Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Một trong những thành tố cơ bản và trọng yếu của đổi mới giáo dục là <br />
công tác đổi mới phương pháp dạy – học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy – <br />
học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục.<br />
Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy – học là hướ ng tới hoạt độ ng <br />
học tập chủ độ ng, ch ống lại thói quen học t ập th ụ độ ng, được tổ chức <br />
thông qua phương pháp dạy học tích cực mà đặc trưng của nó là:<br />
Dạy – học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.<br />
Dạy – học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.<br />
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.<br />
Trong dạy – học môn Toán, việc tổ chức tốt tiết dạy – học ôn tập <br />
chương, hay ôn tập toàn chương trình môn học của một khối lớp là cực kỳ quan <br />
trọng. Tiết dạy – học ôn tập giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của từng <br />
phần, từng chương từ đó vận dụng vào giải quyết các vấn đề toán học mới <br />
được đặt ra. Tiết dạy – học ôn tập là một mô hình thể hiện năng lực chuyên <br />
môn Toán học.<br />
Việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá phù hợp với <br />
tình hình thực tế hiện nay, giáo viên gặp không ít khó khăn khi lựa chọn phương <br />
pháp, tình huống thích hợp để giải quyết vấn đề. Với việc giảng dạy môn Toán <br />
nói chung và việc dạy một tiết ôn tập nói riêng thì việc lựa chọn phương pháp, <br />
tình huống để giải quyết vấn đề mà một tiết ôn tập yêu cầu không phải là điều <br />
đơn giản.<br />
Với thời đại hiện nay dạy học không còn là quá trình truyền thụ, chuyển <br />
giao kiến thức mà phải là một quá trình tổ chức, định hướng giúp người học <br />
từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động nhằm chiếm lĩnh các giá trị <br />
tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa; trên cơ sở đó có khả <br />
năng giải quyết được các bài toán thực tế trong toàn bộ cuộc sống của mỗi <br />
người học. Đó chính là lí do và cũng là mục đích của quan điểm "Lấy người học <br />
làm trung tâm".<br />
Tư tưởng xem người học là trung tâm, là chủ thể của quá trình học tập đã <br />
được đề xướng từ lâu. Ở thế kỉ XVII A.Kômenski đã viết: "Giáo dục có mục <br />
đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm ra <br />
phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn". Cách đây khoảng 30 <br />
năm (1991), R.R.Singh cũng đã viết: "Làm thế nào cá thể hóa quá trình học tập <br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
1<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là một thách <br />
thức chủ yếu đối với giáo dục". Ở nước ta, với khẩu hiệu "Biến quá trình đào <br />
tạo thành quá trình tự đào tạo", học sinh là trung tâm đã được đặt ra trong ngành <br />
giáo dục từ những năm 1960. Tuy nhiên, thuật ngữ "Dạy học lấy người học làm <br />
trung tâm" chỉ mới xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong những năm gần <br />
đây. Theo đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy <br />
lấy logic nội dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế <br />
chương trình học tập lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm trung tâm.<br />
Phát triển các phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác có ý nghĩa <br />
không chỉ trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho các em tâm <br />
thế tốt để chuẩn bị cho tiền đồ của chính các em và đóng góp vào sự nghiệp xây <br />
dựng đất nước sau này.<br />
Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản <br />
sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược <br />
lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, <br />
bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu <br />
như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, <br />
thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi <br />
giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ <br />
năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; <br />
kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…<br />
Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:<br />
+ Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…<br />
+ Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết <br />
khác nhau về một số vấn đề…<br />
+ Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.<br />
Là giáo viên dạy toán ở trường THCS tôi nghĩ cần phải nghiên cứu làm <br />
thế nào để học sinh ngày càng phát triển về tư duy logic, tự chủ trong việc ôn <br />
tập kiến thức, kích thích trí tò mò, tính tích cực học tập, óc sáng tạo thông qua <br />
các dạng bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm mà học sinh được tiếp cận, được tìm <br />
tòi thông qua tiết ôn tập. <br />
Kiến thức trong các tiết ôn tập thường dài và đa dạng nếu giáo viên và <br />
học sinh không chuẩn bị chu đáo các đơn vị kiến thức cần nắm trong một <br />
chương, trong một học kỳ và các phương tiện dạy học phù hợp nhằm giúp tiết <br />
kiệm thời gian thì rất khó có thể hoàn thành được nội dung bài ôn tập một cách <br />
trọn vẹn.<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
2<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
Trong các tiết ôn tập giáo viên luôn đóng vai trò là người tổng hợp kiến <br />
thức đã học thông qua hình thức vấn đáp hoặc là giải bài tập, học sinh là người <br />
lãnh hội kiến thức và trả lời các câu hỏi, giải các bài tập của giáo viên. Tuy <br />
nhiên nếu học sinh học tập theo hình thức thụ động thì sẽ gây cho học sinh tâm <br />
lý nhàm chán, vậy làm thế nào để học sinh phát huy tích tích cực học tập của <br />
bản thân trong việc lĩnh hội kiến thức, nâng cao chất lượng học tập đối với tất <br />
cả các môn học. Từ thực tế dạy học ở trường THCS Lương Thế Vinh tôi thấy <br />
cần bổ sung thêm một số phương pháp dạy học sáng tạo hơn nữa của giáo viên <br />
giúp học sinh tích cực học tập nâng cao vai trò tự học, thích thú học tập bộ môn. <br />
Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất “Một số kinh nghiệm nhằm phát huy tính tích cực <br />
học tập của học sinh thông qua tiết ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS <br />
Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đắk Lắk”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
2.1. Mục tiêu<br />
Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát hơn trong việc tổng hợp kiến thức <br />
của từng bài, từng chương thông qua hình thức giao nhiệm vụ.<br />
Rèn cho học sinh khả năng tư duy, khả năng tự học và tự mình kiểm tra <br />
được mức độ tiếp thu kiến thức thông qua việc trả lời các câu hỏi, các bài tập <br />
do bản thân hoặc các học sinh khác đặt ra. Từ đó giáo viên và học sinh có những <br />
điều chỉnh phù hợp trong việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức của môn học.<br />
Mặt khác khuyến khích học sinh phát huy tính tích cực học tập, tìm tòi <br />
các câu hỏi, các bài tập phù hợp cho từng đơn vị kiến thức vừa được lĩnh hội và <br />
các phương án trả lời khác nhau cho các bài tập hoặc cho các câu hỏi được đặt <br />
ra để tổng hợp được kiến thức cơ bản, trọng tâm sau mỗi bài học hoặc mỗi <br />
chương trong chương trình toán lớp 9 cấp THCS.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Đề ra một số giải pháp, biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập <br />
của học sinh qua tiết ôn tập môn Toán.<br />
Tăng niềm yêu thích học tập bộ môn, kích thích trí tò mò óc sáng tạo của <br />
học sinh thông qua các hình thức khuyến khích học sinh học tập khác nhau.<br />
Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường theo định hướng lấy học <br />
sinh làm trung tâm.<br />
Khơi dậy lòng say mê học tập, không ngừng phấn đấu vươn lên của học <br />
sinh, để chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng giáo dục mũi nhọn <br />
được nâng lên một cách ổn định. <br />
<br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
3<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Hệ thống kiến thức khái quát qua các câu hỏi ôn tập chương, ôn tập học <br />
kỳ của bộ môn Toán 9 cấp THCS.<br />
Một số phương pháp dạy học tích cực: phương pháp làm việc theo nhóm, <br />
phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp <br />
động não....<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Học sinh lớp 9A1, 9A2 năm học 2016 2017 và học sinh lớp 9A1, 9A3, <br />
9A4 trường THCS Lương Thế Vinh học kỳ I năm học 2017 2018. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp thuyết trình vấn đáp;<br />
Phương pháp thực nghiệm;<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
4<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Theo hướng dẫn triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016 2017, 2017 <br />
2018 của PGD đào tạo Krông Ana:<br />
Triển khai có hiệu quả phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích <br />
cực; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh <br />
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ <br />
năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực <br />
tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình <br />
thức học tập.<br />
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, <br />
chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ <br />
năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐTGDTrH ngày <br />
27/5/2013 của Bộ GDĐT về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các <br />
phương pháp dạy học tích cực khác.<br />
Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng tổ chức các hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo, sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ <br />
thông tin và truyên thông (D<br />
̀ ạy học trực tuyến, trường học kết nối...) Ngoài việc <br />
tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, cần coi trọng <br />
giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. <br />
Kết hợp một cách hợp li gi ́ ữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách <br />
quan, giữa kiểm tra li thuy<br />
́ ết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp <br />
tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra <br />
các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học <br />
xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chinh ki<br />
́ ến của mình vê các v<br />
̀ ấn đề <br />
kinh tế, chinh tri, xã h<br />
́ ̣ ội. <br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
5<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
Để đáp ứng được các nhiệm vụ trọng tâm mà Phòng giáo dục đào tạo <br />
triển khai bản thân tôi thấy rằng t rong giảng dạy các tiết học ôn tập, kiến thức <br />
cơ bản đã được giáo viên truyền đạt cung cấp cho học sinh nhưng vấn đề đặt ra <br />
là: Chúng ta phải hệ thống kiến thức cơ bản của chương như thế nào một cách <br />
logic, khoa học và đáp ứng được định hướng dạy học lấy người học làm trung <br />
tâm. Các kiến thức cơ bản của chương có mối liên hệ chặc chẽ trong tổng thể <br />
hoàn chỉnh nhằm giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, củng cố và khắc sâu kiến <br />
thức trong chương.<br />
Từ đó ta có thể thấy công việc của hệ thống kiến thức là cần làm nổi bật được <br />
kiến thức trọng tâm của chương, mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị kiến <br />
thức xung quanh. Từ đó giáo viên có thể chọn phương pháp hệ thống bằng sơ <br />
đồ, bằng hình vẽ, bằng kiến thức chọn lọc hoặc bằng sơ đồ tư duy.<br />
Trong quá trình hệ thống kiến thức cơ bản, chúng ta cần giúp học sinh <br />
nắm bắt phương pháp nắm kiến thức tức là phương pháp học theo đặc trưng bộ <br />
môn, nếu không chỉ cho học sinh phương pháp nắm kiến thức thì học sinh sẽ <br />
lúng túng và kém hiệu quả.<br />
Do vậy việc hệ thống kiến thức một chương cần chuẩn b ị chu đáo: Giáo <br />
viên cần chọn lựa phương pháp hệ thống và chuẩn bị cho học sinh ôn lại kiến <br />
thức của chương, hoàn thành một số biểu bảng, chuẩn bị nội dung trả lời một <br />
số câu hỏi của các học sinh khác đặt ra và các dạng bài tập tổng hợp trong <br />
chương trình. <br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thực trạng và nguyên nhân<br />
a. Thực trạng<br />
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Toán ở các lớp tại trường THCS <br />
Lương Thế Vinh huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk tôi nhận thấy môn học đã <br />
được: <br />
Lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm thiết thực đến tất cả các bộ môn <br />
trong<br />
nhà trường. Đầu tư phương tiện dạy học cho giáo viên khá đầy đủ nhằm phục <br />
vụ tốt công tác giảng dạy. <br />
Học sinh đa số có sự đam mê trong học tập, có ý thức tự học khá tốt, <br />
một số học sinh có năng khiếu, tố chất bộ môn rất tốt, lực học giỏi, có thể cùng <br />
các học sinh ở nhiều bộ môn khác tạo nên chất lượng mũi nhọn của nhà trường. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
6<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
Sự phối hợp nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự các lớp 9A1, <br />
9A2, 9A5 năm học 2016 2017 và lớp 9A1, 9A3, 9A4 năm học 2017 2018 trong <br />
việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.<br />
Kiến thức mà học sinh vận dụng để tự ra c ác câu hỏi và bài tập cho <br />
mình qua mỗi bài học thực ra là các kiến thức mà các em đã được lĩnh hội từ <br />
giáo viên, từ các bài tập tương tự sách giáo khoa và các em làm nhiệm vụ cụ thể <br />
hóa các kiến thức đó thông qua các câu hỏi tự đặt ra cho mình và phương án trả <br />
lời mà học sinh cần hướng tới là nội dung chính vừa được tiếp thu; tất cả kiến <br />
thức đều nằm trong chương trình học tập và giáo dục.<br />
Đa số học sinh ngoan, có tinh thần học tập tốt nên dù việc tự đặt câu hỏi <br />
cho bản thân là tương đối mới và bước đầu khó khăn nhưng các em đã chịu khó <br />
tìm tòi qua sách vở, qua các trang thông tin và qua hướng dẫn của bạn bè, cô <br />
giáo.<br />
Trước khi thực hiện đề tài này tôi và hầu hết giáo viên đều tiến hành <br />
dạy tiết ôn tập thường theo một định hướng đó là :<br />
1. Yêu cầu học sinh làm việc ở nhà: trả lời các "câu hỏi tự kiểm tra" và <br />
chuẩn bị các bài tập. <br />
2. Mục "Tóm tắt những kiến thức cần nhớ" trong SGK nhằm mục đích <br />
để cho học sinh tra cứu nếu cần thiết, ít khi giảng lại cho học sinh trong giờ <br />
học ôn tập. <br />
3. Tiết ôn tập không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học, <br />
mà là để giúp học sinh nhớ lại, làm lại và tìm ra mạch kiến thức cơ bản của <br />
một nội dung được học. <br />
4. Thường có các bảng hệ thống kiến thức thể hiện mối liên quan giữa <br />
các kiến thức trong chương. <br />
5. Trong tiết ôn tập trên lớp, giáo viên chọn một vài bài tập có nội dung <br />
tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập và cùng làm việc với học <br />
sinh, qua đó nhắc lại, khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cần nhớ và <br />
phương pháp giải. Không nên đi sâu vào những tính toán cụ thể <br />
6. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập sao cho phong phú, đa dạng và hiệu <br />
quả cho mỗi hình thức. Trong bất kì hình thức nào học sinh cũng phải được chủ <br />
động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức. <br />
Tuy nhiên nếu tiến hành tiết ôn tập rập khuôn theo cách trên thì học sinh <br />
sẽ rất nhàm chán và việc định hướng cho học sinh tiếp cận với các dạng câu hỏi <br />
trắc nghiệm khách quan là rất khó vì nội dung được ôn tập mang tính chung <br />
chung và khó khăn hơn nữa là các đối tượng học sinh có lực học yếu sẽ không <br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
7<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
xác định được nội dung cơ bản cần lưu ý để hoàn thành tốt bài kiểm tra đánh <br />
giá sau mỗi chương, mỗi học kỳ và không thể hình dung được cấu trúc đề kiểm <br />
tra mà giáo viên sẽ ra trong bài kiểm tra sắp tới. Dẫn đến kết quả kiểm tra đánh <br />
giá không đạt mục tiêu đề ra. <br />
Do thời gian dành cho các câu trắc nghiệm là ít nên các học sinh thường <br />
vội vàng suy nghĩ chưa kỹ đã vội khoanh vào đáp án sai nên dẫn đến chất lượng <br />
bài kiểm tra không cao.<br />
Vậy làm thế nào để cả giáo viên và học sinh đều có những phương pháp <br />
giảng dạy và học tập bộ môn tốt nhất? Dựa trên thực trạng nghiên cứu của đề <br />
tài kinh nghiệm năm học 20162017 của bản thân về việc sử dụng một số <br />
phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết ôn tập <br />
môn Toán cấp THCS tôi rút ra được một số nhận định cụ thể như sau:<br />
Thứ nhất, không có một biện pháp nào là tối ưu trong dạy học để nâng <br />
cao chất lượng bộ môn. Mặt khác, người giáo viên trong giai đoạn hiện tại là <br />
người đóng vai trò hướng dẫn học sinh học tập, còn các em mới chính là trung <br />
tâm của quá trình dạy học, là người trực tiếp phải học, phải lĩnh hội kiến thức <br />
tốt nhất. Do đó, điều này phụ thuộc phần lớn vào học sinh chứ không phải là <br />
giáo viên trên lớp. Từ đó có thể khẳng định khó khăn lớn nhất đòi hỏi người <br />
giáo viên muốn nâng cao chất lượng bộ môn phải luôn tự học, tự rèn, nâng cao <br />
kiến thức, kinh nghiệm từ học hỏi đồng nghiệp, luôn có ý thức phấn đấu không <br />
tự bằng lòng với cái mình đã đạt được, luôn rút kinh nghiệm, sáng tạo hơn trong <br />
dạy học và dần dần đúc kết lại để trang bị cho mình những bài học cần thiết <br />
trong giảng dạy.<br />
Thứ hai, mặc dù giáo viên tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy <br />
song hiệu quả chất lượng lại không như mong muốn. Bởi lẽ, theo lối mòn cũ, <br />
học sinh chỉ biết tiếp thu trên lớp mà không có thói quen học bài cũ trước khi <br />
đến lớp, học qua loa, đại khái không khắc sâu kiến thức , học đối phó để lấy <br />
điểm kiểm tra. <br />
Mặt bằng chất lượng bộ môn phụ thuộc nhiều vào các em nên càng thấy <br />
nếu học sinh tích cực học tập góp phần rất quan trọng chất lượng bộ môn. Do <br />
đó, phải làm sao cho các em thích học, học chủ động, sáng tạo, học tự nguyện, <br />
học để nâng cao kiến thức cho bản thân chứ không phải học vì điểm, vì để đối <br />
phó với thầy cô, cha mẹ, mà học vì em muốn được học, được khẳng định ưu <br />
thế của mình trong nhận thức bộ môn. <br />
Trong quá trình học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tập huấn, trải <br />
nghiệm thêm các phương pháp trong dạy học và xuất phát từ thực tế dạy học <br />
tại trường THCS Lương Thế Vinh, bản thân tôi thấy cần bổ sung thêm một số <br />
<br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
8<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
kinh nghiệm hướng dẫn của giáo viên giúp các em có thêm một số phương pháp <br />
tự học phát huy tính tích cực học. Chính điều này làm cơ sở cho tôi tiếp tục mở <br />
rộng thêm nội dung đề tài trước đó.<br />
b. Nguyên nhân<br />
Có nhiều nguyên nhân từ thực trạng nói trên nhưng có thể chia thành hai <br />
nhóm chính đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.<br />
Nguyên nhân khách quan là do Toán học là một môn học khó, đòi hỏi <br />
người học phải có kiến thức xuyên suốt từ lớp dưới lên lớp trên thì mới đáp <br />
ứng được những đòi hỏi cần đạt về kiến thức của bộ môn. Hoàn cảnh gia đình <br />
của một số em học sinh còn tương đối khó khăn, bố mẹ đi làm xa nên việc <br />
giành thời gian quan tâm nhắc nhở học sinh học tâp nghiên cứu, tìm tòi kiến <br />
thức chưa được quan tâm đúng mức.<br />
Do thời gian dành cho các câu trắc nghiệm là ít nên các học sinh thường <br />
vội vàng suy nghĩ chưa kỹ đã vội khoanh vào đáp án sai nên dẫn đến chất lượng <br />
bài kiểm tra không cao.<br />
Nguyên nhân chủ quan là còn một số ít giáo viên tính sáng tạo trong dạy <br />
học chưa nhiều, dạy học còn theo lối mòn cũ, kiểm tra đánh giá còn dễ dãi, chưa <br />
chú ý hướng dẫn cho học sinh thói quen tự học và cách học đối với từng dạng <br />
bài, từng kiểu bài lên lớp nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn . Học <br />
sinh chưa xác định được vai trò của bộ môn trong học tập cũng như chưa chủ <br />
động trong việc lĩnh hội kiến thức còn học theo lối mòn, học thụ động, dựa <br />
dẫm, ỷ lại và xem nhẹ bộ môn.<br />
Do học sinh chưa quen với cách tự ra đề kiểm tra cho bản thân và vốn từ <br />
của học sinh về bộ môn chưa nhiều nên tính chính xác khoa học trong bài thu <br />
hoạch ôn tập chương thực sự chưa cao, vẫn có những sai sót. <br />
Tư duy logic của học sinh còn hạn chế nên nhiều khi các em chưa biết <br />
vận dụng những kiến thức đã biết để ra các câu hỏi vận dụng vào những bài <br />
tập tương tự.<br />
Kiến thức của một số học sinh về hình học nói riêng và về Toán học nói <br />
chung còn hạn chế nên việc tự ra các câu hỏi kiểm tra và các bài tập vận dụng <br />
của một số học sinh còn nhờ vào sự trợ giúp của các tài liệu tham khảo sẵn có <br />
trên thị trường.<br />
Thời gian dành cho các tiết ôn tập chỉ là hai tiết học nên việc sửa chữa các <br />
sai lầm của học sinh đôi lúc chưa được triệt để.<br />
2.2. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
9<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
Bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào đều gặp những thuận lợi và khó <br />
khăn nhất định. Với đề tài này, tôi cũng gặp một số khó khăn khi nghiên cứu, tuy <br />
nhiên những khó khăn này có thể khắc phục dần theo thời gian bằng nhiều cách <br />
thức khác nhau:<br />
Với những học sinh có lực học yếu, học sinh dân tộc thiểu số ta chỉ cần <br />
yêu cầu các em nắm bắt được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa rồi <br />
tự đặt cho mình các câu hỏi vừa với lực học của bản thân và mở rộng hơn nữa <br />
là những bài tập có vận dụng kiến thức lý thuyết cơ bản của chương.<br />
Với những học sinh có lực học khá trở lên thì yêu cầu các em từ kiến thức <br />
cơ bản sách giáo khoa phải tư duy để khái quát hóa trở thành bài tập tổng quát <br />
từ dễ đến khó và khi vận dụng cần nhận biết được đây là dạng bài tập nào để <br />
vận dụng sơ bản vào làm bài tập một cách nhanh chóng, phát triển được trí <br />
thông minh, khả năng vận dụng kiến thức, óc sáng tạo của học sinh. Đối với các <br />
câu hỏi trắc nghiệm ngoài yêu cầu các học sinh này về độ chính xác khoa học <br />
cần khuyến khích các em xây dựng các câu hỏi mang tính khái quát, vận dụng <br />
kiến thức từ cấp độ thấp đến cao.<br />
Và để khuyến khích học sinh học tập giáo viên có thể chấm điểm các bài <br />
thu hoạch ôn tập chương vào điểm 15 phút hay điểm miệng.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Phát triển năng lực tự học, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.<br />
Phát triển kỹ năng ra đề trắc nghiệm khách quan phục vụ cho việc tổng <br />
hợp, khắc sâu kiến thức và xây dựng cho mình một cấu trúc đề kiểm tra đáp <br />
ứng yêu cầu cần đạt của giáo viên.<br />
Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.<br />
Việc yêu cầu các học sinh hoàn thành bài thu hoạch và đánh giá bài thu <br />
hoạch vào điểm kiểm tra thường xuyên nhằm kích thích học sinh tìm tòi, sưu <br />
tầm các câu hỏi phù hợp với trình độ của cá nhân, ngoài ra các học sinh còn phải <br />
suy nghĩ vận dụng kiến thức để đưa ra các phương án trả lời phù hợp.<br />
Hình thức trao đổi giữa các học sinh hoặc nhóm học sinh tạo cho học sinh <br />
lòng tự tin trình bày bài làm của mình và rút ra được các bài học còn thiếu trong <br />
quá trình tiếp thu kiến thức.<br />
Với nội dung bài thu hoạch được chuẩn bị sẵn học sinh thấy thích thú <br />
hơn trong tiết ôn tập, phát huy được năng lực tự học của cá nhân.<br />
<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
10<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
Qua bài thu hoạch của học sinh giáo viên định hướng được mức độ tiếp <br />
thu kiến thức của các học sinh để từ đó có phương án ra đề kiểm tra cuối <br />
chương, cuối học kỳ một cách hợp lý phân loại được đối tượng học sinh.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Đề tài nghiên cứu của tôi tiếp tục hướng cho học sinh phát huy tính tích <br />
cực học tập, nâng cao được sự tự giác, phát huy vai trò tự học môn, nâng cao <br />
vốn kiến thức đã học, hiểu biết thêm về giá trị môn học trong chương trình cũng <br />
như trong cuộc sống.<br />
Thứ nhất, xác định được tâm lý đối tượng học sinh. Ở độ tuổi cấp THCS <br />
từ 11 14 các em có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Chính vì vậy, việc xác định <br />
tâm lý thoải mái, ổn định trong học tập là điều rất cần thiết. Từ đây, các em dễ <br />
dàng tiếp thu kiến thức, yêu thích môn học hơn, học tập có hiệu quả hơn. <br />
Người giáo viên phải là người truyền cảm hứng cho học sinh, khơi dậy cho các <br />
em niềm đam mê, yêu thích bộ môn.<br />
Thứ hai, người giáo viên cần phải định hướng cho các em hiểu và xác <br />
định đúng đắn động cơ học tập các môn học trong chương trình giáo dục.Để <br />
tiếp thu được kiến thức bộ môn học sinh cần phải có thời gian nghiên cứu, học <br />
tập. Toán học không chỉ là học thuộc lòng, là ghi nhớ máy móc mà là hiểu được <br />
nội dung kiến thức một cách đúng đắn, vận dụng kiến thức vào giải quyết các <br />
bài tập cụ thể. <br />
Thứ ba, người giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh để hướng các <br />
em đến các cách tự học phù hợp, hiệu quả. Bởi lẽ, một học sinh khá giỏi sẽ <br />
không phải mất nhiều thời gian để học như học sinh trung bình và học sinh yếu. <br />
Để phân loại được đối tượng học sinh chúng ta phải quan sát, thăm dò qua giáo <br />
viên chủ nhiệm, qua kết quả học tập của năm học trước cũng như kết quả <br />
kiểm tra thường xuyên trên lớp để định hướng cho các em cách tự học phù hợp. <br />
Trên cơ sở này, học sinh sẽ biết lựa chọn cho bản thân cách tự học hiệu quả <br />
nhất.<br />
Sau khi đã nắm được tâm lý và phân loại được đối tượng học sinh, giáo <br />
viên có thể hướng dẫn cho các em một số cách thức phát huy tính tích cực học <br />
tập tùy theo đối tượng học sinh.<br />
Để đạt được hiệu quả cao trong tiết ôn tập và giải quyết các khó khăn <br />
trên tôi đã tiến hành các biện pháp và giải pháp sau:<br />
Giải pháp 1: Giáo viên hướng dẫn cách thức ra một câu hỏi trắc <br />
nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Ánh Tuyết Trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana Đắk Lắk<br />
11<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập thông qua tiết <br />
ôn tập môn Toán lớp 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana – <br />
Tỉnh Đăk Lăk<br />
Do có nhiều đối tượng học sinh tham gia học tập khác nhau nên trong giải <br />
pháp này tôi tiến hành hai bước.<br />
Bước 1: Giáo viên định hướng cách học tập cho tất cả các đối tượng học <br />
sinh.<br />
Để giúp mọi đối tượng học sinh đều có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo <br />
viên giao phó thì trong quá trình dạy học giáo viên cần làm mẫu một vài dạng <br />
câu trắc nghiệm thường gặp khi học xong một đơn vị kiến thức. Làm được <br />
điều này giáo viên cần xây dựng giáo án dạy học phù hợp, có lồng ghép các nội <br />
dung cơ bản cần cung cấp đến học sinh. <br />
Định hướng chung cách học tập cho mọi đối tượng học sinh để đạt hiệu <br />
quả cao trong việc phát huy tính tích cực học tập:<br />
+ Đọc, hiểu nội dung bài học trong sách giáo khoa trước khi soạn bài.<br />
+ Soạn bài theo các câu hỏi ở từng mục trong sách giáo khoa.<br />
+ Xác định và ghi nhớ những kiến thức chính trong từng mục, mục trọng <br />
tâm của toàn bài.<br />
+ Vẽ sơ đồ tư duy cho từng lượng kiến thức cả bài.<br />
+ Ghi chép những kiến thức cơ bản, các công thức quan trọng trong sổ <br />
tay.<br />
+Dựa vào các kiến thức cơ bản thu thập được từ đó xây dựng nên câu hỏi <br />
khắc sâu kiến thức bài học<br />
Sau khi định hướng được cho học sinh học tập tôi tiến hành làm mẫu một <br />
vài câu trắc nghiệm thông qua các bài học cụ thể. Trong phân môn đại số để <br />
hướng dẫn học sinh, trước hết tôi chuẩn bị giáo án: trong phần củng cố luyện <br />
tập của tiết 2 đại số 9: CĂN THỨC BẬC HAI VÀ HẰNG ĐẲNG THỨC <br />
A 2 = A . Giáo viên có thể chuẩn bị thêm nội dung cung cấp cho học sinh câu <br />
hỏi trắc nghiệm để khắc sâu kiến thức và hướng học sinh học tập theo phương <br />
pháp dạy học tích cực: <br />
Câu 1: −7a có nghĩa khi <br />
A. a ≥ 0 B. a ≤ 0 C. a > 0 D. a 0 D. a 0 hay A 2 và x 3 hoặc x ≤ <br />
2<br />
Câu 2: (2 + x)( x − 3) có nghĩa khi: <br />
A. x ≥ 2 B. x ≤ 3 C. x > 2 và x 2 và x 2 và x 2 D. x ≥ 3<br />
Hoặc 2x có nghĩa khi: <br />
A. x ≥ 0 B. x ≤ 0 C. x > 0 D. x ≥ 2<br />
Tôi đặt ra cho học sinh