ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BẢO LÂM<br />
TRUNG TÂM GDNNGDTX BẢO LÂM<br />
*********<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH<br />
<br />
<br />
TÍCH HỢP CÁC CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC <br />
TIỄN ĐỜI SỐNG NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP <br />
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC <br />
PHẦN “SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Phạm Thị Thủy<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Tổ: GDTX<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
A.ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
4. Phạm vi đề tài<br />
5. Nội dung đề tài<br />
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br />
1.Cơ sở lí luận của đề tài<br />
1.1 Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống trong giờ <br />
dạy bài học về “Vi sinh vật” sinh học 10<br />
1.1.1: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp<br />
1.1. 2: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội <br />
dung học với thực tiễn đời sống<br />
1.1.3: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định <br />
bằng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống<br />
2. Thực trạng sử dụng các câu hỏi liên quan thực tiễn đời sống<br />
3. Nội dung vấn đề<br />
3.1. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống <br />
trong tiết dạy:<br />
3.1.1 Đặt tình huống vào bài mới<br />
3.1.2 Lồng ghép tích hợp kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống về môi <br />
trường vào bài dạy<br />
3.1.3 Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy<br />
3.2. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài <br />
giảng phần “ Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10<br />
3.2.1 Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài <br />
giảng thuộc Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật<br />
3.2.2 Hệ thống bộ câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài <br />
giảng thuộc Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật<br />
3.2.3 Hệ thống bộ câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài <br />
giảng thuộc Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm<br />
4.Tự đánh giá<br />
C. KẾT LUẬN<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
TÍCH HỢP CÁC CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG <br />
NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY <br />
HỌC SINH HỌC PHẦN “ SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10<br />
<br />
<br />
A. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ <br />
khoảng 4 5 năm thì khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự phát triển <br />
chung đó thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất. Sự gia tăng khối lượng tri thức, <br />
sự đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy <br />
học, đào tạo thế hệ trẻ.<br />
Trên đà phát triển đó, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung <br />
vào việc đổi mới phương pháp ở các cấp bậc học. Phong trào đổi mới phương <br />
pháp dạy học đã và đang trở thành một phong trào nổi trội mà tất cả những <br />
người làm công tác giáo dục hưởng ứng một cách tích cực. Bản thân tôi cũng là <br />
một trong những người được xã hội tôn vinh là “Kĩ sư tâm hồn”, cũng ôm ấp <br />
trong mình biết bao nhiêu là ước mơ sẽ góp phần đào tạo một thế hệ trẻ năng <br />
động, sáng tạo, thành thục các kĩ năng sống, đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội <br />
hiện nay.<br />
Với bộ môn sinh học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảng <br />
hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng phải có sự <br />
khác biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy học tích <br />
cực được sử dụng thường xuyên như: Thảo luận nhóm, Nêu vấn đề...Nhằm <br />
nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Sinh <br />
học của học sinh thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng thực tế bộ môn vào các <br />
bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Sinh học ở các trường THPT hiện nay ít <br />
được chú trọng, nếu không nói là bỏ quên. Đối với môn Sinh học : các khái <br />
niệm, quy luật, các hiện tượng…..nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng <br />
làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt với các học sinh có tư duy <br />
không tốt sẽ có xu hướng dẫn đến sợ bộ môn Sinh học.<br />
Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn <br />
sinh học, tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Sinh học của học sinh, <br />
từ đó dần nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay , <br />
<br />
<br />
3<br />
người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai <br />
thác thêm các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng <br />
bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học <br />
sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó <br />
tôi chọn đề tài: “Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống <br />
nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần: <br />
Sinh học vi sinh vật sinh học 10”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Xây dựng hệ thống một số câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống <br />
thuộc kiến thức bộ môn sinh học cho các bài giảng thuộc phần “Vi sinh vật” <br />
Sinh học 10 trong chương trình THPT ban cơ bản. Vận dụng hệ thống các hiện <br />
tượng, ứng dụng thực tế trong cuộc sống đã xây dựng để dạy học Sinh học <br />
nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tài liệu.<br />
Qua các tiết thực nghiệm trên lớp<br />
Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng học tập <br />
của học sinh.<br />
4. Phạm vi đề tài<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức gắn với thực tế bộ môn để <br />
dạy học Sinh học theo hướng dạy học tích cực trong phạm vi dạy học các bài <br />
dạy về “Sinh học vi sinh vật” sinh học 10 cơ bản ở Trung tâm GDNN GDTX <br />
huyện Bảo Lâm.<br />
<br />
5. Nội dung đề tài<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng thí nghiệm một cách tích cực khi dạy <br />
các bài học về “Sinh học vi sinh vật” sinh học 10 ở Trung tâm GDNN GDTX <br />
huyện Bảo Lâm trên các mặt:<br />
<br />
Lý luận về phương pháp.<br />
<br />
Hệ thống bộ câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống được khai thác <br />
nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1.Cơ sở lí luận của đề tài<br />
1.1 Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống trong <br />
giờ dạy bài học về “Vi sinh vật” sinh học 10.<br />
<br />
Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tế bộ môn” <br />
theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng <br />
sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được <br />
sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn HS khai thác, tìm tòi phát hiện kiến <br />
thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức <br />
và tư duy khoa học sinh học.<br />
<br />
Ứng dụng sinh học vào thực tế cuộc sống là một yếu tố đặc trưng trong <br />
hoạt động dạy học, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy <br />
học sinh học ở trường phổ thông.<br />
<br />
Đối với học sinh Trung tâm GDNN GDTX huyện Bảo Lâm các em chưa có <br />
nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn <br />
chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo <br />
viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy sinh học phải biết nắm tâm <br />
lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách <br />
khai thác các hiện tượng, ứng dụng sinh học thực tiễn trong tự nhiên và trong <br />
đời sống hàng ngày để các em thấy môn sinh học rất gần gũi với các em. Giáo <br />
viên phải tổ chức được các hoạt động tự lực học tập cho học sinh theo những <br />
cơ sở lí luận sau:<br />
<br />
1.1.1: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh <br />
học, Hóa học…nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng <br />
kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu <br />
hướng hiện nay trong dạy học sinh học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học <br />
nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ <br />
của các lĩnh vực không những của sinh học với nhau mà còn giữa các ngành khoa <br />
học khác nhau như: sinh học, toán học, vật lí,…Khi dạy kiến thức sinh học bất <br />
kể từ lĩnh vực nào: Sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, di truyền học …đều <br />
liên quan đến kiến thức vật lí, hóa học hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc <br />
kiến thức thành phần hóa học của tế bào: gluxit, lipit, protein,…đều liên quan <br />
đến kiến thức hóa học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích <br />
hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự <br />
liên hệ giữa các môn học với nhau.<br />
Ví dụ: khi học hóa học ta giải thích hiện tượng: Tại sao nước một số sông <br />
hồ có màu den đó là do H2S trong nước ao kết hợp với Fe để tạo thành FeS kết <br />
tủa, Thì với sinh học các em sẽ hiểu rõ hơn trong các môi trường kị khí như bùn <br />
trong các ao, sông, hồ một số vi sinh vật phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác <br />
thực vật, vận chuyển Ion và electron đến chất nhận electron cuối cùng là SO 42 <br />
được gọi là hô hấp sunphat. Quá trình hô hấp này tạo ra khí H2S, khí này kết hợp <br />
với Fe có trong ao tạo ra Fes làm nước ao có màu đen. <br />
<br />
Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn <br />
những vấn đề quan trọng, mấu chót nhất của chương trình để giảng dạy còn <br />
phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài <br />
liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù <br />
hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn.<br />
Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các <br />
hiện tượng, ứng dụng thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê <br />
học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, <br />
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. <br />
Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm <br />
gần đây.<br />
<br />
1.1. 2: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các <br />
nội dung học với thực tiễn đời sống.<br />
Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và <br />
học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo <br />
khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên <br />
<br />
6<br />
hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.<br />
Ví dụ: Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu?<br />
Giải thích:Khi muối dưa cà, axitlactic do vi khuẩn lactic tiết ra cùng với nồng <br />
độ muối cao kìm hãm sinh trưởng của các vi sinh vật khác, đặc biệt là vi sinh vật <br />
gây thối rau quả.<br />
<br />
1.1.3: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả <br />
định bằng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống.<br />
<br />
Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm <br />
chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, <br />
trong đó hình thức giảng dạy bằng cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào <br />
các phương pháp dạy để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng <br />
tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó <br />
giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.<br />
Ví dụ: Khi học bài: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của <br />
vi sinh vật sinh học 10, GV có thể đưa ra tình huống: Vì sao muốn bảo quản thịt <br />
cá người ta có thể bảo quản bằng cách ướp muối? HS sẽ nhanh chóng trả lời <br />
đó là do muối đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong thịt, cá. Tuy nhiên <br />
nếu hỏi vì sao muối lại có khả năng ức chế vi sinh vật thì học sinh không dễ <br />
giải thích được: Muối làm tăng cao áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi <br />
khuẩn là tác nhân gây hỏng thực phẩm và làm tế bào đó chết.<br />
Tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học sinh học tập và thi <br />
đua nhau tìm câu trả lời. Các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.<br />
2. Thực trạng sử dụng kiến thức gắn với thực ti ễn đời sống trong bài dạy <br />
về “Vi sinh vật” ở các trung tâm GDTX<br />
Chương trình Sinh học trung học phổ thông ở nước ta hiện nay (thể hiện thông <br />
qua nội dung sách giáo khoa của các lớp 10, 11 và 12) bao gồm nhiều phần khác <br />
nhau như: Di truyền học, tế bào học, sinh học vi sinh vật … Mỗi phần được thể <br />
hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận <br />
kiến thức khác nhau. Những tưởng rằng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ <br />
như vậy, thực tế cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn <br />
có khả năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức của các <br />
em trong đời sống thức tế ở chính gia đình của mình, việc giải thích những hiện <br />
tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản” ... Nhưng <br />
điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi.<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi <br />
ăn sữa chua, các em không biết quy trình làm thế nào, thậm chí nhiều em còn <br />
chưa biết cả thành phần và tác dụng của nó.<br />
Với kiến thức về sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, ở <br />
trên lớp các em có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác về Cấu trúc axit <br />
nucleotit, cấu trúc protein, cấu trúc virut, nêu đúng những định nghĩa, khái niệm <br />
về sinh trưởng của vi sinh vật, cấu trúc các loại virut, bệnh truyền nhiễm... Thế <br />
nhưng, với những câu hỏi đại loại như: “Lấy thêm một số thí dụ ứng dụng trong <br />
thực tế về phân giải vi sinh vật, bệnh do virut...”, cũng thực sự làm cho các em <br />
lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích được những hiện tượng rần <br />
gần gũi với đời sống: Tại sao khi muối dưa, cà nếu không để ráo nước trước khi <br />
muối thì dưa dễ bị nổi váng? hay tại sao virut HIV chỉ lây từ người này sang <br />
người khác mà không lây sang vật nuôi?...<br />
Các kiến thức sinh học về vi sinh vật lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt <br />
nhất để các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa <br />
vời” đối với các em. Quan sát bao bì một loại bột giặt thấy trong thành phần có <br />
chứa enzim, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh <br />
hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các quy luật, các khái niệm <br />
đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các khái niệm, <br />
cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên những <br />
trang vở, chúng tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh <br />
thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong <br />
cuộc sống của mỗi học sinh.<br />
Tôi cũng đã trao đổi vấn đề này với nhiều đồng nghiệp ở một số địa trung <br />
tâm khác, hầu như họ cũng có nhận định như vậy.<br />
Trăn trở với thực trạng đáng buồn trên, tôi đã thử đi tìm đâu là những nguyên <br />
nhân cơ bản của vấn đề và những nguyên nhân ấy bộc lộ dưới những hình thức <br />
nào?<br />
Theo tôi, nguyên nhân cơ bản và là nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể <br />
đến, là sự quá tải của chương trình. Nội dung kiến thức trong phần lớn các bài <br />
học là quá nhiều, không thích ứng với thời gian quy định của mỗi tiết học. Thực <br />
tế giảng dạy cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học, nếu chỉ sử dụng <br />
một cách “tiết kiệm” nhất: 2 phút để ổn định lớp, 5 phút để kiểm tra bài cũ (chủ <br />
yếu là kiểm tra những kiến thức rất cơ bản), 3 phút để củng cố bài (thực chất <br />
chỉ đủ để nhắc lại những kiến thức chính vào cuối tiết học) thì thời gian còn lại <br />
chỉ là 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động nhận thức của bài <br />
học. Trong khoảng thời gian này, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, việc <br />
làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên <br />
<br />
<br />
8<br />
không còn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với <br />
thực tế đời sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê <br />
tên gọi của các sự vật, hiện tượng mà thôi.<br />
Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và <br />
kiến thức sinh học nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông <br />
báo tái hiện”. Do những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị <br />
mà nhiều trường trung học phổ thông đã chưa khuyến khích được giáo viên đổi <br />
mới phương pháp dạy học, không tạo được cho họ những điều kiện tốt để có <br />
thể sử dụng các hình thức dạy học tiên tiến (sử dụng các phương tiện dạy học <br />
như tranh ảnh tự làm, tự sưu tầm, máy tính, thực hiện các tiết học bằng bài <br />
giảng điện tử, dã ngoại ...) và do đó lối “dạy chay” vẫn là cách dạy học ngự trị ở <br />
nhiều trung tâm hiện nay.<br />
Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp, nhiều <br />
giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung <br />
cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử <br />
dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều <br />
này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. <br />
Cũng phải thừa nhận rằng, nhiều địa phương hiện nay còn thiếu các tài liệu liên <br />
quan đến câu hỏi thực tế, thiếu các phương tiện nghe nhìn, thiếu các thông tin <br />
dưới dạng băng đĩa hình, thiếu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy <br />
học, nhất là các trường ở vùng nông thôn và miền núi. Điều đó gây không ít khó <br />
khăn cho giáo viên khi xây dựng bài giảng theo ý muốn của mình.<br />
Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là cách kiểm tra đánh giá hiện <br />
nay. Nội dung các bài thi và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập <br />
trung vào nội dung kiến thức mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng <br />
kiến thức vào thực tiễn, đây chính là một “khe hở” khá rộng, một nguyên nhân <br />
khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Mặt khác học sinh GDTX hiện nay <br />
học tập mang tính ép buộc, đối phó. Do xu thế xã hội về khả năng cơ hội việc <br />
làm nên ở những vùng thuần nông như trường Trung tâm GDNN GDTX huyện <br />
Bảo Lâm chúng tôi số lượng học sinh theo khối B rất ít, chủ yếu các em học để <br />
đậu tốt nghiệp<br />
Giải quyết thực trạng trên như thế nào? đó là một vấn đề khó. Như đã nêu <br />
trên, Tôi chỉ xin đưa ra một số giải pháp mang tính đơn lẻ, mong rằng những <br />
giải pháp này có thể giúp ích cho chúng ta cải thiện được ít nhiều thực trạng <br />
trên, nhằm giúp học sinh hứng thú học tập thông qua thực tế bộ môn.<br />
3. Nội dung vấn đề:<br />
3.1. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời <br />
sống trong tiết dạy:<br />
<br />
9<br />
3.1.1 Đặt tình huống vào bài mới.<br />
Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn <br />
(giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt <br />
ra một tình huống thực,tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng <br />
tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuống hút được sự chú ý của học sinh trong <br />
tiết dạy.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, <br />
tôi thường đặt ra vấn đề: Theo các em, hiện tượng gì xảy ra khi chúng ta để <br />
thức ăn tươi sống quá lâu bên ngoài môi trường? Khi tới bệnh viện hoặc các cơ <br />
sở y tế, em thấy có gì đặc trưng mà những nơi công cộng khác không có?.....<br />
Khi đó học sinh có thể trả lời: thức ăn sẽ ôi thiu, có mùi hôi<br />
ở bệnh viện có mùi khử trùng đặc trưng…<br />
Sau đó tôi dẫn vào bài: Vi sinh vật có môi trường sống rất đa dạng và phong phú, <br />
chúng có thể sinh trưởng tốt hoặc bị ức chế sinh trưởng trong những điều kiện <br />
nhất định. Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật? <br />
Chúng ta cùng tìm hiểu bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi <br />
sinh vật<br />
<br />
3.1.2 Lồng ghép tích hợp kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống về <br />
môi trường vào bài dạy.<br />
Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc đến <br />
rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bất gặp <br />
như: nước thải của một ao cá, chuồng heo, chuồng vịt...; khói bụi của các nhà <br />
máy xay cà phê, nhà máy chè, bô xit, các cánh đồng sau thu hoạch,... có liên quan <br />
gì đến những diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay không. Giáo viên dạy <br />
học bộ môn sinh có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các sản <br />
phẩm sinh học , hay ứng dụng của một số vi sinh vật... Ngoài việc gây sự chú ý <br />
của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường <br />
cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy các hiện <br />
tượng cho cụ thể và gần gũi với các em.<br />
Ví dụ: Cũng trong bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh <br />
vật. sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong các yếu tố ức chế sinh trưởng <br />
của VSV, tôi có thể lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường: Mặc dù VSV có tốc <br />
độ sinh trưởng nhanh, số lượng nhiều. Ttuy nhiên nếu trong cuộc sống mỗi <br />
chúng ta biết vệ sinh cơ thể, giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, thường <br />
xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khu dân cư, khơi thông cống rãnh thoát nước…<br />
<br />
<br />
10<br />
thì chúng ta sẽ giảm thiểu được lượng vi sinh vật gây hại, góp phần ức chế sự <br />
sinh trưởng của vi sinh vật, làm môi trường sống sạch hơn. <br />
3.1.3 Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy.<br />
Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống <br />
thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó <br />
mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được <br />
sự chú ý của học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng các hiện tượng sinh <br />
học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ bộ môn sinh ở <br />
THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện <br />
tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp, nếu học <br />
sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai trò quan <br />
trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.2. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các <br />
bài giảng phần “ Sinh học vi sinh vật” Sinh học 10.<br />
<br />
3.2.1 Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho <br />
các bài giảng thuộc Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi <br />
sinh vật<br />
<br />
Câu 1: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi <br />
thấy mùi khai ?<br />
Giải thích: Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm <br />
như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu <br />
cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị <br />
phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng: <br />
(NH2)2CO + H2O CO2 + 2NH3<br />
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động. Như <br />
vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa <br />
trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho <br />
không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.<br />
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khô, <br />
nắng nóng. Giáo viên có thể nêu vấn đề để chuyển sang mục “Hô hấp và lên <br />
<br />
11<br />
men” bài 22 sinh học 10 CB.<br />
<br />
Câu 2: Vì sao không nên bón Phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng <br />
lúa ngập nước?<br />
Giải thích: Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng dùng nitrat chủ yếu làm chất <br />
nhận điện tử. Tùy theo loài vi khuẩn mà sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N2, <br />
N2O hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng không hấp thụ được. Quá trình <br />
phản nitrat hóa xảy ra mạnh khi đất bị kị khí như khi dùng phân đạm (nitrat) <br />
cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân nitrat dùng bón cho <br />
lúa bị nhóm vi khuẩn này sử dụng rất nhanh, nitrat có thể mất hết rất nhanh mà <br />
cây trồng không kịp sử dụng.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài <br />
22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. <br />
<br />
<br />
Câu 3: Người ta đã áp dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, cà? Làm thế <br />
nào để muối được dưa, cà ngon?<br />
Giải thích: Muối dưa, cà là hình thức lên men lactic tự nhiên, do vi khuẩn lactic. <br />
Muốn muối dưa, cà ngon phải tạo điều kiện ngay từ đầu vi khuẩn lactic lấn át <br />
được vi khuẩn gây thối. Do đó phải cho đủ muối, nhưng không được quá nhiều <br />
vì sẻ ức chế ngay cả vi khuẩn lactic làm dưa không chua được.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài hoặc <br />
liên hệ thực tế quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật.<br />
<br />
Câu 4: Tại sao rượu vang hoặc sâmpanh đã mở thì phải uống hết?<br />
Giải thích: Đã mở phải uống hết vì để đén hôm sau dễ bị chua, rượu nhạt đi do <br />
axetic bị ôxi tạo ra giấm. Đây là quá trình oxi hóa hiếu khí được thực hiện bởi <br />
nhóm vi khuẩn axetic thuộc chi Acetobacter. Nếu để lâu nữa thì axit axetic bị ôxi <br />
hóa thành CO2 và nước làm rượu nhạt đi.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài <br />
thực hành lên men Etilic.<br />
<br />
Câu 5: Tại sao những quả có vị ngọt như vải, nhãn để 3 đến 4 ngày thường có <br />
mùi chua?<br />
Giải thích: Vì trong dịch quả có nhiều đường, nấm men ở trên vỏ xâm nhập vào <br />
và quá trình lên men diễn ra. Sau đó các vi khuẩn chuyển hóa dường thành rượu, <br />
từ rượu thành axit khiến quả bị chua.<br />
<br />
12<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài thực <br />
hành lên men Etilic.<br />
<br />
Câu 6: Tại sao dưa muối lại chua, ăn ngon và giữ được lâu?<br />
Giải thích: Muối dưa, cà là hình thức lên men lactic tự nhiên, do vi khuẩn lactic. <br />
Vị chua là vị của axit lactic. Do vi khuẩn lactic và dung dịch muối ức chế sự phát <br />
triển của các vi khuẩn gây thối nên giữ được lâu.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề, giới hạn kiến <br />
thức vào chương và bài học của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi <br />
sinh vật.<br />
<br />
Câu 7: Ở Thanh Hóa có đặc sản nem chua, ăn nem chua có đảm bảo sạch hay <br />
không vì nem chua làm bằng thịt sống hoàn toàn mà không qua đun nấu.<br />
Giải thích: Làm nem chua dựa trên nguyên lí lên men lactic đảm bảo an toàn, <br />
nhung nếu trong quá trình làm không vệ sinh đúng thì các vi khuẩn lên men thối <br />
hoạt động.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài <br />
thực hành lên men láctic.<br />
<br />
3.2.2 Hệ thống bộ câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho <br />
các bài giảng thuộc Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật<br />
<br />
Câu 1: Trong môi trường tự nhiên (đất, nước), pha lũy thừa có xảy ra không?<br />
Giải thích: Pha lũy thừa xảy ra trong điều kiện vi sinh vật được ổn định vì đầy <br />
đủ thức ăn. Trong môi trường tự nhiên, vi sinh vật phải chịu tác động với điều <br />
kiện ngoại cảnh luôn thay đổi: thành phần chất dinh dưỡng không đủ, sự thay <br />
đổi pH, nhiệt độ… và sự cạnh tranh của các vi sinh vật khác. Vì thế sinh trưởng <br />
của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên không thể diễn ra pha lũy thừa.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế mục “Sinh <br />
trưởng của quần thể vi sinh vật.<br />
<br />
Câu 2: Tại sao nói quá trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là hệ thống <br />
nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật.<br />
Giải thích: Nói tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là hệ thống nuôi cấy liên <br />
tục vì quá trình này được diễn ra liên tục: dạ dày thường xuyên được bổ sung <br />
thức ăn từ bên ngoài vào đồng thời thường xuyên thải các sản phẩm tiêu hóa ra <br />
ngoài, do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy liên tục.<br />
<br />
13<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài “Sinh trưởng <br />
của vi sinh vật” nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải <br />
thích hiện tượng trong cuộc sống.<br />
<br />
Câu 3: Tại sao dưa, cà muối lại bảo quản được lâu?<br />
Giải thích: Khi muối dưa, cà axit lactic do vi khuẩn lác tic tiết ra cùng với nồng <br />
độ muối cao kìm hãm sinh trưởng của các vi khuẩn khác, đặc biệt là vi sinh vật <br />
gây thối rau, quả.<br />
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ <br />
không biết. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi kết thúc bài “Ảnh hưởng <br />
của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật”.<br />
<br />
Câu 4: Tại sao phải bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp?<br />
Giải thích: Mục đích của việc bảo quản thực phẩm là giữ cho thực phẩm không <br />
bị vi sinh vật có trên bề mặt thịt, cá (đặc biệt là vi khuẩn ưa nhiệt) xâm nhập <br />
làm hỏng thực phẩm bằng cách tạo điều kiện không thuận lợi (nhiệt độ thấp) <br />
để ức chế sự phát triển của vi sinh vật.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế bài “Ảnh <br />
hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”.<br />
<br />
Câu 5: Tại sao muốn bảo quản thịt, cá người ta có thể bảo quản bằng cách ướp <br />
muối?<br />
Giải thích: Khi ướp muối làm tăng áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi <br />
khuẩn là tác nhân gây hỏng thịt, cá và làm cho tế bào đó chết.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế bài “Ảnh <br />
hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”.<br />
<br />
Câu 6: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?<br />
Giải thích: Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi <br />
khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại vi <br />
sinh vật gây bệnh (vì những VSV này quen sống trong môi trường pH trung tính). <br />
Do đó trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Có thể nói sữa <br />
chua là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng.<br />
Áp dụng: Đây là các câu hỏi nhằm kích thích tính tò mò của học sinh. Học sinh <br />
không lạ gì với hiện tượng trên nhưng để giải thích thì không phải dễ. Giáo <br />
viên có thể nêu vấn đề trên sau khi dạy xong mục bài : “Ảnh hưởng của các yếu <br />
tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”.<br />
<br />
14<br />
Câu 7: Người ta thường quảng cáo trên ti vi xà phòng thơm diệt được 90% vi <br />
khuẩn có đúng không?<br />
Giải thích: Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chi loại khuẩn nhờ bọt <br />
và khi rửa vi sinh vật bị rửa trôi. Do đó thông tin quảng cáo trên chỉ mang tính <br />
chất quảng bá.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế bài “Ảnh <br />
hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật”.<br />
<br />
Câu 8: Tại sao cá biển giữ trong tủ lạnh dễ bị hư hỏng hơn cá sông?<br />
Giải thích: Vi khuẩn biển thuộc nhóm ưa lạnh, nên trong tủ lạnh chúng vẫn <br />
hoạt động gây hỏng cá.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế bài “Ảnh <br />
hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật”.<br />
<br />
3.2.3 Hệ thống bộ câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho <br />
các bài giảng thuộc Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm.<br />
Câu 1: Tại sao mỗi loại vi rút chỉ có thể nhiễm vào một loại tế bào nhất định?<br />
Giải thích: Trên bề mặt tế bào có các thụ thể dành riêng cho mỗi loại virut đo là <br />
tính đặc hiệu.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề hoặc liên hệ <br />
thực tế bài “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”.<br />
<br />
Câu 2: Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội?<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề hoặc liên hệ <br />
thực tế mục II, bài “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”.<br />
Giải thích:<br />
Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ <br />
thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác <br />
nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do <br />
chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.<br />
Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai <br />
đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải <br />
bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể <br />
bị suy giảm.<br />
<br />
<br />
15<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề hoặc liên hệ <br />
thực tế mục II, bài “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”.<br />
<br />
Câu 3: Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải?<br />
Giải thích:<br />
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh <br />
từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở <br />
nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân <br />
gây bệnh. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là sự suy giảm hệ thống <br />
miễn dịch của cơ thể không phải do nguyên nhân di truyền mà do bị lây nhiễm <br />
bởi các tác nhân trong cuộc sống.<br />
Virut HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn <br />
dịch trong đó có tế bào Limpo TCD4, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất <br />
khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, HIV chính là một tác nhân gây hội <br />
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.<br />
<br />
Câu 4: Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut dựa trên cơ sở khoa học nào?<br />
Giải thích: Một số loại virut kí sinh và gây bệnh cho côn trùng cũng như một <br />
số vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Do có tính đặc hiệu cao nên một số loại <br />
virut chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định mà không gây độc cho người, <br />
động vật và côn trùng có ích. Nhờ tính chất này mà một số loại virut được sử <br />
dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học có tác dụng như những thuốc trừ sâu <br />
để tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề hoặc liên hệ <br />
thực tế mục “Ứng dụng của virut trong thực tiễn”.<br />
<br />
Câu 5: Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào <br />
thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?<br />
Giải thích: Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào <br />
thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước, bởi vì: thành tế bào thực <br />
vật dày và không có thụ thể nên đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ <br />
côn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành); một số <br />
virut khác xâm nhập qua các vết xước.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề hoặc liên hệ <br />
thực tế bài “ Viruts gây bệnh và ứng dụng của virut trong thực tiễn”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Câu 6: Lấy ví dụ về một số bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trên cơ <br />
thể con người?<br />
Giảithích:<br />
Bệnh cúm do virut cúm gây ra, lây truyền qua đường hô hấp.<br />
Bệnh AIDS do virut HIV gây nên, lây truyền qua đường máu, đường tình dục <br />
hoặctruyền từ mẹ sang con.<br />
Bệnh tả, lị do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa.<br />
Bệnh quai bị là bệnh do virus quai bị gây ra, lây truyền chủ yếu do các chất tiết <br />
của đường hô hấp<br />
Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, lây truyền qua đường hô hấp.<br />
Câu 7: Dựa vào con đường lây nhiễm muốn phòng tránh bệnh do virut thì phải <br />
thực hiện biện pháp gì?<br />
Giải thích: phòng tránh bệnh do virut: Tiêm phòng vacxin; kiểm soát vật trung <br />
gian truyền bệnh; vệ sinh cá nhân và môi trường sống.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế bài “ Bệnh <br />
truyền nhiễm và miễn dịch”.<br />
<br />
Câu 8: Tại sao trẻ em chỉ bị quai bị hay lên sởi một lần còn cúm thì bị mắc lại <br />
nhiều lần.<br />
Giải thích: Khi trẻ bị quai bị hay lên sởi cơ thể sẽ tiết ra một loại kháng thể đặc <br />
hiệu để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên gây bệnh quai bị hoặc sởi.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế bài “ Bệnh <br />
truyền nhiễm và miễn dịch”.<br />
<br />
Câu 9: Có một thời gian ở vùng trồng vải thiều, trẻ em hay bị viêm não và người <br />
ta đổ cho vãi thiều. Em có ý kiến gì về điều này?<br />
Giải thích: Vải thiều không phải là ổ chứa virut gây bệnh, mà khi vải chín có <br />
một loài chim và côn trùng ăn, những loài này mang virut. Muỗi hút máu của <br />
những loài này rồi đốt vào người mới gây bệnh.<br />
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế mục vi rút <br />
gây bệnh bài “ Vi rút gây bệnh, ứng dụng”.<br />
<br />
4.Tự đánh giá:<br />
<br />
Đề tài có tính khả thi, do các kiến thức gắn với thực tiễn bộ môn mang <br />
tính ứng dụng cao nên tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, thoải mái hơn trong <br />
giờ học, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, kích thích học sinh suy nghĩ <br />
<br />
17<br />
tích cực hơn, tăng khả năng tư duy của học sinh và rèn kỹ năng sống theo một hệ <br />
thống logic. <br />
Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng câu hỏi găn với thực <br />
tiễn cuộc sống kết hợp linh hoạt với nhiều phương pháp học khác sẽ tạo hứng <br />
thú trong giờ học, phát huy tính chủ động, tìm tòi của học sinh sẽ giúp học sinh <br />
ghi nhớ bài nhanh hơn và tiết kiệm thời gian trong quá trình ôn tập và củng cố <br />
kiến thức.<br />
<br />
<br />
C. KẾT LUẬN:<br />
1. Kết quả nghiên cứu:<br />
Như vậy, đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, tích <br />
cực,<br />
tự tòm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp tích cực hướng <br />
tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học phải <br />
gắn liền với giá trị thực tiễn của nôi dung bài học. Đó là nhu cầu cũng là xu <br />
hướng của giáo dục thời hội nhập để rèn luyện cho học sinh khả năng tự lực, <br />
nhạy bén trong cuộc sống bao gồm các kĩ năng đặc trưng chung là : Khả năng <br />
liên hệ thực tế các vấn đề học tập vào cuộc sống. Khả năng tự học, khả năng tổ <br />
chức các hoạt động học tập của học sinh. Tăng cường học tập cá nhân phối hợp <br />
với học tập hợp tác. Áp dụng các hiện tượng thực tiễn phải biết lựa chọn đúng <br />
nội dung bài, thời gian hợp lí trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của <br />
học sinh tạo không khí thoải mái trong tiết học, mới tạo được ý thức học tập và <br />
yêu thích bộ môn. Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ <br />
môn sinh học rất ít. Từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng rất thấp.<br />
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các hiện tượng <br />
thực tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt thông <br />
qua chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao. Thông qua kết quả thực tế <br />
đã đạt được cho thấy chất lượng từ trung bình trở lên của bộ môn được nâng cao <br />
khá rõ, trong đó tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng cao, tỉ lệ học sinh yếu giảm nhiều. <br />
Đa số học sinh hứng thú trong quá trình học tập, học sinh ý thức được <br />
tầm quan trọng của việc xác định được nội dung trọng tâm trong bài học và vận <br />
dụng kiến thức đó để giải thích các sự vật, hiện tượng gắn với cuộc sống hàng <br />
ngày, qua đó học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và tiết <br />
kiệm được nhiều thời gian ôn tập. <br />
<br />
2. Đề xuất:<br />
<br />
<br />
18<br />
Qua thực nghiệm tôi thấy rằng sử dụng “Các kiến thức thực tiễn gắn với bộ <br />
môn sinh hoc phần Vi sinh vật sinh học 10 ” trong dạy học tích cực tạo hứng <br />
thú cho học sinh là khả thi, đảm bảo hình thành kiến thức vững chắc, rèn luyện <br />
năng lực nhận thức, thái độ yêu thích bộ môn và phương pháp tự học của học <br />
sinh. Vì vậy tôi hi vọng phương pháp này sẽ được nghiên cứu kĩ hơn và được áp <br />
dụng rộng dãi. Phương pháp này khi sử dụng đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị <br />
công phu, hiểu biết rộng phải nắm vững kiến thức. Do đó cần tăng cường bồi <br />
dưỡng chuẩn hoá giáo viên.<br />
Do điều kiện thời gian ngắn, tôi chỉ mong góp một ý kiến nhỏ của mình tích <br />
luỹ được trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông. Với tâm huyết và tấm <br />
lòng của mình tôi muốn đóng góp cho công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng <br />
cao hiệu quả dạy học. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, hạn chế, rất mong <br />
được sự chỉ dẫn, góp ý và đồng cảm của đồng nghiệp và bạn đọc để kinh <br />
nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Sách giáo khoa Sinh học 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục.<br />
2. Sách giáo viên Sinh học 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục.<br />
<br />
<br />
19<br />
3. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông môn sinh học <br />
–Vũ Đức Lưu (chủ biên) –NXB GD 2004.<br />
4. Thiết kế bài giảng sinh học 10 –Nguyễn Quang Vinh –Nguyễn Thị Dung<br />
–Nguyễn Đức Thành –NXB GD 2006<br />
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ <br />
thông Môn Sinh học Lớp 10 (Cấp THPT) – Ngô Văn Hưng (Chủ biên) – Lê Hồng <br />
Điệp – Nguyễn Thị Hồng Liên – NXB GD 2009<br />
6. Hỏi đáp sinh học Trần Ngọc Oanh ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)<br />
7. Google.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />