />
biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình <br />
huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ <br />
cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy. Lồng ghép môi trường <br />
vào bài dạy: Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con <br />
người nhắc đến rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng <br />
thường xuyên bắt gặp như: nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy <br />
xí nghiệp, các khu công nghiệp...; khói bụi của các phương tiện giao thông, <br />
của các khu công nghiệp,... có liên quan gì đến những diễn biến bất thường <br />
của thời tiết hiện nay không? Giáo viên dạy học bộ môn hóa có thể lồng <br />
ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các chất, hay ứng dụng của một <br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 10<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
số chất... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý <br />
thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng <br />
của từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần<br />
gũi với các em, Liên hệ thực tế, Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời <br />
sống thường ngày, sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể <br />
tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện <br />
tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp <br />
ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học <br />
mới tiếp theo. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường <br />
qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn <br />
đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý <br />
nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò <br />
của học sinh. <br />
<br />
Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay <br />
cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học <br />
sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình <br />
thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của <br />
học sinh trong quá trình học tập.<br />
<br />
Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông <br />
qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh <br />
trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì <br />
muốn giải được bài toán hoá đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến <br />
thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế <br />
nào?<br />
<br />
Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua <br />
những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất <br />
cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không <br />
khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học tập.<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 11<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh <br />
đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình …sau khi đã học bài giảng. <br />
Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức <br />
đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm <br />
hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Giúp <br />
học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.<br />
<br />
Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó <br />
liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. <br />
Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết <br />
nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với <br />
gắn nó với thực tiễn hàng ngày. Khi học xong bất kỳ vấn đề gì học sinh <br />
thấy có ứng dụng cho thực tế cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, hứng thú <br />
hơn. Từ đó các em sẽ tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do <br />
đó mỗi bài học giáo viên nên cố gắng đưa ra một số ứng dụng thực tiễn sẽ <br />
lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.<br />
<br />
Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng hóa học thực <br />
tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn hóa ở THCS <br />
chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng. Do đó <br />
giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp.<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp biện pháp<br />
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm trang bị cho <br />
học sinh một cách có hệ thống về phương pháp giải các dạng bài tập hóa <br />
học giải thích tình huống, nhằm giúp cho học sinh có khả năng vận dụng tốt <br />
dạng bài tập này, rèn cho học sinh khi gặp dạng bài tập nào đều có khả năng <br />
định hướng được cách giải. <br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 12<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
HỆ THỐNG CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC THỰC TIỄN DÙNG CHO <br />
CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG I HÓA HỌC 9<br />
<br />
CHƯƠNG I: CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ<br />
<br />
Câu 1:<br />
Giải thích tại sao trên bề mặt các hố nước vôi tôi lâu ngày thường có <br />
lớp màng chất rắn?<br />
Giải thích được chất rắn xuất hiện như một lớp màng mỏng trên mặt <br />
hố nước vôi là do xảy ra phản ứng;<br />
<br />
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào <br />
bài ở Bài 1: Tính chất hóa học của oxitKhái quát về sự phân loại oxit.<br />
<br />
Câu 2:<br />
<br />
Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước <br />
vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính <br />
mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau <br />
khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ?<br />
<br />
Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit: <br />
<br />
CaO + H2O Ca(OH)2<br />
<br />
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem <br />
theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt <br />
tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần <br />
tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính <br />
mạng.<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào <br />
bài ở Bài 2: Một số Oxit quan trọng<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 13<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
Câu 3: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?<br />
<br />
Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt <br />
trong (ô tô, xe máy...) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng <br />
với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong <br />
khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.<br />
<br />
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4<br />
<br />
2NO + O2 → 2NO2<br />
<br />
4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3<br />
<br />
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. <br />
<br />
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. <br />
Mưa axit làm hư hỏng các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến <br />
(các loại đá này thành phần chính là CaCO3):<br />
<br />
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O<br />
<br />
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O<br />
<br />
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên <br />
những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. <br />
Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta <br />
đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học <br />
sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng <br />
cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên liên hệ tích <br />
hợp môi trường trong bài 2: Một số Oxit quan trọng, ý thứ 2 có thể liên hệ khi học <br />
bài 29: Axit Cacbonic và muối Cacbonat<br />
<br />
Câu 4: Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?<br />
<br />
Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao <br />
đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng <br />
độ thấp ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các <br />
<br />
G v: Võ Văn An 14<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein thành <br />
các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.<br />
<br />
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường <br />
đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn <br />
0,0001 mol/l người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn <br />
0,001 mol/l người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa <br />
muối hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa <br />
bớt lượng axit trong dạ dày.<br />
<br />
NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O<br />
<br />
Áp dụng: Nhu cầu ngày càng cao của con người kéo theo nhu cầu ăn <br />
uống ngày càng đa dạng, phong phú. Vấn đề ăn uống ảnh hưởng dạ dày <br />
ngày càng tăng. Giáo viên có thể đưa vấn đề này trong phần ứng dụng của <br />
axit clohiđric ở bài 3: Tính chất hóa học của A xit.. <br />
<br />
Câu 5 : Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?<br />
<br />
Giải thích: Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có <br />
axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit <br />
làm ta đỡ đau.<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính <br />
chất hóa học của bazơ ở Bài 7:Tính chất hóa học của Bazơ<br />
<br />
Câu 6: Tại sao khi quét vôi tôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng <br />
lại ?<br />
<br />
Giải thích: Vôi tôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi <br />
cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH) 2 nhanh <br />
chống khô và cứng lại vì tác dụng với CO 2 trong không khí theo phương <br />
trình:<br />
<br />
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O <br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 15<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính <br />
chất hóa học của canxi hiđroxit ở Bài 8:Một số Bazơ quan trọng<br />
<br />
Câu 7: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy <br />
xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?<br />
<br />
Giải thích: Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm <br />
thời là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. <br />
<br />
Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:<br />
<br />
Ca(HCO3)2 t0<br />
CaCO3↓ + CO2↑ + H2O<br />
<br />
Mg(HCO3)2 t0<br />
MgCO3↓ + CO2↑ + H2O<br />
<br />
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy <br />
lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để <br />
nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch)<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất <br />
hóa học một số muối bị nhiệt phân hủy (ở bài 9: Tính chất hóa học của <br />
muối). Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống <br />
từ đó có thể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn <br />
trong học tập. Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện <br />
được dễ dàng.<br />
<br />
Câu 8: Vì sao nước mắt lại mặn? Giải thích: Nước mắt mặn vì <br />
trong nước mắt có một lượng nhỏ muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm <br />
phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu <br />
làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng <br />
hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt các câu hỏi trên cho phần liên hệ thực <br />
tế trong bài 10: Một số muối quan trọng.<br />
<br />
Câu 9: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?<br />
<br />
G v: Võ Văn An 16<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali <br />
cho cây.<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt hai câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề <br />
vào bài hoặc liên hệ thực tế trong ở bài 11: Phân bón hóa học <br />
<br />
Câu 10: Bằng kiến thức hóa học em hãy giải thích câu tục ngữ sau?<br />
<br />
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ<br />
<br />
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên<br />
<br />
Giải thích: Tia lửa điện phát ra từ sấm sét trong cơn mưa làm xẩy ra <br />
phản ứng N2 + O2 2 NO và sau đó xẩy ra một chuỗi các phản ứng hóa <br />
học như sau: NO o 2 NO2 HNO3 , một lượng nhỏ HNO3 tan <br />
<br />
<br />
<br />
theo nước mưa thấm vào đất , hòa tan một số muối khoáng trong đất làm tạo <br />
ra một lượng đạm nitrat ( NO3 ) và một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho <br />
keo đất đã làm cho cây trồng trở nên tốt tươi hơn.<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt hai câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề <br />
vào bài hoặc liên hệ thực tế trong ở bài 11: Phân bón hóa học <br />
<br />
Câu 11: Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, <br />
giun tròn sống trong đất, nước… giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn <br />
nữa ?<br />
<br />
Giải thích: Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại <br />
này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một <br />
lượng urê thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là <br />
không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày trước nữa.<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tích hợp bảo vệ <br />
môi trường trong bài 11: Phân bón hóa học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 17<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
Câu 12: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta <br />
thường bón vôi bột?<br />
<br />
Giải thích: Thành phần của vôi bột gồm CaO và Ca(OH)2 và một số <br />
ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, <br />
Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua.<br />
<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức <br />
các bài đã học trước để trả lời dẫn vào bài 12: Mối quan hệ giữa các loại <br />
hợp chất vô cơ<br />
3.3 . Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện giải pháp, biện pháp như đã nêu trên cần đảm bảo các <br />
điều kiện sau.<br />
Đối với Giáo viên: Phải tìm hiểu sâu về kiến thức SGK cũng như kiến <br />
thức về cách xác định các hiện tượng hóa học.<br />
Nghiên cứu kỹ các mục tiêu kiến thức hoá học rồi vận dụng để tìm <br />
các ví dụ.<br />
Nghiên cứu kỹ các mục tiêu để có phương pháp tổ chức dạy học đúng <br />
hướng không mâu thuẫn với nội dung.<br />
Phần chuẩn bị bài của giáo viên có vai trò quyết định trong sự thành <br />
công của tiết dạy. Vì vậy đòi hỏi giáo viên bắt buộc phải chuẩn bị giáo án, <br />
đồ dùng, cùng các phương tiện dạy học cần thiết trước khi lên lớp. Nếu <br />
chuẩn bị tốt cho giờ lên lớp giáo viên sẽ rất nhẹ nhàng và không bị lúng túng <br />
trong khâu xử lý kiến thức, tổ chức các hoạt động dạy học tập và từng tình <br />
huống sư phạm xảy ra trên lớp đồng thời khéo léo phân bố thời gian hợp lý <br />
trong tiết dạy để đưa các ví dụ có liên quan đến cách xác định tình huống <br />
hoá học trong nội dung của từng bài học mà mục đích của bài yêu cầu.<br />
Thái độ của giáo viên cũng là nhân tố rất quan trọng trong việc góp <br />
phần vào sự thành công của tiết học vì mọi hoạt động dạy học luôn diễn ra <br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 18<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
sự tương tác về tâm lý, hoàn cảnh giữa giáo viên với học sinh. Giáo viên <br />
ngoài dạy kiến thức còn truyền cho các em ý thức để học tập.<br />
Trong dạy học cần có phần đặt vấn đề vào bài mới và kết thúc vấn <br />
đề sau khi hoàn thành từng phần cũng như toàn bài học giúp học sinh tăng <br />
hưng phấn khi vào bài và cảm thấy thoải mái khi giải quyết được các vấn <br />
dề. Giờ học phải có bầu không khí không căng thẳng, phát huy được tinh <br />
thần thi đua có nhận xét phê bình, tuyên dương, chấm điểm nhằm khích lệ <br />
tinh thần tự học của học sinh.<br />
Giáo viên cần phân loại học sinh để có phương pháp cũng như yêu <br />
cầu các bài tập phù hợp, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn học sinh sửa sai <br />
cho học sinh, lắng nghe các ý kiến phản hồi từ đó có hướng điều chỉnh phù <br />
hợp.<br />
3.4. Mỗi quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Các biện pháp giải pháp đã nêu ở trong đề tài có thể dùng cho giáo <br />
viên tham khảo khi dạy các tiết bài mới, tự chọn, có thể dùng đề tài này để <br />
phụ đạo học sinh ít hứng thú môn học, hay bồi dưỡng học sinh giỏi tùy mức <br />
độ hiện tượng.Tất cả các các dạng nói trên có mỗi quan hệ với nhau là giải <br />
thích hiện tượng hóa học ở các khía cạnh khác nhau, do đó để học tốt môn <br />
hóa học thì giáo viên cần phải giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức trong <br />
từng tiết học.<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm<br />
Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy “Lồng ghép hiện <br />
tượng thực tiễn trong dạy học hóa học” kết hợp với nhiều phương pháp <br />
khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định: <br />
Đã rèn luyện được cho học sinh khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc <br />
sống bao gồm các kĩ năng đặc trưng chung là:<br />
Khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các hiện <br />
tượng trong thực tế.<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 19<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác.<br />
Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa <br />
học rất ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất thấp.<br />
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện <br />
tượng thực tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ <br />
rệt thông qua chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao.<br />
Với cố gắng của bản thân, tôi tin rằng tỉ lệ học sinh yếu sẽ được <br />
giảm hơn nữa, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường .<br />
Đề tài này được áp dụng thực hiện đối với học sinh khối 9 học kỳ I <br />
năm học 20152016 mặc dù học sinh có năng lực học tập không đều nhau <br />
nhưng sau khi áp dụng đề tài nhìn chung các em đã có hứng thú học tập và <br />
tiếp thu bài tốt. Những em học sinh trung bình thì tiến bộ rõ rệt, <br />
Kết quả học tập của học sinh chuyển biến rõ rệt nhất là những bài <br />
kiểm tra nhỏ sau mỗi tiết dạy.<br />
Khả năng khắc sâu kiến thức của học sinh khá tốt thông qua các tiết <br />
dạy trên lớp và các bài kiểm tra sau khi áp dụng đề tài.<br />
Kết quả ở HKI năm học 20152016 môn hóa học 9 của trường như <br />
sau : <br />
<br />
<br />
Năm học Khá , giỏi Trên TB Dưới TB<br />
<br />
<br />
HKI (20142015) 20,5% 63,4% 36,6%<br />
<br />
<br />
HKII (20142015) 22,4% 70,1% 29,9%<br />
<br />
<br />
HKI (20152016) 30,3% 89,7% 10,3 %<br />
<br />
<br />
Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp <br />
áp dụng giải thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 20<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
III . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. KẾT LUẬN. Để có những tiết học đạt hiệu quả cao luôn là niềm <br />
trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương <br />
tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt <br />
được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp <br />
sáng ngọn lửa ” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh . Trong nội <br />
dung đề tài này, tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và <br />
có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Tôi hi <br />
vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy học hoá học, mặc <br />
dù trong đề tài này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan . Nhìn <br />
chung học sinh có thái độ hứng thú học tập và yêu thích bộ môn hoá học <br />
hơn.<br />
<br />
2. KIẾN NGHỊ<br />
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường đang là vấn <br />
đề bức xúc. Để dạy hoá học trong nhà trường có hiệu quả tôi đề nghị một <br />
số vấn đề sau: <br />
Đối với giáo viên: Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu <br />
các vấn đề hoá học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài <br />
giảng thu hút được học sinh.<br />
Đối với Phòng GD & ĐT: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài <br />
liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá <br />
trình giảng dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay, nên phổ biến <br />
để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Có như thế vốn kiến <br />
thức của giáo viên sẽ dần được nâng lên. <br />
Với thực trạng học hoá học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy <br />
học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc <br />
nâng cao chất lượng học hoá học trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng <br />
song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến <br />
<br />
G v: Võ Văn An 21<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn <br />
thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. <br />
Quảng Điền, ngày 10 tháng 2 năm 2016<br />
Người Viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Văn An<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
( Ký tên, đóng dấu )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 9 ( Nhà xuất bản giáo dục – Năm <br />
<br />
2012 Tác giả: Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng – Ngô Văn Vụ)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 22<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
2. SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 9 ( Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2012 <br />
<br />
Tác giả: Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng – Nguyễn Phú Tuấn – Ngô <br />
Văn Vụ )<br />
<br />
3. 385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG ( Nha xu<br />
̀ ất <br />
bản giáo dục – Năm 2006 – Tác giả: Nguyễn Xuân Trường)<br />
<br />
4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC ( Nhà xuất bản đại học sư <br />
<br />
phạm – năm 2006 – Tác giả: GS.TSKH Nguyễn Cương – TS. Nguyễn <br />
Mạnh Dung)<br />
<br />
5. Những chuyên đề hay và khó Hóa Học THCS: Nhà xuất bản giáo dục <br />
việt nam.<br />
<br />
6. Tài liệu tham khảo trên Internet: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
G v: Võ Văn An 23<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI<br />
<br />
LỒNG GHÉP MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN TẠO <br />
HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC<br />
CHƯƠNG I HÓA HỌC 9.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: VÕ VĂN AN<br />
Đơn vị: LÊ ĐÌNH CHINH <br />
Chức vụ: Giáo Viên<br />
Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm<br />
Môn đào tạo: HOÁ HỌC <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />