Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG TRANG<br />
I. Đặt vấn đề 3<br />
Phần thứ II. Mục đích nghiên cứu 3<br />
1. Mục đích 4<br />
nhất:<br />
2. Nhiệm vụ 4<br />
MỞ ĐẦU 3. Đối tượng nghiên cứu 4<br />
4. Giới hạn nghiên cứu 4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 4<br />
I. Cơ sở lí luận 5<br />
Phần thứ 2: II. Thực trạng vấn đề 9<br />
1. Thuận lợi 9<br />
GIẢI QUYẾT <br />
2. Khó khăn 10<br />
VẤN ĐỀ III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn 11<br />
đề<br />
1. Mục tiêu của giải pháp 11<br />
2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp 11<br />
IV. Tính mới của giải pháp 22<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 23<br />
Phần thứ 3: 1. Kết luận 25<br />
KẾT LUẬN, 2. Kiến nghị 26<br />
KIẾN NGHỊ 3. Tài liệu tham khảo 28<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 1 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ<br />
SHD Sách hướng dẫn<br />
GV Giáo viên<br />
HS Học sinh<br />
THCS Trung học cơ sở<br />
PPDH Phương pháp dạy học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 2 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI :“Đổi mới <br />
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra <br />
theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo <br />
dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, <br />
năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách <br />
nhiệm xã hội”. Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiêp t ́ ục khẳng <br />
định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm <br />
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tai. Chuy<br />
̀ ển mạnh quá trinh ̀ <br />
giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và <br />
phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát <br />
triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội”. <br />
Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới về phương pháp dạy <br />
học theo hướng hoạt động hóa người học, trong quá trình tổ chức hoạt động <br />
lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên <br />
đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt <br />
động tìm tòi để dành kiến thức mới. Trong sự đổi mới này không phải chúng <br />
ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực, <br />
sáng tạo trong từng phương pháp. Để thừa kế và phát huy phương pháp đó <br />
cần sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp như <br />
thuyết trình, đàm thoại, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, nghiên cứu kết hợp tiến <br />
hành thí nghiệm… <br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy hiện nay một số <br />
giáo viên bộ môn còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo lối mòn <br />
cũ, chưa vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, đổi mới <br />
kiểm tra đánh giá học sinh nên không tạo được sự hứng thú, đam mê cho học <br />
sinh trong học tập nói chung và môn học Hóa học nói riêng. Trong khi đó, bộ <br />
môn Hóa học với một số bài học khá nặng nề lý thuyết khô khan, trừu tượng <br />
khiến cho học sinh cảm thấy chán, khó tiếp thu. Do vậy, đứng trước thực tế <br />
yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi học sinh phải chủ động trong tiếp thu <br />
kiến thức mới, nắm và hiểu được kiến thức đã học, nâng cao nhận thức vai <br />
trò tự học của bản thân đối với tất cả các môn học chứ không riêng bộ môn <br />
Hóa học. Nhằm khắc phục tình trạng trên, tôi đã đúc rút thêm một số kinh <br />
nghiệm về vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh <br />
phát huy vai trò tự học, thích thú học tập bộ môn Hóa học. Đây cũng chính là <br />
lý do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của năm học 2018 2019 được tôi <br />
tiếp tục bổ sung, trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm hoàn chỉnh hơn <br />
kinh nghiệm dạy học nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học.<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 3 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu<br />
1. Mục tiêu<br />
Đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động <br />
hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào <br />
phát huy tính tích cực của người học. Tăng cường ứng dụng phương pháp dạy <br />
học tích cực trong giảng dạy môn hóa THCS.<br />
Chia sẻ cùng các thầy cô giáo một số kinh nghiệm nhằm phát huy tính <br />
tích cực, chủ động của học sinh thông qua việc vận dụng phương pháp dạy <br />
học tích cực trong giảng dạy phân môn Hóa học thuôc môn KHTN 8 c<br />
̣ ấp <br />
THCS, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, tạo niềm say mê, hứng thú cho <br />
các em trong học tập.<br />
2. Nhiệm vụ<br />
Nghiên cứu thực trạng về dạy học phân môn Hóa học thuộc bộ môn <br />
KHTN 8 tại trường THCS Lương Thế Vinh.<br />
Trình bày một số giải pháp hiệu quả và cụ thể trong giảng dạy phân <br />
môn Hóa học bộ môn KHTN 8<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các phương pháp dạy học tích cực.<br />
Các bài dạy phân môn Hóa học thuộc bộ môn KHTN 8 THCS.<br />
Học sinh lớp 8A3, 8A5 trường THCS Lương Thế Vinh<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Đề tài này được thực hiện với học sinh lớp 8A3, 8A5 (Trường học <br />
mới) trường THCS Lương Thế Vinh H.Krông Ana – T. Đăk Lăk.<br />
Nghiên cứu về một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy <br />
phân môn Hóa học thuộc bộ môn KHTN 8 THCS.<br />
Những vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây, nhưng <br />
qua quá trình giảng dạy tôi đã đúc rút ra những kinh nghiệm của riêng mình. <br />
Có những nội dung cũ, có nội dung mới, nhưng tôi muốn chia sẻ những kinh <br />
nghiệm bản thân trong quá trình giảng dạy đã đạt được kết quả khả quan.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, thông tin về các phương pháp dạy học <br />
tích cực.<br />
Phương pháp điều tra<br />
Thông qua các phiếu thăm dò ý kiến học sinh.<br />
Phương pháp phỏng vấn<br />
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ chuyên môn, và tham <br />
khảo ý kiến các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề có liên quan đến đề tài.<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 4 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, tôi <br />
cho HS kiểm tra các kiến thức đã học so sánh đối chiếu với từng năm, từ đó <br />
rút ra tỉ lệ phần trăm, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu <br />
quả của việc dạy học hoá học ở trường THCS.<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế<br />
Học sinh trực tiếp trải nghiệm thực tế, thực hành thí nghiệm trong và <br />
ngoài giờ học<br />
Phương pháp quan sát<br />
Quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình lĩnh hội của học <br />
sinh.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:<br />
+ Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước.<br />
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.<br />
+ Tổng kết kinh nghiệm của bản thân.<br />
Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các giải pháp vào quá trình <br />
dạy Hóa học của bản thân ở khối lớp 8 trường THCS Lương Thế Vinh.<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề <br />
a. Cơ sở chính trị và pháp lý<br />
Theo nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, <br />
toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương <br />
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng <br />
tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ <br />
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, <br />
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, <br />
kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức <br />
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên <br />
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong <br />
dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện <br />
GD&ĐT theo Nghị quyết số 29NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất <br />
của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người <br />
học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Đổi <br />
mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, <br />
sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành, vận <br />
dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.<br />
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI:“Đổi mới chương <br />
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo <br />
hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý <br />
tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực <br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 5 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã <br />
hội”.<br />
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo <br />
Quyết định 711/QĐTTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục <br />
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo <br />
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học <br />
của người học"; <br />
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn <br />
diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các <br />
yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, <br />
năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành <br />
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định <br />
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, <br />
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin <br />
học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát <br />
triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh <br />
thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được <br />
tiếp cận theo hướng đổi mới.<br />
Nghị quyết số 44/NQCP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành <br />
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04 tháng 11 <br />
năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi <br />
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ <br />
nghĩa và hội nhập quốc tế: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và <br />
đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết <br />
hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô <br />
hình của các nước có nền giáo dục phát triển”...<br />
b. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực<br />
Phương pháp dạy học (PPDH): Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo <br />
nghĩa hẹp, đó là các PPDH, các mô hình hành động cụ thể. PPDH cụ thể là <br />
những cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những <br />
mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học <br />
cụ thể. PPDH cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và <br />
các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống <br />
quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số <br />
phương pháp khác như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học <br />
tập theo tra cứu, phương pháp dạy học dự án…Nói đến phương pháp dạy <br />
học tích cực chính là nói đến cách dạy học mà ở đó, giáo viên là người đưa ra <br />
những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt <br />
vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động <br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 6 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên, gia sư chỉ là <br />
người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mô hình phương pháp dạy học tích cực<br />
Hay nói cách khác, phương pháp dạy và học tích cực không cho phép <br />
giảng viên truyền đạt hết kiến thức mình có đến với học sinh mà thông qua <br />
những dẫn dắt sơ khai sẽ kích thích học sinh tiếp tục tìm tòi và khám phá <br />
kiến thức đó. Cách dạy này đòi hỏi những giảng viên phải có bản lĩnh, <br />
chuyên môn tốt và cả sự nhiệt thành, hoạt động hết công suất trong quá trình <br />
giảng dạy.<br />
c. Cách tiến hành phương pháp dạy học tích cực<br />
Những nguyên tắc, hay còn được gọi là đặc trưng cơ bản của phương pháp <br />
học tích cực chính là:<br />
Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu<br />
Tức là trong tiết học, học sinh chính là đối tượng chính để khai phá kiến thức. <br />
Chính vì thế, giáo viên phải làm sao đó, với những cách thức gợi mở vấn đề ở <br />
một mức độ nhất định sẽ tác động đến tư duy của học sinh, khuyến khích <br />
học sinh tìm tòi và cùng bàn luận về vấn đề đó.<br />
Chú trọng đến phương pháp tự học<br />
Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ chú trọng cho học sinh cách <br />
thức rèn luyện và tự học, tự tìm ra phương pháp học tốt nhất để có thể tự <br />
nắm bắt kiến thức mới. Tất nhiên, kiến thức mới sẽ được giáo viên kiểm <br />
định và đảm bảo chắc chắn đấy là kiến thức chuẩn.<br />
Ưu tiên phương pháp học nhóm, tập thể. Với phương pháp học tích <br />
cực, giảng viên phải biết cách chia đội, nhóm và giúp các học sinh phối hợp <br />
cùng với nhau để tìm ra phương pháp học tốt nhất.<br />
Chốt lại kiến thức học<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 7 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
Cuối mỗi buổi học, giáo viên sẽ cùng học sinh tổng hợp lại những kiến thức <br />
tìm hiểu được, đồng thời giải đáp những vấn đề học còn thắc mắc, cùng trao <br />
đổi và chốt lại kiến thức cho cả buổi học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
So sánh phương pháp dạy học truyền thống và Phương pháp dạy học tích <br />
cực<br />
Chính vì thế, điều quan trọng vấn là giáo viên phải biết cách vận dụng <br />
phương pháp dạy học tích cực để có thể giúp học sinh nhanh chóng thích nghi <br />
với phương pháp học tích cực, chủ động này.<br />
c. Lý luận về phương pháp dạy học tích cực đối với việc dạy môn <br />
Hóa học trong trường THCS<br />
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương <br />
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa <br />
là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học <br />
sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải <br />
thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền <br />
thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ <br />
năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá <br />
kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực <br />
vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá <br />
trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các <br />
hoạt động dạy học và giáo dục.<br />
Môn Hóa học là môn có vị trí vô cùng quan trọng trong các môn học ở <br />
bậc học THCS và cũng là môn học có nhiều thay đổi trong việc đổi mới <br />
chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học <br />
tập. Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học Hóa học nói riêng đã là <br />
đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục – lý luận giáo dục.. Giáo sư <br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 8 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
Nguyễn Ngọc Quang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực <br />
chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, <br />
chiếm lĩnh khá niệm khoa học là mục đích của hoạt động học. Bản chất của <br />
việc dạy học là làm cho học sinh chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến <br />
thức. Học sinh tiếp thu kiến thức không những chỉ thông qua kênh nghe, kênh <br />
nhìn mà còn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp. Từ xa xưa, người <br />
phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì <br />
tôi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, học <br />
sinh chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu <br />
ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu <br />
quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%. Thông qua <br />
thảo luận với nhau, học sinh có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu học sinh <br />
được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có <br />
khả năng nhớ tới 75%. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới <br />
được 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng <br />
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong hệ thống các môn học ở trường THCS, m ôn Hoá học giữ một vai <br />
trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh. Mục <br />
đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao <br />
cho học sinh những tri thức, những hiểu biết về thế giới, con ng ười thông qua <br />
các bài học, giờ thực hành... Khi học tập môn Hóa học học sinh sẽ hiểu, giải <br />
thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, phân tử, <br />
sự chuyển hóa quy lại giữa các chất hay các phản ứng hoá học... Đồng thời <br />
cung cấp kiến thức làm nền tảng, cơ sở phát huy tính sáng tạo r a những ứng <br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 9 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
dụng phục vụ trong đời sống của con ng ười. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa <br />
bỏ những hiểu biết sai lệch làm hại đến đời sống, tinh thần của con người... <br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
1. Thuận lợi<br />
Trong quá trình giảng dạy phân môn Hóa học thuộc bộ môn KHTN 8 ở <br />
các lớp 8A3, 8A5 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh <br />
Đắk Lắk tôi nhận thấy môn học có những thuận lợi sau: <br />
Ban giám hiệu nhà trường, chi bộ Đảng có sự quan tâm sâu sát, thiết <br />
thực đến tất cả các bộ môn trong nhà trường trong đó có môn học Hóa học. <br />
Đầu tư phương tiện dạy học cho giáo viên khá đầy đủ nhằm phục vụ tốt <br />
công tác giảng dạy. Giáo viên được tạo mọi điều kiện tham gia đầy đủ các <br />
đợt tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ. <br />
Giáo viên luôn có tinh thần học hỏi, tích cực tự học, tự rèn, nhiệt tình, <br />
chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, có sự phấn đấu, thi đua trong công <br />
tác nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học.<br />
Một số học sinh có sự đam mê trong học tập, có ý thức tự học khá tốt, <br />
một số học sinh có năng khiếu, tố chất bộ môn rất tốt, lực học giỏi, có thể <br />
cùng các học sinh ở nhiều bộ môn khác tạo nên chất lượng mũi nhọn của nhà <br />
trường. <br />
2. Khó khăn<br />
Một số học sinh chưa chủ động học tập còn thụ động, máy móc, chưa <br />
ý thức được vai trò tự học của bản thân, chính vì thế chất lượng đại trà còn <br />
thấp, chất lượng học sinh giỏi còn nhiều hạn chế.Trong giờ học, một số học <br />
sinh thiếu tập trung, không hào hứng trong các tiết học.<br />
Một số giáo viên bộ môn chưa thật sự nhiệt tình trong giảng dạy, <br />
chậm đổi mới về phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong <br />
dạy học còn nhiều hạn chế. <br />
Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối với bộ môn được tiếp cận <br />
muộn và kiến thức khá trừu tượng. Do đó, chưa định hướng phương pháp học <br />
tập hợp lí để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động.<br />
Một số bài học trong chương trình SHD môn KHTN 8 còn nặng nề về <br />
lý thuyết, gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. <br />
Vấn đề thực hiện các thao tác làm thí nghiệm Hóa học và vận dụng <br />
vào thực tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí <br />
thuyết còn hạn chế.<br />
Kết quả thống kê về sự yêu thích của học sinh về bộ môn Hóa học <br />
Câu hỏi thăm dò ý kiến Kết quả tổng <br />
hợp<br />
1. Hãy cho biết ý kiến của em về môn học Hóa <br />
học: 1/10<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 10 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
A. Rất thích 4/10<br />
B. Thích 5/10<br />
C. Không thích<br />
2. Vì sao em không thích học môn Hóa học ?<br />
A. Do bộ môn nhiều phần trừu tượng khó hiểu 8/10<br />
B. Bài học Hóa học phải tư duy logic nhiều 10/10<br />
3. Khó khăn của em trong môn Hóa học là <br />
gì: 8/10<br />
A. Quá nhiều công thức, tên phải ghi nhớ 6/10<br />
B. Mất rất nhiều thời gian để học<br />
4. Sự giảng dạy của thầy, cô giáo môn Hóa học 5/10<br />
theo em là: 6/10<br />
A. Sinh động, dễ hiểu 4/10<br />
B. Bình thường<br />
C. Khô khan, khó hiểu<br />
5. Phương pháp tự học ở nhà có giúp em tiếp <br />
thu bài học dễ dàng không: 3/10<br />
A. Có 7/10<br />
B. Không<br />
<br />
Kết quả thăm dò ý kiến Học sinh về bộ môn Hóa học<br />
<br />
Đam mê bộ môn Hóa học Yêu thích bộ môn Không thích bộ môn<br />
10% 40,4% 49,6%<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Từ những thực trạng trên, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất <br />
lượng học tập ở môn Hóa học của học sinh. Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra <br />
một vài kinh nghiệm của mình để có thể giúp đồng nghiệp ứng dụng môt số <br />
phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, giúp mỗi tiết học đạt được <br />
hiệu quả tốt nhất.<br />
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
2.1 Phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học<br />
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thực hành của học <br />
sinh là phương pháp đặc thù của bộ môn khoa học thực nghiệm trong đó có <br />
bộ môn Hóa học. Trong trường THCS, sử dụng thí nghiệm có thể được thực <br />
hiện theo những cách sau:<br />
+ Thí nghiệm để nêu vấn đề hoặc làm xuất hiện vấn đề.<br />
+ Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: thí nghiệm nghiên cứu, thí <br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 11 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
nghiệm để giải quyết giả thuyết đặt ra.<br />
+ Thí nghiệm chứng minh cho vấn đề đã được khẳng định.<br />
+ Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực <br />
hành.<br />
Phương pháp dạy học sử dụng thí nghiệm được sử dụng phần lớn <br />
trong các bài thuộc chương trình môn Hóa học THCS. <br />
Ví dụ 1. Ở bài 1: Tìm hiểu về công việc của các nhà khoa học trong <br />
nghiên cứu thế giới tự nhiên; môn KHTN 8. Bài học này lý thuyết khá là trừu <br />
tượng, khô khan. Khi học bài này, đa phần các em đều cảm thấy nhàm chán, <br />
“buồn ngủ”. Để đạt được mục tiêu tạo hứng thú, đam mê nghiên cứu của học <br />
sinh, theo tôi ở phần B Hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên nên tạo <br />
tình huống thí nghiệm cho học sinh như sau:<br />
Nước vôi trong, sau một thời gian để ngoài không khí thì có lớp váng, <br />
màu trắng đục nổi lên trên bề mặt. Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo <br />
viên, sẽ tiến hành các bước:<br />
+ Xác định vấn đề nghiên cứu: Lớp váng trắng đục là gì? Vì sao lại <br />
xuất hiện lớp váng trắng đục?<br />
+ Giả thuyết nghiên cứu: Nước vôi trong Ca(OH)2 có thể tác dụng với <br />
CO2 trong không khí.<br />
+ Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng.<br />
+ Sản phẩm nghiên cứu: Sau khi sục khí CO2 vào nước vôi trong thì <br />
thấy xuất hiện lớp váng, màu trắng đục nổi lên trên bề mặt là do khí CO2 có <br />
trong không khí tác dụng với nước vôi trong Ca(OH) 2, tạo thành kết tủa <br />
CaCO3 màu trắng đục.<br />
Ví dụ 2. Ở bài 3: Oxi – Không khí, môn khoa học tự nhiên 8. Phần B <br />
Hoạt động hình thành kiến thức, mục 2 Tính chất hóa học của oxi, phần b <br />
Oxi có tác dụng với hợp chất không? <br />
Theo sách hướng dẫn thì không sử dụng thí nghiệm, chỉ đề cập thông <br />
tin là: “ Khí metan(có trong khí bùn, ao…) cháy trong không khí do tác dụng <br />
với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước, đồng thời sinh ra nhiệt”. Việc học <br />
nhưng không có thí nghiệm, chỉ đọc nội dung SHD, khiến học sinh cảm thấy <br />
khô khan, không hấp dẫn bài học. <br />
Ta có thể sử dụng thí nghiệm đơn giản, dễ làm, nguyên liệu có sẵn để <br />
tiến hành thí nghiệm sau:<br />
Chuẩn bị: một hũ thủy tinh có nắp đậy kín, nắp có khoan 1 lỗ với <br />
đường kính 1 cm, khò lửa, rượu etylic.<br />
Thực hiện: Cho khoảng 510 ml rượu vào lọ thủy tinh, đậy nắp, lấy <br />
khò lửa bắt trên nắp bình (đã khoan).<br />
Hiện tượng: Phản ứng cháy xảy ra mãnh liệt, ngọn l ửa cháy màu <br />
xanh trong cả bình đẹp mắt, dễ quan sát. <br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 12 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
Kết quả: Học sinh thu được kiến thức về phản ứng cháy của rượu, <br />
sự lan tỏa của rượu trong không khí.<br />
Ví dụ 3. Ở bài 6: Oxit, môn khoa học tự nhiên 8. <br />
Hầu hết giáo viên đều không điều chế khí Cacbonic, học sinh mường <br />
tượng về tính chất vật lý qua màu sắc của không khí.<br />
Giáo viên thực hiện một thí nghiệm vui điều chế khí cacbonic từ giấm <br />
ăn.<br />
Chuẩn bị: Giấm, chai nhựa, bóng bay, backing soda<br />
Thực hiện: Đổ giấm vào 1/4 chai nhựa, cho một muỗng canh baking <br />
soda vào trong quả bóng, rồi nhẹ nhàng đặt miệng bóng bao quanh cổ chai. <br />
Hiện tượng: Phản ứng hóa học giữa baking soda và giấm tạo ra khí <br />
CO2, lượng khí này tăng dần và thoát ra khỏi chai, khiến bóng tự thổi phồng. <br />
Kết quả: Học sinh biết được cách điều chế khí cacbonic đơn giản, <br />
quan sát được khí cacbonic, biết được khí cacbonic nặng hơn không khí qua <br />
thực tế.<br />
<br />
2.2 Phương pháp góc<br />
a. Nội dung, vai trò của phương pháp góc<br />
Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập thay thế <br />
cho dạy học truyền thống, theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau <br />
tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh <br />
một nội dung học tập. Trong đó, quá trình học được chia thành các khu vực <br />
(các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tài liệu học tập nhằm đạt cùng <br />
một kiến thức cụ thể. Cùng nghiên cứu một nội dung, nhưng học sinh chọn <br />
phong cách học khác nhau. Phương pháp này tôn trọng phong cách học tập <br />
của người học, vì mỗi người học có cách xử lý thông tin khác nhau. <br />
Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc giúp học sinh khám phá, <br />
xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng theo các cách tiếp cận khác nhau. <br />
Học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng. Các hoạt động có <br />
tính đa dạng cao về nội dung và bản chất.<br />
b. Quy trình học theo góc<br />
* Chuẩn bị: <br />
+ Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả<br />
Lựa chọn nội dung bài học phù hợp: không phải bài học nào cũng có <br />
thể tổ chức cho HS học theo góc có hiệu quả. Tùy theo môn học, dạng bài <br />
học, GV cần cân nhắc xác định những nội dung học tập sao cho việc áp dụng <br />
dạy học theo góc có hiệu quả hơn so với việc sử dụng phương pháp dạy học <br />
khác.<br />
Thời gian học tập: Việc học theo góc không chỉ tính đến thời gian học <br />
sinh thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV cần tính đến thời gian GV hướng <br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 13 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
dẫn giới thiệu, thời gian HS lựa chọn góc xuất phát, thời gian HS luân <br />
chuyển góc,…<br />
Không gian lớp học: Nếu không gian lớp học quá nhỏ sẽ khó có thể bố <br />
trí các góc/khu vực học tập riêng biệt.<br />
Sĩ số: Nếu số lượng học sinh quá đông thì GV sẽ gặp nhiều khó khăn <br />
trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động học tập của HS ở mỗi góc.<br />
Ý thức và khả năng học độc lập của học sinh: Mức độ tự định hướng <br />
và mức độ học độc lập của học sinh như thế nào chỉ có thể trả lời một cách <br />
thỏa đáng khi tổ chức cho HS học theo góc. Khả năng tự định hướng, tính tự <br />
giác của học sinh càng cao thì việc tổ chức lớp học theo góc càng thuận tiện.<br />
+ Bước 2: Xác đinh nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc<br />
Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi <br />
góc và hấp dẫn với HS.<br />
Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động <br />
ở mỗi góc và các cách hướng dẫn để học sinh chọn góc, luân chuyển góc cho <br />
hiệu quả (nếu bài học yêu cầu học sinh học theo hệ thống quay vòng các <br />
góc).<br />
Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, bản <br />
hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ trợ học tập ở <br />
các mức độ khác nhau (nếu cần),…<br />
Văn bản hướng dẫn cần đề cập đến các việc sau:<br />
+ Những nhiệm vụ HS phải làm và nhiệm vụ HS có thể làm.<br />
+ Ai sẽ chữa bài tập.<br />
+ Có thể tìm tài liệu cần thiết ở đâu.<br />
+ HS làm bài tập cá nhân hay theo nhóm.<br />
+ Sản phẩm HS cần có sau hoạt động tại góc này.<br />
c. Tổ chức cho học sinh học theo góc<br />
+ Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học<br />
Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập <br />
và phù hợp với không gian lớp học. Việc này cần tiến hành trước khi có tiết <br />
học.<br />
Đảm bảo có đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi <br />
góc.<br />
Lưu ý đến tuyến di chuyển giữa các góc.<br />
+ Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập<br />
Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các góc.<br />
Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ <br />
tại các góc.<br />
Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát , GV có thể điều chỉnh nếu <br />
có quá nhiều HS cùng chọn một góc.<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 14 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi <br />
HS đã quen với phương pháp học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự <br />
các góc (xem sơ đồ dưới đây).<br />
+ Bước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại các góc<br />
HS có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu <br />
cầu của hoạt động.<br />
GV cần theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp <br />
thời.<br />
Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân <br />
chuyển góc.<br />
+ Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu <br />
cần)<br />
d. Ví dụ: <br />
Khi dạy phần Điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm bài 4: Hiđrô – <br />
Nước, bộ môn KHTN 8. Nhằm mục đích đa dạng hóa cách tiếp cận thông tin <br />
bài học, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất, <br />
giáo viên có thể áp dụng phương pháp góc như sau: <br />
Bước 1: Nêu mục tiêu và giao nhiệm vụ, nêu rõ nội dung và cách thực <br />
hiện ở các góc. Nội dung: Nêu được nguyên tắc điều chế khí hiđrô trong <br />
phòng thí nghiệm, cách thu khí như thế nào?<br />
Góc phân tích: Tại đây học sinh sử dụng sách giáo khoa để tìm hiểu <br />
về cách điều chế hidro, màu ngọn lửa, chất rắn sau khi cô cạn dung dịch, <br />
cách thu khí hidrô<br />
Góc quan sát: Cho học sinh quan sát video thí nghiệm ảo về cách điều chế <br />
khí Hiđrô trong phòng thí nghiệm trên máy vi tính. Sau đó rút ra kết luận và <br />
hoàn thành trong phiếu học tập số 1<br />
Góc thực hành, trải nghiệm : Giáo viên chuẩn bị sẵn các dụng cụ, hóa <br />
chất cần thiết dùng để điều chế khí Hiđrô trong phòng thí nghiệm. Tại đây <br />
học sinh làm thí nghiệm điều chế hidro và tiến hành đốt khí hidro tinh khiết <br />
thoát ra( có hướng dẫn trước đó), sau đó học sinh thực hiện thu khí hidro bằng <br />
cách đẩy nước. Học sinh thực hiện và hoàn thành phiếu học tập số 1<br />
Góc vận dụng: Sau khi tìm hiểu xong 2 nội dung GV giao, các em di <br />
chuyển sang góc ứng dụng để Học sinh làm một số bài tập vận dụng trong <br />
phiếu học tập số 2.<br />
Bước 2: Cho học sinh chọn góc<br />
Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi hướng dẫn và <br />
điều khiển.<br />
Bước 4: Sau khi hoàn thành 2 nhiệm vụ, yêu cầu các em về chỗ ngồi. <br />
Lúc này giáo viên có thể cho học sinh bốc thăm trả lời các kiến thức bài học, <br />
điểm tính cho cá nhân<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 15 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức về 2 nội dung trên. <br />
Bước 6: Có thể củng cố kiến thức cho học sinh bằng trò chơi.<br />
<br />
<br />
Góc phân Góc quan <br />
tích sát<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Góc vận Góc thực <br />
dụng hành<br />
<br />
<br />
Sơ đồ di chuyển các góc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cách bố trí các góc trong phòng học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 16 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Học sinh đang hoạt động tại các góc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Học sinh đang hoạt động tại các góc<br />
VD: Khi dạy bài tỉ khối, giáo viên có thể chia lớp thành 4 góc: Góc khoa <br />
học, góc toán học, góc kĩ thuật, góc công nghệ<br />
Góc khoa học: Làm thí nghiệm tạo bóng CO2 từ giấm và baking soda và thảo <br />
luận theo PHT của nhóm<br />
Góc toán học: Tính toán va thảo luận theo yêu cầu GV và PHT của nhóm<br />
Góc kĩ thuật: Lắp đặt dụng cụ mô phỏng thu khí CO2 và thu khí H2 và thảo <br />
luận nhiệm vụ trong PHT của nhóm.<br />
Góc công nghê: Dựa vào các nguồn tài liệu thảo luận về .<br />
+ Khí nào thường được dùng để dập tắt đám cháy? Giải thích lí do.<br />
+ Tại sao khi thoát khỏi các đám cháy có nhiều khói và khí độc nên giữ cơ thể <br />
ở vị trí thấp gần sàn nhà (đi thấp, bò trên sàn nhà…)?<br />
+ Bỏng vì bóng bay phát nổ lí giải hiện tượng này.<br />
Sau khi các nhóm làm việc xong thì từng nhóm một lên báo cáo kết quả:<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 17 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
Nhóm 1: Biểu diễn lại TN, nêu hiện tượng và giải thích<br />
Nhóm 2: Tính khối lượng mol của CO2, không khí và kết luận khí nào nặng <br />
hơn<br />
Nhóm 3: Trình bày mô hình thu khí và giải thích tại sao khí đó lại đc thu như <br />
thế<br />
Nhóm 4: Báo cáo kết quả thảo luận của nhóm<br />
Giáo viên chốt ý<br />
2.3 Phương pháp dạy học nhóm<br />
a. Nội dung, vai trò của phương pháp dạy học nhóm<br />
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học <br />
hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia <br />
thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn <br />
thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết <br />
quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy <br />
học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách <br />
nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.<br />
b. Quy trình thực hiện <br />
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: <br />
Giai đoạn 1. Làm việc toàn lớp <br />
+ Giới thiệu chủ đề<br />
+ Xác định nhiệm vụ các nhóm<br />
+ Thành lập nhóm<br />
Giai đoạn 2. Làm việc nhóm<br />
+ Chuẩn bị chỗ làm việc<br />
+ Lập kế hoạch làm việc<br />
+ Thoả thuận quy tắc làm việc<br />
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ<br />
+ Chuẩn bị báo cáo kết quả.<br />
Giai đoạn 3. Trình bày kết quả, đánh giá<br />
+ Các nhóm trình bày kết quả<br />
+ Đánh giá kết quả.<br />
c. Một số lưu ý:<br />
Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không <br />
nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên <br />
từ 4 6 HS.<br />
Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một <br />
nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.<br />
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một <br />
chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.<br />
Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 18 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
+ Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?<br />
+ Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?<br />
+ HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?<br />
+ Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?<br />
+ Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?<br />
+ Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?<br />
d. Ví dụ: <br />
Khi dạy bài 10. Phân bón hóa học SHD môn Khoa học tự nhiên 8, giáo <br />
viên có thể tiến hành hoạt động nhóm như sau:<br />
Chia lớp thành 4 nhóm (có thể tương ứng với 4 tổ). Mỗi nhóm sẽ <br />
chuẩn bị trước nội dung ở nhà, lên lớp giáo viên có thể yêu cầu bất kỳ thành <br />
viên trong tổ thuyết trình. Các nhóm có nội dung chuẩn bị giống nhau.<br />
Nội dung yêu cầu: Tìm hiểu về vai trò, công dụng của phân bón hóa <br />
học. Sưu tầm những loại phân bón hóa học thường dùng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Học sinh đang thuyết trình bài tập nhóm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 19 Trường THCS Lương Thế Vinh Krông <br />
Ana <br />
Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa <br />
học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sản phẩm của học sinh<br />
2.4 Phương pháp trò chơi<br />
a. Nội dung, vai trò của phương pháp trò chơi<br />
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn <br />
đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông <br />
qua một trò chơi nào đó. Tùy thuộc vào nội dung bài học, điều kiện mà có thể <br />
tổ chức các trò chơi khác nhau: Giáo dục ý thức học sinh qua trò chơi, củng <br />
cố kiến thức bằng trò chơi...<br />
b. Quy trình thực hiện<br />
+ GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS<br />
+ Chơi thử ( nếu cần thiết)<br />
+ HS tiến hành chơi<br />
+ Đánh giá sau trò chơi<br />
+ Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi<br />
c. Một số lưu ý<br />
Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp