I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong chương trình Vật lý lớp 9, đặc biệt chương Điện học thì bài tập về dòng <br />
điện một chiều rất đa dạng và phong phú. Loại bài tập này được chia thành nhiều <br />
dạng như: bài tập về đoạn mạch song song, bài tập về đoạn mach nối tiếp, bài tập về <br />
đoạn mạch hỗn hợp,…<br />
Mục đích của giải bài tập về dòng điện một chiều là giúp cho các em nhận ra <br />
được một số dạng cơ bản của loại bài tập này, hệ thống hóa được các kiến thức đã <br />
học, nắm vững các kiến thức sau từng bài, từng chương, đồng thời thông qua đó giáo <br />
viên có điều kiện củng cố, phát triển cũng như mở rộng kiến thức cho học sinh. Từ đó <br />
phát triển năng lực tư duy và nâng cao nhận thức, tạo hứng thú học tập bộ môn cho <br />
các em học sinh.<br />
Tuy nhiên, bài tập về dòng điện một chiều đối với học sinh thường rất khó, <br />
đặc biệt là đối với những bài tập hỗn hợp. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học <br />
sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi giải bài tập như: không tìm được <br />
hướng giải quyết vấn đề, không vận dụng được lý thuyết vào việc giải bài tập, không <br />
tổng hợp được kiến thức thuộc nhiều phần của chương trình đã học để giải quyết <br />
một vấn đề chung,... hay khi giải các bài tập thì thường áp dụng một cách máy móc <br />
các công thức mà không hiểu rõ ý nghĩa vật lý của chúng.<br />
Hiện nay, với việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp trắc <br />
nghiệm khách quan, các kỹ năng giải bài tập càng đòi hỏi sự nhanh chóng và chính xác. <br />
Do đó, việc hệ thống, phân loại và đưa ra các bước giải bài tập lại càng thể hiện tính <br />
quan trọng của nó. Việc nghiên cứu nhằm tìm ra hướng giải bài tập về dòng điện một <br />
chiều một cách dễ hiểu, cơ bản, từ thấp đến cao, giúp học sinh có kỹ năng giải quyết <br />
tốt các bài tập, hiểu được ý nghĩa vật lý của từng bài đã giải, rèn luyện thói quen làm <br />
việc độc lập, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy,... giúp các em học tập môn Vật lý <br />
tốt hơn.<br />
Xuất phát từ quan điểm trên nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Kinh <br />
nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập về dòng điện một chiều”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
2.1. Mục tiêu của đề tài<br />
Đề tài giải quyết những trăn trở, vướng mắc của giáo viên trong việc đổi mới <br />
nội dung và xây dựng các bước tiến hành hướng dẫn học sinh giải bài tập sao cho phù <br />
hợp với từng đối tượng học sinh, nhằm phát huy tính tích cực cũng như phát triển tư <br />
duy, khả năng sáng tạo của học sinh thông qua quá trình giải bài tập. Trong quá trình <br />
thực hiện đề tài, bản thân tôi mong muốn vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm <br />
giảng dạy trong thời gian qua để tìm ra thật nhiều các phương pháp giải mới, giúp bản <br />
thân đổi mới được phương pháp dạy học cũ và giúp học sinh của mình càng ngày càng <br />
yêu thích bộ môn Vật lý.<br />
2.2. Nhiệm vụ của đề tài <br />
Để đạt được mục tiêu nói trên, công việc mà bản thân tôi cần phải làm trước <br />
tiên là phải nắm được trình độ của mỗi học sinh để từ đó xây dựng các bước hướng <br />
dẫn giải bài tập về dòng điện một chiều sao cho phù hợp với các đối tượng học sinh <br />
từ trung bình đến khá giỏi. Tham khảo ý kiến của một số giáo viên trực tiếp giảng <br />
dạy Vật lý trong trường và một số trường khác trong Huyện.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bài tập về dòng điện một chiều thuộc chương trình Vật lý lớp 9.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Đề tài chỉ nghiên cứu về việc hướng dẫn học sinh giải bài tập về dòng điện <br />
một chiều thuộc chương trình Vật lý lớp 9, không đi sâu vào các dạng khác. <br />
Thời gian nghiên cứu: lớp 9A1 năm học 2016 2017. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu <br />
Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, sưu tầm các dạng bài <br />
tập về dòng điện một chiều.<br />
II. Phần nội dung <br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới giáo dục <br />
ở các môn học, các cấp học. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới <br />
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương <br />
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và <br />
vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một <br />
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo <br />
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, <br />
chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các <br />
hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học ”.<br />
Do đó, tiến hành các bước giải bài tập về dòng điện một chiều trong một tiết <br />
học có vai trò hết sức quan trọng. Qua việc hướng dẫn học sinh giải bài tập chúng ta <br />
cần cho học sinh phân biệt được các loại mạch điện, cách mắc mạch điện và cách <br />
giải cần thiết của mỗi dạng bài trong bài tập về dòng điện một chiều. Giúp cho học <br />
sinh tìm ra hướng giải quyết bài tập phần này.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Qua quá trình giảng dạy, quá trình dự giờ và việc trao đổi kinh nghiệm với các <br />
đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng: <br />
Hiệu quả trong các tiết giải bài tập về dòng điện một chiều chưa cao, do khi <br />
làm các em còn mơ hồ trong việc định ra hướng giải, và hầu như các em chưa biết <br />
cách giải cũng như cách trình bày lời giải sao cho logic, khoa học. <br />
Học sinh đọc đề không kĩ, phân tích yêu cầu của đề chưa chính xác nên dẫn <br />
đến việc giải bài tập bị sai.<br />
Học sinh khi vẽ sơ đồ mạch điện còn gặp lúng túng, còn vẽ sai hoặc không <br />
vẽ được do không nhớ được kí hiệu của các đại lượng cũng như không hiểu được yêu <br />
cầu của đề.<br />
Do phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu nên các tiết dạy chất lượng <br />
chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu công thức và định luật hời hợt.<br />
Một số học sinh chưa thuộc các công thức, định luật cũng như các kí hiệu của <br />
các đại lượng có trong công thức. Một số khác lại sử dụng nhầm lẫn các công thức <br />
với nhau, đặc biệt là giữa công thức của đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.<br />
Khả năng vận dụng công thức toán học cũng như khả năng biến đổi công <br />
thức vào việc giải bài tập Vật Lí của học sinh còn yếu. Bên cạnh đó một số em khả <br />
năng tiếp thu kiến thức chậm, việc tự học, tự rút kinh nghiệm hầu như không có, nên <br />
các em hầu hết là “nhanh” quên kiến thức.<br />
Độ bền kiến thức của học sinh còn thấp; khả năng tổng hợp vận dụng kiến <br />
thức sau từng bài, từng chương để giải các dạng bài tập về dòng điện một chiều quá <br />
hạn chế; học sinh còn máy móc, thụ động trong cách giải nên khi mở rộng thì các em <br />
không giải được....<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Thứ nhất: Thông qua việc giải bài tập giúp cho học sinh củng cố, ôn tập lại <br />
những kiến thức đã học một cách thường xuyên, giúp các em tự kiểm tra mức độ nắm <br />
kiến thức của bản thân, khắc phục được những lỗi sai trong quá trình giải bài tập. <br />
Đồng thời tạo cơ hội cho các em cơ hội phát triển tư duy, sáng tạo ở mức độ cao.<br />
Thứ hai: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực <br />
tiễn; rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát hóa các dạng bài tập. Phát huy <br />
tính tự giác, độc lập của học sinh trong việc giải bài tập.<br />
Thứ ba: Giúp học sinh nhận biết được các dạng bài tập, biết cách phân tích đề <br />
và giải được các bài tập về dòng điện một chiều.<br />
Thứ tư: Giúp tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt là những học sinh yếu có thể <br />
lĩnh hội kiến thức và giải được các bài tập.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
b.1. Chuẩn bị <br />
Giáo viên phải tính được toàn bộ kế hoạch cho việc sử dụng bài tập trong một <br />
tiết học, cụ thể như sau:<br />
Lựa chọn bài tập nêu vấn đề sử dụng trong tiết bài tập nghiên cứu kiến thức <br />
mới nhằm kích thích hứng thú học tập và phát triển tư duy của học sinh.<br />
Lựa chọn bài tập củng cố kiến thức lý thuyết, cung cấp thêm hiểu biết trong <br />
thực tế đời sống có liên quan.<br />
Lựa chọn, biến đổi hệ thống bài tập trong sách giáo khoa thành các dạng cơ <br />
bản nhất, để học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học giải quyết một cách tích <br />
cực, khắc sâu kiến thức cơ bản. Từ đó tạo cho học sinh cảm giác tự tin, dẫn đến có <br />
hứng thú hơn trong việc học bộ môn.<br />
Lựa chọn bài tập để kiểm tra đánh giá chất lượng và kỹ năng giải bài tập của <br />
học sinh.<br />
b.2. Hướng dẫn giải bài tập về dòng điện một chiều<br />
Khi hướng dẫn giải một bài tập vật lí cần thực hiện theo trình tự sau đây: <br />
Bước 1: Tìm hiểu đề bài<br />
Yêu cầu học sinh cần đọc kỹ đề bài (có thể đọc nhiều lần để nắm được yêu <br />
cầu của đề), xác định ý nghĩa vật lý của các thuật ngữ, phân biệt những dữ kiện đã <br />
cho và những ẩn số cần tìm. <br />
Tóm tắt đề bài bằng cách dùng các ký hiệu chữ đã qui ước để viết các dữ <br />
kiện và ẩn số, đổi đơn vị các dữ kiện cho thống nhất (nếu cần thiết).<br />
Vẽ sơ đồ mạch điện nếu bài tập có liên quan đến mạch điện hoặc nếu cần <br />
phải vẽ mạch điện để diễn đạt đề bài. Trên hình vẽ cần ghi rõ dữ kiện và cái cần tìm <br />
(học sinh cần nắm vững được các kí hiệu sơ đồ của các đại lượng trong mạch điện).<br />
Bước 2: Phân tích nội dung bài tập, lập kế hoạch giải.<br />
Tìm xem các dữ kiện đã cho có liên quan đến những khái niệm, hiện tượng, <br />
quy tắc, định luật vật lý nào. <br />
Nếu chưa tìm được trực tiếp các mối liên hệ ấy thì cần phải hình dung các <br />
hiện tượng diễn ra như thế nào và bị chi phối bởi những định luật nào nhằm hiểu rõ <br />
dược bản chất của hiện tượng để có cơ sở áp dụng các công thức chính xác, tránh mò <br />
mẫm và áp dụng các công thức một cách máy móc.<br />
Phải xây dựng được một dự kiến về kế hoạch giải.<br />
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải<br />
Đây là bước quan trọng của quá trình giải bài tập. Cần phải vận dụng những <br />
định luật, quy tắc, công thức vật lý để thiết lập mối quan hệ nêu trên. Có thể đi theo <br />
hai hướng sau để đưa đến kết quả cuối cùng:<br />
Xuất phát từ ẩn số, đi tìm mối quan hệ giữa một ẩn số với một đại lượng <br />
nào đó bằng một định luật, một công thức có chứa ẩn số, tiếp tục phát triển lập luận <br />
hay biến đổi công thức đó theo các dữ kiện đã cho để dẫn đến công thức cuối cùng chỉ <br />
chứa mối quan hệ giữa ẩn số với các dữ kiện đã cho (phương pháp phân tích).<br />
Xuất phát từ những dữ kiện của đề bài, xây dựng lập luận hoặc biến đổi các <br />
công thức diễn đạt mối quan hệ giữa điều kiện đã cho với các đại lượng khác để đi <br />
đến công thức cuối cùng chỉ chứa ẩn số và các dữ kiện đã cho (phương pháp tổng <br />
hợp). Khi tính toán bằng số, phải chú ý đảm bảo những trị số của kết quả đều có ý <br />
nghĩa.<br />
Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả<br />
Kiểm tra lại trị số kết quả cuối cùng để loại bỏ những kết quả không phù <br />
hợp với điều kiện của đề bài và không phù hợp với thực tế. <br />
Kiểm tra xem đã giải quyết hết các yêu cầu của bài toán chưa.<br />
Kiểm tra kết quả tính toán, đơn vị hoặc có thể giải lại bài toán bằng cách <br />
khác xem có cùng kết quả không. <br />
b.3. Phân loại bài tập<br />
Bài tập về dòng điện một chiều trong vật lý lớp 9 rất đa dạng, ở đây tôi chỉ <br />
đưa ra một vài dạng bài tập mà các em thường hay gặp trong khi làm bài tập để giúp <br />
các em nắm bắt, phân dạng được bài tập, rèn luyện kỹ năng giải bài.<br />
Dạng 1: Bài tập vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch đơn giản, cho <br />
đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và đoạn mạch hỗn hợp. Những bài <br />
toán dạng này chỉ liên quan đến 3 đại lượng là: I, U và R.<br />
Đối với đoạn mạch đơn giản (bài chỉ có một điện trở): để giải bài tập này <br />
học sinh chỉ cần nắm được định luật ôm cũng như cách biến đổi công thức từ định <br />
luật ôm để giải bài toán. Ba kiểu bài tập thường gặp ở đoạn mạch đơn giản là:<br />
+ Loại 1: Bài tập đã cho U, R. Yêu cầu tìm I.<br />
Hướng dẫn giải: <br />
Áp dụng công thức định luật ôm để tìm I: I = <br />
+ Loại 2: Bài tập đã cho I, R. Yêu cầu tìm U.<br />
Hướng dẫn giải: <br />
Dựa vào công thức định luật ôm để biến đổi công thức tìm U: I = => U = I.R<br />
+ Loại 3: Bài tập đã cho I, U. Yêu cầu tìm R.<br />
Hướng dẫn giải: <br />
Dựa vào công thức định luật ôm để biến đổi tìm R: I = => R = <br />
=> Lỗi học sinh thường bị sai: <br />
+ Biến đổi công thức chưa đúng, dẫn đến công thức cần tìm bị sai.<br />
Ví dụ: bài tập loại 2, thay vì biến đổi U = I.R thì biến đổi U = hoặc U = .<br />
Với bài tập loại 3, thay vì biến đổi R = thì lại biến đổi R = U.I hoặc R = .<br />
+ Học sinh không nắm được công thức định luật ôm nên việc không giải được 3 loại <br />
bài tập trên cũng còn xảy ra. <br />
=> Giáo viên cần: Yêu cầu học sinh cần nắm vững công thức của định luật ôm <br />
cũng như cách biến đổi công thức trước khi bắt đầu giải bài tập dạng này để tránh sai <br />
sót trong quá trình làm bài tập.<br />
Đối với đoạn mạch nối tiếp: hướng dẫn cho học sinh cách xác định đoạn <br />
mạch nối tiếp, cách sử dụng các công thức của định luật ôm cũng như các công thức <br />
về I, U và Rtđ trong đoạn mạch nối tiếp để giải bài toán. <br />
Ví dụ 1: <br />
Cho đoạn mạch gồm ba điện trở được mắc nối tiếp với nhau. Trong đó R1 = 5, <br />
R2 =10 và R3 = 15. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 12V.<br />
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.<br />
b. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các mạch nhánh.<br />
c. Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.<br />
Hướng dẫn giải:<br />
a. <br />
R1, R2, R3 được mắc với nhau như thế nào?<br />
Sử dụng công thức nào để tính Rtđ đối với đoạn mạch nối tiếp?<br />
Trong công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch đã cho đầy đủ dữ kiện <br />
chưa? <br />
b. <br />
Sử dụng công thức nào để tìm I?<br />
I có mối quan hệ như thế nào với I1, I2 , I3?<br />
c. <br />
Muốn tìm U1, U2, U3 ta cần biết dữ kiện nào?<br />
Sử dụng công thức nào để tìm U1, U2, U3?<br />
Đối với đoạn mạch song song: hướng dẫn cho học sinh cách xác định đoạn <br />
mạch song song, sử dụng thành thạo công thức của định luật ôm cũng như các công <br />
thức về I, U và Rtđ trong đoạn mạch song song để giải bài toán. <br />
Ví dụ 2: <br />
Cho đoạn mạch gồm ba điện trở được mắc song song với nhau. Trong đó: R1 = 5, <br />
R2 =10 và R3 = 15. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 12V.<br />
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.<br />
b. Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.<br />
c. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các mạch nhánh.<br />
Hướng dẫn giải:<br />
a. <br />
R1, R2, R3 được mắc với nhau như thế nào?<br />
Sử dụng công thức nào để tính Rtđ đối với đoạn mạch song song?<br />
Trong công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch đã cho đầy đủ dữ kiện <br />
chưa?<br />
b. <br />
U có mối quan hệ như thế nào với U1, U2, U3?<br />
c. <br />
Muốn tìm I ta áp dụng công thức nào?<br />
I có mối quan hệ như thế nào với I1, I2 , I3?<br />
=> Lỗi học sinh thường bị sai khi giải bài tập về đoạn mạch mắc nối tiếp và <br />
đoạn mạch mắc song song:<br />
+ Còn nhầm lẫn kí hiệu của các đại lượng I, U và Rtđ.<br />
+ Không phân biệt được mạch nào là đoạn mạch mắc song song và đoạn mạch nào là <br />
đoạn mạch mắc nối tiếp nên sử dụng nhầm lẫn giữa công thức của đoạn mạch song <br />
song và công thức của đoạn mạch nối tiếp.<br />
+ Không nắm vững được các công thức của đoạn mạch nối tiếp cũng như của đoạn <br />
mạch song song nên áp dụng vào bài tập còn sai.<br />
=> Giáo viên cần: <br />
+ Chú ý cho học sinh cách nhận biết đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song.<br />
+ Yêu cầu học sinh cần nắm vững các công thức của đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch <br />
song song và cần phải kiểm tra lại kết quả sau khi giải bài tập.<br />
Đối với đoạn mạch hỗn hợp: Cần xác định được đoạn mạch nào mắc nối <br />
tiếp và đoạn mạch nào mắc song song. Đoạn mạch mắc nối tiếp đó được mắc như <br />
thế nào với đoạn mạch mắc song song? Đưa ra những hệ thức liên hệ thông qua các <br />
công thức của<br />
I,U, Rtđ của đoạn mạch song song và đoạn mạch nối tiếp.<br />
Ví dụ 3: <br />
<br />
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó: R 1 =30Ω; R2 = 20Ω, vôn kế chỉ <br />
36V. <br />
<br />
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.<br />
<br />
b. Tính số chỉ của các ampe kế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn giải:<br />
<br />
a. <br />
<br />
Nhìn vào hình vẽ ta thấy các điện trở được mắc với nhau như thế nào? <br />
<br />
Ta có thể áp dụng công thức nào để tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB?<br />
<br />
Trong công thức tính điện trở tương đương bài toán đã cho đầy đủ dữ kiện chưa?<br />
b.<br />
Cho biết công thức tính cường độ dòng điện qua R1. Trong công thức tính này bài <br />
toán đã cho đầy đủ dữ kiện chưa?<br />
Tìm I2 tương tự.<br />
Cho biết công thức tính cường độ dòng điện mạch chính.<br />
Còn cách nào để tính cường độ dòng điện mạch chính nữa không?<br />
Ví dụ 4: <br />
Cho mạch điện như hình vẽ. trong đó: R1 = 5, R2 = 12, R3 = 8, R4 = 20 <br />
và hiệu điện thế UAB = 30V. <br />
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.<br />
b. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở.<br />
c. Tính các hiệu điện thế UAC và UCD.<br />
Hướng dẫn giải:<br />
a. <br />
<br />
Nhìn vào hình vẽ các điện trở R1, R2, R3 và R4 được mắc như thế nào với nhau?<br />
<br />
Đây là mạch mắc hỗn hợp vừa có nối tiếp vừa có song song. Vậy để tính điện trở <br />
tương đượng của đoạn mạch thì ta phải tính mạch nào trước và áp dụng công thức <br />
tính điện trở nào?<br />
<br />
b. <br />
<br />
Để tìm I1 ta áp dụng công thức nào để tính và trong công thức đó có đủ dữ kiện <br />
chưa?<br />
<br />
I2 và I3 có mối quan hệ như thế nào với I23. Áp dụng công thức nào để tìm I23?<br />
<br />
Để tính I4 ta áp dụng công thức nào và trong công thức đó có đủ dữ kiện chưa?<br />
<br />
c.<br />
<br />
Tính UAC , UCD chính là tính U nào, áp dụng công thức nào để tính ?<br />
<br />
=> Lỗi học sinh thường sai: <br />
<br />
+ Không phân biệt được các điện trở được mắc với nhau như thế nào nên dẫn đến <br />
giải sai hoặc không giải được.<br />
<br />
+ Đồng thời không nắm chắc công thức của đoạn mạch nối tiếp và của đoạn mạch <br />
song song nên còn sử dụng nhầm công thức, thay số còn sai.<br />
=> Giáo viên cần: <br />
+ Chú ý cho học sinh cách nhận biết đoạn mạch song song và đoạn mạch mắc nối <br />
tiếp.<br />
+ Lưu ý cách sử dụng công thức khi gặp mạch điện hỗn hợp này để tránh lỗi sai <br />
không đáng có.<br />
Dạng 2: Bài tập về biến trở và điện trở của dây dẫn<br />
Khi nói đến biến trở ta cũng hiểu nó là một điện trở có thể thay đổi được trị <br />
số. <br />
Nếu gặp bài toán về biến trở ta cũng coi nó là một điện trở trong mạch để giải. (phân <br />
biệt kí hiệu của biến trở với kí hiệu của điện trở trong sơ đồ mạch điện)<br />
Khi tìm chiều dài, tiết diện và chất liệu làm dây của biến trở hay điện trở ta <br />
áp dụng công thức của điện trở dây dẫn: <br />
<br />
.<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh suy ra các đại lượng khác như: l,s, <br />
ρ<br />
Ví dụ 5: <br />
Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 7,5Ω và cường độ dòng <br />
điện chạy qua đèn khi đó là 0,6A. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở <br />
và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 2,4V.<br />
a. Phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình <br />
thường.<br />
b. Biến trở này có điện trở lớn nhất là Rb = 30Ω với cuộn dây dẫn được làm bằng hợp <br />
kim nikêlin có tiết diện S = 1mm2. Tính chiều dài l của dây dẫn làm biến trở này.<br />
Hướng dẫn giải: <br />
a.<br />
Biến trở có điện trở R2 mắc như thế nào với điện trở R1 ?<br />
Để tính R2 cần sử dụng công thức nào và trong công thức đó có đủ dữ kiện chưa ?<br />
Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp có công thức gì ?<br />
b.<br />
Để tìm chiều dài l của dây dẫn ta áp dụng công thức nào? Trong công thức đó có đủ <br />
dữ kiện chưa ?<br />
=> Lỗi học sinh thường sai:<br />
+ Không nắm được biến trở cũng là một điện trở nên không phân tích được mạch <br />
điện.<br />
+ Biến đổi công thức tính R sang công thức tìm l hoặc S, ρ của dây dẫn còn bị sai.<br />
+ Không nắm được kí hiệu của chiều dài, tiết diện, chất liệu của dây dẫn cũng như <br />
đổi <br />
đơn vị bị sai nên khi giải bài tập bị sai. <br />
=> Giáo viên cần:<br />
+ Chú ý phân biệt giữa biến trở và điện trở.<br />
+ Yêu cầu học sinh nắm rõ đơn vị cũng như cách đổi của các đại lượng của điện trở, <br />
vật liệu, chiều dài và tiết diện.<br />
+ Biết cách biến đổi công thức điện trở của dây dẫn sang các công thức khác sao cho <br />
phù hợp.<br />
Dạng 3: Bài toán về công suất điện<br />
Để giải bài toán dạng này học sinh cần nắm được công thức tính công suất <br />
điện: P =U.I = I2.R = U2/R. <br />
Công suất điện có đơn vị là oát (1W = 1V/A ). Chú ý đổi đơn vị cho các đại <br />
lượng (nếu cần thiết).<br />
Ví dụ 6:<br />
Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có <br />
cường độ là 341mA. Tính điện trở và công suất của bóng đèn khi đó.<br />
Hướng dẫn giải:<br />
Tính điện trở Rđ của bóng đèn sử dụng công thức nào và công thức đó có đủ dữ kiện <br />
chưa? có cần đổi đơn vị không?<br />
Tính công suất của bóng đèn sử dụng công thức nào?<br />
=> Lỗi học sinh thường sai: <br />
+ Đổi đơn vị còn sai, để nguyên đơn vị theo đề mà không hề chú ý đến yêu cầu của <br />
đề nên dẫn đến giải bài toán sai.<br />
+ Không nắm chắc công thức nên vận dụng công thức còn bị nhầm lẫn.<br />
=> Giáo viên cần:<br />
+ Yêu cầu học sinh nắm rõ đơn vị cũng như cách đổi đơn vị của các đại lượng U, I, R <br />
và P sao cho phù hợp.<br />
+ Nắm được công thức tính công suất P cũng như cách biến đổi công thức sang các <br />
công thức khác sao cho phù hợp.<br />
Dạng 4: Bài toán về nhiệt lượng và hiệu suất<br />
Để giải bài toán dạng này học sinh cần nắm được công thức tính nhiệt <br />
lượng tỏa ra ở dây dẫn là: Q = I2.R.t và hiệu suất là H =100%.<br />
Khi giải cần nắm được các đại lượng có trong công thức cũng như biết cách <br />
biến đổi các đại lượng cho đúng.<br />
Ví dụ 7: <br />
Một bếp điện loại 220V 1000W có hiệu suất của quá trình đun là 90%. Được <br />
sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước ở nhiệt độ ban đầu 250C, nhiệt <br />
dung riêng của nước là c = 4200J/Kg.K. <br />
a. Tính nhiệt lượng nước thu vào.<br />
b. Tính thời gian đun sôi nước.<br />
Hướng dẫn giải:<br />
a.<br />
Để tính Qthu cần áp dụng công thức nào?<br />
Trong công thức đó đã có đầy đủ dữ kiện cho chưa?<br />
Làm thế nào để biết nhiệt độ sau của nước là 100ºC.<br />
b. <br />
Để tính t cần tìm đại lượng nào đầu tiên?<br />
Cần áp dụng công thức nào để tìm ra Qtp?<br />
P, Qtp có quan hệ như thế nào với t?<br />
=> Lỗi học sinh thường sai: <br />
+ Đổi đơn vị còn sai.<br />
+ Còn nhầm lẫn công thức giữa Qthu và Qtp, chưa biết cách tìm Δt.<br />
+ Không nắm chắc công thức nên vận dụng công thức còn bị nhầm lẫn.<br />
=> Giáo viên cần: <br />
+ Yêu cầu học sinh nắm rõ đơn vị cũng như cách đổi đơn vị của các đại lượng m, c, <br />
Δt, P, Qtp, Qthu, H.<br />
+ Yêu cầu học sinh nắm được công thức tính công suất P, nhiệt lượng Qthu, Qtp, hiệu <br />
suất H cũng như cách biến đổi sang các công thức khác sao cho phù hợp.<br />
Dạng 5: Bài toán tính công, tính điện năng tiêu thụ và tính tiền điện phải <br />
trả<br />
Công của dòng điện có công thức: A = P.t = U.I.t = = I2.R.t<br />
(A tính bằng Jun thì t tính bằng giây, P tính bằng oát).<br />
Tính điện năng tiêu thụ của dòng điện: Điện năng tiêu thụ bằng đúng với <br />
công của dòng điện, tuy nhiên khi làm bài toán này A được tính ra KWh.<br />
Tính tiền điện phải trả: sau khi tìm được điện năng tiêu thụ, ta chỉ cần lấy số <br />
điện năng tiêu thụ đó nhân với giá tiền của 1KWh.<br />
Ví dụ 8: <br />
Cũng như câu hỏi ví dụ 6, yêu cầu tính tiền điện phải trả trong một tháng (30 <br />
ngày). Cho rằng giá điện là 1200 đồng mỗi Kwh. <br />
Hướng dẫn giải:<br />
Sử dụng công thức nào để tính điện năng tiêu thụ? <br />
Để tính tiền điện bước đầu tiên ta cần phải làm gì? Tính tiền điện bằng cách nào?<br />
=> Lỗi học sinh thường sai: <br />
+ Đổi đơn vị từ W.s sang KW.h còn sai.<br />
+ Còn nhầm lẫn công thức tính điện năng với công thức tính công suất điện.<br />
+ Tính ra số tiền còn sai do đổi thời gian và đơn vị chưa phù hợp.<br />
=> Giáo viên cần: <br />
+ Lưu ý cho học sinh cách đổi đơn vị từ W.s sang KW.h. <br />
+ Yêu cầu học sinh nắm lại các công thức tính công, điện năng tiêu thụ, các bước đổi <br />
đơn vị và cách tính số tiền cần phải trả trước khi làm bài tập dạng này.<br />
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng<br />
Qua quá trình hướng dẫn học sinh những cách giải bài tập về dòng điện một <br />
chiều tôi nhận thấy rằng những cách này đã có một sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với học <br />
sinh, tạo nên sự hứng thú học tập ở mỗi em. Điều này giúp ích rất nhiều cho bản thân <br />
tôi trong việc truyền đạt kiến thức của mình đến các em có hiệu quả nhiều so với <br />
trước. Học sinh có nhiều tiến bộ trong việc nắm hiểu bài, cải thiện được kĩ năng làm <br />
bài và phát huy được khả năng tư duy của các em. So với đầu năm có rất nhiều em còn <br />
sợ học bộ môn, không thích học vì cho rằng nó khó hiểu, khó giải nhưng đến nay chất <br />
lượng học đã tăng khá đồng đều.<br />
Kết quả của học sinh lớp 9A1 năm học 2016 2017 trước khi được hướng dẫn <br />
giải bài tập về dòng điện một chiều như sau:<br />
<br />
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém<br />
<br />
Tỉ lệ (%) 5 25 55 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả của học sinh lớp 9A1 năm học 2016 2017 sau khi được hướng dẫn <br />
giải bài tập về dòng điện một chiều như sau:<br />
<br />
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém<br />
<br />
Tỉ lệ (%) 20 50 30 0<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận: <br />
Sau một thời gian thực hiện, việc hướng dẫn học sinh giải bài tập về dòng <br />
điện một chiều ở môn Vật Lí 9 thật sự đã đem lại kết quả khả quan, học sinh đã thật <br />
sự chiếm lĩnh được kiến thức, hứng thú học tập hơn.<br />
Việc hướng dẫn giải bài tập này có tính khả thi cao, giúp học sinh khắc phục <br />
được những lỗi sai thường mắc phải khi giải bài tập. Thể hiện được tính tích cực của <br />
học sinh và tính chủ động của học sinh. Để việc này thực hiện thành công trong các <br />
tiết học, thu hút được nhiều học sinh tham gia thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần dành thời <br />
gian cho việc lập ra kế hoạch giảng dạy và chọn bài tập có kiến thức một cách hợp <br />
lý. Giáo viên phải dặn dò học sinh chuẩn bị bài cũ thật kĩ. Phải tập cho học sinh tính <br />
mạnh dạn, tự tin trong học tập. Luôn luôn khích lệ động viên kịp thời, chấm điểm cho <br />
các em học tốt.<br />
Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cũng cần phải tự học tự bồi dưỡng và tham khảo <br />
nhiều tài liệu, luôn học tập các bạn đồng nghiệp, để không ngừng nâng cao chuyên <br />
môn và nghiệp vụ cho bản thân đó là việc rất cần thiết và bổ ích. <br />
2. Kiến nghị: <br />
Với nhà trường: tạo điều kiện cho giáo viên được đi dự giờ cũng như tham gia các <br />
chuyên đề của các trường bạn để nâng cao kinh nghiệm chuyên môn.<br />
Với Phòng giáo dục: Tổ chức các chuyên đề, hội thảo để giáo viên có nhiều cơ hội <br />
giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ những khó khăn trong chuyên môn để kịp <br />
thời tháo gỡ những vướng mắc.<br />
Bình Hòa, ngày 20 tháng 3 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Diễm<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Diễm<br />
<br />
<br />
Đây là một kinh nghiệm của bản thân nên tôi chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, <br />
mong được sự đóng góp chân tình từ các đồng nghiệp. <br />
Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học cấp trường<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………<br />
<br />
Bình Hòa, ngày …. tháng…… năm 2017 <br />
CT HỘI ĐỒNG <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học cấp Huyện<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………...............<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
……<br />
<br />
DANH MỤC TAI LIÊU THAM KHAO<br />
̀ ̣ ̉<br />
1. Vũ Quang Đoàn Duy Hinh Nguyễn Văn Hòa Ngô Mai Thanh Nguyễn Đức <br />
Thâm, Sách giáo khoa Vật lí 9, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.<br />
2. Vũ Quang Đoàn Duy Hinh Nguyễn Văn Hòa Ngô Mai Thanh Nguyễn Đức <br />
Thâm, Sách giáo viên Vật lí 9, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.<br />
3. Nguyễn Thanh Hải, 500 bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005.<br />
4. Phan Hoàng Văn, 500 bài tập Vật lí THCS, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành <br />
phố Hồ Chí Minh, 2007.<br />
5. Nguyễn Thanh Hải Lê Thị Thu Hà, Ôn tập và kiểm tra Vật lí 9, Nhà xuất bản <br />
Hải phòng, 2005.<br />
6. Nguyễn Thanh Hải, Phương pháp giải Bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản Hải phòng, <br />
2005.<br />
7. Đặng Đức Trọng Nguyễn Đức Tấn Vũ Minh Nghĩa, Bồi dưỡng năng lực tự học <br />
Vật lí 9, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2008.<br />
8. Mai Lễ Nguyễn Xuân Khoái, Đổi mới phương pháp dạy và giải bài tập Vật lí <br />
trung học cơ sở 400 bài tập Vật lí 9, Nhà xuất bản giáo dục, 2007.<br />
9. Trần Văn Dũng, Ôn tập Vật lí 9, Nhà xuất bản trẻ, 1999.<br />
10. Sách giáo khoa vật lý lớp 9, sách bài tập vật lý lớp 9.<br />
11. http://baigiang.violet.vn<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
STT NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
I. Phần mở đầu 1<br />
1. Lý do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1<br />
1 3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn của đề tài 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
<br />
II. Phần nội dung 2<br />
1. Cơ sở lý luận 2<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
2 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 3<br />
a. Mục tiêu của giải pháp 3<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 4<br />
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 14<br />
nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị 15<br />
3 1. Kết luận 15<br />
2. Kiến nghị 15<br />