Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Mục lục<br />
Phần I: Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
2. Mục đích nghiên cứu.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phần II: Nội dung <br />
1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.<br />
2. Thực trạng.<br />
a. Thuận lợi<br />
b. Khó khăn<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
d. Nguyên nhân<br />
3. Giải pháp, biện Pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
4. Kết quả<br />
III. Kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 1<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Giáo dục học mầm non ( tập 1.2) Đào thanh Âm – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội <br />
1997<br />
2. Toán và phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo. Đinh Thị <br />
Nhung NXB Đại Học Quốc gia Hà nội 2000<br />
3. Phương pháp hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non.TS. Đỗ Thị <br />
Minh Liên – NXB Đại học sư phạm 2003 <br />
4. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. Nguyễn Thị Ánh tuyết – NXB giáo dục <br />
1994 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 2<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần I: Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến ngành Giáo dục và <br />
Đào tạo, vì Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của đất nước, <br />
của toàn dân. Giáo dục mầm non cũng là bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục <br />
quốc dân, trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Vì thế hệ trẻ là niềm hạnh phúc của <br />
mỗi gia đình là tương lai của đất nước.<br />
Trẻ em là những Mầm non là tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, <br />
phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt <br />
ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non, người giáo viên Mầm non cần phải trang bị <br />
cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như <br />
khám phá khoa học, làm quen với tạo hình, làm quen văn học, chữ cái, thể dục, âm <br />
nhạc, làm quen với toán, qua các môn học trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học”. Từ <br />
đó dần hình thành lên yếu tố nhân cách ban đầu của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp <br />
cận với những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các <br />
môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về năm mặt giúp trẻ có một hành <br />
trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một.<br />
Như chúng ta đã biết “ Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt” GDMN là <br />
bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, sự đổi mới của chương trình <br />
giáo dục mầm non cần tạo ra sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ <br />
vào học lớp 1. <br />
Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non, hoạt động vui chơi là <br />
một trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các <br />
giờ hoạt động chung có chủ đích, đó là hoạt động cung cấp chủ yếu hệ thống kiến <br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 3<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
thức cần trang bị cho trẻ. Vậy tổ chức sử dụng đồ dùng vào các tiết học như thế nào <br />
để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất, tôi luôn trăn <br />
trở và đặt câu hỏi làm thế nào để cho trẻ em nhanh chóng tiếp cận với các hoạt động <br />
nhất là môn làm quen với toán một cách thiết thực nhất và ghi nhớ lâu nhất, cuối <br />
cùng tôi đã tìm cho mình một giải pháp đó là đề tài “Một số phương pháp sử dụng <br />
đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với toán ”<br />
<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lứa tuổi mầm non, việc sử dụng đồ dùng <br />
cho các môn học nhất là môn làm quen với toán đối với trẻ rất quan trọng. Vì nhờ <br />
việc sử dụng đồ dùng phù hợp với trẻ thì trẻ mới tri giác trọn vẹn phần kiến thức <br />
mà trẻ cần biết, từ đó hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5 6 <br />
tuổi một cách chính xác, trẻ biết đếm thành thạo, biết so sánh, phân loại, xác định <br />
cao thấp, dài ngắn, to nhỏ...và dùng từ chính xác như thời gian, không gian nhằm <br />
phát huy được tính tích cực của trẻ. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. <br />
<br />
Trẻ 5 – 6 tuổi. trường mẫu giáo Sao Mai<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Địa điểm: Trường Mẫu giáo Sao Mai<br />
Trong các hoạt động chung, hoạt động góc và các hoạt động khác.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp đam thoai.<br />
̀ ̣<br />
Phương pháp trực quan thực hành.<br />
II. Phân n<br />
̀ ội dung<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
Đồ chơi là một nhu cầu rất thiết thực với trẻ trong cuộc sống hàng ngày không <br />
thể thiếu được. Đồ chơi đẹp sẽ tạo cho trẻ một cơ hội tìm hiểu khám phá tốt trong <br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 4<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
trí óc của trẻ, đặc biệt là nó sẽ tác động tích cực tới các giác quan, khuyến khích cho <br />
trẻ phát huy được trí tưởng và các kỹ năng khác. Ở lứa tuổi trẻ mầm non luôn có nhu <br />
cầu với đồ chơi mới, thích khám phá các đồ chơi mới. Để thỏa mãn được nhu cầu <br />
của trẻ bản thân tôi là giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi để tọa ra những thứ đồ <br />
dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy và các hoạt động vui chơi hàng ngày. <br />
Ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. ... Và các sự vật hiện <br />
tượng xung quanh, tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của <br />
trẻ, từ đó trẻ có được những khái niệm đơn giản nhất về thế giới xung quanh có nhu <br />
cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp <br />
các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không <br />
gian. <br />
Trong quá trình học tập của trẻ, các môn học đều góp phần quan trọng vào <br />
việc phát triển toàn diện của trẻ, trong đó đồ dùng đồ chơi góp phần cung cấp kiến <br />
thức và hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Trong đó <br />
môn làm quen với toán là một môn quan trọng nhất vì bộ môn này đòi hỏi cần có độ <br />
chính xác cao. Vì trẻ ở độ tuổi mẫu giáo như một tờ giấy trắng nên trẻ nhớ nhanh <br />
mau quên, nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng về toán, <br />
cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất của môn học như đếm số lượng, so sánh, phân <br />
loại, hình dạng kích thước...vì vậy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động có sáng <br />
tạo nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. <br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
a. Thuận lợi khó khăn <br />
<br />
+ Thuận lợi: <br />
<br />
Năm học 2014 – 2015 được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi <br />
chủ nhiệm lớp lá 5 6 tuổi, học theo chương trình mầm non mới, với sĩ số là 22 trẻ. <br />
100% trẻ sống ở thôn Echair là vùng đặc biệt khó khăn, các cháu đều rất ngoan ham <br />
học, cha mẹ học sinh cũng biết được nhu cầu của con em mình ở độ tuổi học Mầm <br />
non và hiểu tầm quan trọng của việc đưa con em mình đến trường.<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 5<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Về cơ sở vật chất phòng học mới xây dựng đẹp cuốn hút trẻ tới trường, được <br />
sự quan tâm của lãnh đạo trường đã đáp ứng phần nào đồ dùng đồ chơi cho lớp học <br />
và sự nổ lực làm đồ dùng tự tạo bằng nguyên vật liệu sẵn có, bàn ghế đúng quy <br />
cách, phòng học rộng rãi thoáng mát, rất thuận lợi cho việc học tập của trẻ.<br />
<br />
+ Khó khăn: <br />
<br />
Là lớp học riêng lẻ, lớp ghép nên ít được quan tâm, chăm sóc của bố mẹ về <br />
việc học tập cũng như về sức khỏe, khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế, trẻ đi <br />
học lần đầu nên còn nhút nhát, trẻ rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc chổ đông người vì vậy <br />
việc làm quen với các môn học rất khó khăn. <br />
Đồ dùng phục vụ cho các môn học còn hạn chế, nên dẫn đến việc dạy và học <br />
của cô và trẻ còn gặp nhiều khó khăn.<br />
<br />
b. Thành công và hạn chế<br />
<br />
* Thành công<br />
<br />
Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi dành cho môn học này đã giúp cho trẻ hứng thú <br />
và phát huy tính tích cực ở trẻ, hăng say phát biểu xây dựng bài trong các tiết học. Sử <br />
dụng đồ dùng theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đối với đồ <br />
dùng trực quan cho trẻ làm quen với biểu tượng toán màu sắc đẹp hấp dẩn với yêu <br />
cầu của từng tiết dạy có hiệu quả và chuyển biến rõ, đặc biệt những cháu nhút nhát, <br />
từ những thực tế trên để có kết qủa cao tôi phải chuẩn bị đồ dùng và bài dạy rất chu <br />
đáo, đồ dùng đồ chơi tự tạo màu sắc đẹp, có sức hấp dẫn, kích thích tính tò mò của <br />
trẻ, biết lựa chọn bài thơ, câu đố, những bài hát phù hợp với nội dung bài dạy của <br />
chủ điểm, ngôn ngữ diển đạt rõ ràng dễ hiểu, chuyển tiếp linh hoạt kết hợp với đồ <br />
dùng gây được sự chú ý của trẻ, <br />
* Hạn chế.<br />
Là lớp ghép học sinh ở vùng khó khăn nên việc sử dụng đồ dùng trong môn <br />
học này nhiều trẻ còn lúng túng cho nên cô phải sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt <br />
động. <br />
<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu:<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 6<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
* Mặt mạnh: <br />
<br />
Qua một tiết học toán trẻ có thể lĩnh hội được những kiến thức cơ bản nhất <br />
của môn học như đếm và đặt số tương ứng, so sánh, phân loại, hình dạng kích thức, <br />
không gian, thời gian...vì vậy việc chuẩn bị và sử dùng đồ dùng cho trẻ đối với môn <br />
học này rất quan trọng nhờ vậy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động có sáng tạo, <br />
từ đó trẻ thích đi học hơn, mạnh dạn hơn và hoạt động tích cực và có độ chính xác <br />
hơn ,việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy ở môn học này phù hợp với từng đề tài <br />
thì đem lại hiệu quả rất khả quan, giúp trẻ phát triển về 5 mặt đức, trí, thể, mỹ, lao <br />
động và nhận thức, về tình cảm xã hội, thế giới xung quanh trẻ.<br />
<br />
* Mặt yếu:<br />
<br />
Do lứa tuổi của trẻ không đồng đều nên nhận thức của một số trẻ còn hạn <br />
chế.<br />
Đồ dùng phục vụ cho các môn học còn hạn chế, nên rất khó khăn cho giáo <br />
viên khi chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy, dẫn đến việc dạy và học còn nhiều hạn <br />
chế.<br />
<br />
d. Nguyên nhân.<br />
<br />
Do đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tò mò, nên trẻ <br />
không thể chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo giảng bài. Chính vì vậy nếu không trực quan, <br />
không cho trẻ thao tác thực hành, trải nghiệm trên đồ vật đối tượng nhận biết thì trẻ <br />
dễ bị phân tán chú ý, mức độ hứng thú không cao, trí thức lĩnh hội được không sâu, <br />
và hay bị quên, phần lớn là các cháu chưa qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ mà học <br />
luôn chương trình mẫu giáo lớn. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi gặp phải một vấn đề <br />
phức tạp mà không có sự chuẩn bị dần từ những vấn đề đơn giản. Chính vì thế khi <br />
vào tiết học làm quen với toán, phần tập hợp số lượng và phép đếm phần lớn trẻ <br />
không biết xếp tương ứng 11 đặt số lượng tương ứng bị nhầm. Hay nhầm lẫn các <br />
chữ số với nhau như số 9 với 6. số 2 với số 5, gọi tên các hình, các khối còn nhầm <br />
lẫn chưa phân biệt được định hướng trong không gian còn hạn chế.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 7<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Từ những vấn đề trên việc tôi đã tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành <br />
những biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5 6 tuổi một cách chính xác, bền vững, tôi <br />
đã chọn một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi cho môn học toán nhằm khắc <br />
phục được những khó khăn của địa phương, phát huy được tính tích cực của trẻ là <br />
thiết thực là cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra<br />
Trong điều kiện CSVC còn khó khăn, trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn hạn chế <br />
đòi hỏi mỗi một Giáo viên lên lớp cần có sự chuẩn bị thật chu đáo đặc biệt là đồ <br />
dùng trực quan. Tuy nhiên không nhất thiết phải làm đồ dùng dạy học cầu kỳ, phức <br />
tạp mà Giáo viên cần sáng tạo sử dụng các vật liệu dễ làm, dễ kiếm, gần gui v<br />
̃ ới <br />
thiên nhiên sẽ tạo cho các cháu dễ tiếp thu, dễ vận dụng và càng yêu thiên nhiên hơn. <br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Với trẻ 5 6 tuổi việc làm quen với biểu tượng toán là hoạt động cần thiết, <br />
không những tạo cho trẻ có được tính nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, sáng tạo <br />
trong khi trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà <br />
còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó còn giúp <br />
trẻ có tâm thế vững vàng trước khi bước vào lớp 1, Muốn trẻ hào hứng tham gia và <br />
yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ như <br />
cách ngồi học đúng tư thế, cách trả lời câu hỏi của cô, cách giơ thẻ số, Cách thực <br />
hiện các bước trong hoạt động làm quen với toán ra sao? phải phân nhóm số trẻ có <br />
khả năng nhận biết nhanh, chậm, bình thường, để tiện theo dõi và có kế hoặc cụ thể <br />
để bỗi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục trẻ. Trong <br />
quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phương pháp đơn giản nhưng <br />
hợp lý và phù hợp như sau.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
*Biện pháp 1: Dạy trẻ làm quen với toán dẫn dắt qua bài thơ câu chuyện. <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 8<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Tôi sẻ sử dụng một câu chuyện để dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm <br />
quen với toán như: <br />
Đếm đến 8. Nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8.<br />
Chủ điểm: Thế giới động vật<br />
Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu<br />
Chuẩn bị: mô hình các con vật nuôi trong gia đình<br />
Đồ dùng của cô giống cháu nhưng lớn hơn.<br />
Mỗi trẻ 8 con gà, 8 con mèo, 8 con vịt, và một số con vật khác, số 1 8<br />
Tất cả đồ dùng này tôi làm bằng nguyên vật liệu phế thải như võ trứng, hủ da <br />
ua kết hợp với ít giấy xốp tạo thành con gà, con vịt,mèo, chó...rất đơn giản, không <br />
tốn kém.<br />
* Trò chuyện về trang trại của cô chủ nhỏ, sau đó cho trẻ đi thăm trang trại <br />
với hình thức ôn gợi lại bài củ, cũng đồ dùng tự tạo đó tôi sử dụng vào cho trẻ làm <br />
quen kiến thức mới bằng hình thức, cô chủ tổ chức hội thi những con vật đáng yêu, <br />
bằng hình thức từng nhóm ra thi, sau đó so sánh 2 nhóm và tạo sự bằng nhau rồi cùng <br />
tìm số đặt tương ứng vào mỗi nhóm, tiếp tục cho trẻ hiểu được vì sao mà chúng <br />
bằng nhau. Đến phần luyện tập ngoài việc sử dụng đồ dùng trên với hình thức các <br />
nhóm đạt giải, cho trẻ lên tìm và gắn các con vật và số tương ứng, sáng tạo hơn tôi <br />
cùng trẻ sử dụng dây thun tạo ra số 8 nhằm cũng cố về số 8 để trẻ nhớ lâu hơn. <br />
Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiên của tiết học bằng đồ dùng trực quan <br />
không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý <br />
thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học.<br />
<br />
* Biên pháp 2. Vi<br />
̣ ệc lựa chọn và sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ.<br />
<br />
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5 6 tuổi là tư duy trực quan hình <br />
tượng nhưng do trẻ chưa học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Nên <br />
trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa tranh ảnh với mô hình gợi sự hứng <br />
thú cho trẻ đồ dùng trực quan phải đẹp, màu sắc hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, <br />
từng chủ điểm, lời nói kết hợp với đồ dùng phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không <br />
lúng túng khi làm theo cô.<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 9<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải <br />
đúng lúc như phần làm quen kiến thức mới cô, trò chơi sử dụng đồ dùng gì sao cho <br />
lôrich và phù hợp sau đó chuyển tiếp phần luyện tập cần sử dụng đồ dùng như thế <br />
nào để đem lại hiệu quả tốt hơn, đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ <br />
tăng dần lên như; Các con đếm xem có bao nhiêu bạn gà đi thi (8 bạn), bao nhiêu bạn <br />
vịt đi thi ( 7 bạn ) 2 nhóm này như thế nào với nhau? Vậy làm cách nào để 2 nhóm <br />
này bằng nhau? Còn cách nào khác không?<br />
Nếu trẻ sử dụng còn lúng túng chưa thành thạo cô hướng dẫn tỉ mỉ để trẻ thực <br />
hiện tốt hơn.<br />
Ngoài ra tôi còn dùng câu đố để gợi tính tò mò của trẻ mỗi khi sử dụng đồ dùng.<br />
VD: Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán.<br />
Khối gì xinh xắn<br />
Sáu mặt hình vuông.<br />
Bé hãy đoán xem.<br />
Khối gì thế nhỉ?<br />
Hay:<br />
Khối gì tròn lắm.<br />
Không xếp chồng được đâu.<br />
Không đứng yên được lâu.<br />
Động vào lăn lông lốc..<br />
Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang nội <br />
dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có động tác <br />
thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chắn, tôi thường sử dụng trò chơi hoặc ký <br />
hiệu nào đó nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.<br />
Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các môn học khác, vào hoạt động <br />
làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã phát huy <br />
được tính tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi tham gia các hoạt động.<br />
VD: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật <br />
tôi cho trẻ xây nhà theo nhóm nhỏ?<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 10<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Nhóm 1 xây nhà cho thỏ trắng bằng khối vuông<br />
Nhóm 2 xây nhà cho thỏ nâu bằng khối chử nhật<br />
Nhóm 3 xây nhà cho Bác Gấu bằng khối trụ<br />
Hoặc + Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nặn khối cầu, khối trụ.<br />
+ Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm cắt hình bằng giấy <br />
màu tương ứng để dán các mặt khối, điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng <br />
nhau tham gia vào các hoạt động.<br />
Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã tạo <br />
ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “ Làm quen <br />
với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc và bền <br />
vững.<br />
*Biện pháp 3: Sưu tầm một số đồ chơi mới.<br />
Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm <br />
quen với biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học”. Là một đặc điểm <br />
nổi bật của trẻ mẫu giáo thông qua các hình thức chơi, trẻ hào hứng chơi khi trong <br />
trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ như trò chơi; “Chiếc túi kỳ lạ, <br />
Bức màn bí ẩn”<br />
Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn <br />
đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia hoạt động.Yêu cầu của trò chơi phải <br />
được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của <br />
trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho <br />
phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập <br />
thể.<br />
Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi <br />
học tập, và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù <br />
hợp; như trò chơi “Về đúng nhà” tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập <br />
hợp số lượng, phép đếm.<br />
Hình dáng chữ số tôi thường sử dụng cho tiết học ôn luyện và nhận biết chữ số.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 11<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán, tiết học <br />
trở nên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải mái nên <br />
trẻ không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong <br />
quá trình tham gia hoạt động học tập.<br />
* Biện pháp 4: sử dụng môi trường xung quanh làm đồ dùng dạy học:<br />
+ Xây dựng góc thiên nhiên trong lớp để phục vụ giảng dạy:<br />
Góc thiên nhiên trồng nhiều loại cây xanh khác nhau, các loại cây cao thấp <br />
đứng cạnh nhau, một góc riêng gieo hạt giống để cô cháu làm thí nghiệm.<br />
Tận dụng môi trường này dạy về chủ điểm thực vật, các môn KPKH, LQVT, <br />
... đếm lập nhóm số cây, hoa trên cây, đếm số lá rụng, so sánh cây cao thấp to, nhỏ...<br />
Chúng ta có thể dùng phế liệu như vỏ chai trà xanh không độ cắt thành <br />
những lọ hoa để nuôi trồng những cây như: trầu leo, sống đời... số lượng bình hoa <br />
phù hợp với độ tuổi của trẻ để sắp đặt phù hợp với nhận thức của trẻ<br />
+ Tận dụng môi trường thiên nhiên sẳn có:<br />
Lớp học nằm chung trong thôn, con đường, mái nhà, vườn cây của các gia <br />
đình gần trường là những đồ dùng trực quan vô giá của cô và cháu.<br />
Cô giáo có thể giới thiệu với các cháu về “Thế giới thực vật” qua bức tranh <br />
hiện thực quanh trường, vừa sinh động, vừa đầy đủ, thực tế và không tốn kém.<br />
Môi trường này cũng giúp cho các cháu thực hành các phép so sánh như xa <br />
gần, cao thấp, to nhỏ, trên dưới, trước sau...<br />
Tận dụng các đồ dùng học tập, và các đồ dùng khác để làm đồ dùng dạy học: <br />
như ghế ngồi, quần áo, mũ... của trẻ<br />
VD: đề tài “ đếm đến 7 nhận biết các nhóm có số lượng 7, nhận biết số 7”<br />
Ta có thể dùng ghế cuả trẻ ngồi cùng trẻ xếp tương ứng 11, so sánh 2 nhóm <br />
số lượng, lập nhóm mới, hoặc dùng các đồ dùng khác như: mũ với trẻ, chén với thìa..<br />
Tất cả dùng đồ chơi, cảnh quan sư phạm đều là những đồ dùng rất thích <br />
hợp, rất sinh động mà rất rẻ tiền nếu chúng ta biết khai thác. <br />
*Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 12<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày đến <br />
trẻ, chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt <br />
quan tâm.<br />
Trang trí, sắp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý, sẽ <br />
hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài.<br />
Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp giá đồ <br />
chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.<br />
Ví dụ: Chủ điểm gia đình<br />
+ Treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục <br />
+ Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm.<br />
c/ Điều kiện để thực hiện giải pháp biện pháp <br />
Là lớp học nằm riêng lẻ 100% là con em thuộc vùng khó khăn, việc tiếp thu <br />
và nhận thức còn hạn chế .Vì vậy việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong các môn học <br />
rất cần thiết, bằng những nguyên vật liệu mỡ tôi đã làm và tạo nhiều đồ dùng màu <br />
sắc đẹp, hấp dẩn lôi cuốn sự chú ý của trẻ, vì vây tao môi tr<br />
̣ ̣ ương hoat đông cho tre<br />
̀ ̣ ̣ ̉ <br />
́ ̣<br />
rât quan trong, nhât la môn lam quen v<br />
́ ̀ ̀ ơi toan, nên vi<br />
́ ́ ệc thực hiện lồng ghép các hoạt <br />
động môi trường trong và ngoài lớp, giúp trẻ hình thành những kỹ năng thói quen <br />
trong môi trường học và chơi phù hợp với nhận thức của trẻ ở lứa tuổi mầm non. <br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp biện pháp được áp dụng và thực hiện trên đều có mối liên quan <br />
mật thiết với nhau, chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, hổ trợ cho nhau xuyên suốt <br />
bài dạy, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các giải pháp biện pháp này <br />
chúng tương trợ cho nhau để cho tiết học được sinh động, mới mẻ, hấp dẩn hơn.<br />
<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
+ Kết quả khảo nghiệm: <br />
Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ thuật sử dụng <br />
trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ <br />
đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau.<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 13<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Trẻ hứng thú hoạt động chung cả lớp. Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến. <br />
Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động <br />
nhóm, tập thể... Trẻ có nền nếp và thói quen học tập tốt và trật tự. Trẻ đã có các <br />
hành vi lễ phép, ngoan ngoãn biết vâng lời người lớn lắng nghe ý kiến, sử dụng lời <br />
nói mạch lạc. <br />
Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý: 100%<br />
Trẻ mạnh dạn hồn nhiên: 97%<br />
Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô là 95%<br />
+ Giá trị khoa học:<br />
Sau khi áp dụng những giải pháp, biện pháp này trẻ đã có được những kỹ năng <br />
đếm theo khả năng, so sánh, phân tích, trải nghiệm, các thao tác linh hoạt, trẻ đếm <br />
nhanh hơn, nhận biết các chữ số chính xác hơn.<br />
<br />
4. Kết quả<br />
<br />
+ Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ rệt <br />
so với đầu năm, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động hơn, khả năng vận dụng đồ <br />
dùng thành thạo hơn, tư duy của trẻ ngày càng phong phú <br />
<br />
<br />
Nội dung Khi chưa áp dụng Sau khi áp dụng <br />
biện pháp biện pháp<br />
Trẻ nhận biết phân biệt chữ số 56% 90%<br />
từ 1 8<br />
Xếp tương ứng 55% 85%<br />
So sánh phân loại 55% 85%<br />
Hình dạng 57% 90%<br />
Định hướng trong không gian, 50% 80%<br />
thời gian<br />
III. Kết luận kiến nghị <br />
<br />
1. Kết luận<br />
Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong việc hình thành biểu tượng sơ đẳng về <br />
toán cho trẻ 5 6 tuổi là một trong những các môn học rất quan trọng của chương <br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 14<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
trình giáo dục cho trẻ Mầm non. Qua thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy <br />
những biện pháp, giải pháp tôi nêu trên có hiệu quả và chuyển biến rất rõ rệt, đặc <br />
biệt những cháu nhút nhát, từ những thực tế trên để đạt được hiệu quả trên tôi phải <br />
chuẩn bị và sưu tầm và làm đồ dùng dạy học rất chu đáo, đòi hỏi đồ dùng đẹp, màu <br />
sắc hấp dẩn, phù hợp với trẻ không nhiều quá mà cũng không ít quá mà vừa đủ với <br />
trẻ, có sức hấp dẩn kích thích tính tò mò, biết lựa chọn bài thơ câu đố... phù hợp với <br />
nội dung của bài dạy, ngôn ngữ diển đạt dễ hiểu, chuyển tiếp loric, linh hoạt gây <br />
được sự chú ý của trẻ từ đó trẻ thích đi học hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động <br />
và sáng tạo hơn trong các hoạt động. Đặc biệt giáo viên phải nắm vững yêu cầu nội <br />
dung của phương pháp bài dạy.<br />
Trong điều kiện hiện nay với nhiều trường mầm non đồ dùng đồ chơi đang <br />
là một vấn đề nan giải và cấp bách, để có thể đổi mới phương pháp, vận dụng tốt <br />
phương pháp dạy học tích cực vào chương trình giáo dục mầm non thì mỗi cô giáo <br />
phải tìm ra những biện pháp tốt nhất trong việc tạo và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho <br />
trẻ.<br />
<br />
Điều cần thiết nhất là cần phải biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh làm tốt <br />
công tác tuyên truyền đến các bậc cha mẹ đưa trẻ đi học đều.<br />
Chính vì vậy công việc nghiên cứu những biện pháp dạy học có hiệu quả để <br />
hỗ trợ phương pháp hình thành biểu tượng toán là rất cần thiết và luôn luôn đổi mới <br />
những người tâm huyết với nghề, với trẻ.<br />
Tôi hy vọng với đề tài: “ Một số phương pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi hấp <br />
dẩn cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với toán” mà tôi đã nêu trên sẽ giúp ích nhiều cho các <br />
đồng nghiệp thêm kinh nghiệm, phấn khởi, hơn tự tin hơn trong việc dạy học, đỡ <br />
phần nào vất vả trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học.<br />
2. Kiến nghị đề xuất<br />
2.1 Đối với ngành giáo dục.<br />
Tổ chức các buổi chuyên đề về chương trình mầm non.<br />
2.2 Đối với nhà trường.<br />
Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu <br />
ở các trường bạn, để học hỏi các phương pháp chương trình mầm non. <br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 15<br />
Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán<br />
<br />
Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đưa ra còn nhiều hạn chế và sai sót mong <br />
được sự đóng góp, chia sẻ của bạn bè, đồng nghiệp.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
Bình hòa, ngày 10 tháng 11 năm 2014<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trung Trường MG Sao Mai 16<br />