SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học Ngữ văn THPT
lượt xem 112
download
Để thực hiện tốt phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, bên cạnh việc đổi mới một số phương pháp giảng dạy (như¬ cách đặt câu hỏi, cách kiểm tra, đánh giá...) thì việc sử dụng các phư¬ơng tiện, đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng. Việc sử dụng đúng, sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học trong các giờ dạy với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và sẽ đem lại sự hứng thú trong học tập cho học sinh; tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo; tăng khả năng tự học; tăng bản lĩnh tự tin; chất lượng, hiệu quả dạy học cao. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học Ngữ văn THPT”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học Ngữ văn THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN THPT
- Phần thứ nhất MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Dạy văn là quá trình hướng dẫn học sinh khám phá, rung động với vẻ đẹp nội dung và hình thức của tác phẩm, từ đó, trang bị năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng tình người, lẽ đời cho học sinh. Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo phương pháp đổi mới đã và đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, các môn học. Nằm trong hệ thống các môn văn hoá cơ bản của cấp học THPT, bộ môn Ngữ văn cũng đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc đổi mới phương pháp Giảng dạy theo hướng : Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, Thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, giúp học sinh giải quyết vấn đề và chủ động tiếp cận, lĩnh hội tri thức. Đó là kiểu dạy lấy người học làm trung tâm, kiểu học lấy việc tự học có hướng dẫn làm chính. Để thực hiện tốt phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, bên cạnh việc đổi mới một số phương pháp giảng dạy (như cách đặt câu hỏi, cách kiểm tra, đánh giá...) thì việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng. Việc sử dụng đúng, sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học trong các giờ dạy với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và sẽ đem lại sự hứng thú trong học tập cho học sinh ; tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo ; tăng khả năng tự học ; tăng bản lĩnh tự tin ; chất lượng, hiệu quả dạy học cao. Việc sử dụng đồ dùng có thể thực hiện bình thường ở tại lớp học, thực hiện cho các tiết đọc văn, tiết Tiếng Việt và cả tiết Tập làm văn trong chương trình toàn cấp : lớp 10,11,12. Phạm vi ứng dụng đa dạng, dưới nhiều hình thức : kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng cảm thụ văn học. Nguồn tư liệu để tạo đồ dùng dạy học, có thể lấy từ thông tin trên mạng internet, từ các tài liệu tham khảo khác. Giáo viên vừa tự sưu tầm vừa yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu trong quá trình chuẩn bị bài mới ; giáo viên lựa chọn, xử lý và tự tạo các đồ dùng theo mục tiêu bài học. Như thế, người giáo viên vừa có tư liệu để sử dụng vừa lôi cuốn được học sinh vào bài học ngay từ lúc chuẩn bị bài ở nhà. Đây là những kinh nghiệm mang tính chủ quan, quỹ thời gian biên soạn eo hẹp nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, xin chân thành tiếp thu và tri ân !
- II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : 1.Thuận lợi : - Sống trong một môi trường xã hội mới, học sinh ngày nay có cơ hội tiếp xúc với lối sống hiện đại, nên các em rất năng động, sáng tạo, tự tin ham hiểu biết, ưa khám phá, thích tìm tòi. - Trong chương trình Ngữ văn THPT có rất nhiều bài có thể sử dụng đồ dùng dạy học. - Song song với việc đổi mới phương pháp là trang thiết bị dạy học được cải thiện với kỹ thuật hiện đại. Nguồn thông tin để thu thập tài liệu cũng như các loại vật liệu dùng để làm đồ dùng khá phong phú, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho việc sưu tầm và tự tạo các loại đồ dùng dạy học. 2.Khó khăn : - Tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Người học chưa có hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy khá khó khăn. Học sinh phải học một lúc nhiều môn, môn nào cũng quan trọng. - Đồ dùng giảng dạy môn văn khá phong phú. Nhưng trên thực tế, hiện nay các phương tiện, đồ dùng của Phòng Thiết bị nhà trường phục vụ cho bộ môn Ngữ văn hầu như không có gì. Đây là vấn đề khó khăn lớn đối với mọi giáo viên khi lên lớp mà không muốn dạy chay. Do đó, đồ dùng mà tôi sử dụng để phục vụ cho các tiết dạy trên lớp ở đây chủ yếu là đồ dùng tự làm. - Tự làm các loại đồ dùng dạy học đòi hỏi một sự đầu tư khá lớn về vật chất, chuẩn bị công phu và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, những khó khăn trên thiết nghĩ có thể khắc phục đựơc bởi đội ngũ nhà giáo có tâm huyết và nhiệt thành với tinh thần đổi mới.
- Phần thứ hai NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN : 1. Cơ sở lí luận : “Trăm nghe không bằng một thấy”. Đó là kinh nghiệm ngàn đời không bao giờ cũ mà Ông cha ta đã để lại cho các thế hệ mai sau. Đúng vậy, nếu hoạt động học được tiến hành một cách thụ động, thì sớm hay muộn nó cũng sẽ trở về điểm xuất phát ban đầu. Bởi vậy, hoạt động dạy và học phải thực sự là một hoạt động tích cực. Theo các nhà khoa học giáo dục thì “Muốn thực hiện dạy và học tích cực thì cần phát triển phương pháp thực hành, phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện….” (Trang 14 - Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên môn Ngữ văn 11- NXBGiáo dục – 2007). Trong phương pháp giảng dạy văn học, người ta nói đến ba loại trực quan là trực quan thị giác, trực quan thính giác và trực quan ngôn từ. Tuy nhiên, có thể vận dụng các hình thức trực quan ấy không chỉ ở dạng “thuần nhất” mà cả ở dạng kết hợp. Đồ dùng dạy học bao gồm các thiết bị dạy học mà nhờ đó giáo viên minh hoạ truyền thụ kiến thức cho học sinh, là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học. Giá trị lớn nhất của việc sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học là sự tác động tích cực của chúng đến các giác quan của học sinh – đặc biệt là thị giác và thính giác. Những đồ dùng, phương tiện ấy được coi là một kênh thông tin dẫn học sinh đến những tri thức mới, giúp cho tư duy nhận thức của học sinh phát triển theo chiều hướng lôgic : từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn. Điều này càng khẳng định cần thiết có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học trong các giờ học, tránh dạy chay, theo kiểu truyền đạt thông tin một chiều. 2. Cơ sở thực tiễn : Việc sử dụng một cách hợp lý đồ dùng dạy học sẽ hỗ trợ có hiệu quả cho tiết dạy, giúp học sinh hiểu sâu sắc và nằm vững kiến thức bài học. Thu hút sự hứng thú tham gia của học sinh, tạo được không khí sôi nổi trong học tập. Rèn đựơc tính chủ động, sáng tạo và khả năng tư duy cho học sinh. Sử dụng đồ dùng dạy học tốt giúp giáo viên và học sinh mất ít thời gian và công sức, dành nhiều thời gian cho các hoạt động dạy và học, thực hiện có hiệu quả bài học.
- II. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THPT : 1.Vai trò của đồ dùng dạy học trong dạy học môn văn : Muốn “dạy tốt, học tốt” thiết nghĩ, trong các giờ hoạt động trên lớp việc kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học là một yếu tố góp phần tạo nên thành công cho tiết dạy học. Vì nó là những hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh tiếp thu bài tốt Đồ dùng dạy học làm giảm nhẹ công việc của người giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được đồ dùng thích hợp, người giáo viên phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác : nghe – thấy – làm được, nên khi đưa Đồ dùng dạy học vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho các em. 2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học môn Ngữ văn THPT : a. Lập sổ kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học : Để sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả và có đồ dùng để sử dụng, ngay từ đầu năm học người giáo viên phải xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học cho từng khối lớp mà mình có tham gia giảng dạy. - Trước hết, chúng ta cần xác định bài dạy có thể sử dụng đồ dùng dạy học. Sau đó, ta xác định loại đồ dùng có thể sử dụng trong giảng dạy bài học đó. - Tiếp theo, chúng ta xác định loại đồ dùng nào đã có sẵn, loại đồ dùng nào phải tự làm và lên kế hoạch sử dụng cũng như kế hoạch làm đồ dùng. - Ví dụ : KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 Tuần Tiết CT Tên bài dạy Loại đồ dùng Ghi chú 2 6 Câu cá mùa thu Chân dung tác giả Nguyễn Khuyến Cảnh mùa thu Bắc bộ 4 13 Bài ca ngất ngưởng Chân dung tác giả Nguyễn Công Trứ 6 21 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Chân dung tác giả Ng Đình Chiểu 10 37, Hai đứa trẻ Chân dung tác giả Thạch Lam 11 41 Chữ người tử tù Chân dung tác giả Nguyễn Tuân
- 12 45-46 Hạnh phúc một tang gia Chân dung tác giả Vũ Trọng Phụng Trích phim Số đỏ 13 50, 53 Chí Phèo Chân dung tác giả Nam Cao Phim Làng Vũ Đại ngày ấy 17 64-65 Tình yêu và thù hận Chân dung tác giả Sêch -Xpia Phim Rô-mê-ô……. 20 73 Lưu biệt khi xuất dương Chân dung tác giả Phan Bội Châu 21 76 Hầu Trời Chân dung tác giả Tản Đà 22 77 Vội vàng Chân dung tác giả Xuân Diệu 23 79 Tràng Giang Chân dung tác giả Huy Cận 24 82-83 Đây thôn Vĩ Dạ Chân dung tác giả Hàn Mặc Tử Tranh ảnh về xứ Huế 25 86 Từ ấy Chân dung tác giả Tố Hữu 27 91-92 Tôi yêu em Chân dung tác giả Pu-skin 28 94-95 Người trong bao Chân dung tác giả Sê - Khốp KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 Tuần Tiết CT Tên bài dạy Loại đồ dùng Ghi chú 2 4 Tuyên ngôn độc lập Chân dung tác giả Hồ Chí minh Phim Bác đọc TNĐL 6 16, 17 Thông điệp nhân ngày Thế Bảng số liệu….. giới phòng chống AIDS Hình ảnh về HIV/AIDS 8, 9 22, 25, Việt Bắc Chân dung tác giả Tố Hữu 26 Tranh phong cảnh Việt Bắc 10 28-29 Đất nước Chân dung tác giả Ng Khoa Điềm Đĩa ngâm thơ. 13 37-38 Sóng Chân dung tác giả Xuân Quỳnh Đĩa ngâm thơ 14 40-41 Đàn ghi ta của Lor-ca. Chân dung tác giả Thanh Thảo Tranh ảnh 16 46-47 Người lái đò sông Đà Chân dung tác giả Nguyễn Tuân Cảnh sông Đà Tranh 17 49 Ai đặt tên cho dòng sông Phong cảnh sông Tranh Hương
- 20 55, 56 Vợ chồng APhủ Chân dung tác giả Tô Hoài Phong cảnh Tây Bắc Phim Vợ chồng A Phủ 22 59, 60, Vợ nhặt Chân dung tác giả Kim lân 61 Cảnh nạn đói 1945 Bắc Bộ 23, 24 63, 64 Rừng xà Nu Chân dung tác giả Ng trung Thành Tranh rừng xà nu b. Một số loại đồ dùng trong dạy học môn Ngữ văn THPT : b.1. Ảnh chân dung : - Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “chân dung” (danh từ) được định nghĩa như sau : “tác phẩm (hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh) thể hiện đúng diện mạo, thần sắc, hình dáng một người nào đó”…. Mà một bức ảnh thể hiện đúng diện mạo, thần sắc và hình dáng của một người tức nó đồng nghĩa với việc bức ảnh đó phải cho người xem biết rõ người trong ảnh là ai, ở đâu, làm gì, và như thế nào... Ảnh chân dung có thể là kiểu ảnh chụp bán thân, ảnh chụp cả người, có chân dung vẽ một người, có bức chân dung đôi, có bức chân dung tập thể. - Ảnh chân dung mà chúng ta sử dụng ở đây là ảnh chân dung các nhà văn có tác phẩm được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT. - Hiện nay, điều kiện để sưu tầm ảnh chân dung các nhà văn rất thuận lợi. Ta chỉ cần lên mạng tìm, tải về, kiểm định và in là đã có một bộ ảnh để sử dụng trong các tiết đọc văn. - Ví dụ :
- Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Cù Huy Cận và nhà văn Tô Hoài b.2. Tranh ảnh minh họa : - Đây là các loại tranh ảnh chụp phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống có nội dung phù hợp với hình ảnh, con người, hiện tượng hoặc vấn đề được nói tới trong bài đọc văn. - Chúng ta có thể sưu tầm các loại tranh ảnh này để sử dụng trong các tiết hướng dẫn học sinh đọc văn bản. - Ví dụ : Sông Hương – Huế Thung lũng Mai Châu b.3. Băng đĩa phim, video bài hát hoặc ngâm thơ : - Phim là tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ một kịch bản văn học hoặc một tác phẩm văn học. Có khá nhiều tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy trong nhà trường đã được chuyển thể thành phim và chúng ta có thể tổ chức cho học sinh xem những bộ phim này như : bộ phim Vợ chồng A Phủ, bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy, trích phim Số đỏ, vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt …. - Ta có thể sử dụng băng đĩa bài hát do một nghệ sĩ chuyên nghiệp hát hoặc ngâm một tác phẩm văn học có trong chương trình cho học sinh nghe khi tiến hành đọc – hiểu tác phẩm đó. Như bài hát “Tây Tiến”, video ngâm thơ bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, ngâm thơ bài thơ “Sóng” …. b.4. Bảng biểu (bảng phụ) : - Bảng biểu là hệ thống sơ đồ mà giáo viên tự kẻ để ghi ví dụ minh họa … trên bảng phụ.
- - Trong chương trình ngữ văn THPT, có khá nhiều bài có thể sử dụng bảng biểu, như : bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX ; bài Luật thơ ; bài Thuốc (Ngữ văn lớp 12, tập 1, 2), ….. - Ví dụ : + Bảng biểu dùng để dạy bài Luật thơ (Ngữ văn 12, tập 1) MÔ HÌNH LUẬT THƠ LỤC BÁT (B) (T) (B) 1-2/3-4/5-6 Vần Ngược lại (B) (T) (B-thấp) (B-cao) 1-2/3-4/5-6/7-8 Vần (B) (T) (B) 1-2/3-4/5-6 Nhịp (chẵn 2/2/2) + Bảng biểu dùng để dạy bài Quá trình văn học và phong cách văn học (Ngữ văn 12, tập 1) CÁC TRÀO LƯU VĂN HỌC LỚN TRÊN THẾ GIỚI Các trào lưu Đặc trưng Tác giả tiêu biểu Văn học thời Phục hưng Đề cao con người, giải phóng cá tính chống lại tư Sêch-xpia (Anh), (ở Châu Âu TK XV- tưởng khắc nghiệt thời trung cổ. Xec- van- tec XVI) (TBN) Chủ nghĩa cổ điển Coi Văn hóa cổ đại là hình mẫu lý tưởng, luôn đề Cooc- nây,
- (Pháp TK XVII) cao lý trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ. Mô-li-e (Pháp) Chủ nghĩa lãng mạn (Ở Đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong V.Huygô các nước Tây âu sau thề giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ (Pháp) cách mạng tư sản Pháp thuật thường có vẻ đẹp khác thường F. Si-le (Đức) 1789) Chủ nghĩa hiện thực Thiên về những nguyên tắc sáng tác khách quan. H. Ban- phê phán thường lấy đề tài từ đời sống hiện thực, xây dựng dăc(Pháp) (Châu âu TKXIX) những tính cách điển hình, vừa có tính khái quát, vừa L.Tôn-tôi có tính cụ thể. (Nga) Chủ nghĩa hiện thực Miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách M.Gooc-ki XHCN (TK XX sau mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân. (Nga) Cách mạng tháng 10 Giooc – giơ Nga) A-ma- đô (Braxin) Chủ nghĩa siêu thực Quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất A. Brơ- tôn (Pháp - Vào 1922) sáng tạo của người nghệ sĩ (Pháp) Chủ nghĩa hiện thực Coi thực tại bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin G. Mac- ket. huyền ảo (Mỹ La tinh tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết sau thế chiến thứ hai) Chủ nghĩa hiện sinh (ở Tập trung miêu tả cuộc sống con người như một sự An - be Ca – Châu Âu sau thế chiến tồn tại huyền bí, xa lạ và phi lí muy (Pháp) thứ hai) b.5. Phiếu học tập : - Đây cũng là một loại bảng phụ, giáo viên có thể dùng nó để tổ chức cho học sinh thảo luận trong quá trình tìm hiểu bài. - Ví dụ : Điểm Trường THPT Vĩnh Cửu PHIẾU HỌC TẬP Môn : Ngữ văn 11 Lớp : 11a4 Nhóm : …………………………………………………………………. Tên các thành viên trong nhóm : …………………………………………… Câu hỏi thảo luận : Những ý nghĩa mà em rút ra được từ câu kết bài thơ Tôi yêu em ? Ý kiến thảo luận : ……………………………………………………………. Nhận xét của giáo viên : ……………………………………………………… b.6. Máy chiếu : là một phương tiện công nghệ hiện đại nhất, ta có thể sử dụng nó để thay thế cho các đồ dùng trên. c. Yêu cầu khi sử dụng đồ dùng dạy học :
- - Đồ dùng dạy học phải có Tính sư phạm. Tính sư phạm thể hiện ở chỗ : + Bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học. + Giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, các kĩ năng, kỹ xảo, ... làm cho học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic. - Đồ dùng dạy học phải có Tính thẩm mỹ : + Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh, phải được nhìn rõ ở khoảng cách 8m. Các phương tiện dạy học dùng cho cá nhân học sinh không được chiếm nhiều chỗ trên bàn học. + Đồ dùng dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. + Màu sắc phải sáng sủa, hài hòa và giống với màu sắc của vật thật (nếu là mô hình, tranh vẽ). + Đồ dùng dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật. + Đồ dùng dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ. - Tính kỹ thuật : + Đồ dùng dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, chắc chắn, có khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới. + Đồ dùng dạy học phải được bảo đảm về tuổi thọ và độ vững chắc. + Đồ dùng dạy học bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò. + Đồ dùng dạy học phải được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể. + Đồ dùng dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc chuyên chở và bảo quản. - Tính kinh tế : Tính kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng khi lập luận chứng chế tạo mới hay đưa vào sử dụng các thiết bị dạy học mẫu. + Nội dung và đặc tính kết cấu của Đồ dùng dạy học phải được tính toán để với một số lượng vừa đủ, chi phí thấp nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất. + Đồ dùng dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp, phù hợp với yêu cầu của chương trình, ít tiêu hao sức lực của giáo viên và học sinh. - Tính sáng tạo : Thể hiện ở sự lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp, giá thành hạ, hợp tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, nói chung tính sáng tạo là sự hợp thành của các tính chất đã nêu trên.
- * Để phát huy hiệu quả của Đồ dùng dạy học cần phải đảm bảo các điều kiện sau : - Bảo đảm các nguyên tắc sử dụng : Đồ dùng dạy học phải có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan. Phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. Nếu sử dụng không đúng với những yêu cầu sư phạm cụ thể, phương tiện dạy học sẽ có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho học sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém... Để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu, nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng phương tiện dạy học đạt được mục đích dạy học và góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. d. Phương pháp sử dụng một số loại đồ dùng dạy học trong môn Ngữ văn THPT : d.1. Sử dụng ảnh chân dung các nhà văn : - Có thể thấy rõ, hầu hết các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 10, 11, 12 đều có ảnh chân dung tác giả. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài đọc văn người giáo viên có thể sử dụng ảnh chân dung các nhà văn để làm đồ dùng trực quan. - Ảnh chân dung các nhà văn có thể sử dụng lúc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài hoặc lúc giới thiệu bài mới. Trước khi hướng dẫn cụ thể việc chuẩn bị bài mới cho học sinh, giáo viên cho học sinh xem ảnh chân dung tác giả và một số câu hỏi gợi ý. Ảnh chân dung sẽ tác động trực tiếp đến thị giác của học sinh, cùng với sự cộng hưởng của các giác quan khác, học sinh sẽ có những xúc cảm ban đầu về tác giả, tác phẩm và hình dung được lối đi đến bài học. Từ đó học sinh sẽ phải tự mình tìm tài liệu liên quan đến bài học dựa trên câu hỏi gợi ý. Như vậy, là chúng ta đã tạo được cảm xúc ban đầu để học sinh chủ động tiếp cận tri thức. Mặt khác, người giáo viên cũng có thể sử dụng ảnh chân dung khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Ở đây có hai thời điểm có thể dùng ảnh chân dung, thời điểm giới thiệu bài và lúc hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Lúc này ảnh chân dung như một chất xúc tác đưa cảm xúc của học sinh đi vào chiều sâu, trôi theo dòng chảy của văn bản đọc – hiểu. - Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm Vợ chồng A Phủ phần hoạt động tìm hiểu tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, ta sử dụng ảnh chân dung nhà văn Tô Hoài kèm theo bài thơ :
- “Dế mèn lưu lạc mười năm Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai Miền tây sen đã tàn phai Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang”. (Xuân Sách) d.2. Sử dụng tranh ảnh minh họa : Tranh ảnh vẽ sẵn, chụp sẵn, in sẵn là một phương tiện dạy học giúp cho sự mô tả các đối tượng, hiện tượng một cách cụ thể, vừa sinh động, vừa tốn ít thời gian trên lớp. Có những loại tranh ảnh mang đến cho học sinh nguồn kiến thức mới, hoặc kiến thức bổ trợ cho bài học. Tranh ảnh sẽ tác động vào các giác quan giúp các em hình dung, khám phá giá trị của tác phẩm bằng cảm xúc. Lớp học sẽ rất sinh động, học sinh làm việc tích cực và hiểu bài sâu sắc hơn. Việc sử dụng tranh ảnh phải căn cứ vào nội dung tác phẩm để lựa chọn tranh và thời điểm sử dụng. Chẳng hạn, trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu tả bức tranh mùa xuân : “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh những hình ảnh về hoa mơ, về những cánh rừng mơ Việt Bắc khi mùa xuân về. Từ đó, giúp các em cảm nhận vẻ đẹp gợi cảm, tinh khôi của mùa xuân Việt Bắc một cách sinh động, ấn tượng. Cũng như vậy, với những bức ảnh chụp nạn đói năm 1945 của nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, khi dạy đọc – hiểu “Vợ Nhặt” của Kim Lân, hay bức tranh phong cảnh Tây bắc (Tây Tiến – Quang Dũng ; Vợ chồng A-phủ - Tô Hoài)… việc sử dụng tranh ảnh sẽ phát huy được những hiệu quả cụ thể, thiết thực của nó. Cụ thể như, khi dạy bài Tây Tiến ta có thể cho học sinh xem tranh ảnh về thiên nhiên Tây Bắc, tranh về những con đường Tây Bắc với hình dáng ngoằn ngoèo, lên cao, xuống thấp hoặc tranh về cánh đồng lúa Mai Châu xanh mượt mà, óng ả. Những bức tranh này sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu Thiên nhiên Tây Bắc và chặng đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, ngày 1 – 12 – 2003 của Cô-Phi An-Nan. Trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm hiểu về HIV/AIDS và sưu tầm hình ảnh, tư liệu về căn bệnh này. Với cách làm này, học sinh sẽ có những kiến thức ban đầu về căn bệnh thế kỉ, giáo viên có một bộ sưu tập tài liệu phục vụ cho bài dạy hiệu quả hơn. Trong quá trình đọc hiểu chúng ta cung cấp cho học sinh số liệu và cho học sinh xem hình ảnh về vi rút HIV cũng như hình ảnh người mang bệnh AIDS. Rất rõ rằng, sau khi tìm hiểu bài đọc – hiểu có dụng cụ trực quan, học sinh cảm nhận sâu sắc, ý thức đầy đủ về căn bệnh nguy hiểm này cũng như thấy rõ trách nhiệm của bản thân về phòng chống HIV/AIDS. Như vậy, bài học đã đến với các em một cách hiệu quả.
- Một bức tranh phù hợp cũng có thể dùng cho học sinh trình bày những cảm nhận của mình sau khi đã đọc văn bản. d.3. Sử dụng băng đĩa phim, video bài hát hoặc ngâm thơ : - Kịch bản sân khấu, phim là những loại hình nghệ thuật có những khả năng rất lớn để thâm nhập vào cuộc sống và thế giới tinh thần của con người. Nó đem lại cho người xem những hiểu biết từ thời đại này qua thời đại khác. Thông qua việc xem phim, học sinh thấm thía hơn các chi tiết đắt, tính cách nhân vật, tinh thần tác phẩm (Bi kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng, Bi kịch Rô-mê-ô và Juiliette – Sếch Xpia ; Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ…). Qua phim, giáo viên có thể khơi gợi và giúp học sinh tham gia “đồng sáng tạo” với tác giả. Chẳng hạn, khi cho học sinh xem trích đoạn phim “Ông già và biển cả” của Hê-min-guê hay “Số phận con người” của Sô-lô-khốp. Bộ phim sẽ được học sinh lĩnh hội sâu sắc hơn nếu như trước khi xem, được nghe giáo viên kể chuyện, có đọc sách giáo khoa. Mặt khác, trước khi tổ chức cho học sinh xem phim, giáo viên nên cung cấp cho học sinh một số câu hỏi tìm hiểu bài. Điều đó thúc đẩy các em, không chỉ đơn thuần nhìn và nghe chăm chú mà còn buộc các em phải suy nghĩ khi theo dõi màn hình để tìm ra lời giải. Khi chuẩn bị hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo, tôi đã cung cấp cho các em một số câu hỏi và yêu cầu học sinh tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Chí Phèo. Sau đó tôi tổ chức cho các em xem bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Kết quả, các em rất thích thú và háo hức chờ đón tiết đọc – hiểu tác phẩm này. Giờ học đã diễn ra sôi nổi, sinh động. Học sinh tích cực, tự giác và hiểu bài sâu sắc. - Bên cạnh thể loại phim, ta có thể dùng âm nhạc để lôi cuốn các em nhập tâm vào các tác phẩm thơ ca. Thiên tài của nhà thơ kết hợp với cảm hứng của nhạc sĩ và nghệ thuật điêu luyện của người biểu diễn sẽ tác động mạnh mẽ đến người nghe. Ví dụ, khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, không gì tuyệt vời hơn là cho học sinh nghe chính giọng đọc của Bác. Các em sẽ cảm nhận một cách sâu sắc niềm tự hào khi đất nước
- được độc lập, nhận thức dễ dàng hơn về tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn và tư tưởng của Hồ Chí Minh. Để sử dụng băng đĩa nhạc ta chỉ cần một cái loa cầm tay, một đĩa usb có chứa bản nhạc, trong khi, hiện nay có khá nhiều bản nhạc phổ nhạc cho thơ rất thành công (Tây tiến – Quang Dũng, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Sóng – Xuân quỳnh, Đàn ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm …). Cũng cần nói thêm rằng, không phải giáo viên dạy văn nào cũng có khả năng minh hoạ cho các bài thơ bằng âm nhạc hay ngâm thơ. Bản thân tôi cũng vậy, nên có lúc tôi đã dùng giọng ca hay giọng ngâm thơ của các nghệ sĩ để thay cho giọng đọc của mình khi bước vào phần Đọc – hiểu văn bản. Lúc đấy cả cô và trò cùng thả hồn vào bản nhạc và như một lẽ tự nhiên việc đọc – hiểu diễn ra thật nhẹ nhàng mà sâu lắng. d.4. Sử dụng Bảng biểu (bảng phụ) : Đây là loại bảng phụ mà ta có thể dùng nó để ghi các ví dụ, các nội dung cơ bản cần chốt ý và lướt qua, các bảng ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, các bài tập hoặc các mô hình minh họa. Sử dụng các bảng này giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp, khắc phục được tình trạng thiếu bảng viết, đặc biệt là hạn chế được việc có những nội dung rất cần cho học sinh quan sát nhưng giáo viên không thể viết kịp nếu như không chuẩn bị trước các bảng biểu này. Để làm các bảng biểu, ta có thể sử dụng giấy Troki (đây là loại chất liệu khá phổ biến vì dễ cuốn gọn gàng, dễ vận chuyển, lại có khổ to nhỏ tuỳ ý theo dung lượng chữ viết). Bìa lịch cũ (chúng ta có thể sử dụng lại các bìa lịch của năm cũ - phần mặt sau - để làm bảng phụ rất thuận tiện). Bảng nhựa mềm, bảng da bò (đây là loại bảng có thể cuộn lại dễ dàng và viết bằng phấn. Dùng xong có thể xoá bằng giẻ lau bảng bình thường). Về bút viết, có thể dùng bút dạ bảng, bút lông, phấn viết hoặc in trên máy vi tính đều được. Về việc sử dụng trên lớp : Với bảng nhựa mềm, bảng da bò : Làm dây treo bên cạnh bảng chính. Với giấy Troki hoặc bìa lịch : Dùng nam châm dán lên bảng từ. Nếu dùng bảng nhựa, dùng xong xoá sạch để lần sau viết lại. Nếu dùng giấy Trôki hoặc bìa lịch : Khi dán lên bảng nên dùng một đến hai tờ giấy mika trong hoặc giấy bóng kính trong dán lên chỗ cần viết. Dùng bút dạ bảng viết lên tờ giấy đó sẽ giống như viết lên bảng nhưng dễ dàng xoá được bằng giấy mềm hoặc giẻ khô. Như vậy, những bảng phụ ấy sẽ còn dùng được cho những lần sau. - Cụ thể, ta có thể dùng bảng biểu để ghi những nội dung mà ta sẽ lướt qua trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, nhưng những nội dung này rất quan trọng trong khi học sinh chỉ được nghe từ một đến hai lần và phải tự nắm bắt những thông tin kiến thức ấy, như : tóm tắt tác phẩm (tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tóm tắt tác phẩm Thuốc …. ).
- Ví dụ 1. Bảng phụ dùng để dạy bài Thuốc (Lỗ Tấn – Ngữ văn 12, tập 2) TÓM TẮT TÁC PHẨM “THUỐC” Tác phẩm kể về gia đình Vợ chồng lão Hoa chủ quán trà có một con trai duy nhất bị ho lao, người gầy khô chờ chết. Một đêm mùa thu gần về sáng, Lão Hoa đem số tiền vợ chồng dành dụm được ra pháp trường, gặp đao phủ mua một cái bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho con. Bà Hoa đã nướng bánh cháy đen cho con ăn với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh. Trời sáng, quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần, mọi người bàn tán về thuốc và người tử tù vừa bị chém sáng nay. Người đó là Hạ Du, một chiến sĩ cánh mạng kiên cường. Nhưng họ không hiểu gì về anh, họ còn cho anh là điên. Dù ăn bánh bao nhưng bé Thuyên vẫn qua đời. Một buổi sáng, vào tiết thanh minh năm sau, bà Hoa đi thăm mộ con. Bà gặp bà mẹ của Hạ Du. Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng, nhưng sau đó bà Hoa đã bước qua ranh giới phân chia khu nghĩa để an ủi mẹ Hạ Du. Hai người mẹ đau khổ đã có sự cảm thông cho nhau. Mẹ Hạ Du ngạc nhiên “thế này là thế nào ?” khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa tươi. - Chúng ta cũng có thể dùng bảng phụ để hướng dẫn học sinh làm bài tập, để ôn tập, để kiểm tra bài cũ bằng trắc nghiệm hoặc củng cố bài dạy. Ví dụ 2. Bảng phụ dùng để hướng dẫn học sinh làm bài tập : Thực hành một số phép tu từ cú pháp (Ngữ văn 12, tập 1) Văn xuôi, thơ tự do Tục ngữ, câu đối thơ Đường luật, văn biến ngẫu - Số tiếng ở hai câu không bằng nhau - Số tiếng ở hai câu bằng nhau - Không nhất thiết phải cùng từ loại, cùng - Các từ tương ứng phải cùng từ loại kiểu cấu tạo từ cùng kiểu cấu tạo từ - Kết cấu nhịp điệu không nhất thiết lặp lại - Nhịp điệu được lặp lại Ví dụ 3 : Lập bảng và điền nội dung : Khi dạy bài Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam Bảng biểu 1 : BẢNG TỔNG HỢP CÁC THỂ LỌAI Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian
- Đáp án Truyện dân gian Câu nói Thơ ca Sân khấu dân gian dân gian dân gian Thần thoại, Sử thi, Truyền thuyết, Cổ Tục ngữ, Ca dao, Chèo, tích, Ngụ ngôn, Truyện cười, truyện thơ. Câu đố. Vè . Tuồng dân gian Bảng biểu 2 :Tấn bi kịch Mị Châu – Trọng thuỷ Cái lõi sự thật Bi kịch Những chi tiết hoang Kết cục của Bài học lịch sử được hư đường, kì ảo bi kịch cấu Đáp án Cái lõi sự thật Bi kịch Những chi tiết hoang Kết cục của Bài học lịch sử được hư đường, kì ảo bi kịch cấu Cuộc xung đột Bi kịch tình Thần Kim Quy ; lẫy nỏ Mất tất cả : Cảnh giác giữ An Dương yêu lồng vào thần ; ngọc trai – giếng - Tình yêu nước, không chủ Vương –Triệu bi kịch gia nước ; Rùa vàng rẽ nước - Gia đình quan như An Đà thời kì Âu đình, quốc dẫn An Dương Vương - Đất nước Dương Vương, Lạc ở nước ta gia xuống biển. không nhẹ dạ cả tin như Mị Châu. ● Thông qua bảng biểu, phiếu học tập nội dung kiến thức sẽ được ôn tập một cách có hệ thống. Phần lớn học sinh nhận biết được các đơn vị kiến thức trong bảng phụ. Học sinh không mất nhiều thời gian ghi lại các yêu cầu bài tập, do đó các em làm được nhiều bài tập hơn. Điều quan trọng hơn cả là qua việc nhìn - nghe - viết trên bảng phụ khiến các em hiểu bài hơn, nhớ kiến thức kĩ hơn, có khả năng vận dụng những kiến thức đó trong việc tạo lập các văn bản và củng cố lại những kiến thức về các văn bản có chứa các ví dụ đó. Ngoài ra, có một loại đồ dùng có thể thay thế cho các đồ dùng trên là máy chiếu.
- Tóm lại : Việc chuẩn bị đồ dùng trước giờ dạy và sử dụng đồ dùng trong giờ dạy giúp giáo viên khắc sâu kiến thức cần dạy, mở rộng, liên hệ, tích hợp với các bộ môn khác hoặc các phần văn bản và Tập làm văn của bộ môn Ngữ văn. Vừa tiết kiệm được thời gian vừa phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào thực tế, kích thích học sinh tư duy, phát huy tính tích cực, sáng tạo. Các em học sinh được nhìn - nghe - nói - viết ngay trên bảng phụ, được thảo luận trong nhóm học tập của mình, được đưa ra ý kiến, được rèn luyện các kĩ năng nói và viết của bản thân. Điều đó giúp các em phát huy tối đa vai trò chủ động của mình trong giờ học III. KẾT QUẢ : Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã áp dụng những phương pháp sử dụng đồ dùng kể trên. Sau khi ứng dụng bản thân tôi và học sinh đều thấy rằng : Giờ học sinh động, hấp dẫn, hứng thú. Học sinh tích cực tham gia kể cả học sinh yếu kém. Phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của các đối tượng học sinh. Các em hiểu sâu bài học và rất hứng khởi khi được tham gia một tiết học như thế.
- Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Như vậy có thể coi việc sử dụng các đồ dùng dạy học là một trong những biện pháp hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy giờ học Ngữ văn. Việc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với nội dung bài dạy sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh. Các em sẽ tích cực hơn, thích phát biểu bài, theo dõi bài chăm chú hơn, ghi chép cẩn thận hơn vì có những mẫu quan sát trực quan. Các giáo viên hoàn toàn có khả năng tự làm được các đồ dùng phục vụ giảng dạy trên giấy Trôki, bìa cứng, bảng viết.... mà không cần phải sử dụng những phương tiện giảng dạy hiện đại tốn kém. Vấn đề là ở chỗ cần có kế hoạch làm và sử dụng đồ dùng dạy học một cách thường xuyên, để các đồ dùng ấy ngày càng phát huy hiệu quả trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng cũng như các bộ môn khác trong nhà trường nói chung. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà cá nhân tôi đã đúc rút qua quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Vì thế, khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đuợc những ý kiến đóng góp của các bậc tiền bối và các Thầy cô giáo. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Cô tổ trưởng và các Cô giáo trong tổ bộ môn Văn trường THPT Vĩnh Cửu đã tạo cơ hội, điều kiện và khích lệ, động viên để tôi hoàn thành đề tài này ! Nhận xét của Tổ trưởng bộ môn Ngữ văn Vĩnh Cửu Ngày 23 / 03/2012 Người thực hiện Nguyễn Thị Xuân Hương Nhận xét của BGH trường THPT Vĩnh Cửu
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11,12 Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2011. 2. Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên môn Ngữ văn 11, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007. 3. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10,11, 12, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2010. 4. Từ điển Tiếng Việt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phương pháp sử dụng đạo hàm chứng minh bất đẳng thức
37 p | 792 | 238
-
SKKN Tiếng Anh: Sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh
17 p | 1275 | 227
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
21 p | 981 | 184
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2 - dạng bài “Mở rộng vốn từ ”
16 p | 997 | 169
-
SKKN: Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc
13 p | 778 | 84
-
SKKN: Phương pháp sử dụng tỷ lệ chung giải nhanh các bài tập trắc nghiệm vô cơ
14 p | 482 | 82
-
SKKN: Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS
44 p | 381 | 78
-
SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật trong tiết học cho trẻ LQVMTXQ đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
9 p | 596 | 77
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Sinh học 9
8 p | 739 | 74
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ Văn lớp 10 THPT
20 p | 468 | 67
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn Lịch sử ở trường THCS
8 p | 460 | 65
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
28 p | 263 | 29
-
SKKN: Sử dụng phần mềm Violet kết hợp sự hỗ trợ phần mềm Macromedia Flash để thiết kế hệ thống bài giảng điện tử địa lí lớp 10
9 p | 217 | 27
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2
7 p | 273 | 13
-
SKKN: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4
30 p | 139 | 12
-
SKKN: Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với toán
16 p | 91 | 4
-
SKKN: Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản
38 p | 86 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn