SKKN: Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành năng lực học sinh trong giờ đọc hiểu Ngữ văn tại trường THPT Tam Đảo 2
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Ngữ văn, mặc dù khả năng còn hạn chế nhưng bằng sự tìm tòi của mình tôi cố gắng đề xuất một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng trong giờ học Ngữ văn. Đây là cơ hội để bản thân tự củng cố, trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm từ các thế hệ giáo viên đi trước để vận dụng vào trong quá trình giảng dạy sau này của bản thân và cũng để đồng nghiệp tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành năng lực học sinh trong giờ đọc hiểu Ngữ văn tại trường THPT Tam Đảo 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy quy luật vừa đột biến bất thường. Con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động và sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề mềm dẻo, linh hoạt. Thế nhưng trong hoạt động dạy học hiện nay vai trò chủ thể của học sinh dường như còn đang ở dạng tiềm tàng – tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh chưa được phát huy, không ít giáo viên vẫn còn là trung tâm của lớp học. Vì vậy, việc tìm hiểu và xác định phương pháp dạy học thích ứng để nâng cao chất lượng giảng dạy là một đòi hỏi cấp bách đối với các trường học, và xét ở góc độ nhỏ hơn thì đó cũng là ước muốn và trách nhiệm của mỗi giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp. Đứng ở góc độ khác, trong những năm gần đây các tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên đã đề cập khá nhiều việc chuyển từ kiểu dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang kiểu dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nội dung của kiểu dạy học này nhằm chuẩn bị cho học sinh khả năng thích ứng với đời sống và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Phương pháp của kiểu dạy học lấy học sinh làm trung tâm rất chú ý đến cách hoạt động nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Nhìn chung việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được nhiều giáo viên thực hiện, và cũng đã có nhiều sáng kiến trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Thế nhưng, khi áp dụng thực tế dạy học giáo viên cũng gặp không ít những khó trong việc áp dụng phưong dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, một số giáo viên vẫn còn thuyết trình nhiều, cung cấp kiến thức đôi khi còn áp đặt, vì thế kết quả giảng dạy chưa cao. Do đó, vận dụng phương pháp dạy học nào để thu hút học sinh vào bài dạy của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và ở bộ môn Ngữ văn nói riêng, làm thế nào để rèn cho cho học sinh có phương pháp tự học, học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức trong giờ học, đây là vấn đề trăn trở được nhiếu giáo viên quan tâm. 1
- Vì vậy, để phát huy hơn nữa kết quả đã đạt được trong những năm học vừa qua và khắc phục những hạn chế thiếu sót trong dạy học Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Được sự quan tâm cho phép của Ban giám hiệu trường THPT Tam Đảo 2, tôi đã mạnh dạn tiến hành làm sáng kiến kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Ngữ văn, mặc dù khả năng còn hạn chế nhưng bằng sự tìm tòi của mình tôi cố gắng đề xuất một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng trong giờ học Ngữ văn. Đây là cơ hội để bản thân tự củng cố, trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm từ các thế hệ giáo viên đi trước để vận dụng vào trong quá trình giảng dạy sau này của bản thân và cũng để đồng nghiệp tham khảo. 2. TÊN SÁNG KIẾN: Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm hình thành năng lực học sinh trong giờ đọc hiểu Ngữ văn tại trường THPT Tam Đảo 2 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: Lê Thị Thoa Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo 2. Số điện thoại: 0948005683 E_mail: lethithoa.gvtamdao2@vinhphuc.edu.vn 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Tác giả cùng với sự hỗ trợ của nhóm giáo viên môn ngữ văn trường THPT Tam Đảo 2 về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm sáng kiến. 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến được áp dụng cho việc dạy giờ đọc hiểu Ngữ văn của trường THPT Tam Đảo 2. Từ đó, sáng kiến đưa ra những định hướng cho giáo viên bộ môn Ngữ văn trong những giờ dạy đọc hiểu Ngữ văn cho học sinh. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU Sáng kiến này chính thức được áp dụng lần đầu vào 10/12/2018. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1 NỘI DUNG SÁNG KIẾN: Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến 1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục 2
- Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và kĩ thuật xuất hiện và đổi mới vô cùng nhanh chóng. Theo đó, hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới. Việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết mang tính lí thuyết dần được thay bằng năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề đưa ra những cách giải quyết mang tính sáng tạo hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội. Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học, là hết sức cần thiết. Điều 28 khoản 2 của Luật giáo dục có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đỏi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở các em tính năng động, óc tư duy sáng tạo, và kĩ năng thực hành. 2. Xuất phát từ những quy luật hoạt động của não bộ. Nếu như một cái cây có ba phần lá ngọn, thân và dễ thì những phương pháp và kĩ thuật dạy học chỉ là phần lá ngọn, và gốc rễ của phần lá ngọn của những phương pháp kĩ thuật dạy học chính là phần những quy luật hoạt động của não bộ. Từ những quy luật nhận thức của người học, các nhà nghiên cứu mới đưa ra những phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau nhằm phát huy tối đa quá trình nhận thức của người học. Từ những quy luật hoạt động của não bộ, chúng ta có thể ứng dụng vào dạy học như sau: Quy luật thứ nhất: Não có giới hạn về số lượng thông tin ghi nhớ (Chỉ ghi nhớ được một lượng thông tin nhất định nếu quá tải sẽ xóa bỏ (quên) hoặc bóp méo (nhớ nhầm). Vì thế trong dạy học giáo viên cần: chia nhỏ, cung cấp liều lượng thông tin vừa đủ, tránh tràn; tập trung vào những điểm trọng tâm; nói chậm, giảng chậm. Quy luật thứ hai: Mức độ xử lí thông tin tỉ lệ thuận với hiệu quả ghi nhớ. Muốn thông tin được ghi nhớ lâu và chính xác trong não bộ thì thông tin đó cần được não xử lí bằng việc tìm ra mối quan hệ, sắp xếp các thông tin theo một trật tự, lôgic nhất định. Vì thế trong dạy học giáo viên cần: tạo cơ hội cho người học chủ động xử lí thông; đa dạng hóa các hoạt động xử lí thông tin. Quy luật thứ ba: Trong rất nhiều những thông tin thì não bộ sẽ ghi nhớ rất tốt những thông tin độc đáo, khác biệt. Vì thế trong dạy học giáo viên cần: làm 3
- cho bài giảng của mình độc đáo; đưa thêm các yếu tố thú vị, cuốn hút vào bài giảng. Quy luật thứ tư: Não bộ ghi nhớ rất tốt những thông quen thuộc, có ý nghĩa. Vì thế trong dạy học giáo viên cần: đi từ những điều đã biết; tăng ví dụ liên hệ thực tế; sử dụng ẩn dụ, kể chuyện… Quy luật thứ năm: Não bộ ghi nhớ thông tin rất tốt và rất lâu khi có nhu cầu cần ghi nhớ. Vì thế trong dạy học giáo viên cần: để “ngứa” rồi hãy gãi; tạo ra các tình huống thách thức; để học sinh thật “bí” rồi mới giúp. Quy luật thứ sáu: Não bộ chia ra làm hai bán cầu, ở mỗi bán cầu não trái thì hoạt động hoàn toàn khác nhau. Vì thế trong dạy học giáo viên cần: tăng yếu tố âm thanh, hình ảnh; sử dụng sơ đồ tư duy; hướng dẫn học sinh ghi nhớ, ghi chú bằng hình ảnh. 2. Xuất phát từ thực tiễn. Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy năng lực có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Và đặc biệt phải làm thế nào để học sinh yêu thích môn văn không coi môn ngữ văn là môn học ru ngủ. Đây thưc sự là một thách thức lớn đối với bản thân tôi. Thực chất mục đích của việc học là để đem những kiến thức được trang bị để vận dụng giải quyết những tình huống/ vấn đề đặt ra trong thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng hiện nay nhiều học sinh giỏi trong nhà trường lại cũng là những “chú gà công nghiệp” trong thực tiễn đời sống. Học môn Ngữ văn ngoài việc bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ, làm giàu dời sống tâm hồn, hướng thiện cho đời sống tinh thần,…. còn là để sử dụng ngôn từ. Ngôn từ là công cụ để đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản,… Tuy nhiên đó là chưa nói đến việc đọc để hiểu một văn bản. Học về ngôn ngữ để sử dụng ngôn ngữ nhưng học sinh có khả năng giao tiếp tốt, khả năng viết một văn bản đúng phong cách chức năng trong mỗi nhà trường đều không nhiều, đó là chưa kể đến khả năng trình bày thuyết phục một vấn đề trước tập thể,… Sẽ rất lãng phí nếu học một tác phẩm văn học mà chỉ để hiểu giá trị của tác phẩm ấy. Thực tế là vậy, tuy học về một tác phẩm thơ nhưng người học vẫn thiếu khả năng tự đọc hiểu, phân tích một bài thơ tương tự. Điều này xuất phát từ hai lí do chính: thứ nhất, do không được trang bị những tri thức, công cụ, tức là các tri thức về phương pháp tiếp cận; thứ hai, do áp lực về nội dung, người dạy không có thời gian hướng dẫn học sinh dùng các tri thức công cụ để tự mình tiếp cận và phân tích tác phẩm. 4
- Tôi đã thử nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đem lại thành công nhất định. Vì thế qua mỗi lần thử nghiệm, tôi đã tự điều chỉnh và tự hoàn thiện dần phương pháp dạy học. Đặc biệt sau khi tham gia khóa học “Các phương pháp dạy học tích cực” của tiến sĩ Trần Khánh Ngọc, tôi nhận thấy việc sử dụng những phương pháp kĩ thuât dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực người học sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh chủ động tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức bài học, giúp học sinh có được những năng lực cần thiết và biết vận dụng những năng lực đó vào thực tiễn cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã thiết kế bài giảng những tiết đọc hiểu Ngữ văn theo những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của học sinh. Chương II: Một số khái niệm và phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực 1. Dạy học tích cực Dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực” trong phương pháp dạy học tích cực tức là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. 2. Đặc trưng của dạy học tích cực Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,... Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri 5
- thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: phương pháp giải bài tập vật lí, các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen... để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. 3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực Kĩ thuật đặt câu hỏi Kĩ thuật khăn phủ bàn Kĩ thuật mảnh ghép Sơ đồ tư duy Kĩ thuật “KWL” Kĩ thuật lắng ghe và phản hồi tích cực… 4. Một số phương pháp dạy học tích cực Dạy học theo nhóm Dạy học nêu/phát hiện và giải quyết vấn đề. Dạy học theo góc Dạy học theo hợp đồng Dạy học theo dự án… Chương III: Đề xuất một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực người học trong giờ đọc hiểu Ngữ văn khối THPT. 6
- 1. Mục đích, yêu cầu của một giờ đọc hiểu Ngữ văn. Mục đích: Trong giờ đọc hiểu Ngữ Văn, giáo viên phải giúp học sinh đạt được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thái độ và năng lực. Yêu cầu: để đạt được những mục đích đó yêu cầu một giờ đọc hiểu cần phải + Học sinh phải được trải nghiệm những hoạt động học tập dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Muốn làm được điều đó trong mỗi tiết dạy giáo viên phải thiết kế được những hoạt động học tập phù hợp với nội dung bài học, qua những hoạt động đó học sinh năm được nội dung bài học, phát triển kĩ năng, năng lực. + Khối lượng kiến thức vừa đủ, dễ tiếp thu đối với học sinh. Não bộ của con người có giới hạn ghi nhớ, mà trong giờ đọc hiểu Ngữ văn học sinh phải tiêp xúc với một khối lượng thông tin đồ sộ về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nếu giáo viên bê nguyên cả một khối lượng kiến thức khổng lồ vào giờ học, sẽ dẫn đến hiện tượng học sinh xóa bỏ hoặc bóp méo thông tin kiến thức. Muốn vậy trong giờ học, giáo viên phải chọn lựa những kiến thức trọng tâm, cho học sinh ghi nhớ bằng những từ khóa và đặc biệt cần phải chia nhỏ kiến thức, hệ thống kiến thức bằng cây thư mục bằng sơ đồ tư duy. + Trong giờ học giáo viên phải tạo cơ hội cho học sinh xử lí, nhào lặn thông tin thì hiệu quả ghi nhớ sẽ rất cao. Ví dụ khi cảm thụ văn bản, giáo viên nên cho học sinh cảm nhận qua gợi ý, trình bày vào giấy, thuyết trình, nghe và nhận xét thông qua các hoạt động học tập. Càng được xử lí thông tin nhiều lần thì thông tin sẽ được ghi nhớ chính xác trong não bộ. + Giờ dạy phải có sự độc đáo và mới lạ. Để tạo được sự độc đáo trong giờ đọc hiểu Ngữ văn, giáo viên nên tổ chức cho học sinh học tập thông qua những trò chơi như giải ô chữ, nhìn hình đoán chữ, tìm chữ, tìm số, tìm người….. + Kiến thức bài học phải có sự quen thuộc và ý nghĩa. Đối với những văn bản xa lạ, khó hiểu, trừu tượng, giáo viên cần phải biến lạ thành quen biến trừu tượng thành cụ thể, rõ ràng để học sinh dễ nhận biết. + Học sinh cần được nhận thức rõ học bài này để làm gì? Khi có mục đích, có nhu cầu cần học thì thái độ học tập sẽ rất nghiêm túc và hiệu quả. 2. Thực hiện các hoạt động học tập trong giờ đọc hiểu Ngữ văn thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong giờ đọc hiểu môn Ngữ văn nói riêng cũng như giờ học nói chung phải đảm bảo 5 hoạt động. Ở mỗi một hoạt động chúng ta thường vận dụng 7
- những phương pháp kĩ thuật khác nhau nhằm đạt mục tiêu riêng của mỗi hoạt động và đảm bảo sự phong phú linh hoạt trong giờ dạy. 2.1. Hoạt động khởi động Mục đích: Hoạt động khởi động tạo hứng thú và kết nối giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, tạo động cơ học tập cho học sinh. Cách thực hiện: Có nhiều cách để tạo tình huống nhưng nguyên tắc chung là: + Giáo viên dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong bài học, làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. + Các câu hỏi/nhiệm vụ trong hoạt động này là những câu hỏi/vấn đề mở, không cần có câu trả lời hoàn chỉnh. Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó, hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề. Đối với hoạt động khởi động trong giờ đọc hiểu chúng ta nên sử dụng những kĩ thuật dạy học như sau: + Kĩ thuật trò chơi: Cho học sinh tham gia một trò chơi (đoán ô chữ, tìm từ khóa ai nhanh hơn, nhớ nhanh….) thông quac các trò chơi này giáo viên cho chọ sinh hướng tới một từ khóa, một chủ đề, một vấn đề có liên quan đến nội dung tiết dạy. Sau khi kết thúc trò chơi từ khóa, chủ đề đã được gọi ra, giáo viên sẽ dẫn dắt vào giới thiệu bài mới. + Kĩ thuật theo dõi tư liệu và trả lời câu hỏi: Yêu cầu học sinh theo dõi một đoạn nhạc, một video, một tiểu phẩm, hoặc giáo viên có thể hát một bài hát, hoặc đọc một đoạn thơ. Sau đó giáo viên đưa ra một câu hỏi có liên quan đến tư liệu vừa rồi để gọi tên từ khóa hoặc chủ đề của bài học và đẫn dắt giới thiệu vào bài mới. + Kĩ thuật giải quyết tình huống: Giáo viên đưa ra một tình huống, một vấn đề cần giải quyết, cho học sinh đưa ra những phương án giải quyết khác nhau và giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài học sẽ giúp học sinh có cách giải quyết vấn đề đó một cách đúng đắn. 2.2. Hoạt động hình thành kiến thức Mục đích: Giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và đưa các kiến thức mới vào hệ thống kiến thức, kĩ năng của bản thân. 8
- Cách thực hiện + Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, giúp học sinh xây dựng những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu, đọc văn bản, xử lí ngữ liệu, hoạt động trải nghiệm sáng tạo… học sinh tạo ra sản phẩm, báo cáo kết quả, phản biện, bổ sung lẫn nhau…giáo viên quan sát và hỗ trợ khi cần thiết. + Mỗi câu hỏi, nhiệm vụ học tập đều phải tường minh, rõ nghĩa để học sinh không hiểu lầm ý giáo viên. + Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng, giáo viên cần có định hướng mở để phát huy năng lực cảm thụ, tiếp nhận sáng tạo. Đối với hoạt động hình thành kiến thức trong những giờ đọc hiểu Ngữ văn, giáo viên cần hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinhthông qua các kĩ thuật như sau: a. Kĩ thuật đóng vai Kĩ thuật đóng vai có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong môi trường thực tiễn gây hứng thú cho học sinh, thông qua đó hình thành kĩ năng giao tiếp, cơ hội bộc lộ cảm xúc. Tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của học sinh. Trong trường hợp, có thể có một số học sinh nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn từ ít khó thực hiện vai diễn của mình, giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho các học sinh tham gia bắt đầu từ những tình huống cơ bản. Có thể cho một học sinh đóng vai phóng viên, hay MC còn một học sinh đóng vai tác giả tham gia trong một chương trình. Trong cuộc trò chuyện đó học sinh đóng vai phóng viên, MC sẽ có những cau hỏi gợi dẫn để học sinh đóng vai tác giả trả lời những câu hỏi đó. Qua những câu trả lời của tác giả thì những kiến thức về tác giả tác phẩm được cụ thể hóa. Giáo viên yêu cầu cả lớp chú ý và ghi chép lại sau đó giáo viên củng cố. Hoặc có thể cho học sinh đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện, trình bày một vấn đề ở các góc nhìn khác nhau… b Kĩ thuật nhóm Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập; là phương pháp góp phần quan trọng trong hình thành và phát triển năng lực hợp tác Trong thảo luận nhóm, học sinh được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm 9
- cùng quan tâm Thảo luận nhóm là hoạt động mang tính dân chủ. Mọi cá nhân đều được tự do trình bày quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hình thức: nhóm nhỏ (cặp đôi, cặp ba), nhóm trung bình ( 4 đến 6 người), nhóm lớn (8 đến 10 người). Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên cần sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Có các cách chia nhóm như theo số điểm danh, theo tháng sinh, theo sở thích, theo hình ghép… Khi chia nhóm, giáo viên cần lưu ý, số lượng đơn vị kiến thức tỉ lệ thuận với số lượng nhóm, và nhiệm vụ của các nhóm phải đảm bảo tương đương nhau, tránh quá dễ hoặc quá khó Gv có thể có những câu hỏi gợi ý cho mỗi nhóm thông qua phiếu học tập. Đối với giờ đọc hiểu môn Ngữ văn hoạt động thảo luận nhóm được tiến hành khi tổ chức nội dung học tập tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản. c. Kĩ thuật Bản đồ/sơ đồ tư duy Bản đồ sơ đồ tư duy nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân nhóm về một chủ đề. Đầu tiên học sinh sẽ viết tên chủ đề, ý tưởng chính ở trung tâm, sau đó từ chủ đề trung tâm sẽ vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm. Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết thêm những nội dung thuộc nhanh chính đó. Kĩ thuật này thường sử dụng kết hợp với kĩ thuật nhóm trong yêu cầu trình bày sản phẩm của các nhóm. d. Kĩ thuật phòng tranh. Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm Giáo viên cần nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho nhóm. Mỗi thành viên hoặc mỗi nhóm phác họa những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và treo lên tường xuang quanh lớp học như một phòng tranh. Giáo viên cho học sinh cả lớp đi xem tranh và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết đều được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. e. Kĩ thuật hỏi chuyên gia 10
- Kĩ thuật này có thể kết hợp với kĩ thuật nhóm để tạo thành nhóm ghép và nhóm chuyên gia. Từ nhóm chuyên gia ban đầu, giáo viên đánh số thứ tự cho các thành viên trong từng nhóm, sau đó yêu cầu các thành viên trong mỗi nhóm di chuyển để tạo thành nhóm ghép, ở mỗi nhóm ghép đều có các chuyên gia về các sản phẩm mà nhóm chuyên gia ban đầu tạo thành. Ở mỗi nhóm ghép các chuyên gia sẽ là người giảng giải và trả lời các câu hỏi của thành viên trong nhóm về sản phẩm mà nhóm chuyên gia ban đầu của mình nghiên cứu. Sau đó các nhóm ghép di chuyển sang sản phẩm khác và chuyên gia khác lai tiếp tục giảng giải và trả lời các câu hỏi của các thành viên trong nhóm. g. Kĩ thuật hẹn hò Đây là kĩ thuật gây húng thú và sự hấp dẫn cho người đọc nhờ sự hồi hộp và dí dỏm. Để thực hiện kĩ thuật này, giáo viên chia lớp thành hai dãy mỗi dãy tìm hiểu một nội dung khác nhau của bài học. Sau đó giáo viên phát cho học sinh một tờ giấy có vẽ chiếc đồng hồ, yêu cầu học sinh tìm đối tác ( khác dãy) để hẹn hò trong các cung giờ quy định. Sau khi tìm được đối tác xong giáo viên cho học sinh đến tìm đúng đối tác mà mình đã hẹn hò để trao đổi với nhau về những nội dung của bài học. h. Kĩ thuật khăn trải bàn. Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn. Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu. Trong giờ đọc hiểu Ngữ văn, kĩ thuật này sẽ phát huy hiệu quả trong việc giáo viên cho học sinh hình thành kiến thức về văn bản thông qua cảm nhận văn bản. Mỗi học sinh sẽ có một cảm nhận khác nhau về đối tượng, điều quan trọng là học sinh phải biết sâu chuỗi những cảm nhận riêng biệt đó thành hệ thống và có sức thuyết phục. 2.3. Hoạt động luyện tập 11
- Mục đích: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được, đặc biệt là kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học, từ đó giáo viên đánh giá được mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh. Cách thực hiện + Giáo viên yêu cầu học sinh áp dụng trực tiếp kiến thức vừa học vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề trong học tập. + Tùy từng đối tượng người học, giáo viên có thể giao những nhiệm vụ đảm bảo tính vừa sức và tính định hướng nhằm giúp học sinh thuần thục kĩ năng, hiểu sâu hơn về những tri thức vừa chiếm lĩnh. Đồng thời, cần thiết kế những bài tập có tính nâng cao, tính mở nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh và chuẩn bị cho các bước còn lại của bài học. + Kết thúc hoạt động này, giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nhận và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời/giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động khởi động. Đối với hoạt động luyện tập trong giờ đọc hiểu Ngữ văn, giáo viên có thể sử dụng những phương pháp và kĩ thuật như hệ thống thành sơ đồ tư duy, giải mật thư, hẹn hò…. Qua các hoạt động này học sinh có thể vận dụng tốt những kiến thức vừa tiếp thu được vận dụng vào tình huống, bài tập. 2.4. Hoạt động vận dụng Mục đích: Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong thực tế cuộc sống ở gia đình, địa phương. Cách thực hiện + Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong thực tế cuộc sống ở gia đình, địa phương… + Học sinh có thể nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình, tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách giải quyết vấn đề khác nhau, góp phần hình thành năng lực học tập với gia đình và cộng đồng 2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Mục đích: Giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức, phát triển sáng tạo Cách thực hiện + Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan, trao đổi với người thân về nội dung bài học, tìm đọc thêm ở sách báo, mạng Internet.. 12
- + Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện, khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp. + Học sinh có thể có những ý tưởng sáng tạo vượt ra khỏi ý tưởng thiết kế bài học của giáo viên. Khi ấy, giáo viên càng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, uốn nắn, khích lệ học sinh. Chương IV: Xây dựng bài giảng minh họa 1. Xây dựng kế hoạch bài học cho tác phẩm thơ: Tiết 26 Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa môn Ngữ văn lớp 10 Tiết 26 CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA ( Tiết 2) 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC a. Kiến thức Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong XHPK qua nghệ thuật đậm đà màu sắc dân gian của ca dao. Đồng cảm, thương xót cho thân phạn bất hạnh của người phụ nữ và những bất hạnh trong tình yêu của con người trong xã hội cũ. b. Kĩ năng. Có kĩ năng đọc và phân tích ca dao c. Thái độ Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ. d Năng lực Năng lực tự học: + Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. + Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. + Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. 13
- + Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. Năng lực giao tiếp: + Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,... + Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Năng lực hợp tác: + Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp. + Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. Năng lực thẩm mỹ: + Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật. + Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Chuẩn bị của giáo viên Giáo án/thiết kế bài học; Sách giáo khoa, SGV, sách bài tập; Các slides trình chiếu; Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu; ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ Bang phân công nhiêm vu cho hoc sinh hoat đông trên l ơp, bút d ́ ạ; ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ Bang giao nhiêm vu hoc tâp cho hoc sinh ở nha.̀ 2. Chuẩn bị của học sinh Sách giáo khoa, sách bài tập, giấy A0, bút dạ, bút màu; Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn học bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức Lớp Ngày dạy Sĩ số 14
- 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ 3. Bài mới: Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt I. Ho ạt độ ng Kh ở i độ ng (5 phút) * Muc tiêu: ̣ + Đặt vấn đề vào bài mới, giúp học sinh có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. + Rèn kĩ năng cảm thụ văn học + HS phát triển năng lực: năng lực tìm hiểu vấn đề, năng lực giao tiếp. * Phương phap/kĩ thu ́ ật: Theo dõi vi deo và trả lời câu hỏi. * Phương tiện: + Giáo án/thiết kế bài học + Sách giáo khoa + Vi deo + Đồng hồ đếm ngược có nhạc. * Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên Cho học sinh theo dõi vi deo bài hát Thuyền và biển, yêu cầu chú ý vào những câu từ và khái quát nên trạng thái cảm xúc được nhắc đến trong lời bài hát là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh theo dõi, suy nghĩ, làm việc cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Giáo viên gọi học sinh trả lời Cả lớp theo dõi, nhận xét góp ý. 15
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại Từ đó Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài: Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Một trái tim còn yêu là một trái tim còn nhớ, một trái tim hết nhớ là một trái tim đã hết yêu. Vì vậy nỗi nhớ trong tình yêu đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Từ thời xa xưa các tác giả dân gian cũng đã diễn tả rất trọn cảm xúc này trong một bài ca dao vô cùng da diết và sâu lắng đó là bài ca dao số 4 trong trùm ca dao than thân yêu thương tình nghĩa II. Hoạt độ ng: Hình thành kiến thức mới (30 phút) 1. Bài ca dao số 4 a. Hoạt động tìm hiểu nỗi nhớ thương * Muc tiêu: ̣ Học sinh phân tích được nỗi nhớ được thể hiện qua các hình ảnh khăn, 1. Bài 4: đèn, mắt Bài Ca dao gồm 12 dòng được sáng Rèn kỹ năng cảm thụ văn học, phân tác theo thể thơ vãn bốn và lục bát. Dù là tích văn học. thể vãn bốn hay thể lục bát thì nhịp thơ HS phát triển năng lực: năng lực vẫn là nhịp chẵn đều đặn 2/2/2 nó gợi ra giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng âm điệu da diết nên rất phù hợp cho việc lực giao tiếp và hợp tác, năng lực diễn tả những cung bậc cảm xúc của con thẩm mỹ. người. Trong thể vãn bốn kết hợp với lục * Phương phap/kĩ thu ́ ật: kĩ thuật bát thì những câu vãn bốn là những câu nói bản đồ tư duy, kĩ thuật băng chuyền, về những sự vật và ở đây nó là những hình nhóm ghép nhóm chuyên gia. ảnh ngoại hiện còn những câu lục bát là * Phương tiện: trực tiếp giãi bày những tâm tư tình cảm 16
- Giáo án/thiết kế bài học của cô gái. Trong những bài ca dao khác Sách giáo khoa sáng tác theo thể thơ này chúng ta cũng Các slides trình chiếu thấy rõ cấu trúc như thế. Bảng phụ, bút dạ Hòn đá đóng rong Đồng hồ đếm ngược có nhạc kích vì dòng nước chảy thích học tập Hòn đá bạc đầu * Cách thức thực hiện: Bởi tại sương sa Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Thương anh chẳng dám nói ra học tập. Sợ mẹ bằng đất sợ cha bằng trời. Giáo viên chia lớp thành 3 cụm, mỗi Thương anh cũng muốn kết đôi cụm 3 nhóm (nhóm 1, 2,3), thực hiện Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan các nhiệm vụ sau Và ở bài ca dao này tác giả dân gian đã Các nhóm số 1 của 3 cụm: Tìm hiểu dùng thể vãn bốn để giúp cô gái bày tỏ nỗi về hình ảnh “khăn” nhớ một cách gian tiếp qua các hình ảnh Các nhóm số 2 của 3 cụm: Tìm hiểu khăn đèn mắt. về hình ảnh “đèn” Các nhóm số 3 của 3 cụm: Tìm hiểu Nhân vật trữ tình: cô gái. về hình ảnh “mắt” * Nỗi nhớ thương: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học Điệp từ “thương nhớ” (5 lần): tập nỗi nhớ chồng chất, triền miên, cồn cào, Nhiệm vụ 1: Các nhóm thảo luận da diết như những lớp sóng đang dồn vỗ theo nhiệm vụ đã đã phân công. Nội trong tâm hồn cô gái đang yêu. dung thảo luận ghi vào tờ giấy A0. tình yêu chân thành, mãnh liệt, sâu sắc. Thời gian thảo luận là 4 phút theo đồng hồ đếm ngược. Nhiệm vụ 2: Các nhóm thảo luận thống nhất về cách thuyết trình về sản phẩm của mình. Thời gian là 2 phút. Nhiệm vụ 3: Các nhóm sẽ phân số cho nhau từ 13. Những người thừa ra sẽ đứng ra lên trên bục giảng để giáo viên phân số theo tứ tự từ 13. Nhiệm vụ 4: Các nhóm di chuyển về nhóm mới (nhóm ghép) theo quy luật: số 1 về đứng tại vị trí sản phẩm số 1, số 2 sẽ về vị trí sản phẩm số 2, những bạn số 3 về vị trí 17
- sản phẩm số 3, (Lưu ý chỉ di chuyển trong cụm) Nhiệm vụ 5: Các nhóm di chuyển đến sản phẩm của nhóm nào thì chuyên gia của thuyết trình cho các thành viên khác trong nhóm ghép của mình hiểu về sản phẩm mà nhóm chuyên gia của mình vừa thảo luận. Các thành viên khác nhận xét góp ý. Thời gian là 2 phút đếm ngược. Nhiệm vụ 6: Các nhóm di chuyển trong cụm thuyết trình và nhận xét. Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Học sinh di chuyển trở về nhóm chuyên gia ban đầu. Các thanh viên thảo luận, sửa chữa lại sản phẩm sau khi đã được các nhóm khác góp ý. Thời gian là 2 phút đếm ngược. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung Giáo viên kết luận, trình chiếu bằng những sile ngắn ngọn cho học sinh điều chỉnh lại sản phẩm của mình. * Hình ảnh khăn Tại sao cô gái lại mượn khăn để thể hiện nỗi nhớ của mình mà không phải một vật nào khác bởi vì Ý nghĩa + Là vật trao duyên, vật kỉ niệm tình yêu + Là vật bất li thân với người con gái xưa. Nghệ thuật + Nhân hóa: Khăn thương nhớ ai + Động từ vận động trái chiều => những trạng thái của chiếc khăn rơi xuống đất vắt trên vai chùi nước mắt Những trạng thái của chiếc khăn nó đang 18
- phản chiếu tâm tư rối bời, lo lắng bất an của cô gái. Hành động này cũng giống như hành động trèo lên cây bưởi trèo lên cây khế cứ treo lên lại trèo xuống vì tâm trạng đang rối bời đang bất an. Chiếc khăn này có thể roi xuống và nhặt lên rất nhiều lần nghĩa là cô gái nhớ người yêu da diết mãnh liệt và cảm thấy bất an để rồi cao trào thành dòng nước mắt. Đến đây ta lại càng thấm thía hơn ý nghĩa của câu ca dao Nhớ ai bổi hổi…. => Nỗi nhớ da diết, khắc khoải và trải rộng ra không gian. * Hình ảnh ngọn đèn Ý nghĩa: + Gợi thời gian ban đêm + Sự vật gắn liền với nỗi nhớ nhung, thao thức, cô đơn Nghệ thuật + Nhân hóa Đèn thương nhớ ai => nhờ đèn nói hộ nỗi nhớ + Ẩn dụ đèn không tắt chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt. Nỗi nhớ chuyển từ ngày sang đêm dằng dặc theo thời gian. *Hình ảnh đôi mắt Ý nghĩa + Là cửa sổ tâm hồn con người khó giấu cảm xúc, tình yêu qua nó. + Thông qua đôi mắt để thấy được nỗi lòng của cô gái. Nghệ thuật hoán dụ: Mắt ngủ không yên (lấy bộ phận chỉ toàn thể, cô gái không nói mình thương nhớ ai mà lại nói mắt thương nhớ ai. Từ đôi mắt ấy có thể nhìn thấy chiều sâu tâm hồn, chiều sâu tâm tư tình cảm của cô gái) => Vì nhớ mà trằn trọc, thao thức (nhớ trong cõi ý thức) Ngủ mà vẫn nhớ (nhớ trong cõi vô thức) 19
- Có thể trong mơ vẫn nhớ (nhớ trong cả tiềm thức) b. Hoạt động tìm hiểu nỗi lo phiền * Muc tiêu: ̣ Học sinh phân tích được nỗi lo phiền của cô gái Rèn kỹ năng cảm thụ văn học, phân tích văn học. HS phát triển năng lực: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ. * Phương phap/kĩ thú ật: Học sinh làm trên phiếu học tập có hướng dẫn, sau đó giáo viên cho học sinh chấm chéo bài của nhau. * Phương tiện: Giáo án/thiết kế bài học Sách giáo khoa Các slides trình chiếu Phiếu học tập Đồng hồ đếm ngược có nhạc kích thích học tập * Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh trả lời vào phiếu học tâp trong 3 phút Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Học sinh tráo đổi phiếu học tập và nhận xét vào phiếu theo hướng dẫn của giáo viên và báo cáo kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Vận dụng Pascal giải quyết một số bài toán Toán học
20 p | 1021 | 354
-
SKKN: Biện pháp nâng cao tư duy trong việc giải bài tập hóa học phần kim loại tác dụng với HNO3
21 p | 479 | 169
-
SKKN: Vận dụng phương pháp quy nạp toán học để giải một số dạng toán
26 p | 759 | 153
-
SKKN: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho nam học sinh lớp 9 trường Trung học Cơ sở Tân Hưng – Bình Long – tỉnh Bình Phước
9 p | 470 | 86
-
SKKN: Thiết kế một số trò chơi dạy yếu tố Hình học ở lớp 4
22 p | 836 | 77
-
SKKN: Vận dụng phương pháp điều kiện cần và đủ để giải một số dạng toán về phương trình chứa tham số trong chương trình Đại số 10
25 p | 339 | 66
-
SKKN: Vận dụng phép dời hình để giải Toán
15 p | 196 | 31
-
SKKN: Vận dụng một số phương pháp giải toán hóa học để giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học THPT
30 p | 180 | 28
-
SKKN: Một số phương pháp chứng minh Tứ giác nội tiếp và cách vận dụng
32 p | 342 | 20
-
SKKN: Một số phương pháp về dạy tác phẩm ký hiện đại Việt Nam (trong chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản)
61 p | 181 | 19
-
SKKN: Vài suy nghĩ về việc sử dụng tư liệu trong dạy học ngữ văn ở một số bài học
14 p | 143 | 19
-
SKKN: Vận dụng một số trò chơi thể thao quân sự vào giảng dạy thực hành có hiệu quả môn học giáo dục quốc phòng an ninh THPT
13 p | 84 | 9
-
SKKN: Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
32 p | 78 | 7
-
SKKN: Một số phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình
31 p | 74 | 5
-
SKKN: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
24 p | 85 | 5
-
SKKN: Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư tích hợp giáo dục KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I
29 p | 87 | 2
-
SKKN: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn dạng bài so sánh văn học
48 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn