SKKN: Hướng dẫn học sinh ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
lượt xem 11
download
Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã được người viết áp dụng vào công tác ôn thi THPT Quốc gia năm học 2019-2020 của nhà trường và bước đầu đã tạo được những kết qủa đáng ghi nhận như sau: học sinh có ý thức, nhiệt tình và hứng thú với môn học; phần lớn học sinh biết cách làm văn nghị luận văn học theo từng kiểu bài, không còn lối viết văn chung chung, diễn xuôi câu thơ; điểm số môn học Ngữ văn cũng được nâng lên khi các em đã có những suy nghĩ sâu sắc về bài thơ trong sự đối chiếu so sánh với những bài thơ khác cùng đề tài trong chương trình, cũng như có những cách diễn đạt mới mẻ, ấn tượng. Cụ thể 100% học sinh đạt điểm từ trung bình đến khá, giỏi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn học sinh ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO 2 =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Anh Đào *Mã sáng kiến: 11.65.02
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Nói về ý nghĩa, vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Trong đó giáo dục phổ thông luôn là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân. Cấp trung học phổ thông là cấp học cuối cùng trong 12 năm đèn sách của các cô cậu học trò, các em chỉ hoàn thành nó khi vượt qua kỳ thi bước ngoặt Trung học phổ thông Quốc gia, để tiếp tục học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia vào cuộc sống lao động, hoặc để tiếp tục học lên Cao đẳng Đại học. Để làm được điều này, việc ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia là việc làm thường niên và luôn được chú trọng hàng đầu trong các trường trung học phổ thông, trong đó có trường trung học phổ thông Tam Đảo 2. Có thể nói, trong công tác ôn thi, Ngữ văn là một môn học cơ bản môn học chính. Việc giúp học sinh có được kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực đáp ứng kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia là điều vô cùng quan trọng. Môn học không chỉ giúp học sinh có được tri thức mà điều quan trọng còn giúp hoàn thành nhân cách và đạo đức cho các em. Trong chương trình ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn ở trường phổ thông, Tây Tiến là một thi phẩm không thể không đề cập đến. Bài thơ được xem như là một bông hoa đẹp giữa một rừng hoa đẹp của văn học kháng chiến chống Pháp. Bài thơ toát lên vẻ đẹp lí tưởng, vẻ đẹp hào hùng, hào hoa… của những chàng trai Tây Tiến, đại diện cho những anh bộ đội cụ Hồ. Nói vậy để thấy được sự phong phú, bất tận của bài thơ. Song cũng chính vì sự phong phú, bất tận ấy mà giáo viên cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết dựa vào cách ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây để các em học sinh có thể dễ dàng tiếp cận bài thơ. Từ yêu cầu của cuộc thi Trung học phổ thông Quốc gia, từ tầm quan trọng của bài thơ Tây Tiến với vai trò là một giáo viên Ngữ văn, người viết thấy cần thiết phải Hướng dẫn học sinh ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 2. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh ôn thi Trung học phổ thông quốc gia bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Anh Đào Địa chỉ tác giả sáng kiến: Hợp Châu – Tam Đảo – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0918201489 1
- E_mail: nguyenthianhdao.gvtamdao2@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Anh Đào 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng cho giáo viên bộ môn ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn lớp 12. Sáng kiến đưa ra những định hướng cụ thể, chi tiết về nội dung, cách thức ôn tập tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng thông qua các dạng đề, đặc biêt là dạng đề vận dụng. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Sáng kiến này chính thức được áp dụng lần đầu vào ngày 10/09/2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1 Cấu trúc đề thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn Người viết bám sát cấu trúc đề thi minh họa, đề thi chính thức và đề thi dự trữ của kì thi THPT Quốc gia năm 2019 và những năm về trước để đưa ra cấu trúc đề thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn như sau: Phần Đọc hiểu, luyện tập một số câu hỏi từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng thấp như: thể thơ, nội dung chính của văn bản, đặt nhan đề cho văn bản, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, các hình thức thể hiện của văn bản...Đặc biệt, cần nhận diện được một số biện pháp tu từ quen thuộc như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, phép điệp… và nêu tác dụng của phép tu từ đó. Học sinh căn cứ vào nội dung văn bản để trả lời cho chính xác, tránh trả lời lan man kiểu “gợi hình, gợi cảm và mang sắc thái văn chương”. Bên cạnh đó, học sinh cần viết được 57 câu rút ra một thông điệp từ văn bản có ý nghĩa nhất với bản thân hay chọn một thông điệp theo yêu cầu đề bài. Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội, học sinh biết cách viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lí có liên quan đến văn bản đọc hiểu. Cần lưu ý rằng, đoạn văn hoàn toàn khác với bài văn thu nhỏ, chỉ cần sử dụng 2, 3 thao tác lập luận trong bài làm là đạt yêu cầu. Câu nghị luận văn học, học sinh cần nắm vững nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Về tác phẩm thơ: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)…Văn xuôi: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Người lái đó Sông Đà (Nguyễn Tuân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)…Lưu ý, học sinh nắm vững phong cách 2
- nghệ thuật của tác giả, nét đặc sắc của tác phẩm hoặc giá trị nhân đạo của tác phẩm (truyện ngắn). Căn cứ vào cấu trúc của đề thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn như trên, người viết Hướng dẫn học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng với các dạng đề từ đọc hiểu văn bản đến làm văn nghị luận văn học. Trong làm văn nghị luận văn học người viết lại chia ra các kiểu bài cụ thể như: Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ (5 dạng); Dạng đề so sánh; Dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; và cuối cùng là bài tập luyện tập cho học sinh làm ở nhà. 7.2 Cách làm của một số kiểu bài thường gặp I. Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ. 1. Khái niệm: Nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ là quá trình sử dụng tổn hợp các thao tác lập luận để làm rõ nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. 2. Cách làm: a. Nghị luận về một bài thơ: * MỞ BÀI: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Nêu ấn tượng về bài thơ. * THÂN BÀI: Phân tích bài thơ theo bố cục hoặc theo nội dung mạch cảm xúc: (phân tích kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật) Khi phân tích cần chú ý: + Thể loại cụ thể. + Cách lựa chọn và sử dụng từ ngư, đặt câu. + Nhịp điệu, âm điệu, thanh điệu. + Các biện pháp nghệ thuật. + Cách xây dựng hình tượng thơ. Đánh giá chung về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ + Nội dung: Bài thơ thể hiện vể đẹp gì? Tâm trạng của nhân vật tữ tình như thế nào?... + NT: Bài thơ sử dụng những bút pháp nghệ thuật nổi bật nào? * KẾT BÀI: Nêu giá trị của bài thơ đối với thơ ca và đời sống. b. Nghị luận về một đoạn thơ: 3
- * MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giới thiệu và trích dẫn đoạn thơ. * THÂN BÀI: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. * KẾT BÀI: nêu giá trị của đoạn thơ và bài thơ II. Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 1. Khái niệm: NL về một ý kiến bàn về văn học là quá trình vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ hiểu sâu về ý kiến bàn về văn học ở nhiều góc độ khác nhau. 2.Cách làm: * MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề có liên quan đến ý kiến. Trích dẫn ý kiến * THÂN BÀI: Giải thích ý kiến: Giải thích các từ ngữ, các hình ảnh để thấy được nội dung ý nghĩa của ý kiến. Chứng minh ý kiến: Ý kiến được thể hiện như thế nào trong văn học. Đánh giá ý kiến: Đúng sai tác dụng của ý kiến đối với văn học và đời sóng như thế nào? * KẾT BÀI: Khái quát nội dung phân tích. Ý nghĩa của ý kiến. III. Kiểu bài so sánh văn học. 1. Khái niệm: Là quá trình vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận ( chủ yếu lá so sánh và pt) để giúp cho người đọc hiểu đúng về sự giống và khác nhau của hai đối tượng văn học. Từ đó nhìn nhận rõ hơn về đặc điểm và giá trị của mỗi đối tượng. Khi thực hiện so sánh cần tách đối tượng thành ác bình diện káhc nhau đẻ khảo sát. Lưu ý các bình diện đưa ra phải có sự tương đồng nhất định. VD: Hình tượng với hình tượng, tư tưởng với tư tưởng, nghệ thuật với nghệ thuật. 2. Cách làm: 4
- * MỞ BÀI: Giới thiệu về hai đối tượng văn học. Giới thiệu về hai bình diện so sánh. * THÂN BÀI: Phân tích từng đoạn thơ. So sánh điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật. So sánh điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật: Từ sự khác nhau chỉ ra đặc sắc riêng của mỗi đối tượng. Lí giải về sự khác nhau dựa vào giai đoạn sáng tác, hoàn cảnh sáng tác, pong cách ngệ thuật…. * KẾT BÀI: Khái quát và nêu ý nghĩa của mỗi đối tượng. 7.3 Ôn tập bài thơ Tây Tiến qua các dạng đề cụ thể 7.3.1 DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. Đề 1: Đọc đoạn thơ sau đây và trả hời các câu hỏi từ 1 đến 4. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thet́ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi…” (Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng) Câu 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Câu 2. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy chơi vơi trong đoạn thơ. Câu 3. Câu thơ: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối thanh như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc phối thanh đó. Câu 4. Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến. Trình bày ý kiến của anh chị bằng một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng). 5
- Đáp án: Câu 1. Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ: Đối tượng của nỗi nhớ là con Sông Mã, nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến, nhớ về rừng núi. Nay tất cả đã “xa rồi” nên mới nhớ da diết như thế Câu 2. “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm , nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. Câu 3. Những câu trên có nhiều thanh trắc, gợi sự trắc trở, gập nghềnh của đường hành quân, đến câu: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” toàn thanh bằng liên tiếp, gợi tả sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Nhịp thơ chậm , âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng tạ sự thư thái trong tâm hồn Câu 4. Về hình thức: Cần đảm bảo đùng hình thức một đoạn văn. Về nội dụng: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung sau: + Nghệ thuật nói giảm, nói tránh đã làm cho câu thơ giảm đi đau thương mà thay vào đó là sự bi tráng, hào hùng. + Người lính ra đi mà như đi vào giấc ngủ bởi họ đã khoác lên mình đôi cánh của lý tưởng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Đề 2: Đọc đoạn thơ sau đây và trả hời các câu hỏi từ 1 đến 4. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng) Câu 1.Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? Nêu nội dung cơ bản của văn bản? Câu 2. Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng của chúng. 6
- Câu 3. Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó. Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh chị được gợi ra từ đoạn thơ trên là gì? Vì sao? Trả lời: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên. Văn bản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâm hồn, lí tưởng, sự hi sinh) Câu 2. Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương, viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng. Câu 3. Phép tu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc thái bi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản, nhẹ nhàng. Câu 4. HS đưa ra thông điệp có ý nghĩa nhất và lí giải hợp lí, thuyết phục. 7.3.2 DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 7.3.2.1 NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ 7.3.2.1.A DẠNG 1: CẢM NHẬN ĐOẠN THƠ. TỪ ĐÓ RÚT RA NHẬN XÉT THEO YÊU CẦU CỦA ĐỀ Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây dữ dội mà mĩ lệ “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thet́ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 7
- Nhớ ôi ! Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” I. Mở bài Tây Tiến biên cương mờ khói lửa Quân đi lớp lớp động cây rừng Và con người ấy, bài thơ ấy. Vẫn sống muôn đời cùng núi sông. (Giang Nam) Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta những hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, là để báo thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cá nhân vị kỉ để đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc… Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thật xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính Tây Tiến trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Ấn tượng sâu đậm nhất trong ta là đoạn thơ mở đầu của thi phẩm. Đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, vừa mĩ lệ; hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân gian khổ mang vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ……………………………….. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. II. Thân bài 1. Khái quát: Giới thiệu tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ Tây Tiến là một thi phẩm xuất sắc của Quang Dũng nói riêng và của văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ đoàn quân Tây Tiến. Đây là một đơn vị chủ lực được thành lập đầu năm 1947. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó, từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ mà viết bài thơ này ở Phù 8
- Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến in trong tập Mây đầu ô (1986). Giới thiệu đoạn thơ: Bài thơ được cấu trúc theo diễn biến tự nhiên của nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng nhớ về thiên nhiên miền Tây Bắc, về người lính Tây Tiến những đồng chí, đồng đội của một thời. Đoạn thơ mở đầu của bài thơ là nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, vừa mĩ lệ; hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân gian khổ mang vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng . 2. Cảm nhận đoạn thơ a. Hai câu thơ đầu: Cảm xúc bao trùm của đoạn thơ và bài thơ. Có thể nói cả bài thơ là nỗi nhớ trải dài thấm đẫm thời gian và bao trùm không gian, nỗi nhớ có khi lặn xuống tầng sâu trong tâm hồn nhưng cũng có khi bật lên thành tiếng gọi tha thiết: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Đối tượng của nỗi nhớ: Sông Mã, Tây Tiến, rừng núi những nơi đã từng gắn bó thân thiết, chia sẻ bao kỉ niệm vui buồn của nhà thơ với đơn vị của mình. Mức độ của nỗi nhớ: + Câu thơ như một tiếng thở dài Sông Mã xa rồi, lại cũng như một tiếng gọi Tây Tiến ơi!. Nỗi nhớ có cái gì đó khắc khoải, tiếc nuối, hụt hẫng cùng với khát vọng trở về quá khứ thân thương mà hào hùng thuở nào. Ba từ Tây Tiến ơi nghe sao mà thân thương đến thế, ta có cảm giác Tây Tiến không hề ở xa so với nhà thơ mà đoàn binh Tây Tiến ở ngay trong trái tim nhà thơ. + Điệp từ nhớ: diễn tả nỗi nhớ cháy bỏng, dào dạt như những lớp sóng dâng trào mãnh liệt trong lòng thi nhân: Nhớ về rừng núi/ nhớ chơi vơi. + Cụm từ nhớ chơi vơi: Hai từ chơi vơi là hai từ giàu sức gợi, từng được dùng để diễn tả tâm trạng của con người. Nỗi nhớ thật độc đáo. Đó là một nỗi nhớ thật khó định hình, định lượng. Nỗi nhớ ấy như gợi ra được cả sự xa xôi về thời gian, gợi sự mênh mông về không gian, gợi cả tầm cao, bồng bềnh lan tỏa, không sao đong đếm được. Nỗi nhớ còn gợi sự hư ảo, mơ hồ giữa hai bờ hư và thực, quá khứ và hiện tại. Liên hệ: Văn học viết về nỗi nhớ rất phong phú: Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than. (Ca dao) Hay nhớ đến ngẩn ngơ, mất hết cả lí trí 9
- Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai? (Ca dao) Nhà thơ Tố Hữu diễn tả nỗi nhớ cũng rất cụ thể, dễ hiểu Nhớ gì như nhớ người yêu + Điệp âm ơi: Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, vang vọng bởi sự láy lại ba lần của âm ơi (ơi, chơi vơi), đây là ba âm mở có kết cấu thanh bằng mang âm hưởng vang vọng lan tỏa khiến cho nỗi nhớ như được ngân lên, ngập tràn trong tâm hồn thi nhân > Hòa nhập lòng mình với hai câu thơ mở đầu, ta thấy tình thương, nỗi nhớ của QD vơi miền Tây, đồng chí, đồng đội thật sâu năng biết nhường nào! b. Câu 3, 4: Hình ảnh đoàn quân TT. Trong mịt mờ kỉ niệm, chân dung của đoàn quân Tây tiến được khắc họa, hòa lẫn với những địa danh khó quên, với thiên nhiên vừa hiện thực vừa lãng mạn: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Địa danh: Nỗi nhớ đoàn quân TT gắn với những địa danh khó quên: + Trong nỗi nhớ của Quang Dũng có nhiều địa danh xuất hiện như: Sài Khao, Mường Lát, những địa danh này vừa mang ý nghĩa cụ thể, vừa mang ý nghĩa tượng trưng khái quát. Đây là những địa danh, tên những vùng đất mà người lính Tây Tiến đi qua, từng gắn bó. + Mặt khác, những địa danh này còn mang ý nghĩa khái quát, nó tượng trưng cho một không gian rất riêng của Tây Bắc xa xôi, lạ lẫm, hoang dã, bí ẩn, ghi lại một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc với biết bao khó khăn, gian khổ như một nhà thơ đã nói: Những tên làng, tên núi, tên sông Những cái tên đọc lên nghe muốn khóc. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên: Rung cảm hồn mình với những câu thơ tài hoa của nhà thơ xứ Đoài mây trắng, ta thấy ngòi bút của Quang Dũng thật táo bạo và chân thực khi miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây và sự mỏi mệt của đoàn quân rất đỗi kiêu hùng. Đó đâu phải là thứ sương khói bảng lảng như trong thơ đường, thơ Tống, cũng không mơ màng “Chùng chình qua ngõ” như trong thơ Hữu Thỉnh. Núi rừng Tây Bắc hiện ra trong mờ ảo khói sương, sương dày. lạnh cắt da cắt thịt như muốn nhấn chìm, che lấp cả đoàn quân mỏi, như muốn xóa dấu con người, cản bước cuộc trường chinh. Hai chữ sương lấp cùng chữ mỏi đưa người đọc trở về với cuộc sống hiện thực khốc liệt của người lính ! Liên hệ: 10
- + Hình ảnh thơ khiến người đọc nhớ đến trạng thái rã rời, mệt mỏi của người tù Hồ Chí Minh trên đường chuyển lao trong bài thơ Chiều tối. + Nhà thơ Vũ Quần Phương đã bình về chi tiết này rất hay: Đoàn quân không gợi một chút nào cái hùng sân khấu mà đoàn quân mệt mỏi vì đường xa, bụi bặm, đói khát. + Người lính cũng không mang tầm vóc sử thi như trong thơ Tố Hữu: “Núi không đè nổi vai vươn tới”. Phải chăng con người đã gục ngã trước khó khăn? Câu thơ tiếp theo là một sự trả lời đầy tinh tế: “Mường Lát họa về trong đêm hơi” “Hoa về” hay “ đêm hơi” đều là cách kết hợp từ rất lạ lẫm gợi nên nhiều cách hiểu: + Cũng có thể, những người lính Tây Tiến trên đường hành quân trở về Mường Lát họ mang theo những đóa hoa rừng ngát hương thơm + Có thể hiểu trong sự cảm nhận lãng mạn của người lính, sương khói ở Mường Lát lúc tụ vào, lúc tan ra trông như những bông hoa khói vậy. + Có thể hiểu mỗi người lính Tây Tiến được ví như một bông hoa tuyệt đẹp của núi rừng đang trở về hội tụ tại Mường Lát đêm nay ? + Có thể hiểu người lính Tây Tiến đã phải đốt đuốc trong đêm hành quân. Những ngọn đuốc soi sáng bước đường hành quân gian khổ ấy, đẹp lung linh như bông hoa giữa khói sương mờ ảo “Đêm hơi” là một không gian chập chờn, hư ảo, hơi thở của con người và thiên nhiên tan biến vào nhau, hơi sương hay hơi súng…mọi khái niệm đều là có thể. > Dù hiểu theo cách nào, người đọc vẫn cảm nhận được những khó khăn, gian khổ mà người lính Tây Tiến đã phải trải qua, để ta hiểu về hiện thực khốc liệt của chiến tranh để thêm cảm phục, thêm yêu vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trẻ mộng mơ, hào hoa lãng mạn. Những hình ảnh ấy khiến cho đoạn thơ bớt đi sự dữ dằn của hiện thực, người đọc có cảm giác như được xoa dịu, vơi đi những nhọc nhằn, vất vả mà người lính Tây Tiến phải chịu đựng. => Có thể nói, rung cảm lòng mình với hai câu thơ trên, với ngòi bút tài hoa và trái tim đong đầy yêu thương với đơn vị Tây Tiến, nhà thơ xứ Đoài mây trắng đã làm nổi bật hai vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc vừa dữ dội, vừa nên thơ, đồng thời cũng làm nổi bật hai khía cạnh trong cuộc đời chiến đấu của người lính Tây Tiến vừa gian khổ, vừa lãng mạn, yêu đời. c. Bốn câu tiếp theo: Hình ảnh con đường hành quân. Nếu bốn câu đầu là nỗi nhớ da diết với những nét phác họa giàu tính tạo hình, thì bốn câu thơ tiếp theo là sự cụ thể hóa chặng đường gian truân mà không thiếu vắng cái nhìn trẻ trung, tươi tắn. 11
- * Gian khổ, khó nhọc: Con đường đèo dốc Trước hết hình ảnh con đường dốc được miêu tả với những nét tạo hình thật tài hoa: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây sung ngủi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Từ láy: Trong hai câu thơ đầu, Quang Dũng sử dụng những từ láy (khúc kkuỷu, thăm thẳm, heo hút) đạt giá trị biểu cảm cao, chúng lại được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp, núi đèo hiểm trở, gập ghềnh, vừa lên cao đã vội đổ dốc, cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau > độ cao ngất trời, độ sâu hun hút. Điệp từ dốc: được nhắc đến liên tiếp hai lần gợi ra một địa hình hiểm trở chỉ có dốc là dốc cao và sâu. Đảo ngữ Heo hút cồn mây: heo hút gợi ra sự vắng vẻ, hiu quạnh, nghệ thuật đảo ngữ càng nhấn mạnh điều đó. Cồn mây đặc tả độ cao và gợi ra vị trí của người lính Tây Tiến đứng trong mây, trên đỉnh núi cao vời vợi. Như vậy, dẫu câu thơ không nhắc đến sự khó khăn nhưng người đọc vẫn hình dung ra chặng đường hành quân leo dốc, vượt đèo mà người lính phải trải qua. Ngắt nhịp, thanh trắc: Với cách ngắt nhịp dứt khoát 4/3, câu thơ thứ nhất như bị bẻ gãy đột ngột, kết hợp với những thanh trắc liên tiếp, dồn dập đã diễn tả sự hiểm trở của dốc cao, vực thẳm => Quang Dũng đã mở ra không gian ba chiều khiến hình ảnh thơ được chạm nổi thành một bức phù điêu hùng vĩ về núi rừng Tây Bắc. Hình ảnh thơ khiến ta liên tưởng đến chặng đường hành quân của người chinh phu trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm: Hình khe thế núi gần xa Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao. Nghệ thuật nhân hóa: Súng ngửi trời. + Trước hết, đây là một hình ảnh xuất phát từ cảm xúc trước hiện thực, những người lính Tây Tiến hành quân phải vượt núi cao, cao đến mức núi chạm trời, họ đi trong mây mà tưởng như nòng súng chạm tới đỉnh trời. + Đây là một hình ảnh đẹp, lạ và táo bạo làm rõ vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính Tây Tiến. . Hào hoa, lãng mạn: Tác giả không nói súng chạm trời mà là súng ngửi trời. Nghệ thuật nhân hóa khiến ta thấy được sự tếu táo, đùa vui, lãng mạn, lạc quan, yêu đời, trêu ghẹo cả tạo hóa của lính Tây Tiến Câu thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh thơ mộng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: 12
- Đầu súng trăng treo Hay tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, lạc quan của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. . Hào hùng: Quang Dũng không nói đến người lính mà ta vẫn thấy người lính, không nói núi cao mà ta vẫn thấy núi rất cao. Chữ ngửi vẽ ra hình ảnh người lính đang ở tư thế chót vót trên đỉnh núi, đi giữa ngàn mây, nòng súng đang chạm vào vòm trời. Điều đó cho thấy sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc và vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong tư thế sánh ngang trời đất, làm chủ hoàn cảnh. Đó là vẻ đẹp tiêu biểu của người lính trong văn học chống Pháp: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo. (Lên Tây Bắc Tố Hữu) Nghệ thuật đối lập: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. Thiên nhiên Tây Bắc dường như luôn luôn có ý định thử thách lòng người. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập cùng cách ngắt nhịp 4/3, kết hợp với điệp từ ngàn thước với hai động từ chỉ hướng lên, xuống khiến cho câu thơ như bị bẻ gãy làm đôi để miêu tả hai chiều không gian Tây Bắc vừa có độ cao chót vót, vừa có độ sâu thăm thẳm đầy bất ngờ, nguy hiểm. Đọc những câu thơ này của Quang Dũng ta liên tưởng đến hai câu thơ của Lí Bạch tả cảnh thác Hương Lô: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây Trần Lê Văn đã bình về câu thơ này thật xác đáng: Đọc câu thơ và nghe đã muốn mòn chân mỏi gối. Bình yên, êm ả: Giữa những câu thơ chật chội những thanh trắc, QD thả xuống môt câu thơ toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Không gian được cảm nhận qua điểm nhìn của người lính Tây Tiến, khi người lính hành quân lên đến đỉnh núi phóng tầm mắt ra xa, dưới kia là những ngôi nhà bồng bềnh trong biển mưa núi sương rừng ở Pha Luông. Câu thơ gợi ra không gian rộng mở, mênh mang, huyền ảo, lãng mạn, xua tan mỏi mệt, mang lại cảm giác nhẹ nhõm, lâng lâng. Qua đó cho thấy tâm hồn lãng mạn, bay bổng của người lính. 13
- => Bốn câu thơ có sự kết hợp hài hòa giữa các thanh điệu, giàu chất nhạc, chất họa. Ngoài ra, Quang Dũng còn sử dụng nghệ thuật của thơ Đường vẽ mây nảy trăng khi nhà thơ tả cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội để làm nổi bật lên hình ảnh người lính Tây Tiến trên bước đường hành quân và chiến đấu đầy gian khổ, vất vả, hi sinh nhưng vẫn lạc quan hồn nhiên yêu đời, lãng mạn. d. Sáu câu còn lại. * Hai câu đầu: Sự hy sinh. Một trong những lí do khiến bài thơ Tây Tiến chịu số phận thăng trầm là bởi Quang Dũng đã dám nói về cái chết, nói về sự kiệt sức và bất lực. Nhưng người ta quên mất rằng Quang Dũng miêu tả sự hi sinh nhưng khí lực của câu thơ vẫn vô cùng mạnh mẽ: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục trên súng mũ bỏ quên đời! + Hai chữ anh bạn chứa đựng những tình cảm gắn bó giữa những người bạn thân thiết, gần gũi. + Từ ngữ dãi dầu, gục: Hiện thực bi tráng được diễn tả qua những từ ngữ dãi dầu, gục. Đó là những vất vả, gian lao, nếm mật nằm gai mà người lính Tây Tiến phải trải qua trên chặng đường hành quân gian khổ và quá trình chiến đấu với quân thù. Đặc biệt là chữ gục có nhiều cách hiểu: Có thể đó là sự mệt mỏi khiến người lính ngủ gục trên súng mũ như muốn quên đi tất cả, có thể đây là cách nói giảm, nói tránh diễn tả sự hi sinh của người lính vì Tổ quốc. Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn gợi vẻ đẹp hào hùng của người lính vì họ “gục lên súng mũ”một tư thế thật đẹp! (Liên tưởng đến thơ của Lê Anh Xuân Dáng đứng Việt Nam, Tố HữuLượm) Cách nói giảm, nói tránh không bước nữa, bỏ quên đời: Quang Dũng vẫn tiếp tục sử dụng cách nói giảm, nói tránh khi viết về vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua các cụm từ: không bước nữa, bỏ quên đời. Chiến đấu và hi sinh đó là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Nhà thơ Quang Dũng đã không ngần ngại nói đến cái chết mặc dù câu thơ không có từ nào nói đến cái chết. Hiệu quả của nghệ thuật nói giảm nói tránh vừa gợi được tình thương, vừa gợi đựơc sự bình thản, hùng tráng, ngang tàng, bất cần chứ không bi lụy. Họ sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, quê hương, coi cái chết thật nhẹ nhàng. Dường như họ sang thế giới bên kia chỉ là một cuộc dừng chân tạm thời, là một cuộc nghỉ giải lao giữa đường mà thôi như Phan Bội Châu đã viết trong bài Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. Câu thơ sáng ngời phẩm chất người chiến sĩ cách mạng: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc (Nguyễn Đình Chiểu). 14
- * Hai câu tiếp: Uy lực chốn rừng sâu: Những khó khăn, gian khổ chưa dừng lại, hai câu thơ tiếp còn hé lộ sự bí ấn, sự khắc nghiệt của rừng già và thác dữ nơi đây. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi” Thiên nhiên hoang dã, dữ dội được miêu tả trong tiếng gầm thét của thác, bóng dáng của cọp trêu người. + Âm thanh thác gầm thét: Quang Dũng đã chọn khoảnh khắc “Chiều chiều” để miêu tả oai linh thác bởi chiều là khoảng thời gian nỗi nhớ dễ khơi sâu, lòng người dễ trùng xuống mà rừng già lại trở nên đầy kì bí. Những con thác như một sinh thể có linh hồn, vừa oai hùng, vừa hoang dại. Động từ “gầm thét” đã đặc tả sự cuồng nộ của âm thanh những con thác nơi đây. Âm thanh ấy sau này còn được Nguyễn Tuân miêu tả như “tiếng của hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lôn giữa rừng vầu, rừng tre, nứa nổ lửa”…. + Mối nguy hiểm “cọp trêu người”: Không những vậy, đêm xuống người lính còn phải đối mặt với mối nguy hiểm “ cọp trêu người”. Mãnh thú vốn chẳng biết trêu đùa giữa chốn rừng thiêng. Cách dùng từ này thể hiện rõ sự coi thường gian khó, sự lạc quan, trẻ trung của tâm hồn. Hai thanh trắc “hịch”, “cọp” liên tiếp đặt cạnh nhau càng nhấn mạnh thêm những bước chân nặng nề đáng sợ của loài mãnh thú đang rình rập. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng: “Địa danh Mường Hịch đọc có cảm giác như tiếng chân cọp đi trong đêm khuya. Hai chữ Hịch, cọp với hai dấu nặng trĩu xuống nghe rờn rợn. Câu thơ nói đủ sự khốc liệt của chiến trường người lính. Hai dấu chấm nặng như xoáy vào lòng đất gợi cảm giác ghê sợ, hãi hung” + Sử dụng từ láy và điệp từ: Chiều chiều, đêm đêm gợi cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về thời gian diễn ra triền miên, thường xuyên, liên tục nơi rừng thiêng thác sâu, cọp dữ, nơi ấy luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với người lính Tây Tiến. Như vậy, người lính Tây Tiến không chỉ bị ngã xuống trước họng súng của kẻ thù mà còn có thể bị ngã xuống bởi rừng thiêng, thác hiểm, thú dữ. Tuy nhiên, nói về uy lực chốn rừng sâu chỉ là một cách để Quang Dũng ngợi ca khí phách anh hùng của người lính Tây Tiến * Hai câu cuối: Kỉ niệm ấm áp tình người, tình quân dân thắm thiết: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi 15
- Đắm hồn mình vào trang thơ của Quang Dũng, ta thấy thật thú vị khi đoạn thơ khép lại bằng sự chuyển đổi cảm hứng đột ngột từ sự hiểm nguy sang vẻ ấm cúng, thơ mộng của bản làng. + Từ cảm thán “ôi” thể hiện cảm xúc nhớ nhung dâng trào, không thể nào kìm nén. + Địa danh Mai Châu, bữa xôi sốt dẻo ấm áp tình quân dân: Quang Dũng từng kể những kỷ niệm với người dân khi đoàn quân dừng chân ở những bản làng, được ăn bữa cơm đầu mùa do bàn tay thơm thảo của người con gái Tây Bắc nấu. Hương vị ấy, làn khói mơ hồ ấy có thể chỉ bay lên trong thoáng chốc nhưng nhiều năm sau nó còn vương vấn tâm hồn của thi nhân. Hương nếp thơm hay đó chính là sự thơm thảo của lòng người, của tình em nồng ấm? Ta còn nhớ mãi tình quân dân ấm nồng trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương. + “Mùa em” là 1 kết hợp từ độc đáo, gợi lên sự lãng mạn, tình tứ và “em” trở thành trung tâm trong nỗi nhớ của nhà thơ. Do đa dạng trong cách ngắt nhịp nên câu thơ có tạo nên nhiều cách hiểu: Chữ mùa gợi sự đầy đủ, ăm ắp sự sống, mang hương vị của đồng nội, còn chữ em gợi vẻ đẹp xuân sắc của người thiếu nữ. Hai từ mùa em đã gợi tả tinh tế cảm giác xao xuyến, say mê của các chàng trai Hà Thành hào hoa, lãng mạn trước sản vật và con người Tây Bắc. =>Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ ấy, tình quân dân đã làm vơi đi những khó khăn mà người lính phải trải qua. Đây sẽ mãi mãi là những kỉ niệm đẹp đẽ làm ấm lòng người lính trên chặng đường hành quân gian lao, đầy thử thách, gợi lên vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến. e. Đánh giá chung về đoạn thơ: * Nội dung: Tác giả Maiacôpxki đã từng viết: “Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Một chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài” Vâng! Câu thơ thật đúng khi ta được cảm nhận đoạn thơ trên trong Tây Tiến của Quang Dũng. Đoạn thơ tuy ngắn nhưng thật hay và độc đáo. 16
- + Đoạn thơ đã khắc họa một cách sống động về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, vừa mĩ lệ; hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân gian khổ mang vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng. + Đoạn thơ tuy ngắn nhưng tiêu biểu cho giá trị nội dung và nghệ thuật của cả tác phẩm Tây Tiến. Đoạn thơ góp phẩn khẳng định và làm nên sức sống muôn đời cho tác phẩm – đưa tác phẩm trở thành tác phẩm hay nhất viết về hình ảnh người lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. + Qua đoạn thơ, ta cũng cảm nhận được ngòi bút tài hoa và tấm lòng gắn bó, yêu quê hương đất nước sâu sắc của Quang Dũng. Đó chính là tình cảm yêu nước cao đẹp trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Đó cũng là bài học yêu nước mà ta cần học tập để bảo vệ và phát triển đất nước mình, xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. * Nghệ thuật: Nhà văn Nga Lêônit Lêônôp có viết: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Đúng vậy, Đoạn thơ trên với những thành công về nghệ thuật làm lay động lòng người. Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Quang Dũng lãng mạn, tài hoa ở: Thể thơ thất ngôn trường thiên. Bút pháp tương phản: Đó là sự tương phản bi và tráng, giữa hào hùng và hào hoa, giữa giấc mơ và thực tại, giữa thiên nhiên hoang sơ dữ dội và sự thơ mộng êm đềm. Bút pháp phóng đại. Nhà thơ còn sử dụng bút pháp phóng đại, phát huy cao độ trí tưởng tượng của nhà thơ để có những liên tưởng bất ngờ như “Súng ngửi trời”, “cọp trêu người”, Giọng điệu: nét nổi bật của Tây Tiến là những câu thơ giàu nhạc tính, sự phối hợp luân phiên bằng– trắc biến hóa vô cùng. Ngôn ngữ: Bài Tây Tiến sử dụng rất nhiều những từ ngữ chỉ địa danh nhưng tác phẩm không vì thế mà trở nên mòn sáo. Thậm chí những địa danh đó vẫn tạo nên sự hấp dẫn của xứ lạ phương xa đầy bí ẩn. 3. Nhận xét về vẻ đẹp người lính Tây Tiến: Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng: Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay.” Rõ ràng qua “Tây Tiến” Quang Dũng chẳng khác nào một chú ong cần mẫn khi đã “bay” khắp trên vườn hoa nghệ thuật để hút nhụy trên từng đóa hoa ngôn từ và tạo nên những dòng thơ chẳng khác nào những giọt mật ngọt ngào. Hơn thế nữa, những giọt mật ấy lại rất riêng, rất đặc biệt khi được đánh giá là một “lệch chuẩn tài hoa và độc đáo.” 17
- Vẻ đẹp người lính Tây Tiến: Giữa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng dữ dội, khắc nghiệt hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên không hề nhỏ bé, tầm thường đi mà ngược lại, họ càng ngời sáng, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn và lẫm liệt hơn bao giờ hết. + QD không né tranh sự gian khổ tàn khốc của những chặng đường hành quân, của thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Thế nhưng cách nói của QD lại hoàn toàn khác lạ! Thiên nhiên càng dữ dội bao nhiêu thì khí phách của ngưới lính lại càng mãnh mẽ bấy nhiêu! => Có thể nói Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở chính là phông nền để ngưới lính xuất hiện, để tôn thêm vẻ oai phong, kĩ vĩ mà không kém phần lãng mạn, hào hoa của những con người luôn mang theo trong tim lí tưởng sống “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” III. Kết bài ̃ ưng noi: Hêminhuê đa t ̀ ́ ̉ ́ ́ ̉ ̣ ̣ ̀ ́ ự bât t ́ “Tât ca cac tac phâm nghê thuât đêu co s ́ ử ̉ ́ ởi vi, đo la san phâm bên v cua no. B ̀ ́ ̀ ̉ ̉ ̀ ững cua lao đông va tri tuê cua con ng ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ươi. Rôi ̀ ̀ mai nay cac tranh t ̀ ́ ượng co thê tiêu tan, cac đên đai co thê sup đô, chi co nh ́ ̉ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ̣ ̉ ̉ ́ ưng tac ̃ ́ ̉ ̣ phâm văn hoc chân chinh m ́ ơi co kha năng v ́ ́ ̉ ượt qua được quy luât băng hoai cua th ̣ ̣ ̉ ơì ̉ ̀ ̣ ̃ gian đê tôn tai vinh viên”. ̉ ́ Tây Tiến ̃ May thay, trong sô cac tac phâm ây, chung ta co ́ ́ ́ ́ ́ ̉ cua Quang Dũng, nhất là đoạn thơ mở đầu tác phẩm – một đoạn thơ thật hay và độc ̉ ơn nha th đáo ! Cam ̀ ơ Quang Dũng đa “căm môt cây sao sang tao” đê đ ̃ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ưa tac phâm ́ ̉ Tây Tiến– môt tac phâm văn hoc cua long nhân, cua đ ̣ ́ ̉ ̣ ̉ ̀ ̉ ức tin, va cua gia tri sông vê phia ̀ ̉ ́ ̣ ́ ̀ ́ nhưng con ng ̃ ươi chân thiên, đê chung ta hiêu răng: Nh ̀ ̣ ̉ ́ ̉ ̀ ững người lính Tây Tiến là bất tử và mãi mãi là biểu tượng cao đẹp cho người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đúng như nhà thơ Lê Đại Hành đã từng viết: Sông Mã gầm lên sông Mã ơi! Người yêu sông Mã đã qua đời Để đời nhớ mãi quân Tây Tiến Khúc độc hành ca của một thời Đề 2: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 18
- Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. I. Mở bài Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc! Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu! Mảnh đất Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ! Mảnh đất của những ngọn núi vút cao ẩn hiện trong mây trời sương khói; Mảnh đất của những bản làng chìm trong sắc trắng của hoa mơ hoa mận khi mỗi độ xuân về. Và đó còn là mảnh đất của những thửa ruộng bậc thang vàng ửng khi mùa lúa chín. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà của NT, ta đã gặp gỡ một Tây Bắc hung bạo và trữ tình, trong truyện ngắn VCAP , ta đã gặp gỡ một TB làm say đắm lòng người bởi tiếng sáo gọi bạn tình….. Và chúng ta không thể nào quên một Tây Bắc hoang sơ và hùng vĩ, thơ mộng và trữ tình trong trong một thi phẩm đặc sắc của Quang Dũng đó là bài thơ Tây Tiến! Vẻ đẹp của miền đất tình nghĩa này được ông thể hiện trong những câu thơ được coi là tuyệt bút: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ……………………………….. Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” II. Thân bài 1. Khái quát chung: Giới thiệu tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam, trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ Tây Tiến là một thi phẩm xuất sắc của Quang Dũng nói riêng và của văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ đoàn quân Tây Tiến. Đây là một đơn vị chủ lực được thành lập đầu năm 1947. Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó, từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ mà viết bài thơ này ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến in trong tập Mây đầu ô (1986). 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Hướng dẫn ôn tập Địa lý 10 - chủ đề Địa lý tự nhiên đại cương
46 p | 662 | 109
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ Văn để ôn thi tốt nghiệp
18 p | 530 | 104
-
SKKN: Sơ đồ hóa các dạng toán chuyển động để ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi
12 p | 209 | 50
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp môn Địa Lý
9 p | 368 | 19
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và sử dụng từ vựng hiệu quả trong Tiếng Anh 7 mới
25 p | 93 | 16
-
SKKN: Hướng nghiệp cho học sinh khối 12 - trường THPT Mỹ Lộc trong giai đoạn hiện nay khi dạy bài 17 – Lao động và việc làm
38 p | 134 | 15
-
SKKN: Chuyên đề cảm ứng điện từ bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11, 12
48 p | 111 | 12
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh ôn tập và giải nhanh bài tập phần hợp chất hữu cơ có chứa nito trong kì thi THPT quốc gia
54 p | 60 | 9
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập phần đọc - hiểu văn bản theo hướng thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn
19 p | 51 | 3
-
SKKN: Hướng dẫn ôn tập kiến thức Sinh thái học – cá thể và quần thể sinh vật
52 p | 49 | 3
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh khai thác và vận dụng một bài tập sách giáo khoa hình học 12 nhằm rèn luyện năng lực tư duy lôgíc cho học sinh
21 p | 64 | 2
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh THPT ôn tập kiến thức và giải toán véc tơ
20 p | 70 | 2
-
SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh yếu lớp 12 đạt điểm trung bình môn toán trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại trường THPT Ngọc Lặc
25 p | 38 | 2
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh khá giỏi giải một số dạng toán điển hình về PT – BPT – HPT chứa tham số
19 p | 62 | 2
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh khai thác tính chất hình học để giải toán về tam giác trong hình học tọa độ phẳng
26 p | 32 | 2
-
SKKN: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn dạng bài so sánh văn học
48 p | 45 | 2
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh khai thác tính chất hình học để giải bài toán về tam giác trong hình học tọa độ phẳng
26 p | 60 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn