SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Sinh học 9
lượt xem 74
download
Để kế tiếp nguồn khoa học cho thế hệ trẻ được xác lập trên cơ sở phương pháp dạy học của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ của nhà trường xã hội chủ nghĩa. Bài SKKN sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Sinh học 9, mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Sinh học 9
- KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 9 TRUỜNG THCS HỒNG THUỶ
- Phần I MỞ ĐẦU I/ Lí do chọn đề tài Sinh học là một trong những bộ môn khoa học, có vị trí vô cùng quan trọng. Sinh học nghiên cứu tìm hiểu thế giới sinh vật trên trái đất . Để kế tiếp nguồn khoa học cho thế hệ trẻ được xác lập trên cơ sở phương pháp dạy học của giáo viên . Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ của nhà trường xã hội chủ nghĩa . Nội dung chương trình sinh học giúp các em tiếp thu nguồn tri thức sinh học từ đó vận dụng vào thực tiễn đời sống. Nhưng thực tế trong nhà trường hiện nay môn Sinh học chưa được quan tâm đúng mức. Số học sinh khá, giỏi còn thấp so với các môn học khác mà phần lớn ở mức độ trung bình. Vậy vì sao? Do trình độ nhận thức của học sinh hay do các em chưa có sự say mê học tập .....Điều đó chưa hoàn toàn đúng cũng như chưa phải là nguyên nhân chủ yếu mà quan trọng ở đội ngũ giáo viên còn nhiều thiếu sót về kiến thức, kinh nghiệm và lòng nhiệt tình say mê trong giảng dạy. Dạy như thế nào? Bằng phương pháp nào? Cho hợp lí với các bài giảng sao cho thật cô động giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ vì môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, hơn nữa ở lứa tuổi các em rất hiếu động ham hiểu biết, thích quan sát các sự vật hiện tượng cụ thể. Thế nhưng một thiếu sót rất lớn ở trường phổ thông hiện nay là bỏ qua hoặc ít sử dụng các đồ dùng trực quan . Việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong các bài giảng người thầy kết hợp cho học sinh quan sát vật thật, tranh, ảnh, mô hình ....với nắm kiến thức bài học. Chính vì vậy: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy sinh học lớp 9” Nhằm nâng cao sự nhận thức của học sinh gắn lý luận với thực tiễn góp phần giải quyết thắc mắc tò mò cho các em làm cho giờ Sinh học trở lên sinh động hơn dẫn tới chất lượng học tập cao . II/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu ở l lớp 9 trường THCS Hồng Thuỷ. III/ Phạm vi và thời gian nghiên cứu Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 9 được nghiên cứu từ năm học 2009-2010 thực hiện ở lớp 9 tại trường THCS Hồng Thuỷ huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình, nơi tôi đang công tác. IV/ Cơ sở lý luận PHÂN II NỘI DUNG I/ TỔNG QUAN * Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 1/ Thuận lợi: 1. Cơ sở vật chất : Trường THCS Hồng Thuỷ huyện Lệ Thuỷ Trường được xây dựng kiên cố hoá đảm bảo đủ cơ sở vật chất cho học sinh học 2 ca. Trường đã có phòng học bộ môn. 2. Giáo viên : Gồm có 40 giáo viên đứng lớp với trình độ cao đẳng và đại học . Nói chung đội ngũ giáo viên đều có lòng nhiệt tình và tay nghề vững vàng. 3. Học sinh: Học sinh trong trường đều là con em nông dân với nghề nông là chủ yếu, các em đều ngoan, chăm chỉ học tập và lao đ ộng. 2/ Khó khăn:
- Các mô hình, tranh vẽ, mẫu vật ngâm tiêu bản, kính hiển vi, kính núp…. Đã cũ và còn thiếu nhiều so với nhu cầu giảng dạy và học tập của nhà trường. Với cơ sở vật chất còn thiếu đồ dùng dạy học nên giáo viên dạy bộ môn Sinh thường sử dụng phương pháp dạy thuyết trình là cơ bản . Kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, gia đình ít quan tâm đến sự học tập của các em. hơn nữa bộ môn Sinh là một bộ môn khoa học thực nghiệm học sinh cho rằng “ Môn Sinh học không quan trọng không phải bộ môn chính” Vì vậy ít đầu tư cho môn học này với suy nghĩ như vậy đa số các em không hiểu rõ bản chất của lí thuyết dẫn đến việc nắm kiến thức gặp nhiều khó khăn vướng mắc do vậy kiến thức của các em bị hổng nhiều dẫn đến bỏ bê việc học môn sinh học. Qua khảo sát chất lượng học tập môn sinh ở lớp 9 khi chưa thực hiện đề tài Loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp 7A 4% 25% 64% 7% 0 II/ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Đảm bảo nguyên tắc trực quan trong giảng dạy Trong giảng dạy sinh học 9 đảm bảo nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc chỉ đạo quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục . Đồ dùng trực quan cung cấp cho học sinh tối đa các hình ảnh cụ thể , biểu tượng cụ thể trong sáng muôn hình muôn vẻ của các sự vật hiện tượng mà các em đang học và nghiên cứu. Sử dụng sự quan sát và thí nghiệm phải được xem là phương pháp đặc thù, chúng góp phần đáp ứng về mặt nhận thức ở lứa tuổi học sinh ( 14-15) là lứa tuổi vốn sống ít, sự hiểu biết ít, các biểu tượng tích luỹ còn
- hạn chế; Các em còn nặng về tư duy thực nghiệm , tư duy hình tượng cụ thể. Việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “Phương tiện trực quan” làm điểm tựa cho quá trình nhận thức. Hơn nữa các phương tiện trực quan còn phát huy được ở các em tính tích cực, tính tự lực, chủ động sáng tạo trong việc dành lấy tri thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của thầy, do đó kiến thức sẽ sâu sắc và chắc. Chúng gây hứng thú nhận thức cho học sinh mà hứng thú nhận thức là yếu tố tâm lí ban đầu có tác dụng đối với quá trình nhận thức. 2.Vận dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy một cách rộng rãi Đối với việc dạy học sinh học, đồ dùng trực quan càng có ý nghĩa quan trọng trong giảng dạy sinh học.Vì nó được vận dụng một cách rộng rãi, không vì nó có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức mà các em có điều kiện thuận lợi để thực hiện. Ví dụ: Học sinh có thể làm thí nghiệm, cũng như quan sát các sự vật hiện tượng trong thực tế đời sống như: Thành lập các phản xạ có điều kiện ở gà, chó, cá bằng ánh sáng hoặc tiếng kẻng... Xung quanh các em thế giới sinh vật rất đa dạng , phong phú cùng với các hoạt động sống, luôn diễn ra gần gũi với các em. Từ đó người thầy có thể hướng vào đó mà lựa chọn dùng làm các phương tiện trực quan, nghiên cứu và giảng dạy học tập. Trong các phương tiện trực quan thì mẫu tươi tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cả. Nó cho phép học sinh biết rõ hình dạng kích thước thực của các đối tượng quan sát, đôi khi còn cho biết tính chất đặc điểm cấu tạo của đối tượng nghiên cứu . Nhưng không phải lúc nào cũng kiếm được mẫu tươi, có thể dùng các mẫu ngâm thay thế. Trong thực tế giảng dạy không phải lúc nào vật thật đều đáp ứng yêu cầu sư phạm của một đồ dùng dạy học. Có những vật quá nhỏ, khó quan sát thì phải kết hợp sử dụng các mô hình hoặc tranh vẽ, đặc biệt là loại tranh cho phép đi sâu vào các mức độ khác nhau, cấu trúc của
- các cơ quan hay đi sâu vào các chi tiết của từng bộ phận quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu chức năng . Hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan có giá trị sư phạm cao (nếu giáo viên vẽ đẹp và nhanh) được kết hợp trong lúc mô tả, thuyết trình giúp các em theo dõi bài giảng một cách rõ ràng . 3. Sử dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy phải đảm bảo tính sư phạm và khoa học Trong các bài giảng sinh học 9 cần sử dụng các phương tiện trực quan:Vật thật (mẫu tươi, mẫu ngâm, mẫu khô, tiêu bản hiển vi) .Vật tượng hình như : Mô hình , tranh vẽ (đen, trắng hoặc màu) các hình chụp, hình vẽ trên bảng hoặc sơ đồ cấu tạo, phải đảm bảo tính sư phạm và khoa học như : - Khi giáo viên đưa ra các mẫu vật biểu diễn cần: đúng lúc , đúng cách , dùng đến đâu đưa ra đến đó tránh bày la liệt . - Đối tượng quan sát phải đủ lớn vừa tầm nhìn , nếu nhỏ quá phải đưa tới từng bàn cho học sinh quan sát . - Các thí nghiệm giáo viên cần liên hệ chặt chẽ với bài giảng có đối chứng mới có sức thuyết phục . - Giáo viên phải nghiên cứu, làm thử trước khi đem ra biểu diễn trước học sinh . III. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 1. Bài giảng thực nghiệm: 2 . Kết quả
- PH ẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/KẾT LUẬN: Sinh học là ngành khoa học sát với thực tế đời sống,vì vậy trong thực tế giảng dạy bộ môn, truyền đạt kiến thức cho học sinh là yếu tố rất quan trọng. Trong giảng dạy sử dụng đồ dùng trực quan nó quyết định thắng lợi 1/2 của bài giảng, đồ dùng trực quan phát huy tính tích cực của học sinh làm cho các em chú ý nghe giảng , quan sát và hăng hái xây dựng bài . Như vậy đồ dùng trực quan là cơ sở, là xương sống cho một bài giảng . Qua quan sát các đồ dùng trực quan học sinh phát triển óc sáng tạo từ đó hình thành các biểu tượng và khái niệm đúng đắn . Đồ dùng trực quan còn chứng minh cho quan điểm biện chứng, nhưng khi sử dụng các đồ dùng trực quan cần phối kết hợp với nhiều phương pháp khác mới đem lại hiệu quả cao. II. KIẾN NGHỊ Đề tài này chỉ mới đạt được kết quả bước đầu, chỉ giải quyết được một phần trong việc: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài giảng sinh học 9 ” được thực hiện ở lớp 9 trường THCS Hồng Thuỷ huyện Lệ Thuỷ còn nhiều hạn chế . Hồng Thuỷ, ngày 20 tháng5 năm 2010 Giáo viên Hoàng Thị Mùi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN Tiếng Anh: Sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh
17 p | 1265 | 227
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
21 p | 976 | 184
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2 - dạng bài “Mở rộng vốn từ ”
16 p | 994 | 169
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ Văn lớp 10 THPT
20 p | 468 | 67
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn Lịch sử ở trường THCS
8 p | 457 | 65
-
SKKN: Đồ dùng trực quan trong dạy lịch sử soạn giảng trình chiếu bằng phần mềm powerpoint
57 p | 125 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4
30 p | 137 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học
10 p | 117 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán. Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
24 p | 52 | 6
-
SKKN: Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với toán
16 p | 91 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Đồng Tĩnh
29 p | 56 | 4
-
SKKN: Sử dụng phương tiện trực quan trong kỷ thuật dạy học tạo tình huống gợi vấn đề nhằm mục đích phát hiện các tính chất, định lý, mệnh đề và tìm lời giải cho các bài toán phần hàm số mũ, logarít
20 p | 58 | 4
-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp sơ đồ hóa trong giảng dạy Tin học 12
31 p | 65 | 4
-
SKKN: Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn)
23 p | 48 | 3
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng tự tạo và một số tính chất hình học, dạy học tiết thực hành lớp 9
20 p | 94 | 3
-
SKKN: Sử dụng phần mềm Microsoft Power Point trong dạy học bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Lịch sử lớp 11 THPT, Chương trình cơ bản
28 p | 60 | 3
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh lớp 12 ở bài:''Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
20 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn